Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu phương thức xâm nhập thị trường Việt Nam của các công ty đa quốc gia vào vào lĩnh vực bia - rượu – nước giải khát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.61 KB, 12 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014)

NGHIÊN CỨU PHƢƠNG THỨC XÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM
CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀO VÀO LĨNH VỰC BIA - RƢỢU
– NƢỚC GIẢI KHÁT
ThS. Phùng Mạnh Hùng
Đại Học Thương Mại
TÓM TẮT
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế tồn cầu, theo sau đó Chính Phủ sẽ
phải mở cửa cho các cơng ty đa quốc gia xâm nhập vào các ngành KD quan trọng, trong đó có ngành
đồ uống. Trong nghiên cứu này sẽ tập trung làm rõ sự xâm nhập của các công ty đa quốc gia vào thị
trường bia, là một thị trường hấp dẫn chứng kiến sự xâm nhập của nhiều công ty đa quốc gia từ rất
sớm. Phạm vị nghiên cứu tập trung vào các biến số ảnh hưởng tới sự lựa chọn phương thức xâm nhập
và làm rõ sự khác biệt trong phương thức đó trước và sau khi VN gia nhập WTO. Đi kèm với hệ thống
các giải pháp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước nhằm khai thác hiệu quả hơn sự xâm nhập này.
Từ khóa: phương thức xâm nhập; yếu tố chuyên biệt của quốc gia; yếu tố chuyên biệt của thị
trường; tiềm năng thị trường; mức độ cạnh tranh.

ABSTRACT
Vietnam is increasingly deepening integration into the global economy, according to the government
would have to open the market for multinational companies entering bussiness important industries,
including beverage. In this research will aim to clarify the entry of multinational companies into the beer
market, is an attractive market witnessed the entry of multinational companies from very early. The
scope of the study focused on variables affecting selection of entry model and clarify the difference in
the entry model before and after VN joining the WTO. Comes with system solutions from the state
management agencies to more effectively exploit this entry.
Keywords: Market entry model; specific elements of the market; specific elements of the country;
country risk; market potentials; competition level.

1. Đặt vấn đề
Sở hữu 1/3 tài sản của thế giới, các công ty đa quốc gia (MNEs) đang là mục tiêu thu


hút của tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của UNCTAC (Hội nghị về Thương
mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc), từ năm 2004 đến nay, các cơng ty đa quốc gia
(MNEs) đang có xu hƣớng đầu tƣ vào những nƣớc đang phát triển trong đó các nƣớc thuộc
khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng là trọng tâm. Một trong những lĩnh vực đƣợc các công
ty đa quốc gia chú ý tại thị trƣờng Việt Nam từ lâu là bia – rƣợu – nƣớc giải khát. Đây là
một lĩnh vực rất tiềm năng do đồ uống là một sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu trong
khi Việt Nam đƣợc biết đến là 1 trong 10 nƣớc có dân số lớn nhất thế giới, cơ cấu dân số trẻ
hóa với trên 85% dân số dƣới độ tuổi 40, thu nhập bình qn khơng ngừng đƣợc cải thiện (thu
nhập bình quân đầu ngƣời năm 2012 là 1.600 USD, tăng 10 lần sau 20 năm). Ngoài ra thói
quen giao tiếp của ngƣời Việt Nam sử dụng nhiều đồ uống nhƣ rƣợu/ bia, quy mô tiêu thụ đối
với sản phẩm bia/ rƣợu cịn nhỏ bé (15lít bia/đầu ngƣời), tƣơng đối thấp so với mức trung
bình của Châu Âu (88 lít) và Châu Á (Nhật, Hàn 43 lít/đầu ngƣời mỗi năm). Khơng thể phủ
nhận những lợi ích từ sự xâm nhập của MNEs vào thị trƣờng Việt Nam nói chung và lĩnh vực
bia – rƣợu – nƣớc giải khát nói riêng, tuy nhiên, sự xâm nhập của MNE‘s vào các ngành sản
xuất/ KD trong nƣớc cũng gây ra những tác động tiêu cực, đó là sự cạnh tranh với các DN
trong nƣớc và ngành SX/KD bị kiểm soát bởi các MNE‘s, các công nghệ sản xuất lạc hậu
đƣợc nhập khẩu vào nội địa, tận dụng kẽ hở của luật pháp nƣớc sở tại để trục lợi.......Xuất
phát từ những thực tế đó, tác giả nhận thấy cần “nghiên cứu chiến lược xâm nhập thị trường
Việt Nam của các công ty đa quốc gia (MNEs) trong lĩnh vực bia – rượu – nước giải khát”,

35


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

trên cơ sở đó đánh giá những tác động từ sự xâm nhập này với các chủ thể trong ngành KD
làm cơ sở để xây dựng các giải pháp đối với các DN trong nƣớc, các chính sách từ các cơ
quan nhà nƣớc trực tiếp quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm khai thác những ƣu điểm từ sự xâm
nhập của các MNE vào lĩnh vực bia/ rƣợu/ nƣớc giải khát.
2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

2.1. Mơ hình nghiên cứu

Hình 1.1. Mơ hình nghiên cứu các biến số tác động tới phương thức xâm nhập TT Tổng hợp của tác
giả

Do những giới hạn, trong nghiên cứu này tác giả tập trung vào các yếu tố chun biệt
bên ngồi có ảnh hƣởng trực tiếp tới sự lựa chọn phƣơng thức xâm nhập, chủ yếu tập trung
vào các yếu tố chuyên biệt của quốc gia và chuyên biệt của thị trƣờng. Các yếu tố bên trong
về quy mô/ kinh nghiệm của MNE tác giả không đề cập trong nghiên cứu này do thị trƣờng
bia - rƣợu – nƣớc giải khát VN là một thị trƣờng tiềm năng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi
ro do vậy các công ty đa quốc gia xâm nhập thị trƣờng chủ yếu là các công ty đa quốc gia có
quy mơ lớn, am hiểu và có kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế và thị trƣờng bia/ rƣợu/
nƣớc giải khát VN.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Các yếu tố chuyên biệt của nước lựa chọn
Khi xem xét về đặc điểm của một nƣớc thông thƣờng phải bao gồm các yếu tố đó là
mơi trƣờng kinh tế, mơi trƣờng chính trị, mơi trƣờng văn hóa và các yếu tố đặc trƣng phù hợp
với phạm vi nghiên cứu. Môi trƣờng kinh tế quyết định sức hấp dẫn của thị trƣờng mà doanh
nghiệp muốn thâm nhập. Mơi trƣờng văn hóa xã hội là một bức tranh toàn cảnh của một quốc
gia. Mơi trƣờng này bao gồm trình độ học vấn, trình độ văn hóa, tơn giáo, tín ngƣỡng.. Trong
đó trình độ văn hóa ảnh hƣởng lớn nhất đến cơ cấu tiêu dùng và tổng nhu cầu tiêu dùng của
một nƣớc. Vì vậy, mơi trƣờng văn hóa sẽ quyết định sự thành công của doanh nghiệp khi
thâm nhập thế giới. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào hai yếu tố đặc trƣng ảnh
hƣởng đến lựa chọn phƣơng thức thâm nhập của các doanh nghiệp đó là yếu tố hạn chế của
chính phủ và độ rủi ro quốc gia:
Hạn chế của chính phủ

Hạn chế của chính phủ đƣợc hiểu là những quy định đƣợc chính phủ đặt ra
trong các văn bản luật pháp hay các văn bản dƣới luật buộc các doanh nghiệp nƣớc
ngồi muốn đầu tƣ vào nƣớc đó phải chấp hành. Đối với các nƣớc có mức độ hạn chế

càng lớn thì các doanh nghiệp khơng nên lựa chọn các phƣơng thức có mức độ thâm
36


HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014)

nhập sâu, địi hỏi sự kiểm sốt cao nhƣ nhƣợng quyền thƣơng mại hay cấp giấy phép .
Trong một số trƣờng hợp, những quy định của chính phủ hạn chế sự lựa chọn phƣơng
thức thâm nhập thị trƣờng quốc tế của các công ty, đặc biệt đối với những ngành cơng
nghiệp chiến lƣợc nhƣ viễn thơng, vận tải, máy tính. Vì các nền kinh tế thế giới ngày
càng phụ thuộc và hịa nhập vào nhau nên hiện nay chính phủ của hầu hết các nƣớc đã
bãi bỏ hoặc giảm những hạn chế về quyền sở hữu.
Độ rủi ro quốc gia
Rủi ro quốc gia đƣợc hiểu là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh
tế, chính sách… của một quốc gia, tác động trực tiếp đến hoạt động của các tập đồn, cơng ty
đang hoạt động trong quốc gia đó. Độ rủi ro quốc gia có ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng
đầu tƣ của một quốc gia. Để đánh giá độ rủi ro của một quốc gia cần sử dụng các dữ liệu
thống kê quốc gia, các phân tích định tính hoặc kết hợp cả hai theo một mơ hình cụ thể để
kiểm sốt và tiến tới hạ thấp rủi ro quốc gia. Những nguyên nhân phổ biến gây ra rủi ro quốc
gia đó là những mâu thuẫn, nguyên nhân gây ra biến cố chính trị, xã hội, kinh tế của một nƣớc
nhƣ mâu thuẫn sắc tộc, đảng phái, chiến tranh, đình cơng; các chỉ số phát triển kinh tế nhƣ tốc
độ tăng trƣởng, chỉ số lạm phát, cán cân thanh toán, vấn đề nợ nƣớc ngồi, cấm vận kinh tế,
chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nƣớc… Độ rủi ro quốc gia là một trong những nhân tố
quan trọng quyết định việc có nên thâm nhập hay không và thâm nhập với phƣơng thức
nào.Các công ty kinh doanh thƣờng bất đắc dĩ mới đầu tƣ nguồn lực của họ vào những nƣớc
mà rủi ro mơi trƣờng chính trị và mơi trƣờng chung lớn và thƣờng tránh các phƣơng thức
thâm nhập nhƣ liên doanh, thành lập các chi nhánh sở hữu hoàn toàn của các cơng ty tại các
thị trƣờng đó.
2.2.2. Các yếu tố chuyên biệt của thị trường
Tiềm năng của thị trƣờng

Tiềm năng của thị trƣờng là sự tăng trƣởng cũng nhƣ quy mô tiềm năng của thị trƣờng
trong tƣơng lai. Để đánh giá tiềm năng của một thị trƣờng ngƣời ta thƣờng dùng các chỉ số
phát triển nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, quy mô và tốc độ tăng dân số và các chỉ số đặc
trƣng khác đối với từng ngành khác nhau. Đối với thị trƣờng đồ uống, để đánh giá tiềm năng
của thị trƣờng thì các chỉ số nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, dân số và cơ cấu dân số, tốc độ
tăng trƣởng thu nhập và cơ cấu chi tiêu là các chỉ số quan trọng để các nhà đầu tƣ đánh giá sự
tăng trƣởng và quy mô tiềm năng của thị trƣờng. Đối với các thị trƣờng có tiềm năng phát
triển cao, các doanh nghiệp sẽ có xu hƣớng lựa chọn các phƣơng thức thâm nhập địi hỏi
quyền kiểm sốt cao hơn nhƣ thành lập chi nhánh sở hữu toàn bộ, liên doanh với một đối tác
địa phƣơng với tỷ lệ góp vốn cao hoặc mua lại DN nội địa khi thị trƣờng đang có tiềm năng
tăng trƣởng cao.
Mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng
Mức độ canh tranh trên thị trƣờng đƣợc đánh giá theo nhiều yếu tố/ lực lƣợng khác
nhau tuy nhiên trong nghiên cứu này với ngành bia, tác giả đánh giá mức độ cạnh tranh trên
thị trƣờng dựa trên cấu trúc cạnh tranh của những DN đã và đang tham gia vào ngành, các rào
cản gia nhập quyết định số lƣợng gia nhập mới trong tƣơng lai. Từ đó cho phép có những
đánh giá về mức độ cạnh tranh trong ngành bia. Đối với các thị trƣờng có mức độ cạnh tranh
cao các doanh nghiệp thƣờng lựa chọn những hình thức làm giảm số lƣợng đối thủ cạnh tranh
nhƣ liên doanh, đồng thời có thể chia sẻ chi phí, rủi ro với đối tác địa phƣơng và học hỏi kinh
nghiệm của đối tác địa phƣơng trƣớc khi chuyển sang những phƣơng thức thâm nhập nhƣ
thành lập chi nhánh sở hữu toàn bộ. Mặt khác ở những thị trƣờng có mức độ cạnh tranh thấp
thì áp lực về thời gian gia nhập thƣờng sẽ cao hơn do đó các doanh nghiệp sẽ muốn gia nhập

37


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ngay và sử dụng những phƣơng thức tốn ít thời gian hơn nhƣ thành lập chi nhánh sở hữu toàn
bộ bằng cách mua lại, sáp nhập.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung làm rõ
các biến số bên ngồi có ảnh hƣởng tới sự lựa chọn phƣơng thức xâm nhập của các cơng ty đa
quốc gia, trong đó tập trung vào các biến số chuyên biệt của quốc gia (độ rủi ro quốc gia và
các rào cản của quốc gia), và biến số chuyên biệt của thị trƣờng (tiềm năng thị trƣờng và mức
độ cạnh tranh trên thị trƣờng). Giới hạn nghiên cứu cũng tập trung chủ yếu vào các khách thể
nghiên cứu là các công ty đa quốc gia trong ngành bia, là một ngành nổi bật trong lĩnh vực bia
– rƣợu – nƣớc giải khát.
- Phương pháp nghiên cứu: Do nguồn dữ liệu về các Chính sách thu hút đầu tƣ vào thị
trƣờng đồ uống Việt Nam khá phong phú, các nghiên cứu về nền kinh tế Việt Nam và đặc
điểm của thị trƣờng đồ uống thƣờng xuyên đƣợc cập nhật trên các nghiên cứu của các tổ
chức nghiên cứu thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Do vậy tác giả sử dụng chủ yếu các dữ
liệu thứ cấp trong nghiên cứu này và có cập nhật dữ liệu thống nhất trong 3 năm trở lại đây từ
2010 đến 2012.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Các biến số ảnh hưởng tới sự lựa chọn phương thức xâm nhập thị trường VN
4.1.1. Các yếu tố chuyên biệt của Việt Nam
4.1.1.1. Các rào cản về chính sách của Chính phủ Việt Nam
Việt Nam cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động sản
xuất/ KD bia tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
Từ khi gia nhập đến trƣớc ngày 01/01/2009 các MNE phải tiếp tục duy trì hình thức
thành lập liên doanh với đối tác VN mà không bị hạn chế về tỉ lệ vốn góp. Ngồi ra các MNE
cũng có quyền đƣợc mua lại các DN nƣớc ngoài đang KD tại thị trƣờng VN. Kể từ ngày
01/01/2009 các MNE đƣợc phép thành lập chi nhánh sở hữu 100% vốn và có quyền mua lại
các DN bia nội địa.
Cần phải lƣu ý là liên doanh không bị hạn chế về tỷ lệ vốn góp của phía nƣớc ngồi
đƣợc hiểu là phía nƣớc ngồi khơng bị hạn chế tỷ lệ vốn góp nhƣng tỷ lệ đó khơng đƣợc lên
đến 100%. Điều đó có nghĩa là liên doanh không bị hạn chế về tỷ lệ vốn góp của phía nƣớc
ngồi khơng đồng nghĩa với doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài.
Quy định với các DN nhập khẩu


Bảng 1.1: Các cam kết về mức thuế nhập khẩu với SP bia/ rƣợu khi gia nhập
WTO của VN
Mặt hàng

Thuế suất

Cam kết với WTO

MFN (%)

Thuế suất khi gia
nhập

Thuế suất cuối
cùng

Thời gian thực
hiện

-Bia

80

65

35

5 năm


-Rƣợu

65

65

45 - 50

5-6 năm

(Nguồn: Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Tài chính)
Bên cạnh quy định với các MNE có nhu cầu thực hiện hoạt động SX/ KD trực tiếp tại
thị trƣờng VN. Trong cam kết của VN khi gia nhập WTO cũng khẳng định những ƣu đãi về
38


HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014)

thuế nhập khẩu với SP bia, điển hình là những dịng bia cao cấp với lộ trình thực hiện là 5
năm. Nhƣ vậy thời điểm đầu năm 2013 chính là thời điểm điều chỉnh mức thuế suất nhập
khẩu xuống 35%, điều này sẽ làm cho mức độ cạnh tranh trong ngành có khả năng gia tăng do
sự xâm nhập của các SP bia ngoại vào thị trƣờng trong nƣớc với mức giá thấp hơn vì thuế
giảm.
Quyền kiểm tra nhu cầu kinh tế:
-Việt Nam có quyền kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) để cho phép hay từ chối yêu cầu
lập cơ sở sản xuất/ KD thứ hai trở đi của các DN ngành bia có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi. Kiểm
tra nhu cầu kinh tế có thể hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào một số tiêu chí về
tình hình thực tế trong nƣớc để xem xét về việc cấp giấy phép cho cho DN nƣớc ngồi. Hiện
có 90 thành viên của WTO đã sử dụng hình thức này và có 253 tiêu chí tuy nhiên khơng có
một tiêu chí nào đƣợc xem là chuẩn mực. Ở Việt Nam, Bộ Thƣơng mại đã ban hành Thông tƣ

hƣớng dẫn trình tự, thủ tục cấp phép cho DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi trong ngành bia. Thế
nhƣng, thông tƣ này cũng không đƣa ra hƣớng dẫn cụ thể về các tiêu chí kiểm tra nhu cầu
kinh tế, ngoại trừ 2 tiêu chí chỉ có định tính, mà thiếu định lƣợng, đó là ―mật độ dân cƣ trên
địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở sản xuất‖ và ―sự phù hợp của dự án đầu tƣ với quy hoạch
của tỉnh, thành phố‖.
Đánh giá chung, phía Việt Nam đã đặt ra một hành lang pháp lý khá thông thoáng đối
với các MNE muốn xâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam với việc mở cửa hoàn toàn thị trƣờng
đối với các SP bia từ ngày 01/01/2009 khi cho phép thành lập DN 100% vốn nƣớc ngồi và
thực hiện hình thức mua lại các DN nội địa, bên cạnh đó là việc giảm thuế nhập khẩu cho sản
phẩm bia xuống hơn một nửa (từ thuế suất 65% xuống 35%). Những điều kiện này dự báo
môi trƣờng cạnh tranh sẽ gia tăng, khơng chỉ có các MNE quy mơ lớn đặt cơ sở SX/KD tham
gia thị trƣờng, mà cơ hội còn chia sẻ cho các DN nƣớc ngoài tham gia bằng hình thức xuất
khẩu. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định kiểm tra nhu cầu kinh tế nhằm giới hạn việc mở thêm
các cơ sở SX/ KD mới đối với các MNE cũng đã tạo ra một hàng rào bảo hộ cho các DN
trong nƣớc nhằm hạn chế bớt sự mở rộng về quy mơ sản xuất của các DN có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài.
4.1.1.2. Độ rủi ro quốc gia của Việt Nam
-Rủi ro về chính sách: Gia nhập WTO đã buộc Chính phủ VN phải thay đổi một số loại
thuế bảo hộ, trong vòng 3 năm sau khi hội nhập Việt Nam sẽ áp dụng một mức thuế TTĐB
cho tất cả các sản phẩm bia, khơng kể đến hình thức đóng gói. Hiện nay, chính sách thuế
TTĐB đối với bia hơi đang đƣợc áp dụng nhƣ sau: bia hơi (30%), bia chai/ bia lon/ bia tƣơi
(75%). Từ 01/01/2013: Các loại bia khơng phân biệt hình thức đóng gói đều chịu mức 50%.
Với sự thay đổi về chính sách thuế TTĐB sẽ là một rủi ro với DN địa phƣơng trong nƣớc
chuyên sản xuất bia hơi, do thuế tăng khiến giá SP có thể tăng, tuy nhiên với các MNE
chuyên sản xuất bia chai/ lon thì mức thuế lại giảm, từ đó có thể thay đổi hành vi ngƣời TD
chuyển sang sử dụng SP bia chai/ lon nhiều hơn. Mặt khác, Thơng tƣ số 12/1999/TT-BTM
quy định về chi phí quảng cáo khuyến mại khơng q 10% giá thành sản phẩm...gây khó khăn
cho việc quảng bá SP, đặc biệt là các MNE mới xâm nhập vào thị trƣờng cần nhiều nỗ lực/
đầu tƣ cho chi phí truyền thống và xúc tiến, từ đó có thể giảm khả năng cạnh tranh của MNE
mới gia nhập.

-Rủi ro về chính trị: Rủi ro về chính trị thƣờng đƣợc đánh giá có độ quan trọng cao và
là mối quan tâm hàng đầu của các MNE khi chú ý tới độ rủi ro của một QG. VN trong những
năm vừa qua đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi biết tới nhƣ là một quốc gia có mức độ rủi ro
chính trị thấp, sự ổn định chính trị đƣợc duy trì bền vững. Điều này đã tạo nhiều điều kiện

39


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

thuận lợi cho VN khi các DN nƣớc ngoài chú ý tới thị trƣờng VN nhiều hơn, và một trong các
thị trƣờng tiềm năng đƣợc chú ý từ lâu là thị trƣờng bia.

Hình 1.2. Độ rủi ro QG của VN trong mối tương quan với Trung Quốc và Ấn Độ
(Nguồn: Báo cáo bán lẻ tồn cầu 2010)
-Rủi ro về chính trị: Rủi ro về chính trị thƣờng đƣợc đánh giá có độ quan trọng cao và
là mối quan tâm hàng đầu của các MNE khi chú ý tới độ rủi ro của một QG. VN trong những
năm vừa qua đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài biết tới nhƣ là một quốc gia có mức độ rủi ro
chính trị thấp, sự ổn định chính trị đƣợc duy trì bền vững. Điều này đã tạo nhiều điều kiện
thuận lợi cho VN khi các DN nƣớc ngoài chú ý tới thị trƣờng VN nhiều hơn, và một trong các
thị trƣờng tiềm năng đƣợc chú ý từ lâu là thị trƣờng bia.
-Rủi ro về vấn nạn hàng giả/ hàng nhái: Ngành bia luôn phải song hành cùng phải vấn
nạn ―hàng giả, hàng nhái‖, theo báo cáo ngành bia 2012, hiện nay có hơn 130 triệu lít bia
khơng rõ nguồn gốc xuất xứ trơi nổi trên thị trƣờng. Vấn nạn hàng giả/ hàng nhái các sản
phẩm bia có tên tuổi của các MNEs trên thị trƣờng VN đã và đang diễn ra tuy nhiên chƣa có
biện pháp hiệu quả để khắc phục, điều này ảnh hƣởng khơng nhỏ tới uy tín/ thƣơng hiệu của
các hãng bia nổi tiếng TG và cân nhắc của họ vào thị trƣờng VN.
-Rủi ro về biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô: Việt Nam đƣợc đánh giá là một quốc
gia có các chỉ số về kinh tế vĩ mơ có mức độ rủi ro trung bình với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Trong những năm qua nền kinh tế VN có mức tăng trƣởng cao là điểm thu hút các nhà đầu tƣ,

tuy nhiên mức độ lạm phát luôn ở mức cao ảnh hƣởng tới giá của các SP đầu ra là điểm mà
các nhà đầu tƣ lo ngại. Theo dự báo, trong những năm tiếp theo nền kinh tế VN sẽ nhanh
chóng lấy lại đƣợc đà tăng trƣởng tuy nhiên vấn đề lạm phát vẫn khó kiểm soát và chỉ số giá
tiêu dùng tiếp tục tăng, mặt khác VN vẫn tiếp tục là nền kinh tế nhập siêu và ảnh hƣởng tới
biến động tỷ giá hối đối thay đổi theo hƣớng khơng có lợi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Đánh giá chung, độ rủi ro quốc gia của Việt Nam ở mức trung bình, mặc dù với chính
sách mở cửa nền kinh tế nhƣ hiện nay cho phép thành lập DN 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
tuy nhiên các MNE‘s xâm nhập vào thị trƣờng bia VN vẫn chƣa mạnh dạn sử dụng các
phƣơng thức xâm nhập sở hữu 100% vốn mà chủ yếu sử dụng hình thức xâm nhập là liên
doanh để giảm thiểu/ chia sẻ rủi ro với các DN sản xuất trong nƣớc.

40


HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014)

4.1.2. Các yếu tố chuyên biệt của thị trường bia Việt Nam
4.1.2.1.Tiềm năng của thị trƣờng bia Việt Nam
Tiềm năng thị trƣờng
Bộ công thƣơng phải điều chỉnh dự báo quy hoạch Ngành Bia khi tốc độ phát triển quá
nhanh. Khi lập quy hoạch phát triển ngành rƣợu - bia - nƣớc giải khát đến năm 2010, tầm nhìn
2015, Bộ Cơng Thƣơng đƣa ra dự báo sản lƣợng bia của Việt Nam sẽ đạt 2,7 tỷ lít vào năm
2010. Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau khi lập quy hoạch, Bộ Công Thƣơng đã phải xem xét điều
chỉnh lên 3 tỷ lít cho phù hợp với tốc độ tăng trƣởng về sản xuất và tiêu dùng bia trong thực
tế. Thị trƣờng bia Việt đƣợc đánh giá cao theo nhiều khảo sát của các tổ chức nƣớc ngồi, qua
đó tác giả nhận định Ngành đang trong giai đoạn tăng trƣởng trong chu kỳ, với các lí do sau:
-Về sản lƣợng sản xuất: Việt Nam đứng thứ 13 thế giới về sản xuất bia (năm 2011,
nhảy từ thứ hạng 20 năm 2008), là thị trƣờng lớn thứ 3 Châu Á (sau Trung Quốc, Nhật Bản);
tuy nhiên sản lƣợng mới chỉ chiếm 1,14 % sản lƣợng toàn cầu.
-Tốc độ tăng trƣởng của ngành hiện nay khá cao: tốc độ tăng trƣởng hiện nay của

ngành khoảng 13-15%/năm, mức độ tăng trƣởng này đã giảm nhiều so với giai đoạn 19902000 khi tăng trƣởng ớ mức 20%-30%/năm, là giai đoạn tăng trƣởng mạnh mẽ do VN bắt đầu
mở cửa kinh tế.
-Tiêu thụ bia bình quân đầu ngƣời tăng nhanh: hiện mức tiêu thụ là 28 lít trên đầu
ngƣời/năm; gấp đôi giai đoạn 2005-2011 và tăng gấp 3 so với năm 1995. Khả năng mức tiêu
thụ cịn có thể nâng lên, vì cịn thấp so với mức 37 lít và 47 lít của ngƣời Hàn Quốc, Nhật
Bản; và bằng khoảng 1/10 so với Châu Âu.

Hình 1.3. Mức tiêu thụ bia TB của người VN so với các quốc gia khác trên TG

Dự báo sự phát triển của thị trƣờng thời gian tới
Theo báo cáo Euromonitor International, thị trƣờng bia Việt Nam đã tăng trƣởng 13%
trong năm 2011. Tổ chức này cũng dự báo thị trƣờng sẽ còn tăng trƣởng với CARG (tốc độ
tăng trƣởng hàng năm kép) khoảng 7,3% cho 5 năm tiếp theo; và Việt Nam sẽ đứng thứ 3
Châu Á về sản lƣợng tiêu thụ chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản. Theo Báo cáo của Bộ cơng
thƣơng, thị trƣờng bia Việt tăng trƣởng bình qn 12%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Bộ
cũng dự báo tỷ lệ tăng trƣởng sẽ là 13% trong giai đoạn 2011-2015 và 8% trong 2016-2025.
Cũng theo dự báo của Bộ và cơ quan lập quy hoạch, đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất và
tiêu thụ 4,2-4,4 tỷ lít bia, bình qn 45-47 lít/ngƣời/năm. Mƣời năm sau đó, mỗi ngƣời Việt
Nam sẽ uống bình qn 60-70 lít bia/năm.

41


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Từ những đánh giá trên đây cho thấy thị trƣờng bia Việt Nam là một thị trƣờng rất tiềm
năng trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á, bia trở thành một thức uống thƣờng ngày trong
quan hệ và giao tiếp, có những thời điểm tại thị trƣờng bia VN cung khơng đủ đáp ứng cầu.
Tiềm năng đó đã đƣợc các MNE nhận ra nhanh chóng và tăng cƣờng xâm nhập vào thị trƣờng
Việt Nam với những hình thức cho phép khai thác tối đa nhu cầu thị trƣờng nhƣ: lập chi

nhánh sở hữu toàn bộ, mua lại các DN bia trong nƣớc. Ngoài ra, với việc giảm mức thuế suất
nhập khẩu thời gian tới, thị trƣờng VN sẽ thu hút thêm các MNE thăm dị thị trƣờng thơng
qua nhập khẩu SP vào thị trƣờng.
4.1.2.2. Cấu trúc cạnh tranh trong ngành bia
Cấu trúc cạnh tranh
Theo Euromonitor, Việt Nam hiện có 350 cơ sở sản xuất bia lớn nhỏ ở khắp các địa
phƣơng, sản xuất bia tập trung vào một số khu vực chính: Hồ Chí Minh (chiếm 23,2% tổng
năng lực sản xuất bia tồn quốc), Hà Nội (13,44%), Hải Phịng (7,47%), Hà Tây (6,1%), Tiền
Giang (3,79%), Huế (3,05%), Đà Nẵng (2,83%). Tác giả phân chia cấu trúc các DN trong
ngành gồm 3 dạng chính: Các Tổng Cơng ty Nhà nƣớc với 2 thƣơng hiệu danh tiếng và lâu
đời là Sabeco và Habeco; DN Liên doanh với các thƣơng hiệu bia quốc tế sản xuất tại Việt
Nam nhƣ: Tiger (Thái), Heineken (Hà Lan), Calsberg (Đan Mạch), Foster's (Úc); Các nhà
máy bia địa phƣơng nhƣ: Huda Huế, Thanh Hóa, Bến Thành…Thị phần ngành bia không thay
đổi nhiều trong thập kỷ với sự vững mạnh của 3 DN là: Sabeco, Habeco và VBL (Liên doanh
nhà máy bia VN). Thị trƣờng có dâu hiệu của độc quyền nhóm khi 3 doanh nghiệp lớn nhất
Ngành chiếm tới 83% thị phần. Tuy nhiên, bia không phải hàng hóa thiết yếu nên nhà sản
xuất khó gây sức ép độc quyền lên ngƣời TD.
Rào cản gia nhập ngành
Các rào cản chủ yếu mà các gia nhập mới phải đối mặt khi tham gia ngành bia vấn đề
về kênh phân phối và ―khẩu vị bia‖ của ngƣời Việt. Rào cản về kênh phân phối là khó khăn
với DN trong nƣớc nhƣ trƣờng hợp rời bỏ thị trƣờng của bia Laser thuộc tập đồn Tân Hiệp
Phát do khơng tiếp cận với kênh phân phối cao cấp Horeca (nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ
dƣỡng...) nhƣng không phải là rào cản đáng kể với các MNE với nguồn lực tài chính mạnh/
kinh nghiệm tiếp cận kênh phân phối. Rào cản mà các MNEs cần thận trọng là tìm hiểu ―khẩu
vị bia‖ của ngƣời Việt trƣớc khi xâm nhập thị trƣờng.
Đánh giá cƣờng độ cạnh tranh trong ngành
Nhìn chung, với các chính sách mở cửa thị trƣờng bia từ phía nhà nƣớc, các rào cản gia
nhập ngành thấp đã thúc đẩy sự xâm nhập của nhiều MNE‘s vào thị trƣờng bia VN. Đặc biệt
là sự xâm nhập của các ĐTCT vào phân đoạn bia trung và cao cấp (bao gồm các sản phẩm bia
lon và bia chai). Điều đó làm gia tăng đáng kể cƣờng độ cạnh tranh trong ngành. Tuy nhiên

với xu hƣớng thu hẹp trong phân đoạn bia hơi bình dân/ giá rẻ và tăng cƣờng sử dụng các sản
phẩm bia lon/ bia chai trung và cao cấp của ngƣời TD thì cƣờng độ cạnh tranh trong ngành
vẫn đƣợc đánh giá là thấp. Số lƣợng các DN trong ngành bia tăng trung bình 9,12% trong giai
đoạn 2000-2003 và đã tăng lên nhanh chóng từ 2003-2007 với tốc độ trung bình là 19,14%.
Tuy nhiên số lƣợng DN vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trƣờng bia VN.
4.2. Phương thức xâm nhập thị trường Việt Nam của các công ty đa quốc gia trong lĩnh
vực bia – rượu – nước giải khát
4.2.1. Phương thức xâm nhập thị trường trước khi VN gia nhập WTO
Do trƣớc khi VN mở cửa và hội nhập kinh tế những năm 1991, VN không cho phép các
MNE thực hiện SX/ KD tại thị trƣờng nội địa, chỉ sau khi VN mở cửa nền kinh tế và thừa
nhận tính hợp pháp của các DN nƣớc ngồi KD tại thị trƣờng VN thì thị trƣờng mới chính

42


HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014)

thức chứng kiến sự gia nhập của các tập đoàn nƣớc ngoài. Thị trƣờng bia là một trong các thị
trƣờng đƣợc mở cửa sớm trong giai đoạn này với sự góp mặt của tập đồn Asia Pacific
Breweries đến từ Singapore xâm nhập thị trƣờng VN bằng sản phẩm bia Heineken. Do vậy
khi nghiên cứu CL xâm nhập thị trƣờng của các MNE trong ngành bia trƣớc hội nhập tổ chức
Thƣơng mại thế giới WTO, tác giả bắt đầu nghiên cứu từ thời điểm 1991, là thời điểm VN
chính thức mở cửa nền KT, giao lƣu với bên ngoài:
Mục tiêu xâm nhập
Sau khi chính thức mở cửa nền KT vào năm 1991, nền KT VN liên tục tăng trƣởng cao.
Nếu nhƣ trong giai đoạn 1986 – 1990, nền KT chỉ tăng trƣởng TB 3.9%/ năm thì trong giai
đoạn 5 năm tiếp theo 1991 – 1995 nền KT tăng trƣởng TB vƣợt trội là 8.2 %/ năm. Chính
trong giai đoạn 1991 – 1995, nền KT tăng trƣởng cao trong khi ngành bia VN đang cịn sơ
khai, số lƣợng DN ít và lƣợng cung không đủ đáp ứng nhu cầu ngƣời TD. Cũng chính là thời
điểm chứng kiến sự tham gia ồ ạt của nhiều MNE vào thị trƣờng bia VN. Tuy nhiên trong

giai đoạn 1996 – 2000, do chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính Châu Á nên tốc độ tăng
GDP thấp hơn (khoảng 7.5%), và trong giai đoạn này chỉ chứng kiến thêm sự gia nhập của tập
đoàn Foster‘s đến từ Australia. Tóm lại, sau khi VN hội nhập/ mở cửa chính thức, thị trƣờng
đã chứng kiến sự xâm nhập của nhiều MNE trong ngành bia từ rất sớm. Điều đó chứng tỏ các
MNE đã nhận ra tiềm năng của thị trƣờng VN nhƣng các MNE chƣa am hiểu thị trƣờng và
“khẩu vị bia” của ngƣời Việt, do vậy họ muốn lựa chọn các phƣơng thức xâm nhập có thể hỗ
trợ MNE về điểm này.
Phương thức xâm nhập
Bảng 1.2: Phương thức xâm nhập thị trường của các MNE trước khi VN gia nhập WTO

Nhà sản xuất

Sản phẩm
chủ đạo
-Công ty TNHH nhà -Heineken
máy bia VN (VBL).
-Tiger
-Thành lập: 1991.
-Liên doanh nhà máy -carlsberg
bia Đông Nam Á.
-Thành lập: 1993.

-Liên doanh
nhà - BGI
máy bia BGI.
-Thành lập: 1992
-Liên doanh nhà máy -Foster‘s
bia Foster‘s
-Thành lập: 1998
-Liên doanh nhà máy -San Miguel

bia San Miguel VN
-Thành lập: 1994
-Công ty SAB miller - Zorok
VN.
-Thành lập: 2006

Các chủ thể tham gia và
tỷ lệ vốn góp
-Tổng cơng ty TM saigon (SATRA)
(40%).
-Tập
đồn
Asia
Pacific
Breweries (60%)
-Nhà máy bia Việt Hà (40%).
-Tập đoàn Carlsberg Đan Mạch
(35%).
-Quỹ cơng nghiệp hóa giành cho
các nƣớc đang phát triển (25%)
-Nhà máy bia Đà Nẵng (15%)
-Nhà máy bia Tiền Giang (15%)
-Tập đoàn Brasseries et Glacieres
Intrenationales (Pháp) (70%).
-Nhà máy bia Tiền Giang
-Nhà máy bia Đà Nẵng
-Tập đồn Foster‘s (Australia)
-Cơng ty bia Rồng Vàng (40%)
-Tập đoàn San Miguel (Philipine)
(60%)

-Vinamilk (40%)
-Tập đoàn. SABmiller (60%)

Phƣơng thức
xâm nhập
-Liên doanh

-Liên doanh

-Liên doanh

-Liên doanh

-Liên doanh

-Liên doanh

Nguồn: Báo cáo ngành bia qua các năm

43


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Bảng 3.3 mô tả các MNE tham gia vào thị trƣờng bia VN trong giai đoạn 1991 đến
trƣớc khi VN gia nhập WTO vào năm 2007. Phƣơng thức xâm nhập của tất cả các MNE trong
giai đoạn này là liên doanh với các công ty nội địa. Một điểm cũng cần chú ý là trong hình
thức liên doanh này, các MNE ln chiếm phần lớn tỷ lệ vốn góp (ít nhất là 60%), ngoại trừ
liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á ban đầu tập đoàn Carlsberg chỉ chiếm 35% vốn góp
nhƣng sau đó tập đồn này đã mua lại phần vốn của Quỹ cơng nghiệp hóa giành cho các nƣớc

đang phát triển, nâng tỷ lệ vốn góp lên 60%. Điều này nhằm giúp cho các MNE có thể giành
quyền kiểm sốt nhiều hơn trong cơng ty liên doanh và từ đó hỗ trợ cho việc khai thác tối đa
tiềm năng thị trƣờng. Một điểm khác cũng cần lƣu ý, trong giai đoạn này chứng kiến sự gia
nhập của nhiều MNE nhƣng cũng chứng kiến sự tái cấu trúc của các MNE. Đó là sự thất bại
của liên doanh nhà bia BGI với SP chủ đạo BGI đã buộc tập đoàn Brasseries et Glacieres
Intrenationales (Pháp) phải bán lại cổ phần tại 2 nhà máy bia Đà Nẵng và nhà máy bia Tiền
Giang cho tập đoàn Foster‘s (Australia). Hay nhƣ tập đoàn Vinamilk đã chủ động nhƣợng lại
cổ phần trong liên doanh cơng ty SAB miller VN cho tập đồn SAB miller. Sự thất bại này
chứng tỏ thị trƣờng bia VN tiềm năng nhƣng cũng nhiều rủi ro và các MNE khi xâm nhập cần
tìm hiểu kĩ lƣỡng thị trƣờng và nguyên nhân thất bại của các DN đi trƣớc.
4.2.2. Chiến lược xâm nhập thị trường sau khi VN gia nhập WTO
Mục tiêu xâm nhập
Sau khi VN gia nhập WTO và tuân thủ các quy định về dỡ bỏ các rào cản thị trƣờng
trong đó có thị trƣờng bia, khơng giống nhƣ thời điểm VN mở cửa nền kinh tế năm 1991
chứng kiến sự gia nhập của nhiều MNE vào ngành. Trong giai đoạn này thị trƣờng bia chứng
kiến thêm sự xâm nhập của Công ty cổ phần Sapporo Holdings, một MNE đến từ Nhật Bản.
Điều đó chứng tỏ thị trƣờng bia VN đã bắt đầu kém hấp dẫn. Một phần là do nền kinh tế VN
dù tăng trƣởng nhƣng các yếu tố kinh tế vĩ mơ mang tính bất ổn, lạm phát nền KT cao, tỷ giá
bất ổn định đã gây lo ngại cho MNEs tham gia vào thị trƣờng. Một phần do những thất bại
của các MNEs đã xâm nhập trƣớc đó. Do vậy đối với MNE mới xâm nhập trong giai đoạn này
sẽ sử dụng phƣơng thức xâm nhập có thể chia sẻ rủi ro thay vì lập chi nhánh 100% vốn sở
hữu.
Phƣơng thức xâm nhập
Bảng 1.3: Phương thức xâm nhập thị trường của các MNE sau khi VN gia nhập WTO

Nguồn: Báo cáo ngành bia qua các năm

44



HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014)

Bảng 3.4 cho thấy đối với các MNE đã xâm nhập thị trƣờng từ trƣớc khi VN gia nhập
WTO đều có sự chuyển đổi phƣơng thức xâm nhập từ liên doanh sang hình thức mua lại phần
vốn của DN nội địa. Nhƣ trƣờng hợp của tập đoàn Carlsberg đã mua lại cổ phần của nhà máy
bia Việt Hà để thành lập cơng ty TNHH bia Huế, tập đồn San Miguel đã mua lại cổ phần của
công ty bia Rồng Vàng để thành lập Công ty bia San Miguel VN. Đối với các MNE này, do
họ đã tồn tại trên thị trƣờng một thời gian dài và am hiểu đƣợc thị trƣờng nội địa, do vậy họ
quyết định chuyển đổi để khai thác tốt hơn tiềm năng thị trƣờng. Tuy nhiên cũng có trƣờng
hợp ngoại lệ là cơng ty TNHH nhà máy bia VN (VBL), họ vẫn tiếp tục duy trì hình thức liên
doanh, điều đó có thể lí giải là do trong giai đoạn trƣớc đó DN đã giành nguồn lực mua lại
hãng bia Foster‘s và BGI và hiện tại DN muốn DN nguồn lực để phát triển các thƣơng hiệu
SP này. Đối với hãng bia Sapporo là MNE mới gia nhập thị trƣờng, mặc dù nhà nƣớc VN cho
phép thành lập chi nhánh sở hữu hoàn toàn nhƣng MNE này lựa chọn phƣơng thức liên doanh
với Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba), điều này nhằm giúp Sapporo có thể chia sẻ
rủi ro khi mà thị trƣờng VN đã kém hấp dẫn hơn.
5. Một số giải pháp/ kiến nghị với các cơ quan quản lý nhằm khai thác hiệu quả sự xâm
nhập từ các công ty đa quốc gia
5.1. Giải pháp thu hút với các MNE tham gia đầu tư trực tiếp vào thị trường

-Tích cực cải thiện môi trường đầu tư: thực tế thị trƣờng VN là một thị trƣờng còn
nhiều rủi ro, những rủi ro này xuất phát từ những biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mơ, từ
đó gây ra những tác động tiêu cực tới yếu tố đầu tƣ nƣớc ngoài. Thời gian tới để thu hút các
MNE ngành bia vào thị trƣờng VN, Chính Phủ VN nên có các giải pháp nhằm ổn định các
yếu tố kinh tế vĩ mô. Mặt khác, thủ tục đầu tƣ cũng là một trong những rào cản với khả năng
thu hút đầu tƣ của VN, do vậy thời gian tới VN nên đơn giản hóa các thủ tục đầu tƣ theo
hƣớng “một cửa”, tránh sự đi lại nhiều lần của MNEs. Ngoài ra, cũng nên xem xét phát triển
nguồn nguyên liệu sản xuất bia tại VN, nhằm tạo những lợi thế về sự sẵn có nguyên liệu đảm
bảo chất lƣợng nhằm thu hút các MNE ngành bia vào thị trƣờng.


-Khuyến khích các MNE tham gia vào nh ng khu vực thị trường địa phương:
thực tế hiện nay các MNE chủ yếu tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở sản xuất/ KD tại các khu
vực thị trƣờng hấp dẫn, điều đó làm cho mức độ CT tại các khu vực này khá cao trong khi chi
phí nhân cơng tại các khu vực thị trƣờng này cũng cao hơn. Do vậy, các cơ quan quản lý đầu
tƣ nƣớc ngồi nên khuyến khích các MNE ngành bia đầu tƣ sản xuất tại các khu vực thị
trƣờng địa phƣơng bằng các ƣu đãi về thuế/ vị trí KD, một phần để giải quyết nhu cầu việc
làm tại các khu vực này, mặt khác các MNE có thể tận dụng chi phí nhân cơng rẻ hơn, khai
thác thị trƣờng tiềm năng của địa phƣơng bằng những dịng bia bình dân.
5.2. Giải pháp đối phó với các DN nhập khẩu SP vào thị trường nội địa

-Xem xét áp dụng các phương pháp tự vệ TM trong trường hợp mức độ CT tăng
đột biến: Theo lộ trình hội nhập WTO, VN sẽ phải giảm thuế nhập khẩu cho các sản phẩm
bia từ nƣớc ngoài với thời gian thực hiện là 5 năm, điều đó dự báo sự gia nhập ồ ạt của nhiều
SP bia ngoại nhập vào thị trƣờng nội địa trong thời gian tới, một phần vì thị trƣờng bia VN
khá tiềm năng. Điều này có khả năng gây thiệt hại cho ngành SX bia nội địa trong tƣơng lai.
Do vậy các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ nƣớc ngồi cần có sự theo dõi chặt chẽ về
quy mô/ chủng loại bia nhập khẩu trong thời gian tới, mức độ ảnh hƣởng của nó lên ngành SX
bia trong nƣớc. Từ đó có thể áp dụng các biện pháp phòng vệ TM để bảo vệ ngành bia nội địa
thông qua 2 cách thức chủ yếu là: hạn chế về hạn ngạch hoặc sử dụng thuế tự vệ với DN nhập
khẩu bia. Tuy nhiên đây là công cụ phải trả chi phí bằng cách bồi thƣờng cho các nhà nhập
khẩu đến từ các nƣớc là thành viên WTO. Do vậy các cơ quan quản lý nhà nƣớc chỉ nên áp

45


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

dụng trong những trƣờng hợp đặc biệt, có dấu hiệu đe dọa nghiêm trọng ngành SX bia nội
địa.
5.3. Giải pháp đối với những MNE đã và đang thực hiện hoạt động SX/KD

Đối với các MNE đã và đang thực hiện hoạt động sản xuất/KD thơng qua hình thức liên
doanh hoặc thiết lập cơ sở SX/KD 100% vốn nƣớc ngoài, các cơ quan trực tiếp quản lý đầu tƣ
nƣớc ngoài nên áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ ngành SX nội địa:

-Hạn chế quy mô sản xuất: để đảm bảo sự phát triển của các DN SX nội địa, các cơ
quan trực tiếp quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài nên hạn chế quy mô sản xuất của các MNE đang KD
bằng cách hạn chế/ không cho phép mở các nhà máy SX thứ 2. Điều này đã đƣợc quy định
trong quyền kiểm tra nhu cầu kinh tế và trong những năm qua nó đã phát huy tác dụng nhƣ
trƣờng hợp của VBL chỉ đƣợc nâng cấp công suất, trong khi Sabeco, một DN nội địa lại đƣợc
xây mới. Tuy nhiên các tiêu chí trong kiểm tra nhu cầu kinh tế để các MNE có thể mở nhà
máy SX thứ 2 chƣa đƣợc quy định rõ ràng/ cụ thể. Thời gian tới để nâng cao hiệu quả giải
pháp này, các cơ quan quản lý nhà nƣớc nên có những tiêu chí cụ thể hơn theo hƣớng hạn chế
tối đa việc mở rộng quy mô SX của các MNE theo hƣớng xây mới, trong đó tập trung vào các
MNE thực hiện hoạt động KD 100% vốn nƣớc ngồi.

-Kiểm sốt chi phí quảng cáo: quảng cáo/ xúc tiến là một trong những thế mạnh của
các MNE trong ngành bia, thông qua những chƣơng trình quảng cáo/ xúc tiến đƣợc đầu tƣ kỹ
lƣỡng cho phép các MNE lôi kéo đƣợc ngƣời TD sử dụng SP và làm giảm sức CT của các DN
nội địa. Với việc triển khai các quy định về kiểm soát chi phí quảng cáo đối với các DN trong
ngành bia nói chung sẽ cho phép hạn chế thế mạnh của các MNE trong khi bảo vệ đƣợc lợi
ích của ngƣời TD trong những trƣờng hợp tăng giá bán SP do chi phí quảng cáo/ xúc tiến lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chiến lƣợc xâm nhập của các tập đoàn nƣớc ngoài vào thị trƣờng bán lẻ Việt Nam. Cơ
hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, Th.S Phạm Thị Mai Khanh, Đại
Học Kinh tế Quốc dân, 2010.
[2] Sự xâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia (TNCs) vào Việt Nam, Th.S Lê Tuấn Anh,
Đại Học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2007.
[3] Hồn thiện chiến lƣợc xâm nhập thị trƣờng Trung Quốc mặt hàng thủy sản đơng lạnh Nghiên cứu điển hình thị trƣờng tỉnh Quảng Đơng, TS.Nguyễn Hồng Việt, Đại học
Thƣơng mại, 2012.
[4] The internal factors on entry models, Koch, 2001.

[5] Foreign Market Entry Strategies, Klaus E. Meyer & Saul Estrin, London Business
School, 2000.

46



×