Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.32 KB, 16 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT TÂN CHÂU TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN. Họ và tên:........................................... HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GDCD LỚP 9 HK2 I. NỘI DUNG BÀI HỌC:. Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: - Ra sức học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật; - Tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh. - Phát triển các năng lực, rèn luyện các kĩ năng và sức khỏe. - Tích cực tham gia các hoạt dộng chính trị - xã hội, lao động sản xuất..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Ý nghĩa: - Thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá; - Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ ; đời sống vật chất và tinh thần cao ; quốc phòng và an ninh vững chắc ; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ; xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. 3. Trách nhiệm của thanh niên học sinh: - Ra sức học tập và rèn luyện toàn diện. - Xác định lí tưởng sống đúng đắn. 5. Vì sao công nghiệp hóa – hiện đại hóa là quá trình khó khăn, thử thách rấ lớn đối với thanh niên? - CNH-HĐH là quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh hậu công nghiệp, xây dựng phát triển nền kinh tế tri thức. Áp dụng công nghệ hiện đại vào mọi lĩnh vực cuộc sống xã hội và sản xuật vật chất. Đây là quá trình khó khăn và phức tạp rất lớn. - Thanh niên là lực lượng nồng cốt, lục lượng xung kích của quá trình CNH-HĐH. Do đó là quá trình rất khó khăn, thử thách đối với thanh niên. 6. Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? Vì: - Thanh niên đảm đương trách nhiệm lịch sử của mình. - Thanh niên là lực lượng nồng cốt khơi dây hào khí Việt Nam và lòng tự hào dân tộc. - Thanh niên có quyết tâm xóa bỏ tình trạng nghèo nàn lạc hậu. - Thanh niên là lực lượng xung kích góp phần to lớn vào mục tiêu phấn đấu của toàn dân tộc.. Bài 12 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.. Câu 1: Em hãy cho biết hôn nhân là gì ? (Phần 1). - Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc. Câu 2: Em hãy cho biết những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. (Phần 2). - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng. - Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. - Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Câu 3: Vì sao pháp luật có những qui định chặt chẽ về hôn nhân gia đình ? - PL có quy định chặt chẽ như vậy vì vấn đề hôn nhân và gia đình trong xã hội ta được pháp luật coi trọng. Nó thể hiện sự văn minh của một xã hội tiến bộ và sự quy định chặt chẽ của pháp luật..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 4: Tại sao pháp luật cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời? - Nhằm mục đích tránh các bệnh di truyền, đột biến, kém trí, quái thai,… duy trì nòi giống và đảm bảo về mặt đạo đức. Câu 5: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. (Phần 3). + Được kết hôn: - Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. - Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định và phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. + Cấm kết hôn: - Với những người đang có vợ hoặc chồng. - Người mất năng lực hành vi dân sự. - Bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức được. - Cùng dòng máu trực hệ. Có họ trong phạm vi ba đời. - Cùng giới tính. - Cha mẹ nuôi với con nuôi, cha mẹ vợ (chồng) với dâu (rễ), bố dượng với con riêng vợ, mẹ kế với con riêng chồng. + Qui định của quan hệ vợ chồng: - Vợ chồng bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. - Vợ chồng phải tôn trọng nhân phẩm, danh dự, nghề nghiệp của nhau. Câu 6: Theo em, việc kết hôn sớm có tác hại như thế nào? (Phần 4) - ảnh hưởng sức khoẻ. - ảnh hưởng học tập của bản thân. - ảnh hưởng xấu đến nòi giống dân tộc. - Không thực hiện được trách nhiệm làm vợ, làm cha, làm mẹ trong gia đình. Câu 7: Theo em, chúng ta có nên yêu sớm, khi đang ở tuổi học trò không? Vì sao? - Không nên yêu sớm ở tuổi học trò vì tác hại của nó trước mắt và sau này: yêu sớm ảnh hưởng không tốt đến học tập và rèn luyện, dễ mắc sai lầm (ngộ nhận, nhẹ dạ, cả tin...) có thể dẫn đến hậu quả làm hỏng cả cuộc đời, dễ dẫn đến kết hôn sớm và sinh con sớm, cuộc sống nheo nhóc. Câu 8: Theo em, thế nào là tình yêu chân chính? Vì sao nói tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc? - Tình yêu chân chính là tình yêu xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành tin cậy tôn trọng lẫn nhau. Tình yêu không lành mạnh là thứ tình cảm không bền vững, có thể là vụ lợi, tình yêu đơn phương, sự thiếu trách nhiệm trong tình yêu..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Vì: Có tình yêu chân chính con người sẽ có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống, hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính sẽ dẫn đến gia đình bất hạnh. Câu 9: Em sẽ làm gì nếu bạn em (bằng tuổi em) muốn bỏ học để đi lấy chồng? ** Em sẽ khuyên bạn ấy không nên bỏ học để đi lấy chồng. Vì: - Lấy chồng sớm dẫn đến sinh con sớm , làm ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến việc học tập, tương lai của bản thân. Nếu kết hôn sớm thì hôn nhân của bạn sẽ không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ vì bạn mới là HS THCS chưa đủ tuổi để kết hôn theo quy định của pháp luật…nếu làm như vậy sẽ vi phạm pháp luật về Luật Hôn nhân và gia đình. ***Hãy phân tích, chứng minh hậu quả của tình yêu tuổi học trò? - Ảnh hưởng không tốt đến học tập và rèn luyện. - Dễ mắc sai lầm: ngộ nhận, nhẹ dạ, cả tin,… có thể làm hỏng cả cuộc đời. - Dễ dẫn đến kết hôn sớm, ảnh hưởng đến sức khỏe, cản trở sự tiến bộ của bản thân, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội… - Tình yêu tuổi học trò gây tác hại không những ngay trước mắt mà còn cả tương lai sau này.. Bài 13 : Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. Câu 10: Kinh doanh, quyền tự do kinh doanh? Hãy kể một số hoạt động kinh doanh. (Phần 1). - Kinh doanh: là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận. - Tự do kinh doanh: Công dân được tự chọn hình thức tổ chức kinh tế, qui mô kinh doanh nhưng phải theo qui định của pháp luật và sự quản lý của nhà nước. - Một số hoạt động kinh doanh: có ba loại hoạt động kinh doanh: + Sản xuất (làm ra các sản phẩm hàng hóa như…….) + dịch vụ (cắt tóc, may quần áo…) + Trao đổi hàng hóa (mua bán bánh kẹo, trao đổi lúa gạo) Câu 11: Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong kinh doanh ? (Phần 2) - Được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh ; phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép ; không được kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm như ma tuý, mại dâm, thuốc nổ, vũ khí,... Câu 12: Em hiểu thế nào là thuế ? Hãy nêu tên một số loại thuế ở nước ta hiện nay. (Phần 3). - Thuế là một phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung. - Một số loại thuế hiện nay ở nước ta : thuế kinh doanh, thuế xuất, nhập khẩu, thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng,....
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 13: Thuế có vai trò như thế nào đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? (Phần 3) - Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước. Câu 14: Vì sao nhà nước ta quy định các mức thuế suất chênh lệch nhau đối với các mặt hàng? - Vì lý do nhà nước ta khuyến khích phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích phát triển đối với những ngành, những mặt hàng cần thiết đối với đời sống nhân dân thì miễn thuế hoặc mức thuế thấp, hạn chế một số mặt hàng xa xỉ không cần thiết đối với đời sống nhân dân thì đánh thuế rất cao. Câu 15: Vì sao tự do kinh doanh phải tuân theo qui định của pháp luật ? Giải thích : - Để việc kinh doanh của người này không xậm phạm, gây thiệt hại đến việc kinh doanh của người khác. - Chống được những việc làm gian dối, thiếu lành mạnh trong kinh doanh, tránh được việc kinh doanh những ngành nghề, những mặt hàng không có lợi cho xã hội. - Đảm bảo được lợi ích của người kinh doanh, của Nhà nước và của toàn xã hội. Câu 16: Trách nhiệm của công dân. (Phần 4) - Phải sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế - Tuyên truyển vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ về kinh doanh và thuế. - Đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và thuế. - Phải kê khai đăng ký đóng thuế đầy đủ, nghiêm túc chấp hành chế độ sổ sách kế toán.. Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Câu 17: Khái niệm lao động? (Phần 1) - Là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất, các giá trị tinh thần cho xã hội. - Lao động là hoạt động quan trọng nhất, nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại. Câu 18: Vì sao nói : “ Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người” .Là học sinh cần làm gì để thực hiện nhiệm vụ lao động của mình? (Phần 2). - Quyền Lao động: Mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm viẹc làm, lựa chọn nghề nghiệp, đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Nghĩa vụ lao động: Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản , nuôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. * Liên hệ học sinh: -Tham gia tự giác các buổi lao động tại trường, lớp, khu dân cư. -Giúp gia đình các công việc nhà. -Có thái độ tôn trọng người lao động và thành quả lao động (như tôn trọng những người lao công, phục vụ…).... Câu 19: Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. (Phần 3). - Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, để giải quyết việc làm cho người lao động ; khuyến khích, tạo điều kiện hoặc giúp đỡ các hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất kinh doanh, thu hút lao động. Câu 20: Pháp luật quy định thế nào về việc sử dụng lao động trẻ em ? (Phần 4). - Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc ; cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại ; cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi. Cấm lạm dụng, cưỡng bức ngược đãi người lao động. Câu 21: Trách nhiệm của công dân: (Phần 5). - Tuyên truyền vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. - cần đấu tranh với những hiện tượng sai trái trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Câu 22: Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngày từ bây giờ em cần phải làm gì ? Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngày từ bây giờ em cần: - Cố gắng tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, học tập thật tốt. - Tham gia các hoạt động lao động tại trường, lớp. - Giúp đỡ cha mẹ làm những việc nhẹ phù hợp lứa tuổi tại gia đình. - Định hướng nghề nghiệp cho bản thân… Câu 23: Theo em, quyền và nghĩa vụ lao động của công dân có ý nghĩa như thế nào ? - Quyền và nghĩa vụ lao động tạo điều kiện cho công dân cơ hội tìm kiếm việc làm, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình đồng thời tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Câu 24: Vì sao Hiến pháp qui định :“ Lao động là quyền và nghĩa vụ của của công dân” . Hiến pháp qui định vì :.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> -Mọi người đều có trách nhiệm đóng góp công sức lao động của mình để tạo ra của cải vật chất tinh thần cho xã hội, góp phần vào việc duy trì và phát triển đất nước. -Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân ,với gia đình ,đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội,với đất nước của mỗi công dân. Câu 25: Hợp đồng lao động: - Là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. ***Tại sao phải thực hiện hợp đồng lao động? - để thực hiện sự công bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động theo nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng. Bài 15 : Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân.. Câu 26: Em hãy cho biết thế nào là vi phạm pháp luật ? (Phần 1) - Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm haị đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. - Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí. Câu 27: Có những loại vi phạm pháp luật nào ? Hãy nêu ví dụ cho mỗi loại. (Phần 2). Có 4 loại vi phạm pháp luật : - Vi phạm pháp luật hình sự, ví dụ : đánh người gây thương tích. - Vphạm pháp luật hành chính, ví dụ : Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. - Vi phạm pháp luật dân sự, ví dụ : Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà. - Vi phạm kỉ luật, ví dụ : Vi phạm nội quy an toàn lao động của xí nghiệp. Câu 28: Trách nhiệm pháp lý? Các loại trách nhiệm pháp lý? Cho ví dụ từng loại. (Phần 4+3) * Trách nhiệm pháp lý: - Là nghĩa vụ đặc biệt mà cá nhân, tổ chức cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước qui định. * Các loại trách nhiệm pháp lý: - Trách nhiệm hình sự. - Trách nhiệm dân sự. - Trách nhiệm hành chính. - Trách nhiệm kỷ luật. Câu 29: Thế nào là người có năng lực trách nhiệm pháp lý. - Là người có khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình, được tự do lựa chọn cách xử sự và chịu trách nhiệm về hành vi đó..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Câu 30: Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý: (Phần 5) - Trừng phạt, ngăn ngừa, giáo dục người vi phạm pháp luật. - Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật. - Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật, ngăn chặn, hạn chế xóa bỏ hành vi vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực và đời sống xã hội. Câu 31: Trách nhiệm: + Đối với công dân: - Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. - Chống các hành vi vi phạm pháp luật. + Đối với học sinh: - Vận động mọi người tuân theo pháp luật. - Học tập, lao động tốt. - Đấu tranh chống các hiện tượng vi phạm pháp luật. Câu 32: Ý nghĩa việc áp dụng chế độ trách nhiệm pháp lý: - Trừng phạt, ngăn ngừa cải tạo người vi phạm pháp luật; giáo dục họ có ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật; Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; hoàn thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lý trong nhân dân; Ngăn chặn, hạn chế, từng bước xóa bỏ hiện tượng vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Câu 33: Theo em, vi phạm đạo đức có phải là vi phạm pháp luật không ? Hãy so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí. – Vi phạm đạo đức không phải là vi phạm pháp luật. – Giống nhau: + Là những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh, nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đẹp, công bằng, trật tự, kĩ cương. + Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và pháp luật đưa ra. – Khác nhau: + Trách nhiệm đạo đức: - Bằng tác động của dư luận – xã hội tự giác thực hiện; - Lương tâm cắn rứt + Trách nhiệm pháp lí: - Bắt buộc thực hiện; - Phương pháp cưỡng chế của Nhà nước.. Bài 16 : Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của côn g dân. Câu 34: Em hãy cho biết thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân ? (Phần 1).
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội ; tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động của Nhà nước và xã hội. Câu 35: Có những hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội nào ? (Phần 2). * Có hai hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân, đó là : - Trực tiếp tham gia vào các công việc của Nhà nước; bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. ( VD:Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội; Tham gia ứng cử vào Hội đồng nhân dân) - Gián tiếp tham gia thông qua các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp để họ kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. (VD: Góp ý xây dựng phát triển kinh tế địa phương, góp ý việc làm của cơ quan quản lí nhà nước trên báo chí…) Câu 36: Nhà nước và công dân có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân ? (Phần 3). - Trách nhiệm của Nhà nước là đảm bảo và tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Trách nhiệm của công dân là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội thông qua các hoạt động cụ thể : tham gia thảo luận các vấn đề chung của địa phương, của cả nước, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, thực hiện quyền bầu cử và ứng cử. Câu 37: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân có ý nghĩa như thế nào ? (Phần 4). - Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội. Câu 38: Học sinh Trung học cơ sở có thể tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội thông qua những việc làm cụ thể nào ? - Học sinh Trung học cơ sở có thể tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội thông qua những việc làm cụ thể như: Tham gia góp ý về việc xây dựng các khu vui chơi cho trẻ em ở địa phương, việc xây dựng trường học, về môi trường sống, về an toàn giao thông, về những hiện tượng bạo hành với trẻ em, lạm dụng sức lao động, ngược đãi, xâm hại tình dục trẻ em . Câu 39: Vì sao nhà nước qui định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ? -Vì nhà nước ta là là nhà nước của dân do dân vì dân . - Tạo điều kiện và đảm bảo cho công dân thực sự làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, đồng thời đây cũng là trách nhiệm của mọi công dân . Câu 40: Em hãy nêu hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Góp ý cho kế hoạch hoạt động các câu lạc bộ của nhà trường. - Góp ý với ủy ban nhân dân xã về vấn đề bảo vệ môi trường tại địa phương. - Bàn bạc công việc chung của lớp. Câu 41: Vì sao nhà nước quy định công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội? - Vì: Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật. - Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là nhà nước đảm bảo và không ngừng tạo điều kiện để công dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của mình. Công dân có quyền và có trách nhiệm tham gia vào các công việc của Nhà nước, của xã hội để đem lại lợi ích cho xã hội và cho bản thân.. Bài 17 : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.. Câu 42: Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai ? Nêu những nội dung nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc? (Phần 2) - Bảo vệ tổ quốc :là sự nghiệp của toàn dân,là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. - Nội dung bảo vệ tổ quốc : + Xây dựng quốc phòng toàn dân + Thực hiện nghĩa vụ quân sự. + Bảo vệ trật tự an ninh xã hội + Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Câu 43: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? (Phần 1) - Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc bao gồm : xây dựng quốc phòng toàn dân ; thực hiện nghĩa vụ quân sự ; bảo vệ trật tự an ninh xã hội ; thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Câu 44: Hãy nêu quy định của pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. (Phần 3) Một số quy định của pháp luật : - Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định. - Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi. Câu 45: Theo em, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc thời bình có gì khác thời đất nước có chiến tranh? Trong chiến tranh, bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ nền độc lập dân tộc, còn trong giai đoạn cách mạng hiện nay bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ chế độ XHCN. Câu 46: Để bảo vệ Tổ quốc trách nhiệm công dân và học sinh cần làm gì? Liên hệ giới thiệu các hoạt động bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh ở địa phương. (Phần 4). - Trách nhiệm công dân: Tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân đội + Trách nhiệm học sinh: - Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức. - Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự. - Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú. - Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tổ chức vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự. ***Hãy nêu những việc mà em có thể thực hiện được để gọi là tham gia bảo vệ tổ quốc? - Tham gia trực đội cờ đỏ của trường. - Tham gia giữ gìn trật tự an ninh thôn xóm: tiếng mõ an ninh. - Tham gia phong trào: chíh sách hậu phương quân đội, đền ơn đáp nghĩa như: tảo mộ liệt sĩ, thăm viếng mẹ Việt Nam anh hùng, viết thư biết ơn bộ đội,… - Luyện tập quân sự: thể thao quốc phòng,…. Bài 18 : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.. Câu 47: Người sống có đạo đức thể hiện như thế nào trong các mối quan hệ. (Phần 2). - Quan hệ với mọi người: biết chăm lo đến mọi người, sống có tình có nghĩa, thương yêu giúp đỡ mọi người vì sự tiến bộ chung - Quan hệ với công việc: phải có trách nhiệm cao, năng động sáng tạo trong mọi hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao - Quan hệ với môi trường sống: biết giữ gìn bảo vệ hạnh phúc và tự giác góp phần xây dựng gia đình, bảo vệ môi trường tự nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Quan hệ với lí tưởng sống của dân tộc: lấy lí tưởng của Đảng, của dân tộc làm mục tiêu sống của cá nhân “Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Câu 48: Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? (Phần 1)..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Sống có đạo đức : Là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức XH . - Tuân theo Pháp luật: Là sống và hành động theo những quy định của pháp luật. Câu 49: Vì sao chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? (Phần 3) - Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện giúp con người phát triển, tiến bộ,trở thành người có ích cho gia đình,xã hội,được mọi người kính trọng. - Là điều kiện xây dựng gia đình hạnh phúc ,thúc đẩy xã hội phát triển. Câu 50: Theo em, giữa sống có đạo đức và sống tuân theo pháp luật có mối quan hệ như thế nào ? - Sống có đạo đức là phải tuân theo pháp luật và ngược lại việc sống tuân theo pháp luật cũng là thực hiện theo một số giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội. Câu 51: Vì sao chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ? - Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện để con người phát triển, tiến bộ, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, được mọi người kính trọng ; là điều kiện để xây dựng gia đình hành phúc, thúc đẩy xã hội phát triển. Câu 52: Thanh niên học sinh phải rèn luyện như thế nào để trở thành người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ? - Cần phải rèn luyện ý thức tự giác, thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân để trở thành người biết sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. II. BÀI TẬP: Bài 1. Hằng mới 15 tuổi, nhưng cha mẹ Hằng vì tham giàu đã ép gả Hằng cho một người hơn Hằng đến 20 tuổi, gần bằng tuổi bố Hằng. Hằng không đồng ý thì cha mẹ Hằng hết dỗ dành lại mắng nhiếc. Thuyết phục mãi không được, bố Hằng đánh Hằng một trận, nhốt Hằng trong phòng không cho Hằng ra ngoài, giao hẹn bao giờ Hằng đồng ý lấy chồng mới cho Hằng ra. - Việc làm của bố mẹ Hằng là đúng hay sai ? Vì sao ? - Hằng có thể làm gì để thoát khỏi cuộc hôn nhân đó ? (Bài 12:) - Việc làm của bố mẹ Hằng là sai, vi phạm pháp luật về hôn nhân, vì đã ép gả con trong khi con chưa đến tuổi được kết hôn. Hằng có thể nhờ các đoàn thể ở địa phương can thiệp (Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân), nhờ họ hàng, những người có uy tín giải thích cho bố mẹ hiểu việc làm của mình là sai trái và hậu quả của việc ép gả con. Bài 2. Tình huống : Anh Đức và Chị Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yeâu nhau. Gia ñình vaø hoï haøng hai beân khuyeân can, ngaên caûn, nhöng hoï vaãn kiên quyết lấy nhau vì họ cho rằng họ có quyền tự do lựa chọn, không ai có.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> quyền ngăn cản . Theo em “lý do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa có đúng khoâng ? Vì sao ? (Bài 12:) - Lựa chọn của anh Đức và chị Hòa là không đúng vì : Đức và Hòa cùng dòng máu về trực hệ . Bài 3. Tình huống : Hiện nay, trong một số gia đình có tình trạng chồng ngược đãi, đánh đập hành hạ vợ. Trước tình trạng đó, nhiều người cho rằng đó là chuyện bình thường, là việc riêng của vợ chồng, gia đình người ta, không nên can thiệp. Em có tán thành quan niệm đó không ? Vì sao ? (Bài 12:) - Em không tán thành vì vợ chồng có quyền ngang nhau , tôn trọng danh dự, nhân phaåm vaø ngheà nghieäp cuûa nhau . Bài 6. Ban quản lí thị trường kiểm tra thấy trong cửa hàng của bà T có bán tới 10 loại hàng, trong khi giấy phép kinh doanh của bà T có chỉ có 7 loại hàng: ? Bà T có vi phạm quy định về kinh doanh không? Nếu có thì đó là vi phạm gì? (Bài 13:) a. Bà T có vi phạm những quy định về kinh doanh. b. Bà T vi phạm: Kinh doanh không đúng những ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép đăng kí kinh doanh. Bài 7. Thấy một số trẻ em lang thang đến khu vực bến phà gần nhà mình, bà Nhung tìm cách rủ các em về nhà bà. Mấy ngày đầu, bà đối xử với các em có vẻ tử tế. Nhưng sau đó bà sai các em hằng ngày đứa thì đi nhặt rác, đứa thì đi đánh giày, đứa thì đi bán vé số, tối về phải nộp tiền cho bà, em nào không có tiền nộp thì bị phạt, bị bỏ đói. Bà còn quy định mỗi em phải nộp bao nhiêu tiền cho bà sau mỗi ngày. Bọn trẻ sau một thời gian ở với bà Nhung đều gầy yếu, xanh xao. - Theo em, bà Nhung có vi phạm pháp luật về lao động không ? Vì sao ? - Nếu biết sự việc trên, em sẽ làm gì ? (Bài 14:) - Bà Nhung đã vi phạm điều mà pháp luật về lao động nghiêm cấm : lạm dụng sức lao động của trẻ em phục vụ cho mục đích của bà. Nếu biết sự việc em sẽ báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an biết để xử lí. Bài 8. Có ý kiến cho rằng học sinh còn nhỏ tuổi không phải tham gia lao động, theo em ý kiến đó đúng hay sai ?Vì sao ? (Bài 14:) -Không tán thành . -Vì : trẻ em dưới 15 tuổi không phải tham gia hoạt động kiếm tiền nuôi sống gia đình nhưng vẫn có bổn phận lao động ..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> -Những hình thức lao động của trẻ em là học tập, góp giúp đỡ gia đình những công việc phù hợp sức mình,tham gia lao động ở trường , ở khu dân cư . -Lao động vừa sức rèn luyện sức khỏe ,góp phần xây dựng cuộc sống gia đình, rèn luyện thói quen lao động ngay còn nhỏ để sau này trở thành người lao động có ích . Bài 9. Em hãy cho biết quan niệm nào đúng và giải thích . a. Lao động là hoạt động sử dụng sức lao động để tạo ra thu nhập . b. Chỉ những hoạt động tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho nhau mới là lao động. (Bài 14:). Bài 10. Tình huống: (Bài 14:) Hàng cơm gần nhà chị Hoa có một cô bé làm thuê mới 14 tuổi nhưng ngày nào cũng phải gánh thùng nước to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ đánh đập, chửi mắng. a. Bà chủ hàng cơm đã có những hàng vi sai phạm gì? b. Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào? a. Bà chủ hàng cơm có những sai phạm sau: - Sử dụng trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc - Bắt trẻ em làm những việc nặng nhọc, qua sức. - Ngược đãi người lao động. b. Nếu là người chứng kiến, em sẽ: - Góp ý để bà chủ quán biết những vi phạm của bà ta. - Báo cho người có trách nhiệm biết nếu bà ta không sửa chữa những việc làm sai trái của mình. Bài 11. Ông H là cán bộ kiểm lâm, ông đã nhận số tiền 10 triệu đồng của lái xe và cho xe chở gỗ lậu đi qua trạm kiểm soát do ông phụ trách. - Theo em, hành vi của ông H là hành vi gì ? - Ông H đã vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí gì ? (Bài 15) - Hành vi của ông H là hành vi nhận hối lộ. - Ông H đã vi phạm pháp luật hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự. Bài 15. Vũ (15 tuổi), lấy xe gắn máy của bố đi trên đường phố, bị chú cảnh sát giao thông giữ lại để xử lí. Theo em, Vũ có vi phạm pháp luật không ? Vi phạm pháp luật gì ? Cụ thể là vi phạm quy định nào của Luật Giao thông đường bộ ? (Bài 15).
<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Vũ đã vi phạm pháp luật hành chính. Cụ thể là vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về tuổi của người điều khiển xe gắn máy. Theo quy định của Luật này thì người điều khiển xe gắn máy phải đủ 16 tuổi trở lên (Vũ mới 15 tuổi). Bài 16./Tình huống :An (15 tuổi), lấy xe gắn máy của bố đi trên đường phố, bị chú cảnh sát giao thông giữ lại để xử lí. Theo em, An có vi phạm pháp luật không ? Vi phạm pháp luật gì ? (Bài 15) a/Tình huống: An đã vi phạm pháp luật hành chính. b/ Cụ thể là vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về tuổi của người điều khiển xe gắn máy. Bài 17. Trong dịp tổng kết các hoạt động bảo về, chăm sóc và giáo dục trẻ em của ban dân số, gia đình và trẻ em phường, bạn Vân ( một học sinh lớp 9 ) rất muốn tham gia ý kiến về các quyền trẻ em nhưng lại băn khoăn không hiểu mình có quyền tham gia góp ý kiến không. Theo em Vân có quyền tham gia góp ý kiến không? Vì sao? Vân có thể tham gia bằng cách nào? (Bài 16) - Vân có quyền tham gia. - Vì: công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. - Vân có thể tham gia bằng cách: thông qua đại biểu hội đồng nhân dân xã để đưa ý kiến của mình đến cuộc họp. Bài 18. Năm nay Nga 12 tuổi, đang học lớp 6. Nhà Nga ở gần cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc do ông Tâm làm chủ. Đã nhiều lần Nga chứng kiến cảnh cơ sở này xả chất thải độc hại xuống dòng sông cạnh đó, gây ô nhiễm nặng nề. Dù rất bất bình với việc làm đó nhưng Nga còn do dự không biết mình đã đủ tuổi để thực hiện quyền tố cáo hay chưa. Hỏi: Theo em Nga có quyền tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường của ông Tâm hay không? Nếu có, Nga có thể thực hiện bằng cách nào? (Bài 16) - Nga có quyền tố cáo hành vi đó. Vì pháp luật quy định tất cả mọi công dân đều có quyền tố cáo. - Nga thực hiện bằng cách: + Trực tiếp: Báo cáo với cơ quan chức năng. + Gián tiếp: Gửi đơn thư hoặc phản ảnh qua phương tiện thông tin đại chúng. Bài 19. Có bạn cho rằng bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của các chú bộ đội, học sinh còn nhỏ, chưa có nhiệm vụ đó. Em có tán thành ý kiến của bạn đó không? Vì sao?( Bài 17) Không tán thành ý kiến của bạn đó, vì: - Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của tất cả mọi công dân, trong đó có học sinh. Bảo vệ Tổ quốc không chỉ là trực tiếp cầm súng đánh giặc (thực hiện nghĩa vụ quân sự), mà còn những nhiệm vụ khác như xây dựng quốc phòng toàn dân, bảo vệ trật tự an ninh xã hội, thực hiện chính sách hậu phương quân đội..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> - HS chưa đến tuổi làm nghĩa vụ quân sự, nhưng vẫn có trách nhiệm và có thể làm những việc vừa sức để đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Bài 20. Khi bàn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bạn Như và bạn Quỳnh đưa ra 2 ý kiến sau đây: - Ý kiến của Như: Bảo vệ đất nước là nghĩa vụ của các lực lượng quân đội, công an và của người lớn. Học sinh thì chưa đủ năng lực để thực hiện nghĩa vụ đó. - Ý kiến của Quỳnh: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc chỉ phải thực hiện khi có chiến tranh, còn trong thời bình thì chúng ta nên tập trung làm tốt nghĩa vụ xây dựng đất nước là đủ. - Em đồng tình với ý kiến nào? Tại sao? (Bài 17) -Tình huống: + Cả hai ý kiến của Như và Quỳnh đều chưa đúng. + Bởi vì, bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả mọi người dân. - Học sinh chúng ta cũng có thể thực hiện nghĩa vụ đó với những công việc vừa với lứa tuổi. Ngoài ra nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc không chỉ thực hiện khi có chiến tranh mà cả trong thời bình. Bởi vì trong thời bình, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang có nhiều âm mưu xâm hại đến sự toàn vẹn lãnh thổ và cuộc sống bình yên của nhân dân. *** Có người cho rằng: Tảo hôn chỉ ảnh hưởng tới đời sống bản thân chứ không ảnh hưởng gì tới đời sống gia đình và cộng đồng. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao? ***Hãy nhận xét hành vi trộm cắp tài sản của công dân và xem tài liệu trong giờ kiểm tra thuộc loại vi phạm pháp luật gì? - Hành vi trộm cắp tài sản của công dân là vi phạm pháp luật hình sự (còn gọi là tội phạm) vì đây là hành vi xâm phạm đến tài sản công dân, gây nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật hình sự. - Xem tài liệu trong giờ kiểm tra là vi phạm kỷ luật vì đây là hành vi trái với nội quy nhà trường. *** Một em bé 5 tuổi do nghịch lửa làm cháy nhà bếp của nhà hàng xóm không chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình vì: - hành vi đó không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật: Trẻ 5 tuổi chưa có đủ khả năng nhận thức và điều khiển được việc làm của mình. Tham khao BT sgk.
<span class='text_page_counter'>(17)</span>