Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phương pháp tạo động lực, cảm hứng, sáng tạo trong việc dạy và học tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 16 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện .
Tên đề tài sáng kiến: “Phương pháp tạo động lực, cảm hứng, sáng
tạotrong việc dạy và học tiếng Anh”.
1- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
2- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ 05/9/2020,
năm học 2020 - 2021
3- Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Bất kỳ sự thành công nào cũng theo một phương pháp, một kế hoạch được
hoạch định từ một mục đích, một niềm đam mê, khao khát để đạt được. Sớm hay
muộn, người chiến thắng là người nghĩ rằng mình có thể. Phải, tất cả chúng ta
đều tỏa sáng như mặt trăng, như những vì sao, như mặt trời nếu chúng ta chủ
động tích cực tạo ra những giá trị của cuộc sống. Đề tài “Phương pháp tạo động
lực, cảm hứng, sáng tạo trong việc dạy và học tiếng Anh” được tơi chọn để đánh
thức sứ mệnh của mình. Tơi ý thức được rằng mỗi người đều có thực tài, có
năng khiếu và có cả một chút khí chất thiên tài chỉ đang chờ được đánh thức…
Các em học sinh yêu quý của tôi, những nhân tài của đất nước, những bộ não phi
thường đang ngủ yên sẽ được tôi đánh thức để giải phóng những tiềm năng vơ
hạn, phát huy trí não các bạn ấy tư duy tích cực tạo động lực, nguồn cảm hứng
và sáng tạo trong học tập tốt môn tiếng Anhvà đặt ra mục tiêu phấn đấu, những
1


ước mơ và hồi bão cho cuộc đời mình ngay trên ghế nhà trường hơm nay. Đó là
lý do tại sao tôi chọn đề tài này.
Là giáo viên dạy môn tiếng Anh. Được sự quan tâm, đầu tư của Lãnh đạo


cấp trên và Lãnh đạo nhà trường. Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy
móc phục vụ cơng tác giảng dạy cũng khá đầy đủ và hiện đại, đã có ti vimàn
hình lớn trong mỗi lớp học, có kết nối mạng internet tồn trường, máy
cassette…Trên cơ sở đó, giáo viên giảng dạy tiếng Anh chúng tơi có đầy đủ điều
kiện khai thác và vận dụng tốt trang thiết bị này phục vụ cho công tác giảng dạy
của bộ mơn mình một cách thuận tiện và hiệu quả. Trong thời đại công nghệ hiện
nay, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo nhà trường, tôi không ngừng
trau dồi kiến thức, không ngừng học hỏi kinh nghiệm giảng dạy với một tập thể
nhà giáo trẻ, đầy năng động, đầy nhiệt huyết, đầy sáng tạo, có trình độ đạt chuẩn.
Chúng tôi cùng nhau xây dựng, lên kế hoạch dạy học, sinh hoạt và bồi dưỡng cho
học sinh; luôn ý thức trách nhiệm trong giảng dạy, không ngừng tạo động lực và
truyền cảm hứng cho học sinh mỗi ngày đến trường, tạo cho học sinh cảm thấy
thích thú trong việc học và “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.”
Tôi nhận thấy, môn học tiếng Anh là một môn học mà các em yêu thích
được thể hiện rõ, mỗi khi tôi bước vào lớp các bạn đều reo lên vui mừng, các em
thích được vừa học, vừa chơi, vừa giao lưu, thực hành nhóm, được trải nghiệm,
nghe hát và kể lại những câu chuyện, những bài hát, bài vè và xem những tình
huống, những video clip giao tiếp từ sách giáo khoa, tranh ảnh, online,… Từ
phấn khởi, ham học thể hiện một cách hào hứng trên những gương mặt ngây thơ
đó tơi đã nhận ra sự sáng tạo trong học tập môn tiếng Anh của các em và tôi
không ngừng tạo động lực tốt cho sự phát triển đó.
Đối với bản thân, tôi yêu công việc giảng dạy của mình, yêu mỗi ngày đến
trường và đặt hết cái tâm của mình vào mỗi giờ lên lớp. Nhà Đại thi hào Nguyễn
Du đã nói rất hay rằng:“Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Mong ước hằng
ngày của tôi là làm sao bài giảng ngày hôm nay phải sinh động hơn hôm qua,
bài giảng hôm nay phải tạo cho các em hứng thú học hơn bài hôm qua…Tôi đã
2


không ngừng cải thiện, đổi mới, cập nhật những đoạn video clip mới, liên quan

theo mỗi chủ đề bài dạy để dẫn dắt học sinh đi vào bài học một cách thu hút nhất
tạo động lực, cảm hứng và sáng tạo cho học sinh trong từng tiết dạy.
Truyền động lực và duy trì cảm hứng cho các em cũng như trang bị kiến
thức là cả một hành trình dài bền bỉ mỗi ngày một chút, giống như “Mưa dầm
thấm đất” tôi không ngừng học hỏi, trau dồi và sáng tạo vì mục tiêu này.
Tuy nhiên, thực tế mơi trường giáo dục hiện nay vẫn cịn nhiều khó khăn:
1. Số lượng học sinh mỗi lớp học khá đơng (có lớp trên 35 em )
2. Học sinh chưa chủ động tích cực trong giao tiếp.
3. Thời tiết nóng nực cũng ảnh hưởng đến tâm trạng học tập của học sinh.
4. Chất giọng vùng miền cũng là một hạn chế.
5. Khó khăn trong việc duy trì sự tập trung của học sinh tiểu học.
6. Một số phụ huynh chưa hỗ trợ tích cực, quan tâm, cịn giao phó việc
học của con em mình cho giáo viên.
7. Học sinh ít sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hằng ngày.
8. Học sinh chưa hiểu học tiếng Anh có lợi gì cho các em.
Để cùng nhau vượt qua những khó khăn hiện tại, hơn ai hết giáo viên phải
là người làm việc bằng lòng nhiệt thành và yêu nghề, quyết tâm thực hiện thành
công ý tưởng của đề tài: “Phương pháp tạo động lực, cảm hứng, sáng tạo trong
việc dạy và học tiếng Anh.”
3.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
của giải pháp đã biết:
Giải pháp cho đề tài: “Phương pháp tạo động lực, cảm hứng, sáng tạo
trong việc dạy và học tiếng Anh” là một quá trình xuyên suốt gồm tạo niềm tin,
sự ghi nhận, khẳng định giá trị và mục tiêu rõ ràng trong mỗi tiết dạy theo từng
kỹ năng. Trong tiếng Anh có bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Khi thành thạo
bốn kỹ năng trên các em sẽ đưa vào vận dụng tốt kiến thức đã học. Từ đó khơi
dậy sự tự tin, tạo niềm đam mê và dẫn đến sự tự giác học ngôn ngữ thứ hai này
trong mỗi học sinh và quan trọng hơn nữa là các em sẽ nhận ra rằng học tiếng
Anh khơng hề khó và mạnh mẽ chiến thắng bản thân mình. Khi các em nhận
3



thức được như vậy các em sẽ tích cực hơn, chủ động hơn trong học tập rèn luyện
và sẽ có thành tích tốt nhất trong học mơn tiếng Anh. Với lịng u thương học
sinh mình, lịng u nghề và sự nhiệt huyết của bản thân, tôi sẽ không ngừng
học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, đầu tư sâu, rộng hơn nữa về kiến thức
chuyên môn trong từng tiết giảng của mình trên lớp, nhằm tạo ra một mơi
trường tốt nhất giúp học sinh có thêm nguồn động lực cao, cảm hứng nhất và
sáng tạo nhiều hơn nữa trong học tập. Đây là biện pháp cụ thể nhất và tâm huyết
nhất làm tăng tính hiệu quả của đề tài mà tơi muốn gửi gắm, thể hiện.
3.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp:
Hơn bao giờ hết, với sự quan tâm, đầu tư đúng mức của Lãnh đạo cấp
trên cùng với sự quản lí, chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo nhà trường. Hiện nay, cơ
sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ công tác giảng dạy cũng khá đầy đủ
và hiện đại. Mỗi lớp học được trang bị một tivi màn hình lớn 55 inchs, mạng
internet kết nối tồn trường tạo điều kiện thuận lợi rất lớn đối với việc học tiếng
Anh của các em. Trên cơ sở những phương tiện dạy học hiện đại, sự kết hợp
giữa hình ảnh trình chiếu từ màn hình tivi với những tranh ảnh được giáo viên
đầu tư, chuẩn bị cho mỗi tiết dạy là một trực quan sinh động nhất, đã tạo nhiều
nguồn cảm hứng, khơng khí hứng thú, niềm say mê, vui vẻ hơn nhiều trong học
sinh khi các em học tập môn tiếng Anh. Kết quả học tập môn tiếng Anh của học
sinh trong nhà trường tiến bộ rõ rệt, và đây là kết quả đầu năm của học sinh khối
lớp 3 mà tôi đã thống kê được là một minh chứng:
Giữa kỳ I
TT
1
2
3
4


Lớp
3/1
3/2
3/3
3/4

Mức đạt được
T
H
56,2%
43,8%
71%
29%
68%
32%
56%
44%

C
0%
0%
0%
0%

Cuối học kỳ I

Ghi

Mức đạt được

T
H
72%
28%
75%
25%
74,2%
25,8%
59,3%
40,7%

chú
C
0%
0%
0%
0%

Kết quả học tập tiến bộ của học sinh cũng là động lực giúp giáo viên
chúng tôi càng say mê với công việc của mình hơn. Vì học tập tiến bộ hằng ngày
4


của học sinh, chúng tôi không ngừng nghiên cứu, không ngừng đầu tư và khai
thác hiệu quả hơn nữa những trang thiết bị dạy học hiện có, khéo léo hơn nữa
trong việc vận dụng những kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm như là: những động tác
vỗ tay hoan nghênh, ủng hộ những bạn học tập siêng năng; những lời khen ngợi
cho những bạn ham học; những phần thưởng như tặng sao, tặng hoa, tặng bút…
tất cả đều kịp thời, đúng lúc.Từ đó, chắc chắn sẽ tạo ra một mơi trường học tập
vui vẻ, thân thiện và năng động giúp các em có nhiều niềm vui, niềm đam mê,

sức sáng tạo và cả sự tự tin trong học tập môn tiếng Anh trong nhà trường.
3.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
Để thực hiện thành công đề tài, tôi đưa ra một vài sáng kiến nhỏ cũng
được xem như những biện pháp nhằm tạo động lưc, cảm hứng, sáng tạo trong
việc dạy học tiếng Anh như sau:
Giải pháp thứ nhất: Khẳng định vai trị, hình ảnh của người giáo viên Tạo động lực, cảm hứng cho người học.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh cấp Tiểu học nhiều
năm, tôi luôn trăn trở và đặt câu hỏi cho chính mình: “Làm thế nào để giúp học
sinh học tiếng Anh tốt hơn ?”; “ Cần có những biện pháp gì để giúp các em thích
học mơn tiếng Anh? ”… Ở cấp Tiểu học, đối tượng giảng dạy là học sinh còn rất
nhỏ, các em còn rất bé bỏng, trong sáng và ngây thơ, nhất là các em khối lớp
3màtôi được phân công giảng dạy. Đa số các em chưa ý thức được việc học một
ngơn ngữ thứ hai “Tiếng Anh” để làm gì ?; có giúp ích được gì cho các em trong
tương lai?...Nhìn chung, các em chưa có ý thức và định hướng trong học thêm
ngoại ngữ. Thực tế, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta phải nhận thấy
rằng biết sử dụng lưu loát tiếng Anh hay một ngoại ngữ thứ hai nào đó thì cơ hội
tìm kiếm việc làm về sau của các em thuận lợi hơn, có nhiều cơ hội việc làm tại
những doanh nghiệp liên doanh với nước ngồi và tất nhiên các em sẽ có một
mức lương cao hơn so với những bạn bè khác. Do đó, hơn lúc nào hết, ngay từ
lúc này, lúc mà các em bắt đầu học tiếng Anh hay một ngoại ngữ thứ hai nào đó.
Ai là người định hướng, chỉ bảo, động viên, trang bị tốt kiến thức ngoại ngữ cơ
bản cho các em? Theo tơi, đó chính là những thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy
5


mơn tiếng Anh nói chung hay một ngoại ngữ nào khác như tiếng Nhật, tiếng
Hàn ngay từ lúc các em dưới mái trường Tiểu học…Như vậy, người giáo viên
đóng một vai trị rất quan trọng trong việc thành cơng của học sinh ở cấp tiểu
học và sau này.
Hình ảnh của người giáo viên, sự nhiệt huyết, tận tụy của quý thầy cô

trong từng tiết giảng, từng buổi sinh hoạt Câu lạc bộ tiếng Anh sẽ là nguồn động
lực, tạo cảm hứng cho học sinh trong học tập; ảnh hưởng nhất định đối với sự
trưởng thành trong suy nghĩ của các em; là một biện pháp hữu hiệu trong những
giải pháp cần nghiên cứu và đi sâu vào khai thác để làm tăng tính hiệu quả của
đề tài này.
Chính vì lẽ đó, tơi ln khao khát đóng góp và cống hiến cho sự thành đạt
của các em. Tơi ln có tình yêu đặc biệt với nghề, xác định sứ mệnh truyền đạt
và kết nối hiệu quả với tầm nhìn của giáo dục. Tôi luôn thể hiện tinh thần trách
nhiệm cao để thực hiện hóa cơng việc của mình; ln sắp xếp, phân bố thời gian
khoa học, phù hợp trong từng công việc, từng tiết học. Phát huy và duy trì động
lực, luôn tạo cảm hứng học tập cho học sinh. Gắn kết với đồng nghiệp, học sinh
và phụ huynh thành một chuỗi mắc xích, phối hợp theo dõi sự tiến bộ và ghi
nhận kịp thời sự tiến bộ cua cá em để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Giáo dục là đào tạo, truyền đạt làm thay đổi cả một thế hệ tương lai theo
từng thời điểm. Vì thế, khơng được chủ quan hay hờ hững sẽ làm hỏng một thế
hệ trong tương lai. Người giáo viên có vai trị tổ chức, hướng dẫn, chỉ rõ cho học
sinh của mình thấy được mình đang đứng ở đâu trên nấc thang cuộc đời và giúp
các em có định hướng trong học tập, hiểu được tầm quan trọng khi các em biết
sử dụng thêm một ngoại ngữ khác như tiếng Anh nói chung hay một thứ tiếng
nào khác ngồi tiếng Việt nói riêng. Nắm vững những kiến thức cơ bản của tiếng
Anh ngay từ bậc Tiểu học sẽ là hành trang bền vững để các em học tập tốt ở
những bậc học cao hơn.
Với cái tâm nghề nghiệp, một giáo viên giỏi là người có thể kết nối chặt
chẽ mục đích của việc học và thành công trong tương lai thể hiện sức mạnh giác
ngộ được từ trong ý thức của mỗi học sinh ngay lúc này. Với sự nhiệt huyết
6


trong lao động, sẳn sàng vượt qua mọi khó khăn… của người giáo viên, với một
mong muốn đơn giản là làm sao tạo nên những tiết giảng mà học sinh lĩnh hội

kiến thức một cách nhẹ nhàn, vui vẽ, thêm nhiều đam mê, cảm hứng thích học
tiếng Anh hơn nữa, học một với một tinh thần tự nguyện. Đó là kết quả mà tất cả
các giáo viên mong muốn ở học sinh.
Giải pháp thứ hai: Ghi nhận nổ lực học tập của người học, biểu dương
khen thưởng kịp thời - Tạo động lực cho người học.
Ngồi hình ảnh, sự nhiệt huyết, u trị, làm việc chăm chỉ, có trách
nhiệm của quý thầy cô. Ghi nhận sự nổ lực học tập của người học, biểu dương
khen thưởng kịp thời của người giáo viên cũng không kém phần quan trọng để
tạo động lực trong học tập của các em.
Quá trình ghi nhận, đánh giá sự tiến bộ, biểu dương tất cả sự cố gắng ở
mỗi em học sinh nhằm tạo động lực, cảm hứng sáng tạo trong việc học tiếng
Anh cũng là một trong những biện pháp quan trọng nhất mà tôi đang quan tâm,
nghiên cứu để triển khai thực hiện trong đề tài.
Khi sự ghi nhận được khẳng định từ phía thầy cô đến với các em học sinh
tạo ra một nguồn cảm hứng vô cùng to lớn và động lực học tập, sáng tạo từ đó
được phát huy và duy trì nếu liên tục được ghi nhận được biểu dương, cổ vũ mỗi
ngày. Nhu cầu được khen như là nguồn vui đối với mọi người trong cuộc sống.
Kể cả người lớn chúng ta cũng vậy. Được cấp trên ghi nhận, được đồng nghiệp
khen ngợi sự nỗ lực của bản thân, mỗi ngày như vậy bản thân tơi càng có thêm
động lực sống và sống tốt nhất, đóng góp lớn nhất có thể.
Tuổi học trị cịn hơn thế nữa, ngồi việc khen thưởng, động viên kịp thời
thì việc gần gũi các em, hiểu được tâm lý của các em cũng hết sức quan trọng
trong việc dạy dỗ các em. Theo tôi, đối với những em học yếu, thụ động thì ta
càng quan tâm các em nhiều hơn trong vấn đề khen, thưởng dù sự tiến bộ của
các em không nhiều so với những bạn học khá giỏi, năng động. Điều đó sẽ đem
lại sự tự tin cho bản thân các em rất nhiều. Còn với những bạn học chăm chỉ,
siêng năng, khá giỏi thì ngồi việc khen, thưởng chúng ta cịn phải giao nhiệm
vụ cho các bạn ở mức cao hơn, chẳng hạn như trả lời những câu hỏi khó, giúp
7



bạn trong nhóm học tập, phân cơng làm các trưởng nhóm, khuyến khích các
nhóm trưởng chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh, giúp bạn trong nhóm thực
hành tiếng Anh,... Điều này tạo thêm nhiều cảm hứng, hứng thú và tự hào bản
thân mình hơn trong những lúc học tập, thảo luận nhóm. Chính những nhóm
trưởng này là hạt nhân tạo nên khơng khí náo nhiệt, vui tươi, năng động trong
mỗi tiết giảng; các bạn này ngoài việc học tập, sẽ biết chia sẻ, dẫn dìu những bạn
yếu hơn trong nhóm học tốt hơn, như cha ơng ta thường có câu: “ Học thầy
khơng tày học bạn.”

Hình 1: Hình ảnh giáo viên tặng hoa cho học sinh xuất sắc

Hình 2: Hình ảnh cả lớp vỗ tay biểu dương học sinh xuất sắc
8


Với tôi, sau mỗi tiết giảng ở nhiều lớp dạy khác nhau. Tôi luôn trăn trở, tự
rút kinh nghiệm sau từng tiết dạy để hơm sau đến lớp có một tiết giảng thành
công. Tôi phải cố gắng cải tiến nhiều hơn nữa trong phương pháp giảng dạy,
trong cách biên soạn từng giáo án cho từng lớp học… để làm sao kiến thức trong
từng bài giảng tôi truyền đạt đến các em dễ hiểu nhất, sinh động nhất và phải tạo
được động lực ham học cho các em. Là người giáo viên, tơi ln đặt niềm tin
vào học trị của mình, tin rằng các em là những chiến binh bất bại, có thể làm
được tất cả những gì các em muốn, miễn là các em có ước mơ. Ước mơ học giỏi
mơn tiếng Anh, mơ có thể dùng ngơn ngữ thứ hai như tiếng mẹ đẻ, mơ đi du
lịch vòng quanh thế giới, mơ trở thành tỷ phú … Đó chính là động lực giúp các
em có thể vượt lên chính mình và mở ra những chân trời mới.
Một số câu thường dùng để biểu dương các em học sinh khi dạy tiếng
Anh:
1. Good job !


1. Giỏi lắm!

2. Well done!

2. Làm tốt lắm!

3. So woderfull!

3. Quá tuyệt!

4. Keep trying!

4. Cố gắng lên!

5. Don’t give up!

5. Đừng bỏ cuộc!

6. You can do it!

6. Em có thể làm được!

7. Just do you best!

7. Cố gắng hết sức có thể!

8. You can say it in English!

8. Em có thể nói bằng tiếng Anh!


9. Don’t worry, take your time!

9. Đừng lo, cứ từ từ!

10.Don’t worry, I ‘ll explain it again!

10.Đừng lo, cơ sẽ giải thích lại!

Ngoài việc ghi nhận nổ lực học tập của người học, biểu dương khen
thưởng kịp thời tạo động lực học tập cho học sinh, thì khả năng biến việc học trở
nên vui vẻ và thú vị cũng không kém phần hiệu quả.
Thật vậy, việc học một ngôn ngữ nên là một trải nghiệm thú vị và bổ ích
cho các em. Biết kết hợp một yếu tố vui vẻ vào các hoạt động dạy học trong một
tiết giảng học trò sẽ tự nhiên thích thú hơn, biến học thành chơi, trong học có
9


chơi, khơng khí học tập ln vui vẻ. Điều này không chỉ tạo thêm động lực học
tập cho các em mà còn tạo ấn tượng để giúp các em nhớ sâu hơn kiến thức mình
học, giúp các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp, nói nhiều hơn những câu, từ
bằng tiếng Anh. Thơng qua những trị chơi bằng tiếng Anh khả năng nói, nhớ
nhiều từ vựng hoặc cấu trúc được cải thiện rõ rệt.

Hình 3: Hình ảnh khơng khí lớp học trước khi vào học
Người giáo viên thành công trong tiết dạy là người biết chú ý, biết ghi
nhận, biểu dương kịp thời những tiến bộ và nỗ lực của học sinh trong mỗi tiết
học. Việc biểu dương, khen thưởng phải rõ ràng, cụ thể, phù hợp với từng đối
tượng, giúp các em nhận thấy giá trị đích thực của mình, khẳng định sứ mệnh
học tập và hứng thú với mục tiêu cần vươn tới.

Những thông điệp thường được sử dụng để động viên học sinh trong quá
trình giảng dạy khi các em tiến bộ:
1. Em có nhiều tiến bộ, nói rõ ràng và đọc lưu lốt hơn nhiều, ln cố gắng em
nhé!
2. Cô đã thấy được sự giúp đỡ của em đối với các bạn yếu, em thật đáng khen.
3. Em vận dụng kiến thức vừa học rất hiệu quả, giỏi lắm.
4. Em là một tấm gương để nhiều bạn noi theo và học tập.
5. Cô thực sự vui vì sự nỗ lực của em, em rất đáng được biểu dương.
6. Em viết chữ rất đẹp, trình bày vở sạch sẽ, học tập rất chỉnh chu, đáng khen lắm.
10


7. Em có giọng đọc hay, phát âm rõ ràng, giọng chuẩn rất có năng khiếu thuyết
trình.
Giải pháp thứ ba: Không ngừng sáng tạo, đổi mới trong dạy học.
Sáng tạo, riêng biệt tạo niềm tin, uy tín, trách nhiệm và phong cách mới
trong việc dạy và học cũng là giải pháp tạo động lực và cảm hứng cho học sinh.
Xác định mục tiêu là kỹ năng dạy học cơ bản, đáp ứng nhu cầu cung cấp
và truyền đạt một cách sâu sắc và cô đọng nhất, định hướng giá trị cần đạt được
trong mỗi bài học. Mục tiêu yêu cầu trong mỗi tiết dạy theo từng kỹ năng và
mục tiêu học tập rõ ràng. Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả và chỉ có kết quả
ghi nhận sự thành công.
Giáo án mỗi ngày của từng tiết dạy phải bám sát mục tiêu cụ thể của bài
dạy đó. Đối với môn tiếng Anh, mục tiêu bài dạy theo từng kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết. Con người để phát triển toàn diện cũng cần phát triển hoàn hảo 4 kỹ
năng trên. Ý thức rõ mục tiêu này tôi không ngừng tạo ra những ý tưởng mới
nhằm giúp học sinh hoàn thiện 4 kỹ năng trên, cụ thể:
• Biện pháp sáng tạo, đổi mới trong kỹ năng nghe của học sinh:
Để luyện tốt kỹ năng này, trước mỗi tiết dạy tôi thường cho các em xem
tranh, đặt câu liên quan đến tranh yêu cầu học sinh trả lời, đặc biệt cho các em

đoán đáp án trước khi mở máy để tạo sự tập trung nghe của học sinh. Việc đoán
đúng đáp án tạo nên khơng khí hứng thú cho các em rất nhiều trong giờ học, từ
đó việc học kỹ năng nghe khơng cịn là khó khăn đối với các em. Đối với những
nội dung nghe khó hơn, tơi u cầu học sinh kiên trì nghe, nghe, nghe và chép
lại những gì nghe được.
Học thuộc từ vựng cũng là một yếu tố quan trọng để cải thiện kỹ năng
nghe một cách hiệu quả. Để làm tốt việc này, tôi đưa ra nhiều cách để các em lựa
chọn như là: viết từ vựng vào vở và đọc to chúng, viết từ vựng vào giấy và dán
khắp mọi nơi trong phòng học, dán từ vựng vào đúng đồ vật, vật dụng trong nhà,
…liên tưởng đến từ tiếng Anh tương đương ví dụ: khi ăn quả táo thì nhớ ngay
đến từ apple, nói đến mẹ thì nhớ từ mother, ngồi vào bàn học thì nhớ đến từ
desk, kể cả khi chơi nhảy dây nhớ từ skip…
11


Ngồi ra, cịn khuyến khích các em vào youtube nghe những video luyện
nghe và học tiếng Anh, xem phim hoạt hình cho trẻ em bằng tiếng Anh để rèn
luyện kỹ năng nghe trong thời gian rảnh.

Hình 4: Hình ảnh học sinh chăm chú luyện nghe trên lớp
• Biện pháp sáng tạo, đổi mới trong kỹ năng nói của học sinh:
Để luyện kỹ năng nói, tơi u cầu các em sử dụng những vốn từ vựng mà
mình đã tích lũy được trong kỹ năng nghe tạo thành những mẫu câu và nói đi,
nói lại nhiều lần những mẫu câu đó, có thể nói một mình trước gương, nói với
bạn bên cạnh, nói với các bạn trong nhóm,…
Khơng những thế, bắt đầu mỗi tiết dạy tôi thường cho các em xem đoạn
video ngắn bằng tiếng Anh dẫn vào bài học để thu hút sự tập trung và sau đó đặt
cho các em vài câu hỏi liên quan tới bài học hiện tại. Hoặc tổ chức cho các em
từng đôi một giới thiệu về bản thân mình những gì các em chuẩn bị được bằng
tiếng Anh. Nhiều lần giao tiếp nói bằng tiếng Anh như vậy khả năng nói của các

em càng tốt hơn, càng vui vẻ, hứng thú hơn và càng tự tin, năng động, sáng tạo
hơn trong học tập. “Học mà chơi, chơi mà học” là câu khẩu hiệu luôn phải được
thực hiện suốt trong quá trình dạy học sinh Tiểu học.
Ngồi việc luyện nói tiếng Anh trên lớp, về nhà học sinh tự luyện nói với
mình trước gương, kết bạn hoặc học với giáo viên nước ngoài để rèn luyện kỹ
12


năng nói. Tự thâu âm giọng nói của mình, nghe lại và tự chỉnh sửa cho đúng
chuẩn.

Hình 5: Học sinh luyện kỹ năng nói tại lớp
• Biện pháp sáng tạo, đổi mới trong kỹ năng đọc của học sinh:
Với kỹ năng này, trước khi hồn thành bài đọc hiểu, tơi yêu cầu học sinh
đọc nhiều lần đoạn văn cho sẵn, trả lời những câu hỏi liên quan đến bài đọc.
Từng cá nhân hồn thành bài đọc, sau đó trao đổi và kiểm tra kết quả với bạn
bên cạnh trước khi giáo viên sửa bài trước lớp.
Hơn thế nữa, tôi thường khuyến khích học sinh đọc những truyện ngắn,
truyện cổ tích bằng tiếng Anh tại thư viện của lớp hoặc của trường để luyện kỹ
năng đọc.

13


Hình 6: Học sinh luyện kỹ năng đọc theo nhóm tại lớp
• Biện pháp sáng tạo, đổi mới trong kỹ năng viết của học sinh:
Để học tốt kỹ năng viết, trong giờ học tôi thường cho học sinh sử dụng
bản con viết thành câu dùng từ gợi ý hoặc những từ bị xáo trộn; Cho từ vựng
yêu cầu học sinh viết thành câu.
Bên cạnh đó, khi các em đã thơng thạo kỷ năng viết những mẫu câu đơn

giản. Giáo viên gợi ý học sinh viết những email đơn giản gửi cho bạn cùng lớp
hoặc khác lớp.

Hình 7: Hình ảnh học sinh luyện kỹ năng viết trên lớp
3.5 Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
Ngay từ đầu năm học 2020-2021, sau khi đăng ký danh hiệu thi đua và
đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm về “Phương pháp tạo động lực, cảm
hứng, sáng tạo trong việc dạy và học tiếng Anh.” Tôi đã ý thức và cảm nhận
được tình u của mình đối với cơng việc truyền cảm hứng học tiếng Anh cho
học sinh quan trọng biết chừng nào. Tôi làm việc bằng cả trái tim, tập trung vào
cơng việc của mình mỗi khi đến lớp. Phải ý thức một điều rằng, việc gì từ trái
tim đến với trái tim thì mới thực sự thành cơng và mang lại hiệu quả to lớn.
Có rất nhều con đường để đi đến thành cơng, có rất nhiều phương pháp để
học tập khác nhau, chúng ta phải hướng các em chủ động lựa chọn và kết hợp để
có một phương pháp học môn tiếng Anh phù hợp nhất với bản thân mình để đạt
14


hiệu quả tốt nhất. Mỗi học sinh, mỗi cá nhân đều có một nguồn nội lực vơ tận,
điều cần thiết là chúng phải được rèn luyện mỗi ngày để từ tác động ngoại lực
của thầy cô, bạn bè, kết hợp cha mẹ học sinh đúng cách thì chúng ta mới thành
công trên con đường giáo dục. Đề tài “Phương pháp tạo động lực, cảm hứng,
sáng tạo trong việc dạy và học tiếng Anh.” Được áp dụng trong mỗi tiết học ở
trường chúng tôi, một ngôi trường xanh, sạch, đẹp với yêu cầu cao về chất lượng
đội ngũ giáo viên, đòi hỏi giáo viên chúng tôi mỗi ngày đến trường với niềm tự
hào và tinh thần giảng dạy truyền động lực, cảm hứng và sáng tạo cho học sinh
như một phương châm để đạt kết quả cao nhất.
4- Những thông tin cần được bảo mật:Khơng có
5- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:

Qua nghiên cứu đề tài “Phương pháp tạo động lực, cảm hứng, sáng tạo
trong việc dạy và học tiếng Anh.”, tôi nhận thấy rằng đối với lứa tuổi học sinh
Tiểu học thì việc tạo cảm hứng và động lực cho các em trong mỗi giờ hoc tiếng
Anh rất là quan trọng. Muốn được vậy, giáo viên phải là người truyền cảm hứng
cho học sinh bằng cách sáng tạo trong việc dạy mỗi ngày. Bởi lẽ các em còn rất
nhỏ, mới bắt đầu bước những bước chập chững học tiếng Anh. Vì vậy, khơng
phải chỉ cần đem lại cho các em những tri thức, vốn hiểu biết bằng cách ép buộc
là đủ mà người giáo viên cần phải biết cách làm cho các em học tập bằng niềm
đam mê của mình. Trong các tiết học, người giáo viên cần phải đi sâu, đi sát
từng đối tượng học sinh. Người giáo viên cần phải những kế hoạch truyên cảm
hứng cho các em ngay từ đầu năm học và tiến hành kế hoạch đi đôi với kiểm tra
kết quả. Mặt khác, trong cách đánh giá, nhận xét học sinh, giáo viên phải đảm
bảo tính khách quan, vô tư, công bằng, tạo niềm tin tuyệt đối của các em với
thầy cơ.
6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu, kể cả áp dụng thử:

15


Kết quả đạt được ngoài mong đợi, các em thể hiện được cảm xúc “Mỗi
ngày đến trường là một ngày vui.” Các em yêu thích học tiếng Anh và mong
chờ đến giờ để được học được chơi được xem, nghe những điều thú vị mà cơ
giáo cung cấp. Đó cũng là một bước thành công đối với bản thân tôi.
Về phần học sinh, kết quả giữa kỳ 2 so với học kỳ một các em đạt kết quả
cao hơn rõ rệt.Nhìn các em tiến bộ từng ngày như kết quả mong đợi thật vui. Kết
quả cụ thể được thể hiện ở khối lớp 3 như sau:
T


Lớp

Giữa kỳ I

Cuối học kỳ I

Giữa Kỳ II

Gh

Mức đạt được

Mức đạt được

Mức đạt được

i

T
1
2
3
4

chú
3/1
3/2
3/3
3/4


T
H
C
56,2% 43,8% 0%
71%
68%
56%

29%
32%
44%

C
0%

T
75

H
25

C
0

0%

%
78

%

22

%
0

0% 74,2% 25,8% 0%

%
81

%
19

%
0

0% 59,3% 40,7% 0%

%
71

%
29

%
0

%

%


%

0%

T
72%
75%

H
28%
25%

Qua quá trình tổng hợp đánh giá, các em học sinh ý thức được rằng học là
phải hành và không ngừng thực hành, mở rộng giao tiếp bằng nhiều cách với
những sáng tạo mới, để mơn tiếng Anh khơng bao giờ là khó.
Đề tài “Phương pháp tạo động lực, cảm hứng, sáng tạo trong việc dạy và
học tiếng Anh” được nghiên cứu, đúc kết qua những đợt tập huấn, những trải
nghiệm thực tế trong q trình giảng dạy những năm qua. Có thể đề tài cịn rất
nhiều thiếu sót cần được bổ sung. Rất mong được sự đóng góp chân thành.

16



×