Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bai du thi Viet Nam Lao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.25 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> Bài dự thi:</b>


<b>TÌM HIỂU “QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – LÀO, LÀO</b>


<b>– VIỆT NAM”</b>



<b>NHỮNG BIỂU HIỆN SINH ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ ĐỒN KẾT, GẮN</b>
<b>BĨ THỦY CHUNG, SON SẮT CỦA HAI DÂN TỘC </b>


<b>VIỆT NAM – LÀO DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA HAI ĐẢNG, </b>


<b>HAI NHÀ NƯỚC TỪ KHI THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC VÀ HỮU</b>
<b>NGHỊ ĐẾN NAY</b>


Từ khi Đảng Nhân dân cách mạng Lào được thành lập năm 1955, dưới sự lãnh
đạo của hai Đảng, hai Nhà nước, mối quan hệ Việt Nam – Lào càng được phát huy
mạnh mẽ và biểu hiện hết sức sinh động trên tất cả các lĩnh vực, không ngừng nâng
cao theo sự phát triển của phong trào cách mạng của hai nước. Trong những lúc cam
go, thống khổ nhất, cán bộ, Đảng viên, quân và dân hai nước vẫn sát cánh bên nhau,
sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng chung và vì nền độc lập tự do của mỗi nước.
Trong giai đoạn hịa bình với nhiều thuận lợi, hai dân tộc cũng không ngừng vun đắp
mối quan hệ đoàn kết, thủy chung, son sắt để cùng nhau tiến lên xây dựng chủ nghĩa
xã hội.


Trong bài dự thi này, tôi xin nêu một số thành tựu của mối quan hệ đồn kết,
gắn bó thủy chung, son sắt của hai dân tộc dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà
nước trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1977 đến nay.


<i><b>1. Về quan hệ hợp tác trong lĩnh vực chính trị và đối ngoại:</b></i>


Mối quan hệ hợp tác về chính trị trong giai đoạn này tập trung vào nỗ lực của hai
nước trong việc hiện thực hóa mục tiêu cùng lựa chọn: tiến lên con đường xã hội chủ


nghĩa mà chưa có tiền lệ lịch sử.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

vào công tác xây dựng Đảng ở Lào. Đồng thời, đứng trước những diễn biến phức tạp
của tình hình khu vực và quốc tế, Lào cịn trực tiếp phối hợp với Việt Nam trên diễn
đàn quốc tế, chủ động giúp Việt Nam tháo gỡ những vướng mắc trong quan hệ với
các nước khác trong khu vực…; trao đổi kinh nghiệm với Việt Nam về từng bước đổi
mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp (trang trại), lưu thơng thương mại, v.v... Đồng
chí Cayxỏn Phơmvihản thường xun nhấn mạnh quan điểm lập trường trước sau như
một ủng hộ Việt Nam của Lào: Lào vững mạnh, độc lập thì Việt Nam ổn định, phồn
vinh.


Về phía Việt Nam, sau ngày đất nước thống nhất, mặc dầu phải giải quyết nhiều khó
khăn do hậu quả chiến tranh, nhưng ln nhận thức sâu sắc mối quan hệ tương hỗ của
cách mạng hai nước trong giai đoạn mới: “Lào có ổn định thì Việt Nam mới ổn định
và ngược lại”. Vì vậy, Việt Nam đã cố gắng đáp ứng các yêu cầu chi viện và hợp tác
với Lào một cách toàn diện, theo tinh thần vơ tư “khơng tính thiệt hơn”.


Tại các cuộc hội đàm hàng năm giữa hai Bộ Chính trị, các cuộc gặp gỡ trao đổi khi có
việc đột xuất giữa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, giữa các bộ, ban, ngành,
đồn thể Việt Nam đã góp phần giúp Lào kinh nghiệm về giải quyết các khó khăn,
giải tỏa kịp thời các vướng mắc xẩy ra, củng cố niềm tin của Lào về thiện chí của Việt
Nam. Và ngược lại, sự chia sẻ của Lào với Việt Nam trên lĩnh vực an ninh chính trị,
kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội đã tạo niềm tin và là sức mạnh vô giá, giúp
Việt Nam bảo đảm được lợi ích trực tiếp về an ninh và phát triển ở biên giới phía Tây
của mình.


<i>Việc giải quyết thành cơng vấn đề biên giới giữa hai nước là một thành tựu nổi bật</i>
<i>của hợp tác chính trị trong giai đoạn này. Để triển khai Hiệp định hoạch định biên</i>
giới quốc gia giữa hai nước (18 tháng 7 năm 1977), hai bên thỏa thuận lấy đường biên
giới mà Pháp vẽ trên bản đồ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương làm cơ sở đối


chiếu, so sánh cho việc phân chia biên giới trên thực địa. Từ ngày 25 tháng 7 năm
1978, ngày cắm mốc đầu tiên đến ngày 24 tháng 8 năm 1984, Việt Nam cùng với Lào
đã cơ bản hoàn thành hệ thống quốc mốc. Sau 8 năm tiến hành, đến ngày 24 tháng 1
năm 1986, việc phân vạch và cắm mốc trên thực địa toàn tuyến biên giới Việt - Lào
dài 2.067 km đã hoàn thành. Việc phân định chính thức đường biên giới quốc gia giữa
hai nước thể hiện nguyên tắc trong quan hệ hai nước: tôn trọng độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như lợi ích chính đáng của mỗi bên, phù hợp với luật
pháp quốc tế và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước muốn có một đường
biên giới hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển lâu dài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

huy hiệu quả công tác đối ngoại mỗi nước và sức mạnh của ba nước Đông Dương trên
trường quốc tế, góp phần làm cho mơi trường an ninh chính trị Đơng Nam Á đi dần
vào ổn định, thể hiện thiện chí của các nước Đơng Dương xây dựng khu vực hịa bình,
ổn định, hợp tác và phát triển.


Trên đất nước Lào lúc này, tình hình kinh tế – xã hội đang dần đi vào ổn định, độc lập
chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự xã hội được giữ vững; chế độ dân chủ nhân dân
được bảo vệ. Tuy nhiên, Lào vẫn phải đối phó với chính sách thù địch của lực lượng
phản động ở Thái Lan khơng ngừng dùng sức ép chính trị, kinh tế, qn sự địi sửa
đổi lại đường biên giới…


Trong bối cảnh đó, một sự kiện quan trọng đã diễn ra trong đời sống chính trị hai
nước. Đó là Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam
(tháng 3 năm 1982) và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Nhân dân
cách mạng Lào (tháng 4 năm 1982). Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương
hai Đảng đều khẳng định sự tất yếu khách quan phải tăng cường quan hệ đoàn kết đặc
biệt, hữu nghị hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước trong
giai đoạn cách mạng mới.


Trong hai ngày 22 và 23 tháng 2 năm 1983, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương


diễn ra tại Thủ đô Viêng Chăn, tập trung thảo luận về tình hình ba nước Đơng Dương,
tình hình quốc tế và khu vực; đề ra những nguyên tắc, phương hướng, biện pháp
nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác toàn diện giữa ba nước trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nước của mỗi nước, tạo nhân tố quan trọng đối với hịa bình và ổn
định ở Đông Nam Á và thế giới; vấn đề quân tình nguyện Việt Nam ở
Campuchia. Hội nghị đã nhất trí đề ra 4 nguyên tắc chỉ đạo mối quan hệ giữa ba
<i>nước, trong đó nhấn mạnh quan hệ giữa ba nước sẽ được giải quyết bằng thương</i>
lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau, khơng
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, với tinh thần hiểu biết lẫn nhau, tơn trọng lợi
ích chính đáng của mỗi nước và vì lợi ích chung của ba dân tộc, trên tinh thần hữu
nghị anh em, hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

vực bằng đàm phán trên cơ sở bình đẳng, tơn trọng chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ
của nhau, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.


<i><b>2. Lĩnh vực quốc phòng, an ninh;</b></i>


Trên nền tảng quan hệ chặt chẽ về chính trị giữa hai nước, những năm 1976 – 1985,
hợp tác quốc phòng, an ninh ngày càng đi vào chiều sâu theo tinh thần đoàn kết liên
minh chiến đấu, phù hợp với tình hình mới, góp phần tích cực vào việc bảo đảm củng
cố quốc phòng, an ninh, ổn định xây dựng của mỗi đất nước.


Do tình hình phức tạp trong nước và khu vực, trước yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ chế độ của Lào, tháng 12 năm 1976, Bộ Chính trị Trung ương Đảng
Nhân dân cách mạng Lào ra quyết nghị: tiếp tục đề nghị Việt Nam đưa lực lượng
quân đội sang hỗ trợ quân đội Lào nhằm ổn định tình hình, ngăn ngừa các nguy cơ
chống phá của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước. Trung tuần tháng
9 năm 1977, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào
do đồng chí Khăm Tày Xiphănđon, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng, Bộ


trưởng Bộ Quốc phịng, Chỉ huy tối cao Quân đội giải phóng nhân dân Lào sang thăm
và làm việc với Bộ Quốc phòng Việt Nam, hai bên đã ký Hiệp ước phòng thủngày 22
tháng 9 năm 1977.


Ngày 28 tháng 6 năm 1978, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra
Sắc lệnh thành lập Binh đồn 678 trực thuộc Bộ Quốc phịng. Binh đoàn 678 do
Trung tướng Trần Văn Quang làm tư lệnh kiêm chính ủy, gồm ba sư đồn bộ binh
(324, 968, 337), một số phân đội binh chủng làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào. Binh đồn
678 có nhiệm vụ cùng Lào xây dựng nền kinh tế và nền quốc phịng tồn dân vững
mạnh trong cả nước Lào, tăng cường và bảo vệ khối liên minh Việt – Lào, không
ngừng củng cố và phát triển tình hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

bộ binh cùng các đơn vị vũ trang Lào phá tan sào huyệt phỉ lớn nhất ở Bm Lọng,
góp phần ổn định tình hình an ninh của Lào.


Bên cạnh việc phối hợp phòng thủ có hiệu quả, vì lợi ích của cả hai nước, Việt Nam
và Lào còn đẩy mạnh hợp tác về đào tạo quân sự. Chỉ tính riêng trong năm 1984, Bộ
quốc phòng Việt Nam đã cùng Lào đào tạo được 407 cán bộ, 1.381 cán bộ và nhân
viên kỹ thuật tại 28 trường; 32 chuyên gia thường trú ở cơ quan Bộ Quốc phịng,
trong đó có cơng tác qn sự địa phương, 350 chuyên gia kỹ thuật về các xí nghiệp
quốc phịng và các nơng trường... Qn khu 4 Việt Nam đã hỗ trợ phía Lào thực hiện
nhiệm vụ mở cửa ra hướng đơng. Từ đó, các đơn vị kinh tế thuộc Quân đội nhân dân
Lào đã có bước trưởng thành và phát triển nhanh chóng. Cơng ty Phát triển miền núi
Bộ Quốc phịng Lào từ chỗ gặp nhiều khó khăn do thiếu phương tiện, kỹ thuật đã
vươn lên làm chủ tình hình, đưa Lắc Xao (Khăm Muộn) từ một vùng rừng núi hẻo
lánh trở thành một trung tâm có nhiều xưởng máy, góp phần ổn định và nâng cao đời
sống của nhân dân.


Ghi nhận những đóng góp to lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam đối với cách mạng
Lào nói chung và Quân đội nhân dân Lào nói riêng, ngày 18 tháng 12 năm 1984, Chủ


tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Xuphanuvông đã ký quyết định
tặng Huân chương Vàng quốc gia, phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước Lào cho
Quân đội nhân dân Việt Nam.


Trên lĩnh vực hợp tác an ninh, thực hiện Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Lào - Việt
Nam, Bộ Nội vụ Lào đã ký Hiệp định hợp tác toàn diệnvới Bộ Nội vụ Việt Nam. Nội
dung của Hiệp định cho phép lực lượng an ninh của hai nước, ở cả Trung ương và các
địa phương quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, trao đổi các đoàn đại
biểu, các đoàn cán bộ lão thành...


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

chứng minh từ sự phát triển của quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào –
Việt Nam hơn 70 năm qua.


<i><b>3. Quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật;</b></i>


Đây là giai đoạn Lào từng bước thử nghiệm cơ chế quản lý kinh tế mới ở một số cơ sở
quốc doanh, chuyển từ nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên sang kinh tế sản xuất
hàng hố, khuyến khích sản xuất, lưu thơng, xây dựng kinh tế thị trường có sự điều
tiết của Nhà nước. Việt Nam cũng đang trong quá trình từng bước nghiên cứu, khảo
nghiệm để đổi mới cơ chế quản lý từ quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh xã
hội chủ nghĩa; thực hiện khoán trong nông nghiệp; giao quyền tự chủ cho doanh
nghiệp công nghiệp... nhằm giải quyết những khó khăn về kinh tế - xã hội, cải thiện
đời sống nhân dân, tiếp tục tìm con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với đặc
điểm của dân tộc Việt Nam và xu thế chung của thế giới.


Ngay từ năm 1983, khi tình hình chính trị, kinh tế - xã hội hai nước bước đầu ổn định,
công cuộc khôi phục kinh tế căn bản hoàn thành, hai nước chuyển sang nhiệm vụ
trọng tâm là phát triển sản xuất và kinh tế. Quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học
kỹ thuật giữa hai nước dần thay đổi: từ viện trợ khơng hồn lại và cho vay là chủ yếu
sang giảm dần viện trợ và cho vay, bước đầu đẩy mạnh hợp tác sản xuất kinh doanh


bình đẳng cùng có lợi. Thời gian này, Lào đề ra công thức hợp tác: Tài nguyên Lào,
<i>lao động kỹ thuật Việt Nam, vốn hợp tác hoặc vay của nước thứ ba. Trong hợp tác đã</i>
chuyển dần từ hợp tác từng vụ việc theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước Lào sang hợp
tác theo chương trình, kế hoạch được ký kết giữa hai Chính phủ. Đồng thời, hai bên
giúp nhau phát huy khả năng và tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước để giải quyết
những nhu cầu cấp bách về đời sống và sản xuất. Đây là những định hướng phù hợp
với điều kiện hai nước trong những năm đầu chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

này đã viện trợ khơng hồn lại cho Lào 547,89 triệu rúp, 126,57 triệu USD và cho vay
594,583 triệu rúp.


Trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai
nước đã từng bước thay đổi cả nội dung và phương thức hợp tác cho phù hợp với tình
hình mới. Tuy nhiên, quan hệ hợp tác giai đoạn này cơ bản dựa trên cơ sở tinh thần
quốc tế vô sản, với phương thức chủ yếu là viện trợ và cho vay theo cơ chế tập trung
bao cấp, chưa tương xứng với yêu cầu của nhân dân hai nước và tầm cao của quan hệ
chính trị giữa hai Đảng và hai Nhà nước Việt Nam và Lào.


<i>Trong lĩnh vực hợp tác văn hóa, Việt Nam và Lào đều nhận thức sâu sắc ý nghĩa đặc</i>
biệt quan trọng và thiết thân của công việc này đối với cả hai bên. Việc quan trọng
hàng đầu là hai nước hợp tác quảng bá cuộc sống mới bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
cũng như truyền thống văn hóa tốt đẹp của mỗi nước. Hàng năm, hai bên thường
xuyên lập kế hoạch giao lưu văn hố nghệ thuật dưới các hình thức: trao đổi đồn
biểu diễn, tổ chức sáng tác mỹ thuật, tìm hiểu về chủ đề đất nước và con người, hợp
tác xuất bản, in và phát hành sách báo, văn hoá phẩm, phim ảnh. Hai nước còn giúp
nhau cung cấp một số thiết bị chuyên dụng về in, điện ảnh, sân khấu, phát thanh,
truyền hình, đồng thời phối hợp tuyên truyền giáo dục nhân dân hai nước về mối quan
hệ đặc biệt Việt – Lào, Lào – Việt, cũng như phối hợp tuyên truyền, tổ chức kỷ niệm
những ngày lễ lớn, qua đó tăng cường hiểu biết, gắn bó giữa nhân dân hai nước.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

được gửi ra nước ngoài. Niên khóa 1983 – 1984 có 206 học sinh tốt nghiệp cấp II, III
(100%); 1985 – 1986 có gần 200 học sinh tốt nghiệp, trong đó 95% tốt nghiệp cấp III
và 70% đạt loại khá, giỏi. Kết quả này là sự nỗ lực cao độ của cả hai phía, đã góp
phần thanh tốn nạn mù chữ, nâng cao một bước trình độ dân trí, hình thành đội ngũ
cán bộ trí thức, đặt nền móng khoa học – kỹ thuật cho sự phát triển của đất nước Lào.
Trong 6 năm, kể từ khi hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, trung bình mỗi
năm Việt Nam cử 900 chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau sang hợp tác với Lào
và đã đào tạo cho Lào 1/2 số cán bộ của Lào được đào tạo ở nước ngoài. Từ năm
1976 đến năm 1985, Việt Nam cử 5.957 chuyên gia các lĩnh vực sang hợp tác với
Lào.


Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ lý luận chính trị của
Đảng được coi là một nhiệm vụ chiến lược cơ bản thường xuyên của Đảng, Nhà nước
của cả hai nước. Đào tạo cán bộ chủ chốt cho Đảng và Nhà nước Lào ngày càng trở
thành một lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Lào.
Việt Nam cử nhiều chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm sang Lào xây dựng chương
trình giảng dạy cho Trường Đảng cao cấp của Đảng và Nhà nước Lào. Từ năm 1977 –
1989, Trường Nguyễn Ái Quốc X và Trường Nguyễn Ái Quốc đặc biệt đã phối hợp
cùng các cơ quan của hai nước đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và chun mơn
cho khoảng 1.000 cán bộ trung, cao cấp các ngành tuyên huấn, tổ chức, kiểm tra,
phóng viên, giảng viên Trường Đảng của Lào. Hợp tác giáo dục – đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực là một trong những thành tựu đặc biệt, khơng có nơi nào trên thế giới
có được, đó là sự tin cậy lẫn nhau, cùng giúp nhau xây dựng, củng cố nhân tố bên
trong hết sức cần thiết cho công cuộc bảo và vệ xây dựng của mỗi nước.


<i><b>4. Về hợp tác giữa các địa phương và ngoại giao nhân dân.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Ban Chấp hành Trung ương Hội hữu nghị của hai nước gồm đại diện của các cơ quan,
ban ngành ở Trung ương và đại diện các địa phương, phát triển chi hội hữu nghị đến
tận cấp huyện hoặc cơ sở.



Với những thành tựu to lớn đạt được sau chặng đường 10 năm (1976 –1985), thế và
lực của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ngày càng được củng cố vững chắc. Đây là
lúc Việt Nam lần lượt rút hết chuyên gia thường trú, chuyển sang chuyên gia vụ, việc
ngắn hạn. Sự kiện này chứng minh cho sự trưởng thành vượt bậc của Lào và hiệu quả
của những năm đầu thực hiện Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào. Sự
trưởng thành về mọi mặt của Lào đã thể hiện sự tin cậy lẫn nhau giữa Lào và Việt
Nam và hiệu quả của mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, không những giúp nhau bảo
vệ được chủ quyền lãnh thổ mỗi nước trong những năm đầu mới giải phóng mà cịn
giữ vững được chế độ mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, từng bước duy trì ổn định đời
sống nhân dân, tìm tòi con đường xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, khơng lệ
thuộc nước ngồi. Đây cũng chính là cơ sở vững chắc để quan hệ hữu nghị, đoàn kết
đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam không ngừng được củng cố và tăng cường
trong giai đoạn đổi mới tiếp theo.


<b>5. Quan hệ với Việt Nam:</b>


1. Ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao với Việt Nam: 05/9/1962.


2. Quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào
tiếp tục phát triển tốt đẹp. Hai bên duy trì tốt các cơ chế hợp tác song phương như cơ
chế họp thường niên của Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương (năm 2015
đã họp Kỳ thứ 37 tại Hà Nội và Kỳ thứ 38 tại Viêng-chăn, ngày 08/02/2017 đã họp
Kỳ thứ 39). Hai bên thường xuyên trao đổi nhiều đoàn cấp cao và các cấp, năm 2016
hai bên trao đổi 370 đoàn. Nổi bật các đoàn ta sang Lào có: Chủ tịch nước Trần Đại
Quang thăm cấp Nhà nước tới Lào (12-14/6/2016); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
tham dự HNCC ASEAN lần thứ 28 và 29 (06-08/9/2016); Thường trực Ban Bí thư
Đinh Thế Huynh thăm chính thức (11-13/4/2016); Bộ trưởng Bộ Cơng an Tơ Lâm
thăm chính thức (10-11/5/2016); Bộ trưởng Bộ Quốc phịng Ngơ Xn Lịch thăm
chính thức Lào và dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần 10



(23-26/5/2016). Bạn sang ta có các đồn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bun-nhăng
Vo-la-chít thăm hữu nghị chính thức (25-27/4/2016); Chủ tịch Quốc hội Pa-ny Ya-tho-tu dự
Kỷ niệm 70 năm Tổng tuyển cử (tháng 01/2016), Thủ tướng Lào Thoong-lun
Xi-xu-lít thăm chính thức Việt Nam (15-17/5/2016); Bộ trưởng Ngoại giao Lào Xạ-lởm-xay
Cơm-mạ-xít thăm chính thức Việt Nam (08-10/6/2016); Phó Thủ tướng, Tổng Thanh
tra Chính phủ Bun-thoong Chít-mạ-ni thăm làm việc (24-25/7/2016)


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

niên cấp Bộ trưởng Ngoại giao từ tháng 12/2014 (đã họp được 2 kỳ), Tham khảo
chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao (7/2015).
<b>6. Quan hệ an ninh, quốc phòng, biên giới: </b>


- Hợp tác an ninh, quốc phòng giữa hai nước không ngừng tăng cường và triển khai
tốt trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt về huấn luyện, đào tạo. Hai bên tiếp tục phối hợp
triển khai tốt các thỏa thuận hợp tác an ninh, quốc phịng.


- Hai bên đã tổ chức thành cơng Lễ tổng kết hoàn thành Dự án Tăng dày và tôn tạo hệ
thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào tại Hà Nội ngày 16/3/2016, với sự tham dự của
hai Thủ tướng Chính phủ. Hai bên ký Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc
giới Việt Nam-Lào và Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới
Việt Nam-Lào; tiếp tục đẩy mạnh triển khai Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về giải
quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú ở vùng biên giới Việt
Nam-Lào. Cơng tác tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ, quân tình nguyện Việt Nam được
triển khai tốt. Mùa khơ 2015-2016, hai bên đã tìm kiếm, cất bốc và hồi hương 233 bộ
hài cốt liệt sĩ, quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào.


4. Quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại:


- Tính đến tháng 2/2017, Việt Nam đầu tư sang có 408 dự án được cấp phép đầu tư,
tổng vốn đầu tư khoảng 3,7 tỷ USD.



Nhiều dự án đầu tư phát huy hiệu quả, sản xuất kinh doanh có lãi, đóng góp tích cực
vào công cuộc phát triển của hai nước, tạo công ăn việc làm, phúc lợi xã hội… giúp
Lào thực hiện tốt chính sách xóa nghèo, được phía Lào ghi nhận và đánh giá cao.
- Hai bên đã ký Hiệp định Thương mại mới (3/2015); Hiệp định Thương mại biên giới
(6/2015). Tuy nhiên, năm 2015, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1,12 tỷ USD
(năm 2014 đạt 1,4 tỷ USD). Kim ngạch thương mại Việt Nam – Lào năm 2016 đạt
823,4 triệu USD, giảm 26,7% so với năm 2015. Để thúc đẩy trao đổi thương mại hai
nước, Bộ Công Thương hai nước đã phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến Hiệp định
Thương mại và Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam-Lào tại tỉnh
Xa-vẳn-na-khệt và thủ đô Viêng-chăn (05-06/7/2016).


5. Một số lĩnh vực hợp tác khác:


- Về giao thông vận tải: hai bên đẩy mạnh triển khai các dự án kết nối về giao thông
vận tải trong khuôn khổ hợp tác song phương cũng như tiểu vùng; đã ký Bản Ghi nhớ
giữa hai Chính phủ về Chiến lược hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn
2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (14/9/2015); tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng mơ
hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” sang các cặp cửa khẩu quốc tế khác giữa hai
nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt – Lào trong lĩnh vực giáo dục và
phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020”; thực hiện hiệu quả chỉ thị của hai
Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hợp tác về giáo dục – đào
tạo. Lần đầu tiên, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào tổ chức “Triển lãm giáo dục đại học
Việt Nam” tại thủ đô Viêng-chăn (tháng 5/2016) để thu hút lưu học sinh Lào sang học
tại các trường đại học của Việt Nam theo diện tự túc.


- Về văn hóa-du lịch: tiếp tục phát triển, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng Cay-xỏn
Phôm-vi-hản đã ký Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2016-2017 tại thủ đô Viêng-chăn;


năm 2015, số khách Lào đến Việt Nam đạt 113.992 lượt người, số du khách Việt Nam
đi Lào khoảng hơn 950 nghìn lượt người.


- Về y tế: quan hệ hợp tác về y tế tiếp tục phát triển, nhất là giữa các tỉnh giáp biên.
Ta vừa động thổ xây dựng 02 bệnh viện hữu nghị mới tại tỉnh Hủa Phăn trị giá
khoảng 20 triệu USD và tại tỉnh Xiêng-khoảng trị giá 17,6 triệu USD.


6. Hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế: Hai bên phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn
nhau tại các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế; tiếp tục tăng cường hợp tác, phối
hợp với các nước thành viên ASEAN khác trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN
và duy trì đồn kết, đồng thuận của ASEAN trong các vấn đề chiến lược ở khu vực.
7. Trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước:


a. Lãnh đạo cấp cao ta thăm Lào:


- Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh (7/2001; 10/2006); Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(6/2011, 4/2014 dự tết cổ truyền của Lào; 11/2016).


- Chủ tịch nước Lê Đức Anh (11/1993); Chủ tịch nước Trần Đức Lương (6/1999);
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (02/2007); Chủ tịch nước Trương Tấn Sang


(02/2012 thăm chính thức, 11/2013 thăm nội bộ, 3/2015 thăm làm việc, 5/2015 dự lễ
khánh thành sân bay quốc tế Át-ta-pư); Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm cấp nhà
nước (6/2016).


- Thủ tướng Võ Văn Kiệt (8/1997); Thủ tướng Phan Văn Khải (5/2000); Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng (12/2006; 9/2011; 11/2012; 3/2013 thăm nội bộ, 11/2014 dự
HNCC CLV-8, 9/2015 thăm làm việc); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị
cấp cao ASEAN 28-29 (9/2016); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức
(4/2017).



- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (10/2002); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú
Trọng (4/2007); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (7/2012; 10/2012). Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (9/2016).


b. Lãnh đạo cấp cao Lào thăm Việt Nam:


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

(01/1999; 5/2002); Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn (6/2006,
8/2011; 12/2012, 10/2013 dự lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 8/2014 thăm nội
bộ); Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bun-nhăng Vo-la-chít thăm chính thức (4/2016).
- Thủ tướng Xi-xa-vat Keo-bun-phăn (7/1998); Thủ tướng Bun-nhăng Vo-la-chit
(7/2001; 4/2004); Thủ tướng Bua-xỏn Búp-phả-văn (8/2006); Thủ tướng Thoong-xỉnh
Thăm-ma-vông (3/2011, 02/2012, 7/2013, 3/2014 thăm nội bộ, 4/2014 dự HNCC Ủy
hội sông Mê Công lần thứ 2, 7/2015 thăm làm việc, 03/2016 dự Lễ tổng kết hoàn
thành dự án Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới); Thủ tướng Thoong-lun
Xi-xu-lít thăm chính thức (5/2016).


- Chủ tịch Quốc hội Xa-mản Vi-nha-kệt (6/2003; 01/2006); Chủ tịch Quốc hội


Thoong-xỉnh Thăm-mạ-vông (11/2006); Chủ tịch Quốc hội Pa-ny Ya-tho-tu (8/2011,
4/2012, 3/2015, 01/2016 dự lễ kỷ niệm 70 ngày tổng tuyển cử đầu tiên, 3/2017).
- Hiệp định Thương mại Việt Nam – Lào mới (3/2015).


- Hiệp định Thương mại biên giới (6/2015).


- Bản Ghi nhớ giữa hai Chính phủ về Chiến lược hợp tác trong lĩnh vực giao thông
vận tải giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (9/2015).


- Thỏa thuận Kế hoạch hợp tác Việt Nam-Lào năm 2016 (12/2015).
- Hiệp định hợp tác Việt Nam-Lào giai đoạn 2016-2020 (12/2015).



- Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam-Lào (3/2016).
- Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam-Lào
(3/2016).


- Bản Ghi nhớ giữa hai Chính phủ về hợp tác phát triển các dự án thủy điện đến năm
2030 và mua bán điện giữa hai nước (10/2016).


- Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Lào (4/2017), hai bên đã
ký 09 văn kiện hợp tác, gồm:


(i) Thoả thuận giữa Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và Bộ Cơng chính và Vận tải
Lào về hợp tác đầu tư quản lý và khai thác cảng Vũng Áng (cầu cảng 1,2,3);


(ii) Thỏa thuận giữa Bộ Giao thơng Vận tải Việt Nam và Bộ Cơng chính và Vận tải
Lào về đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Viêng Chăn – Thà Khẹc – Mụ Giạ - Tân Ấp
– Vũng Áng;


(iii) Thoả thuận giữa Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và Bộ Công chính và Vận tải
Lào về đầu tư xây dựng tuyến đường từ Phu-thít-phờng, tỉnh Lng-pha-băng đến
biên giới Na Son, giáp huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên;


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

tuyến đường từ Xay-xổm-bun – Tê-bê-lê – Phu-kong-khậu - Xặm-hỏ-pa-đông, tỉnh
Xay-xổm-bun;


(v) Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định q cảnh hàng hóa giữa Chính phủ nước
CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào năm 2009; (vi) Nghị định thư hợp
tác giáo dục-đào tạo nguồn nhân lực giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và
Chính phủ nước CHDCND Lào;



(vii) Biên bản ghi nhớ giữa hai Bộ Công Thương về việc xây dựng kho ngoại quan và
đường ống dẫn xăng dầu Hòn La – Khăm Muộn;


(viii) Thoả thuận hợp tác giữa Bộ Tài chính nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Tài
chính nước CHDCND Lào;


(ix) Biên bản ghi nhớ về việc mua bán điện tại Nhà máy nhiệt điện Xê-công giữa Tập
đồn Điện lực Việt Nam và Tập đồn Phơn-sắc, Lào./.


- Là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, quan hệ gắn kết anh em giữa hai dân
tộc đã được hình thành và hun đúc trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước và đặc biệt trong hơn bảy thập kỷ qua, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn
bó thủy chung giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Chủ tịch Cayxỏn Phom-vi-hẳn đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của
hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản
vô giá của cả hai dân tộc và là quy luật phát triển chung của hai nước trên con đường
phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.


Quan hệ hữu nghị đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam
càng phát triển sống động trong giai đoạn hồ bình, xây dựng đất nước phồn vinh, bảo
vệ vững chắc nền độc lập dân tộc


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Các tổ chức hội hữu nghị trên nhiều lĩnh vực với hàng nghìn hội viên từ Trung ương
đến cơ sở ra đời, nhiệm vụ chủ yếu là giới thiệu, thông tin cho các tầng lớp nhân dân
hai nước về lịch sử đất nước, con người, nền văn hóa, thành tựu xây dựng và bảo vệ
đất nước, làm cầu nối vận động và thúc đẩy các hoạt động hữu nghị, hợp tác và giao
lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật một cách có hiệu quả, thiết thực; tổ chức các
đồn hữu nghị, giao lưu, trao đổi thơng tin với các tổ chức xã hội - kinh tế - văn hóa
của hai nước.



Đặc biệt mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các tỉnh ngày càng thắt chặt phát triển
thành quan hệ kết nghĩa; không chỉ dừng lại ở 10 tỉnh có đường biên giới chung mà
cịn mở rộng ra các tỉnh, thành phố khác như thủ đô Hà Nội với Viêng Chăn...Tại các
tỉnh có đường biên giới chung, quan hệ kết nghĩa phát triển đến tận cơ sở, đó là kết
nghĩa huyện với huyện, bản với bản trên cơ sở phát huy và duy trì mối quan hệ đoàn
kết, hợp tác truyền thống láng giềng tốt đẹp, bảo đảm an ninh xã hội vùng biên, giải
quyết tốt những vấn đề nảy sinh, chủ động phối hợp tìm kiếm hài cốt liệt sĩ quân tình
nguyện Việt Nam trên đất Lào.


Tại Quảng Trị, quan hệ kết nghĩa bản - bản hai bên biên giới ngày càng đi vào chiều
sâu, đạt hiệu quả thiết thực. Đến nay toàn bộ 23/23 cặp bản đối diện của tỉnh Quảng
Trị với hai tỉnh Savẳnnakhệt và Xalavăn của Lào đã tổ chức kết nghĩa. Đây là việc
làm đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân hai bên biên giới, góp phần gìn giữ và
phát huy quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc mãi mãi về sau.


<i><b>* Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam</b></i>


- Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm vóc lịch sử to lớn trong
quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.


- Góp phần tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thân
thiện giữa hai dân tộc anh em tiến lên một tầm cao mới. Nhờ đó, đã giải quyết được
những khó khăn, thử thách mới với nhiều diễn biến phức tạp do sự can thiệp ngày
càng sâu của các nước đế quốc vào Đông Dương trong giai đoạn kháng chiến chống
ngoại xâm cũng như trong thời kỳ hịa bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của cả hai
dân tộc.


- Là cơ sở vững chắc để quân và dân hai nước tiếp tục sát cánh bên nhau chiến
đấu và giành nhiều thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung xâm lược và
tay sai, giành độc lập, tự do cho mỗi nước.



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15></div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×