Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Triển khai hệ thống kê khai thuế điện tử (iHTKK) cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.89 KB, 25 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, là công cụ quan trọng
của Nhà nước đảm bảo điều tiết vĩ mơ nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất,
kinh doanh phát triển, đảm bảo sự đóng góp cơng bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá
nhân sản xuất kinh doanh.
Quá trình đổi mới nền kinh tế Đảng và Nhà nước ta đã xác định được vai trò
quan trọng của đổi mới hệ thống thuế cả về chính sách và cơ cấu tổ chức bộ máy,
để đảm bảo hệ thống pháp luật thuế luôn phù hợp và thực thi có hiệu quả.
Thực hiện chương trình cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng xu hướng hiện
đại hố cơng tác quản lý thuế và xây dựng chính phủ điện tử, Bộ trưởng Bộ Tài
chính đã ban hành Quyết định số: 1830/QĐ-BTC ngày 27 tháng 9 năm 2009 quy
định thực hiện thí điểm việc Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế qua mạng
Internet, nhằm đơn giản các thủ tục hành chính thuế, đảm bảo tính bảo mật và tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế trong việc kê khai và nộp hồ sơ khai
thuế. Theo đó, người nộp thuế thực hiện nộp tờ khai thuế và các bảng kê cho cơ
quan thuế qua mạng Internet thay vì phải đến cơ quan thuế để nộp tờ khai bản giấy
như trước đây.
Kinh tế đổi mới, đất nước ngày càng phát triển, theo đó số lượng doanh
nghiệp ngày càng nhiều và sự đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước
là rất lớn. Do đó, việc thực hiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp là rất cần thiết.
Để quản lý thuế đối với doanh nghiệp có rất nhiều nội dung cần thực hiện, trong đó
nội dung 100% doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng là một yêu cầu cấp bách để
thực hiện công tác quản lý thuế doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và ở Thanh
Hóa nói riêng.


Cuối năm 2010 Tổng Cục Thuế đã nâng cấp hoàn thiện hệ thống cổng thông
tin khai thuế điện tử (iHTKK). Hệ thống có độ ổn định, tốc độ và hiệu năng cao;
phần mềm ứng dụng ổn định, thân thiện, dễ sử dụng và thuận lợi cho người nộp
thuế. Đây được coi là bước đột phá về cải cách thủ tục hành chính trong Ngành
thuế và bước đầu mang lại hiệu quả cho cả hai phía: cơ quan thuế và doanh nghiệp.


Là một cán bộ công chức Ngành thuế, phụ trách lĩnh vực tin học, được tiếp
nhận và trực tiếp triển khai các ứng dụng tin học đáp ứng hiện đại hóa Ngành
Thuế. Nhận thức được tầm quan trọng trong triển khai, cùng với kiến thức của bản
thân và những thông tin, nội dung các bài giảng được các thầy, cô giáo giảng dạy,
hướng dẫn tại lớp “Bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch Kiểm tra viên Thuế” do trường
nghiệp vụ thuế mở tại Hà Nội, em chọn đề tài: “Triển khai hệ thống kê khai thuế
điện tử (iHTKK) cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.
Do thời gian và kiến thức có hạn nên tiểu luận của em khơng tránh khỏi
những khiếm khuyết. Em rất mong được sự quan tâm tận tình giúp đỡ, hướng dẫn,
đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


PHẦN THỨ NHẤT: MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
Kê khai thuế qua mạng internet là việc tổ chức, cá nhân nộp tờ khai thuế
thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế mà không cần phải trực tiếp đến cơ
quan thuế để nộp hồ sơ bằng giấy như trước đây, đây là một hình thức giao dịch
văn minh, hiện đại và có nhiều tiện ích, thuận lợi.
Thơng tư 60 quy định NNT kê khai, nộp hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế
theo tháng, quý, năm theo các mẫu quy định và theo từng sắc thuế khác nhau.
NNT có trách nhiệm kê khai, chịu trách nhiệm trước pháp luật và nộp bản giấy
qua bưu điện hoặc nộp tại bộ phận một cửa, phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ
người nộp thuế - Cục Thuế Thanh Hóa.
Thực hiện Quyết định 2441/QĐ-BTC ngày 27 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài
chính về việc triển khai mở rộng hệ thống kê khai thuế qua mạng năm 2010 và
Công văn sô 5271/UBND-KTTC ngày 27 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban Nhân dân
tỉnh Thanh hóa về triển khai hệ thống kê khai thuế qua mạng Internet. Cuối năm
2010 Cục Thuế Thanh hóa tổ chức triển khai thí điểm 250 doanh nghiệp thuộc văn
phòng Cục Thuế quản lý thu, đủ các điều kiện về con người, cơ sở hạ tầng và các
điều kiện khác.

Tính đến ngày 14/10/2013 Cục Thuế Thanh Hóa đã triển khai được cho các
NNT thuộc Văn phòng Cục và 11 Chi Cục Thuế quản lý (CCT Thành phố, CCT
Bỉm Sơn, CCT Nga Sơn, CCT Hậu Lộc, CCT Hoằng Hóa, CCT Sầm Sơn, CCT
Quảng Xương, CCT Tĩnh Gia, CCT Đông Sơn, CCT Thọ Xuân, CCT Yên Định),
số liệu báo cáo thống kê về giao dịch kê khai điện tử bao gồm:
- Số lượng NNT đã được cấp dịch vụ: 2063
- Số lượng NNT đã kê khai thuế điện tử thành công: 1901
- Số lượng tờ khai NNT đã kê khai: 46.120


Cụ thể như sau:
Cơ Quan Thuế

Số Lượng NNT Số

Lượng Số NNT Gửi

Cấp Dịch Vụ

TK Đã Nhận Tờ Khai

Cục Thuế Thanh Hoá

473

19817

460

CCT Thành phố


953

15040

846

CCT Bỉm Sơn

152

3127

143

CCT Sầm Sơn

67

795

64

CCT Nga Sơn

57

1045

56


CCT Hậu Lộc

36

555

33

CCT Hoằng Hố

105

2058

98

CCT Đơng Sơn

131

2897

120

CCT Tĩnh Gia

89

786


81

Tuy nhiên, trong q trình triển khai cho các doanh nghiệp tại Cục Thuế
Thanh Hóa, xảy ra tình huống:
- Hệ thống đường truyền và phần mềm có lúc chưa ổn định, cịn xảy ra
nghẽn mạng hoặc lỗi, gián đoạn; nhất là những ngày cao điểm (18 – 20 hàng
tháng). Nhiều DN phản ánh phải mất rất nhiều thời gian mới nhập được nên đã
chọn giải pháp “an toàn” là nộp hồ sơ khai thuế bằng giấy tại bộ phận một cửa để
không bị phạt nộp chậm do quá hạn. Hồ sơ khai thuế DN gửi có thời điểm khơng
nhập được nên phải in ra để nhập tay, gia tăng khối lượng công việc. Ứng dụng
phần mềm iHTKK chưa bao quát hết các loại tờ khai DN phải nộp, dẫn đến có tờ
khai nộp điện tử, có tờ khai nộp bằng bản giấy. Các phần mềm chưa hỗ trợ tốt cho
việc chuyển dữ liệu tờ khai nộp qua mạng vào các phần mềm.


- Nhiều DN chủ trương thực hiện iHTKK với tinh thần tích cực và hưởng
ứng, thực sự tin tưởng. Nhưng vẫn cịn một số DN phải giải thích, vận động nhiều
lần, thậm chí phải dùng nhiều hình thức khác mới tham gia đăng ký. Một số DN có
doanh thu lớn nhưng việc hạch toán sổ sách vẫn thực hiện bằng tay, không sử dụng
thành thạo phần mềm cũng như mạng máy tính. Một số đơn vị cịn có tâm lý thờ ơ,
ngại khó, chưa thực sự “nhập cuộc” gây ảnh hưởng tới kết quả chung. Trình độ sử
dụng máy tính của kế tốn DN cịn hạn chế, khơng thực hiện được thao tác cài đặt
phần mềm theo hướng dẫn của Cơ quan thuế. Nhiều DN lúng túng, không đọc tài
liệu hướng dẫn nhưng vẫn không thực hiện, không ký và gửi tờ khai được; 70%
DN cần sự hỗ trợ của Cơ quan thuế. Một số DN cơ sở vật chất chưa đáp ứng được
yêu cầu về khai thuế điện tử iHTKK hoặc liên tục thay đổi kế toán dẫn đến cán bộ
mới rất lúng túng khi thực hiện, sai sót nhiều. Những DNNN bộ phận kế toán là
những cán bộ lớn tuổi, ngại thực hiện khai thuế điện tử iHTKK vì trình độ Tin học
hạn chế. Hịm thư của DN thường khơng chính xác hoặc có tính bảo mật cao nên

việc gửi thông báo cấp tài khoản và mật khẩu cịn khó khăn. Nhiều DN có hệ thống
bảo mật hoặc ngăn chặn virus nên khó thực hiện tải phần mềm để cài đặt. Một số
DN lo ngại khi download phần mềm sẽ bị virus xâm nhập vào hệ thống, cho dù Cơ
quan thuế đã trực tiếp gọi điện thông báo kích hoạt tài khoản, gửi thử tờ khai trắng
nhưng ít thực hiện mà chủ yếu tập trung vào các ngày từ 17 đến ngày 20, gây quá
tải cho Cơ quan thuế. Nhiều DN chưa thực sự yên tâm khi thực hiện khai thuế điện
tử iHTKK nên đã gửi tờ khai qua mạng nhưng vẫn nộp hồ sơ giấy tại bộ phận một
cửa. Nhiều đơn vị chưa sẵn sàng thực hiện iHTKK, chưa thật tin tưởng vào sự an
toàn của thiết bị chứng thư số. Việc phân công sử dụng USB Token giữa giám đốc
và kế tốn cịn bất cập. Có DN còn lo lắng về sự bảo mật của số liệu kế tốn.
Có thể nói, khai thuế điện tử là bước đi tất yếu trong giai đoạn hiện nay
nhằm từng bước hiện đại hóa ngành thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp


trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, giảm áp lực cho ngành
thuế, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây cũng là xu hướng tất yếu trong
thời kỳ kinh tế hội nhập hiện nay và tầm nhìn đến năm 2020 tại Quyết định số
1629/QĐ-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Bộ Tài chính.

PHẦN II : XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG


Khai thuế điện tử là mơ hình mới ở nước ta, nên đòi hỏi sự chung tay của
các cơ quan Thuế nói chung, của Cục Thuế Thanh Hóa nói riêng và các doanh
nghiệp đóng trên địa bàn. Cục Thuế cần có sự chuẩn bị kỹ về cơng nghệ nhằm bảo
đảm giúp DN có thể nộp tờ khai thuế đúng thời hạn quy định. Mục tiêu an tồn bảo
mật thơng tin kê khai và nộp thuế luôn được ngành đặt lên hàng đầu để tạo niềm
tin đối với NNT.
Mặt khác, cần chú trọng nội dung tuyên truyền rõ ràng, dễ hiểu với cách
thức cụ thể, thiết thực, truyền tải đầy đủ thông điệp của Cơ quan thuế tới DN và

NNT. Đây là yếu tố quyết định sự đồng thuận, ủng hộ của NNT trong công cuộc
cải cách HĐH ngành thuế để triển khai từng dự án. Xây dựng kế hoạch, lộ trình
triển khai chi tiết, phân cơng phân nhiệm cụ thể; giao đúng việc đúng người tới
từng cá nhân, bộ phận trong đơn vị; xác định rõ bộ phận đầu mối, chủ trì cơng việc,
các bộ phận phối hợp triển khai, trách nhiệm của từng cá nhân được giao phụ trách
các mảng cơng việc; xây dựng quy trình giải quyết cơng việc khoa học; đối với các
vướng mắc phát sinh cần nhanh chóng xử lý, giải quyết kịp thời để tạo lịng tin đối
với NNT và doanh nghiệp.
Cục Thuế Thanh Hóa cần phối kết hợp, lựa chọn thêm đơn vị cung cấp
chứng thư số có uy tín để tránh bị q tải, đảm bảo chất lượng, thời gian, tăng tính
cạnh tranh, giảm chi phí mua thiết bị cho các Doanh nghiệp khi tham gia kê khai
thuế điện tử.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cơng tác tun truyền về lợi ích của khai thuế
qua mạng và sử dụng chữ ký số; tiếp tục hoàn thiện hệ thống, nâng cấp hạ tầng
mạng, đường truyền thiết bị cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế đảm bảo hệ
thống hoạt động nhanh, ổn định; đẩy mạnh triển khai hệ thống khai thuế qua mạng
đối với các địa phương đã có đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng về công nghệ
thông tin; từng bước hoàn thiện khung pháp lý về khai thuế điện tử nhất là việc sử


dụng hồ sơ điện tử đối với các doanh nghiệp. Chỉ khi nào hồ sơ điện tử của doanh
nghiệp được sử dụng phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thì lúc lấy giá trị của
cơng việc khai thuế qua mạng mới được thể hiện đầy đủ đối với NNT.

PHẦN III : PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1) Nguyên nhân:


Việc triển khai dự án hiện đại hóa thu ngân sách nhà nước là bước tiến
mang tính đột phá trong lĩnh vực thu, nộp NSNN. Khi thực hiện dự án, dữ liệu thu

NSNN được chia sẻ giữa các đơn vị có liên quan (Thuế - Hải Quan - KBNN Ngân hàng thương mại), tạo điều kiện thống nhất dữ liệu; đồng thời giúp công tác
đối chiếu số thu, nộp nhanh chóng, chính xác. Kê khai thuế điện tử sẽ góp phần
vào tiến trình chung của đất nước về cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ
tục về thuế nói riêng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, hội
nhập và cạnh tranh trong điều kiện tồn cầu hóa. Đặc biệt cơng tác quản lý thuế
phải phù hợp với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và cả về chất lượng và số lượng.
- Tại thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010 hướng dẫn giao dịch
điện tử trong lĩnh vực thuế quy định Người nộp thuế có quyền tự do lựa chọn hình
thức khai và nộp thuế. Nghĩa là hiện nay việc khai thuế qua mạng chỉ mang tính
khuyến khích khơng bắt buộc đối với doanh nghiệp lớn.
- Một số DN chưa thấy rõ lợi ích của phương thức khai thuế hiện đại này:
Do công tác tuyên truyền lợi ích của dịch vụ khai thuế qua mạng chưa được đề cao,
vẫn còn một số doanh nghiệp chưa hiểu rõ dịch vụ này hoặc thấy đây là dịch vụ
mới nên còn tâm lý e dè chưa đang ký tham gia thực hiện khai thuế qua mạng ngay
mà đợi triển khai một thời gian sau đó mới đăng ký thực hiện.
- Về mặt cơ chế, chính sách, hiện vẫn chưa có văn bản pháp lý quy định rõ
trách nhiệm sử dụng, bảo quản chứng thư số, hoặc lưu trữ hồ sơ khai thuế điện tử
khi khai thuế qua mạng. Các DN khai thuế qua mạng vẫn phải in thêm hồ sơ giấy
để lưu trữ phục vụ công tác thanh tra kiểm tra do một số cơ quan chức năng khi đi
thanh tra kiểm tra không đồng ý sử dụng hồ sơ điện tử.
- Nhiều DN nước ngoài, DN khối ngân hàng... có chính sách an ninh thơng
tin hoặc phần mềm diệt virus đặc thù nên khó thực hiện cài đặt phần mềm. Một số


doanh nghiệp sử dụng hệ thống thư điện tử bảo mật chặn mail thông báo cấp tài
khoản và mật khẩu của hệ thống khai thuế qua mạng.
- Các doanh nghiệp chưa thực hiện khai thuế qua mạng bởi họ quan tâm đến
tính bảo mật của những thơng tin kê khai qua mạng sẽ được thực hiện như thế nào.
- Một số DN khơng thích khai thuế qua mạng vì sợ bị cơ quan thuế tăng
cường sự kiểm soát: Đây là một quan niệm khơng đúng vì Cơ quan thuế giám sát

sự tuân thủ của NNT với mục tiêu giúp NNT thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế đối
với NSNN.
- Việc triển khai kế hoạch mở rộng kê khai thuế qua mạng cho NNT sẽ găp
phải rào cản từ phía NNT do nghi ngờ tính khả thi của việc kê khai thuế qua mạng.
Vấn đề đặt ra là DN có hiểu rõ lợi ích của việc khai thuế qua mạng và có chủ động
tham gia hay khơng. Năm 2011, sang năm 2012 có nhiều DN khai thuế qua mạng,
chi phí sẽ giảm đi, giúp nhiều DN có thể tham gia chứ khơng bó hẹp như trong giai
đoạn thí điểm.
- Hạ tầng cơng nghệ thơng tin của Ngành thuế cịn bị q tải vào các thời
điểm nhận hồ sơ khai thuế.
- Ứng dụng nâng cấp nhiều làm cho nhiều NNT không cập nhật kịp thời.
2) Hậu quả:
- Đường truyền bị quá tải làm cho hồ sơ khai thuế doanh nghiệp gửi có thời
điểm không nhập được nên phải in ra để nhập tay, gia tăng khối lượng công việc.
- Ứng dụng phần mềm iHTKK chưa bao quát hết các loại tờ khai DN phải
nộp, dẫn đến có tờ khai nộp điện tử, có tờ khai nộp bằng bản giấy gây nghi ngờ về
hiệu quả và tính khả thi của ứng dụng.


- Doanh nghiệp thường gửi tờ khai vào những ngày cuối của hạn nộp gây qua
tải đường truyền dẫn đến các DN không nộp được tờ khai đúng thời hạn theo luật
quản lý thuế đặc biệt là các tờ khai khơng có trong phần mền HTKK phải khai trực
tuyến như: Báo cáo sử dụng hoá đơn BC26/AC, các tờ khai phí lệ phí ...
- Đối với kê khai thuế bằng giấy thì dữ liệu của DN sẽ được lưu trữ phân tán tại
trụ sở cơ quan thuế quản lý và tại trụ sử của DN, khi khai thuế điện tử thì dữ liệu
của DN được lưu tập trung tại trung tâm dữ liệu TCT chính vì vâỵ nếu xảy ra sự cố
tại trung tâm thì việc khai thác số liệu của DN đối với cán bộ thuế cũng như DN sẽ
rất khó khăn.

PHẦN IV: XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN LỰA VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

GIẢI QUYẾT


I/ Căn cứ các Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn làm
cơ sở pháp lý để xử lý vụ việc như sau:
Căn cứ Luật quản lý thuế, các Luật thuế, Pháp lệnh thuế và các văn bản
hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc
hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký
số;
Căn cứ Nghị định 27/2007/NĐ-CP ngày 23/2/2007 của Chính phủ về giao
dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính và các văn bản quy định cụ thể chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục
Thuế;
Căn cứ Quyết định số 1830/QĐ-BTC ngày 29/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc triển khai thực hiện thí điểm Người nộp thuế (NNT) nộp hồ sơ khai
thuế qua mạng Internet;
Thực hiện kê khai thuế điện tử, sẽ tiết kiệm và giảm đáng kể chi phí ngân
sách Nhà nước cho việc quản lý thuế, khoản tiết kiệm này sẽ được Nhà nước chi


tiêu vào những mục đích phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng. Khi thực
hiện kê khai thuế điện tử, tổ chức, cá nhân nộp thuế và cơ quan thuế đã thật sự

chung tay cải cách thủ tục hành chính thuế, sử dụng có hiệu quả nhất những khoản
tiền thuế do nhân dân đóng góp và tạo điều kiện để cơ quan thuế nâng cao hơn nữa
chất lượng, hiệu quả phục vụ tổ chức, cá nhân nộp thuế. Hiệu quả về kinh tế, văn
hóa, xã hội thu được hết sức to lớn khi tổ chức, cá nhân nộp thuế thực hiện kê khai
thuế điện tử.
II/ Các phương án giải quyết tình huống:
Những giải pháp hồn thiện phải được bám sát vào những hạn chế đang tồn
tại, đồng thời đưa ra một định hướng phát triển trong tương lai. Có thể đưa ra một
số phương án sau đây:
Phương án 1: Tiếp tục hoàn thiện về cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng tốt
nhất với yêu cầu của Ngành cũng như mục tiêu đề ra của Cục Thuế Thanh Hoá
(nhất là chế độ bảo mật).
Hiện nay Cục Thuế đã nâng cấp hồn thiện hệ thống cổng thơng tin khai
thuế điện tử, có độ ổn định, tốc độ và hiệu năng cao theo hướng dẫn và chỉ đạo của
Tổng Cục Thuế; khắc phục các lỗi hệ thống, phần mềm; bổ sung hình thức kê khai
điện tử trực tuyến với các tờ khai khơng có trong phần mềm hệ thống kê khai
(HTKK), bổ sung thêm các chức năng thuận lợi cho người nộp thuế, như: ký điện
tử theo lô tờ khai, trình ký trên cổng thơng tin điện tử, tra cứu các thông báo xác
nhận của cơ quan thuế.
Chất lượng (Về độ chính xác và thời gian thực hiện) ký điện tử, upload lên
mạng để gửi cho cơ quan thuế, tra cứu tờ khai phụ thuộc phần lớn ở chất lượng
đường truyền internet và vấn đề quản trị trang web rành riêng cho việc kê khai
thuế. Thực tế ở một số nơi, khi thực hiện kê khai qua mạng còn gặp trục trặc nhiều


do vấn đề đường truyền. Vì vây, song song với việc khuyến cáo NNT dùng các
dịch vụ internet tốc độ cao để thực hiện chức năng kê khai thuế thì cũng cần
thường xuyên tăng cường cải thiện các chức năng quản trị để trang web kê khai
thuế thực sự thuận lợi và hiệu quả
Ngoài ra, theo chỉ đạo và hướng dẫn của Tổng cục thuế, Cục Thuế cũng đã

xây dựng các tiêu chuẩn và thực hiện kết nối kỹ thuật việc tiếp nhận tờ khai điện tử
theo mơ hình T-VAN giữa cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế với 3 doanh
nghiệp (Cty Viettel, Cty TS24, Cty MacroNT) làm cơ sở để công nhận tổ chức TVAN cho các doanh nghiệp này trong đầu năm 2011.
Ưu điểm:
- Góp phần xã hội hóa, nâng cao chất lượng phục vụ NNT.
- Tạo niềm tin đối với doanh nghiệp trong kê khai thuế điện tử, và các doanh
nghiệp sẽ khơng cịn lạ lẫm với các thông tin cũng như sử dụng chữ ký số trong các
giao dịch điện tử.
- Lựa chọn thêm đơn vị cung cấp chứng thư số có uy tín để tránh bị quá tải,
đảm bảo chất lượng, thời gian, tăng tính cạnh tranh, giảm chi phí mua thiết bị cho
NNT.
- Đảm bảo việc thông tin và số liệu khai thuế của người nộp thuế được gửi đến
cơ quan thuế một cách nhanh chóng, chính xác.
- Người nộp thuế khơng cịn phiền hà vì phải chờ đợi lâu do tình trạng quá tải
tại cơ quan thuế khi đến kỳ nộp hồ sơ khai thuế như trước đây nữa…
Nhược điểm:
- Thiết bị chứng thư số qua các đợt có sự khác biệt, chưa hồn tồn đồng bộ
và tương thích về phần mềm điều khiển, gây khó khăn cho thao tác cài đặt và sử
dụng của NNT, mất nhiều thời gian công sức của cán bộ trong việc hỗ trợ iHTKK.


- Hạ tầng cở sở còn thiếu đồng bộ.
- Hệ thống thiết bị và phần mềm giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp nhiều
trường hợp chưa tương thích. Trong khi đó, do thay đổi chính sách nên phần mềm
trong các thiết bị của ngành thuế thường bị thay đổi trong khi doanh nghiệp lại
chưa được thông báo để điều chỉnh hoặc chưa điều chỉnh kịp. Những khó khăn
vướng mắc phát sinh này cần có sự phối hợp giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp.
Phương án 2:
Có thể nhận thấy phần mềm hỗ trợ kê khai thuế (HTKK) và các chức năng
thể hiện trên giao diện website kê khai thuế (kekhaithue.gdt.gov.vn) là 2 phần việc

độc lập. Nhưng để nộp được tờ khai điện tử thì phải thực hiện cả 2 chức năng này.
Do vậy, để đảm bảo tính logic chặt chẽ, cần thiết phải hỗ trợ tính năng kiểm tra và
liên kết giữa phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế HTKK (hiện là phiên bản 3.2.0) và
trình duyệt Website đảm nhận chức năng ký và gửi tờ khai thuế (đây chính là chức
năng mới được phát triển). Bởi, trên thực tế rất nhiều kế tốn có thể nhận làm cơng
việc kế toán thuế cho nhiều đơn vị khác nhau, trong trường hợp họ được uỷ quyền
giao thực hiện chức năng lập, ký điện tử và gửi tờ khai cho cơ quan thuế (mặc dù
hiện tại Luật giao dịch điện tử không cho phép uỷ quyền việc ký tờ khai), nếu
không cải tiến việc rà sốt kiểm tra mã số thuế thì rất dễ xảy ra trường hợp ký
nhầm tờ khai khi họ chọn không đúng tệp tờ khai đã được kết xuất ra từ phần mềm
HTKK trước đó. Mặc dù theo Luật Quản lý thuế, việc gửi tờ khai nhầm hoàn toàn
do lỗi của NNT, nhưng nếu hỗ trợ để giảm thiểu được sai sót đáng tiếc đó cho NNT
là điều hồn tồn có thể làm được và rõ ràng rất có ý nghĩa.
Ngồi kho lưu trữ dữ liệu - một trong những điều kiện quan trọng của việc
quản lý và thực hiện kê khai thuế điện tử, để hệ thống kê khai thuế được duy trì thì
các chức năng gửi và nhận tờ khai thuế qua các trang website dành cho NNT và cơ


quan thuế phải thường xuyên được cải tiến và đảm bảo hoạt động tốt 24/24 giờ.
Đặc biệt là khi số lượng người đăng ký kê khai thuế qua mạng ngày một tăng. Điều
đó đặt ra yêu cầu quản trị liên tục và thích ứng với các điều kiện quản lý thuế cụ
thể.
Để tiện cho người nộp thuế trong quá trình thực hiện kê khai thuế qua mạng,
trên trang WEB kê khai thuế cần thiết nên link thêm các địa chỉ tra cứu chính sách
thuế, hoặc tra cứu hóa đơn sử dụng của các doanh nghiệp để NNT có thể tra cứu
khi cần thiết.
Gốc của việc kê khai thuế qua mạng vẫn là thực hiện tốt phần mềm HTKK,
có thể nói các chính sách thuế đều được thể hiện qua phần kê khai của ứng dụng
này. Chính vì vậy, để việc khai thuế qua mạng thành công và đúng qui định của
pháp luật thì vấn đề nâng cấp và hồn chỉnh các phiên bản ứng dụng HTKK kịp

thời, phù hợp là việc làm thường xuyên trong sự liên hệ chặt chẽ với chính sách
thuế hiện hành.
Ưu điểm:
- Giảm thiểu được sai sót do NNT gây ra trong q trình gửi tờ khai;
- Dữ liệu kê khai của NNT được đảm bảo tạo niềm tin cho các DN trong
kê khai thuế điện tử.
- Hệ thống được duy trì đảm bảo thơng suốt tránh được trường hợp quá tải
đang xảy ra hiện nay khi gửi tờ khai qua mạng.
-

Đảm bảo việc thông tin và số liệu khai thuế của người nộp thuế được gửi
đến cơ quan thuế một cách nhanh chóng, chính xác.

Nhược điểm:


- Tính bảo mật thơng tin: Phần mềm hồn tồn không đặt ra yêu cầu về cấp
user và mật khẩu khi sử dụng nên rõ ràng thông tin về tờ khai rất dễ bị xâm nhập
và bị xóa bỏ cũng như làm sai lệch nếu người sử dụng không dùng chức năng sao
lưu kịp thời; trong một số trường hợp khi chạy chương trình cịn gặp phải lỗi; phần
đăng ký danh mục hệ thống trong ứng dụng đơi chỗ cịn rất cứng...
- Tính tự động hố của dữ liệu: khi tích hợp vào phần mềm kê khai thuế, hầu
như các phần mềm đều phải chuyển sang file dạng xls (excel), trên thực tế có rất
nhiều kế tốn bị hạn chế về việc xử lý các file excel chính vì thế trong quá trình
chuyển đổi và phần mềm kê khai thuế hay bị vướng.
- Chưa đồng bộ hoá được khâu nộp các báo cáo thuế: hiện tại DN sau khi
chuyển đổi file từ phần mềm kế toán vào phần mềm kê khai thuế của Tổng cục
thuế vẫn phải thêm một công đoạn là in ra giấy để nộp cho cơ quan thuế nên dễ
gây ra sai sót và bất tiện. Trong quá trình chuyển đổi dữ liệu từ phần mềm kế toán
vào phần mềm kê khai thuế hoặc nhập trực tiếp thông tin vào phần mềm kê khai

thuế, nhiều lúc bị trục trặc do phần mềm không đọc được dữ liệu nên không in
được.

PHẦN V: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC LỰA
CHỌN
Nhằm giải quyết tốt vấn đề đặt ra cần đẩy mạnh sự phối hợp tham gia giữu Cơ
quan thuế và Người nộp thuế.


a, Đối với Cục Thuế:
Ưu tiên hoàn thiện nâng cao cơ sở hạ tầng CNTT đáp ứng tốt nhất với yêu cầu của
các phần mềm ứng dụng. Thay thế hệ thống máy tính cũ cấu hình thấp bằng máy
có cấu hình cao đảm bảo tốc độ hoạt độn của hệ thống thông tin.
Thường xuyên phối hợp với các đơn vị cung cấp đường truyền Internet để đo tốc
độ đường truyền khắc phục kịp thời các lỗi hệ thống xảy ra, đặc biệt là vào những
ngày cuối của kỳ kê khai thuế.
Nâng cao chất lượng quản trị ứng dụng tại Cơ quan Thuế, Đảm bảo các phần mềm
HTKK và iHTKK tại Chi cục thuế là phiên bản mới nhất.
Chú trọng công tác tuyên truyền phải tổ chức các buổi hướng dẫn kê khai thuế
điện tử, chuẩn bị nội dung tuyên truyền rõ ràng, dễ hiểu với cách thức hướng dẫn
cụ thể, thiết thực, truyền tải đầy đủ thông điệp của Cơ quan thuế tới DN và NNT.
- Phối hợp thường xuyên với các đơn vị cung cấp chứng thư số, yêu cầu phối hợp
khắc phục những hạn chế do NNT phản ánh.
Tạo thuận lợi tối đa cho các DN tiếp cận với các gói dịch vụ chữ ký số thơng
qua các buổi tập huấn cần mời các đơn vị cung cấp dịch vụ đề nghị DN được mời
đưa ra các yêu cầu về phần mềm chữ ký số đối với các nhà cung cấp dịch vụ.
Xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai chi tiết. Cử cán bộtham gia các buổi tập
huấn ứng dụng do Tổng Cục Thuế tổ chức, lựa chọn phân công nhiệm vụ hỗ trợ
NNT cho các cán bộ thuộc các bộ phận liên quan; Như cán bộ tin học (thuộc Phòng
Tin Học). Phối hợp chặt chẽ với việc nhận tờ khai tại CQT trên ứng dụng iHTKK

nhằm kịp thời hỗ trợ nhanh chóng người nộp thuế khi có sai sót vướng mắc.


- Khi tiếp nhận được những phản hồi của DN cần nhanh chóng giải quyết các
vấn đề liên quan một cách nhanh nhất tạo lòng tin đối với NNT.
Vận động NNT nâng cao chất lượng thiết bị tin học cùng với việc đăng ký sử
dụng các gói cước Internet có tốc độ cao.
b, Đối với người nộp thuế:
Tuân thủ phối hợp với CQT trong việc triển khai phần mềm ứng dụng. Cập nhật
phiên bản mới nhất do ngành thuế cung cấp.
Nâng cấp kịp thời thiết bị tin học cũng như đường truyền Internet.
Nâng cao trình độ tin học cho cán bộ kế tốn.
Tham gia đấy đủ và có ý thức tất cả các buổi tập huấn hướng dẫn do CQT tổ
chức.
Phàn ánh kịp thời những vướng mắc cũng như sự chậm trễ trong việc hỗ trợ
của cán bộ thuế cho CQT.
Đẩy mạnh công tác triển khai trong thời gian gần nhất đảm bảo tất cả các tờ
khai của NNT truyên tới CQT qua đường truyền Internet là đầy đủ và đúng thời
hạn nhất.
Thực hiện tốt mục tiêu tiếp tục cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuế;
đồng thời giúp các tổ chức, cá nhân giảm 50% số giờ kê khai, nộp thuế trong năm.
theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung về nội dung và
mẫu biểu của 7 Thông tư nhằm cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế, tháo


gỡ khó khăn trong quản lý thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và giảm số giờ
làm thủ tục về thuế trong năm, có hiệu lực từ ngày 1/9/2014.


KIẾN NGHỊ

Cải cách hệ thống thuế với nội dung cơ bản là cải cách thể chế và cải cách
quản lý hành chính thuế nhằm nâng cao trình độ quản lý thuế của Việt Nam ngang
tầm với các nước trong khu vực theo hướng hiện đại hố tồn diện cơng tác quản
lý thuế cả về phương thức quản lý, thủ tục hành chính (TTHC), bộ máy tổ chức, áp
dụng cơng nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế
Việc Kê khai thuế qua mạng Internet đem lại cho Người nộp thuế các lợi ích,
giá trị to lớn cho bản thân, doanh nghiệp và chính khách hàng của bạn. Tiến tới
một bước trở thành Công dân điện tử, góp phần thúc đẩy cải cách nền hành chính
nước nhà.
Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả cơng tác lại là một việc khác và phụ
thuộc rất lớn vào vai trò phối hợp chung.
* Đối với nhà nước:
- Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng nhà nước và các Ngân hành thương mại có
trách nhiệm phải tham gia Dự án hiện đại hóa thu ngân sách nhà nước, quy chế
phối hợp với cơ quan Thuế, Kho bạc trong cung cấp thông tin về doanh nghiệp để
các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần phải nhập thơng tin đầy đủ về mã số thuế, tên
người nộp thuế, mục lục ngân sách nhà nước và chi tiết từng khoản thuế nộp để tạo
điều kiện cung cấp đầy đủ về thông tin cho Kho bạc thu ngân sách nhanh chóng,
kịp thời.


- Tiếp tục xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng để điều chỉnh kịp thời việc
ứng dụng công nghệ thơng tin trong các ngành, các lĩnh vực. Khi đó việc sử dụng
chứng từ điện tử ngày càng phổ biến và có giá trị pháp lý của các thơng điệp điện
tử giữa cơ quan Nhà nước với Doanh nghiệp và người dân; giữa các cơ quan Nhà
nước với nhau.
* Đối với cơ quan Thuế
- Cục Thuế bố trí giải đáp thắc mắc bằng các số điện thoại đường dây nóng,
hỗ trợ tại cơ quan thuế và trực tiếp đến từng doanh nghiệp (nếu có yêu cầu) với đội
ngũ cán bộ thuế đã được đào tạo và sẵn sàng trợ giúp

- Nâng cấp hạ tầng, thiết bị và đường truyền đảm bảo mở rộng số lượng
người sử dụng và hệ thống hoạt động ổn định với hiệu năng cao.
- Nâng cấp và phát triển mới ứng dụng; cho phép NNT khai trực tuyến các
tờ khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
- Xây dựng tiêu chuẩn, mơ hình kết nối và thực hiện kết nối với hệ thống của
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kê khai qua mạng.
- Phối hợp với các đơn vị cấp chứng thư số về việc tuyệt đối bảo mật.


- Hệ thống ứng dụng của ngành thuế phải tích hợp với hệ thống ứng dụng
của tồn ngành tài chính nói chung, ngành kho bạc nói riêng. Để thực hiện được thì
Bộ tài chính phải là cơ quan chủ trì nghiên cứu, xây dựng chương trình phần mềm
hệ thống phù hợp trên cơ sở phối hợp với các bộ phận chuyên môn của hai ngành,
xây dựng hệ thống thông tin chung, thiết lập các mẫu biểu báo cáo thống nhất
trong tồn ngành tài chính, có cùng một cơ sở dữ liệu để khai thác đảm bảo an
toàn, bảo mật. Ngành thuế sẽ cung cấp thông tin mã số thuế của ĐTNT đang kinh
doanh, giải thể, phá sản... vào cơ sở dữ liệu chung, cịn ngành kho bạc sẽ cung cấp
thơng tin về chứng từ nộp ngân sách của các ĐTNT vào cơ sở dữ liệu để ngành
thuế khai thác, sử dụng.
- Tăng cường tự động hố việc trao đổi thơng tin giữa ngành thuế với ngành
kho bạc, hướng dần phương thức xử lý dữ liệu phân tán sang xử lý dữ liệu tập
trung giữa các cấp, các ngành đảm bảo an tồn dữ liệu, giảm chi phí đem lại hiệu
quả cao trong công việc, số liệu báo cáo giữa cơ quan thuế và kho bạc nhà nước
mới trùng khớp.


KẾT LUẬN
Do không thể ngay lần đầu tiên mà các bộ luật hay nghị định, quyết định
mới được áp dụng đã hoàn toàn hợp lý và phù hợp ngay.
Cải cách thể chế trong công tác quản lý thuế cũng vậy, lần đầu tiên Cục

Thuế Thanh hóa triển khai và đi vào thực hiện thí điểm mơ hình “Kê khai thuế
điện tử” từ tháng 10 năm 2010 đến nay cũng không tránh khỏi những vấn đề còn
bất cập.
Trong giai đoạn thực hiện CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói
chung, ngành thuế phải tiếp tục hồn thiện các giải pháp để đạt được mục tiêu tổng
quát như theo Quyết định số 201/2004/QĐ -TTg về việc phê duyệt chương trình
cải cách hệ thống thuế: “Mục tiêu tổng quát của chương trình là xây dựng hệ
thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, phù hợp với nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với hiện đại hố cơng tác quản lý thuế
nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân, nguồn lực tài chính phục
vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, góp phần thực hiện bình đẳng, cơng bằng xã
hội và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”.


Tiếp theo ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế (Phần mềm HTKK với nhiều phiên
bản điều chỉnh theo thời gian cho phù hợp với chính sách thuế) mà ngành Thuế
cung cấp miễn phí và phổ biến áp dụng rộng rãi vài năm trước đây cho hầu hết các
doanh nghiệp; gần đây, ngành Thuế nói chung và Cục Thuế Thanh Hóa nói riêng
lại tiếp tục bước tiến mới trong việc hỗ trợ NNT và thực hiện tăng cường cải cách
hành chính thuế bằng cách phối hợp với các đơn vị có chức năng cung cấp chứng
thư số như VNPT, BKAV… triển khai hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho các doanh
nghiệp (Ứng dụng iHTKK). Tuy mới đang ở giai đoạn sau của q trình thí điểm
triển khai nhưng những ưu điểm, tiện ích cũng như kết quả tổng kết thí điểm đã
cho thấy tính thực tiễn cũng như yêu cầu phổ cập của nó. Ngồi các tiện ích của
riêng ứng dụng HTKK như đã thấy, ứng dụng iHTKK còn tạo ra lợi ích cho cả 2
phía: NNT và cơ quan thuế.
Là cán bộ thuế được phân công nhiệm vụ trực tiếp phụ trách công tác xử lý
tờ khai thuế tại Phòng Tin học. Với nhận thức và suy nghĩ trong q trình cơng tác,
tơi xin mạnh dạn nêu ra những bất cập, đề xuất những giải pháp và kiến nghị trong
q trình thực hiện.

Rất mong được sự góp ý và động viên của các thầy cô giáo, các bạn đọc để
vấn đề kê khai và nộp thuế qua mạng đối với Cục Thuế Thanh hóa nói riêng và
ngành thuế cả nước nói chung hồn thiện hơn./.
Tơi xin chân thành cám ơn!


×