Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.74 KB, 13 trang )

1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện .
Tên đề tài sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả” .
1- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Chuyên môn)
2- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10/10/2020
3- Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng của giải pháp đã biết:
Phân mơn Chính tả là một phân mơn có tầm quan trọng hàng đầu trong việc
dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học. Phân mơn Chính tả cịn là cơng cụ giúp
cho học sinh học tốt những môn học khác. Muốn viết đúng chính tả Tiếng Việt ta
phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được xác lập.
Tuy nhiên trong thực tế, đa số học sinh cịn viết sai chính tả rất nhiều. Có
những học sinh trong một bài chính tả viết sai hơn 20 lỗi. Khi chấm bài tập làm
văn của một số em tôi không thể hiểu các em muốn diễn đạt điều gì vì bài viết quá
nhiều lỗi chính tả. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập môn Tiếng
Việt cũng như những môn học khác của học sinh. Tôi luôn trăn trở làm thế nào để
các em viết đúng chính tả, hạn chế lỗi khi viết chính tả.
Từ những lí do trên, tơi suy nghĩ, tìm tịi tài liệu để tìm ra “Một số biện pháp
giúp học sinh viết đúng chính tả”, giúp các em viết đúng chính tả hơn và học tập
một cách tốt hơn.
Đề tài này được nghiên cứu ở lớp 5/3, Trường tiểu hoc Trần Quốc Toản Huyện từ tháng 10/2020 đến tháng 4/2021
Đầu năm học 2020 - 2021, lớp tơi có 25 em trong đó 15 nam và 10 nữ. Trong
q trình làm cơng tác chủ nhiệm lớp, tơi đã gặp những ưu điểm và nhược điểm
sau:


2


* Ưu điểm:
- Đa số các em được học từ mẫu giáo lên các lớp Tiểu học tại địa phương.
- Hầu hết thầy, cô giáo là người địa phương.
- Hiểu được một số nghĩa của từ hoặc vốn từ.
- Tham gia sinh hoạt tập thể trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Đa số giáo viên lớp 1 có nhiều kinh nghiệm nên giúp các em nắm vững
kiến thức chính tả.
- Được sự quan tâm của các ban ngành và một số phụ huynh.
- Việc thông tin hai chiều giữa giáo viên và phụ huynh được cập nhật.
* Nhược điểm:
- Ảnh hưởng của cách phát âm, trong đó có phát âm theo địa phương.
- Khả năng hiểu nghĩa của từ hoặc vốn từ còn giới hạn.
- Hạn chế của HS về bộ máy phát âm dẫn đến cách ghi âm khơng chính xác.
- Các vần, tiếng, từ khó chưa chú trọng đúng mức.
- Các em đã được học lớp mà giáo viên có giọng ở địa phương khác.
- Do học sinh chưa nắm chắc được luật chính tả.
- Do ảnh hưởng của dịch Covid.
- Do thiếu ý thức viết đúng chính tả
3.2. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo:
Với hai chức năng quan trọng nhất là làm phương tiện giao tiếp và làm
phương tiện để biểu hiện tư duy, tiếng mẹ đẻ trở thành môn học trung tâm trong
nhà trường tiểu học. Trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ, những phẩm chất quan
trọng nhất của con người được hình thành. Nếu khơng nắm ngơn ngữ, khơng có
những hiểu biết về tiếng mẹ đẻ thì rất khó hình thành tính tích cực xã hội của con
người. Theo Lê- nin : “ Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy”. Bởi lẽ đó, tư
duy và ngơn ngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Tư duy
của con người sẽ kém phát triển nếu thiếu ngôn ngữ. Ngược lại, tư duy phát triển
sẽ tạo những tiền đề để tăng vốn ngôn ngữ của con người. . Mặc dù có sự quan tâm
của cha mẹ học sinh nhưng việc quan tâm sâu hơn về chất lượng, kĩ năng kiến thức
thì cha mẹ học sinh cịn giới hạn nên tơi nhận ra tính giới hạn và phạm vi quan tâm

nào thuộc về nhà trường, giáo viên trong phạm vi dạy học để giúp các em học tốt
hơn.
Từ thực tế trên tôi đã không ngừng tập trung vào việc giảng dạy nhằm giúp
cho các em, thế hệ tương lai sau này được phát triển toàn diện ngang tầm với trình
độ dân trí mà đất nước u cầu.
Viết đúng chính tả là một yêu cầu quan trọng đối với học sinh khi sử dụng
Tiếng Việt. Chính tả là cách viết chữ hợp chuẩn, giữa nói và viết không biểu thị
nghĩa coi như là không hợp chuẩn. Với yêu cầu trên, để biết cụ thể về tình hình


3
mắc lỗi chính tả của học sinh, ngay cuối học kì I tơi đã khảo sát vấn đề viết chính
tả của các em với hình thức nghe - viết; nhớ - viết trên vở chính tả cũng như các vở
viết khác. Tơi đã tìm hiểu ngun nhân viết sai chính tả của các em. Có thể nêu ra
một số nguyên nhân chính sau đây:
a. Lỗi về âm đầu:
a.1) Học sinh viết sai lẫn lộn giữa d và gi.
Ví dụ: giơ tay ( phát biểu bài) viết thành dơ tay hoặc gia đình thì viết thành
da đình….
a.2) Học sinh viết sai lẫn lộn giữa ng - ngh; c – k- q; g – gh
Ví dụ: ngành viết thành nghành, gồ ghề viết thành ghồ ghề, cách làm viết
thành kách làm hoặc kỉ niệm viết thành cỉ niệm, của rơi viết thành quả rơi....
a.3) Học sinh viết sai lẫn lộn giữa s và x.
Ví dụ: chim sẻ thì viết thành chim xẻ hoặc xẻ gỗ thì viết thành sẻ gỗ…
b. Lỗi về âm cuối: Lỗi này tập trung ở 3 dạng sau:
b.1) Viết n thành ng hay ngược lại.
Ví dụ: bàn bạc viết thành bàng bạc hoặc cây bàng viết thành cây bàn….
b.2) Viết nh thành n hoặc ngược lại.
Ví dụ: bập bênh viết thành bập bên hoặc phía trên viết thành phía trênh……
b.3) Viết c thành t hoặc ngược lại.

Ví dụ: xanh biếc viết thành xanh biết hoặc hiểu biết viết thành hiểu biếc….
c. Lỗi về dấu thanh ( hỏi hay ngã).
Ví dụ: thước kẻ viết thành thước kẽ hoặc kẽ hở viết thành kẻ hỡ…..
Lỗi do đánh sai vị trí dấu thanh:
Ví dụ: con rùa viết thành con ruà; tàu thuỷ viết thành tàu thủy; hồ bình viết
thành hịa bình; buồng chuối viết thành bùơng chuối…..
d. Lỗi về vần.
Ví dụ: bầu rượu viết thành bầu rựu; múi bưởi viết thành muối bưởi; con
muỗi viết thành con mũi; củ khoai viết thành củ khoi; con cừu viết thành con cườu;
hươu sao viết thành hưu sao…..
Vậy học sinh mắc lỗi chính tả do những nguyên nhân sau:
- Do ảnh hưởng của cách phát âm, trong đó có phát âm theo địa phương.
- Do khả năng hiểu nghĩa của từ hoặc vốn từ còn giới hạn.
- Do hạn chế của HS về bộ máy phát âm dẫn đến cách ghi âm khơng chính
xác.
- Các vần, tiếng, từ khó chưa chú trọng đúng mức.
- Do thiếu ý thức viết đúng chính tả…
Nội dung của chính tả Tiếng Việt bao gồm nhiều vấn đề khá đa dạng và phức
tạp nhưng theo tôi, đối với học sinh lớp Năm chỉ cần tập trung vào mấy điểm sau:


4
* Một là xác định cách viết đúng các từ ngữ theo quy tắc của hệ thống từ
ngữ Tiếng Việt. Đặc biệt là vấn đề xác định cách viết đúng các từ ngữ khi đọc lên
nghe như giống nhau mà lại viết khác nhau. Điều này phụ thuộc vào sự phát âm
của mỗi vùng miền. Đối với vùng quê Quảng Nam chúng ta nói chung, Tam Lãnh
nói riêng, thường mắc phải những lỗi phổ biến về cách phát âm không chuẩn.
Chẳng hạn như:
“dơ bẩn” thì viết thành “giơ bẩn” hoặc “dang tay” viết thành “gian tay”;
“câu chuyện cịn nữa” thì viết “ câu chuyện còn nửa”.

* Hai là những quy tắc chính tả có tính quy định riêng như: viết hoa chữ cái
đầu câu, chữ cái đầu các dòng thơ, viết hoa tên riêng….thì lại viết tuỳ tiện khơng
tn thủ hoặc ngược lại.
“Trần Quốc Toản” thì lại viết “ trần quốc toản” hoặc bạn “Cúc” thì lại viết
bạn “ cúc”…..
Đối với quy định trên, nhiều lúc giáo viên không chú trọng nên học sinh có
thói quen viết tuỳ tiện dẫn đến viết sai trầm trọng.
* Ba là viết đúng dấu hỏi, dấu ngã.
Ví dụ: “mĩ mãn” thì viết thành “mỉ mản” hoặc “ngạo nghễ” lại viết là “ngạo
nghể”….
* Bốn là viết đúng về vần.
Ví dụ: “nải chuối” viết thành “nải chúi”…
Viết đúng chính tả khơng phải là một việc khó khăn gì. Song trong thực tế
đây thực sự là một việc khơng dễ chút nào. Nếu khơng chịu khó học cho thấu đáo
và rèn luyện thường xuyên nhất là học sinh tiểu học, dù có lên lớp nào đi chăng
nữa thì việc viết sai chính tả vẫn cứ tái diễn và một khi khơng có ý thức viết đúng
nó sẽ trở thành thói quen viết sai. Để viết đúng chính tả, một mặt phải học để nắm
thật chắc, thật đầy đủ các quy tắc chính tả chung, mặt khác, phải học và ghi nhớ
thuộc lòng cách viết các trường hợp cụ thể, riêng lẻ, hầu như khơng có quy
tắc.Trong những năm gần đây học sinh viết chính tả thường mắc nhiều lỗi. Một số
em chưa nắm được quy tắc chính tả đơn giản. Điều đó đã gây ảnh hưởng khơng
nhỏ đến sự tiếp thu tri thức văn hóa, khoa học, đến q trình giao tiếp, tư duy. Học
sinh khơng thể chuyển lời nói dưới dạng văn bản viết, vốn là một loại văn bản có
khả năng chuyển đạt và bảo lưu mọi tư tưởng của loài người qua mọi thời gian,
trong mọi hoàn cảnh và với mọi đối tượng sử dụng.
Để khắc phục tình trạng học sinh trong lớp viết sai chính tả và giúp học sinh
viết đúng chính tả ngay từ nền tảng đầu của bậc tiểu học, một mặt tôi đã hướng dẫn
học sinh luôn phát âm chuẩn, nên tạo điều kiện cho học sinh được phát âm và tri
giác chữ viết, tự phân tích tiếng ( theo ba bộ phận: âm đầu, vần và thanh ) được
luyện theo thao tác chữ viết để ghi nhớ mặt chữ lâu hơn.Trong các tiết học chính tả



5
hoặc các tiết Tiếng Việt, tôi cho học sinh viết bảng con, viết vở, phân tích tiếng
khó, nắm chắc cấu tạo của từng tiếng khó và dấu thanh của chúng.
Mặc khác tôi đã áp dụng các biện pháp sau để hướng dẫn cho học sinh, cụ
thể như sau:
3.2.1. Biện pháp 1: Sửa cho HS lỗi viết sai phụ âm đầu, âm đệm (u, o),
âm chính (i, y)
Để sửa cho HS lỗi viết sai phụ âm đầu, âm đệm ( u, o), âm chính (i, y), tơi
đã hướng dẫn các em dựa vào các quy tắc viết chính tả sau:
a. Viết đúng phụ âm đầu ngh với ng.
* Viết đúng phụ âm đầu ngh:
Phụ âm đầu ngh luôn được viết trước các ngun âm: e, ê, i.
Ví dụ: Nghe ngóng, nghề nghiệp, nghỉ ngơi, nghi binh …
* Viết đúng phụ âm đầu ng:
Phụ âm đầu ng được viết trước nguyên âm cịn lại.
Ví dụ: Ngán ngẩm, ngại ngùng, ngỡ ngàng …
b. Viết đúng phụ âm đầu gh với g.
*t đúng phụ âm đầu gh:
Phụ âm đầu gh luôn được viết trước các nguyên âm: e, ê i.
Ví dụ: Ghế gỗ, ghi nhớ, ghe thuyền, ghềnh thác …
* Viết đúng phụ âm đầu g:
Phụ âm g được viết trước các nguyên âm cịn lại:
Ví dụ: gà gơ, gắn bó, gồ ghề, gậy gộc …
c. Viết đúng phụ âm đầu c, k, q:
* Phụ âm đầu c luôn được viết trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ơ, u, ư.
Ví dụ: cơng chức, cán bộ, ca nô, cường hào …
* Phụ âm đầu k luôn được viết trước các nguyên âm: e, ê, i.
Ví dụ: kĩ thuật, kinh doanh, kết nghĩa, kẻ chỉ …

* Phụ âm q luôn viết trước âm đệm u.
Ví dụ: quả trứng, vinh quang…
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ một số từ được phiên từ tiếng
vay mượn hoặc tiếng dân tộc ít người có thể viết k trước nguyên âm như: Vải ka ki,
Bắc Kạn …
d. Viết đúng phụ âm đầu s và x:
Hiện tượng học sinh lẫn lộn s và x cũng là do đặc điểm phát âm không phân
biệt nhau. Tôi giúp các em viết đúng dựa vào quy tắc phân biệt s và x như sau:
Phụ âm đầu x đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê, i: xuề xồ,
xoay xở, xoắn thừng, lịa xồ, xinh đẹp…
Phụ âm


6

đầu s không đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê, i: sụp đổ, suy nghĩ…
đ. Viết đúng phụ âm đầu d hay gi:
Để viết đúng âm đầu d hay gi ta dựa vào vần và dấu thanh
+ Phải viết phụ âm đầu là d mà không viết là gi khi nó đứng trước các vần
bắt đầu bằng : oa, uâ, uê, uy, iê : dọa nạt, doanh trại….
+ Phải viết phụ âm đầu là gi mà không viết là d khi gi đi với dấu hỏi và sắc:
giảng bài, con gián, học giỏi….
+ Phải viết phụ âm đầu là d mà không viết là gi khi d đi với dấu ngã và
nặng: dạn dĩ, dọn dẹp, dỗ dành….
3.2.2. Biện pháp 2: Sửa cho HS lỗi viết sai thanh điệu (dấu thanh):
* Viết đúng tiếng, từ có thanh hỏi - thanh ngã.
Đối với những từ phát âm không phân biệt hỏi/ ngã, khi gặp những từ bắt
đầu bằng một trong các phụ âm : m, n, nh, v, l, d, ng thì đánh dấu ngã ( mĩ mãn,
truy nã, vũ lực, vãng lai, phụ lão, dã man, ngơn ngữ, tín ngưỡng….) trừ tiếng ngải
trong từ ngải cứu; còn những từ bắt đầu bằng các phụ âm khác, hoặc khơng có phụ

âm đầu thì đánh dấu hỏi.
* Viết đúng vị trí dấu thanh.
Để các em viết đúng vị trí dấu thanh, tơi đã cho các em nắm chắc ở phần học
âm, vần như sau:
Dấu thanh chỉ ghi trên hoặc dưới âm chính, khơng ghi trên hoặc dưới phụ
âm:
+ Những tiếng có vần có hai con chữ hay cịn gọi âm đơi (ua, ơi, oi, ưa…)
thì phải đặt dấu ở âm chính thứ nhất tính trái sang phải của vần (mùa xn, màu
tím..). Ngồi ra có một số tiếng có chứa vần có 2 con chữ hay cịn gọi âm đôi ( vần
ngoại lệ: oa, oe, uê, uy, uơ) thì phải đặt dấu ở con chữ thứ hai tính từ trái sang phải
của vần (hoa huệ, xoè tay, tàu thuỷ).
+ Những tiếng có vần có 3 con chữ (n, m, ươi, ươn…) thì phải đặt dấu
ở con chữ thứ hai tính từ phải sang trái của vần (tuần lễ, múi bưởi….).
+ Những tiếng có vần có 4 con chữ (ng, oang, ương, oach…) thì phải đặt
dấu ở con chữ thứ hai tính từ phải sang trái của vần ( thu hoạch, buồng chuối,….).
3.2.3. Biện pháp 3: Sửa cho HS lỗi viết sai âm cuối:
Để sửa cho học sinh lỗi viết sai âm cuối, tôi đã giúp học sinh hiểu nghĩa một
số từ, cách viết cụ thể của từ đó để giúp học sinh khắc sâu các hiện tượng chính tả
và tôi thường xuyên cho các em làm bài tập chính tả phân biệt: Điền vần: n –
ng; ươn – ương; an – ang; ươc – ươt; uôc - uôt; en - eng; ên – ênh; êt – *êch; iêt
– iêc; ân – âng; ăn – ăng dưới dạng trò chơi: Rung chuông vàng vào các tiết ôn
luyện ( Một lần HS tham gia trị chơi thì tơi chọn 3 cặp vần phân biệt). Khi các em


7
đã điền vần xong, tôi cho các em đọc lại các từ đó và 3 tổ thi nêu câu chứa tiếng có
vần vừa ơn ở trên.
Ví dụ:
+ Điền vần: n – uông?
l……rau; b…. bán, rung ch……, cuồn c……..

+ Điền vần: en – eng?
cái k……, xà b……, cái k…….., e th……
+ Điền vần uôt – uôc?
con ch….., rau l……., v….. râu, th……. bài
*Tơi thường đưa ra hình thức thi đua khen thưởng cho những học sinh đạt
điểm cao nhất qua trò chơi hoặc những học sinh có nhiều tiến bộ trong việc viết
đúng chính tả, với những phần thưởng rất nhỏ như: quyển vở, cây bút, hộp phấn
nhưng tạo động lực rất lớn cho sự phấn đấu của các em.
3.2.4. Biện pháp 4: Sửa cho HS lỗi viết sai âm chính i, y:
Tôi giúp HS viết đúng âm i, y bằng cách:
* Viết i ngắn khi âm i viết sau âm đầu : Ví dụ: bi ve, kính trọng…
* Viết y dài khi âm y viết sau âm đệm u (quý mến, luýnh quýnh..) hoặc
đứng một mình (y tá, ý kiến..) hoặc trước âm y khơng có phụ âm đầu (n ổn, yêu
thương…).
3.2.5. Biện pháp 5: Sửa cho HS lỗi viết sai về vần:
+ Giúp HS viết đúng các tiếng có chứa vần uôi, ui, ươu, ưu, oai, oi, ưi, ươi.
Để viết đúng các tiếng có vần ui, oi, ưu, ưi khơng nhầm lẫn với các tiếng có
vần i, oai, ươu, ươi và ngược lại thì một mặt tơi giúp học sinh hiểu nghĩa của từ
và cách viết cụ thể của từ đó.
Ví dụ: Muốn khi nào viết “ múi”, khi nào viết “ muối ” người viết phải phân
biệt được sự khác nhau về nghĩa của hai từ này, để từ đó rút ra cách viết đúng
chính tả. Viết là “múi” khi ta dùng từ “múi bưởi, múi quýt.”, viết là “muối” khi
dùng từ “ hạt muối, muối ăn” .
Mặt khác tôi đã phải dựa vào nguyên tắc phát âm của nó như:
- Các tiếng có vần ui, oi, ưu, ưi khi đọc âm phát ra ngắn, miệng không phải
chu ra hay uốn mơi.
Ví dụ: đồi núi, bói cá, gửi thư..
- Đối với các tiếng có vần ươu, i, oai, ươi khi đọc âm phát ra kéo dài và
nặng hơn tiếng có vần ui, oi, ưu.
Ví dụ: hươu nai, hạt muối, củ khoai …

+ Giúp HS viết đúng các tiếng có chứa vần ao khơng lẫn lộn với âm ơ:
Những tiếng có âm ơ khi phát âm mơi chu ra, giọng ngắt và giật.
Ví dụ: vơ lí, xe thồ, cây ngô ...


8
Những tiếng có vần ao khi phát âm miệng rộng, hơi thốt ra thoải mái.
Ví dụ: báo cáo khác với bố cố; chim sáo khác với chim số; đồng bào khác
với đồng bồ.
+Giúp HS viết đúng các tiếng có chứa vần có âm o, u:
* Viết đúng các tiếng có chứa vần có âm o:
Âm o ln được viết trước các ngun âm: a, ă, e.
Ví dụ: hốn vị, hoen ố, hồng hơn, tóc xoăn…
* Viết đúng các tiếng có chứa vần có âm u:
Âm u đứng sau chữ cái ghi phụ âm q (ví dụ: quan, quân quen, quyên…) và
đứng các nguyên âm â, ê, y, ya, yê,.
Ví dụ: tuần lễ, quấn quýt, lãng quyên, phụ huynh, đêm khuya, hoa huệ …
*Ngoài những biện pháp trên, sau khi phân tích được những nguyên nhân
dẫn đến lỗi hính tả của học sinh, tơi phân các em ra thành nhiều nhóm lỗi để hướng
dẫn chữa lỗi chính tả cho các em như: Nhóm âm đầu; Nhóm vần, âm cuối;
Nhóm dấu thanh. Mỗi nhóm phân cơng một học sinh giỏi làm nhóm trưởng. Giáo
viên gợi ý cho nhóm trưởng hướng dẫn học sinh trong nhóm phát hiện lỗi sai của
các bạn trong nhóm và tự giác sửa chữa hoặc học sinh giỏi trong giúp đỡ bạn sửa
sai và cùng ghi nhớ.
Tôi thường xuyên cho các em luyện tập qua các dạng bài tập chính tả: Điền
âm, vần; tiếng vào chỗ trống...điều này có tác dụng rất lớn trong việc rèn kĩ năng
viết đúng chính tả cho học sinh.
Một trong những yêu cầu quan trọng của việc dạy chính tả là giáo viên phải
chấm, chữa bài cho học sinh thật chu đáo và trách nhiệm cao. Tơi đã thực hiện
chấm bài tồn bộ học sinh. Chấm xong mỗi bài chính tả của học sinh, tôi thống kê

lại các loại lỗi mà học sinh đã mắc phải, từ đó có kế hoạch rèn, sửa chính tả cho
các em. Trong khi chấm bài tơi dùng bút đỏ gạch chân dưới những chữ viết sai
chính tả và yêu cầu học sinh viết lại cho đúng những chữ đã mắc lỗi để ghi nhớ,
học sinh phải tự viết vào vở luyện Tiếng Việt ghi nhớ.
Ngoài ra, qua mỗi bài tập đọc tôi thường ghi lại tất cả những tiếng, từ mà
học sinh lớp tôi hay đọc sai, sau đó tơi luyện cho học sinh viết bằng nhiều hình
thức khác nhau như viết bảng con, tìm từ thơng qua trị chơi học tập.Vừa luyện viết
tơi vừa kết hợp dùng từ đặt câu, tìm từ chứa tiếng để qua đó các em ghi nhớ mặt
chữ một cách chắc chắn hơn tạo tiền đề học sinh viết đúng chính tả. Không chỉ
riêng khi dạy học các phân môn trong môn Tiếng Việt tôi mới chú ý đến việc sửa
sai lỗi chính tả mà ở tất cả các mơn học, bài học, bất cứ lúc nào tiếp xúc với bài
viết của học sinh tơi đều chú ý sai sót của các em về lỗi chính tả và lưu ý hướng
dẫn các em sửa sai một cách cẩn thận.


9
Qua việc thực hiện một số biện pháp vừa nêu ở trên trong giờ chính tả, qua
một thời gian tơi thấy các em học sinh lớp tơi đã có nhiều tiến bộ, đạt được một số
kết quả nhất định.
* Luyện phát âm đúng và chính xác.
- Muốn học sinh viết đúng chính tả giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho
bản thân mình để từ đó luyện cho học sinh phát âm đúng và chính xác như với
những tiếng có thanh ngã thì ta phải đọc nặng giọng và hơi ngân dài hơn so với
những tiếng có thanh hỏi . Những tiếng có âm cuối là âm cờ thì ta phải đọc nặng
giọng hơn so với những tiếng có chứa âm tờ. Hoặc những tiếng có âm cuối là âm
ngờ thì khi đọc ta phải ngân dài hơn so với những tiếng có chứa âm cuối là âm
nờ....
- Việc rèn luyện phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết tập đọc mà cần
được thực hiện thường xuyên, liên tục trong tất cả các phân môn của Tiếng Việt
như: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn,...

* Cung cấp cho học sinh một số quy tắc chính tả Tiếng Việt.
- Cần cho học sinh ghi nhớ một số quy tắc chính tả Tiếng Việt như với
những tiếng có âm đầu là ng hay ngh, học sinh thường lẫn lộn khơng xác định
được khi nào thì viết âm đầu là ng khi nào thì viết âm đầu là ngh (Vì hai âm này
khi phát âm nó hồn tồn giống nhau Ví dụ: Tiếng nga khi ta phát âm là ngờ a nga;
tiếng nghe khi ta phát âm cũng ngờ e nghe chính vì vậy mà học sinh rất dễ lẫn
lộn ) Nên ta cần cho học sinh nắm được quy tắc sau: Khi một tiếng nào đó nếu em
không xác định được là âm ng hay ngh thì ta phải xét sang phần vần của tiếng đó.
Nếu phần vần của tiếng đó bắt đầu bằng các nguyên âm i, e, ê thì âm đầu của tiếng
đó nhất định phải là âm ngh còn nếu phần vần của tiếng đó bắt đầu bằng các âm
khác ba nguyên âm trên thì âm đầu của tiếng đó sẽ là âm ng. Tương tự đối với âm
đầu là c hay k, g hay gh ta cũng hướng dẫn cho học sinh tương tự như vậy.
- Đối với học sinh lớp 5 mặc dầu các em đã được học về quy tắc viết tên
người, tên địa lí Việt Nam và nước ngồi , cách viết câu văn, đoạn văn nhưng đa số
học sinh cịn viết hoa hoặc khơng viết hoa một cách tuỳ tiện. Để khắc phục tình
trạng này địi hỏi người giáo viên phải kiên trì nhắc nhở các em trong mọi lúc, mọi
nơi chứ khơng riêng gì trong lúc dạy chính tả chúng ta mới chú ý nhắc nhở .
Ví dụ : Khi nhìn vào nhãn vở học sinh thấy em khơng viết hoa họ tên mình
thì giáo viên u cầu học sinh nhắc lại cách viết tên người Việt Nam và yêu cầu
học sinh xem lại cách viết tên họ tên của mình trong nhãn vở và sửa lại cho đúng.
hoặc khi chấm bài tập làm văn, các môn học khác nếu thấy học sinh không viết
hoa danh từ riêng , chữ cái đầu câu hoặc viết hoa một cách tuỳ tiện thì giáo viên
phải gạch chân dưới các tiếng đó và gọi học sinh đến để nhắc nhở . Nếu chúng ta
thực hiện thường xuyên như vậy thì việc học sinh không viết hoa hoặc viết hoc tuỳ
tiện nhất định sẽ được khắc phục.
* Ghi nhớ mẹo luật chính tả.


10
- Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối

hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu
hiệu .Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số mẹo luật như sau:
- Để phân biệt âm đầu s / x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt
đầu bằng s
* Luật viết dấu hỏi, dấu ngã trong từ láy.
- Trong từ láy, tiếng có thanh ngã bao giờ cũng đi với các tiếng có thanh
huyền, thanh nặng, hoặc thanh ngã; ngược lại, tiếng có thanh hỏi bao giờ cũng đi
với các tiếng có thanh sắc, thanh ngang hoặc thanh hỏi.
- Nên khi một chữ của từ láy đã viết dấu huyền, dấu nặng, dấu ngã thì chữ
kia phải viết dấu ngã (chứ không viết dấu hỏi)
*Để nhớ luật này chúng ta chỉ cần cho học sinh nhớ câu ca dao sau:
Chị huyền mang nặng ngã đau
Anh sắc không hỏi một câu gọi là.
- Nhớ câu này là các em đã nhớ được nội dung luật viết hỏi ngã trong từ láy .
* Phân tích, so sánh.
- Trong tiết dạy chính tả, với những tiếng khó giáo viên nên cho học sinh
luyện viết vào bảng con. Cần áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng hoặc so
sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi
nhớ.
*Cho học sinh nắm nghĩa của từ.
- Giải nghĩa từ cũng là biện pháp hữu hiệu để giúp học sinh khắc phục lỗi
chính. Học sinh sẽ viết đúng chính tả nếu các em hiểu được nghĩa của từ. Việc giải
nghĩa từ thường được thực hiện trong các tiết như luyện từ và câu, tập làm văn, tập
đọc,..nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết chính tả , khi học sinh
khơng thể phân biệt được từ khó dựa vào cách phát âm.
Ví dụ : bạn cũ, cũ kĩ, cũ rích, năm cũ, đồ cũ, sách cũ, ...
* Chọn bài tập chính tả.
- Trong các bài tập chính tả hầu hết đều yêu cầu chúng ta chọn một trong hai
câu của bài tập. Giáo viên nên chú ý chọn những bài tập nào mà học sinh mình dễ
mắc lỗi, và theo tình hình thực tế của Quảng Nam nói chung và Tam Lãnh nói

riêng để hướng dẫn học sinh viết tốt hơn.
3.3. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Tài liệu tham khảo
T
T
1

TÊN TÁC GIẢ

TÊN TÀI LIỆU

Nguyễn Đức Thái Kết nối tri thức
Tiếng Việt Tập 1,2 Lớp 1

NHÀ XUẤT
BẢN

NĂM
XUẤT
BẢN

Nhà xuất bản
Giáo Dục

11/06/2020


11

2
3

4

5
6
7

Sách thử
10/04/201
HD Tiếng Việt 2 Tập 1,2 nghiệm Bộ
9
GD&ĐT
Sách thử
Nguyễn Đức Thái
HD Tiếng Việt 3 Tập 1,2 nghiệm Bộ
11/02/2020
GD&ĐT
Sách thử
Lê Phương Nga
23/05/201
HD Tiếng Việt 4 Tập 1,2 nghiệm Bộ
8
( Chủ biên)
GD&ĐT
Lê Phương Nga
Sách thử
23/05/201
( Chủ biên)
HD Tiếng Việt 5 Tập 1,2 nghiệm Bộ
8
GD&ĐT

Ngơ Thanh Loan
Nhà xuất bản
Chính tả Tiếng Việt
09/2008
Lao động
Viết đúng chính tả Tiếng Nhà xuất bản
Lê Phương Thanh
2009
Việt
Hồng Đức
Đỗ Việt Hùng
Nhà xuất bản Tái bản lần
Tiếng Việt thực hành
Giáo Dục
thứ sáu
Nguyễn Đức Thái

3.4. Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
Để áp dụng thành công rèn kĩ năng giúp học sinh viết đúng chính tả, tơi đã
tiến hành những giải pháp sau:
Hình thành kĩ năng viết đúng chính tả; Tập làm văn; đoạn văn và những phân
mơn khác.
Sổ tay giúp học sinh tìm hiểu ý nghĩa của từ, biết phân loại từ cấu tạo khi cần
thiết.
Xác định đúng từ trong văn cảnh cụ thể.
Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để viết được câu văn, đoạn văn, bài văn hay mà
không mắc lỗi chính tả.
Các buổi sinh hoạt ngoại khóa, trị chơi dân gian, tiết sinh hoạt lớp.
3.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến " Biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả” bản thân tơi đã đúc

kết được và đã được áp dụng ở lớp 5.3 năm học 2020-2021 đạt hiệu quả cao.
Những biện pháp này có thể áp dụng cho tất cả các lớp, trường trong và ngồi
huyện. Bởi vì những biện pháp tơi đưa ra rất thiết thực, gần gũi khơng q khó
khăn và thực tế đã giúp các em viết đúng chính tả.
4. Những thơng tin cần được bảo mật (nếu có): Khơng có.


12
5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Từ những biện pháp trên, bản thân tôi đã tổ chức triển khai thực hiện thành
công ở tiết Chính tả; Tập làm văn, trong tất cả các tiết học những phân mơn cịn lại
và giới thiệu cho các lớp khác.
5.1. Về nhận thức:
Các em học sinh đã viết đúng chính tả; áp dụng để học các mơn học khác.
5.2. Kết quả đạt được:
Sau khi áp dụng những biện pháp trên, tôi tiến hành khảo sát kĩ năng viết
chính tả này của các em. Kết quả như sau :
Lần 1: Các em viết bài “ Người mẹ của 51 đứa con”
Kết quả: Có 14 em viết khơng lỗi; 7 em viết sai 5 lỗi trở xuống; 4 em viết sai trên
10 lỗi.
Lần 2: Các em viết bài “ Cao Bằng”
Kết quả: Có 18 em viết khơng lỗi; 5 em viết sai 3 lỗi trở xuống; 2 em viết sai
trên 5 lỗi trở xuống
Từ kết quả trên, tôi nhận thấy học sinh lớp tơi đã hình thành được kĩ năng
viết đúng chính tả. Đa số các em đã nắm được những trường hợp “Lỗi về âm đầu,
lỗi về âm cuối, lỗi về dấu thanh , lỗi về vần”
Đặc biệt thơng qua các trị chơi học tập giúp các em hưng phấn trong học
tập, tạo điều kiện cho từ ngữ đi vào trong tâm trí các em một cách tự nhiên, nhẹ
nhàng, giúp các em tích lũy được một vốn từ ngữ phong phú.

6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả
áp dụng thử ( lợi ích kinh tế, xã hội so với trường hợp khơng áp dụng giải pháp đó;
hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở hoặc số tiền làm lợi)…
- Tiết kiệm tiền của của gia đình, nhà trường và xã hội .
- Hạn chế học sinh lưu ban.
Trên đây là báo cáo sáng kiến của tôi. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu
trong bản báo cáo là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
pháp luật.


13



×