Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

TRAC NGHIEM LICH SU 11 THEO BAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.84 KB, 74 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI 1: NHẬT BẢN Câu 1: Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị: A. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân C. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây D. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ. Câu 2: Trong cải cách về chính trị của Minh Trị , giai cấp nào được đề cao? A.Tư sản B.Địa chủ C.Quý tộc D.Quý tộc tư sản hóa Câu 3: Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay của ai? A. Thiên Hoàng B. Tư sản C. Tướng quân D. Thủ tướng Câu 4: Chế độ Mạc Phủ ở Nhật lâm vào khủng hoảng, suy yếu vào thời gian nào? A. Cuối thế kỉ XVIII. B. Cuối thế kỉ XIX. C. Đầu thế kỉ XIX. D. Giữa thế kỉ XIX. Câu 5: Ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật kí hiệp ước bất bình đẳng? A. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan. B. Anh, Pháp, Đức, Áo. C. Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc. D. Anh, Pháp, Nga, Đức. Câu 6: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã: A. Duy trì chế độ phong kiến B. Tiến hành những cải cách tiến bộ. C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới. Câu 7: Ai là người tiến hành cuộc Duy tân ở Nhật? A. Tướng quân B. Minh Trị. C. Tư sản công nghiệp. D. Quý tộc, tư sản hóa. Câu 8: Cuộc cải cách Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào? A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao. Câu 9: Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng? A. Quý tộc tư sản hóa B. Tư sản C. Quý tộc phong kiến D. Địa chủ Câu 10: Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là? A. Cộng hòa. B. Quân chủ lập hiến C. Quân chủ chuyên chế D. Liên bang. Câu 11 : Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản như thế nào? A.Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng B.Xuất hiện các công ty độc quyền C. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược D. Phong trào đấu tranh chống chế độ Mạc Phủ diễn ra mạnh mẽ Câu 12 : Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền B.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị và chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự C.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực vẫn do tầng lớp quí tộc tư sản hóa nắm D.Tầng lớp quí tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước Câu 13: Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào? A. Cuối thế kỉ XIX. B. Giữa thế kỉ XIX. C. Đầu thế kỉ XX. D. Đầu thế kỉ XIX. Câu 14: Các công ti độc quyền đầu tiên ở Nhật ra đời trong các ngành kinh tế nào? A. Công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng. B. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải C. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương. D. Nông nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng. Câu 15: Vai trò của các công ty độc quyền ở Nhật Bản? A. Lũng đoạn về chính trị B. Chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị. C. Chi phối nền kinh tế. D. Làm chủ tư liệu sản xuất trong xã hội Câu 16: Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: A. Đài Loan, Trung Quốc, Pháp. B. Đài Loan, Nga, Mĩ. C. Nga, Đức, Trung Quốc. D. Đài Loan, Trung Quốc, Nga. Câu 17: Sau cuộc cải cách Minh Trị, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật bằng: A. Sức mạnh quân sự. B. Sức mạnh kinh tế. C. Truyền thống văn hóa lâu đời. D. Sức mạnh áp chế về chính trị Câu 18: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật? A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến. B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi. C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt. Câu 19: Sự bóc lột của giai cấp tư sản Nhật Bản đã dẫn đến hậu quả: A. Phong trào đấu tranh của công nhân tăng. B. Tư sản phương Tây tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản C. Công nhân bỏ làm nên thiếu lao động D. Công nhân Nhật Bản tìm cách ra nước ngoài Câu 20: Chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đứng trước nguy cơ và thử thách nghiêm trọng là: A. Nhân dân trong nước nổi dậy chống đối B. Nhà Thanh - Trung Quốc chuẩn bị xâm lược C. Mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt. D. Các nước tư bản dùng vũ lực đòi Nhật Bản phải mở cửa Câu 21: Nguyên nhân nào dẫn đến chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản sụp đổ? A. Các nước phương tây dùng quân sự đánh bại Nhật Bản. B. Thất bại trong cuộc chiến tranh với nhà Thanh. C. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân vào những năm 60 của thế kỉ XIX. D. Chế độ Mạc Phủ suy yếu tự sụp đổ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 22: Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách? A. Để duy trì chế độ phong kiến. B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu C. Để tiêu diệt Tướng quân. D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến. Câu 23: Ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật kí hiệp ước bất bình đẳng? A. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan. B. Anh, Pháp, Đức, Áo. C. Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc. D. Anh, Pháp, Nga, Đức. Câu 24: Tính chất của cuộc Duy tân năm 1868 ở Nhật? A. Cách mạng tư sản B. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa. C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Cách mạng tư sản không triệt để Câu 25: Tính chất của cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905)? A. Chiến tranh giải phóng dân tộc. B. Chiến tranh phong kiến. C. Chiến tranh đế quốc. D. Tất cả các câu trên. Câu 26: Tại sao gọi cải cách của Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? A. Giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền. B. Nông dân được phép mua bản ruộng đất. C. Liên minh quý tộc – tư sản nắm quyền. D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc. Câu 27: Cuộc cải cách ở Nhật Bản đầu năm 1868 do ai thực hiện: a. Sô- gun b. Ti-lắc c. Minh Trị d. Tôn Trung Sơn Câu 28: Hiến Pháp mới ở Nhật được ban hành năm : a. 1868 b. 1889 c. 1888 d. 186 Câu 29: Trong cải cách về chính trị ở Nhật, chế độ gì được thiết lập: a. Quân chủ chuyên chế b. Cộng hòa c. Quân chủ d. Quân chủ Lập hiế Câu 30: Quân đội Nhật được tổ chức, huấn luyện theo kiểu: a. Phương Đông b. Phương Bắc c. Phương Tây d. Phương Na Câu 31: Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa: a. là cuộc cách mạng vô sản b. như một cuộc cách mạng tư sản c. là cuộc cách mạng tư sản không triệt để d. là cuộc cách mạng tư sản triệt để Câu 32: Đặc điểm riêng của chủ nghĩa đế quốc Nhật là: a. chủ nghĩa đế quốc thực dân b. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến c. chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt d. chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi Câu 33: Cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cải cách a. tiến bộ b. còn nhiều hạn chế c. chưa toàn diện d. chưa triệt để Câu 34: Cải cách Minh Trị đã xác lập quyền thống trị của các giai cấp: a. tư sản, vô sản b. quí tộc, tư sản c. tư sản, địa chủ d. quí tộc, địa chủ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> BÀI 2: ẤN ĐỘ Câu 1 : Khẩu hiệu «Ấn Độ của người Ấn Độ » xuất hiện trong cuộc đấu tranh nào? A. Phong trào đấu tranh đòi thả Ti-lắc B. Khởi nghĩ Xi-pay C. Phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt Ben –gan D. Phong trào đấu tranh ôn hòa Câu 2 : Chủ trương của Đảng quốc đại là: A. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang chống chủ nghĩa thực dân Anh B Dùng phương pháp đấu tranh ôn hoà đòi thực dân Anh phải thực hiện cải cách, phản đối đấu tranh bằng bạo lực C. Chuyển dần từ đấu tranh ôn hoà sang đấu tranh vũ trang vì một nước Ấn Độ tự trị trong đế quốc Anh D. Đấu tranh vũ trang chống thực dân Anh Câu 3 : Đảng Quốc đại là đảng của giai cấp nào ? A. Tư sản B. Tiểu tư sản C. Vô sản D. Phong kiến Câu 4 : Ý nghĩa của việc thành lập đảng Quốc đại là : A. Đánh dấu sự thắng lợi của giai cấp tư sản Ấn Độ trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc B. Đánh dấu một giai đoạn mới – giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị C. Đánh dấu bước ngoặt phong trào đấu tranh chống thực dân Anh đòi độc lập dân tộc D. Đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Câu 5 : Nguyên nhân thất bại của cao trào cách mạng 1905 – 1908 ở Ấn Độ là : A. Đảng Quốc đại thiếu quyết liệt trong các phong trào đấu tranh B. Đảng Quốc đại chưa đoàn kết được nhân dân C. Do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong nội bộ đảng Quốc đại D. Sự chênh lệch về lực lượng Câu 6: Giữa thế kỷ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân: A. Pháp B. Đức C. Anh D. Bồ Đào Nha Câu 7: Phong trào đấu tranh của giai cấp nào đã thức tỉnh tư sản Ấn Độ đấu tranh: a. công nhân, tiểu tư sản b. nông dân , quí tộc c. công nhân, nông dân d. vô sản, địa chủ Câu 8: Thực dân Anh đã thực hiện chính sách gì để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình ở Ấn Độ? a. tăng thuế b. chia để trị c. đàn áp d. áp bức, bóc lột Câu 9: Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ là: a. Đảng Quốc đại b. Đảng Đồng minh hội c. Đảng dân chủ d. Đảng Cộng sản Câu 10: Đảng Quốc đại khi hoạt động phân hóa thành a. phái Cấp tiến và phái Cực đoan b. phái ôn hòa và phái Cấp tiến c. phe Liên minh và phe Hiệp ước d. phe Phát xít và phe Đồng minh Câu 11: Thực dân Anh chia xứ Ben-gan dựa vào a. kinh tế b. chính trị c. tôn giáo d. văn hóa.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 12: Phái Cấp tiến do ai đứng đầu: a.Tôn Trung Sơn b. Ga-ri Ban-đi c. Minh Trị d. Ti-lắc Câu 13: Phái Ôn hòa chủ trương: a. đòi Anh cải cách b. thỏa hiệp c. cả a, b đúng d. kiên quyết chống Anh Câu 14: Anh chia đôi xứ Ben-gan thành: a. miền Đông, miền Tây b. miền Nam, miền Bắc c. miền ngược, miền xuôi d. miền trong, miền ngoài Câu 15: tháng 7/1908, cuộc đấu tranh của công nhân ở Bom-bay buộc thực dân Anh phải: a. thả Ti-lắc b. thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan c. tăng lương, giảm giờ làm d. giảm tô thuế. Câu 16: Lợi dụng cơ hội nào các nước phương tây đua nhau xâm lược Ấn Độ? A. Cuộc tranh gành quyền lực giữa các chúa PK trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu. B. Phong trào nông dân chống chế dộ PK làm cho Ấn Độ suy yếu. C. Mâu thuẫn giữa chế độ PK với đông đảo nông dân ở Ấn Độ. D. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái. Câu 17: Đến thế kỉ nào Anh đã độc chiếm và cai trị Ấn Độ? A. Đầu TK XVIII B. Giữa TK XVIII C. Cuối TK XVIII D. Đầu TK XIX. Câu 18: Thực dân Anh đã nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến nhằm? A. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ. B. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ. C. Làm chổ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình. D. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình. Câu 19: Đảng Quốc Đại được thành lập năm nào? Đó là Đảng của giai cấp nào? A. Năm 1858, Đảng của giai cấp vô sản Ấn Độ. B. Năm 1885, Đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ. C. Năm 1885, Đảng của tầng lớp quý tộc mới ở Ấn Độ. D. Năm 1884, Đảng của giai cấp phong kiến ở Ấn Độ. Câu 20: Một phái dân chủ cấp tiến do Ti- lắc đứng đầu đã tách ra khỏi Đảng Quốc Đại thường được gọi là: A.phái cấp tiến. B. phái cực đoan. C. phái ôn hòa. D. phái đấu tranh. Câu 21: Theo đạo luật chia đôi xứ Ben – gan của Anh, thì miền Đông Ấn Độ theo đạo nào? A. Đạo Phật. B. Đạo Hồi. C. Đạo Ấn Độ. D. Đạo Thiên Chúa. Câu 22: Việc ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben – gan đã làm bùng lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở đâu? A. Bom bay và Ben gan B. Can cut ta và ben gan. C. Bom bay và sông Hằng. D. Bom bay và Can cút ta. Câu 23: Cao trào đấu tranh 1905 -1908 ở Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo? A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp nông nhân. C. Một bộ phân giai cấp tư sản. D. Một bộ phận quý tộc mới. Câu 24: trong 20 năm đầu (1885-1905) Đảng Quốc Đại đã chủ trương dùng phương pháp đấu tranh nào để đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ? A. Dùng phương pháp bạo lực..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> B. Dùng phương pháp thương lượng. C. Dùng phương pháp ôn hòa. D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị. Câu 25: Ngày 16-10-1905, khắp nơi trên đất nước Ấn Độ vang lên khẩu hiệu gì để chống thực dân Anh? A. “ Ấn Độ của người Hồi giáo”. B. “ Ấn Độ của người Ben gan”. C. “ Ấn Độ của người Ấn Độ”. D. “ Ấn Độ của người Pa kix tan”. Câu 26: Nguyên chủ yếu nào thực dân phương Tây, nhất là Anh, Pháp tranh giành Ấn Độ? A. Ấn Độ đất rộng, người đông , tài nguyên phong phú. B. Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời C. Ấn Độ là miếng mồi ngon không thể bỏ qua. D. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn. Câu 27: Bên cạnh chính sách khai thác , bóc lột Ấn Độ, thực dân Anh còn thi hành chính sách thâm độc nào? A. Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo để đàn áp nhân dân Ấn Độ. B. Áp dụng chính sách “chia để trị” C. Thi hành chính sách ngu dân D. khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động thời cổ xưa. Câu 28: chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã đưa đến hậu quả nặng nề gì về mặt xã hội ? A. Tình trạng bầ cùng hóa, chết đói và mâu thuẫn các tôn giáo. B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ. C. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp D. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại Câu 29: Hai mươi nam sau khi thành lập, Đảng Quốc đại phân hóa như thế nào? A. một bộ phận chống lại mọi hình thức đấu tranh bạo lục. B. một bộ phận dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ. C. một bộ phận theo đường lối cấp tiến, chống lại phái ôn hòa, lật đổ ách thống trị của thực dân Anh. D. một bộ phận chống lại thực dân Anh nhưng không triệt để. Câu 30:Mục tiên cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là gì? A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập. B. thỏa hiệp với giai cấp tư sản. C. dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ. D. giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế cho dân tộc. Câu 31: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa Xi-pay? A. biểu hiện lòng yêu nước của các tầng lớp nhân dân Ấn Độ. B. cuộc khởi nghĩa mang tính dân tộc sâu sắc. C. mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ. D. thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn Độ đứng dậy chống thực dân Anh Câu 32:Lực lượng chủ yếu tham gia cuộc khởi nghĩa Xi-pay? A. binh lính Ấn Độ trong quân đội Anh. B. binh lính, nông dân, thợ thủ công C. binh lính, nông dân, công nhân D. binh lính, công nhân, tư sản Ấn Độ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 33:Cuộc khởi nghĩa Xi-pay mang tính (1875 – 1859) mang tính dân tộc thể hiện ở những điểm nào? A.từ binh lính khởi nghĩa lôi cuốn công nhân và tư sản tham gia B.từ binh lính khởi nghĩa đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và từ một địa phương khởi nghĩa lan rộng, giải phóng được nhiều nơi C.từ một địa phương khởi nghĩa lan rộng, giải phóng được nhiều nơi D.cuộc khỡi nghĩa hưởng ứng lời kêu gọi của những người yêu nước. Câu 34: Những chính sách nào thực dân Anh không thực hiện ở Ấn Độ? A. chia để trị B. mua chuộc tầng lớp có thế lực trong gai cấp phong kiến C. khơi sâu sự cách biệt chủng tộc, tôn giáo D. đưa đẳng cấp tiến bộ vào bộ máy trực tiếp cai trị.. BÀI 3: TRUNG QUỐC Câu 1 : Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian: 1. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc 2. Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn 3. Tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc 4. Cách mạng Tân Hợi bùng nổ A. 1,2,3,4 B. 2,3,4,1 C. 2,3,4,1 D. 1,2,4,3 Câu 2: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã thực hiện những nhiệm vụ gì? A. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, tạo điều kiện cho CNTB phát triển B. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược C. Đánh đuổi đế quốc xâm lược D. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, giải quyết ruộng đất cho nông dân Câu 3: Ngày 29/12/1911, Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh quyết định vấn đề gì? A. Tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống B. Tôn Trung Sơn nhường chức Đại Tổng thống cho Viên Thế Khải C. Công nhận quyền bình đẳng và giải quyết ruộng đất cho nông dân D. Tuyên bố xóa bỏ chế độ Mãn Thanh, Trung quốc trở thành nước cộng hòa Câu 4: Ý nghĩa của cách mạng Tân Hơi ở Trung Quốc là: A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện cho CNTB phát triển B. Lật đổ phong kiến tạo điều kiện cho CNTB phát triển C. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, thiết lập một triều đại mới tiến bộ hơn D. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược Câu 5: Tích chất của cách mạng Tân Hợi năm 1911 là? A. Cách mạng dân chủ tư sản B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới C. Cách mạng vô sản D. Cách mạng dân chủ tư sản chưa triêt để Câu 6: Hạn chế của cách mạng Tân Hợi năm 1911 là? A. Chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược B. Chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, chưa giải quyết ruộng đất cho nông dân C. Chưa tạo điều kiện cho CNTB phát triển.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> D. Chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền Câu 7:: Chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời tháng 8/1905 là a. Đảng Quốc đại b. Đảng cộng hòa c.Trung Quốc Đồng minh hội d. Quốc dân đảng Câu 8: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 bùng nổ do a. triều đình Mãn Thanh cấu kết với đế quốc b. chính quyền Mãn Thanh hèn nhát c. chính quyền Mãn Thanh đàn áp nhân dân d. chính quyền Mãn Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho đế quốc. Câu 9: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 bùng nổ đầu tiên ở a. Vũ Xương b. Nam Xương c. Quảng Châu d. Hương Cảng Câu 10: Chính phủ Lâm thời tuyên bố thành lập a. Trung Quốc Đồng minh hội b. Trung Hoa dân quốc c. Trung Hoa quốc dân d. Hoa Nam dân quốc Câu 11: Tôn Trung Sơn được bầu làm a. chủ tịch nước b. tổng thống c. Đại tổng thống d. Hoàng đế Câu 12: Khi Tôn Trung Sơn từ chức, ai là người lên thay a. Mao Trạch Đông b. Tưởng Giới Thạch c. Hồ Cẩm Đào d. Viên Thế Khải Câu 13: Một trong những ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 là a. lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến b. giải quyết ruộng đất cho nông dân c. lật đổ ách thống trị của thực dân d. lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển Câu 14: Kết quả lớn nhất của Cách mạng Tân Hợi (1911) là A. giành được độc lập cho nhân dân Trung Quốc. B. giải phóng miền Nam Trung Quốc, thành lập chính quyền cách mạng. C. đánh đổ triều đình Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế. D. lật nhào chế độ phong kiến tồn tại mấy nghìn năm ở Trung Quốc. Câu 14: Cho thông tin sau: 1)Nghĩa Hòa Đoàn; 2)Thái Bình Thiên Quốc; 3)Cuộc vận động Duy Tân; 4) Cách mạng Tân Hợi. Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian các phong trào đấu tranh trên. A. 2,3,1,4. B. 3,2,4,1. C. 4,1,3,2. D. 4,3,2,1. Câu 15: Hiệp ước Nam kinh (1842) mà chính quyền Mãn Thanh kí với thực dân Anh đã dẫn đến hậu quả gì ở Trung Quốc? A. Biến Trung Quốc thành thuộc địa của thực dân Anh. B. Biến Trung Quốc thành một nước phụ thuộc Anh. C. Biến Trung Quốc thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa. D. Biến Trung Quốc thành một nước thuộc địa của thực dân Anh và các nước phương Tây. Câu 16: Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc là.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> A. chống triều đình phong kiến Mãn Thanh. B. chống sự xâm lược của các nước đế quốc. C. chống lại Từ Hi Thái hậu vì ra lệnh bắt vua Quang Tự. D. chống lại các thế lực phong kiến cát cứ ở Trung Quốc. Câu 17: Thực dân Anh đã dựa vào cớ nào để xâm lược Trung Quốc? A. Chính quyền nhà Thanh bế quan tỏa cảng B. Triểu đình nhà Thanh cấm đạo, đuổi các giáo sĩ. C. Chính quyền nhà Thanh gây hấn với thực dân Anh D. Chính quyền nhà Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh Câu 18: Cương lĩnh chính trị của Đồng minh hội dựa trên cơ sở nào? A. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn. B. Đánh đỗ Mãn Thanh, đem lại ruộng đất cho dân cày. C. Thực hiện quyền bình đẳng về quyền ruộng đất cho dân cày. D. Đánh đỗ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc. Câu 19: Sự kiện nào đánh dấu Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến? A. Hiệp ước Nam Kinh được kí kết. B. Nhà Thanh kí điều ước Tân Sửu 1901. C. Sự thất bại của phong trào Nghĩa Hòa đoàn. D. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc. Câu 20: Hạn chế nào là lớn nhất trong cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc? A. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất B. Không thực hiện được vấn đề giải phóng dân tộc. C. Những người lãnh đạo thiếu kiên quyết cách mạng. D. Chính quyền rơi vào tay thế lực phong kiến quân phiệt. Câu 21: Sự kiện nào chứng tỏ cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc chấm dứt ? A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đỗ. B. Khởi nghĩa ở Vũ Xương thất bại. C. Tôn Trung Sơn trao quyền cho Viên Thế Khải. D. Triều đình Mãn Thanh cấu kết với các nước đế quốc đàn áp cách mạng. Câu 22: Hậu quả lớn nhất của Trung Quốc khi kí hiệp ước 1842 với thực dân Anh A. Trung Quốc trở thành nước phụ thuộc. B. Trung Quốc thực sự trở thành nước thuộc địa. C. Trung Quốc được thực dân Anh công nhận là nước độc lập. D. Mở đầu quá trình Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Câu 23: Điều ước Tân Sửu (1901) đã để lại hậu quả nặng nề nhất ở Trung Quốc là gì? A. Một nước phong kiến độc lập có chủ quyền. B.Trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. C. Một nước thuộc địa của các nước đế quốc. D. Một nước tư bản lệ thuộc vào đế quốc Câu 24: Tại sao liên quân 8 nước đế quốc đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn? A. Để cấu kết với triều đình phong kiến Trung Quốc. B. Để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. C. Do nghĩa quân tấn công các đại sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. D. Để ngăn chặn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Câu 25: Vai trò to lớn nhất của Tôn Trung Sơn đối với phong trào cách mạng ở Trung Quốc ?.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> A. đưa cách mạng phát triển theo con đường dân chủ tư sản. B. đưa cách mạng phát triển theo con đường tư sản. C. đưa cách mạng phát triển theo con đường vô sản D. đưa cách mạng phát triển theo con đường dân tộc dân chủ. 26: Tại sao cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng là cuộc cách mạng tư sản không triệt để ? A. Chưa đánh đổ hoàn toàn chủ nghĩa đế quốc, chưa đem lại độc lập cho dân tộc. B. Chưa lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. C. Chưa thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, đế quốc và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Chưa xóa bỏ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế, chưa đem lại ruộng đất cho dân cày.. BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Câu 1: Vì sao phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam pu chia thất bại ? A. Chưa có đảng lãnh đạo B. Pháp rát mạnh C. Chưa có sự đoàn kết cần thiết D. Diễn ra tự phát, thiếu đường lối, thiếu tổ chức Câu 2 : Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cao nguyên Bô-lô-ven do ai lãnh đạo ? A. Com-ma-đam, Ong-Kẹo B. Pha-ca-đuốc C. Pu-côm-bô D. Si-vô-tha Câu 3 : Ý nào không phải là nội dung của cuộc cải cách ở Xiêm giữa thế kỉ XIX A. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ B. Mở cửa buôn bán với các nước phương Tây C. Xóa bỏ nghĩa vụ lao dịch cho nông dân D. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật trong giảng dạy, cử du học sinh đi học ở phương Tây Câu 4 : Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược A. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu B. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi C. Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào D. Kinh tế của các nước Đông Nam á đang phát triển Câu 5 : Ý nào không phải là nội dung của cuộc cải cách ở Xiêm giữa thế kỉ XIX A. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ B. Mở cửa buôn bán với các nước phương Tây C. Xóa bỏ nghĩa vụ lao dịch cho nông dân D. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật trong giảng dạy, cử du học sinh đi học ở phương Tây Câu 6 : Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược A. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu B. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi C. Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> D. Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển Câu 7 : Nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là: A. Diễn ra tự phát, thiếu đường lối, thiếu tổ chức B. Sự chênh lệch về lực lượng C. Các phong trào nổ ra tự phát, thiếu sự đoàn kết D. Giai cấp phong kiến nhu nhược, không đoàn kết được nhân dân chống xâm lược Câu 8 : Vì sao trong điều kiện các nước Châu Á, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc? A.Vua Rama IV, V tiến hành những cải cách tiến bộ, ngoại giao khôn khéo B.Chính sách ngoại giao mềm dẻo của chính quyền C. Lợi dụng vị trí nước « đệm » D. Cắt một số vùng đất phụ thuộc cho Anh, Pháp để giữ vững độc lập Câu 9: Đầu thế kỉ XX khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu nước a. 11 b. 10 c. 9 d. 8 Câu 10: Nửa sau thế kỷ XIX nước nào duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập a. Đông -ti-mo b. Bru- nây c. Miến Điện d. Xiêm Câu 11: Nửa sau thế kỷ XIX ba nước Đông Dương bị thực dân nào xâm lược a. Anh b. Hà Lan c. Pháp d. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha Câu 12: Một trong những nguyên nhân làm cho các nước Đông Nam Á bị thực dân Phương tây xâm lược là: a. nguồn lao động dồi dào b. chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu c. có nền văn minh lâu đời d. có nền kinh tế phát triển Câu 13: Đầu thế kỉ XX nước Xiêm vẫn giữ được độc lập vì a. vua Ra-ma V tiến hành cải cách tiến bộ b. vua Ra-ma V mở cửa với bên ngoài c. vua Ra-ma V ngoại giao mềm dẻo d. vua Ra-ma V được nước ngoài giúp đỡ Câu 14: Giữa thế kỉ XIX các nước Đông Nam Á tồn tại dưới chế độ nào? A. Chiếm hữu nô lệ. B. Phong kiến. C. Tư bản. D. Xã hội chủ nghĩa. Câu 14: Cuộc khởi nghĩa nào thể hiên tinh thần đoàn kết hai nước Việt Nam- Campuchia trong cuộc đấu tranh chống thực dân pháp? A. Khởi nghĩa Si-vô-tha. B. Khởi nghĩa A-cha Xoa. C. Khởi nghĩa Pu-côm-pô. D. Khởi nghĩa Ong Kẹo Câu 16: Để bảo vệ nền độc lập của đất nước, chính sách của Xiêm là A. đóng cửa, không cho các thương nhân nước ngoài đến Xiêm buôn bán. B. dựa vào sự bảo trợ của Mĩ để chống sự xâm lược của Anh và Pháp. C. cải cách duy tân đất nước theo tấm gương của Nhật Bản. D. cải cách, mở cửa buôn bán với bên ngoài, dựa vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước đế quốc. Câu 17: Trước tình hình khủng hoảng của các nước Đông Nam Á vào giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây đã A. đầu tư vào Đông Nam Á. B. tiến hành thăm dò, xâm lược Đông Nam Á..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> C. giúp đỡ các nước Đông Nam Á. D. mở rộng và từng bước hoàn thành việc xâm lược Đông Nam Á. Câu 18: Vì sao Thái Lan vẫn giữ được độc lập tương đối vào cuối thế kỉ XIX? A. Đã thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo và mềm dẻo. B. Được Mĩ bảo trợ về quân sự. C. Sự chiến đấu anh dũng của nhân dân. D. Địa hình nhiều sông ngòi, đồi núi khó xâm nhập. Câu 19: Sự kiện nào đánh dấu Campuchia trở thành thuộc địa của Pháp ? A. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm. B. Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm chấp nhân quyền bảo hộ. C. Vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước năm 1884. D. Các giáo sĩ phương Tây xâm nhập vào Cam-pu-chia. Câu 20: Chính sách cải cách của Rama V 1892 có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của Xiêm? A. Đóng cửa, không giao lưu với phương Tây. B. Củng cố quyền lực phong kiến của nhà vua. C. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ. D. Phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa. Câu 21: Nước nào ở Đông Nam Á không là thuộc địa của thực dân Âu - Mĩ ? . Việt Nam. B. Xiêm. C. Lào. D. Xingapo. Câu 22: Người tiến hành nhiều cải cách đưa nước Xiêm phát triển theo con đường TBCN là Ra-ma IV. B. Ra-maV. C. Ra-ma VI. D. Ra-maVII. Câu 23: Đến đầu TK XX, Xiêm là nước A. thuộc địa Anh. B. thuộc địa Pháp. C. độc lâp. D. giữ được độc lâp nhưng lệ thuộc vào Anh, Pháp. Câu 24: Biện pháp chủ yếu nào dưới đây được các nước thực dân áp dụng để cai trị đối với các nước thuộc địa ? A. Chia để trị. . B. Ngu dân. C. Đồng hóa. D. Bần cùng hóa. Câu 25: Nguyên nhân nào dưới đây không phải là nguyên nhân thất bại của phong trào chống Pháp ở Đông Dương ? A. Mang tính tự phát. B. Thiếu đường lối đúng. C. Thiếu tinh thần chiến đấu. D. Thiếu tổ chức mạnh. Câu 26: Nhận định nào dưới đây không đúng về vua Rama IV và Rama V ? A. Chủ trương mở cửa buôn bán với bên ngoài. B. Tiến hành cải cách trong nước theo hướng TBCN. C. Kết thân với người Anh và chống lại người Pháp. D. Chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo. Câu 27: Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu cho phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia ? A. Khởi nghĩa Si-vô-tha. B. Khởi nghĩa A-cha Xoa. C. Khởi nghĩa Pu-côm-pô. D. Khởi nghĩa Ong Kẹo. Câu 28: Thực dân Pháp tiến hành thăm dò xâm lược Lào và Campuchia theo con đường nào ? A. Con đường từ sông Hồng xuống. B. Con đường từ Trung Quốc xuống. C. Con đường từ sông Mê Kông ngược lên. D. Con đường từ Xiêm sang. Câu 29: Đâu không là nguyên nhân xâm lược Đông Nam Á của thực dân Âu - Mĩ ?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> A. Vì Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào. B. Vì chế độ chính trị Đông Nam Á khủng hoảng. C. Vì Đông Nam Á có nguồn tài nguyên phong phú. D. Vì Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển. Câu 30: Lí do chủ yếu dẫn đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á thất bại ? A. Nhân dân thiếu đoàn kết. B. Thiếu người lãnh đạo với đường lối đúng đắn. C. Chưa có sự liên kết giữa các địa phương. D. Thiếu vũ khí, trình độ tổ chức thấp. Câu 31: Từ thực tế bị xâm lược giữa thế kỉ XIX, Việt Nam cần rút ra bài học gì trong việc giữ và bảo vệ độc lập trong giai đoạn hiện nay ? A. Tìm kiếm đồng minh hậu thuẫn. B. Tập trung phát triển kinh tế. C. Áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại và hội nhập quốc tế. D. Cải cách theo Xiêm và Nhật Bản. Câu 32: Nguyên nhân chung dẫn đến Nhật Bản và Xiêm thoát khỏi thân phận là một nước thuộc địa là A. có đồng minh hậu thuẫn. B. duy trì chế độ phong kiến. C. cải cách, duy tân đất nước. D. cử người học tập nước ngoài. Câu 33: Chính sách nào không nằm trong cải cách của vua Rama V ? A. Củng cố quyền lực cho giai cấp thống trị. B. Cải cách hành chính, giáo dục, tài chính. C. Ngoại giao mềm dẻo. D. Nhân nhượng để giữ vững độc lập.. BÀI 5: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH Câu 1 : Nguyên nhân nào dẫn tới việc các nước Phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi ? A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. B. Có nhiều thi trường để buôn bán. C. Nguồn nhân công dồi dào. D. Sau khi xây dựng xong Kênh đào Xuy-ê Câu 2 : Nước thực dân đi đầu trong cuông cuộc xâm lược Châu Phi cuối thế kỉ XIX là: A. Anh B. Pháp C. Tây Ban Nha D. Đức Câu 3 : Năm 1823, Tổng thống Mơn-rô của Mĩ đề ra học thuyết gì? A. Học thuyết “Cái gậy lớn” B. Học thuyết “Châu Mĩ của người Mĩ” C. Học thuyết “Đại Đông Á” D. Học thuyết Mơn –rô Câu 4 : Nội dung cơ bản của học thuyết Mơn-rô là: A. Giúp đỡ các nước Mĩ Latinh phát triển kinh tế B. Liên minh các nước ở Châu Mĩ.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> C. Gạt bỏ ảnh hưởng của các nước tư bản khác khỏi Châu Mĩ D. Biến Mĩ Latinh thành « sân sau » của Mĩ Câu 5 : Châu Phi không là thuộc địa của quốc gia nào? A. Anh B. Pháp C. Mĩ D. Đức Câu 6: Tiêu biểu cho cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân Phương Tây là cuộc kháng chiến ở a. Ê-ti-ô-pi-a b. Xu-đăng c. Ha-i-ti d. Ai Cập Câu 7: Phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân Châu Phi bị thất bại do: a. không có người lãnh đạo b. lực lượng chênh lệch c. chưa lôi kéo được nhiều người tham gia d. chưa có tổ chức Câu 8: Thế kỉ XVI, XVII, hầu hết các nước Mĩ-la- tinh trở thành thuộc địa của thực dân a. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha b. Anh, Pháp c. Pháp, Mĩ d. Đức, Mĩ Câu 9: Sau khi giành độc lập nhân dân Mĩ-la- tinh còn phải tiếp tục chống lại chính sách a. xâm lược của Mĩ b. cấm vận của Mĩ c. bành trướng của Mĩ d. "cái gậy lớn" của Mĩ Câu 10: Thực dân phương Tây nào đứng đầu trong việc xâm lược châu Phi? A. Pháp. B. Mĩ. C. Anh. D. Đức. Câu 11: Cuộc khởi nghĩa Áp đen ca đe diễn ra ở nước nào? A. An- giê – ri. B. Ai Cập. C. Xu – đăng. D. E – ti – ô – pi – a. Câu 12: Các nước phương Tây hoàn thành xâm lược châu Phi vào khoảng thời gian nào? A. Cuối thế kỉ XVIII. B. Đầu thế kỉ XIX. C. Giữa thế kỉ XIX. D. Cuối thế kỉ XIX. Câu 13: Nổi bật trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây là ở đâu? A. Ma – rốc B. E – ti – ô – pi – a C. Tuy – ni – duy D. Ai Cập Câu 14: Sau khi giành độc lập các nước Mĩ la tinh đứng trước thách thức gì? A. Hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. B. Mĩ tìm mọi cách bành trướng xâm lược. C. Các nước thực dân phương Tây tìm cách quay trở lại. D. Nạn đói xảy ra, hoành hành. Câu 15: Sắp xếp các sự kiện theo đúng thứ tự : 1. ở Haiti bùng nổ cuộc đấu tranh; 2. Cuộc đấu tranh của nhân dân Haiti giành thắng lợi; 3. Nhà nước cộng hòa Mê – hi – cô ra đời; 4. Nhà nước cộng hòa Ác – hen – ti – na ra đời. A. 1, 2, 4, 3. B. 1, 4, 2, 3. C. 4, 3, 2, 1. D. 4, 2, 1, 3. Câu 16: Quốc gia nào trở thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ la tinh năm 1804? A. Ác – hen – ti –na. B. Hai ti. C. Pê – ru. D. Mê – hi – cô. Câu 17: Đầu thế kỉ XIX tình hình chính trị các nước khu vực Mĩ la tinh như thế nào? A. Đều là các nước phong kiến phát triển B. Trở thành các quốc gia tư bản độc lập C. Vẫn trong thời kì thị tộc bộ lạc.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> D. Đều là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Câu 18: Trước chính sách của thực dân phương Tây thái độ của nhân dân châu Phi như thế nào? A. Không có phản ứng gì B. Nhờ sự giúp đỡ của bên ngoài C. Vùng dậy đấu tranh giành độc lập D. Chấp nhận những chính sách hà khắc đó Câu 19: Các nước thực dân phương Tây sau khi xâm lược xong châu Phi đã thực hiện chính sách gì? A. Đầu tư vào châu Phi B. Thực hiện chế độ cai trị hà khắc C. Xây dựng nhiều khu công nghiệp, bến cảng D. Xây dựng châu Phi thành căn cứ quân sự Câu 20: Vì sao Mĩ muốn xâm lược, bành trướng đối với khu vực Mĩ la tinh? A. Mở rộng lãnh thổ. B. Mở rộng ngoại giao. C. Giúp đỡ Mĩ la tinh. D. Biến Mĩ la tinh thành “ sân sau” của Mĩ. Câu 21 : Châu Phi có nền văn hóa như thế nào? A. Mới hình thành. B. Bước đầu phát triển. C. Lâu đời. D. Không phát triển. Câu 22: Trước khi bị thực dân phương Tây xâm lược cuộc sống của họ như thế nào? A. ổn định. B. Bấp bênh. C. Đói khổ. D. Sung túc. Câu 23: Cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ la tinh qua hai thập niên đầu thế kỉ XIX đạt kết quả như thế nào? A. Thất bại B. Hai bên đàm phán. C. Cầm cự với nhau. D. Các quốc gia tư sản ra đời. Câu 24: Nước nào ở Mĩ La tinh giành độc lập đầu tiên? Vào thời gian nào? A. Ha-i-ti, 1802. C. Ha-i-ti, 1804. B. Mê-hi-cô, 1821. D. Bra-xin, 1791. Câu 25: Nội dung nào sau đây không được Mĩ áp dụng ở Mĩ la tinh A. châu Mĩ của người châu Mĩ. B. thực hiện ngoại giao đồng đô la. C. cái gậy lớn. D. thực hiện phân biệt chủng tộc. Câu 26: Nguyên nhân nào dẫn đến các nước phương Tây đua nhau xâm lược châu Phi? A. Châu phi giàu tài nguyên khoáng sản. B. Có nhiều thị trường để buôn bán. C. Sau khi châu Phi hoàn thành kênh đào Xuy – ê. D. Châu Phi có vị trí chiến lược quan trọng. Câu 27: Để xâm lược, bành trướng Mĩ la tinh, Mĩ đề ra học thuyết A. châu Mĩ của người châu Mĩ. B. châu Mĩ của người Mĩ. C. Mĩ của người châu Mĩ..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> D. người châu Mĩ của châu Mĩ. Câu 28: Liên hệ châu Phi và khu vực Mĩ la tinh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ở châu Á quốc gia nào không là thuộc địa của tư bản phương Tây? A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Sin – ga – po. D. Ấn Độ. Câu 29: Điểm giống nhau của các nước Á, Phi, Mĩ latinh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ? A. Nền kinh tế, chính trị phát triển. B. Nền kinh tế, chính trị chậm phát triển. C. Đều bị các nước tư bản phương tây xâm lược. D. Đều chuyển sang chế độ tư bản chủ nghĩa.. BÀI 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT Câu 1 : Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 -1918 ) là : A. Thái tử Áo - Hung bị người Séc-bi ám sát B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa C. Sự hiếu chiến, hung hãn của đế quốc Đức D. Sự mâu thuẫn giữa Anh và Đức Câu 2 : Kết quả chiến tranh mà hai phe không ngờ tới là: A. 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương. B. Chi phí chiến tranh là 85 tỉ đô-la C. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga D. Nước Mĩ giàu lên nhanh chóng Câu 3 : Mĩ tham chiến cùng với phe Hiệp ước trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến mục đích: A. Giúp các nước đánh bại quân Đức B. Chia lợi trong cuộc chiến sắp kết thúc C. Tiêu diệt tên trùm chiến tranh Đức D. Đòi lại quyền lợi cho các nước Anh, Pháp, Nga Câu 4 : Phe Liên minh được thành lập năm nào và bao gồm những nước nào? A. 1881, Anh, Pháp, Nga B. 1882, Đức, Áo – Hung, Itali C. 1904, Anh, Đức, Italia D. 1898 Pháp, Ao- Hung, Itali Câu 5 : Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Phi nghĩa thuộc về phe Liên minh B. Phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước C. Chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa D. Chiến tranh xâm chiếm thuộc địa Câu 6 : Trước chiến tranh 1914-1918 mối quan hệ giữa các nước nào là căng thẳng nhất ? A. Anh- Pháp B. Pháp –Đức C. Anh- Đức D. Pháp- Nga Câu 7 : Ý nào sao đây không phải là kết cục giai đoạn thứ nhất (1914-1916) của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> A. Bọn trùm công nghiệp chiến tranh giàu lên nhanh chóng B. Nhân dân lao động lâm vào cảnh khốn cùng; mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến ngày càng gay gắt C. Phong trào phản đối chiến tranh của quần chúng liên tục diễn ra D. Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thành công Câu 8 : Lí do Mĩ nhanh chóng trở thành lực lượng đứng đầu phe Hiệp ước: A. Sức mạnh quân sự tuyệt đối của Mĩ B. Mĩ tham gia chiến tranh khi cả 2 phe quá mỏi mệt, bị thiệt hại nhiều C. Mĩ là nước đế quốc hùng mạnh nhất D. Mĩ thấy cần phải kết thúc chiến tranh Câu 9: Đâu là nguyên cớ của chiến tranh thế giới thứ nhất a. sự phát triển không đều của các nước tư bản b. mâu thuẫn giữa các nước về thộc địa c. thái tử Áo- Hung bị ám sát d. các nước đế quốc hình thành hai khối quân sự đối lập Câu 10: Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn các nước đế quốc đã hình thành những khối quân sự nào a. Cấp tiến, Ôn hòa b. Liên minh, Hiệp Ước c. Đồng minh, Hiệp Ước d. Liên minh, Phát xít Câu 11: Nguyên nhân nào là chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ a. thái tử Áo-Hung bị ám sát b. sự phát triển không đều của chủ nhĩa tư bản c. hình thành 2 khối quân sự đối lập d. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa Câu 12 :chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra trong khoảng thời gian nào? a.1914-1917 b.1929-1933 c.1939-1945 d.1914-1918 Câu 13: trong giai đoạn một của chiến tranh thế thế nhất cả hai phe đều ở thế: a.tấn công b.cầm cự c. phòng ngự d.phòng thủ Câu 14: tháng 4-1917, Mĩ tham chiến đứng về phe nào? a.Hiệp ước b.Liên minh c.cả hai phe d.trung lập Câu 15: trong chiến tranh thế giới thứ nhất nước nào đã rút lui khỏi cuộc chiến: a.Anh b.Pháp c.Nga d.Đức Câu 16: chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe nào: a. Liên minh b. Hiệp ước c. Đồng minh d. phát xít Câu 17: chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất phi nghĩa vì: a.gây nhiều nhiều thảm họa cho nhân loại b.gây thảm họa cho nhân loại, chỉ mang lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận c.không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động d.chỉ đem lại lợi ích cho các nước tham chiến Câu 18: Mĩ lại tham chiến muộn trong chiến tranh thế giới thứ nhất vì: a. nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh b. Mĩ không muốn chiến tranh lan sang nước mình c.Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí d.Mĩ giữ thái độ trung lập trong chiến tranh..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Câu 19: Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra chủ yếu ở châu lục nào? A. Châu Á. B. Châu Âu. C. Châu Phi. D. Châu Mĩ. Câu 20: Hãy cho biết nguyên nhân cơ bản của chiến tranh thế giới lần thứ nhất? A. Sự phát triển không đều của CNTB. B. Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước nước đế quốc. C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa . D. Thái tử Áo-Hung bị bị người Xec-bi ám sát. Câu 21: Từ năm 1899-1902, diễn ra cuộc chiến tranh nào sau đây? A. Chiến tranh Trung-Nhât. B. Chiến tranh Mĩ-Tây Ban Nha. C. Chiến tranh Anh-Bôơ. D. Chiến tranh Nga-Nhật. Câu 22: Vì sao trong cuộc đua giành giật thuộc địa của chiến tranh thế giới thứ nhất Đức là kẻ hung hăng nhất? A. Vì Đức là kẻ đứng đầu trong phe liên minh. B. Vì Đức có tiềm lực về kinh tế và tham vọng mở rộng lãnh thổ. C. Vì Giới cầm quyền Đức đã vạch sẳn kế hoạch chiến tranh. D. Vì Đức có tiềm lực về kinh tế và quân sự nhưng ít thuộc địa. Câu 23: Để bảo vệ thành quả cách mạng tháng Mười nước Nga đã A. tuyên bố rút khỏi vòng chiến. B. cùng với Anh, Pháp phản công Đức. C. lên kế hoạch tấn công tiêu diệt phe liên minh. D. ký với Đức Hoà ước BretLitôp. Câu 24: Nguyên nhân trực tiếp của chiến tranh thế giới thứ nhất là A. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. B. tình hình căng thẳng ở Ban-căng từ 1912-1913. C. thái tử Áo-Hung bị người Séc-bi ám sát. D. Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thuộc địa. Câu 25: Đâu là kết cục nằm ngoài mong muốn của giai cấp tư sản trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất? A. 11/01/1918 Đức ký hiệp định đầu hàng không điều kiện. B. Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi và sự ra đời của nước Nga Xô Viết. C. Phe Liên minh Đức, Áo, Hunggari lần lượt tuyên bố đầu hàng. D. 11/ 1917 Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh thế giới. Câu 26: Đầu thế kỉ XX, Châu Âu hình thành 2 khối quân sự đối đầu là A. khối Áo-Hung, Đức, Italia với khối Nga, Anh, Pháp. B. khối Anh, Nga, Pháp với khối Đức, Italia, Hunggari.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> C. khối Liên Xô, Anh, Pháp với khối Đức, Áo-Hung, Italia. D. khối Nga, Pháp, Mĩ với khối Đức, Italia, Nhật. Câu 27: Vì sao Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất muộn hơn các nước khác? A. Mĩ muốn tập trung phát triển kinh tế đất nước. B. Mĩ muốn giữ thái độ" trung lập". C. Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí. D. Mĩ muốn phân chia thành quả sau chiến tranh. Câu 28: Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, xe tăng là phương tiện mới của A. Đức, Italia. B. Nga, Pháp. C. Anh, Mĩ. D. Anh, Pháp. Câu 29: Mĩ lấy cớ gì tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất? A. Đức vi phạm thông thương trên biển. B. Thái độ hung hãn của Đức. C. Đức tấn công Pháp. D. Tàu Mĩ trúng đạn của Đức. Câu 30: Tại sao mở đầu chiến tranh thế giới thứ nhất Đức lại tấn công Pháp? A. Gần biên giới. B. Nhiều tài nguyên. C. Bất ngờ dễ thắng. D. Binh lực yếu.. Câu 31: Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” được nước nào thực hiện trong chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Mĩ. B. Đức. C. Anh. D. Pháp. Câu 32: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nước nào sử dụng tàu ngầm làm phương tiện chiến đấu đầu tiên? A. Anh. B. Pháp. C. Đức . D. Mĩ. Câu 33: Sự kiện nào sau đây không phải là kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất? A. 1,5 tỉ người bị lôi vào vòng khói lửa. B. 10 triệu người chết. C. 20 triệu người bị thương. D. 70 quốc gia bị lôi vào vòng chiến. Câu 34: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, đâu là sự kiện đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới? A. Nhiều nước thuộc địa đã giành được độc lập. B. Thế giới hình thành hai phe đối lập nhau là phe Liên minh và phe Hiệp ước. C. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và việc thành lập nhà nước Xô Viết. D. Phong trào cách mạng thế giới phát triển ở Á, Phi, Mixlatinh..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Câu 35: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức tấn công Pháp mấy lần? A. 2 lần. B. 3 lần. C. 4 lần. D. 5 lần. Câu 36: Kết thúc giai đoạn một chiến tranh thế giới thứ nhất, ưu thế thuộc về A. phe Liên minh. B. phe hiệp ước. C. không phe nào. D. nước Mĩ. Câu 37: Tại hội nghị vecxai, sự kiện nào diễn ra gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam đã gây tiếng vang lớn trên thế giới? A. Tổng thống Uyn-xơn thông qua chương trình 14 điểm bàn đến vấn đề trao trả độc lập cho các nước nhược tiểu. B. Nguyễn Ái Quốc gởi “Bản án chế độ thực dân Pháp” tới hội nghị vecxai. C. Nguyễn Ái Quốc gởi “Bản yêu sách 8 điểm” của nhân dân An Nam đòi trả độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. D. Nguyễn Ái Quốc lập ra hội lien hiệp thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc. Câu 38: Đâu là điểm khác nhau cơ bản về tính chất của chiến tranh thế giới lần thứ nhất với chiến tranh thế giới lần thứ hai? A. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa. B. Vừa phi nghĩa vừa chính nghĩa. C. Có tính chất xâm lược giành thuộc địa. D. Ảnh hưởng lớn đối với Châu âu.. BÀI 7: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI Câu 1 :La-phông-ten là nhà ngụ ngôn cổ điển nước nào? a.Anh b.Pháp c.Đức d.Nga Câu 2: Ai là đại biểu xuất sắc cho nến bi kịch cổ điển Pháp: a. Cooc-nây b. La-phông-ten c. Mô-li-e d. Víc-to Huy-gô Câu 3: Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức trong buổi đầu thời cận đại là: a.Mô-da b. Trai-cốp-xki c.Bét-to-ven d. Pi-cát-xô Câu 4: Tiêu biểu cho nền văn học Pháp thế kỉ XIX-XX là: a.Lép-tôn-xtôi b.Víc-to Huy-gô c. Lỗ Tấn d. Mác Tuên Câu 5: Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép-tôn-xtôi là a. "Những người khốn khổ" b. "Những cuộc phiêu lưu của Tom Xoay-ơ" c."Chiến tranh và hòa bình" d. "Những người I-nô-xăng đi du lịch" Câu 6:Lịch sử thế giới cận đại mở đầu và kết thúc bằng cuộc cách mạng nào? a. Cách mạng tư sản Anh và CMTS Pháp b.CMTS Hà Lan và CMTS Pháp c.CMTS Anh và CM Tân Hợi d.CM Hà Lan và CM Tháng mười Nga.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Câu 8: Bản chất của chủ nghĩa tư bản là: a. cạnh tranh b. bóc lột sức lao động của nhân dân lao động c. tranh giành thuộc địa d. tập trung phát triển kinh tế nhanh Câu 9: Vai trò quan trọng của văn học, nghệ thuật, tư tưởng buổi đầu thời Cận đại là A. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản. B. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến. C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. duy trì chế độ phong kiến. Câu 10: Mô-li-e là tác giả nổi tiếng của nền hài kịch cổ điển Pháp với các tác phẩm của ông thể hiện A. khát vọng tự do. B. khát vọng công bằng, cuộc sống tốt đẹp của loài người. C. khát vọng dân chủ. D. khát vọng cuộc sống hạnh phúc. Câu 11: Các nhà Khai sáng thế kỉ XVII-XVIII được xem như A.những người đi trước dọn đường cho cách mạng Pháp (1789) thắng lợi. B.những người tấn công vào chế độ phong kiến lỗi thời. C.những người thúc đẩy cách mạng Pháp (1789) thắng lợi. D.những người mở đường cho tư tưởng mới tiến bộ. Câu 12: Ý nào sau đây không phải nội dung của tiểu thuyết “Những người khốn khổ”? A. Thể đời sống của những dân tộc bị áp bức. B. Thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những con người đau khổ. C. Thể hiện mong muốn đem lại hạnh phúc cho những người khốn khổ. D. Thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những con người đau khổ, mong tìm những giải pháp đem lại hạnh phúc cho họ. Câu 13: Thời Cận đại, đặc biệt cuối thế kỉ là cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các lĩnh vực nghệ thuật như: kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc ….………. A. rất phát triển. B. không phát triển. C. lâm vào suy thoái. D. kém phát triển. Câu 14: Ý nào sau đây không phải là nội dung của những sáng tác mà nhà văn hóa Ra-binđra-nát Ta-go viết? A. Thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc. B. Thể hiện tinh thần yêu hòa bình. C.Thể hiện lòng yêu thương đối với cong người, trước hết là người nghèo. D. Thể hiện lòng yêu nước. Câu 15: Tác phẩm nào dưới đây đạt giải thưởng Nôben năm 1913? A. Chiến tranh và hòa bình (Lép-Tôn-xtôi). B. Những người khốn khổ (Vích-to Huy-gô). C. AQ chính truyện (Lỗ Tấn). D. Tập Thơ Dâng (Ra-bin-đra-nát Ta-go). Câu 16: Trai-cốp-xki được xem là một trong những điển hình của nền âm nhạc.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> A.cổ điển. B.hiện đại. C.hiện thực. D.truyền thống. Câu 17: ”Những người khốn khổ”, của Vích-to Huy-go được xem là tác phẩm xuất sắc của ông vì đã thể hiện được A.lòng yêu thương vô hạn đối với những người khốn khổ. B.đầy đủ hiện thực xã hội. C.chân thực cuộc sống xã hội. D.lòng yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc. Câu 18: Nội dung chủ yếu của những thành tựu văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX phản ánh nội dung gì? A. Phản ánh đời sống của nhân dân lao động bị áp bức. B. Phản ánh sự bóc lột của tư sản và các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. C. Phản ánh bản chất của chế độ tư bản. D. Phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội trong các tác phẩm của mình. Câu 19: Trào lưu triết học Ánh sáng thể kỉ XVII-XVIII có vai trò A. mở đường cho cách mạng tư sản ở các nước châu Âu. B. mở đường cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. C. quan trọng trong sư thắng lợi của cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII và sự phát triển tư tưởng của châu Âu. D. tấn công vào chế độ phong kiến. Câu 20: Văn học buổi đầu thời Cận đại phản ánh nội dung gì? A. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến. B. Mâu thuẫn giữa tư sản với chế độ phong kiến và các cuộc cách mạng tư sản. C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản. D. Cuốc chiến tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Câu 21: Văn học ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XIX đến đầu thể kỉ XX phản ánh nội dung gì? A. Phản ánh cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống xâm lược. B. Phản ánh cuộc sống ấm no, hạnh phút của nhân dân. C. Phản ánh cuộc sống của nhân dân dưới ách thực dân phong kiến, lòng khát khao và ý chí anh hùng quật khởi trong cuộc đấu tranh cho độc lập tự do. D. Phản ánh tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với các thuộc địa.. BÀI 9: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917 Câu 1 : Cách mạng tháng Hai 1917 đã thực hiện được những nhiệm vụ gì ? A. Đánh đổ chế độ Nga hoàng, thành lập chính quyền mới B. Đánh đổ chế độ Nga hoàng, tiếp tục tham gia chiến tranh C. Cách mạng giành thắng lợi, Nga rút khỏi chiến tranh D. Giành lại ưu thế trong chiến tranh thế giới Câu 2 : Cách mạng tháng Mười Nga thành công ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam như thế nào? A. Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam B. Tác động đến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành – người thanh niên yêu nước đang bôn ba tìm đường cứu nước.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> C. Giúp cho cách mạng nước ta thoát khỏi thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo D. Tháng 7/1920, Người đọc bản Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin, từ đó người tin theo Lê-nin, đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Câu 3 : Nguyên nhân xuất hiện cục diện 2 chính quyền song song cùng tồn tại ở Nga sau cách mạng tháng Hai là: A. Sự đối lập về quyền lợi giữa tư sản và vô sản B. Giai cấp tư sản và vô sản chưa đủ mạnh để có thể một mình nắm chính quyền nên mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của nhau C. Do tư sản và vô sản cùng tham gia cách mạng D. Do đảng Bonsevich lãnh đạo cách mạng Câu 4 : Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là: A. Cách mạng vô sản B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa C. Cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới Câu 5 : Trong Luận cương tháng Tư, Lê-nin đã lựa chon phương pháp đấu tranh nào để chuyển chính quyền từ tay của giai cấp tư sản sang giai cấp vô sản : A. Đấu tranh vũ trang B. Biện pháp hòa bình C. Từ đấu tranh hòa bình chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền D. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang Câu 6 : Trong Địa hội Xô Viết toàn Nga lần II tại điện Xmô-nưi, không quyết định nội dung nào sao đây : A. Tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết do Lê-nin đứng đầu B. Tuyên bố nước Nga Xô Viết chuyển sang thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội C. Thông qua sắc lệnh Hòa bình và sắc lệnh Ruộng đất C. Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền Xô Viết Câu 7 : Ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là : A. Đập tan ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến B. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học quí báo cho phong trào cách mạng thế giới D. Tạo tiền đề để Lê-nin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp vô sản Câu 8 : Ý nào sao đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới ? A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế nông nghiệp B. Cho phép tư nhân được xây dựng những xí nghiệp nhỏ có sự kiểm soát của nhà nước C. Thương nhân được tự do buôn bán, phát hành dồng rúp D. Ưu tiên phát triển nền kinh tế và tri thức Câu 9: Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa đối với nước Nga là : A. Thay đổi nước Nga và tạo điều kiện tiến hành những cải cách tư sản B. Thay đổi hoàn toàn đất nước và số phận của hàng triệu con người trên đất nước Nga C. Thay đổi tình hình đất nước, lật đổ chế độ Nga hoàng D. Thay đổi tình hình đất nước và hai chính quyền song song cùng tồn tại Câu 10: trước cách mạng tháng Mười , Nga theo chế độ gì, do ai đứng đầu: a.quân chủ lập hiến ,Nga hoàng Ni-cô-lai II b. quân chủ chuyên chế, Nga hoàng c.quân chủ chuyên chế, Nga hoàng Ni-cô-lai II.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> d. chuyên chế cổ đại, Minh Trị Câu 11: thắng lợi lớn nhất của cách mạng tháng Hai ở Nga là : a. chiếm các công sở b. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng c.bắt giam các tướng tá của Nga hoàng d.bắt giam các bộ trưởng của Nga hoàng Câu 12: sau cách mạng tháng Hai, Nga trở thành nước a. Quân chủ lập hiến b.quân chủ chuyên chế c.quân chủ d. cộng hòa Câu 13: sau cách mạng tháng Hai, Nga có 2 chính quyền cùng song song tồn tại là: a.chính phủ lâm thời của tư sản và xô viết đại biểu công-nông-binh b.chính phủ lâm thời của vô sản và xô viết đại biểu công-nông-binh c.chính phủ lâm thời của vô sản và xô viết đại biểu công-nông d.chính phủ tư sản và vô sản Câu 14: sau cách mạng tháng Hai Nga phải tiến hành tiếp cuộc cách mạng tháng Mười vì: a. nhân dân lao động vẫn bị áp bức b.Nga có hai chính quyền cùng song song tồn tại c.chưa xóa bỏ tàn dư của chế độ cũ d.cá thế lực phản cách mạng ráo riết hoạt động Câu 15: cách mạng tháng Mười Nga bắt đầu diễn ra vào thời gian nào? a. 24-10-1918 b.25-10-1918 c.24-10-1917 d.25-10-1917 Câu 16: sau cách mạng tháng Mười, chính quyền nào bị lật đổ a.xô viết đại biểu công-nông-binh b.Đảng Bôn-sê-vích Nga c.Đảng Quốc đại d.chính phủ lâm thời của tư sản Câu 17: ý nghĩa lớn nhất của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là: a. làm thay đổi tình hình nước Nga b.Mở ra kỉ nguyên mới:nhân dân lao động làm chủ đất nước, vận mệnh của mình c.cổ vũ phong trào cách mạng thế giới d.làm thay đổi cục diện thế giới. Câu 18: Sau cách mạng 1905-1907, Nga theo thế chiến chính trị nào ? A. Xã hội chủ nghĩa B. Dân chủ đại nghị C. Quân chủ chuyên chế D. Quân chủ lập hiến Câu 19: Cuộc cách mạng tháng hai ở Nga là cuộc cách mạng có tính chất gì ? A. Cách mạng vô sản. B. Cách mạng văn hóa. C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới Câu 20: Đỉnh cao của hình thứ đấu tranh trong cuộc cách mạng tháng hai năm 1917 ở Nga là gì? A. Biểu tình thị uy. B. Khởi nghĩa từng phần. C. Tổng khởi nghĩa giành chức quyền. D. Chuyển từ bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Câu 21: Vì sao trong năm 1917 ở Nga diễn ra 2 cuộc cách mạng ? A. Cách mạng tháng hai do giai cấp vô sản lãnh đạo B. Cách mạng tháng hai lật đổ chế độ Ngai Hoàng.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> C. Sau cách mạng tháng Hai ở Nga tồn tại hai chính quyền D. Sau cách mạng tháng hai giai cấp tư sản lên nắm chính quyền Câu 22: Mục tiêu trong luận cương tháng tư của Lê-nin là gì ? A. Tạo điều kiện cho giai cấp phát triển. B. Duy trì chính phủ lâm thời của giai cấp vô sản. C. Chuyển từ chế độ phong kiến sang cách mạng tư sản. D. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 23: Kết quả của cách mạng tháng hai là gì ? A. Lật đổ chính quyền giai cấp tư sản. B. Chính quyền vô sản được thành lập. C. Chế độ phong kiến Ngai Hoàng vẫn được duy trì. D. Lật đổ chế độ Ngai Hoàng, hai chính quyền song song tồn tại. Câu 24: Tình hình kinh tế nước Nga đầu thế kỉ XX? A. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. B. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. C. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chậm phát triển. Câu 25: Sự kiện mở đầu cách mạng dân chủ tư sản Tháng Hai 1917 ở Nga? A. Cuộc tấn công cung điện mùa Đông vào 25-10. B. Cuộc khởi nghĩa vũ trang công nhân ở Max-cơ-va. C. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-rat. D. Cuộc nổi dậy của nông dân vùng ngoại ô Max-cơ-va. Câu 26: Chính quyền được thành lập sau Cách mạng Tháng Hai 1917? A. Chính quyền giai cấp vô sản. B. Nền chuyên chính giai cấp tư sản. C. Nền chuyên chính quí tộc phong kiến. D. Chính phủ tư sản lâm thời và chính quyền xô viết song song tồn tại. Câu 27: Mở đầu Cách mạng Tháng 10 Nga 1917 là sự kiện? A. Ngày 26-10, khởi nghĩa thắng lợi ở Mã cơ va. B. Đêm 25-10 quân khởi nghĩa chiếm cung điện Mùa Đông. C. Đêm 25-10, chính quyền Xô viết được thành lập ở Pê tơ rô grat. D. Đêm 24-10 các đội cận vệ đỏ đánh chiếm các vị trí then chốt thủ đô. Câu 28: Ý nghĩa của “Luận cương tháng Tư” do Lênin soạn thảo? A. Kêu gọi quần chúng tích cực tham gia khởi nghĩa. B. Trang bị tư tưởng cách mạng cho giai cấp lãnh đạo. C. Giác ngộ cách mạng cho đông đảo quần chúng nhân dân. D. Chỉ rõ mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 29: Tính chất của Cách mạng tháng 10 Nga 1919 là? A. Cách mạng dân chủ tư sản. B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 30: Cách mạng Tháng 10 Nga 1917 giành thắng lợi A. đập tan âm mưu xâm lược của Mĩ muốn làm bá chủ thế giới. B. đập tan ách áp bức bóc lột, âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. C. đập tan âm mưu của Nga hoàng muốn khôi phục lại chế độ phong kiến..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> D. làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu người Nga. Câu 31: Nga hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng A. bị các nước đế quốc thôn tín. B. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế. C. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. D. nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng. Câu 32: Đại biểu của các xô viết ở Nga là những thành phần nào? A. Tư sản, công nhân, nông dân. B. Tư sản, quý tộc mới và binh lính. C. Công nhân, nông dân và binh lính. D. Công nhân, nông dân và thợ thủ công. Câu 33: Để chuyển toàn bộ chính quyền về tay các xô viết trong tám tháng đầu ( từ tháng hai đến tháng 9 ) Lê nin và đảng Bô sê vich chủ trương đấu tranh bằng phương pháp gì? A. Đấu tranh bạo lực. B. Đấu tranh vũ trang. C. Đấu tranh hòa bình. D. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Câu 34: “Giống như mặt trời chói lọi cách mạng Tháng Mười Nga chiếu sáng nhất năm châu, thức tỉnh hang triệu người bị áp bức, bóc lột trên thế giới”? A. Lê nin B. Xta lin C. Hồ Chí Minh. D. Mao Trạch Đông. Câu 35: Vì sao Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX? A. Mở ra kỉ nguyên mới cho nước Nga, làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu người Nga. B. Cách mạng Tháng Mười dã đưa đến việc thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, có ý nghĩa to lớn đối với nước Nga và thế giới. C. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi đến thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. D. Lần đầu tiên trong lịch sử giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng, thoát khỏi mọi xiềng xích nô lệ, làm chủ vận mệnh đất nước.. BÀI 10: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1921 - 1941 Câu 1: Thực chất của chính sách Kinh tế mới ở nước Nga là: A. Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế B. Thực hiện chế độ trưng thu lương thực thừa C. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát D. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền kinh tế, thi hành chế độ lao động cưỡng bức Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của chính sách Kinh tế mới A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuh thuế lương thực B. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga C. Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế D. Thương nhân được tự do mua bán trao đổi, phát hành đồng rúp.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Câu 3: Chủ trương của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là: A. Bình đẳng về mọi mặt và quyền tự quyết của các dân tộc B. Hợp tác xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội C. Cưỡng bức các dân tộc gia nhập Liên bang C. Tự nguyện gia nhập, không miễn cưỡng Câu 4: chính sách kinh tế mới (3/1921) ở Nga do ai đề xướng: a. En-xin b.Ru-dơ-ven c.Lê-nin d.Pu-tin Câu 5: chính sách kinh tế mới trong lĩnh vực nông nghiệp thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ: a.thu thuế nông nghiệp b. thu thuế lương thực c. thu thuế thân d. thu tô, thuế Câu 6: thuế lương thực nộp bằng: a. tiền mặt b.vàng c.hiện vật d.tiền , hiện vật Câu 7:chính sách kinh tế mới viết tắt là: a.AFTA b. NAFTA c. FAO d. NEP Câu 8: một trong các nội dung của chính sách kinh tế mới là tư nhân được: a.tự do buôn bán b.tự do hội họp c.tự do đi lại d.tự do sản xuất kinh doanh Câu 9: chính sách kinh tế mới đã chuyển nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền sang: a. nền kinh tế tập thể b.nền kinh tế nhiều thành phần c. kinh tế cá thể d.kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Câu 10: Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) thành lập thờ gian: a. 10-1917 b. 1-1924 c. 12-1922 d. 10-1922 Câu 11: Để khôi phục kinh tế sau cách mạng tháng Mười, tháng 3/1921 Lê-nin và Đảng Bônsêvich đã A. ban hành Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. B. ban hành Chính sách cộng sản thời chiến. C. ban hành Chính sách kinh tế mới. D. tiến hành cải cách chính phủ. Câu 12: Trong kinh tế, nhà nước Xô viết không nắm những ngành nào sao đây? A. Công nghiệp. B. Du lịch. C. Giao thông vận tải. D. Ngân hàng. Câu 13: Các xí nghiệp của Xô viết đã có sự thay đổi gì? A. Chuyển sang chế độ tự hoạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương, nâng cao năng suất lao động. B. Đóng cửa, thực hiện chính sách bao cấp. C. Liên kết với tư bản nước ngoài. D. Trông chờ vào sự bao cấp, kế hoạch của nhà nước. Câu 14: Trong thương nghiệp, những biện pháp nào không phải của Chính sách kinh tế mới? A. Nhà nước độc quyền nắm mọi hoạt động thương mại. B. Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi hàng hoá. C. Mở lại các chợ, khôi phục, đẩy mạnh mối liên hệ giữa nông thôn và thành phố..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> D. Phát hành đồng rúp mới thay thế đồng tiền cũ. Câu 15: Trong việc thực hiện chính sách kinh tế mới, vai trò của kinh tế nhà nước như thế nào? A. Thả nổi nền kinh tế cho tư nhân. B. Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt trong nền kinh tế nhiều thành phần. C. Tư bản trong nước lũng đoạn chi phối nền kinh tế. D. Kinh tế nước Nga Xô viết phụ thuộc vào kinh tế tư bản nước ngoài. Câu 16: Công cuộc xây dựng CNXH đã đòi hỏi như thế nào đối với các dân tộc trên lãnh thổ nước Nga Xô viết? A. Liên minh, đoàn kết chặt chẽ với nhau nhằm tăng cường sức mạnh mọi mặt. B. Độc lập với nhau để phát huy sức mạnh của mỗi nước. C. Liên kết với nước đế quốc bên ngoài để nhận sự giúp đỡ. D. Một, hai dân tộc liên minh với nhau. Câu 17: Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, Liên Xô bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ trọng tâm là gì? A. Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại. B. Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. C. Mở rộng giao lưu buôn bán với các nước bên ngoài. D. Đẩy mạnh xây dựng nền công nghiệp quốc phòng hiện đại. Câu 18: Những giai cấp nào sau đây không phải là giai cấp tồn tại trong xã hội Liên Xô? A. Tư sản. B. Công nhân. C. Nông dân tập thể. D. Tầng lớp trí thức mới xã hội chủ nghĩa. Câu 9. Xác định xem chính sách ngoại giao nào dưới đây không phải của Liên Xô? A. Kiên trì và bền bỉ trong quan hệ quốc tế. B. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế của nước đế quốc. C. Phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về ngoại giao. D. Thực hiện chính ngoại giao đối đầu. Câu 19: Hãy xác định mục đích phải thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết? A. Nhằm tăng cường sức mạnh về mọi mặt của công cuộc xây dựng và bảo vệ tố quốc. B. Chống thù trong giặc ngoài. C. Ổn định tình hình đất nước D. Liên kết các dân tộc trong nước Nga. Câu 20: Nhận xét vai trò của kinh tế nhà nước với việc thực hiện chính sách kinh tế mới? A. Thả nổi nền kinh tế cho tư nhân. B. Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt nền kinh tế nhiều thành phần. C. Tư bản trong nước lũng đoạn chi phối nền kinh tế. D. Kinh tế nước Nga Xô viết phụ thuộc vào kinh tế tư bản nước ngoài. Câu 21: Chính sách kinh tế mới đã thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng A. thu thuế lương thực nộp bằng hiện vật. B. thuế lương thực nộp bằng tiền. C. thuế lương thực nộp bằng ngày công lao động. D. thu thuế lương thực nộp hàng tháng Câu 22: Điểm giống nhau về thời gian trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai ở Liên Xô là A. đều thực hiện trong 5 năm. B. đều hoàn thành kế hoạch trước thời hạn..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> C. đều hoàn thành trước thời hạn 6 tháng. D. đều hoàn thành trước thời hạn 9 tháng. Câu 23: Từ năm 1922 đến năm 1925, Liên Xô đã được các cường quốc nào đặt quan hệ ngoại giao? A. Đức, Anh, Italia,Pháp, Nhật. B. Đức, Mĩ, Anh, Pháp. C. Mĩ, Anh, Pháp, Italia, Trung Quốc. D. Đức, Anh, Pháp, Mĩ, Nhật. Câu 24: “NEP” là cụm từ viết tắt của A. chính sách Cộng sản thời chiến. B. các kế hoạch 5 năm của Liên Xô từ năm 1921đến năm 1941. C. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. D. Chính sách kinh tế mới. Câu 25: Cho bảng dữ liệu sau Thời gian Sự kiện 1) 03/1921 a. Liên bang CHXH chủ nghĩa Xô viết được thành lập. 2) 12/1922 b. Thời kì thực hiện Chính sách kinh tế mới. 3) 01/1924 c. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. 4) 1937 d. Lê-nin từ trần. Hãy lựa chọn 1 đáp án đúng về mối quan hệ giữa cột thời gian với cột sự kiện. A. 1c-2b-3a-4d. B. 1a-2c-3b-4d. C. 1b-2a-3d-4c. D. 1d-2c-3a-4b. Câu 26: Từ việc quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy của tư sản trong Chính sách cộng sản thời chiến, đến khi thực hiện Chiinhs sách kinh tế mới được thay đổi như thế nào? A. Trả hết toàn bộ nhà máy, xí nghiệp cho giai cấp tư sản. B. Cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân). C. Khuyến khích tư bản nước ngoài vào xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong nước. D. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp do giai cấp vô sản quản lí. Câu 27: Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941 là A. phát triển công nghiệp nhẹ. B. phát triển công nghiệp quốc phòng. C. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. D. phát triển giao thông vận tải. Câu 28: Xác định xem chính sách ngoại giao chủ yếu của Liên Xô? A. Kiên trì và bền bỉ trong quan hệ quốc tế. B. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế của nước đế quốc, cô lập về ngoại giao. C. Phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về ngoại giao. D. Thực hiện chính ngoại giao đối đầu. Câu 29: Hãy nhận xét về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô? A. Đạt được những thành tựu to lớn, tạo nên những biến đổi nhiều mặt, có lợi cho nhân dân..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> B. Chỉ đạt thành tựu trong lĩnh vực công nghiệp. C. Có lợi cho giai cấp thống trị. D. Đưa Liên Xô trở thành nước hùng mạnh.. BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) Câu 1: Hội nghị Véc-xai – Oasinhton diễn ra trong hoàn cảnh: A. Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc C. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bước sang giai đoạn thứ hai Câu 2: Những nước đế quốc đạt được nhiều quyền lợi nhất trong trật tự Vec-xai – Oasinhton là: A. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản, Italia B. Anh, Pháp, Nga C. Anh, Pháp, Mĩ D. Anh, Pháp, Nga, Nhật, Italia Câu 3: Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là: A. Tàn phá nền kinh tế các nước tư bản B. Đưa đến sự ra đời và lên cầm quyền của Chủ nghĩa phát xít C. Đời sống giai cấp công nhân và nhân dân lao động ngày càng cơ cực D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng gay gắt Câu 4: Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là: A. Thiếu lương thực, nguyên liệu trầm trọng B. Khủng hoảng thừa C. Thiếu vốn, nhân công lao động có trình độ kĩ thuật cao D. Là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử kinh tế tư bản chủ nghĩa Câu 5 : Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị Véc-xai – Oasinhton là: A. Phân chia quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận B. Qui định những điều khoản bồi thường đối với các nước bại trận C. Thành lập tổ chức Hội quốc liên D. Thông qua kế hoạch tấn công nước Nga Xã hội chủ nghĩa Câu 6: Hội quốc Liên gồm bao nhiêu nước thành viên:.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> A.42 nước B.43 nước C.44 nước D.45 nước Câu 7: Cao trào CM 1918-1932 bùng nổ ở Châu Âu là do đâu: A.Hậu quả của thế chiến 1 B. Do ảnh hưởng của CM Cuba C.Ảnh hưởng bởi CM tháng 10 Nga D. Câu A và C đúng Câu 8: Quốc tế cộng sản còn gọi là quốc tế thứ mấy: A.Thứ I B.Thứ II C.Thứ III D. Cả B, C đều sai Câu 9: Quốc tế cộng sản tồn tại trong mốc thời gian nào: A.1918-1935 B.1919-1943 C.1919-1945 D.1918-1953 Câu 10: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bắt đầu vào: A.9/1929 B.10/1929 C.11/1929 D.12/1929 Câu 11: Nước nào lâm vào cuộc khủng hoảng thừa trước tiên: A.Anh B.Pháp C.Nhật D.Mĩ Câu 12: Cuộc khủng hoảng thừa kéo dài gần mấy năm: A.4 năm B.5 năm C.3 năm D.6 năm Câu 13: Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 dẫn tới nguy cơ 1 cuộc chiến tranh thế giới mới: A.Vì Anh, Pháp, Mĩ chia chiến lợi phẩm không đồng đều B. Đức, Ý, Nhật bất mãn trật tự Vecxai-Oasinhtơn C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện D. vì nó gây hậu quả nghiêm trọng cho chủ nghĩa tư bản. Câu 14: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc các nước tư bản đã tổ chức hội nghị A. Vécxai. B. Oasinhtơn. C. Muynich. D.Vécxai – Oasinhtơn. Câu 15: Hội nghị Vécxai – Oasinhtơn được tổ chức khi nào? A.Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. B. Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc. C.Phe liên minh chiếm ưu thế. D.Phe hiệp ước chiếm ưu thế. Câu 16: Các nước giành được nhiều quyền lợi nhất sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? A. A-P-M-NB. B.A-P-M-LX. C.A-P-M. D.A-P-NB. Câu 17: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nổ ra đầu tiên ở A. Mĩ B. Anh. C. Pháp. D. Đức. Câu 18: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là do : A. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt qua cầu . B. Người dan không dủ tiền mua hàng hoá. C. Tác động của cao trào cách mạng thế giớ 1918-1923. D. Các nước Tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất. Câu 19: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 để lại hậu quả như thế nào đối với thế giới tư bản? A. Đe dọa sự tồn tại của CNTB. B. Đe dọa sự tồn tại của các nước trên thế giới. C. Đe dọa sự tồn tại của các nước thuộc địa. D. Đe dọa sự tồn tại của các nước XHCN. Câu 20: Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933, các nước Mĩ-Anh-Pháp đã A. tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> B. tiến hành cải cách kinh tế-xã hội. C. thiết lập chế độ độc tài phát xít. D. gây chiến tranh chia lại thế giới. Câu 21: Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933, các nước Đức-Italia-Nhật Bản đã A. tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa. B. tiến hành cải cách kinh tế-xã hội. C. thiết lập chế độ độc tài phát xít. D. gây chiến tranh chia lại thế giới. Câu 22: Tại sao các nước Mĩ-Anh-Pháp tiến hành cải cách kinh tế-xã hội để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933? A. Có nhiều thuộc địa. B. Có tài nguyên phong phú. C. Lãnh thổ rộng lớn. D. Có nhân công dồi dào. Câu 23: Mối quan hệ giữa các cường quốc tư bản sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là A. Mĩ-Anh-Pháp đối lập với Đức-Italia-Nhật Bản. B. Mĩ-Anh-Pháp hợp tác với Đức-Italia-Nhật Bản. C. Mĩ-Anh-Pháp không hợp tác với Đức-Italia-Nhật Bản. D. Mĩ-Anh-Pháp liên minh với Đức-Italia-Nhật Bản. Câu 24: Mục đích của việc thành lập Hội Quốc liên là gì? A.Duy trì trật tự thế giới . B.Phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận. C.Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. D.Duy trì hòa bình an ninh thế giới . Câu 25: Các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã tổ chức hội nghị Vécxai – Oasinhtơn nhằm để A.kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. B.duy trì hòa bình an ninh thế giới . C.buộc phe liên minh chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Châu Âu. D.giải quyết hòa bình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Câu 26: Cho các thông tin sau: Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí ở (1)…… và (2)……., thường được gọi là (3)……. A.(1)Vécxai , (2)Oasinhtơn ,(3)hệ thống Vécxai – Oasinhtơn. B. (1)Oasinhtơn , .(2)Vécxai ,(3 ) hệ thống Vécxai – Oasinhtơn. C. (1) hệ thống Vécxai – Oasinhtơn,(2)Vécxai , (3)Oasinhtơn. D. (1)Oasinhtơn, (2 ) hệ thống Vécxai – Oasinhtơn,(3)Vécxai . Câu 27: Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933 chính sách của Đức-Italia-Nhật Bản khác Mĩ-Anh-Pháp ở điểm nào? A. Phát xít hóa bộ máy nhà nước và chạy đua vũ trang. B. Tiến hành cải cách kinh tế-xã hội và chạy đua vũ trang. C. Tiến hành cải cách kinh tế-xã hội và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước và tiến hành cải cách kinh tế-xã hội. Câu 28: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất đế quốc nào áp đặt nô dịch đối với nước ta ? A. Pháp . B. Anh. C. Mỹ. D. Nhật Bản..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> BÀI 12: NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1918 - 1939 Câu 1: Chủ nghĩa phát xít là gì? A. Nền chuyên chính độc tài khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất B. Chế độ độc tài tư bản phản động C. Chế độ độc tài, phân biệt chủng tộc, chống cộng sản D. Nền chuyên chính khủng bố công khai, đứng đầu là Hit-le Câu 2: Nguyên nhân đảng Quốc xã lên cầm quyền ở Đức: A. Giai cấp tư sản cầm quyền ở Đức bất lực đối với cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1923 B. Giai cấp tư sản ủng hộ Hit-le C. Đảng Cộng sản, đảng Xã hội dân chủ thiếu kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít D. Đảng Quốc xã có lực lượng mạnh, đứng đấu là Hit-le Câu 3: Ngành công nghiệp được chú trọng ở Đức thời kì 1933 – 1939 là: A. Công nghiệp quân sự B. Công nghiệp nặng C. Công nghiệp nhẹ D. Công nghiệp đường sắt, đóng tàu Câu 4: Nguyên nhân Đức trở thành lò lửa chiến tranh ở Châu Âu là: A. Tính hiếu chiến của giới cầm quyền Đức B. Kinh tế phát triển nhất Châu Âu nhưng có ít thuộc địa C. Tài quân sự của Hit-le D. Lãnh thổ Đức rộng lớn, tiềm lực quân sự mạnh Câu 5: Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động đến nước Đức: A. Kinh tế nước Đức bị tàn phá nghiêm trọng B. Sản xuất công nghiệp giảm 48%, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt C. Sản xuất công nghiệp giảm 47%, 5 triệu người thất nghiệp D. Đức mất 1/8 diện tích lãnh thổ, 1/12 dân số, 1/3 mỏ sắt Câu 6: Sự kiện Hít-le tự xưng là Quốc trưởng suốt đời thể hiện: A. Hít-le thật sự nắm quyền ở Đức B. Tính độc tài phát xít C. Tài quân sự tuyệt vời của Hít-le D. Sự bất lực của giới tư sản cầm quyền ở Đức Câu 7: Năm 1919-1920 các nước tư bản thắng trận tổ chức Hội nghị Vec-xai nhằm: A.Phân chia quyền lợi B.Xét xử tội phạm chiến tranh C.Lập tổ chức Liên Hợp Quốc D.Thương lượng chiến phí. Câu 8: Hội quốc Liên gồm bao nhiêu nước thành viên: A.42 nước B.43 nước C.44 nước D.45 nước Câu 9: Cao trào CM 1918-1932 bùng nổ ở Châu Âu là do đâu: A.Hậu quả của thế chiến 1 B. Do ảnh hưởng của CM Cuba C.Ảnh hưởng bởi CM tháng 10 Nga D. Câu A và C đúng Câu 19: Quốc tế cộng sản còn gọi là quốc tế thứ mấy: A.Thứ I B.Thứ II C.Thứ III D. Cả B, C đều sai Câu 11: Quốc tế cộng sản tồn tại trong mốc thời gian nào:.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> A.1918-1935 B.1919-1943 C.1919-1945 D.1918-1953 Câu 12: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bắt đầu vào: A.9/1929 B.10/1929 C.11/1929 D.12/1929 Câu 13: Nước nào lâm vào cuộc khủng hoảng thừa trước tiên: A.Anh B.Pháp C.Nhật D.Mĩ Câu 14: Cuộc khủng hoảng thừa kéo dài gần mấy năm: A.4 năm B.5 năm C.3 năm D.6 năm Câu 15: Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 dẫn tới nguy cơ 1 cuộc chiến tranh thế giới mới: A.Vì Anh, Pháp, Mĩ chia chiến lợi phẩm không đồng đều B. Đức, Ý, Nhật bất mãn trật tự Vecxai-Oasinhtơn C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện D. vì nó gây hậu quả nghiêm trọng cho chủ nghĩa tư bản. Câu 16: Theo hoà ước Vecxai nước Đức mất đi bao nhiêu diện tích đất đai: A.1/3 diện tích B.1/5 diện tích C. 1/8 diện tích D. 1/10 diện tích Câu 17: Tiền tệ của Đức thời kì 1918-1923 gọi là: A.Yên B.Mác C.Bản D.Ơ rô Câu 18: Năm 1929 sản xuất công nghiệp của Đức đứng thứ mấy ở Châu Âu: A.Hàng đầu B.Hàng nhì C.Hàng thứ 3 D.Hàng thứ 4 Câu 19: Ngày 30/1/1933 ghi dấu sự kiện gì ở Đức: A. Đảng Quốc xã ra đời B. Đảng cộng sản Đức thành lập C. Nền cồng hoà Vai-ma bị lật đổ D. Hít-le lên làm thủ tướng Câu 20: 10/1933 Hít-le quyết định vấn đề gì ở nước Đức: A.Lập Tổng hội động kinh tế B.Huỷ bỏ hiến pháp Vai-ma C.Rút khỏi Hội Quốc Liên D.Phát động chiến tranh xâm lược Câu 21: Nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của T.Kỉ XX như thế nào: A.Khủng hoảng và suy thoái B.Phát triển không đồng bộ C.Là thời kì phồn vinh nhất D.Câu A và B đúng Câu 22: Đảng cộng sản Mĩ thành lập thời gian nào: A.5/1921 B.6/1921 C.7/1921 D.8/1921 Câu 23: Cuộc khủng hoảng 1929-1933 ở Mĩ bắt đầu từ ngành nào: A.Công nghiệp B.Thương nghiệp C.Tài chính- ngân hàng D.Sản xuất ô tô Câu 24: Chế độ chính trị của Mĩ là 2 đảng, đó là đảng nào: A.Đảng tự do và đảng cộng hoà B.Đảng cộng hoà và đảng dân chủ C.Đảng dân chủ và đảng bảo thủ D.Đảng dân chủ và đảng tự do Câu 25: một trong số nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển nhanh chóng kinh tế Mĩ sau CTTG thứ nhất là: A.nhờ thực hiện chính sách mới B.lãnh thổ rộng C.Áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất D.giàu tài nguyên Câu 26: Hậu quả XH nặng nề nhất ở Mĩ do ảnh hưởng khủng hoảng 1929-1933 là: A.Nhiều chủ ngân hàng phá sản B.Làm tăng lên sự bất công XH C.Sự phân biệt sắc tộc càng sâu sắc D.Hàng chục triệu người thất nghiệp, phong trào đấu tranh của nhân đân phát triển Câu 27: 29/10/1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong thị trường chứng khoán Mĩ vì: A.Chính quyền Mĩ hạn chế công dân mua chứng khoán B.Đồng đôla bị phá giá.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> C.Giá cổ phiếu sụt đến 80% D. Chính quyền Mĩ ra lệnh các ngân hàng tạm ngừng hoạt động Câu 28: Nhờ đâu mà sau chiến tranh TG thứ nhất sản xuất công nghiệp của Nhật tăng trưởng rất nhanh: A.Nhờ đơn đặt hàng quân sự của các nước B.Nhờ tiền bồi thường chiến phí C.Nhờ áp dụng phương thức sản xuất mới D.Nhờ đơn đặt hàng của Mĩ Câu 29: Tháng 7/1922 ở Nhật diễn ra sự kiện: A."Bạo động lúa gạo” của nông dân B.Động đất lớn ở Tôkiô C.Đảng cộng sản Nhật ra đời D.Công nhân Nhật tổng bãi công Câu 30: Khó khăn lớn nhất của Nhật trong thời kì khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là: A.Thiếu nhân công để sản xuất B.Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá C.Bị Mĩ và Tây Âu cạnh tranh D.Thiếu vốn đầu tư sản xuất Câu 31: Chính sách đối nội của Nhật từ 1927 trở đi là: A.Cho phép các đoàn thể dân chủ tự do hoạt động B.Quân sự hoá đất nước, đàn áp phong trào dân chủ và phong trào vì hoà bình C.Nhà nước tăng cường cứu trợ cho ngưới thất nghiệp D.Duy trì chế độ dân chủ tư sản Câu 32: Nội dung nào sau đây không đúng khi giải thích lý do Nhật gây chiến tranh xâm lược: A.Nhật muốn sớm thoát khỏi khủng hoảng B.Muốn làm bá chủ thế giới C.Thiếu nguyên liệu và thị trường D.Truyền thống quân phiệt của nước Nhật Câu 33: Đặc điểm của quá trình tập trung sản xuất ở Nhật: A.Hình thành các công ty lũng đoạn nhà nước B.Xuất hiện nhiều xí nghiệp liên hợp C.Tập trung tư bản trong lĩnh vực ngân hàng đạt mức cao D.Hình thành các tổ hợp tài chính do các thế lực phong kiến kiểm soát Câu 34: Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động như thế nào đến người lao động ở Nhật : A.Thu nhập quốc dân giảm 1 nữa B.Nông dân bị phá sản, 1/3 bị mất ruộng, 3 triệu công nhân thất nghiệp C.Nhà nước không tiếp tục trợ cấp thất nghiệp D.Hàng hoá khan hiếm, không đáp ứng nhu cầu XH Câu 35: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến kinh tế Nhật: A.Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật B.Biến Nhật thành 1 bãi chiến trường C.Kinh tế vẫn không sụt giảm D.Thúc đẩy kinh tế Nhật phát triển mạnh mẽ. BÀI 13 : NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918 – 1939 ) Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế nước Mĩ A. lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. B. bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, không thể khôi phục được. C. phụ thuộc vào các nước châu Âu. D. có bước phát triển nhanh chóng, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ diễn ra vào thời gian nào? Bắt đầu trong lĩnh vực gì? A. 29/ 10/ 1929. Trong lĩnh vực ngân hàng. B. 25/ 10/ 1929. Trong lĩnh vực tài chính . C. 29/ 10/ 1929. Trong lĩnh vực công nghiệp . D. 29/ 10/ 1929. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Câu 3: Hậu quả xã hội nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Mĩ là A. Nhiều chủ ngân hàng ở Mĩ bị phá sản. B. Sự bất công trong xã hội ngày càng tăng lên. C. Tình trạng phân biệt chủng tộc ngày càng trở nên sâu sắc. D. Hàng chục triệu người bị thất nghiệp, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ. Câu 4 : Sự thiệt hại trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Mĩ trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là: A. Việc cấp thẻ tín dụng trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều. B. 10 vạn ngân hàng, chiếm 40% tổng số ngân hàng ở Mĩ bị phá sản. C. Nạn đầu cơ tích trữ chứng khoán phát triển. D. Thu nhập quốc dân giảm Câu 5: Ngày 29/ 10/ 1929, được xem là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán ở Mĩ vì: A. Chính quyền Mĩ hạn chế công dân mua chứng khoán. B. Đồng đôla bị phá giá. C. Giá một cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt đến 80% so với thnág 9. D. Chính quyền Mĩ ra lệnh tạm ngừng hoạt động tất cả các ngân hàng. Câu 6: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện biện pháp : A. Thi hành chính sách “kinh tế mới”. B. Thi hành“chính sách mới”. C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước. D. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng thuộc địa. Câu 7: “Chính sách mới”là các chính sách, biện pháp được thực hiện trên lĩnh vực A. nông nghiệp. B. sản xuất hàng tiêu dùng. C. kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội. D. đời sống xã hội. Câu 8 : Đạo luật quan trọng nhất trong chính sách mới là A. Đạo luật ngân hàng . B. Đạo luật phục hưng công nghiệp. C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp. D. Đạo luật chính trị, xã hội. Câu 9 : Chính sách đối ngoại của Chính phủ Ru-dơ-ven trong quan hệ với khu vực Mĩlatinh là A. Chính sách láng giềng thân thiện. B. gây chiến tranh xâm lược. C. can thiệp bằng vũ trang. D. Sử dụng đồng đô la, buộc các nước phụ thuộc vào Mĩ..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Câu 10: Chính sách của Mĩ trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chién tranh bao trùm toàn thế giới là: A. Giữ vai trò trung lập trong các cuộc xung đột quân sự ngoài nước Mĩ. B. Giữ vai trò tiên phong trong phong trào chống chủ nghĩa phát xít. C. Ủng hộ các lực lượng phát xít tấn công Liên Xô. D. Không bán vũ khí cho các bên tham chiến. Câu 11: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) diễn ra trong lĩnh vực nào đầu tiên? A. Tài chính ngân hàng B. Công nghiệp C. Nông nghiệp D. Hàng hải Câu 12: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) diễn ra ở nước nào đầu tiên? A. Mỹ B. Anh C. Pháp. D. Đức Câu 13: Tổng thống nào đã đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (19291933)? A. Tổng thống Ru-dơ-ven B. Tổng thống Lin-côn. C. Tổng thống B.Lin côn D. Tổng thống G.Bush Câu 14: Để thoát khỏi khủng hoảng Tổng thống Ru-dơ- ven đã công bố chính sách A. chính sách mới B. chính sách cộng sản thời chiến C. chính sách kinh tế mới. D. chính sách luật giá tối đa Câu 15: Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven là một hệ thống các chính sách thuộc các lĩnh vực A. kinh tế-tài chính, chính trị-xã hội B. kinh tế-tài chính văn hóa- xã hội C. văn hóa- xã hội, tài chính- ngân hàng D. chính trị-xã hội, đôi nội, đối ngoại Câu 16: Trong các đạo luật của Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đạo luật nào là quan trọng nhất? A. Phục hưng công nghiệp B. Điều chỉnh nông nghiệp C.Đạo luật ngân hàng D. Giải quyết nạn thất nghiệp Câu 17: Đạo luật nào không nằm trong Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven? A. Cải tổ chính phủ B. Đạo luật về ngân hàng C. Phục hưng công nghiệp D. Điều chỉnh nông nghiệp Câu 18: Trong thời kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đang trầm trọng Mỹ đã thiết lập quan hệ với A. Liên Xô B.Trung Quốc C. Đức D. Nhật Bản Câu 19: Khu vực nào là sân sau của Mỹ? A. Mỹ Latinh B. Đông Nam Á C. Đông Bắc Á D. Châu Phi Câu 20: Tại sao nói cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử loài người cho đến nay? A. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn cản nổi,phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp,nông nghiệp và thương nghiệp của thế giới. B. Số người thất nghiệp lên đến hàng chục triệu,10 vạn ngân hàng phải đóng cửa,.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mỹ. C. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn cản nổi,phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp D. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn cản nổi,phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất nông nghiệp Câu 21: Tại sao số người thất nghiệp ở Mỹ lên đến mức cao nhất năm (1932-1933)? A. Khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng nhất. B. Phong trào đấu tranh của tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mỹ C. 75 % dân trại bị phá sản ,giá cổ phiếu sụt xuống 80%. D. 11,5 vạn công ty thương nghiệp bị phá sản, 10 vạn ngân hàng phải đóng cửa Câu 3: Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) nổ ra đầu tiên ở nước Mỹ? A. Do những nhà tư bản của Mỹ chạy theo lợi nhuận sản xuất ồ ạt dẫn đến cung lớn hơn cầu và nước Mỹ có nền kinh tế lớn nhất thế giới. B. Do nền kinh tế Mỹ phát triển không ổn định từ sau CTTG thứ I, nên cuộc khủng hoảng đã bùng nổ. C. Do cuộc CM KHKT tác động đến nền kinh tế của Mỹ dẫn đến hàng hóa dư thừa D. Do quá trình cạnh tranh của các nước tư bản ở Châu Âu sau CTTG thứ I nên những nhà tư bản của Mỹ tăng cường sản xuất dẫn đến cung lớn hơn cầu. Câu 23: Vì sao đạo luật phục hưng công nghiệp của Tổng thống Ru-dơ-ve được coi là quan trọng nhất trong việc khôi phục kinh tế và hạn chế khủng hoảng? A. Vì qui định việc tổ chức lại sản xuất lại công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ. B. Vì qui định việc tổ chức lại sản xuất lại công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm . C. Vì qui định việc tổ chức lại sản xuất lại công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ với thị trường tiêu thụ. D. Vì giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động, xoa dịu phog trào đấu tranh trong quần chúng nhân dân. Câu 24: Nước Mỹ vẫn duy trì được chế độ dân chủ tư sản trong và sau khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) dựa vào yếu tố nào? A. Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất xoa dịu mâu thuẫn giai cấp B. Nhà nước đã khôi phục được sản xuất giải quyết được việc làm cho tất cả người lao động, cải thiện đời sống cho nhân dân. C. Nhà nước đã khôi phục được tất cả các ngành kinh tế , người lao động có việc làm và có chế độ tiền lương hợp lý. D. Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và thực hiện chính sách láng giềng thân thiện củng cố vai trò và địavị của Mỹ Câu 25: Chủ nghĩa phát xít tự do hành động trong giai đoạn sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1933 - 1939) là nhờ vào hàng loạt đạo luật nào của Mỹ? A. Hàng loạt đạo luật giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột bên ngoài nước Mỹ. B. Hàng loạt đạo luật không can thiệp vào khu vực châu Âu C. Hàng loạt đạo luật chống lại phe XHCN mà đứng đầu là nhà nước Liên Xô D. Hàng loạt đạo luật ngăn chặn chế độ phân biệt chủng tộc ở Châu Phi. Câu 26: Mỹ đã làm cách nào để xoa dịu được phong trào đấu tranh chống Mỹ ở khu vực Mỹ.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Latinh trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) A. Chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng và hứa hẹn trao trả độc lập cho khu vực Mỹ Latinh. B. Chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành trao trả độc lập cho các nước khu vực Mỹ Latinh. C. Tiến hành thương lượng trao trả độc lập và viện trợ kinh tế cho các nước khu vực Mỹ Latinh. D. Chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng và hứa hẹn trao trả độc lập viện trợ kinh tế cho khu vực Mỹ Latinh.. BÀI 14 : NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918 – 1939 ) Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Nhật Bản A. nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. B. nông nghiệp phát triển nhanh chóng nhờ xuất khẩu lương thực, thực phẩm. C. sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng D. ổn định và tăng trưởng nhanh chóng cả về công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp. Câu 2: Chiến tranh thế giới thứ nhất có tác dụng như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản? A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản. B. Biến Nhật trở thành bãi chiến trường. C. Kinh tế Nhật Bản vẫn giữ mức bình thường như trước chiến tranh. D. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ. Câu 3: Nhờ đâu mà sau chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất công nghiệp Nhật Bản tăng trưởng rất nhanh? A. Nhờ đơn đặt hàng quân sự của các nước . B. Nhờ tiền bồi thường chiến phí của các nước. C. Nhờ Nhật Bản nhanh chóng áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến . D. Nhờ đơn đặt hàng của Mĩ. Câu 4: Đặc điểm tình hình kinh tế của Nhật trong những năm đầu sau chiến tranh( 1918 – 1923 )là A. Nông nghiệp còn lạc hậu so với các nước trong khu vực. B. Tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa công nghiệp với nông nghiệp. C.Tăng trưởng rất nhanh về kinh tế . D. Phát triển ổn định nhất so với các nước tư bản Châu Âu. Câu 5: Trong những năm thập niên 20 của thế kỉ XX, những tàn dư phong kiến ở Nhật Bản đã kìm hãm sự phát triển của: A. Kinh tế công nghiệp. B. Kinh tế nông nghiệp. C. Kinh tế thủ công nghiệp. D. Kinh tế thương nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Câu 6 : Tháng 7 / 1922, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện A. “ Bạo động lúa gạo” của nông dân trong cả nước B. động đất lớn ở Tôkiô đã tàn phá nặng nề nền kinh tế đất nước. C. tổng bãi công của công nhân Nhật Bản. D. Đảng cộng sản Nhật Bản được thành lập. Câu 7 : Đến năm 1926, tình hình về sản lượng công nghiệp của Nhật Bản như thế nào? A. Mới phục hồi trở lại và vượt mức trước chiến tranh. B. Phát triển với tốc độ “thần tốc” C. Phát triển gấp 3 lần so với trước chiến tranh. D. Tụt hậu hơn nhiều so với trước chiến tranh Câu 8: Điểm giống nhau giữa tình hình nước Nhật và Mĩ trong những năm 1918 – 1923 là: A. Đều là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận trong và sau chiến tranh, không bị ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh, ít thiệt hại nên có điều kiện để phát triển. B. Tình hình xã hội rất ổn định. C. Kinh tế phát triển nhanh chóng, ổn định trong một thời gian dài. D. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân diễn ra liên tục. Câu 9: Ngành kinh tế của Nhật Bản chịu tác động nhiều nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 - 1933) là: A. công nghiệp nặng B. công nghiệp quân sự C. tài chính ngân hàng D. nông nghiệp. Câu 10 : Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kì khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là gì? A. Thiếu nhân công để sản xuất công nghiệp B. Thiếu nguyên liệu và thị trường để tiêu thụ hàng hóa. C. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ và Tây Âu D. Thiếu nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất. Câu 11: Để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế 1919 – 1933, giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương A.quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài. B. thực hiện chế độ chuyên chế độc tài phát xít giống như nước Đức. C. thực hiện chính sách mới của tổng thống Rudơven. D. thực hiện nền dân chủ, mở của, ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật. Câu 12: Điểm nào dưới đây là điểm khác nhau giữa quá trình phát xít hóa ở Nhật so với Đức? A. Thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. B. Thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. C. Thông qua việc xâm lược các nước. D. Gây chiến tranh để chia lại thị trường ở các nước thuộc địa. Câu 13 : Chính sách đối nội của Chính phủ Nhật từ năm 1927 trở đi là: A. Cho phép các đoàn thể dân chủ tự do hoạt động. B. Quân sự hóa đất nước, đàn áp các phong trào dân chủ, hòa bình. C. Nhà nước tăng cường cứu trợ cho những người thất nghiệp. D. Duy trì chế độ dân chủ tư sản. Câu 14:Chính sách đối ngoại của Chính phủ Nhật từ năm 1927 trở đi là: A. Quan hệ thân thiện với Liên Xô và Trung Quốc. B. Dùng vũ lực để bành trướng ra bên ngoài..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> C. Dùng sức mạnh kinh tế để mở rộng phạm vi ảnh hưởng. D. Không tán thành “Chính sách láng giềng thân thiện” của Mĩ đối với các nước Mĩlatinh Câu 15: Biêủ hiện chứng tỏ hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ( 1929 - 1933) tác động mạnh nhất đến người lao động Nhật Bản là: A. Thu nhập quốc dân giảm một nửa. B. Nông dân bị phá sản, 2/3 bị mất ruộng đất, công nhân thất nghiệp nên tới 3 triệu người. C. Chính phủ Nhật không tiếp tục thực hiện chính sách trợ cấp xã hội. D. Hàng hóa khan hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu xã hội. Câu 16 : Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đến tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ( 1929 - 1933) đến nước Nhật? A. Kinh tế nhanh chóng suy sụp, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. B. Quá trình tập trung sản xuất ở Nhật được đẩy mạnh thêm. C. Các tổ chức độc quyền không còn ảnh hưởng lớn, chi phối nền chính trị và kinh tế của nước Nhật như trước nữa. D. Các tập đoàn tư bản được tăng cường thêm quyền lực. Câu 17 : Đặc điểm của quá trình tập trung sản xuất ở Nhật là : A. Hình thành các công ty lũng đoạn do nhà nước quản lí. B. Xuất hiện nhiều xí nghiệp liên hợp kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau. C. Tập trung tư bản trong lĩnh vực ngân hàng đạt mức độ cao nhất. D. Hình thành các tổ hợp tài chính do các thế lực phong kiến kiểm soát. Câu 18 : Nội dung nào sau đây không đúng khi giải thích lý do Nhật Bản gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài ? A. Nhật muốn nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. B. Nhật muốn làm bá chủ thế giới. C. Thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường hàng hóa. D. Truyền thống quân phiệt của nước Nhật. Câu 19: Hãy cho biết kinh tế NB sau chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào? A. Lâm vào khủng hoảng . B. Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng. C. Nông nghiệp phát triển nhanh chóng nhờ phát triển lương thực thực phẩm. D. Ổn định và tăng trưởng nhanh chóng cả nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp. Câu 20: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất ở lĩnh vực A. nông nghiệp B. công nghiệp C. thương nghiệp D. tài chính, ngân hàng Câu 21: Trong chiến tranh xâm lược ở châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản dùng nơi nào làm bàn đạp cho cuộc phiêu lưu quân sự mới? A. Đài Loan. B. Trung Quốc. C. Việt Nam-Lào-Campuchia. D. Đông Bắc Trung Quốc. Câu 22: Để khắc phục khủng hoảng ( 1929-1933) giới cầm quyền Nhật Bản đã chọn giải pháp nào ? A.Cải cách kinh tế, xã hội. B. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. C. Đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> D. Nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài. Câu 23: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân NB góp phần A. lật đổ được Chính phủ phát xít. B. đưa Nhật Bản thành nước Dân chủ đại nghị. C. ngăn cản được sự phát xít hóa bộ máy nhà nước. D. làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. Câu 24: Để vượt qua khủng hoảng kinh tế (1929-1933) giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương A.cải cách kinh tế, chính trị, xã hội. B. chế độ chuyên chế độc tài phát xít giống như nước Đức. C. nền dân chủ, mở cửa, ứng dụng những thành tựu khoa học- kĩ thuật. D. quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài. Câu 25: Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã A. góp phần làm chậm quá trình phát xít hoá bộ máy nhà nước. B. góp phần đẩy nhanh quá trình phát xít hoá bộ máy nhà nước. C. góp phần làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản trở nên trầm trọng hơn. D. làm thất bại âm mưu quân phiệt hoá bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản, quý tộc. Câu 26: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Đức trong những năm(1929-1933) là A. gây chiến tranh xâm lược. B. phát xít hóa bộ máy cai trị. C. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. D. hình thành khối trục Béclin-Rôma-Tôkyô. Câu 27: lãnh đạo nhân dân Nhật Bản chống chủ nghĩa quân phiệt là A. Đảng cộng sản. B. Giai cấp tư sản. C. Tư sản, tiểu tư sản. D. Tiểu tư sản, trí thức. Câu 28: Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế(1929-1933) ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng trong lĩnh vực nông nghiệp? A. Do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài. B. Kỹ thuật canh tác lạc hậu. C. Nhà nước không quan tâm đến nông nghiệp. D. Do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Mĩ. Câu 29: Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh diễn ra như thế nào? A. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa. B. Chuyển từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. C. Chuyển từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ phong kiến chuyên chế. D. Chuyền từ chế độ phong kiến sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.. BÀI 15 : PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ (1918-1939) Câu 1: Mục tiêu của phong trào Ngũ Tứ ngày 4/5/1919 là A. chống đế quốc B. chống phong kiến.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> C. chống đế quốc và phong kiến D. chống tư sản Câu 2: Phong trào Ngũ Tứ năm 1919 là cuộc đấu tranh của lực lượng nào? A. Công nhân B. Nông dân C. Học sinh, sinh viên D. Binh lính Câu 3: Cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên Trung Quốc 1919 nổ ra ở đâu? A. Thượng Hải B. Bắc Kinh C. Hồng Kong D. Nam Kinh Câu 4: Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc ( 1918 – 1939) là A. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn B. Cách mạng Tân Hợi C. Phong trào Ngũ Tứ D. Cải cách Duy Tân Câu 5: Ý nghĩa phong trào Ngũ Tứ năm 1919 đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ A. CMDC tư sản kiểu cũ sang CMDC tư sản kiểu mới B. phong trào chống phong kiến sang chống đế quốc C. phong trào chống đế quốc sang chống tư sản D. phong trào chống tư sản sang chống đế quốc Câu 6: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ ? A. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Trung Quốc bước lên vũ đài chính trị B. Phong trào đã chuyển từ CMCD tư sản kiểu cũ sang kiểu mới C. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập D. Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để Câu 7: Tính chất của phong trào Ngũ Tứ năm 1919 là A. CMDC tư sản kiểu cũ B. CMDC tư sản kiểu mới C. CM vô sản D. CM xã hội chủ nghĩa Câu 8: Tư tưởng nào được truyền bá vào Trung Quốc sau phong trào Ngũ Tứ năm 1919? A. Tư tưởng phong kiến bảo thủ B. Tư tưởng cải cách ở Nhật Bản C. Chủ nghĩa Mác – Lênin D. Tư tưởng của chủ nghĩa phát xít Câu 9: Chính đảng nào đã lảnh đạo nhân dân Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đấu tranh giành độc lập dân tộc? A. Đảng cộng sản Ấn Độ.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> B. Quốc dân đảng Ấn Độ C. Đảng Quốc Đại D. Mặt trận nhân dân Ấn Độ Câu 10: Ai là người đứng đầu đảng Quốc Đại sau thế chiến I? A. Gan-di B. Nehru C. Tilak D. Irwin Câu 11. Phong trào độc lập trong những năm 1918- 1929 ở Ấn Độ lôi cuốn các tầng lớp nào tham gia? A. Nông dân, công nhân B. Tư sản, tiểu tư sản C. Học sinh, sinh viên D. Nông dân, công nhân và thị dân Câu 12: Phong trào Ngũ Tứ năm 1919 diễn ra ở nước nào? A. Thái Lan B. Việt Nam C. Trung Quốc D. Triều Tiên Câu 13: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất Ấn Độ là thuộc địa của A. thực dân Pháp B. thực dân Anh C. đế quốc Đức D. đế quốc Mỹ Câu 14: Nắm quyền lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Chính đảng của giai cấp công nhân B. Đảng Quốc Đại của giai cấp tư sản C. Binh lính D. Trí thức, tiểu tư sản Câu 14: Phong trào Ngũ tứ nổ ra nhằm mục đích gì? A. Lật đổ chính quyền Mãn Thanh. B. Đánh đuổi các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc. C. Cải cách kinh tế, chính trị, xã hội đưa Trung Quốc phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. D. Phản đối âm mưu xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc. Câu 15: Phong trào Ngũ tứ diễn ra trong thời gian nào? A. Tháng 5/ 1919. B. Tháng 6/ 1919. C. Tháng 7/ 1919. D. Tháng 8/ 1919. Câu 16: Mở đầu phong trào là cuộc đấu tranh lực lượng nào? A. Công nhân. B. Nông dân. C. Học sinh, sinh viên. D. Binh lính. Câu 17: Cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên diễn ra ở đâu? A. Thượng Hải. B. Bắc kinh. C. Hồng Công. D. Nam Kinh..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Câu 18: Nhận định nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của phong trào Ngũ tứ? A. Lần đầu giai cấp công nhân Trung Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị. B. Tính chất phong trào đã chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới. C. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập. D. Đánh đổ hoàn toàn ách thống trị của thực dân, phong kiến. Câu 19: Tính chất của phong trào Ngũ tứ là gì? A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. C. Cách mạng vô sản. D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 20: Tư tưởng được truyền vào Trung Quốc sau phong trào Ngũ tứ là A. tư tưởng phong kiến bảo thủ. B. tư tưởng cải cách ở Nhật Bản. C. Chủ nghĩa Mác- Lê nin. D. tư tưởng của chủ nghĩa phát xít. Câu 21: Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời vào thời gian nào? A. Tháng 5/ 1921. B. Tháng 6/ 1921. C. Tháng 7/ 1921. D. Tháng 8/ 1921. Câu 22: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa ra đời của Đảng cộng sản Trung Quốc? A. Đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc. B. Từ đây giai cấp vô sản đã có chính Đảng của mình. C. Đánh dấu việc giai cấp vô sản nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Trung Quốc. D. Chuyển cách mạng Trung Quốc từ dân chủ tư sản kiểu cũ sang Dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 23: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thực dân phương tây có chính sách gì đối với các nước thuộc địa? A. Tăng cường buôn bán. B. Tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học, kĩ thuật. C. Tăng cường chính sách khai thác và bốc lột. D. Tăng cường lực lượng quân đội.. BÀI 16 : CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) Câu 1: Cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đan diễn ra ở quốc gia nào? A. Campuchia B. Lào C. Thái Lan D. Inđonesia Câu 2: Đảng Cộng sản được thành lập ở Inđônêxia vào thời gian nào? A. Năm 1919 B. Năm 1920 C. Năm 1921 D. Năm 1922 Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá sớm nhất vào quốc gia nào ở Đông Nam Á ?.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> A. Indonexia B. Mã Lai C. Philippin D. Việt Nam Câu 4: Cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Lào trong 30 năm đầu thế kỉ XX là A. khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam. B. khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc. C. khởi nghĩa của Chậu Pa-chay. D. khởi nghĩa Com-ma-đan. Câu 5 : Tại Đông Nam Á Đảng cộng sản được thành lập sớm nhất ở A. Việt Nam B. Mã Lai C. Philippin D. Indonexia Câu 6: Sự ra đời của Đảng cộng sản Đông Dương mở ra bước A. phát triển của cách mạng Việt Nam. B. phát triển mới của cách mạng Đông Dương. C. phát triển của cách mạng Việt Nam, Campuchia. D. phát triển mới của cách mạng Lào. Câu 7: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thực dân phương Tây có chính sách gì đối với các nước thuộc địa? A. Tăng cường buôn bán. B. Tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật. C. Tăng cường chính sách khai thác và bóc lột. D. Tăng cường lực lượng quân đội. Câu 8: Những chính sách của các nước thực dân phương Tây có tác động đến những lĩnh vực nào? A. Kinh tế- Chính trị. B. Chính trị - Xã hội. C. Xã hội và chính sách đối ngoại. D. Kinh tế, Chính trị, Xã hội. Câu 9: Trên thế giới sự kiện nào ảnh hưởng đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á? A. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa. C. Phong trào công nhân thế giới phát triển mạnh. D. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Câu 10.: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với quy mô như thế nào? A. Chỉ ở ba nước trên bán đảo Đông Dương. B. Diễn ra chỉ ở Việt Nam. C. Diễn ra chỉ ở nơi nào có Đảng cộng sản lãnh đạo. D. Diễn ra hầu khắp các nước. Câu 11: Về chính trị các nước Đông Nam Á có điểm chung gì? A. Bị chính quyền thực dân khống chế. B. Quyết định mọi vấn đề là người bản xứ. C. Đều do Vua chuyên chế đứng đầu. D. Người dân tự quyết định tương lai chính trị của mình. Câu 12: Những giai cấp nào không phải ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ở các nước Đông Nam Á? A. Công nhân. B. Nông dân. C. Tư sản. D. Trí thức, tiểu tư sản. Câu 13: Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phong trào đòi độc lập dân tộc có điểm gì nổi bật? A. Xuất hiện hình thức đấu tranh chính trị. B. Hình thức khởi nghĩa vũ trang nổ ra. C. Có sự tham gia của nhiều tầng lớp, giai cấp..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> D. Được sự giúp đỡ của Liên Xô. Câu 14: Giai cấp tư sản đề ra mục tiêu gì trong cuộc đấu tranh? 1. Đòi tự do kinh doanh. 2. Đòi tự chủ về chính trị. 3. Đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường. 4. Đòi mở rộng ngoại giao. A. 1,2,3 B. 2,3 ,4 C. 1,3,4 D. 1,2,4 Câu 15: Nhận xét thế nào về vị trí của nền kinh tế Đông Nam Á đối với các chính quốc? 1. Được đưa vào hệ thống kinh tế của chủ nghĩa tư bản. 2. Thị trường tiêu thụ hàng hóa. 3. Nơi cung cấp nguyên liệu cho chính quốc. 4. Nơi giao lưu mua bán hàng nội địa A. 1,2,4 B. 1,2,3 C. 1,3,4 D. 2,3, Câu 16: Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX là 1. đòi tự do kinh doanh. 2. đòi tự chủ về chính trị. 3. đòi quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường. 4. đòi quyền lợi về chính trị xã hội A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 3,4,1 D. 4,2,1 Câu 17: Nguyên nhân làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống Pháp ở các nước Đông Dương là A. do chính sách khai thác tàn bạo và chế độ thuế khóa lao dịch nặng nề. B. chính sách đàn áp giả man của thực dân Pháp. C. chính sách bóc lột nặng nề chinhcủa thực dân Pháp. D. chính sách chia để trị. Câu 18: Thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa ở Đông Dương vào khoảng thời gian. A. trước Chiến tranh thế giới thứ I. B. sau Chiến tranh thế giới thứ I. C. trong Chiến tranh thế giới I. D. giữa Chiến tranh thế giới I. Câu 19: Thời kì mới của phong trào cách mạng ở các nước Đông Dương (1930 – 1931) dưới sự lãnh đạo của A. Đảng cộng sản Việt Nam. B. Đảng cộng sản Đông Dương. C. Đảng lao động Việt Nam. D. Đông Dương cộng sản đảng. Câu 20: Trong những năm 1936 – 1939 cơ sở cách mạng của Đảng cộng sản Đông Dương đã được xây dựng và củng cố ở đâu A. Viêng Chăn, Phnom Pênh. B. Hà Nội, Viêng Chăn. C. Phnom Pênh, Hà Nội. D. Sài Gòn, Phnom Pênh. Câu 21: Về chính trị, các nước Đông Nam Á có điểm chung gì? A. Bị chính quyền thực dân cai trị. B. Quyết định mọi vấn đề là người bản xứ. C. Đều do vua chuyên chế đứng đầu..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> D. Người dân tự quyết định tương lai chính trị của mình. Câu 22: Những giai cấp nào không phải ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở các nước Đông Nam Á? A. Công nhân. B. Nông dân. C. Tư sản. D. Trí thức, tiểu tư sản. Câu 23: Trên thế giới, sự kiện nào ảnh hưởng đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á? A. Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa. C. Phong trào công nhân thế giới phát triển mạnh. D. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Câu 24: Sau chiến tranh thế giới, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với quy mô như thế nào? A. Chỉ diễn ra ở ba nước trên bán đảo Đông Dương. B. Chỉ diễn ra ở Việt Nam. C. Chỉ diễn ra ở nơi nào có Đảng cộng sản lãnh đạo. D. Diễn ra hầu khắp các nước. Câu 25: Đảng cộng sản được thành lập ở In- đô- nê- xia vào thời gian nào? A. Năm 1919. B. Năm 1920. C. Năm 1921. D. Năm 1922. Câu 26: Cuộc cách mạng năm 1932 nổ ra ở đâu trên lãnh thổ Xiêm? A. Vùng rừng núi. B. Đồng bằng. C. Nông thôn. D. Thủ đô Băng cốc.. BÀI 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945) Câu 1: Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1943, lực lượng nào đã quét sạch liên quân Đức – Italia khỏi Bắc Phi? A. Liên quân Liên Xô- Mĩ B. Liên quân Anh-Mĩ C. Liên quân Anh- Pháp D. Liên quân Liên Xô- Anh Câu 2: Sau khi xóa bỏ hòa ước Vec-xai, Đức hướng tới mục tiêu: A. chuẩn bị tiến đánh Liên Xô B. chuẩn bị thôn tính vùng Xuy-đét C. thành lập một nước “Đại Đức” ở Châu Âu D. chuẩn bị gây chiến tranh chia lại thế giới Câu 3: Chiến thắng đánh dấu chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Hít-le thất bại là: A. chiến thắng Mátx-cơ-va B. chiến thắng Xta-lin-grát C. chiến thắng En A-la-men D. chiến thắng Cuốc-xcơ Câu 4: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ khi: A. Liên Xô tuyên chiến với Đức B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức C. Đức tấn công Ba Lan.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> D. Mĩ tuyên chiến với Đức Câu 5: Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ khi: A. Nhật đánh chiếm Đông Bắc Trung Quốc B. Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng C. Nhật vào Đông Dương D. Nhật bành trướng khu vực Thái Bình Dương Câu 6: Chiến tranh thế giới thứ hai chấm bằng sự kiện nào? A. Chủ nghĩa phát xít Italia sụp đổ B. Nước Đức kí văn bản đầu hàng C. Nhật Bản kí văn bản đầu hàng D. Liên Xô đánh bại quân Quan Đông của Nhật Câu 7: Phe Trục gồm những nước nào? A. Đức, Italia, Nhật Bản B. Đức, Anh, Nhật C. Đức, Anh, Pháp D. Liên Xô, Anh, Mĩ Câu 8: Liên Xô có chủ trương gì đối với chủ nghĩa phát xít? A. Liên kết với các nước Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít B. Ủng hộ quan điểm của Mĩ thực hiện chính sách trung lập C. Kí hiệp ước với Đức đẩy chiến tranh về các nước tư bản D. Chuẩn bị về mọi mặt để một mình đánh chủ nghĩa phát xít Câu 9: Để thực hiện mục tiêu thành lập một nước Đại Đức ở Châu Âu, Đức đã đánh chiếm nước nào đầu tiên? A. Tiệp Khắc B. Áo C. Ba Lan D. Bỉ Câu 10: Lực lượng nào đóng vai trò quyết định nhất trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? A. Liên Xô B. Anh C. Mĩ D. Pháp Câu 11: Tuyên ngôn Liên hợp quốc ngày 1/1/1942 có ý nghĩa gì? A. Cục diện chính trị thế giới đã thay đổi B. Khối Đồng minh chống phát xít được hình thành C. Khôi phục lại chủ quyền của các dân tộc bị phát xít nô dịch D. Phe phát xít bắt đầu suy yếu Câu 12: Vì sao nói: chiến thắng Xta-lin-grát (11/1942 đến 2/1943) đã tạo nên bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ hai? A. Từ đây, quân Đức liên tiếp thất bại trên các chiến trường B. Từ đây, chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ C. Từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt D. Từ đây, khối Đồng minh chống phát xít hình thành Câu 13: Đỉnh cao trong chính sách nhân nhượng của Anh, Pháp, Mĩ đối với chủ nghĩa phát xít là: A. Để Nhật tự do đánh Đông Bắc Trung Quốc B. Kí Hiệp định Muy-ních C. Mĩ thực hiện chính sách trung lập D. Để cho Đức “xóa bỏ” hòa ước Véc-xai Câu 14: Đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh tranh thế giới thứ hai? A. Do Mĩ thực hiện chính sách trung lập.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> B. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản về thuộc địa C. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 D. Anh, Pháp kí Hiệp định Muy-ních với Đức Câu 15: Điểm giống nhau giữa chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến B. Quy mô của hai cuộc chiến tranh thế giới như nhau C. Hậu quả chiến tranh nặng nề như nhau D. Đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước tư bản Câu 16: Sắp xếp theo thứ tự thời gian quá trình phát xít Đức tấn công châu Âu (1) tấn công Liên Xô (2) Đức tấn công Ba Lan (3) Tấn công Bắc và Tây Âu (4) Tấn công Đông và Nam Âu A. 4, 1, 2, 3 B. 2, 1, 3, 4 C. 2, 3, 4,1 D. 3, 4, 2, 1 Câu 17: Cho bảng dữ liệu sau:. Thời gian Sự kiện 1. 1/9/1939 a. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ 2. 1/1/1942 b. Đức đầu hàng không điều kiện 3. 9/5/1945 c. Nhật đầu hàng 4. 15/8/1945 d. Khối Đồng minh chống phát xít hình thành A. 1-a, 2-c, 3-d, 4-b B. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d C. 2-c, 3-a, 1-d, 4-b D. 1-a, 2-d, 3-b, 4-c Câu 18: Ý không phản ánh âm mưu của Mĩ khi ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật? A. Mĩ muốn nhanh chóng tiêu diệt quân phiệt Nhật B. Mĩ muốn khẳng định vai trò của mình trong tiêu diệt chủ nghĩa phát xít C. Mĩ muốn khẳng định sức mạnh quân sự của mình D. Mĩ muốn tàn phá nước Nhật Câu 19: Nhận xét của anh/chị về sự kiện: Khi Đức tấn công Ba Lan, liên quân Anh, Pháp dàn trận ở biên giới phía Tây nước Đức nhưng không tấn công Đức và không có hành động quân sự nào chi viện cho Ba Lan. A. Anh, Pháp không đủ sức mạnh để đối phó Đức B. Anh, Pháp muốn hướng cuộc chiến về phía Liên Xô C. Anh, Pháp chờ đợi Liên Xô tấn công Đức từ phía Đông D. Anh, Pháp chấp nhận đầu hàng Đức Câu 20: Sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại bài học gì cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới? A. Không chế tạo vũ khí sát thương cao B. Giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình C. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa hơn là quân sự D. Mở rộng liên kết để cùng phát triển. Câu 21: Các nước phát xít sau khi hình thành liên minh đã có hành động gì?.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> A. Tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới. B. Đầu tư vốn vào nhiều nơi trên thế giới. C. Tăng cường trang bị vũ khí cho quân đội để chuẩn bị chiến tranh. D. Ra sức đầu tư phát triển vũ khí mới để chuẩn bị chiến tranh. Câu 22: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai 1939 -1945? A. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933. B. Sự xuất hiện của Chủ nghĩa Phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản và chính sách phản động, hiếu chiến, gây ra chiến tranh xâm lược nhiều nơi trên thế giới. C. Chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ tạo điều kiện cho Phát xít phát động chiến tranh. D. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1918 – 1923. Câu 23: Từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941, phát xít Đức nhanh chóng chiếm được châu Âu là vì A. Đức có ưu thế sức mạnh quân sự, đồng thời thực hiện kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng. B. Đức có ưu thế sức mạnh quân sự. C. các nước châu Âu tiếp tục chính sách thỏa hiệp nên không tích cực chống trả. Hơn nữa, Đức có ưu thế về sức mạnh quân sự. D. các nước châu Âu thể hiện thái độ nhượng bộ phát xít nên không tích cực chống trả khi bị tấn công. Câu 24: Phát xít Italia năm 1935 đã xâm lược nước nào ở Châu Phi? A. Ai cập. B. Ma rốc. C. Angeri. D. Êtiopia. Câu 25: Thái độ của các nước tư bản đối với Liên Xô như thế nào? A. Liên kết với Liên Xô. B. Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô. C. Thù ghét Liên Xô. D. Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Câu 26: Hội nghị Muy-ních được triêu tập vào thời gian nào? A. Tháng 8/ 1938. B. Tháng 9/ 1938. C. Tháng 10/ 1938. D. Tháng 11/ 1938. Câu 27: Trước hành động leo thang chuẩn bị chiến tranh của Đức, Liên Xô có chính sách đối ngoại như thế nào với Đức? A. Đối đầu với Đức. B. Sẵn sàng chiến đấu chống lại Đức. C. Bắt tay với Anh, Pháp, Mĩ để cô lập Đức. D. Kí với Đức bản Hiệp định Xô- Đức. Câu 28: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ được mở đầu bằng sự kiện nào? A. Đức tấn công Tiệp Khắc. B. Đức tấn công Ba Lan. C. Đức tham gia hội nghị Muy- nich. D. Đức tấn công Liên Xô..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Câu 29: Đức tấn công Ba Lan vào thời gian nào? A. Tháng 7/1939. B. Tháng 8/1939. C. Tháng 9/1939. D. Tháng 10/1939. Câu 30: Khi đức đánh chiếm Ban Lan, Đức thực hiện chiến lược gì? A. Đánh nhanh thắng nhanh. B. Chiến tranh chớp nhoáng. C. Đánh lâu dài. D. Đánh chắc, tiến chắc. Câu 31: Đức chuyển hướng tấn công từ phía Đông sang Tây vào thời gian nào? A. Tháng 1/1940. B. Tháng 2/1940. C. Tháng 3/ 1940. D. Tháng 4/ 1940. Câu 32: Đức thực hiện kế hoạch đánh nước Anh vào thời gian nào? A. Tháng 7/ 1940. B. Tháng 8/1940. C. Tháng 9/1940. D. Tháng 10/ 1940. Câu 33: Chiến thắng Matxcova có ý nghĩa như thế nào? A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. B. Làm tổn thất nặng nề quân Đức, tạo bước ngoặt chiến tranh. C. Làm phá sản chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Hitle. D. Quân Đức chuyển sang thế bị động. Câu 34: Quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng vào thời gian nào? A. Tháng 10/ 1941. B. Tháng 11/ 1941. C. Tháng 12/ 1941. D. Tháng 1/ 1941. Câu 35: Chiến thắng Xtalingrat có ý nghĩa gì? A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. B. Tạo bước ngoặt của chiến tranh. C. Đây là thắng lợi vĩ đại nhât trong lịch sử quân sự Liên Xô. D. Phát xít Đức phải đầu hàng Đồng minh. Câu 36: Vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? A. Là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. B. Có vai trò quan trọng tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít. C. Góp phần nhỏ vào tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít. D. Liên Xô là một trong ba cường quốc là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Câu 37: Cuộc chiến tranh chống phát xít thắng lợi dựa vào nguyên nhân nào? A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Hồng quân Liên Xô và nhân loại tiến bộ thế giới. B. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. C. Tương quan lực lượng giữa hai phe phát xít và đồng minh quá chênh lệch. D. Phe phát xít chưa chế tạo được bom nguyên tử..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Câu 38: Điểm khác biệt lớn nhất giữa cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và thứ hai (1939-1945) là A. nổ ra do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc. B. nổ ra do mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với Liên Xô. C. có sự can thiệp của vũ khí hạt nhân. D. tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh thay đổi khi Liên Xô tham chiến.. Bài 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC TỪ 1858 ĐẾN TRƯỚC 1873 Câu 1: Giữa thế kỉ XIX Việt Nam là một a. quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền. b. nước thuộc địa của Pháp. c. thuộc địa của Tây Ban Nha. d. phụ thuộc vào Pháp. Câu 2: Tính chất quân chủ chuyên chế của bộ máy chính trị triều Nguyễn được thể hiện a. quyền lực tập trung trong tay các đại thần. b. quyền lực tập trung trong tay nhà vua. c. hầu hết quan lại trong triều rất bảo thủ và cuồng bạo. d. quyền lực tập trung trong tay hội đồng cơ mật. Câu 3: Giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng a. phát triển nhanh chóng. b. khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng. c.ổn định và phát triển. d. có nền công thương nghiệp phát triển. Câu 4 : Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên khi xâm lược Việt Nam ? a. Vì Đà Nẵng có cảng nước sâu, gần kinh thành Huế b. Vì Đà Nẵng là cổ họng kinh thành Huế c. Vì Đà Nẵng có tiềm lực kinh tế d. Vì quân triều đình ở Đà Nẵng rất ít Câu 5: Nguyên nhân sâu xa để thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là a. giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn. b. mở rộng thị trường. c. khai hóa văn minh cho triều Nguyễn. d. truyền đạo Ki tô giáo. Câu 6: Nguyên cớ nào thực dân Pháp tiến hành xâm lược VN a. vương triều Tây Sơn sụp đổ. b. vua Tự Đức mất, triều đình khủng hoảng. c. lực lượng giáo dân ủng hộ. d. nhà Nguyễn cấm đạo Thiên chúa. Câu 7: Để đối phó khủng hoảng kinh tế, nhà Nguyễn có biện pháp gì ? a. Tăng cường bóc lột nhân dân b. Cho nhân dân vay vốn c. Khuyến khích nhân dân sản xuất d. Nhờ sự viện trợ bên ngoài Câu 8: Bộ máy nhà nước thời Nguyễn mang tính chất a. nhà nước dân chủ. b. nhà nước quân chủ lập hiến..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> c. nhà nước phong kiến phân quyền. d. nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung cao độ. Câu 9: Nguyên nhân dẫn đến sự bảo thủ lạc hậu của chế độ chính trị triều Nguyễn là a. nhà Nguyễn chưa bao giờ tiếp xúc với người phương Tây. b.thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng không giao thương buôn bán với bên ngoài. c.triều Nguyễn quá đề cao học thuyết Khổng, Mạnh, xem trật tự phong kiến là bất di bất dịch. d. không có sĩ phu tiến bộ nào mạnh dạn đề nghị cải cách bộ máy nhà nước. Câu 10: Khả năng phòng thủ đất nước bị giảm sút, quốc phòng yếu kém trong bối cảnh các nước phương Tây đang tìm cách xâm lược là trách nhiệm của a. nông dân Việt Nam. b. giáo dân Việt Nam. c. triều đình nhà Nguyễn. d. của văn thân, sĩ phu. Câu 11: Trong cuộc chạy đua giữa các thế lực tư bản phương Tây, tư bản Pháp tuy đến sau nhưng cuối cùng đã bám sâu vào VN nhờ a. người Pháp có tính cách thân thiện và dễ hòa đồng. b. hoạt động tích cực của hội truyền giáo nước ngoài của Pháp. c. nhà nước phong kiến VN đã có những ưu đãi đặc biệt cho Pháp. d. các thương nhân và giáo sĩ người Pháp không có những hoạt động do thám gián điệp. Câu 12: Tương quan so sánh lực lượng giữa quân Pháp và quân triều đình nhà Nguyễn tại mặt trận Đà Nẵng là a. quân triều đình nhà Nguyễn yếu, quân Pháp mạnh. b. quân nhà Nguyễn không chênh lệch nhiều so với quân Pháp. c. quân triều đình nhà Nguyễn mạnh, quân Pháp yếu. d. so sánh tương quan lực lượng hai bên cân bằng nhau. Câu 13: Tại mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương đã sữ dụng chiến thuật gì ? a. Tích cực thực hiện “vườn không nhà trống” b. Tập trung lực lượng chủ động tấn công Pháp c. Tạm thời rút toàn bộ lực lượng về bảo vệ kinh thành Huế d. Cử người sang thương thuyết, nghị hòa với thực dân Pháp Câu 14: Chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại nguyên nhân chính a. quân Pháp không quen với thời tiết, bị đau ốm nhiều. b. việc tiếp tế lương thực thuốc men khó khan. c. không quen thuộc địa hình, địa thế ở Việt Nam. d. khí thế kháng chiến sục sôi trong nhân dân cả nước. Câu 15: Chiến lược phòng ngự bị động của quan, quân triều đình nhà Nguyễn dẫn đến hậu quả. a. Pháp có điều kiện củng cố lực lượng mở rộng đánh chiếm miền Nam b. Pháp có cơ hội tập trung lực lượng đưa ra chiến trường Đà Nẵng c. phong trào kháng chiến của nhân dân Gia Định gặp khó khăn d. nhà Nguyễn có sự phân hóa tư tưởng chủ hòa làm lòng dân li tán Câu 16: Thái độ của triều đình Huế trước việc Pháp đánh chiếm 4 tỉnh Nam kì? a. tăng cường lực lượng cho miền Nam để đánh Pháp. b. tiếp tục thực hiện chiến lược phòng ngự bị động. c. thiếu tin tưởng, lúng túng và rơi vào con đường đầu hang..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> d. kêu gọi nhân dân miền Nam phối hợp với triều đình đánh Pháp. Câu 17: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì a. khởi nghĩa Phan Tôn. b.khởi nghĩa Trương Quyền. c.khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân. d.khởi nghĩa Trương Định. Câu 18: Ý nào sau đây không thuộc nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862? a. Việt Nam mở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp tự do buôn bán b. triều đình Huế chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì c. Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn d. Bồi thường chiến phí cho Pháp 280 vạn lượng bạc Câu 19: Em có nhận xét gì về thái độ của nhà Nguyễn qua việc kí Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)? a. Đàn áp các cuộc kháng chiến của nhân dân b. Nhà Nguyễn quá bảo thủ, có tư tưởng cầu hòa c. Nhà Nguyễn suy yếu không đủ khả năng chống Pháp d. Cuộc kháng chiến đang phát triển và Pháp bị sa lầy Câu 20: Thái độ và hành động của các sĩ phu yêu nước trước việc triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất a. bạo động, khởi nghĩa, dùng văn thơ châm biếm. b. liên kết các đội nghĩa binh chống triều đình. c. đồng tình với việc làm của triều đình Huế. d. không có phản ứng gì chủ trương cầu hòa. Câu 21: Đặc điểm nổi bật của phong trào kháng chiến của nhân dân Nam kì sau năm 1862 a. qui tụ thành những trung tâm kháng chiến lớn, tổ chức chặt chẽ. b. các cuộc khởi nghĩa nổ ra với qui mô nhỏ và phân tán. c. lực lượng khởi nghĩa qui tụ gồm nhiều thành phần xã hội. d. không tiếp tục kháng chiến vì lệnh bãi binh của triều đình. Câu 22: Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào kháng chiến ở 3 tỉnh miền Tây Nam Kì là a. Nguyễn Hữu Huân bị bắt. b. Nguyễn Trung Trực bị hành hình. c. quân giặc mạnh, vũ khí hiện đại. d. phong trào kháng chiến của nhân dân không sôi nổi. Câu 23: giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là: A. Quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền. B. Một nước thuộc địa của Pháp. C. Thuộc địa của Tây Ban Nha. D. Phụ thuộc vào Pháp. Câu 24: Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở Việt Nam đang trong tình trạng. A. Phát triển nhanh chóng. B. Khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. C. ổn định. D. Có nền công- thương nghiệp phát triển. Câu 25: Cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra năm 1854- 1856 là A. Khởi nghĩa Lê Duy Lương. B. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> C. Khởi nghĩa Nông Văn Vân. D. Khởi nghĩa Cao Bá Quát. Câu 26: Cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân nổ ra ở đâu? A. Sơn Tây. B. Thanh Hóa. C. Tuyên Quang- Cao Bằng. D. Lai Châu. Câu 27: Nguyên nhân thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là để A. giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn. B. Mở rộng thị trường. C. Khai hóa văn minh cho Triều Tiên. D. Truyền đạo. Câu 28: Nguyên cớ để thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là do? A. Vương triều Tây Sơn sụp đổ. B. Vua Tự Đức mất. C. Lực lượng giáo dân ủng hộ. D. Nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa. Câu 29:Người chỉ huy quân ta chống lại thực dân Pháp ở Gia Định là ai? A. Trương Định. B. Nguyễn Tri Phương. C. Nguyễn Hữu Huân. D. Võ Duy Dương. Câu 30: Người lãnh đạo trận đánh chìm tàu chiến Etperang trên sông Vàm Cỏ Đông là A. Nguyễn Tri Phương. B. Nguyễn Trung Trực. C. Nguyễn Hữu Huân. D. Nguyễn Thông. Câu 31: “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người nước Nam đánh Tây” là câu nói nổi tiếng của A. Nguyễn Hữu Huân. B. Nguyễn Trung Trực. C. Nguyễn Tri Phương. D. Trương Định. Câu 32: Người chỉ huy quân triều đình phối hợp chiến đấu cùng nhân dân Đà Nẵng trong những ngày đầu Pháp đặt chân xâm lược là. A. Lưu Vĩnh Phúc. B. Hoàng Diệu. C. Nguyễn Tri Phương. D. Hồng Tá Viêm. Câu 33: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa pháp và Triều đình nhà Nguyễn kí kết trong hoàn cảnh nào? A. Vua Tự Đức mất. B. Pháp chiếm Gia Định. C. Đại đồn Chí Hòa bị vỡ. D. Kháng chiến của nhân dân miền Đông lên cao. Câu 34: Pháp đã tấn công thành Gia Định vào ngày. A. 9/2/1959..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> B. 16/2/1859. C. 17/2/1959. D. 23/3/1860. Câu 35: Triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất vào ngày. A. 22/6/1861. B. 5/6/1862. C. 10/12/1861. D. 23/3/1862. Câu 36: Người bất chấp “ lệnh bãi binh” của triều đình tiếp tục chống Pháp ở Nam Kì là? A. Nguyễn Hữu Huân. B. Nguyễn Trung Trực. C. Nguyễn Tri Phương. D. Trương Định. Câu 37: Người được nhân dân miền Tây suy tôn “ Bình Tây Đại nguyên soái” là. A. Nguyễn Tri Phương. B. Trương Định. C. Nguyễn Trung Trực. D. Trương Quyền. Câu 38: Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào kháng chiến ở 3 tỉnh miền Tây Nam Kì là do? A. Nguyễn Hữu Huân bị bắt. B. Nguyễn Trung Trực bị hành hình. C. Quân giặc mạnh, có vũ khí hiện đại. D. Phong trào kháng chiến của nhân dân không sôi nổi.. BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG Câu 1: Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 1873? A. Giải quyết vụ Đuy- puy. B. Triều đình Nguyễn vi phạm hiệp ước 1862. C. Chính sách “ cấm và sát đạo” của nhà Nguyễn. D. Chính sách “ bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn. Câu 2: Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị nhằm A. biến Nam Kì thành thuộc địa của Pháp. B. biến Nam Kì thành bàn đạp chuẩn bị mở rộng chiến tranh cả nước. C. củng cố thế lực quân sự của Pháp. D. biến Nam Kì thành bàn đạp để tấn công Campuchia. Câu 3: Trận Cầu Giấy lần nhất có ảnh hưởng như thế nào đến cục diện chiến tranh ? A. Nhân dân phấn khởi, Pháp hoang mang lo sợ. B. Pháp quyết tâm đánh chiếm toàn bộ Việt Nam. C. Tiêu hao một bộ phận sinh lực của quân Pháp ở Bắc Kì..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> D. Buộc Pháp phải rút quân khỏi Bắc Kì. Câu 4: Những năm 70 thế kỉ XIX, Pháp ráo riết xâm lược Việt Nam vì Pháp cần A. củng cố địa vị của Pháp trong hệ thống TBCN. B. thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận. C. mở rộng phạm vi lãnh thổ của mình. D. vốn, nhân công và nhiên liệu. Câu 5: Pháp lấy cớ gì để kéo quân ra Bắc Kì lần thứ hai ? A. Ra Bắc giải quyết vụ Đuy- puy. B. Ra Bắc điều tra tình hình. C. Vu cáo triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1874. D. Vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1862. Câu 6: Ai là người chỉ huy quân triều đình chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần 2 ? A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Tri Phương. C. Phan Thanh Giản. D. Nguyễn Lâm. Câu 7: Tướng giặc nào đã tử trận trong trận Cầu Giấy lần nhất ? A. Gác- ni-ê. B. Ri-vi-e. C. Pa-tơ-nốt. D. Giăng Đuy-puy. Câu 8: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, sự kiện nào đánh dấu Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến? A. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862. B. Hiệp ước Giáp Tuất 1874. C. Hiệp ước Hác măng 1883. D. Hiệp ước Patơnôt 1884. Câu 9: Nội dung nào không đúng khi nói về nguyên nhân cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến 1884 bị thất bại ? A. Tinh thần yêu nước, quyết tâm chống Pháp. B. Triều đình lãnh đạo nhân dân kiên quyết chống Pháp C. Tư tưởng bảo thủ của nhà Nguyễn, sợ dân hơn sợ giặc. D. Kinh tế TBCN Pháp phát triển mạnh, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng Câu 10: Tại sao khi chiếm xong thành Hà Nội, thì Pháp liền chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định? A. Cơ hội vua Tự Đức qua đời. B. Pháp có hỏa lực mạnh, quân đông. C. Vì triều đình Huế còn hoang mang, mất cảnh giác. D. Pháp cần nguyên nhiên liệu để phục vụ cho chính quốc. Câu 11: Vì sao quân Hà Nội đánh đánh bại Pháp trong trận Cầu Giấy lần 2? A. Pháp đã suy yếu lực lượng. B. Do tướng giặc Gác-ni-ê tử trận. C. Sự quyết tâm tiêu diệt giặc của quân dân ta. D. Sự lãnh đạo tài giỏi Nguyễn Tri Phương. Câu 12: Vì sao khi thành Hà Nội mất, Hoàng Diệu tự vẫn theo thành? A. Nối tiếp chí khí của cha ông. B. Vì lòng gan dạ, dũng cảm..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> C. Để thể hiện lòng yêu nước, bất khuất. D. Vì bảo toàn khí tiết, khỏi rơi vào tay giặc. Câu 13: Hiệp ước 1874 kí kết trong hoàn cảnh nào? A. Phong trào đấu tranh của nhân dân liên tục dâng cao. B. Pháp đánh chiếm Gia Định. C. Pháp đã rút quân khỏi Bắc Kì. D. Tướng giặc Gác-ni-ê tử trận. Câu 14: Vì sao Pháp thay Hiệp ước Hác- măng bằng Hiệp ước Pa- tơ-nôt? A. Khẳng định sức mạnh của Pháp. B. Chấm dứt phong trào kháng chiến của nhân dân. C. Để xoa dịu dư luận và mua chuộc nhà Nguyễn. D. Loại trừ sự can thiệp của nhà Thanh. Câu 15: Hoàn thành sự kiện lịch sử sau để chứng tỏ triều Nguyễn từng bước đầu hàng thực dân Pháp? 1. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 2. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Hác- măng 3. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt 4. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất A. 1,3,4,2 B. 1,4.2, 3 C. 1,2,3,4 D. 1,3,2,4 Câu 16: Tại sao có sự khác nhau về thái độ của thực dân Pháp trong hai lần đưa quân ra đánh Bắc Kì? A. Dã tâm xâm lược của chủ nghĩa thực dân. B. Pháp mở rộng thế lực ở Đông Dương. C. CNTB Pháp chuyển sang giai đoạn ĐQCN, cần mở rộng thuộc địa. D. Tư tưởng thỏa hiệp, cầu hòa của nhà Nguyễn. Câu 17: Nội dung nào không đúng thể hiện sự khác nhau về thái độ của nhân dân và triều đình trước hành động xâm lược của Pháp? A. Triều đình lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi cuối cùng. B. Triều đình ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến, đàn áp khởi nghĩa nhân dân. C. Nhân dân không hạ vũ khí theo lệnh triều đình, tự động kháng chiến. D. Sĩ phu, văn thân yêu nước bất hợp tác với Pháp. Câu 18: Em nhận xét thế nào về việc đầu hàng giặc Pháp của nhà Nguyễn? A. Sự bạc nhược và lún sâu vào con đường thỏa hiệp. B. Chưa thấy hết sức mạnh của quần chúng nhân dân. D. Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng. C. Sự chủ quan của triều đình Huế. Câu 19 : Nhận xét về phong trào kháng chiến của nhân dân ta từ 1858 đến 1874? A. Phong trào đấu tranh của nhân dân không giảm sút mà liên tục dâng cao và lan rộng. B. Phong trào đấu tranh tạm lắng xuống khi nhà Nguyễn kí Hiệp ước 1874. C. Một số cuộc kháng chiến của nhân dân bị đàn áp. D. Nhân dân chủ động kháng chiến chống Pháp. Câu 20: Chiến thắng Cầu Giấy lần 2 có sự đóng góp lớn của đội quân A. Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> B. triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy. C. triều đình do Hoàng Diệu chỉ huy. D. triều đình do Phan Thanh Giản chỉ huy. Câu 21: Lực lượng đông đảo nhất trong phong trào chống Nhật ở Nam kì là. A. Công nhân. B. Tư sản. C. Địa chủ. D. Nông dân. Câu 22: Sau khi mất 6 tỉnh Nam Kì, triều đình nhà Nguyễn đã. A. Tổ chức cho nhân dân phản công để lấy lại. B. Mặc nhiên thừa nhận là vùng đất của Pháp, không nghĩ đến việc giành lại. C. Thương lượng với Pháp để xin chuộc. D. Chuẩn bị lực lượng, chờ thời. Câu 23: Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp đã. A. Tìm cách xoa dịu nhân dân. B. Bị triều đình nhà Nguyễn phản ứng. C. Bắt tay thiết lập bộ máy cai trị, chuẩn bị kế hoạch đánh ra Bắc Kì. D. Ngừng kế hoạch mở rộng cuộc chiến để cũng cố lực lượng. Câu 24: Quân triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873 vì. A. Triều đình ra lệnh đầu hàng. B. Họ chóng cự yếu ớt. C. Đã thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân để kháng chiến. D. Lo đàn áp nhân dân. Câu 25: Tại trận cầu giấy lần thứ nhất (12/1873), tướng giặc bị tiêu diệt là. A. Gác ni ê. B. Rivie. C. Hác măng. D. Đuy puy. Câu 26: Chiến thắng Cầu Gi ấy lần thứ 1 (12/1873), lần thứ 2 (5/1883), giết chết 2 kẻ cầm đầu tấn công Bắc Kì ( Gác-ni- ê, Rivie), đều là chiến ccoong của A. Nhân binh Hà Nội. B. Quân triều đình. C. Quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc. D. Quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm. Câu 27: Sự kiện đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là. A. Quân Pháp tấn công Thuận An. B. Triều đình kí Hiệp ước Hác Măng (1883) và Hiệp ước Pa- tơ- nốt (1884). C. Không chọn được người kế vị Tự Đức. D. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ 2 (1882).. BÀI 21 : PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX Câu 1 : Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam ?.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> A. Triều đính nhà Nguyển ký hiệp ước Nhân Tuất. B. Triều đính nhà Nguyển ký hiệp ước Giáp Tuất. C. Triều đính nhà Nguyển ký hiệp ước Hac-măng. D. Triều đính nhà Nguyển ký hiệp ước Pa-tơ-nốt. Câu 2: Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần Vương ? A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa Ba Đình. C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Yên Thế. Câu 3: Chỉ ra cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương ? A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa Ba Đình. C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh. Câu 4: Trước hành động bội ước của Pháp, nghĩa quân Yên Thế đã làm gì để tiếp tục hoạt động ? A. Chia nhỏ và trà trộn vào dân. B. Thu hẹp địa bàn hoạt động. C. Liên kết với những phong trào khác. D. Chuyển sang vùng khác đề hoạt động. Câu 5: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt phong trào Cần Vương đã A. hoạt động cầm chừng, thiếu sôi nổi. B. chấm dứt hoạt động trên địa bàn cả nước C. tiếp tục hoạt động, quy tụ thành những trung tâm lớn. D. tiếp tục hoạt động nhưng thu hẹp vào Nam Trung bộ. Câu 6: Một trong những đặc điểm của phong trào Yên Thế là do A. nông dân tự động kháng chiến. B. hưởng ứng chiếu Cần Vương. C. triều đình tổ chức. D. các cuộc khởi nghĩa Cần Vương hợp lại. Câu 7: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương ? A. Quy mô rộng lớn, trình độ tổ chức cao, thời gian kéo dài, gây cho Pháp nhiều tổn thất nhất. B. Quy mô rộng lớn, trình độ tổ chức cao, thời gian kéo dài, buộc Pháp chuyển sang đánh lâu dài.. C. Quy mô toàn quốc, trình độ tổ chức cao, thời gian kéo dài, gây cho Pháp nhiều tổn thất nhất. D. Quy mô rộng lớn, trình độ tổ chức cao, buộc Pháp chuyển sang « dùng người Việt đánh người Việt ». Câu 8: Vì sao nghĩa quân Hưng Yên chọn Bãi Sậy để xây dựng căn cứ chống Pháp ? A. Địa thế rừng núi hiểm trở, thuận lợi cho đánh du kích. B. Vùng đầm, hồ, lau sậy um tùm, dẽ che dấu lục lượng và mai phục. C. Vùng đầm lầy, nghĩa quân có thể xây dựng căn cứ phòng thủ. D. Vùng trung du, dẽ tấn công và phòng thủ. Câu 9: Mục đích nào sau đây là của khởi nghĩa Yên Thế ? A. Đánh Pháp, bảo vệ ngôi vua..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> B. Chống địa chủ giành ruộng đất cho dân cày. C. Chống Pháp bảo vệ cuộc sống của nông dân. D. Chống triều đình bảo vệ làng xóm. Câu 10: Vì sao nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã có hai lần giảng hòa với Pháp ? A. Thế và lực của ta mạnh hơn Pháp. B. Củng cố căn cứ, xây dựng lực lượng. C. Do Pháp đàn áp, ta tổn thất nặng nề. D. Cần thương lượng để chia sẻ vùng Yên Thế. Câu 11: Sự kiện nào dẫn đến Pháp quyết định mở cuộc tấn công tiêu diệt bằng được phong trào Yên Thế ? A. Vụ đầu đôc lính Pháp ở Hà Nội. B. Sau khi khởi nghĩa Hương Khê thất bại. C. Sau khi Đề Thám giảng hòa lần 1. D. Sau khi Đề Thàm giảng hòa lần 2. Câu 12: Đặc điểm giai đoạn thứ hai (1888 – 1896) của cuộc khởi nghĩa Hương Khê ? A. Chuẩn bị lưc lượng. B. Xây dựng cơ sở chiến đấu. C. Chiến đấu quyết liệt. D. Bị Pháp càn quét. Câu 13: Ý nào sau đây không phải là cách đánh của nghĩa quân Bãi Sậy trong phong trào chống Pháp ? A. Tổ chức thành những đội quân lớn. B. Phiên chế thành những phân đội nhỏ. C. Tự trang bị vũ khí. D. Trà trộn vào dân để hoạt động. Câu 14: Cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình phản công Pháp ? A. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân. B. Pháp bị tổn thất nặng nề sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt. C. Phái chủ chiến được đông đảo nhân dân ủng hộ. D. Phong trào phản đối Hiệp ước Pa-tơ-nốt diễn ra sôi nổi. Câu 15: Tác dụng của Chiếu Cần Vương ? A. Thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân. B. Làm thực dân Pháp hoang mang, lo sợ. C. Kéo dài cuộc phản công của phái chủ chiến. D. Nhanh chóng đánh bại thực dân Pháp. Câu 16: Nguyên nhân quan trọng nhất làm phong trào Cần Vương thất bại ? A. Do tương quan lực lượng giữa ta và Pháp. B. Sự yếu kém, lạc hậu về vũ khí. C. Sự thỏa hiệp của triều đình và Pháp. D. Hạn chế về đường lối, phương pháp đấu tranh. Câu 17: Điểm khác nhau về lãnh đạo của giai đoạn 2 so với giai đoạn 1 trong phong trào Cần Vương ? A. Do văn thân, sĩ phu lãnh đạo. B. Do triêu đình lãnh đạo. C. Do giai cấp nông dân lãnh đạo. D. Do địa chủ phong kiến lãnh đạo. Câu 18: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong quá trình chống xâm lược của nhân dân.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> Việt Nam từ sự thất bại của phong trào Cần Vương ? A. Có sự đoàn kết của toàn dân. B. Có sự chuẩn bị chu đáo. C. Có vũ khí trang bị hiện đại. D. Có đường lối kháng chiến phù hợp. Câu 19: Ý nào là đúng nhất khi nói về tinh thần đấu tranh của nhân dân qua phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX ? A. Một lòng nồng nàn yêu nước. B. Đoàn kết, mưu trí, sáng tạo. C. Ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. D. Chiến đấu kiên cường, bất khuất. Câu 20: Từ phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX, theo em truyền thống nào cần được duy trì và phát huy ? A. Yêu nước chống giặc ngoại xâm. B. Tinh thần đoàn kết, yêu hòa bình C. Tinh thần lao động cần cù, sáng tạo D. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Câu 21: Đại diện phái chủ chiến trong triều đình Huế là. A. Tôn Thất Thuyệt. B. Trương Quang Ngọc. C. Tôn Thất Thuyết. D. Phan Thanh Giarn. Câu 22: Tôn Thất Thuyết mượn lời Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương khi đang ở đâu? A. Kinh đô Huế. B. Căn cứ Tân Sở (Quảng Trị). C. Căn cứ Ba Đình. D. Đồn Mang Cá. Câu 23: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (11/1888) phong trào Cần Vương đã. A. Tiếp tục hoạt động, quy tụ lại thành những trung tâm lớn, có xu hướng đi vào chiều sâu. B. Hoạt động cầm chừng. C. Tiếp tục hoạt động, nhưng thu hẹp vào Nam Trung Bộ. D. Chấm dứt hoạt động. Câu 24: Lãnh tụ khởi nghĩa Ba Đình là. A. Phạm Bành, Đinh Công Tráng. B. Phạm Bành, Nguyễn Thiện Thuật. C. Đinh Công Tráng, Nguyễn Xuân Bích. D. Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng. Câu 25: Căn cứ phụ của Ba Đình là. A. Phi Lai. B. Quảng Hóa. C. Mã Cao. D. Thượng Thọ. Câu 26: Nghĩa quân chọn Ba Đình để xây dựng căn cứ vì. A. Địa thế rừng núi hiểm trở, thuận lợi cho cách đánh du kích. B. Vùng lau sậy um tùm, dể che dấu lực lượng và đánh mai phục..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> C. Có lũy tre dày bao bọc, thuận lợi cho xây dựng căn cứ phòng thủ, gần quốc lộ Bắc – Nam. D. Đây là vùng sông nước, thuận lợi cho đánh thủy. Câu 27: Lãnh tụ khởi nghĩa Hương Khê là. A. Phan Đình Phùng- Đinh Công Tráng. B. Phạm Bành- Đinh Công Tráng. C. Nguyễn Thiện Thuật- Nguyễn Quang Bích. D. Phan Đình Phùng- Cao Thắng. Câu 28: Thời gian tồn tại của khởi nghĩa Hương Khê là. A. 5 năm. B. 10 năm. C. 13 năm. D. 15 năm. Câu 29: Căn cứ Bãi Sậy thuộc tỉnh nào? A. Hưng Yên. B. Thanh Hóa. C. Nam Định. D. Sơn Tây. Câu 30: Nghĩa quân chọn Bãi sậy để xây dựng căn cứ vì. A. Địa thế rừng núi hiểm trở, thuận lợi cho cách đánh du kích. B. Vùng đầm hồ, lau sậy um tùm, dể che giấu lực lượng và mai phục đánh địch. C. Vùng đầm lầy, nghĩa quân có thể xây dựng căn cứ phòng thủ. D. Vùng trung du, dễ đánh và rút lui. Câu 31: Lãnh tụ phong trào Yên Thế là. A. Nguyễn Thiện Thuật. B. Phan Đình Phùng. C. Hoàng Hoa Thám. D. Cao Thắng. Câu 32: Phong trào Yên Thế do. A. Nông dân tự động kháng chiến. B. Phong trào Cần Vương khởi xướng. C. Triều đình Tổ chức. D. Các cuộc khởi nghĩa Cần Vương hợp lại. Câu 33: Nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã có 2 lần giảng hòa với Pháp (1894, 1897) vì. A. Thế và lực của ta mạnh hơn Pháp. B. Cần tranh thủ thời gian giảng hòa để củng cố căn cứ và xây dựng lực lượng. C. Cần thương lượng để cùng chia sẻ vùng Yên Thế với Pháp. D. Bị Pháp ép buộc.. BÀI 22: XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP Câu 1: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tập trung vào A. phát triển kinh tế nông nghiệp-công thương nghiệp. B. nông nghiệp-công nghiệp-quân sự. C. cướp đất lập đồn điền, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế. D. ngoại thương, quân sự-giao thông thủy bộ..

<span class='text_page_counter'>(65)</span> Câu 2: Pháp dựa vào giai cấp nào để thống trị nhân dân ta? A. Nông dân. B. Công nhân. C. Tiểu tư sản. D. Địa chủ phong kiến. Câu 3: Những giai cấp cũ trong xã hội phong kiến Việt Nam trước khi Pháp tiến hành cuộc khai thuộc địa là A. Địa chủ phong kiến và nông dân. B. Tư sản và tiểu tư sản. C. Công nhân và nông dân. D. Tư sản, tiểu tư sản và công nhân. Câu 4: Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề? A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp công nhân. C. Tầng lớp tiểu tư sản. D. Giai cấp tư sản dân tộc. Câu 5: Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt nam chủ yếu từ A. Tầng lớp tiểu tư sản bị thất nghiệp. B.Giai cấp nông dân bị tước ruộng đất. C. Giai cấp địa chủ nhỏ bị thực dân Pháp thu toàn bộ ruộng đất. D. Giai cấp tư sản bị thực dân Pháp đình chỉ hoạt động kinh doanh. Câu 6: Giai cấp nào chịu nhiều khốn khổ, bần cùng dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần nhất của Pháp? A. Giai cấp công nhân. B. Tầng lớp tiểu tư sản. C. Giai cấp tư sản. D. Giai cấp nông dân. Câu 7: Nội dung chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp là A. chia Việt nam thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. B. chia Việt Nam thành ba miền. C. để dễ dàng cai trị và đàn áp các cuộc đấu tranh. D. để dễ dàng khai thác và bóc lột nhân dân ta. Câu 8: Lĩnh vực nào được Pháp đầu tư nhiều nhất trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam? A. Công nghiệp và thương nghiệp. B. Nông nghiệp và khai mỏ. C. Nông nghiệp và công nghiệp. D. Nông nghiệp và giao thông vận tải. Câu 9: Những cảng biển, cảng sông nào đã được mở mang trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam A. Cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng. B. Cảng Sài Gòn, Đà Nẵng. C. Cảng Sài Gòn, Hải Phòng. D. Cảng Đà Nẵng, Hải Phòng. Câu 10: Đặc điểm mới của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất là A. nền kinh tế phong kiến phát triển. B. nền kinh tế - xã hội thuộc địa nửa phong kiến. C. nền kinh tế - xã hội thuộc địa. D. nền kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Câu 11 : Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã làm phân hóa xã hội Việt Nam, những lực lượng xã hội mới xuất hiện là A. địa chủ yêu nước – tư sản – tiểu tư sản. B. giai câp công nhân – nông dân – tư sản..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> C. giai cấp công nhân – tư sản- tiểu tư sản. D. địa chủ, công nhân, nông dân. Câu 12: Thực dân Pháp tập trung khai thác mỏ vì A. để khai thác. B. nhanh chóng đem lại lợi nhuận lớn. C. không bị các đối thủ cạnh tranh. D. nhằm phát triển ngành công nghiệp khai khoáng cho Việt Nam. Câu 13: Các giai cấp và tầng lớp ở nước ta lúc bấy giờ có thể tham gia phong trào cách mạng giải phóng dân tộc là A. giai cấp địa chủ, tư sản và công nhân. B. giai cấp công nhân, nông dân và tiểu tư sản – trí thức, địa chủ vừa và nhỏ. C. giai cấp công nhân, nông dân và đại địa chủ. D. giai cấp tư sản, địa chủ và nông dân. Câu 14: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần nhất giai cấp nào bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép là? A. Giai cấp địa chủ phong kiến. B. Giai cấp nông dân. C. Giai cấp tư sản. D. Giai cấp công nhân. Câu 15: Điều kiện nào đã thúc đẩy Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam. A. Pháp đang lâm vào khủng hoảng kinh tế. B. Công cuộc bình định cơ bản hoàn thành. C. Vị trí kinh tế của Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã được khôi phục. D. Nước Anh đang chuẩn bị giành Đông Dương của Pháp. Câu 16: Mục đích chủ yếu của Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam A. bóc lột và đặt nền thống trị lâu dài. B. khai hóa dân tộc Việt Nam. C. bù đắp thiệt hại sau chiến tranh thế giới thứ nhất. D. thúc đẩy sự chuyển biến kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Câu 17: Mục đích của Pháp khi xây dựng hệ thống giao thông là A. phục vụ mục đích quân sự và khai thác lâu dài. B. phục vụ cho việc đi lại của nhân dân ta. C. phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa và thu thuế. D. để dễ dàng đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta. Câu 18: Lĩnh vực không được Pháp chú trọng đầu tư trong cuộc khai thác thuộc địa lần nhất của Pháp là A. Công nghiệp nhẹ. B. Công nghiệp nặng. C. Ngoại thương. D. Giao thông vận tải. Câu 19: Sắp xếp và xác định đúng đặc điểm của từng giai cấp và tầng lớp mới trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. 1. Giai cấp công nhân a. là những chủ xưởng, chủ thầu, nhà buôn. 2. Giai cấp tư sản b. là những viên chức, tiểu thương, thầy giáo, nhà báo..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 3. Giai cấp tiểu tư sản. c. là những người làm việc trong hầm mỏ, đồn điền, bị thực dân Pháp bóc lột.. A. 1-c; 2- a; 3-b. B. 1-a; 2-c; 3-b C. 1-b; 2- a; 3-c. D. 1-c; 2-b; 3-a. Câu 20: Xác định đâu là mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Việt nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc đại lần thứ nhất? A. Vô sản – Tư sản. B. Nông dân – Địa chủ phong kiến. C. Tư sản – thực dân Pháp. D. Dân tộc Việt Nam – thực dân Pháp. Câu 21: Đâu là đặc trưng nổi bật của giai cấp công nhân Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX mà giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay cần kế thừa và phát huy? A. Nhiệt huyết yêu nước. B. Kỉ luật lao động nghiêm túc. C. Quan hệ gắn bó với nông dân. D. Ý thức giai cấp cao. Câu 22: Chính sách khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp tập trung vào. A. Phát triển kinh tế nông nghiệp- công thương nghiệp. B.Nông nghiệp- công nghiệp- quân sự. C. Cướp đất lập đồn điền, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế. D. Ngoại thương- quân sự- giao thông thủy bộ. Câu 23: Đặc điểm mới của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất là. A. Nền kinh tế phong kiến phát triển. B. Nền kinh tế- xã hội thuộc địa nửa phong kiến. C. Nền kinh tế- xã hội thuộc địa hoàn toàn. D. Nền kinh tế- Xã hội tư bản chủ nghĩa. Câu 24: Trước khi pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có 2 giai cấp cơ bản nào. A. Địa chủ phong kiến và nô lệ. B. Địa chủ phong kiến và tư sản. C. Công nhân và nông dân. D. Địa chủ phong kiến và nông dân. Câu 25: Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã làm phân hóa xã hội Việt Nam, những lực lượng xã hội mới xuất hiện là. A. Địa chủ yêu nước- tư sản- tiểu tư sản. B. Giai cấp công nhân- nông dân- tư sản. C. Giai cấp công nhân- tư sản- tiểu tư sản. D. Địa chủ- công nhân- nông dân. Câu 26: Người làm Thầy giáo thuộc tầng lớp. A. Công nhân. B. Tư sản. C. Địa chủ. D. Tiểu tư sản. Câu 27: Giai cấp công nhân tập trung đông nhất ở ngành. A. Khai thác mỏ. B. Đồn điền..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> C. Địa chủ. D. Tiểu tư sản. Câu 28: Thực dân Pháp tập trung khai thác mỏ vì. A. Dễ khai thác. B. Nhanh chóng đem lại lợi nhuận lớn. C. Không bị các đối thủ cạnh tranh. D. Nhằm phát triển ngành công nghiệp khai khoáng cho Việt Nam. Câu 29: Công cuộc khia thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp được tiến hành vào năm. A. 1884. B. 1897. C. 1906. D. 1912. Câu 30: Viên Toàn quyền Pháp đầu tiên gắn liền với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất là. A. Anbexaro. B. P. đume. C. Đê cuaca bô. D. A. Varen. Câu 31: Nguồn gốc của giai cấp công nân Việt Nam là từ đâu? A. Nông dân bị phá sản. B. Thợ thủ công bị phá sản. C. Địa chủ phá sản. D. Tư sản nghèo. Câu 32: Trước chiến tranh thế giới thứ nhất số lượng công nhân Việt Nam là bao nhiêu? A. Khoảng 6 vạn người. B. Khoảng 8 vạn người. C. Khoảng 9 vạn người. D. Khoảng 10 vạn người. Câu 116: Giai cấp công nhân Việt Nam đấu tranh nhằm chống lại kẻ thù nào? A. Địa chủ phong kiến. B. Nông dân. C. Tư bản Pháp. D. Quan lại.. Bài 23: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT 1914 Câu 1: Mục đích hoạt động của hội Duy Tân là gì? A. đánh đuổi thực dân Pháp và phong kiến giành độc lập dân tộc B. đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hòa dân quốc Việt Nam C. đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập, thành lập một chính thể quân chủ lập hiến ở VN D. đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam Câu 2 : Tháng 8 /1908, phong trào Đông Du tan rã vì ? A. phụ huynh đòi đưa con em về trước thời hạn B. đã hết thời gian đào tạo phải về nước C. Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa học sinh về nước.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> D. Pháp cấu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam Câu 3 : Đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh là A. chống Pháp và phong kiến. B. cải cách nâng cao dân sinh dân trí, dân quyền. C. dựa vào Pháp chống phong kiến xây dựng nước Việt Nam cộng hòa. D. dùng bạo lực giành độc lập. Câu 4 : Đường lối cứu nước của Phan Bội Châu là A. chống Pháp và phong kiến. B. cải cách nâng cao dân sinh dân trí, dân quyền. C. dựa vào Pháp chống phong kiến xây dựng nước Việt Nam cộng hòa. D. dùng bạo lực giành độc lập. Câu 5 : Hoạt động cứu nước của cụ Phan Châu Trinh thể hiện trên các lĩnh vực A. kinh tế, văn hóa, xã hội. B. kinh tế, quân sự, ngoại giao. C. kinh tế, xã hội, quân sự. D văn hóa, xã hội, quân sự. Câu 6: Tháng 5/1904, Phan Bội Châu đã thành lập: A. Hội Duy tân. B. Hội Cứu quốc. C. Việt Nam Quang phục hội. D. Đông Kinh nghĩa thục. Câu 7: Chủ trương của Hội Duy tân là A. tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền dựa vào Pháp để đánh đổ phong kiến. B. đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến. C. đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập cộng hòa Dân quốc Việt Nam. D. tiến hành cải cách toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội. Câu 8: Chủ trương của Việt Nam Quang phục hội là A. tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền dựa vào Pháp để đánh đổ phong kiến. B. đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến. C. đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập cộng hòa Dân quốc Việt Nam. D. tiến hành cải cách toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội. Câu 9: Tôn chỉ hoạt động của Việt Nam Quang phục hội chịu ảnh hưởng từ cuộc cách mạng nào? A. Cách mạng Tân Hợi 1911. B. Cải cách Minh Trị 1868. C. Cải cách ở Xiêm 1868. D. Duy tân Mậu Tuất 1898. Câu 10: Hình thức hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ nhất là A. giáo dục tuyên truyền. B. cải cách văn hóa xã hội. C. kết hợp đấu tranh vũ trang với chính trị. D. sử dụng bạo động, ám sát. Câu 11: Phan Châu Trinh đã đề cao phwong châm gì đối với nhân dân Việt Nam? A. Tự lực tự cường..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> B. Tự lực khai hóa. C. Tự lực cánh sinh. D. Tự do dân chủ. Câu 12: Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh đã làm bùng lên trong quần chúng ngọn lửa đấu tranh nào? A. Chống thực dân Pháp và phong kiến. B. Chống đi phu, đòi giảm sưu thuế. C. Chống chính sách chia để trị của Pháp. D. Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Câu 13: Trong cuộc vận động Duy tân ở Trung kì về kinh tế, các sĩ phu tiến bộ đã chủ trương A. đẩy mạnh xuất khẩu B. bài trừ ngoại hóa C. chấn hưng thực nghiệp D. chống độc quyền Câu 14: Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là A. phong trào chống thuế ở Trung Kì. B. vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội. C. phong trào đấu tranh của binh lính người Việt. D. cuộc vận động cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn. Câu 15: Vì sao vào những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản? A. Nhật là nước “đồng văn đồng chủng” là nước duy nhất ở Châu Á thoát khỏi số phận một nước thuộc điạ. B. Sau cải cách Minh Trị Nhật trở thành nước tư bản hùng mạnh. C. Nhật đánh thắng đế quốc Nga. D. Nhật đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa. Câu 16: Vì sao phong trào Đông du tan rã? A. Pháp cấu kết với Nhật trục xuất lưu học sinh Việt Nam. B. Nhật không còn hợp tác với Phan Bội Châu. C. Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng Hải D. Số lượng học viên ngày càng giảm. Câu 17: Nội dung nào sau đây không nằm trong cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì? A. Thành lập Quang Phục quân. B. Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh. C. Cải cách trang phục và lối sống. D. Mở trường dạy học với chương trình học tiến bộ. Câu 18: Điểm khác nhau cơ bản giữa Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh về quá trình giải phóng dân tộc là A. vấn đề hàng đầu của Phan Bội Châu là thành lập chính quyền công nông, vấn đề hàng đầu của Phan Châu Trinh là thành lập chính quyền tư sản. B. vấn đề hàng đầu của Phan Bội Châu là cải cách dân chủ, vấn đề hàng đầu của Phan Châu Trinh là giải phóng dân tộc. C. vấn đề hàng đầu của Phan Bội Châu là giải phóng dân tộc, vấn đề hàng đầu của Phan Châu Trinh là cải cách dân chủ. D. vấn đề hàng đầu của Phan Bội Châu là lật đổ giai cấp phong kiến, vấn đề hàng đầu của Phan Châu Trinh là đánh đuổi thực dân Pháp..

<span class='text_page_counter'>(71)</span> Câu 19: Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình? A. Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp. B. Đều noi gương Nhật để tự cường. C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ. D. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Câu 20: Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai khuynh hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là A. cứu nước để cứu dân – cứu dân để cứu nước. B. bạo động vũ trang – cải cách xã hội. C. quân chủ lập hiến – dân chủ cộng hòa. D. nhờ Nhật để chống Pháp – dựa vào Pháp chống phong kiến. Câu 21: Phan Bội Châu thành lập Hội Duy Tân vào năm nào? A. 1902. B. 1904. C. 1908. D. 1912. Câu 22: Mục đích hoạt động của Hội Duy Tân là gì? A. Đánh đuổi thực dân Pháp và phong kiến giành độc lập dân tộc. B. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. C. Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. D. Đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục lại chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam. Câu 23: Tháng 8/1908, phong trào Đông Du tan rả vì. A. Phụ huynh đòi đưa con em về nước trước thời hạn. B. Đã hết thời gian đào tạo, học sinh phải về nước. C. Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa học sinh về nuwowcxs. D. Nhà cầm quyền pháp cấu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam (kể cả Phan Bội Châu). Câu 24: Những hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục thực sự là. A. Cuộc vận động văn hóa lớn. B. Cuộc cải cách kinh tế. C. Cải cách xã hội. D. Cải cách toàn diện kinh tế- văn hóa- xã hội. Câu 25: Cụ Phan Châu Trinh sinh ra ở tỉnh nào? A. Nghệ An. B. Quảng Bình. C. Quảng Ngãi. D. Quảng Nam. Câu 26: Đường lối cứu nước của cụ Phan Châu Trinh là. A. Chống Pháp và chống phong kiến. B. Cải cách nâng cao dân sinh dân trí dân quyền dựa vào Pháp đánh đổ Phong kiến. C. Dựa vào Pháp chống phong kiến xây dựng nước Việt Nam cộng hòa. D. Dùng bạo lực giành độc lập. Câu 27: Hoạt động cứu nước của cụ Phan Châu Trinh thể hiện trên các lĩnh vưc. A. Kinh tế, văn hóa, xã hội. B. Kinh tế, quân sự, ngoại giao. C. Kinh tế, xã hội, quân sự. D. Văn hóa, xã hội, quân sự..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Câu 28: Phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì chịu ảnh hưởng của. A. Hoạt động dạy học ở Đông Kinh nghĩa thục. B. Phong trào Duy Tân. C. Phong tròa Đông du. D. Hội Duy Tân. Câu 29: Người sáng lập ra trường Đông Kinh Nghĩa Thục là. A. Phan Bội Châu. B. Phan Châu Trinh. C. Huỳnh Thúc Kháng. D. Lương Văn Can. Câu 30: Để phục vụ cho chiến tranh, Pháp đã tập trung trồng những nông nghiệp sau. A. Lúa, cao su. B. Ngô, cà phê. C. Thầu dầu, đậu lạc, cà phê, cao su. D. Khoai, lúa.. BÀI 24 : VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918). Câu 1: Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất, công thương nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển vì. A. Pháp mải mê với chiến tranh. B. Chính sách nới lỏng tay độc quyền cho tư sản người Việt kinh doanh tương đối tự do. C. Bất lực trong chính sách khai thác không đem lại lợi nhuận. D. Sự vùng lên đòi tự do kinh doanh của các nhà tư sản Việt Nam. Câu 2: Công ty Bạch Thái Bưởi kinh doanh nghành. A. Tàu biển. B. Xe hơi. C. Xay xát. D. Thủy tinh. Câu 3: Lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là. A. Địa chủ, nông dân. B. Nông dân, công nhân. C. Tư sản, công nhân. D. Tư sản và tiểu tư sản. Câu 4: Lục lượng tham gia và hình thức hoạt động cuả Việt Nam Quang Phục hội trong thời gian Chiến tranh thế giói thứ nhất là. A. giáo dục tuyên truyền. B. Cải cách văn hóa xã hội. C. Kêu gọi mọi người đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> D. Vận động nhiều tầng lớp tham gia vào các cuộc bạo động. Câu 5: Vua Duy Tân tham gia vào hoạt động của tổ chức yêu nước nào? A. Việt Nam Quang phục hội. B. Khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân. C. Khởi nghĩa ở Thái Nguyên. D. Phong trào hội kín ở Nam Kì. Câu 6: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên là. A. Thái Phiên, Trần Cao Vân. B. Vua Duy Tân, Thái Phiên. C. Lương Ngọc Quyến, Trần Cao vân. D. Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến. Câu 7: Cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên đã làm chủ tịch lị trong thời gian là. A. 1 tuần lễ. B. 3tuần lễ. C. 2 tuần lễ. D. 4 tuần lễ. Câu 8: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời kì này nhằm mục đích. A.giúp đất nước phát triển kinh tế. B. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước. C. Xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. D. Tìm hiểu cuộc sống của những người lao động ở nước ngoài. Câu 9: Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước vì. A. Muốn tìm hiểu xem các nước phương Tây làm cách mạng thế nào. B. Muốn nhờ sự giúp đỡ của Pháp để khai thác hóa văn minh. C. Muốn nhờ sự giúp đỡ của các nước phương Tây đối với Việt Nam. D. Tìm liên lạc với những người Việt Nam ở nước ngoài. Câu 10: Điểm mới của phong trào công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Mang tính tự phát. B. Chuyển sang tự giác. C. Có sự liên kết với các giai cấp khác. D. Phong trào chỉ vì mục tiêu kinh tế. Câu 11: Nguyễn Ái Quốc rời cảng Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? A. Ngày 5/6/1911. B. Ngày 6/5/1911. C. Ngày 1/6/1911. D. Ngày 5/6/1912. Câu 12: Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương tây tìm đường cứu nước? A. Vì Pháp là kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta. B. Nơi đặt trụ sở của quốc tế cộng sản C. để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình. D. Nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản nổi tiếng. Câu 13: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là nước nào? A. Pháp B. Trung Quốc.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> C. Nhật Bản D. Liên Xô Câu 14: Đối với các nhà yêu nước tiền bối, Nguyễn Tất Thành có thái độ như thế nào? A. Khâm phục tinh thần yêu nước của họ. B. Không tán thành con đường cứu nước của họ. C. Khâm phục tinh thần yêu nước của họ, nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ. D. Tán thành con đường cứu nước của họ. Câu 15: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành có tác dụng gì? A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng Cách Mạng Tháng Mười Nga. B. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của người. C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt kiều ở Pháp. D. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắ cho dân tộc Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(75)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×