Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Đề cương công nghệ và nghiên cứu khoa học doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.12 KB, 2 trang )

1- Khái niệm về Khoa học, Công nghệ và NCKH? Đặc điểm cơ bản của NCKH
Khoa học
Khoa học là hệ thống những tri thức về các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy,
về những biện pháp tác động đến thế giới xung quanh, đến sự nhận thức và làm biến đổi thế
giới đó phục vụ cho lợi ích của con người.
Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của
vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành
trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống
tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
- Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy một cách ngẫu nhiên từ trong
đời sống hàng ngày
- Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy một cách hệ thống nhờ hoạt
động NCKH.
Công nghệ và NCKH
Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ,
phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Công nghệ (Technology) gồm 2 phần: phần kỹ thuật của công nghệ (phần cứng –
Hardware) và phần thông tin của công nghệ (phần mềm – Software).
Hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát
triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.
Và gọi chung là nghiên cứu khoa học công nghệ
Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy
luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.
NCKH bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng. Vậy, NCKH là tìm kiếm những
điều chưa biết, là sáng tạo PP mới và phương tiện kỹ thuật mới.
Đặc điểm cơ bản của NCKH
- NCKH bắt đầu từ việc phát hiện đề tài (các mâu thuẫn, các mặt thiếu sót của lý
thuyết và thực tiễn v.v của một sự kiện hoặc hiện tượng nào đó và không thể giải quyết
bằng những điều đã biết) → Phải nghiên cứu tìm tòi!
- NCKH là quá trình thực hiện đề tài bằng con đường đề xuất và chứng minh một giả


thuyết khoa học về một sự kiện hoặc hiện tượng mới
Phân theo chức năng NC:
+ Nghiên cứu mô tả: Hiện trạng (→ phân loại)
+ Nghiên cứu giải thích: Nguyên nhân
+ Nghiên cứu giải pháp: Giải pháp xử lý
+ Nghiên cứu dự báo: Nhìn trước
Phân theo tính chất sản phẩn NC :
+ NC cơ bản
+ NC ứng dụng
+ NC triển khai
- Sản phẩm của NCKH là THÔNG TIN
+ Vật mang thông tin: sách báo, băng hình, …
+ Vật mang công nghệ: nguyên lý vận hành, vật liệu chế tạo, …
- Đặc trưng của sản phẩm NCKH là MỚI
2- Trình tự lôgíc về nội dung của NCKH? Sản phẩm của NCKH?
3- Phân biệt các khái niệm: Phát hiện, Phát minh và Sáng chế?
4- Khái niệm về phương pháp NCKH và phân loại?
5- Các PPNC thực tiễn? Với chuyên môn của bạn thì thường sử dụng PP nào
và khi vận dụng cần lưu ý đến vấn đề gì?
6- Các PPNC lý thuyết? Với chuyên môn của bạn thì thường sử dụng PP nào
và khi vận dụng cần lưu ý đến vấn đề gì?
7- Khái niệm về đề tài NCKH và phân loại? ở góc độ cá nhân thì làm thế nào
để có đề tài NCKH? Anh/Chị đang hoặc dự kiến theo đuổi vấn đề khoa học nào trong
lĩnh vực chuyên ngành của mình?
8- "Sự kiện khoa học đối với người nghiên cứu tựa như không khí nâng đỡ
đôi cánh chim trên bầu trời" (Pavlov I.P.). Anh/Chị hãy bình luận câu nói này?
9- Cấu trúc của một bài báo công bố kết quả NCKH? Anh/Chị đã hoặc dự kiến
viết bài báo KH nào chưa và để viết nó cần chú ý vấn đề gì?
11- Cấu trúc của một bản báo cáo kết quả đề tài NCKH? Để viết báo cáo này
theo Anh/Chị cần chú ý vấn đề gì?

12- Trình bầy cấu trúc của một bản Đề cương đề tài NCKH? Nội dung cơ bản
của bản đề cương này là gì?
13- Trình bầy cấu trúc của một bản Đề cương LVThS? Nội dung cơ bản của
bản đề cương này là gì?
14- Khi đọc một tác phẩm khoa học (bài báo, sách, v.v ) cần viết tóm tắt và
bình luận những thông tin gì?
15- Để trình bầy một vấn đề KH (hoặc bảo vệ luận văn tốt nghiệp) và để có thể
trở thành một người diễn thuyết giỏi theo Anh/Chị cần phải làm gì và phải rèn luyện
những phẩm chất gì?

×