Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.01 KB, 20 trang )

1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cơ sở huyện .
Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2.
1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo
2. Ngày sáng kiến được áp dụng:
Sáng kiến đã áp dụng trong năm học 2020-2021
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2.
Ở bậc Tiểu học, mỗi mơn học đều góp phần vào việc hình thành và phát
triển nhân cách con người. Trong các mơn học đó, cùng với phân mơn Tập đọc
trong mơn Tiếng Việt có vị trí hết sức quan trọng. Đọc là một hoạt động của lời
nói, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói âm thanh, là quá trình chuyển
tiếp hình thức chữ viết thành đơn vị nghĩa khơng có âm thanh.
Đọc trở thành một địi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu
tiên, trẻ em phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học. Đọc giúp các em
chiếm lĩnh được một môn ngôn ngữ để dung trong giao tiếp và học tập. Đọc là
một công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập.
Đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học suốt đời. Nó là nhu cầu tối
thiểu của con người thời đại.
Năng lực hoạt động này thể hiện bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc và viết. Trước
hết, môn Tập đọc giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn
giọng, đọc diễn cảm một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm hiểu bài. Các
q trình đó có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Qua
việc đọc, học sinh chiếm lĩnh được tri thức văn hóa của dân tộc, tiếp thu nền văn
minh của loài người thông qua sách vở, biết đánh giá cuộc sống xã hội, tư duy.
Qua hoạt động học, tình cảm thẩm mĩ của các em được nâng cao nên tầm hiểu
biết để nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức của các em có chiều



2
sâu hơn. Đọc đúng, đọc hay cũng là kĩ năng của ngơn ngữ văn học. Qua đó giáo
dục tình cảm, đạo đức cho học sinh. Đồng thời phát huy sự sáng tạo và khả
năng tư duy cho các em học sinh.
Cả hai hình thức trên đều khơng thể tách rời nhau. Chính vì vậy, dạy đọc có
một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học.
Với học sinh lớp 2 các em bước đầu biết đọc thì giáo viên cần hướng dẫn,
đọc đúng, đọc nhanh, đọc lưu lốt trơi chảy.
Thực hiện chương trình GDPT 2018, bản thân tơi đang từng bước để tiếp
cận và tiến hành dạy tất cả các môn trong đó có mơn Tiếng việt. Từ đó người
giáo viên thấy rõ và xác định được việc dạy học tập đọc cho học sinh Tiểu học
nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết. Chúng ta
phải làm thế nào để thông qua môn tập đọc giúp học sinh không những đạt được
năng lực đọc mà phải hiểu nội dung của văn bản và các thể loại từ văn xuôi đến
thơ ca. Hiểu được ý đồ của tác giả và bút pháp nghệ thuật mà mỗi tác giả đã thể
hiện trong tác phẩm. Giáo viên phải tìm phương pháp tiếp cận làm cho học sinh
có cảm tình với bài đó, thúc đẩy học sinh biểu lộ tình cảm, thái độ tự nhiên
thơng qua giọng đọc.
Trong thực tế hiện nay, để thực hiện được vấn đề này, người giáo viên phải
thay đổi cách dạy để các em có thể nắm bắt được tri thức - thực hiện việc dạy
theo hướng đổi mới.
Mặc dù lâu nay các thầy cô giáo đã và đang thực hiện việc rèn đọc đúng cho
học sinh, nhất là đối với học sinh Tiểu học nhưng điều đó vẫn cịn bị hạn chế.
Bản thân tôi là một giáo viên Tiểu học đã trực tiếp dạy lớp 2 tơi thấy được
q trình dạy đọc đúng cho học sinh Tiểu học là rất quan trọng. Đối với học sinh
lớp 4-5 việc đọc diễn cảm và đọc đúng đã là vấn đề khó thì đối với học sinh lớp
2 nói riêng lại càng khó hơn nhiều. Bởi vì các em đều là học sinh mới làm quen
với bài văn, bài thơ ở tháng 2 của học kỳ II. Nhưng nếu được quan tâm rèn
luyện đọc thì các em sẽ đọc tốt. Nhự cụ thể ở lớp tơi chủ nhiệm có một vài em

cịn đọc chậm ở lớp dưới chuyển lên, gây khó khăn trong quá trình dạy học do
tốc độ đọc của các em không đồng đều.


3
Thực tế khảo sát chất lượng phân môn tập đọc đầu năm của học sinh cho
thấy học sinh phát âm còn mang đậm tiếng địa phương, hay sai phụ âm đầu vần
và dấu thanh. Học sinh thường phát âm sai phụ âm: s, x, ch, tr và các thanh hỏi –
ngã. Học sinh đọc bài chưa biết ngắt nghỉ dấu chấm, dấu phẩy trong một bài
văn, bài thơ.
Đối với những đối tượng học sinh đó, nếu giáo viên dựa trên hướng dẫn
của sách giáo khoa để tổ chức lớp bằng phương thức giáo viên hỏi - học sinh trả
lời, thì không đem lại nhiệu quả cao, bộc lộ nhiều nhược điểm trong việc quản lí
lớp cũng như khả năng kích thích hứng thú học tập của học sinh tham gia tìm
hiểu xây dựng bài. Đặc biệt là việc rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh còn hạn
chế, và sau một giờ, một bài học sinh ít có khả năng đọc hay, diễn cảm và hiểu
nội dung bài một cách đầy đủ. Học sinh không quan tâm tới phương pháp đọc
của mình. Do đó, các em cịn yếu về năng lực đọc.
Chính vì vậy, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi rất băn khoăn những
vấn đề tồn tại trên. Vậy tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ
năng đọc cho học sinh lớp 2.” với mong muốn nâng giúp học sinh biết đọc
đúng, hay, có khả năng kể chuyện, giao tiếp tốt, viết đúng chính tả, viết được
những bài văn có đủ ý, trọn câu và ngày càng hứng thú đọc sách.
Khi viết đề tài, này tôi đã phát huy tất cả những kiến thức được học, được
bồi dưỡng qua các lớp học chuyên môn và học hỏi kinh nghiệm của đồng
nghiệp. Kinh nghiệm thực tế qua các giờ dạy mà đối tượng chính là học sinh của
mình. Đặc biệt là những kiến thức tôi đã được tham gia tập huấn trong các
modun của CTGDPT 2018. Do đó, tơi muốn đưa ra những phương pháp đặc
trưng ở góc độ chủ quan mà tơi đã tiếp thu được trong các kì bồi dưỡng hè.
3.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:

a. Ưu điểm:
- Được sự quan tâm sâu sát của phòng GD-ĐT huyện đặc biệt là bộ phận
chuyên môn Tiểu học huyện nhà.
- Được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường.


4
- Sự đồng thuận rất cao và sự hỗ trợ nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh, của
các đồn thể trong nhà trường và địa phương.
- Trong thực tế nhiều năm học qua, với yêu cầu sử dụng công nghệ thơng
tin đổi mới hình thức phương pháp dạy học của nhà trường, bản thân mỗi giáo
viên đã thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết học đã cung
cấp cho các em các kênh hình ảnh rất gần gũi và sinh động giúp các em hứng
thú hơn trong vệc học.
- Phần lớn học sinh ngoan, có ý thức tự giác học tập, rèn luyện.
- Đa số giáo viên nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao, luôn giúp đỡ,
học hỏi lẫn nhau.
- Đội ngũ giáo viên khối 2 trẻ, nhiệt tình, thân thiện ln quan tâm đến từng
đối tượng học sinh.
b. Nhược điểm:
* Học sinh:
- Do đặc điểm tình hình lớp tơi chủ nhiệm nói riêng, học sinh khối 2 nói
chung, ý thức học tập của các em chưa cao. Các em ít đọc sách, chưa có thói
quen say mê đọc sách. Nếu có đọc thì học sinh cũng chưa biết cách đọc, chỉ đọc
qua loa, đại khái, đọc cho có cho xong mà khơng chịu tìm hiểu.
- Đa số học sinh đọc chưa lưu lốt, cịn đánh vần, chưa ý thức được thói
quen tập trung chú ý khi đọc thầm.
- Học sinh chưa có thói quen chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. Khả
năng ngơn ngữ của các em cịn yếu, tư duy của các em chưa cao. Các em thường
phát âm lẫn các phụ âm đầu, vần, thanh.

- Phụ huynh chưa quan tâm đến việc đọc của con. Phụ huynh nghĩ rằng
việc dạy đọc cho con là việc của giáo viên. Phụ huynh chỉ quan tâm xem con có
làm tốn có tốt khơng, làm văn đã hay chưa?
* Giáo viên:
- Chưa tìm ra được phương pháp cụ thể cho từng hạn chế của học sinh.


5
Từ thực tế trên đã thôi thúc bản thân tôi nghiên cứu đề tài: “ Một số biện
pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2” góp thêm một phần nâng cao chất
lượng học sinh lớp 2C nói riêng và chất lượng giáo dục trường Tiểu học Nguyễn
Duy Hiệu nói chung. Vì vậy, việc tìm ra một số biện pháp để khắc phục được
tình trạng nêu trên. Đó là mục đích chính của đề tài này.
3.2. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của
giải pháp đã biết:
- Căn cứ hướng dẫn và nhiệm vụ năm học 2020-2021 của trường Tiểu học
Nguyễn Duy Hiệu.
- Dựa vào Nghị quyết hội nghị CB - GV - CNVC đầu năm học 2020-2021,
nên bản thân tôi đã lập kế hoạch ngay từ đầu năm học 2020-2021.
- Để dạy tốt phân mơn Tiếng việt lớp 2 nói chung và phân mơn Tập đọc nói
riêng, điều đầu tiên người giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, sách
giáo khoa, phải nghiên cứu kĩ bài dạy và tìm xem đồ dùng nào, phương pháp
nào phù hợp với bài dạy như : nhóm đồ vật, tranh vẽ,…
- Nhiều người nghĩ rằng phân mơn Tập đọc đơn giản, khơng có gì là khó.
Đơi khi chính giáo viên đang trực tiếp dạy cũng rất chủ quan và cũng có những
suy nghĩ tương tự như vậy, nhưng thực tế để học sinh lớp 2 đọc tốt là một điều
khó vì nó liên quan đến những môn học khác. Làm nền để học các môn học
khác được tốt hơn. Ví dụ như một em học sinh có tố chất về Tốn học, kĩ năng
tính tốn nhanh nhưng kĩ năng đọc của em không được tốt thì liệu em có đọc đề
và hiểu nội dung bài tốn u cầu gì khơng? Vì vậy trong q trình dạy học tôi

đã phân ra từng cách luyện cho học sinh như sau:
3.2.1. Giáo viên đọc mẫu
Giáo viên đọc mẫu một cách chuẩn xác, phù hợp với từng văn bản. Biết
hướng dẫn học sinh về cách đọc; sử dụng các biện pháp, hình thức tổ chức dạy
học thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động rèn kĩ
năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm để tìm hiểu nội dung bài, tham gia các trị
chơi luyện đọc, ...) phát triển kĩ năng đọc cho học sinh.


6
Tôi luôn chú trọng cách đọc mẫu làm thế nào cho hấp dẫn, lôi cuốn được
các em bắt chước cách đọc diễn cảm.
Ví dụ : Bài thơ: ''Cơ giáo lớp em ''
Giáo viên đọc mẫu với giọng tình cảm, trìu mến, nhấn giọng ở các từ ngữ
gởi tả, gợi cảm: mỉm cười, tươi, thoảng,
3.2.2 Luyện phát âm đúng.
Yêu cầu đầu tiên đối với biện pháp này là luyện khả năng đọc chính xác.
Luyện đọc chính xác thực chất là rèn luyện ngữ âm cho học sinh.
Thống kê lỗi phát âm ở lớp mà các em hay sai, tôi quy về 3 loại sau đây:
+ Sai phụ âm đầu : ch/tr , s/x , …
+ Sai vần : ac/at, âc/ât, ân/âng , on/ôn,..
+ Sai dấu thanh : dấu ngã đọc thành dấu hỏi .
Ví dụ : "đã'' đọc là ''đả '', ''ngã ba'' đọc là ''ngả ba'' , ...
Để dạy cho học sinh phát âm đúng, tôi không quên rèn kĩ năng nghe. Ở
đây vai trò giọng đọc của giáo viên rất quan trọng. Giữa nghe và phát âm có mối
quan hệ rất chặt chẽ cho nên rèn luyện kĩ năng nghe cũng hỗ trợ rất nhiều cho kĩ
năng đọc.
Lỗi mà học sinh còn phát âm sai do 2 nguyên nhân :
+ Nguyên nhân chủ quan : như nói lắp , nói ngắn lưỡi, khó đọc do tật bẩm
sinh .

Ví dụ : s / x : sung / xung , sâu / xâu , ….
+ Nguyên nhân khách quan : do cách phát âm sai của phương ngữ tạo cho
các em thói quen nghe và nói từ khi nhớ .
Để chữa lỗi phát âm sai tôi dùng biện pháp giảng giải trên cơ sở lí thuyết
ngữ âm và ý nghĩa từ .
Cho học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần.
3.2.3 Luyện đọc nhanh và diễn cảm.
Từ chỗ đọc đúng âm, đúng thanh tiến tới cho học sinh đọc được mức độ
cao hơn : Đọc rành mạch, tốc độ đọc 50 tiếng / phút, nắm được ý cơ bản của bài,


7
đọc lưu loát và bước đầu đọc diễn cảm bằng đọc thành tiếng và đọc thầm, đọc
chữ in và đọc chữ viết .
Tơi chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện, uốn nắn cho từng học
sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm để nhiều học sinh được tham gia và tham
gia nhiều lần đọc trong một tiết học. Xen kẽ đọc đồng thanh để tạo khơng khí
lơi cuốn học sinh yếu, học sinh hay rụt rè vào hoạt động học. Đảm bảo toàn bộ
học sinh được tham gia luyện đọc và càng được đọc nhiều lần càng tốt.
a. Đọc rành mạch:
- Cho học sinh đọc theo từng từ, cụm từ để luyện đọc từng câu chứ không
đọc từng con chữ, từng chữ rời rạc.
b. Đọc lưu loát :
Từ mức độ đọc rành mạch, tôi hướng dẫn các em nâng dần lên mức độ đọc
lưu loát tức là biết đọc theo cụm từ, tốc độ đọc nhanh hơn, đọc rành mạch và
theo ngữ điệu có dấu câu .
c. Đọc diễn cảm :
Muốn học sinh đọc tốt, trước tiên tôi đọc mẫu hoặc chọn một học sinh đọc
thật diễn cảm. Tơi sẽ cho học sinh phân tích bài đọc mẫu. Tôi sẽ hỏi các em
những câu hỏi đơn giản:

- Khi đọc bài này / đoạn này ngắt hơi ở đâu ?
- Những từ ngữ nào chúng ta cần nhấn giọng?
- Bài này/ đoạn này nói lên điều gì?
Từ những câu hỏi gợi mở, học sinh sẽ hình thành được ý thức ban đầu về
đọc hay, đọc diễn cảm.
Sau khi phân tích xong, tơi sẽ cho học sinh bắt đầu luyện đọc và thi đọc với
nhau.
Tôi đã kịp thời động viên, khích lệ các em, tạo hứng thú cho các em qua
q trình đọc.
Đọc diễn cảm có nhiều mức độ, nhưng ở lớp 2 tôi chỉ dừng lại ở mức biết
phân biệt lời tác giả, lời nhân vật, đọc văn đối thoại, đọc phân vai.Tập cho học
sinh ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, thể hiện được cảm xúc của mình vào trong bài.


8
3.3. Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp:
* Trình độ chun mơn:
- Giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo.
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng tác, tích cực học hỏi để nâng cao
năng lực chuyên môn.
* Cơ sở vật chất:
- Áp dụng tại lớp 2C Trường Tiểu học Nguyễn Duy Hiệu.
- Có cơ sở vật chất đảm bảo cho việc giảng dạy, học tập tại trường như:
máy vi tính, tivi, tranh, các bài hát, đồ dùng học tập.
* Thu thập tài liệu:
- Sách giáo viên Tiếng Việt 2 tập 1-2.
- Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tập 1-2.
- Bộ tranh dạy Tập đọc .
* Các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp quan sát, nhận xét.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp điều tra, đàm thoại.
3.4. Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
3.4.1. Giáo viên đọc mẫu diễn cảm:
Giáo viên đọc mẫu một cách chuẩn xác, phù hợp với từng văn bản. Biết
hướng dẫn học sinh về cách đọc; sử dụng các biện pháp, hình thức tổ chức dạy
học thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động rèn kĩ
năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm để tìm hiểu nội dung bài, tham gia các trò
chơi luyện đọc, ...) phát triển kĩ năng đọc cho học sinh.
Tôi luôn chú trọng cách đọc mẫu làm thế nào cho hấp dẫn, lôi cuốn được
các em bắt chước cách đọc diễn cảm.
Ví dụ : Bài thơ: ''Cô giáo lớp em ''
Giáo viên đọc mẫu với giọng tình cảm, trìu mến, nhấn giọng ở các từ ngữ
gởi tả, gợi cảm: mỉm cười, tươi, thoảng,


9
Ví dụ : Bài : ''Bà cháu''.
- Đọc mẫu giọng to, rõ ràng, thong thả, phân biệt giọng đọc ở các nhân vật,
nhấn giọng ở các từ gợi tả: nảy mầm, vất vả, kết bao nhiêu là trái vàng trái bạc,
móm mém,... ''
+ Người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.
+ Giọng cô tiên: trầm ấm, dịu dàng: “ Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ
cực khổ như xưa, các cháu có chịu khơng?”. Nhấn giọng ở các từ "Gieo hạt đào,
giàu sang, sung sướng''.
+ Giọng hai anh em: Cảm động, tha thiết, kiên quyết. Nhấn giọng các từ,
cụm từ: ''nhớ bà , xin bà sống lại '' .
Đối với các bài thơ, tuỳ theo từng thể loại thơ mà tôi hướng dẫn học sinh
cách đọc sao cho đúng nhịp câu thơ.

Ví dụ : Bài thơ : '' Gọi bạn''
Lang thang / quên đường về/
Chạy khắp nẻo / tìm Bê
Đến bây giờ Dê Trắng/
Vẫn gọi hoài:/ “Bê!//Bê!//
Bài thơ “Gọi bạn” thuộc thể thơ 5 chữ, thể hiện tình bạn cảm động giữa Bê
Vàng và Dê Trắng. Việc đọc diễn cảm thường gắn liền với ngữ điệu nên tôi
thường dùng cử chỉ, nét mặt, để làm tăng thêm tính gợi cảm của câu văn. Vì vậy
khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được khơng khí trong lớp học thoải
mái để học sinh có tâm trạng chờ đợi và chú ý nghe giáo viên đọc và cũng từ đó
các em học tập và bắt chước thầy.
3.4.2. Luyện phát âm
Chức năng của môn Tập đọc là luyện đọc nên rèn cho học sinh phát âm
đúng, đọc trôi chảy là mục tiêu đầu tiên của tiết học.Vì vậy đây là biện pháp đầu
tiên mà tôi áp dụng và áp dụng trong tất cả các giờ Tập đọc.
Muốn học sinh đọc đúng, đọc ngắt giọng, nhấn giọng dẫn đến đọc diễn cảm
người giáo viên phải giúp các em phát âm chuẩn, đọc đúng loại câu, đúng ngữ


10
điệu câu. Giúp các em tự hiểu nội dung bài, xác định đúng loại câu, ngữ điệu,
biết sắm vai. Ngoài ra còn phải biết cách tổ chức một giờ học nhẹ nhàng, sinh
động. Xây dựng phong trào thi đua đọc đúng, đọc hay, ngoài ra kết hợp với việc
rèn đọc trong tất cả các môn học khác giúp các em tích cực hố việc học mơn
Tiếng Việt. Như chúng ta đã biết học sinh Tiểu học nói riêng đặc biệt là học
sinh nơng thơn khi nói và đọc đều mắc một sai lầm là đọc tiếng địa phương,
hoặc với những tiếng có phụ âm quặt lưỡi như s - x; r-d; dấu ? - ~ đều đọc cố
nhấn để phát âm cho rõ nên làm mất cái hay, cái tự nhiên khi đọc. Điều này làm
cho các em cảm thấy xấu hổ mất tự tin khi đọc, hạn chế việc đọc của các em mất
đi sự hứng thú với môn học này. Mà quy trình dạy tập đọc theo hướng đổi mới

của lớp 2 như chúng ta đều nắm được gồm các bước chính sau:
+ Luyện đọc đúng
+ Tìm hiểu nội dung
+ Luyện đọc nâng cao (rèn đọc hay, dọc diễn cảm)
Chính vì vậy, khi dạy Tập đọc chúng ta phải chú ý quan tâm đến tất cả các
đối tượng học sinh trong lớp mình và khi dạy học chúng ta phải phụ thuộc vào
trình độ của học sinh, phải hướng dẫn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn. Nếu
học sinh đọc chưa tốt, đọc còn ngọng, sai và ấp úng thì giáo viên phải dừng lại ở
bước 1 là luyện đọc đúng. Nếu học sinh đọc đúng, đọc tốt rồi thì giáo viên dành
cho luyện đọc nâng cao (bước 3). Động viên các em và giao nhiệm vụ cho cả
lớp cùng giúp bạn bằng cách không trêu ghẹo, đùa mà tạo cơ hội cho bạn sửa
chữa.
Qua tìm hiểu tôi thấy đại đa số các em đọc giọng địa phương là do các
nguyên nhân sau: do môi trường sống (nhiều hơn), do phương ngữ.
a. Rèn phát âm đúng từ chứa tiếng khó
Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học
sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Giáo viên cần nắm được cụ thể học
sinh nào hay phát âm sai và sai ở chỗ nào để kịp thời sửa chữa.


11

LUYỆN ĐỌC NỐI TIẾP CÂU

LUYỆN TẬP NỐI TIẾP ĐOẠN
Rèn cho học sinh có ý thức nói và đọc thật đúng, chuẩn. Luôn luôn nhắc
nhở các em rèn đọc đúng không chỉ trong các tiết rèn đọc mà cả trong các giao
tiếp hàng ngày.
Trong giờ Tập đọc giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh kèm cặp nhau
đọc, đọc trong nhóm. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tốt kèm cho học sinh đọc

chưa tốt. Nhắc nhở các em cùng bảo nhau có ý thức phát âm đúng trong mọi tình
huống. Tập cho học sinh quan sát lời nói của giáo viên, của bản thân mình để
đọc, nói cho đúng. Trong các giờ Tập đọc, giáo viên gọi học sinh đọc khá tốt đọc
bài và yêu cầu các em đọc thầm theo, tìm những tiếng khó đọc, các phụ âm hay


12
đọc sai. Gọi học sinh phát hiện và phát âm giáo viên kết luận và sửa lại cách
phát âm cho các em.
Ví dụ:
Trong lớp có nhiều em khi đọc ln phát âm sai âm “s” thành “x” hoặc là
thanh “~” thành thanh “?” “ ươc – ươt”, “uôc – uôt”. Trường hợp này giáo viên
gọi học sinh khá phát âm chuẩn đọc trước, các em phát âm sai nghe, đọc lại, đọc
nhiều lần cho đến khi đọc đúng.
Trong những tiết học khác, giáo viên cho các em đó đọc nội dung hoặc yêu
cầu của bài, chú ý xem các em đó có mắc lỗi nữa khơng để kịp thời uốn nắn
hoặc sửa chữa.

HỌC SINH LUYỆN ĐỌC NHĨM ĐƠI
b. Rèn đọc đúng câu, đoạn văn
Để đọc đúng, đọc hay các câu văn dài, đoạn văn tiêu biểu,...giáo viên phải
nói đến tiêu chí cường độ và tư thế khi đọc. Cho học sinh biết khi mình đọc thành
tiếng là người đọc có thể đọc cho mình hoặc cho người khác hoặc cho cả hai.
Trong các giờ Tập đọc, Kể chuyện giáo viên chú ý nhận xét sửa sai cho học
sinh về cách đọc, cách kể chuyện thật chu đáo để làm cơ sở cho việc đọc bài mới
được tốt hơn. Khi đọc nối tiếp câu, phát hiện ra học sinh nào chưa đúng cần sửa
chữa ngay. Khi đọc phải diễn được ý trọn vẹn, không được bỏ ngỏ.


13

Khi đọc nối tiếp đoạn theo tôi nên cho các em một số câu hỏi gợi mở để
các em thảo luận tìm ra cách đọc cho mỗi đoạn (hoặc giọng đọc của các nhân
vật) sau đó giáo viên sẽ là người chốt lại cách đọc. Khi đọc đoạn gọi một học
sinh đọc, gọi học sinh nhận xét bạn và đọc lại, chú ý đọc ngắt, nghỉ và nhấn
giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm cho phù hợp.
Ngoài việc sửa chữa trong mỗi tiết Tập đọc và các môn học khác, thì cuối
mỗi buổi học tơi cịn giao những bài tập đọc nhỏ để học sinh tự luyện đọc ở nhà
và về nhà đọc trước bài của ngày hôm sau. Hàng ngày, kiểm tra về cách đọc của
học sinh và nhận xét. Q trình này tơi thực hiện thường xun và ln khuyến
khích các em.
3.4.3. Luyện đọc ngắt giọng
Qua điều tra thực tế tôi thấy ở học sinh lớp 2 nói chung chưa biết cách đọc
ngắt giọng. Để học sinh biết ngắt giọng trong khi đọc, trước hết phải hướng dẫn
các em đọc đúng. Từ việc đọc đúng đó sẽ hướng dẫn các em đọc đúng cách ngắt
giọng. Muốn đạt được điều đó cần phải dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa
các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc tuyệt đối không được tách từ ra làm
hai, không tách từ chỉ loại với danh từ nó đi kèm theo. Khơng tách giới từ với
danh từ đi sau nó, khơng tách quan hệ từ là với danh từ đi sau nó.
Ví dụ: Khơng được đọc ngắt giọng:
Tự xa/ xưa thưở nào
Trong rừng/ xanh sâu thẳm
(Gọi bạn - Tiếng Việt 2 tập 1 trang 28)
Hay:
Con ve cũng/ mệt vì hè nắng oi
Mẹ là/ ngọn gió của con suốt đời.
(Mẹ - Tiếng Việt 2 tập 1 trang 101)
Mà phải đọc:
Tự xa xưa / thưở nào
Trong rừng xanh / sâu thẳm
(Gọi bạn - Tiếng Việt 2 tập 1 trang 28)



14
Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi…
Mẹ là ngọn gió / của con suốt đời.
(Mẹ - Tiếng Việt 2 tập 1 trang 101)
Khi đọc các bài văn xuôi cũng vậy, việc ngắt giọng phải phù hợp với dấu
câu. Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, trùng hợp với danh giới ngữ
đoạn.Trên thực tế học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu văn dài có
cấu trúc phức tạp hoặc mắc lỗi ngay ở câu ngắn. Nhưng các em chưa nắm được
quan hệ ngữ pháp giữa các từ.
Ví dụ:

Ơng già bẻ bó đũa một/ cách dễ dàng
Dê trắng thương/ bạn quá
Bàn tay mẹ/ quạt mẹ đưa gió về

Vì vậy trước khi giảng một bài cụ thể giáo viên cần dự tính những chỗ học
sinh hay ngắt giọng sai để xác định điểm cần luyện ngắt giọng.
Ví dụ: Bài: Dậy sớm
Tinh mơ / em thức dậy
Rửa mặt / rồi đến trường
Núi giăng hàng / trước mặt
Phải lưu ý về cách ngắt nhịp vì theo dự tính học sinh sẽ ngắt
Tinh mơ em / thức dậy
Rửa mặt rồi / đến trường
Núi giăng / hàng trước mặt
Trong khi đó xét về mặt ý nghĩa và lí thuyết trọng âm hai câu đầu ngắt nhịp
2/3 và câu sau ngắt nhịp 3/2.
Bên cạnh dạy học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa, ngữ

pháp còn cần phải dạy ngắt giọng biểu cảm, nhằm gây ấn tượng về cảm xúc,
nhằm tập trung sự chú ý của người nghe vào những từ ngữ mang trọng âm ngữ
nghĩa.
Ví dụ: Đó là chỗ ngừng lâu hơn trong các câu thơ cuối bài:
Mẹ / là ngọn gió của con suốt đời.//


15
3.4.4. Luyện đọc nhấn giọng
Qua việc giảng dạy và thực tế trên lớp, để giúp học sinh đọc diễn cảm, đọc
nhấn giọng người giáo viên cần phải thực hiện các nội dung sau:
Chuẩn bị kĩ cho việc dạy nhấn giọng.
Tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy để hiểu rõ và cảm thụ sâu sắc bài, giúp học
sinh đọc có hiệu quả hơn.
Ví dụ : Bài: “Quà của Bố” ( Tiếng Việt 2- tập 1 trang 106)
Đọc chậm rãi diễn tả hình ảnh về người bố, nhấn giọng ở các từ tả về món
q của người bố.
Bài: Thương ơng (Tiếng Việt 2- tập 1 trang 83)
Ở bài này giáo viên hướng dẫn học sinh đều đọc ở nhịp 2/2, các câu thơ
đọc giọng vui, cần ghi rõ từ nhấn mạnh (hoặc gạch chân) những đoạn câu cần
ghi trọng âm, kí hiệu ngắt ( / ), nghỉ ( // ), lên giọng (  ), xuống giọng (  ), kéo
dài (  ).
Trong từng bài giáo viên sẽ dự tính những lỗi học sinh sẽ mắc, giọng đọc
cả bài, đoạn cần nhấn mạnh, tốc độ đọc.
Giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học. Phương tiện trực quan chủ yếu
trong giờ Tập đọc là bài đọc và ngôn ngữ của giáo viên. Vì vậy, giáo viên cần sử
dụng triệt để sách giáo khoa để học phân môn Tập đọc đạt kết quả tốt. Đồ dùng
dạy học thông thường trong tiết Tập đọc là tranh mẫu và một số vật thực mơ
hình để giảng từ và ý. Ngoài ra giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ để ghi nội dung
bài, ý, câu thơ cần luyện đọc. Tuy nhiên khi lên lớp còn có nhiều tình huống mới

mẻ cần xử lý. Song theo tôi sự chuẩn bị của giáo viên càng chu đáo thì lên lớp sẽ
chủ động và sáng tạo hơn rất nhiều, giờ dạy sẽ đạt kết quả hơn mong đợi.
Hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học, đọc và cảm thụ là hai khâu có quan
hệ mật thiết với nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc của học sinh tốt hơn. Tuy
nhiên , đối với học sinh lớp 2 đọc đúng, đọc diễn cảm chưa cao nên việc đọc
đúng của học sinh cần chú trọng hơn. Ở đây viêc đọc ngắt giọng, nhấn giọng
được chú ý vào những học sinh đã đọc tốt . Khi học sinh đã đọc chuẩn, nhanh thì
trong mỗi tiết học giáo viên khêu gợi vốn hiểu biết sẵn có của học sinh phát huy


16
tư tưởng của các em để tái hiện được bức tranh mà tác giả vẽ lên bằng ngơn ngữ
sinh động.
Ví dụ: Bài: Sáng kiến của bé Hà (Tiếng Việt 2 tập 1 trang 78)
- Theo em bé Hà có những sáng kiến gì?
- Hà đã tặng ơng món q gì?
- Bé Hà trong truyện là một cô bé như thế nào?
Với những câu hỏi trên cùng với những câu hỏi gợi ý nội dung bài học sinh
sẽ tìm ra cách đọc thích hợp để diễn tả được cái khơng khí tưng bừng của cả gia
đình bé Hà. Bên cạnh đó, một trong những biện pháp để bồi dưỡng học sinh cảm
thụ văn học là làm bài tập. Để hướng tới đọc diễn cảm có sáng tạo, khi giảng bài
trên lớp, giáo viên cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm. Tuy nhiên chính nội dung
này đã quy định ngữ điệu của nó, nên khơng thể áp đặt sẵn giọng đọc của bài.
Ngược lại, điều này phải kết hợp luôn sự tự nhiên của học sinh đưa ra sau khi
hiểu sâu sắc và biết diễn đạt dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Để hình thành kĩ
năng đọc diễn cảm học sinh cần phải:
+ Biết thở sâu chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi đọc.
+ Rèn cường độ giọng đọc ( luyện đọc to)
+ Luyện đọc đúng
+ Đọc diễn cảm đúng.

Trong khâu luyện đọc, tôi tiến hành theo hai bước:
Luyện đọc theo câu, đoạn: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu các câu, đoạn
tôi tiến hành cho học sinh đọc ngay, điều này có tác dụng hình thành cách đọc
diễn cảm sát với nội dung bài vừa đề cập. Với những câu, đoạn khó, giáo viên
cần gợi ý cho học sinh xác định đọc câu, đoạn văn đó và yêu cầu học sinh đọc
diễn cảm .
Ví dụ: Dùng một gạch xiên ( / ) đánh dấu ngắt; hai gạch xiên ( // )đánh dấu
chỗ nghỉ và gạch chân từ ngữ cần nhấn giọng ở đoạn văn sau:
Ví dụ: Ngày xưa / ở làng kia,/ có hai em bé ở với bà.// Ba bà cháu rau
cháo nuôi nhau / tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.//
(Bà cháu- Tiếng Việt 2- tập 1 trang 86)


17
Với những câu có nhiều cách đọc, giáo viên nêu vấn đề cho nhiều em nêu
ra cách đọc và giúp các em nhận ra cách đọc đúng, đọc diễn cảm (đọc ngắt
giọng, đọc nhấn giọng)
Đọc toàn bài - đây là bước thực hiện sau khi học sinh đã đọc theo từng
đoạn. Đọc toàn bài giúp học sinh cảm thụ một cách tổng thể sắc thái của nội
dung tác phẩm. Ở bước này giáo viên cần động viên khuyến khích cách đọc biểu
lộ tình cảm riêng, tích cực trong đổi mới phương pháp giáo dục dạy học.
Ngoài những biện pháp trên người giáo viên có thể kết hợp nội dung luyện
đọc lồng ghép với trò chơi như: Thả thơ, truyền điện, chạy tiếp sức
Với những biện pháp dạy học trên kết hợp với sự động viên kích lệ kịp
thời, tơi nhận thấy lớp học của mình có sự tiến bộ rõ nét.
3.4.5. Luyện đọc diễn cảm
Muốn rèn cho các em đọc diễn cảm thì trước hết phải rèn cho các em đọc
đúng, đọc ngắt giọng và nhấn giọng đã. Đọc diễn cảm là đọc văn bản sao cho
giọng điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản, thể hiện được tình
cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với

nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản. Đọc diễn cảm có nhiều mức độ:
- Biết nhấn mạnh các từ quan trọng trong câu.
Ví dụ: Trong bài Cây dừa - Tiếng Việt 2 tập 2 trang 88 có câu
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Khi đọc giáo viên phải lưu ý học sinh đọc nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả,
gợi cảm như: toả, dang tay, gật đầu.
- Biết thể hiện ngữ điệu (Sự thay đổi cao độ, trường độ của giọng đọc) phù
hợp với từng loại câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến).
- Biết đọc giọng phân biệt lời kể của tác giả và lời nhân vật.
- Biết đọc phân biệt lời của của các nhân vật.
Ví dụ : Trong bài Tập đọc “ Một trí khơn hơn trăm trí khôn” - Tiếng Việt 2
tập 2 trang 31- Khi đọc giọng Chồn lúc hợm hĩnh, lúc thất vọng, cuối truyện lại
rát chân thành. Còn giọng Gà Rừng lúc khiêm tốn, lúc bình tĩnh, tự tin.
- Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong đoạn văn
hoặc văn bản.


18

CÁC TỔ THI ĐỌC VỚI NHAU

TUYÊN DƯƠNG CÁC EM ĐỌC TỐT TRONG TIẾT HỌC
3.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
Đề tài này được áp dụng đối với phân môn tập đọc cho tất cả các khối lớp,
đặc biệt hiệu quả cao đối với học sinh lớp Hai.
Tôi đã áp dụng đề tài này đối với học sinh lớp mình. Trong các đợt sinh hoạt chun
mơn, tơi nhân rộng áp dụng trong tổ và đã nhận thấy rõ hiệu quả của đề tài. Tôi hi vọng những
biện pháp nêu trên có thể nhân rộng trên địa bàn huyện.


Phân loại học sinh

Giữa học kì I
Cuối học kì I
Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ %
Học sinh đọc tốt
10
34,5
14
48,3
Học sinh đọc khá tốt 9
31
11
37,9
Học sinh đọc chậm
10
34,5
4
13,8
4. Những thơng tin cần được bảo mật : Khơng

Giữa học kì II
Tổng số Tỉ lệ %
19
65,6
9
31
1
3,4



19
5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Khi áp dụng các biện pháp nêu trên vào thực tế giảng dạy tôi thấy các biện
pháp có tính hiệu quả cao, giúp cho kĩ năng đọc của học sinh tiến bộ rõ rệt.
Đồng thời phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập. Một
khi các em đọc tốt thì khơng những góp phần nâng cao chất lượng mơn Tiếng
Việt mà cịn giúp các em học tốt hơn những môn học khác.
Như vậy, để giúp các em có kĩ năng đọc đúng, ngày càng đọc lưu loát, đọc
hiểu, đọc diễn cảm hơn thì giáo viên cần phối hợp các biện pháp trên một cách
thường xuyên, linh hoạt. Có làm như thế mới theo sát được từng học sinh, kịp
thời uốn nắn, sửa chữa những chỗ sai của từng em, giúp các em ngày một tiến
bộ hơn trong học tập. Bên cạnh đó chúng ta cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Nắm được đặc điểm, tâm sinh lí của học sinh trong lớp.
- Phân hóa các đối tượng học sinh để có kế hoạch dạy phù hợp.
- Gặp gỡ cha mẹ học sinh trao đổi kết quả học tập của con em và yêu cầu
phụ huynh cần quan tâm nhắc nhở các em rèn đọc trong thời gian ở nhà. Hướng
cho các em nói đúng chính âm khi giao tiếp với mọi người, hạn chế phát âm
theo tiếng địa phương.
Bên cạnh đó bản thân tơi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Người giáo viên phải chuyên tâm, say sưa, nhiệt tình trong cơng việc,
khơng ngừng học tập để nâng cao kiến thức và năng lực giảng dạy của mình
trong nhà trường. Có kế hoạch
- Có kế hoạch phụ đạo học sinh và thường xuyên học hỏi đồng nghiệp
trong quá trình giải quyết những khó khăn.
- Có kiểm tra theo dõi, đánh giá rút kinh nghiệm sau từng đợt kiểm tra.
- Dự giờ chéo giáo viên lẫn nhau học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của đồng
nghiệp.
- Cần mềm mỏng, khéo léo, động viên học sinh trong giảng dạy, thay lời

chê bai bằng những lời khen ngợi dù là những tiến bộ nhỏ nhất của các em.
- Biết lắng nghe và thu nhận thông tin phản hồi từ phụ huynh và sự chỉ đạo
của Ban giám hiệu; giữ mối liên hệ tốt giữa nhà trường – gia đình – xã hội.


20
Trên đây là một số kinh nghiệm đúc kết trong q trình giảng dạy của
mình. Tơi hi vọng với kết quả đạt được ở trên sẽ góp phần nhỏ bé nâng dần chất
lượng dạy và học của nhà trường ngày một tốt hơn.
6. Lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến của
tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:
Đề tài này không mất nhiều thời gian nghiên cứu,không tốn tiền nhiều để
làm đồ dùng nhưng lại áp dụng có hiệu quả.
Tơi đã áp dụng kinh nghiệm này vào năm học 2020-2021 và chất lượng
tăng lên rất nhiều.
Hầu hết các em nắm chắc được kiến thức cơ bản và đọc tốt hơn, trôi chảy hơn.
Đặc biệt các em đã biết phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.



×