Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách Thuế là một trong những nội dung quan trọng của chính sách
Tài chính quốc gia được xuất phát từ vai trò quan trọng của thuế trong việc điều
tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế quốc dân, điều tiết mọi hoạt động giữa các thành
phần kinh tế, giữa các ngành, giữa các vùng nhằm đảm bảo sự công bằng, bình
đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Mặt khác
thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước mà nguồn thu ngân sách
hàng năm chiếm 18% đến 20% GDP. Do vị trí quan trọng của thuế, đòi hỏi phải
thu đúng,thu đủ, chống thất thu có hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn phức tạp,
nhưng cũng là yêu cầu cấp bách vừa nhằm tăng thu cho ngân sách Nhà nước,
vừa khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển.
Những năm gần đây, chính sách và cơ chế quản lý thu thuếđã có nhiều đổi
mới, góp phần tăng thu cho ngân sách, khuyến khích sản xuất, kinh doanh đúng
hướng. Cùng với sự ra đời của hệ thống thuế mới, luật thuế giá trị gia tăng được
Quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ II và có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/1999, thay thế cho luật thuế doanh thu.
Từ khi áp dụng luật thuế GTGT đến nay, đãđem lại những thành công
bước đầu là: số thu ngân sách tăng lên, sản xuất tăng, khắc phục được thu trùng
lặp của thuế doanh thu, giảm được nhiều mức thuế suất xuống còn 3 mức thuế
suất tạo thuận lợi cho công tác quản lý, đồng thời hạn chếđược một phần về trốn
lậu thuế…
Tuy có nhưng thành công bước đầu, nhưng do thuế GTGT là loại thuế
mới, lần đầu được đưa vào áp dụng ở Việt Nam, trong đó có những nội dung
quy định với luật thuế doanh thu trước kia và cũng không hoàn toàn giống nhu
thuế GTGT với các nước khác. Chính vì vậy, vấn đề quản lý thuế GTGT cũng
gặp không ít khó khăn đặc biệt đối với các doanh nghiệp cơ sở kinh tế quan
trọng của đất nước, đồng thời đây cũng là nguồn thu quan trọng của NSNN. Tuy
nhiên, đây cũng là khu vực bị thất thu cao nhất. Do yêu cầu của thực tiễn, trong
Dương Tuấn Anh
Lớp: 9A03
1
Luận văn tốt nghiệp
quá trình thực tập tại cục thuế tỉnh Bắc Giang cùng với những kiến thức đãđược
học tập tại trường và sự giúp đỡ của thầy giáo – Thạc sĩ Nguyễn Sỹ Văn, các cô
chú cán bộ của cục thuế tỉnh Bắc Giang, em đã tìm hiểu nghiên cứu công tác
quản lý thu thuế GTGT và chọn đề tài “Thực trạng công tác quản lý thuế
GTGT của các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”.
Mục đích của đề tài: Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia
tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2005đến
2007. Trên cơ sởđó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chếđó,
từđóđua ra những giải pháp, kiến nghịđể công tác quản lý thu thuế GTGT được
hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ và kịp thời về cho NSNN.
Ngoài phần mởđầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương1 : Một số vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng và sự cần thiết tăng
cường công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp
Chương2 : Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Chương3 : Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với các doanh
nghiệp trong giai doạn hiên nay
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo –
Thạc sỹ Nguyễn Sỹ Văn đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp. Em rất trân trọng và biết ơn tập thể Ban lãnh đạo Cục thuế tỉnh Bắc
Giang, cùng các cô chú và các anh chị tại các phòng nghiệp vụ chức năng đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất để em được thực tập và tiếp cận với nghiệp vụ của ngành
thuế Bắc Giang
Dương Tuấn Anh
Lớp: 9A03
2
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
THUẾGIÁTRỊGIATĂNGVÀSỰCẦNTHIẾTPHẢITĂNGCƯỜNGCÔNGT
ÁCQUẢNLÝTHUẾGTGTTẠICÁCDOANHNGHIỆP
1.1. MỘTSỐVẤNĐỀCƠBẢNVỀTHUẾGTGT.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế giá trị gia tăng
1.1.1.1.Khái niệm
Gía trị gia tăng là khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong
quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng
Thuế GTGT còn được gọi là thuế VAT ( Value Added Tax) là một loại
thuếđánh trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ, tổng số thuế thu được ở các khâu bằng chính số thuế
tính trên giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng.
1.1.1.2. Đặc điểm
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu ( không phụ thuộc vào kết quả sản xuất
kinh doanh ) được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua mỗi
khâu của quá trình sản xuất lưu thông.
Thuế GTGT do các cơ sở sản xuất- kinh doanh hàng hoá và cung cấp dịch vụ
nộp hộ người tiêu dùng, thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán hàng hoá,
dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả cho người bán. Người tiêu dùng là người
chịu thuế.
Về thực chất, thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào thu nhập của người tiêu
dùng nhằm động viên một phần thu nhập thông qua đóng góp của người tiêu
dùng
1.1.1.3.Vai trò của thuế GTGT
- Khắc phục được nhược điểm trùng lắp “ Thuế thu trên thuế”, nhiều thuế suất
- Thuế GTGT được áp dụng không những đảm bảo được mức động viên số thu
cho ngân sách nhà nước tương ứng với số thuế doanh thu trước đây, mà còn góp
Dương Tuấn Anh
Lớp: 9A03
3
Luận văn tốt nghiệp
phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Trên cơ sởđóđể tăng thu cho ngân sách nhà
nước
- ThuếGTGT thu cảđối với hàng hoá nhập khẩu tạo sự bình đẳng trong kinh
doanh giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
trong nước
- Khi áp dụng Luật thuế GTGT đã tạo cho doanh nghiệp cơ chế tự kiểm tra, hạn
chế việc kinh doanh trốn thuế.
- Thuế GTGT đã góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuếở nước
ta phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường, tạo điều kiện để
tham gia và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế – nhanh chóng hội nhập
với kinh tế khu vực và thế giới
- Tạo điều kiện cho ngành thuế cóđiều kiện hiện đại hoá công tác quản lý thuế,
thu thuế, cải cách hành chính thuế, giúp Chính phủ có biện pháp hữu hiệu trong
việc điều hành vĩ mô nền kinh tế
1.1.2. Đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế vàđối tượng nộp thuế
GTGT
1.1.2.1. Đối tượng chịu thuế GTGT
Là hàng hoá, dịch vụ ( kể cả dịch vụ mua của các tổ chức, cá nhân ở nước
ngoài ) dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam ( trừ
những hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT theo qui định của
pháp luật ).
1.1.2.2. Đối tượng không chịu thuế GTGT
Theo quy định của pháp luật thuếhiện hành thì có 28 đối tượng không thuộc diện
chịu thuế GTGT. Những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu
thuế GTGT có các đặc điểm:
- Là sản phẩm của một số ngành sản xuất kinh doanh trong những điều kiện
khó khăn, phụ thuộc vào thiên nhiên, sản phẩm được sản xuất ra lại dùng
cho chính người sản xuất và cho đời sống xã hội
Dương Tuấn Anh
Lớp: 9A03
4
Luận văn tốt nghiệp
- Là sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu toàn xã hội
nhằm nâng cao đời sống vật chất văn hoá không ngừng tăng lên của con
người
- Là sản phẩm dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu xã hội không vì mục tiêu lợi
nhuận
- Là sản phẩm, dịch vụ mà theo thông lệ quốc tế không thu thuế GTGT
- Là các sản phẩm, dịch vụđược ưu đãi vì mang tính xã hội và tính nhân
đạo cao
- Các sản phẩm hàng hoá, các dich vụ do Nhà nước quy định không thu
thuế GTGT
- Cá nhân kinh doanh có thu nhập thấp dưới mức lương tối thiểu quy định
áp dụng cho công chức Nhà nước
1.1.2.3. Đối tượng nộp thuế GTGT
Đối tượng nộp thuế GTGT là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT trên lãnh thổ Việt Nam, không
phân biệt ngành, nghề, tổ chức, hình thức kinh doanh và các tổ chức, cá nhân
khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm:
- Các tổ chức sản xuất kinh doanh theo luật doanh nghiệp, luật doanh
nghiệp nhà nước và luật hợp tác xã
- Các tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức đơn
vị sự nghiệp khác
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia
hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh ở
Việt Nam; các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh
doanh ở Việt Nam không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Các cá nhân, hộ gia đình sản xuất – kinh doanh, nhóm người kinh doanh
độc lập và các đối tượng kinh doanh khác
Dương Tuấn Anh
Lớp: 9A03
5
Luận văn tốt nghiệp
1.1.3. Căn cứ tính thuế GTGT
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất
1.1.3.1. Gía tính thuế
Giá tính thuế là giá chưa có thuế GTGT. Gía tính thuế là căn cứ quan trọng để
xác định số thuế phải nộp
- Đối với hàng hoá, dich vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra là giá bán chưa
có thuế GTGT
- Đối với hàng hoá nhập khẩu giá tính thuế là giá nhập tại của khẩu, với dịch vụ
nhập khẩu thì giá tính thuếđược xác định theo hợp đồng
Gía tính thuế = Gía nhập tại cửa khẩu + thuế nhập khẩu + thuế TTĐB ( nếu
có )
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản ( nhà xưởng, bến bãi …) thì giá tính
thuế là giá cho thuê chưa có thuế. Nếu tiền thuê trả trước một lần cho
nhiều kỳ thì giá tính thuế là số tiền thu được
- Đối với hoạt động gia công hàng hoá, giá tính thuế là giá gia công chưa có
thuế , bao gồm: tiền công, tiền nhiên liệu, vật liệu phụ và các chi phí khác
để gia công do bên nhận gia công phải chịu
- Đối với hàng hoá dịch vụ dùng để biếu tặng, giá tính thuế GTGT được
xác định theo giá tính thuế cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm
phát sinh hoạt động này
- Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, giá tính thuế là giá bán
trả 1 lần chưa có thuế GTGT, không bao gồm lãi trả góp, không bao gồm
tính theo số tiền trảđịnh kỳ
- Đối với hàng hoá có tính đặc thùđược dùng các chứng từ như tem bưu
chính, vé cước vận tải, vé xổ số… thì giá ghi trên các chứng từđó là giáđã
có thuế GTGT và giá chưa có thuế GTGT được xác định như său:
Gía chưa có thuế GTGT = Gía thanh toán ( ghi trên chứng từ )/ 1+ thuế suất
thuế GTGT
Dương Tuấn Anh
Lớp: 9A03
6
Luận văn tốt nghiệp
- Đối với hoạt động vận tải, bốc xếp giá tính thuế GTGT là giá vận tải chưa có
thuế ( Dịch vụ vận tải quốc tế không chịu thuế GTGT )
- Đối với dịch vụ cầm đồ giá tính thuế là tiền phải thu từ hoạt động này
- Đối với sách tạp chí ( Thuộc diện chịu thuế GTGT ) bán đúng giá phát hành
thì giáđóđược xác định làđã có thuế GTGT. Các trường hợp bán không theo
giá bìa thì gia tính thuế GTGT là giá bán ra
- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản gắn với đất, giá tính thuế GTGT
được trừ giáđất theo quy định tại thời điểm bán bất động sản
- Đối với dich vụ in, giá tính thuế không bao gồm tiền giấy in
1.1.3.2. Thuế suất thuế GTGT
Có 3 mức thuế suất khác nhău: 0%, 5%, 10% được áp dụng đối với từng loại
hàng hoá, dịch vụ – sản xuất kinh doanh trong nước hoặc nhập khẩu. Việc quy
định các mức thuế suất khác nhau nhằm thể hiện chính sách điều tiết thu nhập và
hướng dẫn tiêu dùng đối với các loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau
- Thuế suất 0% : Được áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu, kể cả hàng hoá gia
công xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất
khẩu. Khi áp dụng mức thuế suất 0% tức là nhà nước đã tài trợ cho các doanh
nghiệp
- Thuế suất 5% : Mức thuế suất này được áp dụng đối với các hàng hoá, dich
vụ thiết yếu cần khuyến khích, hoặc sản xuất kinh doanh còn đang gặp nhiều
khó khăn
- Thuế suất 10%: Là mức thuế suất phổ biến , áp dụng cho các loại hàng hoá
dịch vụ thông thường còn lại, không quy định trong các mức thuế suất 0%,
5%. Đây là mức thuế suất tạo ra nguồn thu lớn cho Nhà nước.
1.1.4. Các phương pháp tính thuế GTGT
Các cơ sở nộp thuế GTGT theo một trong hai phương pháp: phương pháp
khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Đối tượng áp dụng và thuế
phải nộp được xác định theo từng phương pháp sau
1.1.4.1. Phương pháp khấu trừ ( phương pháp gián tiếp )
Dương Tuấn Anh
Lớp: 9A03
7
Luận văn tốt nghiệp
Phương pháp khấu trừ thuếđược áp dụng cho các đơn vị hoạt động tổ chức kinh
doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài và các đơn vị tổ chức cá nhân khác cóđủđiều kiện mua bán có
hoáđơn chứng từ, sổ sách theo dõi, hạch toán đầy đủ thuếđầu ra, đầu vào
Khi áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, các đơn vị khi bán hàng thì phải tính và
thu thuế GTGT của dịch vụđó. Cơ sởđể lập hoáđơn ghi rõ giá bán chưa có thuế
GTGT, thuế và số tiền người mua phải thanh toán. Nếu không ghi rõ giá chưa có
thuế và thuế GTGT thì giá của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh
toán ghi trên hoáđơn đó.
Theo phương pháp này ta có cách tính thuế GTGT phải nộp như sau:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ
Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra = Gía tính thuế của hàng hoá dịch vụ bán ra X Thuế suất
thuế GTGT của hàng hoá dịch vụđó
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế GTGT ghi trên hoáđơn GTGT
mua hàng dùng để sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế hoặc số thuế
GTGT ghi trên chứng từ của hàng hoá nhập khẩu
Căn cứđể xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
- Số thuế GTGT ghi trên hoáđơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ ( bao gồm cả
TSCĐ ) dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT
- Số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu
- Số thuế GTGT nộp thay cho phía nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh
tại Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1.1.4.2. Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT ( phương pháp
trực tiếp )
Dương Tuấn Anh
Lớp: 9A03
8
Luận văn tốt nghiệp
Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT được áp dụng cho các
cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam; tổ chức cá nhân người nước
ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá dơn, chứng từđể làm căn cứ
tính thuế theo phương pháp khấu trừ và các cơ sở kinh doanh mua, bán vàng,
bạc, đá quí, ngoại tệ
Theo phương pháp này ta có cách tính thuế GTGT như sau:
Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT x Thuế
suất của hàng hoá, dịch vụ tương ứng
Trong đó :
GTGT của hàng hoá, dich vụ chịu thuế GTGT = Gía thanh toán của hàng
hoá, dịch vụ bán ra – giá vốn của hàng hoá dịch vụ mua vào tương ứng
+ Gía thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế, bên mua
phải thanh toán cho bên bán bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phụ
phí, thu thêm mà bên mua phải trả
+ Gía vốn của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng ( với hàng hoá, dịch
vụ bán ra ) được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào bao gồm cả
thuế GTGT mà cơ sởđã dùng để sản xuất hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán
ra
1.2. SỰCẦNTHIẾTPHẢITĂNGCƯỜNGCÔNGTÁCQUẢNLÝTHUẾ
GTGT TẠICÁCDOANHNGHIỆP
1.2.1. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang từ năm 2005-2007.
Trong những năm qua , chủ yếu từ năm 2005 trở lại đây. Do thực hiện
luật doanh nghiệp, việc mở rộng và hình thành các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, đặc biệt là môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi khuyến khích thu hút
vốn đầu tưđược cải thiện nên đã có nhiều doanh nghiệp dân doanh, doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài được thành lập vàđi vào hoạt động, khu vực doanh
nghiệp nhà nước do trung ương, địa phương quản lý cơ bản thực hiện xong cổ
Dương Tuấn Anh
Lớp: 9A03
9
Luận văn tốt nghiệp
phần hoá và chuyển đổi hình thức sở hữu. Tính hết ngày 31/12/2007 trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang đã có 1.184 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tếđãđược
cấp mã số thuếđang hoạt động, trong đó: Doanh nghiệp nhà nước đã chuyển đổi
của cả Trung ương vàđịa phương là106 doanh nghiệp. Công ty TNHH và Công
ty cổ phần là892 doanh nghiệp; Doanh nghiệp tư nhân là 142 doanh nghiệp;
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 44 doanh nghiệp.
Các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển làđộng lực khơi
dậy mọi tiềm năng về vốn, tri thức, lao động, đất đai… trong nhân dân nhằm sử
dụng các tiềm năng này vào mục đích phát triển kinh tế, điều này cóý nghĩa to
lớn trong điều kiện hiện nay
Các loại hình doanh nghiệp phát triển đã vàđang góp phần rất lớn trong
việc tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, đặc biệt là tầng lớp
người lao động giản đơn có trình độ học vấn thấp
1.2.2. Những đặc điểm của các Doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác quản
lý thu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung và sự cần thiết phải tăng
cường công tác quản lý thuế GTGT tại các Doanh nghiệp nói riêng
- Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đều có quy mô
nhỏ và vừa, chủ yếu có quy mô nhỏ công nghệ lac hậu, vốn ít, năng lực quản lý
trình độ tay nghề công nhân còn thấp, khả năng xúc tiến thương mại và thị
trường tiêu thụ còn hạn chế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh
của nền kinh tế còn yếu.
-Tiến độđầu tư của các doanh nghiệp vào các dựán trong các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp còn chậm, thời gian đầu tư kéo dài, phát huy đầu tư
xây dựng cơ bản còn hạn chế.
- Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm chỉnh chính sách
pháp luật về thuế, tự giác kê khai và thực hiện đầy đủ các khoản thuế phải đóng
góp với nhà nước, song vẫn còn một số doanh nghiệp chấp hành không đầy đủ
chính sách pháp luật về thuế, không tự giác kê khai thuế theo quy định, thành
lập doanh nghiệp để mua bán hoáđơn trốn thuế, một số doanh nghiệp dây dưa,
Dương Tuấn Anh
Lớp: 9A03
10
Luận văn tốt nghiệp
chây ỳ trong việc nộp thuế, để nợđọng thuế kéo dài, thậm chí tìm mọi cách
đểtrốn thuế, gian lận thuế. Vì vậy cần phải tăng cường công tác quản lý thuế nói
chung và quản lý thuế GTGT tại các doanh nghiệp nói riêng
Dương Tuấn Anh
Lớp: 9A03
11
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰCTRẠNGCÔNGTÁCQUẢNLÝTHUẾGTGTĐỐIVỚICÁCDOAN
HNGHIỆPTRÊNĐỊABÀNTỈNHBẮCGIANG.
2.1. ĐẶCĐIỂMVÀTÌNHHÌNHKINHTẾXÃHỘICỦA BẮC
GIANGTÁCĐỘNGĐẾNTỔCHỨCTHUTHUẾVÀTHỰCHIỆNCHÍNHSÁCHTHU
Ế .
2.1.1. Một số nét vềđịa lý dân số.
Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi nằm ở phía đông bắc của tổ quốc, phía
bắc giáp với 2 tỉnh là Thái Nguyên và Lạng Sơn, phía đông giáp với tỉnh Quảng
Ninh. Nơi đây cộng đồng gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, với truyền
thống yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng xây dựng
và bảo vệ quê hương trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước Việt Nam.
- Tổng diện tích đất tự nhiên : 382.331,34 ha
Trong đó: + Đất nông nghiệp : 260.906,57 ha
+ Đất phi nông nghiệp : 90.709,88 ha
+ Đất chưa sử dụng : 30.714,89 ha
- Dân số : 1.596.696 người
Trong đó : + Dân tộc kinh chiếm : 75,59%
+ Một số dân tộc anh, em khác chiếm : 24,41%
- Đơn vị hàng chính : 10 Huyện, thành phố gồm:
+ TP Bắc Giang
+ Huyện Lục Ngạn
+ Huyện Lục Nam
+ Huyện Sơn Động
+ Huyện Yên Thế
+ Huyện Hiệp Hoà
+ Huyện Lạng Giang
+ Huyện Tân Yên
Dương Tuấn Anh
Lớp: 9A03
12
Luận văn tốt nghiệp
+ Huyện Việt Yên
+ Huyện Yên Dũng
2.1.2 Tình hình kinh tế
Trước đây kinh tế Bắc Giang chủ yếu là Nông – Lâm nghiệp thị trường tiêu thụ
nhỏ hẹp, thương nghiệp chủ yếu là bán lẻ, sản xuất hàng hoá chưa phát triển.
Nhưng từ năm 2000 cho tới nay cùng với sự phát triển của cả nước, nền kinh tế
của tỉnh Bắc Giang liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, giá trị tổng sản phẩm
trong tỉnh tăng bình quân hàng năm 8,4%; GDP bình quân đầu người đạt 305
USD/ người ( năm 2005 ) . Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, hết
năm 2008 dự kiến tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản còn 43,5% ( giảm 6,3% so với
năm 2000 ); công nghiệp xây dựng chiếm 22,0%; dịch vụ chiếm 34,5%. Cóđược
sự phát triển trên là do những năm qua đã có nhiếu cơ chế chính sách liên quan
được xây dựng bổ xung theo hướng thông thoáng, hấp dẫn hơn, góp phần cải
thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư tăng nhanh: Các khu, cụm công nghiệp
được quy hoạch xây dựng, các ngành nghề nông thôn được quan tâm đầu tư phát
triển; cơ sở vật chất kỹ thuật,kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được cải thiệt;
quốc phòng an ninh được tăng cường, trật tự xã hội ổn định.v.v.
2.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỤC THUẾ TỈNH BẮC GIANG .
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cục thuế tỉnh Bắc Giang.
Từ 1990, với nỗ lực cải cách thuế trong đó có cải cách bộ máy quản lý thuế,
Nghịđịnh số 281/HĐBT ngày 7/8/1990 của Hội đồng bộ trưởng (nay là chính
phủ) đã quy định việc thành lập hệ thống thu thuế nhà nước trực thuộc Bộ Tài
chính. Theo nghịđịnh 281/HĐBT (nay là chính phủ) và thông tư hướng dẫn thi
hành nghịđịnh 281/HĐBT , Cục thuế Hà Bắc là một bộ phận trong hệ thống thuế
của nhà nước. Cục thuế Hà Bắc ra đời và chịu sự quản lý theo nguyên tắc song
trùng trực thuộc đó là chịu sự quản lý của Tổng cục thuế và Uỷ ban nhân dân
tỉnh Hà Bắc.
Từ ngày 1/1/1997, thực hiện nghị quyết của Quốc Hội về việc chia tách tỉnh Hà
Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Cũng từđây Cục thuế tỉnh Bắc Giang
Dương Tuấn Anh
Lớp: 9A03
13
Luận văn tốt nghiệp
được thành lập theo quyết định số 1132/TC/QĐ/TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ
trưởng Bộ Tài Chính và có trụ sở tại đường Xương Giang, phường Trần Phú, TP
Bắc Giang. Hiện nay theo luật quản lý thuế mới được ban hành ngay 1/1/2007
thì cục thuế Bắc Giang chịu sự quản lý của Tổng cục thuế, Uỷ ban nhân dân tỉnh
chỉ phối hợp với Tổng cục thuế trong công tác thu.
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý thu của cục thuế Bắc Giang
Cán bộ công chức ngành thuế Bắc Giang tính đến ngày 31/12/2007 là 546
người được bố trí như sau:
- Văn phòng cục: 102 người
- 10 Chi cục: 444 người
* Văn phòng cục gồm có:1 cục trưởng, 2 phó cục trưởng và 11 Phòng nghiệp
vụ, chức năng
Sơđồ 1.1. Sơđồ bộ máy tổ chức của Văn phòng Cục Thuế tỉnh Bắc Giang
* 10 Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế Bắc Giang:
Sơđồ 1.2. Sơđồ bộ máy tổ chức của ngành Thuế tỉnh Bắc Giang
Dương Tuấn Anh
Lớp: 9A03
14
Cục trưởng
Cục phó Cục phó
Phòng
Tuyên
truyền
và hỗ
trợ
người
nộp
thuế
Phòng
Tổng
hợp –
Nghiệ
p vụ –
Dự
toán
Phòng
Kê
khai
và kế
toán
thuế
Phòng
Kiểm
tra nội
bộ
Phòng
Quản
lý nợ
và
cưỡng
chế nợ
thuế
Phòng
Tổ
chức
cán bộ
Phòng
Kiểm
tra
thuế
Phòng
Hành
chính
-Tài
vụ-
Ấn chỉ
Phòng
Thanh
tra
thuế
Phòng
Tin
học
Phòng
Quản
lý
thuế
thu
nhập
cá
nhân
Cục thuế
Chi
cục
thuế
TP
Bắc
Giang
Chi cục
thuế
huyện
Tân
Yên
Chi
cục
thuế
huyện
Việt
Yên
Chi
cục
thuế
huyện
Yên
Thế
Chi
cục
thuế
huyện
Hiệp
Hoà
Chi
cục
thuế
huyện
Lục
Nam
Chi
cục
thuế
huyện
Yên
Dũng
Chi
cục
thuế
huyện
Lục
Ngạn
Chi
cục
thuế
huyện
Lạng
Giang
Chi
cục
thuế
huyện
Sơn
Động
Luận văn tốt nghiệp
2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.
Theo quyết định số 728/ QĐ-TCT ngày 18/6/2007 của Tổng cục trưởng Tổng
cục thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục thuế,
cụ thể là:
1. Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: Tổ chức thực hiện công tác
tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi
Cục thuế quản lý.
2. Phòng Kê khai và Kế toán thuế: Tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử
lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.
3. Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Thực hiện công tác quản lý nợ thuế,
đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi
quản lý.
4. Phòng kiểm tra thuế: Kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực
hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục
Thuế.
5. Phòng Thanh tra thuế: Triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp
thuế ; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế; gian lận thuế liên quan đến
người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý
Dương Tuấn Anh
Lớp: 9A03
15
Luận văn tốt nghiệp
6. Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân: Tổ chức, chỉđạo triển khai quản lý thuế
thu nhập cá nhân đối với các cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu
nhập cá nhân theo quy định của pháp luật
7. Phòng Tổng hợp – Nghiệp vụ – Dự toán: Giúp Cục trưởng cục thuế trong việc
chỉđạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng
và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước
8. Phòng Kiểm tra nội bộ: Tổ chức chỉđạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra
việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế ; giải
quyết khiếu lại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm
chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng
cục thuế.
9. Phòng Tổ chức cán bộ: Giúp cục trưởng tổ chức chỉđạo, triển khai thực hiện
về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ
và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ thuế
10. Phòng Hành chính – Quản trị – Tài vụ – ấn chỉ: Thực hiện công tác hành
chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lýđầu tư xây dựng cơ
bản, quản trị quản lýấn chỉ thuế trong toàn cục thuế
11. Phòng Tin học: Tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học
ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý
thuế va hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng tin học trong
công tác quản lý.
2.2.4. Quản lýđối tượng nộp thuế tại cục thuế Bắc Giang.
Hàng năm, trên cơ sởđăng ký kinh doanh của các đối tượng sản xuất kinh
doanh, cơ quan thuế tiến hành đang kýđối tượng nộp thuế và trên cơ sởđó tiến
hành quản lý và thu thuếđối với đối tượng này. Có 2 phương thức đăng kýđối
tượng nộp thuế thường được áp dụng tại cục thuế Bắc Giang là:
Một là: Đăng kýđối tượng nộp thuế theo phương thức thủ công. Theo phương
pháp này mỗi đối tượng nộp thuếđược cấp một sổđăng ký thuế riêng, các thông
tin cần thiết vềđối tượng nộp thuếđược phản ánh và lưu trữ trong sổ này.
Dương Tuấn Anh
Lớp: 9A03
16
Luận văn tốt nghiệp
Phương thức này thường được áp dụng trong trường hợp số lượng đối tượng nộp
thuếít và khá tập trung, điều kiện cho việc cơ giới hoá công tác quản lý thuế
chưa được thực hiện.
Hai là: phương thức quản lý bằng mạng vi tính. Theo phương pháp này, trong
phạm vi cả nước, mỗi đối tượng nộp thuếđược gắn một mã số duy nhất, mọi
thông tin vềđối tượng nộp thuếđược nạp vào máy với một file riêng với tên file
là mã số của đối tượng nộp thuế. Đây là phương thức quản lý hiện đại hiện đang
được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.
2.3. KẾTQUẢTHỰCHIỆNTHUNGÂNSÁCHCỦA CỤC THUẾTỈNH BẮC
GIANGTỪNĂM 2005-2007.
Bảng 1.1. Số thu nộp ngân sách nhà nước từ năm 2005-2007 của cục thuế
tỉnh Bắc Giang.
Đơn vị tính:tỷđồng
STT Năm Dự toán Thực hiện % so với dự
toán
% so với
cùng kỳ
1 2005 295,000 475,240 161,1% 113,5%
2 2006 500,000 708,355 141,7% 142,4%
3 2007 607,000 757,580 124,8% 106,9%
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của Cục thuế Bắc Giang
Qua bảng 1.1 ta có thể thấy rằng: Dự toán thu Trung ương giao cho tỉnh Bắc
Giang tăng dần theo thời gian. Dự toán giao thu năm 2007 là 607 tỷ, cao hơn
năm 2006 là 107 tỷ và cao hơn năm 2005 là 312 tỷ. Điều đóđã cho thấy nền kinh
tế của Bắc Giang đã, đang và sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển ổn định,
chuyển dịch cơ cấu kinh tếđúng hướng, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế
phat triển
Cũng theo bảng trên ta có thể thấy trong 3 năm số thu nộp ngân sách hàng năm
của Cục thuế tỉnh Bắc Giang luôn đạt và vượt kế hoạch được giao, số thu năm
sau đều cao hơn năm trước: Kết quả thu năm 2005 là 475,240 tỷđã vượt 61,1%
so với dự toán; năm 2006 có kết quả thu tăng mạnh vàđạt được 708.355 tỷ tăng
Dương Tuấn Anh
Lớp: 9A03
17