Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.6 KB, 15 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ (Kèm theo Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày28/12/2012 của Bộ GDĐT). TRƯỜNG THCS MAI HÓA. NHÓM 2 PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh Tiêu chí 1: Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động giáo dục. a) Có số năm dạy học (không kể thời gian tập sự) theo quy định của Điều lệ trường trung học; b) Được đánh giá hằng năm đạt từ loại khá trở lên theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chính trị và quản lý giáo dục theo quy định. 1. Mô tả hiện trạng : Nguyên Hiệu trưởng đã có 35 năm công tác trong nghề (Từ năm 1979 đến năm 2013), trong đó có 21 năm giảng dạy, nguyên phó Hiệu trưởng có 19 năm công tác ( từ năm 1996 đến nay), trong đó có 15 năm trực tiếp giảng dạy. Hiệu trưởng được bổ nhiệm năm 2015, có 19 năm công tác trong nghề và 15 năm giảng dạy. Đồng chí Nguyên phó Hiệu hiệu trưởng có thời gian công tác 35 năm và mới điều động về công tác tại trường từ tháng 01 năm 2015 và chuyển công tác đến đơn vị khác từ tháng 3 năm 2016. Đồng chí Phó Hiệu trưởng được bổ nhiệm mới (tháng 01 năm 2017), đã có 18 năm làm công tác giảng dạy và đến công tác tại đơn vị từ tháng 01 năm 2017.[H11-08-04]; [H1-1-01-01]; [H1-1-01-02]. Hàng năm nhà trường tổ chức lấy phiếu tín nhiệm về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn đối với cán bộ quản lý. Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 19 của Điều lệ trường trung học. Đồng chí Hiệu trưởng được lãnh đạo Phóng giáo dục và Đào tạo Tuyên Hóa đánh giá xếp loại theo quy định chuẩn Hiệu trưởng trường trung học cơ sở [H22-01-01]. Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng đánh giá và xếp loại theo quy định [H22-01-02]. Các đồng chí quản lý năng động sáng tạo trong công việc, quan tâm lãnh chỉ đạo sát đúng trong mọi hoạt động: giáo dục, phổ cập giáo dục, công tác đoàn thể... Vì thế,.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> nhiều năm liền các đồng chí đều được tặng Giấy khen, Bằng khen các cấp [H2-2-0103]. Các đồng chí nguyên Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đã hoàn thành các lớp bồi dưỡng trung cấp lí luận chính trị và các lớp bồi dưỡng quản lí giáo dục. Đồng chí Hiệu trưởng học lớp bồi dưỡng trung cấp lý luận chính trị từ năm 2012 và đã được học lớp bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục năm 2005, Đồng chí phó Hiệu trưởng đang theo học lớp trung cấp lí luận chính trị ( trung tâm chính trị huyện tuyên hóa từ tháng 6 năm 2017 ). [H1-1-08-04]. 2. Điểm mạnh: Cán bộ quản lí nhà trường có tầm nhìn chiến lược, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định khác, có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức lối sống lành mạnh và trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đạt trên chuẩn, có năng lực và kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo các hoạt động của đơn vị, xử lí tốt các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Luôn thống nhất trong mọi kế hoạch chỉ đạo công tác giáo dục của nhà trường. Có tính sáng tạo, dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm trước công việc, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành mọi nhiệm vụ, Cán bộ quản lí được tham gia đầy đủ các khóa bồi dưỡng chính trị, năng lực quản lí, chuyên môn nghiệp vụ do các cấp có thẩm quyền tổ chức. Do vậy cán bộ quản lý của nhà trường luôn được tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh tin tưởng, đồng sức, đồng lòng trong mọi hoạt động của Nhà trường. 3. Điểm yếu: Công tác lãnh chỉ đạo trong quá trình triển khai nhiệm vụ theo hướng dẫn của cấp trên có khi chưa kịp thời. Việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đơn vị đôi lúc còn mang tính nể nang, chưa dứt điểm, triệt để. Thời gian công tác tại đơn vị của đồng chí phó hiệu trưởng chưa nhiều. Trong một thời gian khá dài từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 01 năm 2017( 11 tháng), Ban giám hiệu nhà trường khuyết chức danh phó Hiệu trưởng nên công tác chỉ đạo một số hoạt động của đơn vị hiệu quả còn hạn chế. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Ban giám hiệu nhà trường tục phát huy vai trò gương mẫu, tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lí, chủ động và sáng tạo trong công việc, dám nghĩ, dám làm, xử lý công việc cần dứt khoát hơn, nắm bắt và triển khai kịp thời các nhiệm vụ của ngành, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đơn vị triệt để và có hiệu quả. Đồng chí phó hiệu trưởng cần tìm hiểu và tiếp cận, thâm nhập nhanh hơn các hoạt động tại đơn vị trong thời gian tới, Hàng năm Ban giám hiệu nhà trường cần tham mưu kịp thời cấp trên nhằm ổn định các vị trí, chức danh Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng. Trong tháng 02 năm 2017 cấp ủy chi bộ và ban chấp hành Công đoàn đã tiến hành các hội nghị kiện toàn các chức danh Phó bí thư chi bộ, Chủ tịch Công đoàn..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 5. Tự đánh giá: 5.1. Xác định trường đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt Xác nhận của Nhóm trưởng. Mai Hóa, ngày...... tháng ....... năm 20... Người viết. Bùi Tiến Lực. Nguyễn Thị Hồng Lê.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ (Kèm theo Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày28/12/2012 của Bộ GDĐT). TRƯỜNG THCS MAI HÓA. NHÓM 2 PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh Tiêu chí 2: Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên theo quy định của Điều lệ trường tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học), Điều lệ trường trung học. a) Số lượng và cơ cấu giáo viên đảm bảo để dạy các môn học bắt buộc theo quy định; b) Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh đảm bảo quy định; c) Đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn theo quy định: 1. Mô tả hiện trạng Nhà trường có đủ số lượng giáo viên theo biên chế để giảng dạy hàng năm và được phân công giảng dạy phù hợp, đúng chuyên môn được đào tạo. Hằng năm, nhà trường cơ cấu số lượng và phân công phần hành theo Thông tư số 28/ 2009/TTBGDDT, ngày 21/ 10/ 2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên. Năm học 2012 - 2013 có 28 giáo viên, năm 2013 - 2014 có 26 giáo viên, năm học 2014-2015 có 26 giáo viên, năm học 2015 – 2016 có 27 giáo viên, năm học 2016 – 2017 có 25 giáo viên. [H1-1-04-01]; [H2-2-02-01]. Hàng năm tổ chức đại hội Chi đoàn, bầu ra BCH Chi đoàn có năng lực. Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là Đảng viên và đã tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm năm 2011 luôn nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong phong trào Đoàn, có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo quy định. [H1-1-0111]. Đội TNTP Hồ Chí Minh của trường có một Tổng phụ trách chuyên trách đội đúng theo thông tư số 35/2006/TTLT- BGDĐT- BNV thông tư liên tịch hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Tổng phụ trách đội là Đảng viên, chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm Sử - Đoàn Đội và đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sử năm 2011, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, Đạt giáo viên dạy giỏi năm 2014-2015 và có 02 năm liên.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> tiếp ( 2015 – 2016, 2016 – 2017 ) đạt giáo viên tổng phụ trách đội giỏi cấp Huyện, có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ [H1-1-08-04]. Nhà trường có hội đồng tư vấn GD đảm bảo quy định, các đồng chí trực tiếp làm công tác tư vấn nhiệt tình, có kế hoạch hoạt động cụ thể. [H2-2-02-02]. Hàng năm nhà trường có đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn theo quy định: Có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn: Năm học 2012-2013 có 28 giáo viên trong đó có 22 giáo viên trình độ Đại học Sư phạm, 06 giáo viên trình độ Cao đẳng Sư phạm; Năm học 2013-2014 có 26 giáo viên trong đó có 22 giáo viên trình độ Đại học Sư phạm, 04 giáo viên trình độ Cao đẳng Sư phạm. Năm học 20142015 có 26 giáo viên trong đó có trong đó có 23 giáo viên trình độ Đại học Sư phạm, 03 giáo viên trình độ Cao đẳng Sư phạm. Năm học 2015-2016 có 27 giáo viên trong đó có trong đó có 22 giáo viên trình độ Đại học Sư phạm; Năm học 2016-2017 có 25 giáo viên trong đó có trong đó có 23 giáo viên trình độ Đại học Sư phạm [H1-1-0804]; [H1-1-03-03]; [H2-2-02-03]; [H2-2-02-04]. 2. Điểm mạnh: Đội ngũ giáo viên giảng dạy và giáo viên làm công tác Đoàn, Đội đủ số lượng, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, kiến thức vững vàng, có kinh nghiệm trong công việc và tâm huyết với nghề, năng động và sáng tạo, thường xuyên có ý thức tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác. Cán bộ làm công tác Đoàn, trẻ khỏe đầy nhiệt tình, năng động trong công việc. Đội TNTP Hồ Chí Minh có một tổng phụ trách Đội chuyên trách, năng động, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Trong từng năm học nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên được đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng để năng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 3. Điểm yếu: Khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của một số giáo viên còn hạn chế. Hoạt động tư vấn giáo dục chưa thực sự đa dạng và sâu rộng về nội dụng, cách thức tổ chức. Nội dung một số buổi sinh hoạt của Chi đoàn, của Liên đội chưa phong phú, chất lượng một số buổi sinh hoạt chưa cao. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Nhà trường, Công đoàn thường xuyên động viên giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, tích cực ứng dung công nghệ thông tin trong dạy học. Cuối mỗi năm học, chỉ đạo nhân viên thiết bị, giáo viên bộ môn đề xuất mua và tăng cường thêm trang thiết bị dạy học cần thiết, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, đẩy mạnh hoạt động của các tổ chuyên môn thông qua các hoạt động như: thi giáo viên dạy giỏi, thực tập, thao giảng, triển khai các chuyên đề, viết đề tài, sáng kiến, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Tăng cường chất lượng về nội dung và hình thức các buổi sinh hoạt Đoàn, đại diện cấp ủy chi bộ, Công đoàn dự và chỉ đạo các buổi sinh hoạt chi Đoàn theo định kì. Đẩy mạnh hoạt động liên đội, đa dạng hóa nội dung và hình thức các buổi sinh hoạt. Giáo viên làm công tác tư vấn giáo dục thường xuyên tham mưu với nhà trường, các đoàn thể để đa dạng hóa hình thức tư vấn, đổi mới nội dung hoạt động tư vấn có hiệu quả, tư vấn qua các hoạt động ngoại khóa, thông qua giáo viên dạy hướng nghiệp. 5. Tự đánh giá: 5.1. Xác định trường đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt Xác nhận của Nhóm trưởng. Mai Hóa, ngày...... tháng ....... năm 20... Người viết. Bùi Tiến Lực. Ngô Sỹ Cường.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ (Kèm theo Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày28/12/2012 của Bộ GDĐT). TRƯỜNG THCS MAI HÓA. NHÓM 2 PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh Tiêu chí 3: Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của giáo viên. a) Xếp loại chung cuối năm học của giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên, trong đó có ít nhất 50% xếp loại khá trở lên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông; b) Có ít nhất 15% giáo viên dạy giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên đối với trường trung học cơ sở và 10% giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) trở lên đối với trường trung học phổ thông; c) Giáo viên được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học), Điều lệ trường trung học và của pháp luật. 1. Mô tả hiện trạng: Từ năm học 2012- 2013, cuối mỗi năm học Hiệu trưởng nhà trường đã tổ chức đánh giá, xếp loại giáo theo quyết định 06/2006/QĐ-BNV và đánh giá, xếp loại viên chức theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS theo đúng quy trình: giáo viên tự đánh giá, tổ chuyên môn đánh giá xếp loại, Hiệu trưởng thăm dò ý kiến của Hội đồng đánh giá, xếp loại giáo viên và ra quyết định. Qua các năm học có 100% giáo viên được đánh giá, xếp loại khá trở lên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở. [H22-03-01], có 100% giáo viên xếp loại khá trở lên theo quyết định 06/2006/QĐ-BNV. [H1-1-08-03]; [H1-1-03-04]. Hàng năm, khi các cơ quan cấp trên tổ chức, giáo viên đã rất tích cực tham gia thi giáo viên dạy giỏi . Cụ thể: Năm học 2012– 2013 có 07 giáo viên dạy giỏi cấp Huyện đạt 25% và 02 giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh; Năm 2014 - 2015 có 05 giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, đạt 19,2%; Năm 2016 - 2017 có 05 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp ( trong đó 03 giáo viên giỏi cấp Huyện và 02 giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh đạt 20%), có ít nhất 60% giáo viên trong tổng số giáo viên của nhà trường đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi từ cấp trường; có trên 15% giáo viên dạy giỏi cấp Huyện trở lên và không có giáo viên xếp loại trung bình, yếu theo Quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên. [H2-2-.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> 03-02]; [H2-2-03-03]; [H2-2-03-04]. Tuy nhiên, chất lượng giải trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp chưa cao so với một sổ trường trên địa bàn huyện. Nhà trường đã phổ biến cho cán bộ viên chức các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của Điều lệ trường trung học và pháp luật công chức, viên chức. Giáo viên được nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, được tạo điều kiện để nâng cao trình độ (02 đồng chí đang theo học lớp văn bằng hai từ tháng 6 năm 2015 ), 01 đồng chí học nâng chuẩn từ tháng 8 năm 2013 và tốt nghiệp đại học KTCN tháng 8 năm 2016. Cán bộ viên chức được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe. [H2-2-03-05]. Đồng thời công Đoàn, nhà trường tạo điều kiện cho cán bộ viên chức thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình đảm bảo các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Điều lệ trường trung học và của pháp luật. [H1-1-06-04]; [H1-1-03-04]. Tuy nhiên, đến năm học 2016 -2017 vẫn còn 08 giáo viên dạy đơn môn chưa tham gia học lớp văn bằng hai bao gồm các môn ( 02 giáo viên Anh, 01 giáo viên Địa, 01 giáo viên TD, 01 giáo viên Mỹ Thuật, 02 giáo viên Văn, 01 giáo viên KTCN ) 2. Điểm mạnh: Giáo viên được xếp loại đánh giá hàng năm theo chuẩn nghề nghiệp và đúng với quyết định 06/2006/QĐ-BNV. Quy trình đánh giá, xếp loại được thực hiện một cách chặt chẽ, đảm bảo khách quan, dân chủ và công bằng, không có viên chức xếp loại trung bình. Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, luôn có ý thức rèn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm nâng cao năng lực giảng dạy, tích cực, tự giác tham gia các cuộc thi và đạt hiệu quả cao. Nhà trường, công Đoàn luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định, không có đơn thư khiếu kiện trong đơn vị, khiếu kiện vượt cấp. 3. Điểm yếu: Chất lượng xếp giải giáo viên giỏi cấp Huyện, Tỉnh các năm chưa cao so với một số trường trên địa bàn Huyện, chất lượng một số đề tài, sáng kiến chưa thực sự có hiệu quả. Việc hỗ trợ kinh phí cho cán bộ giáo viên, nhân viên để học tập nâng cao trình độ còn hạn chế, vẫn còn 08 giáo viên trình độ giảng dạy đơn môn chưa tham gia học lớp văn bằng hai nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Nhà trường tổ chức thi và cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2016 – 2017 và năm 2017 – 2018 để làm cơ sở chọn giáo viên dạy giỏi cấp Huyện và cấp Tỉnh năm 2019 – 2020. Hàng năm ban giám hiệu nhà trường thường xuyên cập nhật, triển khai các văn bản liên quan các lớp học văn bằng hai thông qua Trung tâm GDTX Tỉnh, Trung tâm GD-DN huyện. Tổ chức bố trí, sắp xếp điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia theo học lớp học văn bằng hai và nâng chuẩn trong từng năm học, xem đây là tiêu chí để đánh giá tổ chức và ý thức tự học của giáo viên, nhân viên trong đơn vị. Nhà trường động viên và hỗ trợ kinh phí cho giáo viên, nhân viên tích cực học tập để nâng chuẩn, tham gia các cuộc thi để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Mua thêm các thiết bị phục vụ dạy học theo hướng hiện đại. Từ năm học 2012-2013 nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn cải tiến nội dung các đề tài, sáng kiến, tổ chức rút kinh nghiệm trong viết đề tài, sáng kiến kinh nghiệm, và chia sẽ nội dung qua địa chỉ http:// truonghocketnoi.edu.vn, đây là tiêu chí để xếp thi đua của tổ và giáo viên hàng năm. Cập nhật hệ thống các văn bản về chế độ, chính sách của cán bộ giáo viên để triển khai thực hiện kịp thời đảm bảo quyền lợi cho giáo viên. Công khai các quy chế của đơn vị trên trang Web của đơn vị. 5. Tự đánh giá: 5.1. Xác định trường đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt Xác nhận của Nhóm trưởng. Mai Hóa, ngày...... tháng ....... năm 20... Người viết. Bùi Tiến Lực. Mai Đức Thế.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ (Kèm theo Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày28/12/2012 của Bộ GDĐT). TRƯỜNG THCS MAI HÓA. NHÓM 2 PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh Tiêu chí 4 . Số lượng, chất lượng và việc đảm bảo các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường. a) Số lượng nhân viên đảm bảo quy định; b) Nhân viên kế toán, văn thư, y tế, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị dạy học có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chuyên môn; các nhân viên khác được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo vị trí công việc; c) Nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và được đảm bảo các chế độ, chính sách theo quy định. 1.Mô tả hiện trạng: Nhà trường có đủ số lượng nhân viên theo Thông tư số 35/2006/TTLT-B GD&ĐT-BNV. Số lượng nhân viên là 05 đồng chí: 01 y tế, 01 thiết bị thí nghiệm, 01 thư viện, 01 văn thư-thủ quỹ và 01 kế toán. [H1-1-04-01]; [H2-2-04-01]. Nguyên nhân viên kế toán chuyển đi từ tháng 3 năm 2017 có trình độ Cao đẳng , nhân viên kế toán mới được điều động đến công tác từ tháng 3 năm 2017 có trình độ Cao đẳng, nhân viên văn thư thủ quỹ, y tế có trình độ trung cấp, nhân viên làm công tác thư viện có trình độ Cao đẳng, nhân viên thiết bị có trình độ Đại học, hàng năm luôn được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ [H1-1-08-04]. Các nhân viên luôn có ý thức trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhân viên kế toán luôn làm kịp thời các chế độ, lương, phụ cấp cho cán bộ giáo viên và các chế độ cho học sinh trong nhà trường. Quyết toán thu – chi nhanh nhẹn, chính xác; y tế trường học có kế hoạch hoạt động cụ thể, luôn có ý thức học hỏi trong công việc, kết hợp với y tế dự phòng để kiểm tra sức khỏe cho học sinh, tiêm chủng cho học sinh theo định kỳ. Tuy nhiên, nhân viên y tế chưa chủ động trong công tác tham mưu trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe cho giáo viên trong trường, tăng trưởng các loại thuốc. Nhân viên thư viện có kế hoạch hoạt động cụ thể, tủ sách ngày càng được tăng trưởng, hệ thống được bố trí khoa học đáp ứng phục vụ nhu cầu bạn đọc. Nhân viên thiết bị có kế hoạch hoạt động theo quy định, có ý thức học hỏi, bố trí sắp xếp các trang thiết bị tương đối gọn gàng, cho mượn và theo dõi việc trả thiết bị kịp thời. Tuy nhiên,.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> nhân viên thiết bị còn gặp một số khó khăn trong việc nắm bắt tên, chủng loại các thiết bị chưa thuần thục, Việc chấp hành giờ giấc của một số nhân viên chưa đảm bảo theo quy định, tính tự giác chưa cao. Cuối năm các nhân viên đều hoàn thành nhiệm vụ được giao. [H2-2-03-01]. Tất cả nhân viên luôn được nhà trường đảm bảo các chế độ, chính sách hiện hành theo quy định. [H2-2-03-05]; [H1-1-06-04]; [H1-1-03-04]. 2. Điểm mạnh: Nhà trường có đủ số lượng nhân viên và đạt chuẩn theo quy định, có kế hoạch hoạt động cụ thể, rõ ràng về các nhiệm vụ được giao. Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện cho các thành viên tham gia các lớp tập huấn do các cấp tổ chức theo chuyên ngành như: kế toán, văn thư thủ quỹ, y tế học đường, thiết bị trường học. Nhà trường thường xuyên đánh giá chất lượng hiệu quả công việc của từng thành viên trong tổ và luôn đảm bảo các chế độ, chính sách theo quy định. 3. Điểm yếu: Giờ giấc làm việc một số nhân viên trong tổ văn phòng chưa được đảm bảo, tính tự giác chưa cao. Công tác lưu trữ hồ sơ chưa thật tốt, sắp xếp chưa khoa học. Việc chăm sóc sức khỏe, tham mưu vệ sinh môi trường của nhân viên y tế học đường đôi lúc chưa kịp thời, còn hạn chế về cơ số thuốc. Phòng thiết bị chật nên việc trưng bày các thiết bị dạy học còn khó khăn, nhân viên thiết bị hạn chế về kinh nghiệm bố trí sắp xếp khoa học các trang thiết bị dạy học, chưa nắm bắt thuần thục tên, chủng loại, công dụng các thiết bị của từng bộ môn. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục duy trì, thực hiện tốt các nội quy, quy định trong nhà trường; Hàng năm, đầu mỗi năm học nhà trường đã triển khai và công khai các quy chế của đơn vị; Tháng 9 năm 2017 đã bổ sung thêm quy chế đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên trên trang Web của đơn vị và giao trách nhiệm các tổ chức ( BGH, Tổ chuyên môn, Công đoàn, Đoàn, Đội ) phụ trách chấm điểm, nhằm làm cơ sở đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên trong từng năm học. Tạo điều kiện cho thành viên trong tổ văn phòng tham gia các lớp bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Động viên nhân viên tham gia các lớp học sớm nhất để đạt trên chuẩn, đảm bảo các quyền cho nhân viên theo quy định. Nhân viên trong tổ có kế hoạch lưu trữ các loại hồ sơ hợp lý và khoa học. Nhân viên y tế chủ động lên kế hoạch, tham mưu cho ban giám hiệu trong lĩnh vực vệ sinh khuôn viên nhà trường, chăm sóc sức khỏe cho giáo viên, hàng năm trích.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> phần trăm từ qũy bảo hiểm y tế học sinh để mua thêm và tăng trưởng tủ thuốc phong phú hơn. .Nhân viên thiết bị chủ động tham mưu với nhà trường mua giá, tủ, phối hợp với chuyên môn sắp xếp có hệ thống các thiết bị dạy học, tự học và tranh thủ tìm hiểu các thiết bị qua giáo viên bộ môn, quản lý hồ sơ thiết bị có khoa học. 5. Tự đánh giá: 5.1. Xác định trường đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Không đạt 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Không đạt Xác nhận của Nhóm trưởng. Mai Hóa,, ngày...... tháng ....... năm 20... Người viết. Bùi Tiến Lực. Nguyễn chí Linh. PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> (Kèm theo Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày28/12/2012 của Bộ GDĐT). TRƯỜNG THCS MAI HÓA. NHÓM 2 PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh Tiêu chí 5: Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học), Điều lệ trường trung học và của pháp luật. a) Đảm bảo quy định về tuổi học sinh; b) Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh và quy định về các hành vi học sinh không được làm; c) Được đảm bảo các quyền theo quy định. 1. Mô tả hiện trạng: 1. Mô tả hiện trạng: Tất cả học sinh qua các năm học đều đảm bảo về tuổi theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 37 của Điều lệ trung học ngày 28/3/2011, không có học sinh quá tuổi. Nhà trường hàng năm làm tốt công tác tuyên truyền về việc tuyển sinh đầu cấp theo đúng các văn bản hướng dẫn của cấp trên. [H1-1-02-01]; [H2-2-05-01]; [H2-2-05-02]; [H2-2-05-03]. Đầu các năm học, giáo viên chủ nhiệm lớp đã tổ chức cho học sinh học tập nhiệm vụ, quy tắc ứng xử, quy định về hành vi ngôn ngữ, trang phục của người học sinh theo điều 40 của Điều lệ trường trung học cơ sở. Việc tổ chức đánh giá xếp loại hạnh kiểm hàng kỳ, hàng năm cho học sinh được thực hiện theo đúng thông tư 58/2011/TTBGD&ĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của BGD&ĐT ban hành quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT [H1-1-08-02]. Học sinh thực hiện tương đối đầy đủ các quy định không được làm, điều 41 của Điều lệ trường trung học cơ sở. [H1-103-03]; [H1-1-03-04]. Học sinh được thực hiện quyền theo Điều 39 của Điều lệ trường: Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện; được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ; Được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh quá khó.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt; Được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.[H1-1-02-03]; [H1-1-02-04]; [H1-1-03-04]; [H2-2-05-04]. 2. Điểm mạnh: Độ tuổi học sinh đảm bảo theo điều lệ trường trung học cơ sở. Đầu mỗi năm học nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh và học sinh về Điều lệ trường trung học cơ sở và các văn bản có liên quan đến các quyền của học sinh. Nhà trường phối kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các hội, ban ngành đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn, Đội để quản lý và giáo dục học sinh. Hàng năm, ngay đầu năm học, nhà trường triển khai công tác tuyên truyền các văn bản quy định về hành vi ứng xử, ngôn ngữ, trang phục của học sinh về cho từng lớp, từng học sinh nên nề nếp học sinh các lớp sớm đi vào ổn định. Đa số học sinh chăm ngoan, thực hiện tốt các nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh theo Điều lệ trường trung học. 3. Điểm yếu: Quy định của nhà trường về hình thức xử lý học sinh vi phạm đôi lúc chưa thật sự nghiêm khắc. Một số học sinh con vi phạm về nề nếp, ngôn ngữ giao tiếp, ứng xử chưa chuẩn mực, ý thức học tập chưa cao, bỏ học tùy tiện. Việc phối kết hợp giữa các đoàn thể trong và ngoài trường để giáo dục học sinh chưa được thường xuyên. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Đầu mỗi năm học giáo viên chủ nhiệm quán triệt đến từng học sinh về nhiệm vụ, quyền hạn của người học sinh thông qua các tiết sinh hoạt . Tiếp tục duy trì hoạt động của đội Sao đỏ, phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, GVCN tổ chức tốt các tiết học ngoại khóa, HĐGDNGLL theo chủ điểm, đảm bảo thông tin đa chiều giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, ban giám hiệu, phụ huynh, các tổ chức đoàn thể, phát huy chức năng sổ liên lạc điện tử năm học 2017-2018. Phối hợp với đội xung kích, Ban an ninh trường học, Đoàn, Đội trong nhà trường để duy trì nề nếp. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, duy trì chế độ sinh hoạt hoạt hàng tuần của ban đại diện CMHS lớp, trường. Thông tin với chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội như: Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức, Hội Cựu chiến binh, Giáo xứ trên địa bàn trong việc giáo dục đạo đức và vận động học sinh có nguy cơ bỏ học trở lại trường..
<span class='text_page_counter'>(15)</span> 5. Tự đánh giá: 5.1. Xác định trường đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt Xác nhận của Nhóm trưởng. Mai Hóa, ngày...... tháng ....... năm 20... Người viết. Bùi Tiến Lực. Bùi Tiến Lực.
<span class='text_page_counter'>(16)</span>