Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.53 KB, 3 trang )

Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến phát triển và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
1. Vốn và đầu tư:
Nhiều nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng vốn là nhân tố quan trọng nhất đối với tăng
trưởng (xem Maddison 1995, Kaliswal 1995). Vốn là một yếu tố sản xuất trong quá trình
sản xuất. Todaro (1992) đã nói về quá trình tích tụ vốn như sau: "Sự tích tụ vốn xảy ra
khi một phần tỷ trọng của thu nhập hiện hành được tiết kiệm và đầu tư để tăng sản lượng
và thu nhập trong tương lai. Các nhà máy, máy móc, trang thiết bị cũng như nguyên vật
liệu mới làm tăng dự trữ vốn của một quốc gia và đạt được sự gia tăng mức sản lượng".
Vốn đóng góp vào tăng trưởng sản lượng không chỉ một cách trực tiếp như một yếu tố
đầu vào mà còn gián tiếp thông qua sự cải tiến kỹ thuật. Maddison (1982) lập luận
rằng : "Một điều kiện cần cho việc khai thác các khả năng do tiến bộ kỹ thuật mang lại là
một sự gia tăng dự trữ máy móc và thiết bị của công nghệ đó cũng như nhà xưởng và cơ
sở hạ tầng cho việc sử dụng công nghệ". Ðể có thể minh họa vai trò của vốn đối với tăng
trưỡng kinh tế, người ta thường sử dụng mô hình Harrod-Domar (mô hình "nhất khuyết"
(one-gap model)) hay mô hình "nhị khuyết" (two-gap) ("tam khuyết" (three-gap)). Hơn
nữa, thông qua sự cải tiến kỹ thuật thì đầu tư sẽ giúp nâng cao hơn kỹ năng của người lao
động và điều này đến lượt nó sẽ làm tăng năng suất lao động giúp cho quá trình sản xuất
trở nên hiệu quả hơn và cuối cùng là làm tăng trưởng kinh tế bởi vì lao động có kỹ năng
cao hơn sẽ vận hành máy móc dễ dàng và hiệu quả hơn cũng như dễ tiếp thu những công
nghệ mới hơn. Chính vì vậy mà các quan niệm hiện đại ngày càng nhấn mạnh tới tính bổ
sung giữa lao động và máy móc hơn là tính thay thế như theo quan niệm chính thống của
trường phái tân cổ điển.
Nhiều nghiên cứu thực tiễn đã được tiến hành để kiểm tra mối quan hệ giữa vốn và tăng
trưởng. Maddison (1995) đã phát biểu rằng : "Nhiều mô hình tăng trưởng đã xem vốn là
nguồn quan trọng duy nhất cho sự tăng trưởng. Ðây là một quan điểm bị phóng đại
nhưng kết luận của chính chúng tôi là việc tăng cường đầu tư là động cơ quan trọng nhất
cho sự tăng trưởng của thế giới thời kỳ sau chiến tranh thế giới thư hai đến nay". Gillis
(1992) nghiên cứu và chứng minh rằng : "việc mở rộng nguồn vốn đầu vào tự bản thân nó
đã giải thích cho một nửa sự tăng trưởng trong tổng thu nhập ở 9 nước phát triển từ 1960
đến 1975" và Nafziger (1990) cũng phát biểu rằng : "những nghiên cứu về các nguồn của


sự tăng trưởng ở các nước đang phát triển cho thấy rằng sự đóng góp của vốn tính trên
mỗi công nhân thì quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế hơn là năng suất của công nhân
tính trên mỗi đơn vị vốn. Những nguyên nhân của sự đóng góp lớn hơn của vốn cho tăng
trưởng kinh tế ở những nước kém phát triển nhất là năng suất biên tế cao hơn của vốn
cũng như tốc độ tăng trưởng của vốn cao hơn." Todaro (1992) kết luận : "Chúng ta có
thể tóm tắt những sự thảo luận cho đến nay bằng cách nói rằng các nguồn của tăng trưởng
kinh tế có thể được truy ra từ nhiều nhân tố, nhưng quan trọng nhất, đầu tư mà làm cải
thiện chất lượng của nguồn tài nguyên về vật chất cũng như con người đang tồn tại, làm
tăng số lượng của các nguồn sản xuất đó và làm tăng năng suất của tất cả, hoặc của các
nguồn cụ thể thông qua việc phát minh, đổi mới và tiến bộ công nghệ kỹ thuật, đã và sẽ
tiếp tục là nhân tố hàng đầu trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế trong bất cứ xã hội
nào". Trong mô hình hồi qui với tỷ lệ tiết kiệm là một biến giải thích cho tăng trưởng thu
nhập đầu người, Otani và Villanueva (1990) đã tìm ra rằng hệ số ước lượng của tỷ lệ tiết
kiệm nội địa (rõ ràng được giả định dùng để tài trợ cho đầu tư) rất quan trọng về mặt
thống kê và độ lớn của hệ số ước lượng nói lên rằng khi ta tăng tỷ lệ tiết kiệm nội địa lên
10% thì tốc độ tăng trưởng dài hạn của sản lượng theo đầu người sẽ tăng 1% tính chung
cho toàn nền kinh tế. Gillis (1992) kết luận rằng tốc độ tăng trưởng trong thu nhập chỉ có
thể được duy trì trong một thời gian dài chỉ khi xã hội có khả năng duy trì mức đầu tư ở
mộ tỷ lệ đáng kể nào đó so với tổng sản phẩm quốc dân.
2. Lao động và vốn nhân lực:
Ðộ lớn dân số và tốc độ tăng dân số rõ àng là có ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và
phát triển kinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu tuy nhiên mối quan hệ giữa tốc độ tăng
dân số và tăng trưởng kinh tế tương đối phức tạp và còn nhiều tranh cãi. Lao động là một
yếu tố sản xuất trực tiếp trong quá trình sản xuất. Todaro (1992, trang 112) đã nói rằng :
"tăng trưởng dân số thường được xem là một nhân tố tích cực trong việc kích thích tăng
trưởng kinh tế. Một lực lượng lao động dồi dào có nghĩa là nguồn nhân lực sản xuất
nhiều hơn trong khi đó dân số đông làm gia tăng tiềm năng của thị trường nội địa."
Ngược lại cũng có nhiều nhà kinh tế lập luận rằng tốc độ tăng dân số cao có thể làm
chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế. Dân số tăng gây áp lực lên nguồn tài nguyên thiên
nhiên và nếu khu vực nông nghiệp không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tăng thêm do dân

số tăng thì điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Trong nghiên cứu thực
tiễn của mình, Otani và Villanueva (1990) tìm thấy rằng tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng
tiêu cực đến tăng trưởng.
Trong khi vai trò của số lượng lao động (hay dân số) đối với tăng trưởng kinh tế là một
vấn đề còn đang tranh cãi thì việc gia tăng, cải thiện chất lượng lao động hay vốn nhân
lực có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế đã được nhiều nhà kinh tế nhất trí. Vốn
nhân lực có nghĩa là kỹ năng kiến thức mà người lao động tích lũy được trong quá trình
lao động, học hỏi, nghiên cứu, giáo dục. Theodore Schultz là người đầu tiên nhấn mạnh
đến vai trò quan trọng của vốn nhân lực trong phát triển kinh tế. Ông trích dẫn lời của
Alfred Marshall : "kiến thức là động cơ sản xuất mạnh nhất, nó cho phép chúng ta có thể
chinh phục thiên nhiên và thoả mãn những mong muốn của chúng ta". Trong bài diễn văn
của mình khi nhận giải Nobel, Schultz kết luận rằng kiến thức và chất lượng dân số thực
sự quan trọng và rằng nhiều nước có thu nhập thấp đã cải thiện đáng kể chất lượng dân số
cũng như học hỏi được những kiến thức bổ ích trong vài thập niên gần đây. Những thành
tựu này hàm ý những triển vọng kinh tế thuận lợi. Nhiều nhà kinh tế khác (Romer 1986,
Lucas 1988, Barro 1988, Maddison 1995 ) gần đây cũng đã tái nhấn mạnh những ảnh
hưởng tích cực của vốn nhân lực đến tăng trưởng. Otani và Villanueva (1990) cũng đã
khẳng định vai trò tích cực của vốn nhân lực trong nghiên cứu thực tiễn của mình.
3. Tiến bộ công nghệ:
Trong một số mô hình tăng trưởng, đặc biệt là trong hàm sản xuất tân cổ điển, tiến bộ
công nghệ được giả định là phần còn lại giữa tốc độ tăng trưởng thực và tốc độ tăng
trưởng có trọng số của các yếu tố sản xuất khác, vì vậy nó đại diện cho tất cả nhân tố
đóng góp cho tăng trưởng ngoại trừ những sự gia tăng trong những yếu tố sản xuất chính
như lao động và vốn; hay nói cách khác nó đại diện cho tất các các yếu tố sản xuất đóng
góp cho tổng năng suất, bao gồm lợi thế tăng dần theo qui mô và sự chuyên môn hóa
(xem Jansen 1995/1996). Người ta lập luận rằng tiến bộ công nghệ rất quan trọng đối với
tăng trưởng vì nó làm tăng năng suất của tất cả các yếu tố sản xuất. Solow (trong World
Bank 1991) luận cứ theo truyền thống tân cổ điển rằng bởi vì sản phẩm biên của các yếu
tố sản xuất sụt giảm cho nên tăng trưởng bền vững chỉ có thể thực hiện được thông qua
việc thay đổi công nghệ; và thay đổi công nghệ cũng bao gồm nhiều cách làm giảm chi

phí thực tế. Trong nghiên cứu thực tiễn của mình, Nafziger (1990) đã đi đến kết luận rằng
tích lũy vốn và tiến bộ công nghệ là những nhân tố chính giải thích cho sự tăng trưởng
kinh tế phi thường của các nước Tây Âu và Nhật Bản trong 125-150 năm trở lại đây.
4. Tăng trưởng và thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu:
Xuất khẩu có thể có tác động đến tăng trưởng kinh tế một cách trực tiếp vì nó là một
thành phần của tổng sản phẩm hay một cách gián tiếp thông qua ảnh hưởng của nó đến
các nhân tố của tăng trưởng. Xuất khẩu có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng qua nhiều
cách. Thứ nhất, xuất khẩu làm tăng nhu cầu trong nền kinh tế và do vậy mở rộng thị
trường cho sản xuất nội địa. Thứ hai, xuất khẩu giúp giảm bớt ràng buộc về cán cân
thương mại. Thứ ba, việc hướng về xuất khẩu và cởi mở thương mại cải thiện quá trình
tái phân bổ nguồn lực, làm tăng năng lực sử dụng và cạnh tranh. Thứ tư, xuất khẩu có thể
kích thích tiết kiệm. Thứ năm, xuất khẩu làm tăng đầu tư trong nước cũng như thu hút
đầu tư nước ngoài. Thứ sáu, xuất khẩu thúc đẩy thay đổi công nghệ và cải thiện nguồn
vốn nhân lực, qua đó làm tăng năng suất.
Sự thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu cũng có những ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng sự phát triển cần thiết phải được kết hợp với quá trình chuyển
đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, ít nhất cũng bởi vì những yêu cầu về thay
đổi cơ cấu cầu của nền kinh tế và yêu cầu tăng trưởng bền vững. Hollis Chenery và các
cộng sự (1986) đã kết luận rằng công ngiệp hóa nói chung là cần thiết cho tăng trưởng cả
trên phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn bởi vì ngành công nghiệp chế biến có những đặc
trưng sau : (1) độ co dãn của cầu theo thu nhập đối với hàng công nghiệp chế biến tương
đối cao, (2) hàng công nghiệp có tính khả thương cao nhưng với mức độ khả năng thay
thế giữa hàng hóa nội địa là hàng nhập khẩu khác nhau, (3) việc thành lập các ngành
công nghiệp tương ứng với lợi thế so sánh cho phép có sự tái phân bổ lao động và vốn
đến những ngành có năng suất cao hơn và khai thác được những lợi thế tiềm năng từ việc
chuyên môn hóa cũng như lợi thế tăng dần theo qui mô và (4) tăng trưởng trong ngành
công nghiệp chế biến là một trong những nguồn chính cho việc thay đổi công nghệ. Vì
những đặc trưng kể trên của ngành công nghiệp chế biến mà hàng xuất khẩu công nghiệp
có những tác động và những mối liên kết mạnh hơn hàng xuất khẩu nông nghiệp trong
nền kinh tế

×