Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bai 1 Nhat Ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.38 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tiết 1 – Lớp 11</b>


<i><b>Bài 1 NHẬT BẢN</b></i>
<b>I. MỤC TIÊU BÀI HỌC</b>


<b>1. Kiến thức: </b>


Biết được những nét chính của tình hình Nhật Bản từ nửa đầu XIX đến
trước năm 1868. Liên hệ với tình hình Việt Nam lúc bấy giờ.


Trình bày được nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị trên tất cả các
mặt.


Ý nghĩa, vai trò của cuộc Duy tân Minh Trị .


Biết được những biểu hiện về sự hình thành CNĐQ ở Nhật Bản vào cuối
XIX đầu XX.


Phân tích tính chất của cuộc Duy tân Minh Trị.
Bài học rút ra từ Nhật Bản.


<b>2. Kỹ năng </b>


- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.


- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử, kĩ
năng sử dụng lược đồ, kênh hình để trình bày các sự kiện có liên quan đến
bài học.


<b>3. Thái độ </b>



- Thấy được vai trò qtrọng của những tác động hợp quy luật (cụ thể là cải
cách Minh Trị).


- Hiểu được bản chất của CNĐQ là chiến tranh.


- Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản cho các nước châu Á như Xiêm, Trung
Quốc, Việt Nam.


<b>4. Định hướng phát triển năng lực</b>


<b> - Thông qua bài học hướng đến hình thành các bài học sau: năng lực tự </b>
học, khai thác kênh hình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Các tài liệu có liện quan đến tình hình NB từ đầu thế kỉ XIX đến đầu XX.
- Lược đồ về sự bành trướng của ĐQ Nhật Bản cuối XIX đầu XX.


- Giấy, bút lơng, nam châm.


<b>III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP</b>
<b>A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP</b>


<b>1. Mục tiêu: </b>


Quan sát hình ảnh học sinh liên tưởng đến quốc gia nào? HS liên hệ
kiến thức biết được, giới thiệu sơ lược về đất nước và con người Nhật Bản.
HS nêu những nét chung về đất nước Nhật Bản, liên hệ với Việt Nam, qua đó
giúp học sinh rút ra được nguyên nhân đưa Nhật từ quốc gia phong kiến lạc
hậu, đứng trước nguy cơ bị xâm lược, trở thành quốc gia giàu mạnh như hiện
nay.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b> 2. Phương thức:</b>


Để hiểu được tình hình Nhật Bản trước 1868; nội dung cuộc Duy tân Minh Trị;
Nhật chuyển sang giai đoạn ĐQCN. HS làm việc cá nhân tìm hiểu những vấn đề sau:
- Vị trí địa lí của Nhật Bản, tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước 1868 như
thế nào? Yêu cầu lịch sử đặt ra cho Nhật Bản? Liên hệ với Việt Nam lúc bấy giờ.
- Nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị về các mặt: Chính trị, kinh tế, quân sự,
giáo dục. Ý nghĩa của những cải cách đó?


- Những thay đổi của Nhật Bản từ sau cuộc Duy tân Minh Trị?


- Quan sát lược đồ về sự bành trướng của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX,
qua đó thấy được chính sách đối ngoại hiếu chiến của Nhật.


Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 1 sản
phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới


GV nhận xét HS trả lời và dẫn dắt tìm hiểu vào bài mới
<b>B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC</b>


<b>Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX </b>
<b>đến trước 1868.</b>


<b>*Mục tiêu</b>


Trình bày tình hình Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX


Phân tích được yêu cầu lịch sử và sự lựa lựa chọn của Nhật.
Liên hệ với tình hình và sự chọn lựa của Việt Nam lúc bấy giờ.
<b>*Phương thức</b>



GV giao nhiệm vụ cho HS: Yêu cầu HS khai thác SGK trang 4 - 5.
HS thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Trong bối cảnh như vậy, yêu cầu lịch sử đặt ra đối với Nhật Bản
là gì? Sự lựa chọn của Nhật như thế nào?


- Liên hệ với tình hình và sự chọn lựa của Việt Nam lúc bấy giờ?
*Gợi ý sản phẩm


Chọn một số cặp đôi báo cáo sản phẩm trước lớp về các nội dung đã
thảo luận:


*Tình hình Nhật Bản:


- Kinh tế: Nơng nghiệp lạc hậu, mầm móng kinh tế TBCN phát triển mạnh.
- Xã hội: Phân hóa, một bộ phân quý tộc TS sản hóa có xu hướng cải cách đất
nước<sub></sub> mâu thuẫn XH gay gắt.


- Chính trị: Chế độ Mạc phủ suy yếu, bên ngoài các nước phương Tây đe dọa
xâm lược.


* Yêu cầu đặt ra là tiến hành cải cách hoặc bảo thủ<sub></sub> Nhật chọn con đường cải
cách đưa đất nước phát triển theo hướng tư bản.


* Liên hệ: Đến giữa thế kỉ XIX, Việt Nam vẫn là nước phong kiến lạc hậu,
nhà Nguyễn cự tuyệt những đề nghị cải cách. Hậu quả là đất nước ngày càng
khủng hoảng nghiêm trọng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của Pháp.


<b>Hoạt động 2. Tìm hiểu cuộc Duy tân Minh Trị</b>


<b>*Mục tiêu: </b>


Nêu được nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị về các mặt: kinh tế,
chính trị, quân sự, giáo dục. Phân tích ý nghĩa của những cải cách đó.


Rút ra được tính chất và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị
<b>*Phương thức:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

GV giao nhiệm vụ cho HS: yêu cầu HS quan sát H1 trang 5 và đọc
thông tin cuộc Duy tân Minh Trị và trả lời các câu hỏi sau:


- Em biết gì về Thiên hồng Minh Trị?


- Trình bày nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị? Ý nghĩa của
những cải cách đó.


- Qua nội dung trên, em hãy rút ra chất và ý nghĩa của cuộc Duy tân
Minh Trị.


- Học sinh suy nghĩ, làm việc theo yêu cầu và ghi lại nội dung tìm hiểu
được.


- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến HS để có thể gợi ý hoặc
trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.


<b>* Gợi ý sản phẩm:</b>


HS báo cáo nội dung đã tìm hiểu trước lớp:
* Giới thiệu về Thiên hồng Minh Trị.



* Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị thực hiện một loạt cải cách.
* Nội dung:


- Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện quyền
bình đẳng giữa các cơng dân. Năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
nền dân chủ Ts.


- Kinh tế: Chính phủ thi hành chính sách thống nhất tiền tệ, thị trường, phát
triển kinh tế TBCN ở nông thôn…..theo hướng TBCN


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung
KHKT, cử HS du học ở phương Tây….nâng cao trình độ.


* Tính chất: Cách mạng TS.


* Ý nghĩa: Tạo điều kiện cho CNTB phát triển, đưa Nhật thành nước giàu
mạnh, thốt khỏi họa ngoại xâm.


<b>*Hoạt động 3. Tìm hiểu về Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc</b>
<b>chủ nghĩa</b>


<b>Mục tiêu:</b>


- Trình bày được sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản sau
cuộc Duy tân Minh Trị; những biểu hiện chứng tỏ Nhật chuyển sang giai đoạn
ĐQCN.


- Biết được chính sách đối ngoại hiếu chiến của đế quốc Nhật Bản.
- Giải thích được đặc điểm của CNĐQ Nhật.



- Nét chính về phong trào cơng nhân Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX.


<b>Phương thức:</b>


GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. GV giao nhiệm vụ cho HS: yêu
cầu HS đọc đoạn thông tin SGK và quan sát khai thác hình 3 (Tr 7), trả lời các
câu hỏi sau:


- Sự phát triển của Nhật vào 30 năm cuối thế kỉ XIX có gì đặc biệt?


- Vì sao Nhật gây chiến tranh xâm lược? Việc Nhật xâm lược, bành
trướng lãnh thổ phản ánh điều gì?


- Chủ nghĩa đế quốc Nhật mang đặc điểm gì?


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>* Gợi ý sản phẩm:</b>


HS trình bày trước lớp kết quả làm việc của các em.


GV nhận xét, chỉnh sửa kết quả đó và yêu cầu các em khác so sánh kết
quả được chỉnh sửa để tự chỉnh sửa kết quả của mình.


- Sau cuộc cải cách Minh trị, CNTB ở Nhật phát triển mạnh mẽ.


+ Sự tập trung trong các ngành công- thương nghiệp và ngân hàng dẫn tới sự
ra đời của các cơng ty độc quyền.


+ Xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với các nước phương Tây.



- Tiến hành chiến tranh xâm lược và bành trướng. Thuộc địa của Nhật mở
rộng, gồm: Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Sơn Đông, bán đảo Triều Tiên....
=> Nhật chuyển sang giai đoạn ĐQCN với đặc điểm là CNĐQ phong kiến
quân phiệt.


- Phong trào đấu tranh của công nhân Nhật phát triển mạnh dẫn tới sự ra đời
của các nghiệp đoàn và Đảng XH dân chủ NB (1901).


<b>C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP</b>
<b> *Mục tiêu: </b>


Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được
lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: về tình hình Nhật Bản trước
1868, nội dung cuộc Duy tân Minh Trị; Nhật trở thành nước ĐQCN.


<b> *Phương thức: </b>


- GV giao nhiệm vụ cho HS: chủ yếu cho HS làm việc cá nhân, trong
quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy/ cơ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

2. Vì sao nói cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?


3. Bài học cho Việt Nam, nếu như thời điểm bấy giờ Việt Nam tiến
hành Duy tân đất nước?


*Dự kiến sản phẩm:


1. Lập bảng so sánh tình hình Nhật Bản trước và sau cuộc Duy tân
Minh Trị.



<b>Nội dung</b> <b>Trước Duy tân Minh Trị Sau Duy tân Minh Trị</b>
<b>Chính trị </b>


<b>Kinh tế</b>
<b>Xã hội</b>
<b>Đối ngoại</b>
<b>Hệ quả</b>


2. Vì sao nói cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?
- Hạn chế quyền lợi của giai cấp phong kiến.


- Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
3. Bài học:


- Bối cảnh đất nước.


- Người tiến hành phải là người đứng đầu và có quyền lãnh đạo tuyệt đối.
- Cơ sở để thực hiện: phải có cơ sở về kinh tế và được sự ủng hộ của các lực
lượng tiến bộ khác.


<b>D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG</b>
<b>1. Mục tiêu:</b>


<b>- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết</b>
những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về tình hình Nhật Bản trước
1868, nội dung cuộc Duy tân Minh Trị; Nhật trở thành nước ĐQCN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):


1. Vì sao Nhật ở châu Á nhưng khơng biến thành nước thuộc địa hay


nửa thuộc địa như các nước châu Á khác? Liên hệ tìm hiểu về đất nước và
con người Nhật Bản ngày nay.


2. Nhận xét về cuộc Duy tân Minh Trị theo các nội dung sau:
a/ Phạm vi cải cách.


b/ Tính chất.
c/ Tác dụng.


- HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập
ảnh…)


- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn,
gửi thư điện tử…


- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…
<b>3. Gợi ý sản phẩm:</b>


1. Vì sao Nhật ở châu Á nhưng không biến thành nước thuộc địa hay
nửa thuộc địa như các nước châu Á khác? Liên hệ tìm hiểu về đất nước và
con người Nhật Bản ngày nay.


- Nêu được sự lựa chọn của Nhật trước yêu cầu lịch sử đặt ra; nội dung
và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị từ đó đưa Nhật thoát khỏi họa ngoại
xâm và trở thành nước đế quốc duy nhất ở châu Á.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Xuất ơ tơ lớn nhất tồn cầu, là thành viên nhóm nước G7, G8, G20..Mức
sống và chỉ số phát triển con người rất cao.


2. Nhận xét:


a/ Phạm vi


Là cuộc biến đổi khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, quân sự,
giáo dục và đặc biệt là kinh tế.


b/ Tính chất: Cuộc cải cách có tính chất như cuộc cách mạng tư sản.


- Hạn chế quyền lợi của giai cấp phong kiến: xóa bỏ chế độ Mạc phủ, thiết
lập chế độ quân chủ lập hiến...


- Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển: Thống nhất tiền tệ, thị
trường, phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn...


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×