Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

báo cáo thực tập Tại Công ty CP Giao nhận vận tải Ngoại Thương Vinatrans Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.17 KB, 72 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
MỤC LỤC
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
i
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
PTNN : Phát triển nông nghiệp
UBND : Ủy ban nhân dân
PTNT : Phát triển nông thôn
HTX : Hợp tác xã
CB CNV : Cán bộ, công nhân viên
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
BCTC : Báo cáo tài chính
BCQT : Báo cáo quản trị
NVL : Nguyên vật liệu
CCDC : Công cụ , dụng cụ
TSCĐ : Tài sản cố định
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
GTGT : Giá trị gia tăng
TK : Tài khoản
CTGS : Chứng từ ghi sổ
TNBQ : Thu nhập bình quân
LNST : Lợi nhuận sau thuế
TSbq : Tài sản bình quân
BTC : Bộ tài chính
NCTT : Nhân công trực tiếp
HĐKD : Hoạt động kinh doanh
TAĐĐ : Thức ăn đậm đặc


TAHH : Thức ăn hỗn hợp
TA : Thức ăn
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
ii
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
HH : Hỗn hợp
KT : Kinh tế
ĐĐ : Đậm đặc
CP : Chi phí
K/C : Kết chuyển
SX : Sản xuất
SXKD : Sản xuất kinh doanh
SXC : Sản xuất chung
TT : Thực tế
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
iii
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
SƠ ĐỒ
Bảng 1.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty..............................5
Bảng 2.1 : Lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất kho.......................................................31
Bảng 2.3 : Bảng tổng hợp tiêu hao NVL.................................................................33
Bảng 2.4 : Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 621.1.............................................34
Bảng 2.5 : Chứng từ ghi sổ số 088.........................................................................35
Bảng 2.6 : Sổ cái tài khoản 621...............................................................................36
Bảng 2.7 : Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 1/2009.39
Bảng 2.10 : Sổ cái tài khoản 622.............................................................................42
Bảng 2.11 : Bảng tính khấu hao TSCĐ bộ phận sản xuất thức ăn gia súc tháng
1/2009.......................................................................................................................45
Bảng 2.12 : Chứng từ ghi sổ số 178........................................................................46

Bảng 2.13 : Chứng từ ghi sổ số 134........................................................................47
Bảng 2.14 : Chứng từ ghi sổ số 152........................................................................48
Bảng 2.15 : Sổ cái tài khoản 627.............................................................................49
Bảng 2.16 : Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 627.1...........................................49
Bảng 2.17 : Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 154.1...........................................51
Bảng 2.18 : Sổ cái tài khoản 154.............................................................................51
Bảng 2.19 : Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ..................................................53
Bảng 2.20 : Bản phân tích chi phí............................................................................55
+/-..............................................................................................................................63
%...............................................................................................................................63
1. Định mức giá đơn vị NVL...................................................................................63
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
iv
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, đặc biệt trong xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển bền vững cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh
doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản
phẩm, phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi
đúng đắn. Để có được điều đó, một trong những biện pháp là mỗi doanh
nghiệp, đều không ngừng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản
ánh trung thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh, tính đúng,
đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa
ra được các phương án thích hợp trong việc sản xuất kinh doanh, xác định giá
bán sản phẩm từ đó đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Chính
vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác
định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất.

Việc hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc
làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa.
Tuy nhiên, hiện nay kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
thức ăn chăn nuôi trong Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và
Phát triển Nông nghiệp Hà Nội vẫn còn một số những tồn tại như sau :
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa kế toán vật tư và thủ kho trong
khâu nhập kho NVL.
- Phương pháp tính giá thành chưa phản ánh chính xác giá thành đơn vị
sản phẩm hoàn thành.
- Chi phí NVL trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất
trong giá thành sản phẩm, là mục tiêu chính để hạ giá thành sản phẩm, nhưng
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
trong quá trình sản xuất Công ty lại không theo dõi bám sát để xác định tỷ lệ
hao hụt.
- Việc khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng không phản ánh
chính xác chi phí sản xuất sản phẩm do máy móc thường không sử dụng hết
công suất ...
Xuất phát từ những tồn tại ở trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của
mình nhằm hoàn thiện quá trình hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và
Phát triển Nông nghiệp Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, em đã
lựa chọn đề tài : “ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC
MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ
NỘI “ làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Ngoài mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm ba chương :
Chương 1 : Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, tổ
chức sản xuất và yêu cầu quản lý chi phí ảnh hưởng đến công tác kế toán

chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty TNHH Nhà
nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Chương 2 : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát
triển Nông nghiệp Hà Nội
Chương 3 : Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát
triển Nông nghiệp Hà Nội
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Minh Phương cùng các
cán bộ nhân viên phòng kế toán của Công ty đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
em hoàn thành chuyên đề này !
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM, TỔ CHỨC
SẢN XUẤT VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ CHI PHÍ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG
TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông
nghiệp Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND Thành phố Hà
Nội có trụ sở tại 136 – Hồ Tùng Mậu – Từ Liêm – Hà Nội, được sáp nhập từ
nhiều đơn vị của ngành nông nghiệp Thủ đô và thực hiện chuyển đổi mô hình
tổ chức hoạt động ngày càng có hiệu quả, khẳng định hướng đi chiến lược của
một ngành nông nghiệp Thủ đô.
Tiền thân Công ty là Trạm Giống Cây Trồng được thành lập ngày
15/7/1975 theo Quyết định 682/QĐ-TC của Ủy ban Hành chính Thành phố.
Ba năm sau, ngày 12/8/1978, UBND Thành phố Hà Nội đã ký Quyết định số

3403/TC-CQ về việc thành lập Công ty Giống cây trồng Hà Nội trực thuộc Sở
Nông nghiệp và PTNT Hà Nội với chức năng, nhiệm vụ là : Tổ chức sản xuất,
chỉ đạo sản xuất, thu mua và cung ứng giống cây trồng ( giống lúa, giống rau,
giống màu ... ) cho sản xuất nông nghiệp và HTX ngoại thành Hà Nội.
Từ diện tích đất quản lý lúc đó khoảng 40 ha, đội ngũ CBCNV 210
người trong đó có 21 kỹ sư. Phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
được chuyển từ chuyên môn hóa sang sản xuất kinh doanh tổng hợp, đa dạng
ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm, và đã có những sản phẩm được sản xuất
từ quy trình công nghệ kỹ thuật cao. Công ty được thành lập lại theo Quyết
định số 2816/QĐ-UB ngày 14/11/1992 của UBND Thành phố Hà Nội.
Năm 2004, thực hiện Nghị Quyết 05/NQ-TW của Trung ương Đảng và
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
Quyết định của UBND Thành phố về “ Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả DNNN “, quy mô tổ chức Công ty được mở rộng. Bắt
đầu từ sáp nhập Công ty Vườn quả Du lịch Từ Liêm vào Trung tâm kỹ thuật
Rau Hoa Quả ( Quyết định số 4135/QĐ/UB ngày 5/7/2004 ), sau đó tiếp tục
sáp nhập các đơn vị : Trung tâm kỹ thuật Rau Hoa Qủa, Công ty Bắc Hà,
Công ty Tam Thiên Mẫu, Công ty vật tư Nông nghiệp Thanh Trì, Công ty
giống cây trồng Yên Khê vào Công ty giống cây trồng Hà Nội theo Quyết
định số 6720/QĐ-UB ngày 28/9/2004 của UBND Thành phố Hà Nội.
Với hàng ngàn tấn giống lúa nguyên chủng và siêu nguyên chủng,
giống rau, đậu, khoai tay, ngô, lạc ... hàng triệu cây giống hoa, hàng chục vạn
cành giống cây ăn quả đặc sản Hà Nội như : Cam canh, bưởi Diễn, hồng xiêm
Xuân Đỉnh, hồng Nhân hậu ... đã cung cấp cho nông dân ngoại thành và các
tỉnh bạn, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp Thủ đô trong từng thời kỳ.
Ngày 23/11/2005, UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 198/2005/QĐ-
UB về việc chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động Công ty Giống Cây trồng
Hà Nội thành Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Giống Cây trồng Hà

Nội. Để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Thành phố
đã ra Quyết định số 8354/QĐ-UB ngày 23/12/2005 về việc đổi tên Công ty
TNHH Nhà nước Một thành viên Giống Cây Trồng Hà Nội thành Công ty
TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội. Được UBND sắp xếp chỉ đạo, Công ty
đã có những bước chuyển đổi về tổ chức và chức năng hoạt động, trở thành
một đơn vị lớn của ngành nông nghiệp Thủ đô.
Một số nét khái quát về Công ty :
- Tên Công ty : Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và
Phát triển Nông nghiệp Hà Nội.
- Địa chỉ : 136 Hồ Tùng Mậu – Thị trấn Cầu Diễn – Từ Liêm – Hà Nội.
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
- ĐT : 04.7643447
- Fax : 048370268
- Website : http: // www.hadico.com.vn
- Chủ tịch – Tổng giám đốc : Phan Minh Nguyệt
- Vốn điều lệ : 30.000.000.000 ( 30 tỷ đồng ).
Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông
nghiệp Hà Nội là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có tư cách pháp nhân,
được phép mở tài khoản ở tất cả các ngân hàng trong nước và quốc tế.
Với những cố gắng không ngừng nghỉ trong thời gian qua Công ty đã
đạt được những thành tựu đáng kể. Dưới đây là một số kết quả phản ánh năng
lực hoạt động của Công ty qua một số năm :
Bảng 1.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Đơn vị tính : 1000Đ
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
CL 2008 – 2007 CL 2009 - 2008

Tiền % Tiền %
Doanh thu HĐKD
45780845 77935726 104972671 32154881 70.24% 27036945 34.69%
Chi phí HĐKD
47194668 79222264 103991901 32027596 67.86% 24769637 31.27%
Lợi nhuận thuần
HĐKD
-1413823 -1286538 980770 127285 -9.00% 2267308 -176.23%
Lợi nhuận khác
2316732 2324985 70103 8253 0.36% -2254882 -96.98%
Lợi nhuận sau thuế
902908 1038446 1050873 135538 15.01% 12427 1.19%
Tổng tài sản bình
quân
76987289 117063248 186765046 40075959 52.06% 69701798 59.54%
LNST/TS bq
0.0117 0.0089 0.0056 -0.0028 -23.93% -0.0033 -37.08%
TNBQ (người/tháng)
1400 1800 2000 400 28.57% 200 11.11%
( Nguồn : Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của Công ty qua các năm 2007, 2008, 2009 )
Qua số liệu thu thập được ở trên cho thấy từ năm 2007 đến năm 2009
kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty như sau :
- LNST liên tục tăng qua các năm là tín hiệu tốt. Tuy nhiên, trong 2
năm 2007 và 2008 lợi nhuận đem lại chủ yếu là do hoạt động khác còn hoạt
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
động kinh doanh bị thua lỗ nghiêm trọng, trong năm 2009 tình hình này đã
được cải thiện đáng kể nhưng Công ty vẫn cần nhìn lại tìm hiểu nguyên nhân

để có hướng đi tốt hơn trong thời gian tới.
- Chỉ tiêu LNST/TSbq liên tục giảm quả các năm cho thấy hiệu quả của
việc sử dụng tài sản là không tốt, có chiều hướng đi xuống.
- TNBQ ( người/tháng ) liên tục tăng qua các năm là tốt, tuy nhiên với tình
hình làm phát, giá cả tăng vọt như hiện nay thì mức thu nhập này vẫn còn thấp.
Xu hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới :
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, Công ty đã và đang
đầu tư những dây truyền thiết bị hiện đại, không ngừng mở rộng quy mô sản
xuất, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu để hạ giá thành sản phẩm. Tiếp tục nâng
cao chất lượng, phát triển hệ thống đại lý, hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
Kế hoạch đến năm 2020 :
- Công ty vẫn tiếp tục bổ sung thêm vốn để mở rộng quy mô hoạt động,
mỗi năm đầu tư thêm khoảng 40% so với số vốn hiện có.
- Tiếp tục mở rộng thêm các lĩnh vực hoạt động mới như : vật liệu xây
dựng, xây dựng các khu du lịch sinh thái để phát triển du lịch ...
- Tiếp tục đầu tư theo chiều sâu để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường ...
- Tốc độ tăng doanh thu hàng năm đạt khoảng 30 ->40% , tốc độ tăng
lợi nhuận hàng năm đạt khoảng 10 ->20%.
1.2. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA
CÔNG TY
1.2.1. Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh
- Sản xuất kinh doanh hạt giống, giống rau hoa quả, giống cây cảnh,
cây lâm nghiệp, cây môi trường và các nguyên liệu giống rau hoa quả, giống
cây cảnh, cây lâm nghiệp, cây môi trường;
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại giống cây trồng, vật tư nông
nghiệp, thiết bị hàng hoá và nông sản thực phẩm;

- Trồng trọt, chăn nuôi;
- Nghiên cứu và chế biến nông sản, rau quả, thực phẩm;
- Dịch vụ tư vấn về quy hoạch và thiết kế vườn hoa, cây cảnh, công
viên, tư vấn đầu tư phát triển nông, lâm thuỷ sản;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu nông, lâm sản;
- Đại lý và kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp, nông sản thực
phẩm, vật tư thiết bị và hàng tiêu dùng;
- Sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu dược liệu;
- Sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản;
- Sản xuất, chế biến các hàng lâm sản, đồ mộc, xuất nhập khẩu đồ thủ
công mỹ nghệ;
- Sản xuất các loại nước giải khát, nước hoa quả;
- Sản xuất kinh doanh các loại phân bón, các chế phẩm phục vụ sản
xuất, nông, lâm, ngư nghiệp;
- Xử lý rác, sản xuất các chế phẩm xử lý môi trường;
- Nuôi trồng thuỷ đặc sản, xuất nhập khẩu thuỷ sản;
- Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống;
- Kinh doanh du lịch sinh thái, du lịch lữ hành;
- Kinh doanh Siêu thị, văn phòng cho thuê;
- Tổ chức hội thảo, hội chợ, triển lãm nông sản, hoa cây cảnh, hàng hoá
dịch vụ khác;
- Trông giữ các phương tiện, cho thuê địa điểm đỗ xe;
- Sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe máy, dịch vụ rửa xe;
- Kinh doanh vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách;
- Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
triển nhà, văn phòng cho thuê, nhà nghỉ, khách sạn, khu du lịch sinh thái và
dịch vụ thương mại;

- Tư vấn, lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư, thiết kế các công trình
kiến trúc, xây dựng dân dụng, giao thông thuỷ lợi, công trình điện, công trình
công viên;
- Xây dựng công trình dân dụng, thuỷ lợi, giao thông, điện, nước; san
lấp mặt bằng;
- Kinh doanh bất động sản;
- Sản xuất vật liệu xây dựng;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị nông nghiệp và các loại
máy móc, thiết bị thi công xây dựng;
- Kinh doanh các ngành hàng, vật tư, vật liệu xây dựng, trang thiết bị
nội ngoại thất và các hàng hoá tiêu dùng khác phục vụ đời sống và sản xuất;
- Khai thác và kinh doanh than, quặng;
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giầy dép;
- Sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì PP, PE, in ấn các loại bao bì và đồ nhựa;
- Thu mua, giết mổ gia súc, gia cầm;
- Kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm và các sản phẩm chế biến nông
sản, thực phẩm;
- Đầu tư, tổ chức quản lý và kinh doanh chợ./.
= > Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển
Nông nghiệp Hà Nội – là một Công ty kinh doanh tổng hợp, đa ngành, đa
nghề. Chính vì vậy các sản phẩm của Công ty rất phong phú, đa dạng. Do đó,
với thời gian và trình độ còn hạn chế em xin lựa chọn sản phẩm thức ăn chăn
nuôi là sản phẩm sẽ được nói đến trong chuyên đề thực tập của mình, vì lĩnh
vực thức ăn chăn nuôi là một trong những lĩnh vực quan trọng đem lại doanh
thu chính cho Công ty.
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Để một doanh nghiệp có thể tồn tại, hoạt động và phát triển thì một yêu

cầu không thể thiếu đó là việc tổ chức quản lý sao cho hợp lý với đặc thù
doanh nghiệp. Bộ máy quản lý trong doanh nghiệp là phải đáp ứng được yêu
cầu là phải đảm bảo hoàn thành những nhiệm vụ của doanh nghiệp, phải thực
hiện nghiêm túc chế độ thủ trưởng, chế độ trách nhiệm cá nhân trên cơ sở bảo
đảm và phát huy quyền làm chủ tập thể cho lao động trong doanh nghiệp.
Đồng thời nó cũng phải phù hợp với quy mô sản xuất, thích ứng được với
những đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của doanh nghiệp như loại hình sản xuất,
tính chất công nghệ, trình độ tự chủ sản xuất kinh doanh.
Nắm được yêu cầu trên, căn cứ vào đặc điểm quy mô và đặc thù sản
xuất kinh doanh của công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một
thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội đã lựa chọn mô hình tổ
chức của mình theo cơ cấu trực tuyến chức năng.
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ cơ cầu tổ chức của Công ty

Việc quản lý chi phí trong Công ty được phân cấp rõ ràng giữa các bộ
phận, chức năng – nhiệm vụ của từng phòng ban với việc quản lý chi phí
được cụ thể như sau :
- Trước tiên tham gia điều hành, quản lý chi phí quan trọng nhất là ban
giám đốc của Công ty bao gồm tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc.
Tổng giám đốc – Phan Minh Nguyệt, là người điều hành hoạt động
kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành
viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, đó là :
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
Chủ tịch – Tổng giám đốc
Các phó tổng giám đốc
Phòng
tài

chính
kế
toán
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Ban
quản

dự
án
Phòng
kế
hoạch
tổng
hợp
Phòng
khoa
học
kỹ
thuật
Ban
bảo
vệ
Các xí nghiệp trực thuộc công ty
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
+ Tổ chức điều hành hoạt động của Công ty

+ Báo cáo cơ quan có thẩm quyền và Ban lãnh đạo Công ty về kết quả
hoạt động kinh doanh của Công ty.
+ Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến chi phí của công ty, như
việc xây dựng, định hướng chi phí, hay phê duyệt kế hoạch thực hiện chi phí,
việc quản lý chi phí…
+ Có quyền quyết định bổ sung hay ra lệnh thu hồi chi phí không hợp
lý, hợp lệ.
+ Có quyền thành lập ban kiểm soát chi phí và nắm quyền điều hành
hoạt động ban quản lý chi phí này.
+ Kiến nghị các phương án, cơ cấu tổ chức Công ty để kiểm soát chi phí.
+ Kiến nghị các phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ
trong kinh doanh.
+ Chịu sự kiểm tra giám sát của tổ chức giám sát do chính phủ quy
định và của các cơ quan chức năng có thẩm quyền về việc thực hiện các chức
năng nhiệm vụ của mình theo quy định của luật doanh nghiệp nhà nước.
Các phó tổng giám đốc có nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ một phần công việc
cho tổng giám đốc. Các phó tổng giám đốc cũng có quyền hạn và nghĩa vụ
trong việc quản lý chi phí, kiểm soát, xây dựng kế hoạch thực hiện các dự án.
Nhiệm vụ cụ thể của các phó tổng giám đốc như sau :
+ Chấp hành và kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch, các chế
độ chính sách của Nhà nước và nội quy, quy định của Công ty, các chỉ thị
mệnh lệnh của giám đốc.
+ Phụ trách việc quản lý chi phí, mở rộng thị phần sản xuất trong nước
và nước ngoài.
+ Đề xuất với giám đốc những chủ trương biện pháp giải quyết khó
khăn trong sản xuất kinh doanh.
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
Khi giám đốc đi vắng thì mọi hoạt động của Công ty đều do các phó

giám đốc quyết định, việc phân công, phân nhiệm như vậy rất rõ ràng, không
gây ra hiện tượng chồng chéo công việc hay có những mảng công việc không
có ai quản lý hết.
- Ban quản lý dự án : Chịu trách nhiệm nghiên cứu các dự án đầu tư
phục vụ chiến lược phát triển kinh doanh theo chỉ đạo của Chủ Tịch - Tổng
giám đốc, thực hiện công việc quản lý dự án đầu tư theo uỷ quyền của chủ
đầu tư và theo quy định của Luật xây dựng và các quyết định có liên quan,
tham mưu cho Chủ Tịch - Tổng giám đốc quản lý đúng trình tự, thủ tục, quy
định của pháp luật đối với mọi hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
- Phòng tổ chức hành chính : Có nhiệm vụ nghiên cứu và đề xuất mô
hình, cơ cấu tổ chức Công ty cho phù hợp với từng thời kỳ sản xuất kinh
doanh, lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực toàn công ty trong từng giai
đoạn, thực hiện công tác quản lý nhân sự bao gồm tuyển dụng, tiếp nhận điều
động lao động, theo dõi sự biến động nhân sự trong toàn công ty và quản lý
hồ sơ cán bộ, quản lý hợp đồng lao động, làm các thủ tục ký kết hợp đồng lao
động, đề xuất thực hiện công việc về lương ... Phòng chịu trách nhiệm về tiền
lương, tiền thưởng, tiền phạt của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công
ty. Toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân công gián tiếp đều do
phòng này chịu trách nhiệm quản lý. Việc theo dõi ngày công lao động, kiểm
soát chi phí lao động cũng do phòng này chịu trách nhiệm.
- Phòng kế hoạch tổng hợp: Có trách nhiệm làm thống kê, thu thập, lưu
trữ, xử lý thông tin phục vụ công tác kế hoạch công ty, tổ chức xây dựng kế
hoạch hành năm, thực hiện công tác đôn đốc thực hiện kế hoạch và báo cáo
thống kê ... Phòng kế hoạch tổng hợp chịu mọi trách nhiệm về các hoạt động
kinh doanh của Công ty, từ khâu tìm hiểu thị trường, duy trì tốt và mở rộng
thị phần tiêu thụ sản phẩm cả trong nước và ngoài nước. Phòng có bộ phận
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
marketing chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin về khách hàng, cung cấp

các thông tin hữu ích cho việc quản lý chi phí của công ty, đưa ra các dự toán,
định hướng phát triển thị phần của Công ty.
- Phòng khoa học kỹ thuật: Tổ chức xây dựng các qui trình sản xuất,
các chỉ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho các loại cây trồng, xây dựng định
mức kinh tế kỹ thuật của Công ty, xây dựng các bộ tiêu chuẩn chất lương sản
phẩm, dịch vụ, quản lý các đề tài, dự án khoa học công nghệ trong toàn Công ty.
Phòng khoa học kỹ thuật có trách nhiệm đưa ra các thông tin chi phí của các
phương án sử dụng máy móc, công nghệ hay các thông tin về máy móc, công
nghệ cần sửa chữa, thay mới để từ đó ban giám đốc có quyết định cuối cùng giúp
cho việc quản lý chi phí khấu hao về máy móc, thiết bị trong Công ty đạt hiệu quả
hơn, tiết kiệm được chi phí.
- Ban bảo vệ: Nhiệm vụ của tổ bảo vệ là trông giữ, đảm bảo an toàn tài
sản của doanh nghiệp, kiểm tra tất cả các loại sản phẩm, hàng hoá trước khi ra
khỏi cổng cơ quan, phát hiện và sửa chữa kịp thời các trục trặc, hư hỏng về
điện nước vệ sinh trong Công ty…
- Cuối cùng là phòng tài chính kế toán : Chịu trách nhiệm lập kế hoạch
về tài chính, tổ chức hạch toán theo chế độ quy định của Nhà nước, điều hành
bộ máy kế toán của Công ty, thường xuyên phản ánh và cung cấp thông tin
kịp thời chính xác cho ban Giám đốc đồng thời giúp cho ban Giám đốc nắm
bắt được thực trạng tài chính của Công ty...
= > Mối quan hệ của bộ phận kế toán với các bộ phận khác của Công ty :
Bộ máy kế toán của Công ty được thực hiện ở phòng tài chính kế toán,
đây là nơi thu nhận và xử lý các chứng từ do các bộ phận, phòng ban khác gửi
đến. Mọi chứng từ liên quan đều phải trải qua phòng tài chính kế toán xét duyệt.
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
1.3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
1.3.1. Quy trình công nghệ
Sơ đồ 1.2 : Quy trình sản xuất thức ăn gia súc

Quy trình sản xuất thức ăn gia súc được thực hiện theo sơ đồ trên và có
thể cụ thể qua 5 giai đoạn sau : Nạp nguyên liệu -> Phân mẻ - sơ trộn ->
Nghiền, trộn nguyên liệu -> Ép viên -> Đóng bao.
* Nạp nguyên liệu : Nguyên liệu được nạp vào kho nguyên liệu của dây
truyền sản xuất bao gồm các loại sau :
- Nguyên liệu chính thường dùng là : sắn, cám, ngô, bột cá, bột huyết ...
- Các nguyên liệu khác bao gồm : lúa mì, cám mì (thô, mịn, viên), bột
xương, bột tôm, bột thịt, khô dầu lạc ...
Quá trình nạp nguyên liệu bao gồm các công việc sau :
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
Kho nguyên vật liệu
NVL qua nghiền
NVL không qua
nghiền
Qua máy trộn đảo NVL
Qua máy trộn đảo NVL
Đóng bao
Ép viên
Sản phẩm viên
Nhập kho
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
- Cân nguyên liệu trước khi vào tháp chứa : nguyên liệu được đưa qua 2
phễu để vào 2 cân. Cân nguyên liệu được hiệu chỉnh 3 tháng/lần bởi công
nhân bảo trì.
- Sau đó nguyên liệu được tải từ tầng hầm lên tháp chứa bằng hệ thống
gàu xích tải.
- Tiếp đến, nguyên liệu sẽ được loại bỏ tạp chất.
- Cuối của giai đoạn này, nguyên liệu được trữ ở các tháp chứa, mỗi
tháp chứa 1 loại nguyên liệu.

* Phân mẻ - sơ trộn : Trước khi vào bồn trộn, nguyên liệu được cân để
xác định số lượng theo kế hoạch sản xuất (mẻ trộn). Đây có thể coi là khâu
quan trọng nhất trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, vì với mỗi tỷ lệ trộn
khác nhau sẽ cho ra được một loại thức ăn gia súc khác nhau.
- Cân 5 tấn để cân nguyên liệu tỷ trọng nhẹ (cám ...), cân 2 tấn để cân
nguyên liệu tỷ trọng nặng (bột đá ...).
- Nguyên liệu được vít tải 511 và gàu tải 512 đưa vào bồn trộn (521, lầu
7) với số lượng đủ cho 1 lô sản xuất. Thời gian trộn là 30”
* Nghiền, trộn nguyên liệu : Các loại nguyên liệu sau khi trộn đều với
nhau sẽ tiếp tục được vít tải 522 đưa qua bồn chứa 530 rồi qua máy nghiền
(đối với NVL qua nghiền), sau đó tất cả sẽ được đưa qua máy trộn đảo NVL
một lần nữa để tiếp tục các giai đoạn tiếp sau.
* Ép viên :
+ Gàu tải 612 đưa sản phẩm đến máy sàng 613 (lầu 10) để sàng sạch.
+ Nếu là thức ăn dạng bột thì được chuyển luôn lên tháp chứa thành
phẩm để chờ đóng bao.
+ Nếu là thức ăn dạng viên thì chuyển lên bồn chứa chờ ép viên. .
+ Sau ép viên sản phẩm được đưa qua hệ thống làm nguội.
+ Nếu là thức ăn dạng mảnh thì sản phẩm tiếp tục đi qua hệ thống bẻ mi.
+ Sàng lại lần nữa cho đúng tiêu chuẩn về kích cỡ (716, 726).
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
+ Thành phẩm được đưa lên trữ ở 20 tháp chứa chờ đóng bao. Mỗi tháp
chỉ chứa 1 loại thành phẩm.
* Đóng bao : Công nhân sẽ thực hiện đóng bao sau khi thành phẩm
được đưa lên trữ ở 20 tháp chứa và đã được KCS kiểm tra, bao chứa phải đạt
các tiêu chuẩn về vật lí, hóa học để đảm bảo độ ẩm cho thức ăn, và đảm bảo
chất lượng cho sản phẩm.
= > Ảnh hưởng của quy trình công nghệ sản xuất đến đối tượng hạch

toán chi phí và tính giá thành sản phẩm :
Từ sơ đồ quy trình công nghệ trên ta thấy sản phẩm thức ăn chăn nuôi
của Công ty được sản xuất trên dây truyền công nghệ phức tạp, liên tục và
khép kín. Sản phẩm sản xuất phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất trên dây
truyền sản xuất và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tuy nhiên chỉ sản phẩm
hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng qua khâu kiểm tra chất lượng và nhập kho
mới xác định là thành phẩm và có giá trị sử dụng được. Sản phẩm của Công
ty được sản xuất ra với khối lượng lớn nhưng lại được phân chia thành một số
nhóm sản phẩm nhất định. Chính vì vậy, Công ty đã lựa chọn đối tượng hạch
toán chi phí là từng loại sản phẩm và đối tượng tính giá thành là kg sản phẩm
hoàn thành, điều này là hoàn toàn phù hợp.
Cũng do đặc điểm của sản phẩm thức ăn chăn nuôi là có vòng quay
ngắn các sản phẩm được sản xuất liên tục hàng tháng, do đó Công ty đã lựa
chọn kỳ tính giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi là theo tháng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự tiến bộ nhanh chóng của
khoa học công nghệ, Công ty đã không ngừng đổi mới, hiện đại hóa công
nghệ sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông
nghiệp Hà Nội đã tổ chức cơ cấu sản xuất thức ăn gia súc theo các phân
xưởng. Lao động được phân chia đều qua các phân xưởng sản xuất và được
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
bố trí theo từng công đoạn của dây truyền sản xuất. Các lao động làm việc
trong các phân xưởng sản xuất này đều tuân theo sự chỉ đạo chung của quản
đốc, phó quản đốc và đều hoạt động theo các tổ sản xuất rất khoa học và có
tính kỷ luật cao.
Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ tổ chức tại các phân xưởng
Trong đó :

- Quản đốc : là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất tại phân
xưởng, là người chịu trách nhiệm về tiến độ công việc, chất lượng sản phẩm
và an toàn của công nhân trong phân xưởng.
- Phó quản đốc : là người hỗ trợ, giúp việc cho quản đốc bao quát tình
hình toàn phân xưởng.
- Nhân viên kỹ thuật : là người chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật máy
móc, thiết bị trong phân xưởng.
- Công nhân thực hiện : là người trực tiếp tham gia tại các khâu của dây
truyền sản xuất dưới sự chỉ đạo của quản đốc và phó quản đốc.
1.4. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
1.4.1. Khái quát chung về bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ để thực hiện tốt công việc hạch toán,
quản lý tốt tài sản, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho quản lý với chi phí
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
Quản đốc
Phó quản đốc
Nhân viên kỹ thuật Công nhân thực hiện
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
thấp nhất luôn là mong muốn của các nhà lãnh đạo Công ty. Chính vì vậy, bộ
máy kế toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và Phát triển
Nông nghiệp Hà Nội lựa chọn áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung.
Sơ đồ 1.4 : Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Nhà nước
một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội áp dụng hình thức
kế toán tập trung.
Quan hệ chỉ đạo :
Quan hệ phối hợp :
Theo hình thức này, tất cả các công việc kế toán như : phân loại chứng
từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp và chi tiết,

tính giá thành, lập báo cáo, thông tin kinh tế đều được thực hiện tập trung ở
phòng kế toán của Công ty. Các bộ phận trực thuộc chỉ tổ chức khâu ghi chép
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế
toán
NVL,
CCDC
Kế
toán
TSCĐ
Kế
toán
lao
động –
tiền
lương
Kế
toán
thanh
toán
Thủ
quỹ
Kế
toán
chi phí
– giá
thành
Nhân viên kế toán các bộ phận
18

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
ban đầu và một số ghi chép trung gian cần thiết phục vụ cho sự chỉ đạo của
người phụ trách đơn vị trực thuộc và cho Công ty.
Phòng kế toán của Công ty có 7 người gồm 1 kế toán trưởng và 6 kế
toán phần hành, tất cả đều có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành kế
toán tại các trường thuộc khối ngành kinh tế. Phòng kế toán được trang bị đầy
đầy đủ phương tiện kỹ thuật tính toán để thực hiện toàn bộ công tác kế toán của
Công ty. Nhân viên kế toán của các bộ phận, do yêu cầu công việc chỉ là thực
hiện những ghi chép ban đầu và một số ghi chép trung gian cần thiết phục vụ
cho sự chỉ đạo của người phụ trách đơn vị trực thuộc và cho Công ty, cho nên
phần lớn nhân viên kế toán các bộ phận chỉ có trình độ trung cấp.
Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán :
- Kế toán trưởng : là người đứng đầu phòng kế toán do Ban lãnh đạo
Công ty bổ nhiệm trên cơ đề nghị của phó tổng giám đốc phụ trách tài
chính.Kế toán trưởng đóng vai trò của trưởng phòng kế toán,quản lý toàn bộ
bộ máy kế toán của Công ty, giúp việc phó tổng giám đốc tài chính, bao quát
chung toàn bộ tình hình tài chính, chịu trách nhiệm chính về chuyên môn.
Bên cạnh đó, kế toán trưởng còn thường xuyên kiểm tra việc ghi chép ban
đầu, báo cáo quyết toán theo quy định, tổ chức bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán
theo chế độ lưu trữ, trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho
các nhân viên kế toán căn cứ vào trình độ chuyên môn, năng lực thực tế của
từng cá nhân để đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ của phòng. Ngoài ra kế
toán trưởng còn kiêm luôn nhiệm vụ kế toán tổng hợp. Căn cứ vào bảng kê,
sổ tổng hợp kế toán, sổ cái tài khoản và liên hệ với các phần hành để lập các
BCTC và BCQT.
- Bộ phận kế toán NVL, CCDC : Kế toán phụ trách bộ phận này có
trách nhiệm ghi chép, phản ánh và tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá
trị NVL, CCDC hiện có.
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
19

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
- Bộ phận kế toán TSCĐ : kế toán phụ trách bộ phận này có trách
nhiệm ghi chép, phản ánh và tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị
TSCĐ (về nguyên giá và khấu hao) hiện có.
- Bộ phận kế toán lao động – tiền lương : có trách nhiệm phân loại lao
động, theo dõi lao động về thời gian, khối lượng và hiệu quả công việc, tính và tổ
chức việc hạch toán tiền lương, thưởng, phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Bộ phận kế toán thanh toán : chuyên theo dõi các khoản phải thu,
phải trả tổng hợp và chi tiết cho từng đối tượng có liên quan như khách hàng,
nhà cung cấp. Kế toán thanh toán còn đảm trách vai trò của kế toán doanh thu
và kế toán thuế với nhiệm vụ theo dõi, phản ánh doanh thu từ các hoạt động,
kê khai các khoản thuế, các khoản phải nộp Nhà nước theo chế độ quy định.
- Thủ quỹ : căn cứ vào các chứng từ tiền hợp lệ tiến hành thu tiền mặt
phía khách hàng và các bên liên quan, lĩnh tiền từ ngân hang về quỹ, xuất quỹ
khi có chứng từ hợp lệ. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của bộ phận kế
toán tiền lương để trả lương công nhân viên trong kỳ.
- Bộ phận kế toán chi phí – giá thành : có trách nhiệm tập hợp các chi
phí bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về tiền lương và chi phí sản
xuất chung, phân bổ và tính giá thành cho từng loại sản phẩm.
1.4.2. Đặc điểm của bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm của Công ty và mối quan hệ của bộ phận này với các bộ
phận khác trong phòng kế toán
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là bộ phận
rất quan trọng trong phòng tài chính kế toán của Công ty. Chức năng, nhiệm
vụ của bộ phận này được xác định như sau :
- Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng và phương
pháp tính giá thành một cách khoa học sao cho đạt hiệu quả nhất.
- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C
20

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp đã chọn,
cung cấp kịp thời thông tin, số liệu tổng hợp về các khoản mục chi phí, những
yếu tố chi phí quy định và xác định đúng giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá thành sản
phẩm thức ăn chăn nuôi theo các khoản mục quy định và kỳ tính giá đã xác định.
- Định kỳ, cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành
cho ban lãnh đạo Công ty, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định
mức chi phí, dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và các kế
hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng, đề xuất các
biện pháp để không ngừng tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm của Công ty.
Trong công tác kế toán, bộ phận kế toán chi phí – giá thành thường
xuyên có sự trao đổi, đối chiếu số liệu giữa các bộ phận khác nhằm phát hiện
sai sót và tổng hợp số liệu. Cụ thể :
- Bộ phận kế toán chi phí – giá thành đối chiếu CP NVL trực tiếp, CP
dụng cụ sản xuất với bộ phận kế toán NVL, CCDC về giá trị NVL, CCDC
xuất hàng kỳ.
- Bộ phận kế toán chi phí – giá thành đối chiếu với bộ phận kế toán
TSCĐ về số khấu hao TSCĐ trích hàng kỳ.
- Đối với bộ phận kế toán lao động – tiền lương, bộ phận kế toán chi
phí – giá thành sẽ phải đối chiếu hàng thàng tiền lương trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất và tiền lương nhân viên gián tiếp tại phân xưởng.
Chính vì vậy, phòng kế toán đã phát hiện các sai sót một cách kịp thời,
tránh được các sai sót trọng yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống sổ sách.
1.4.3. Đặc điểm về sổ sách, chứng từ và trình tự ghi sổ kế toán của hạch
toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty
1.4.3.1. Về chứng từ, sổ sách sử dụng
* Chứng từ hạch toán ban đầu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
- Chứng từ phản ánh hao phí về đối tượng lao động
Phạm Thị Duyên - Lớp: Kế toán 48C

21

×