Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

TAI LIEU TAP HUAN KY NANG XAY DUNG VA TO CHUC CAC HOAT DONG TRAI NGHIEM SANG TAO TRONG TRUONG TIEU HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.33 MB, 121 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỤC NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC. CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC. TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC. Nhóm tác giả PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa PGS.TS Nguyễn Văn Hiền TS. Trần Văn Tính ThS. Bùi Ngọc Diệp ThS. Nguyễn Hồng Đào. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hà Nội 2015. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> MỤC LỤC. Trang. Mục lục Danh mục từ viết tắt Module 1: Một số vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 3 Hoạt động 4 Module 2: Mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 3 Module 3: Đánh giá trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 3 Module 4: Hỗ trợ thông tin trực tuyến trong tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13. TỪ/CỤM TỪ Câu lạc bộ Công nghệ thông tin Giáo dục Giáo dục ngoài giờ lên lớp Giáo dục công dân Giáo viên Học sinh Thể dục thể thao Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trải nghiệm sáng tạo Xã hội. VIẾT TẮT CLB CNTT GD GDNGLL GDCD GV HS TDTT TH THCS THPT TNST XH. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> MODULE 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO. Mục tiêu: Học xong bài này, người học: Rút ra được bài học từ nghiên cứu chương trình HĐTNST của các nước trên thế giới. Phân biệt rõ trải nghiệm trong hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục và các kiểu “học đi đôi với hành” để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Phân tích được bản chất của sáng tạo và phát triển sự sáng tạo trong hoạt động trải nghiệm Phân tích được bản chất của năng lực và cấu trúc của năng lực, vai trò của hoạt động trong phát triển năng lực.. HOẠT ĐỘNG 1 TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT NAM Mục tiêu: - Học viên hiểu thêm về HĐTNST trong các chương trình GD của các nước trên thế giới từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. - Hiểu được vị trí của HĐTNST trong chương trình GD phổ thông mới. Thời gian: 30 phút Phương pháp: Hoạt động thảo luận nhóm Dụng cụ: Giấy A4, bút dạ. Tiến hành Bước 1: Đặt câu hỏi thảo luận Câu hỏi 1: Hoạt động TNST được triển khai ở một số nước có gì chung và khác biệt? Câu hỏi 2: Bạn học tập được gì từ việc nghiên cứu các chương trình HĐTNST này? Câu hỏi 3: Vị trí và vai trò của HĐTNST trong chương trình phổ thông mới như thế nào? ----------------------------------------------------------------------------------------------. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bước 2: Chia học viên thành nhóm 8 người. Các nhóm có cùng nhiệm vụ (2 câu hỏi trên). Chuẩn bị phương tiện làm việc nhóm. ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 3: Các nhóm thảo luận, chia sẻ và trình bày sản phẩm nhóm. ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 4: Một nhóm trình bày sản phẩm. Các nhóm khác hỏi đáp, tranh luận, bổ sung hoặc trình bày các ý kiến khác biệt. ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 5: Chia sẻ. Phân tích. Tổng kết kết quả làm việc THÔNG TIN NGUỒN I. Hoạt động TNST trong chương trình giáo dục phổ thông của một số nước trên thế giới 1. Hàn Quốc Chương trình hoạt động giáo dục được đề cập trong chương trình quốc gia của Hàn Quốc với tên gọi Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Nội dung chương trình đề cập đến tính chất, mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy và học tập. a. Tên gọi Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (creative experiential activities) b. Vị trí của hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một thành tố cấu thành nên chương trình cơ bản chung quốc gia (cùng với hệ thống các môn học bắt buộc, các hoạt động tự chọn) và được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12. Hoạt động ngoại khóa tuy không phải là một môn học đơn thuần nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của chương trình giáo dục chung quốc gia và có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động ngoại khóa sau các giờ học trên lớp, có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy, được thực hiện nhằm mục tiêu đào tạo ra các thế hệ nhân tài có định hướng tương lai với đầy đủ nhân cách và sức sáng tạo, biết vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về cơ bản mang tính chất là các hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Chương trình giáo dục trải nghiệm sáng tạo gồm có 4 nhóm hoạt động chính là hoạt động độc lập, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện và hoạt động định hướng. Về hoạt động cụ thể trong từng nhóm, nhà trường có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh động sao cho phù hợp với đặc điểm của học sinh, cấp học, khối lớp, nhà trường và điều kiện xã hội của địa phương. Các nhóm hoạt động và nội dung được nói tới ở đây chỉ mang tính chất tham khảo, các trường có thể lựa. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> chọn và tập trung thực hiện các chương trình khác nếu thấy chương trình đó giàu tính sáng tạo hơn chương trình này. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở cấp tiểu học lấy trọng tâm là hình thành những thói quen sinh hoạt cơ bản, nuôi dưỡng ý thức, tư duy tập thể cho học sinh, đồng thời phát hiện những tố chất, cá tính của các em. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở cấp THCS tập trung tạo dựng cho học sinh thái độ biết chung sống hòa hợp với mọi người trong cộng đồng, biết suy nghĩ tới hướng đi trong tương lai của bản thân, đồng thời biết tự phát hiện và khẳng định bản thân. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở THPT lấy trọng tâm là giúp định hướng các nhu cầu đa dạng của học sinh theo hướng lành mạnh, hình thành mối quan hệ giữa người với người toàn diện hơn, biết tự lựa chọn hướng đi cho bản thân và phát triển theo đúng bản chất của mình. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh, vì vậy nên tổ chức cho học sinh và giáo viên cùng tham gia bàn bạc, nêu ý kiến hoặc tự học sinh xây dựng kế hoạch và phân chia công việc. Tuy nhiên, việc cân nhắc tới những đặc trưng về văn hóa, khí hậu của nhà trường và địa phương để thực hiện một cách linh động, sáng tạo và sử dụng có hiệu quả thời gian, các yếu tố nhân, vật lực cũng là rất quan trọng. c. Mục tiêu Giúp học sinh tự nguyện tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời tham gia các hoạt động quan tâm chia sẻ tới những người xung quanh trên cở sở hiểu hơn về họ sẽ giúp định hướng, hình thành cho các em ý thức cộng đồng và những phẩm chất cao đẹp mà một người công dân thế giới cần có.  Học sinh tham gia vào các hoạt động sáng tạo, độc đáo, qua đó, nuôi dưỡng năng lực ứng phó một cách tích cực với môi trường đang dần biến đổi và thực hiện vai trò của một thành viên cấu thành nên xã hội.  Học sinh tham gia một cách tự nguyện, thường xuyên vào các hoạt động câu lạc bộ, qua đó, giúp phát huy theo hướng sáng tạo sở thích và năng lực đặc biệt của các em, đồng thời, nuôi dưỡng năng lực hợp tác, đoàn kết trong học tập và xây dựng một tác phong luôn tìm tòi, sáng tạo.  Giúp các em biết quan tâm, chia sẻ với hàng xóm láng giềng và những người những người xung quanh, hình thành thói quen sinh hoạt bảo vệ môi trường tự nhiên, và hơn thế nữa, giúp các em nhận ra giá trị của cuộc sống.  Giúp các em phát hiện ra năng lực, tố chất và sở thích của bản thân, từ đó xây dựng bản sắc, cá tính riêng của mình, giúp các em biết lập kế hoạch và chuẩn bị cho hướng đi tương lai của bản thân. d. Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo được đề cập trong chương trình quốc gia bao gồm: hoạt động tự chủ, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện, hoạt động định hướng. Trong mỗi hoạt động có đề cập đến tính chất và các hoạt động nhỏ. Cụ thể như sau:. Nhóm hoạt Tính chất động. Hoạt động. Hoạt động tự Nhà trường đẩy mạnh chủ phát triển các hoạt động tự chủ, lấy trung tâm là các em học sinh; học sinh hăng hái tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường..  Hoạt động thích ứng  Hoạt động tự quản.  Hoạt động tổ chức sự kiện.  Hoạt động sáng tạo độc đáo…vv. Hoạt câu lạc bộ.    . động Học sinh tự nguyện tham gia vào các hoạt động câu lạc bộ để bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, hợp tác; phát huy sở thích và năng lực đặc biệt của bản thân.. Hoạt động Học sinh tham gia vào các tình nguyện hoạt động chia sẻ quan tâm tới hàng xóm láng giềng và những người xung quanh, hoạt động bảo vệ môi trường.. Hoạt động học thuật Hoạt động VHNT. Hoạt động thể thao Hoạt động thực tập siêng năng.  Hoạt động đoàn hội thanh thiếu niên… vv.  Hoạt động tình nguyện trong trường.  Hoạt động tình nguyện địa phương.  Hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên.  Hoạt động chiến dịch… vv. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Nhóm hoạt Tính chất động Hoạt động định hướng. Hoạt động. Thông qua các hoạt động phát triển bản thân phù hợp với năng lực, đặc điểm và sở thích của mình, học sinh sẽ tìm hiểu và lên kế hoạch cho hướng đi tương lai của mình..  Hoạt động khám phá bản thân  Hoạt động tìm hiểu thông tin về hướng phát triển tương lai.  Hoạt động lập kế hoạch cho định hướng tương lai  Hoạt động trải nghiệm… vv. Hoạt động lập kế hoạch cho hướng đi tương lai. -. Hoạt động trả nghiêm … Tuy nhiên, văn bản chương trình cũng nhấn mạnh những nội dung hoạt động đưa ra trong chương trình đào tạo này chỉ mang tính chất tham khảo, có thể tùy vào mức độ tiến bộ của học sinh, đặc điểm khu vực và thực tiễn của nhà trường vv… mà lựa chọn và thực hiện những nội dung thích hợp nhằm đạt được mục tiêu. e. Kế hoạch giáo dục (thời lượng) Thời lượng dành cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo cấp Tiểu học được đề cập trong chương trình quốc gia như sau1 Lớp Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Thời lượng (giờ*). 30. 34. 34. 68. 68. 68. *: với quy ước mỗi giờ học ở Tiểu học tương đương với 40 phút Phần tổ chức và hỗ trợ của chương trình quốc gia cũng đưa ra một số lưu ý đối với thời lượng bài giảng cho các hoạt động ngoại khóa sáng tạo. Theo đó: Thời lượng bài dạy dành cho các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được nhà trường phân chia theo nhóm các hoạt động và dựa trên xem xét các nhu cầu của học sinh, đặc điểm của nhà trường và địa phương, tuy nhiên tùy theo các giai đoạn phát triển của học sinh, nhà trường có thể lựa chọn nội dung và lĩnh vực hoạt động phân theo cấp học, năm học và tập trung vào thực hiện nội dung đó. Số giờ hoạt động ngoại khóa có thể được tăng lên nhiều hơn so với số giờ tiêu chí tùy theo nhu cầu của nhà trường, đồng thời, việc quản lý thời gian cũng được thực hiện một cách linh động bằng nhiều các phương thức như tổng hợp, tập trung… vv g. Phương thức thực hiện việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo 1. Nguồn: chương trình quốc gia năm 2007, Bộ giáo dục Hàn Quốc.. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện trực tiếp bởi nhà trường. Dựa trên những định hướng từ chương trình quốc gia, nhu cầu của học sinh, đặc điểm của nhà trường và địa phương, nhà trường xây dựng một kế hoạch hoạt động ngoại khóa sáng tạo theo từng cấp học, năm học và tập trung vào thực hiện nội dung đó. Các sở giáo dục tỉnh, thành phố và địa phương sẽ hỗ trợ nguồn nhân lực như người chỉ đạo, trợ lý… vv, cung cấp nguồn vật lực như tất cả các trang thiết bị, tài liệu… vv, và các chương trình cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo (phát triển và phổ cập các tài liệu hướng dẫn và các chương trình của hoạt động thực tế sáng tạo, cải thiện các khóa đào tạo hàng năm, điều hành hoạt động của trường nghiên cứu… vv). h. Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo Được đề cập trong nội dung theo từng nhóm hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Nhìn chung, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức với các hình thức đa đa dạng, phong phú, từ hoạt động thảo luận, tuyên truyền, trải nghiệm thực tế, điều tra học thuật đến hội diễn khoa học, nghệ thuật… Cụ thể như sau: Nhóm hoạt Nội dung theo từng nhóm hoạt động động Hoạt động tự (1)Hoạt động thích nghi chủ  Các hoạt động giúp các em thích nghi với môi trường mới sau khi nhập học, lên lớp, chuyển trường…  Các hoạt động giúp hình thành thói quen sinh hoạt cơ bản như trật tự trên dưới, lễ nghi, phép lịch sự, chúc mừng, tạo dựng mối quan hệ thân mật, thầy trò đồng hành…vv  Các hoạt động tư vấn học tập, sức khỏe, tính cách, bạn bè… (2)Hoạt động tự quản  Các hoạt động phân chia mỗi người 1 vị trí, mỗi người một bộ phận trong khoa, trong lớp.  Các hoạt động bàn bạc, chỉ đạo tổ chức, các buổi thảo luận, các buổi hội ý…vv (3)Hoạt động tổ chức sự kiện  Các sự kiện như lễ khai mạc, lễ nhập học, lễ tốt nghiệp, lễ kỉ niệm, lễ chúc mừng…vv  Các buổi triển lãm, buổi giới thiệu, hội diễn khoa học, nghệ thuật, hội thi đấu, đại hội tranh tài…  Các hoạt động đánh giá thể lực, kiểm tra thể hình, thể chất của cho học sinh, đại hội thể dục thể thao, hội thi đấu giao hữu, rèn luyện một đời sống sinh hoạt an toàn…vv  Các hoạt động huấn luyện, học tập thực tế, du lịch khảo sát thực tế, điều tra học thuật, tìm hiểu về di sản văn hóa, chuyến đi khám phá đất nước, trải nghiệm văn hóa nước ngoài…vv (4)Hoạt động sáng tạo độc đáo  Các hoạt động độc đáo, đặc trưng của từng học sinh, từng lớp, từng khóa, từng trường và từng địa phương… vv  Các hoạt động kế thừa, phát huy truyền thống nhà trường… vv. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Nhóm hoạt Nội dung theo từng nhóm hoạt động động Hoạt động câu (1)Hoạt động học thuật lạc bộ  Hội thoại bằng tiếng nước ngoài, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu, nghiên cứu xã hội, nghiên cứu đa văn hóa… vv  Phát minh, sử dụng hiệu quả máy tính, internet, báo chí… vv (2)Hoạt động văn hóa nghệ thuật  Văn nghệ, sáng tác, hội họa, điêu khắc, thư pháp, nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật hiện đại… vv  Thanh nhạc, nhạc cụ, nhạc kịch, ô pê ra… vv  Diễn kịch, phim, phát thanh truyền hình, chụp ảnh… vv (3)Hoạt động thể dục, thể thao  Các môn thể thao dùng bóng, điền kinh, bơi lội, thể dục nhịp điệu, cầu lông, trượt băng, đi bộ, cắm trại…vv  Các trò chơi dân gian, môn vật, Taekwondo, Taekkyon, võ thuật… vv (4)Hoạt động thực tế siêng năng  Nấu ăn, thêu thùa, may vá, cắm hoa… vv  Chăn nuôi, trồng trọt, tạo cảnh… vv  Thiết kế, làm mộc, chế tạo rô bốt… vv (5)Hoạt động đoàn thể thanh niếu niên  Liên đoàn hướng đạo (scout), liên đoàn nữ hướng đạo (girl scouts), đoàn thanh niên, hội liên hiệp thanh niên chữ thập đỏ, hướng đạo sinh thế giới, hướng đạo sinh hải dương… vv Hoạt động tình (1) Hoạt động tình nguyện trong nhà trường nguyện  Giúp đỡ các bạn học kém, các bạn là người khuyết tật, ốm yếu, bệnh tật, các bạn học sinh con em gia đình đa văn hóa… vv (2) Hoạt động tình nguyện tại địa phương  Giúp đỡ công việc tại các công trình phúc lợi, công trình công cộng, bệnh viện, nông thôn, làng chài,… vv  Giúp đỡ những người nghèo khó xung quanh, làm các công việc mang tính chất động viên, giúp đỡ tại các cô nhi viện, viện dưỡng lão, bện viện, doanh trại quân đội…vv  Cứu hộ thiên tai, hợp tác quốc tế cứu hộ dân tị nạn… vv  Hoạt động bảo vệ môi trường.  Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo vệ tự nhiên, hoạt động trồng cây gây rừng, tạo thói quen sinh hoạt ít gây ô nhiễm môi trường….vv  Bảo vệ công trình công cộng, di sản văn hóa..vv (3) Hoạt động chiến dịch  Các hoạt động chiến dịch về trật tự xã hội, chiến dịch an toàn giao thông, chiến dịch làm. 1.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Nhóm động. hoạt Nội dung theo từng nhóm hoạt động. trong sạch môi trường xung quanh trường học, chiến dịch bảo vệ môi trường, chiến dịch hiến máu, chiến dịch khắc phục các định kiến…vv Hoạt động định (1)Hoạt động khám phá bản thân hướng  Các hoạt động giúp hiểu về bản thân, bồi dưỡng, phát triển tâm hồn, khám phá phong cách cá tính riêng biệt của bản thân, hình thành giá trị quan, và tìm hiểu các hướng đi khác nhau. (2)Hoạt động tìm hiểu thông tin cho hướng đi tương lai  Hoạt động tìm hiểu thông tin về học tập, thông tin thi đầu vào, tìm hiểu thông tin, tới thăm quan ngôi trường đang hướng tới… vv  Hoạt động tìm hiểu thông tin về công việc, tư cách và tiêu chí lựa chọn của công ty mà mình hướng tới, đến thăm quan nơi làm việc, tìm hiểu về đào tạo học việc và xin việc… (3)Hoạt động lập kế hoạch cho hướng đi tương lai  Các hoạt động tư vấn, hướng dẫn hướng nghiệp, lập kế hoạch cho hướng đi tương lai về học tập hoặc công việc… vv (4)Hoạt động trải nghiệm thực tế công việc  Hoạt động tìm hiểu về thế giới học tập và làm việc, trải nghiêm thực tế công việc… vv i. Đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo Văn bản chương trình đề cập đến mục đích của hoạt động đánh giá và quy trình giải thích kết quả và đánh giá. Cụ thể là: a. Đánh giá để các hoạt động được tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, và mục tiêu giáo dục. b. Giải thích kết quả và đánh giá theo trình tự như sau: xây dựng mục tiêu, lựa chọn khâu đánh giá, chế tạo dụng cụ, thực hiện đánh giá, xử lý kết quả. 2. Trung Quốc a. Tên gọi Hoạt động thực tiễn tổng hợp b. Vị trí của Hoạt động thực tiễn tổng hợp trong chương trình giáo dục Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá Trung Quốc đang đòi hỏi giáo dục phải đào tạo, bồi dưỡng một lớp người “có tình yêu Tổ quốc XHCN, có năng lực thích ứng với đời sống xã hội, tham gia lao động xã hội và không ngừng hấp thu tri thức mới; có chí tiến thủ, tinh thần sáng tạo cái mới, dũng cảm phấn đấu gian khổ; có tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và phẩm chất tâm lí cá nhân tốt đẹp; có năng lực phân biệt phải trái, xấu đẹp, thiện ác, chống lại tư tưởng sai lầm và phương thức sinh hoạt không tốt,…”. Để thực hiện được mục tiêu đó thì phải bắt đầu từ việc tạo ra sự chuyển biến và đổi mới tư tưởng, quan niệm giáo dục, khắc phục mô thức giáo dục “ứng thí” đơn thuần chạy theo việc lên lớp đang tồn tại trên thực tế, thực hiện giáo dục tố chất. Tức là, phải kiên trì hướng tới toàn thể học sinh, làm cho mỗi học sinh đều được phát triển; kiên trì phát triển toàn diện tố chất của học sinh, làm cho học sinh phát triển về các mặt: đức, trí, thể, mĩ, lao động; kiên trì giáo dục kết hợp chặt chẽ với thực tế phát triển kinh tế và xã hội, làm cho học sinh phát. 1.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> triển theo hướng thích ứng với công cuộc xây dựng văn minh vật chất và văn minh tinh thần; kiên trì dạy học theo năng lực, làm cho cá tính và sở trường của học sinh phát triển lành mạnh; coi trọng địa vị chủ thể của học sinh trong quá trình học tập, làm cho học sinh phát triển chủ động, linh hoạt và sinh động. Mục tiêu và yêu cầu như vậy không chấp nhận cách dạy học phiến diện, chỉ thiên về truyền thụ tri thức văn hoá, khoa học, kĩ thuật, trái lại, đòi hỏi cách dạy học mới trên cơ sở xây dựng được một chương trình giáo dục quán triệt toàn diện phương châm giáo dục học đi đôi với hành, nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục, đi sâu cải cách lĩnh vực giáo dục và dạy học. Vì vậy, bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện chương trình môn học theo hướng thúc đẩy sự phát triển hài hoà của học sinh về các mặt: đức, trí, thể, mĩ, Trung Quốc cũng đã thực sự bắt tay vào việc xây dựng chương trình hoạt động, coi hoạt động ngoài giờ lên lớp là bộ phận hữu cơ của chương trình, chứ không chỉ đơn thuần là hoạt động có tính chất phụ trợ, tự nguyện của học sinh. c. Mục tiêu Mục tiêu của hoạt động thực tiễn tổng hợp chú trọng tính đồng đều và tính khác biệt về sự phát triển của học sinh. Chương trình hoạt động chú trọng bồi dưỡng hứng thú, sở thích, năng lực sáng tạo và tài năng đặc biệt của học sinh, vì vậy rất chú ý đến tính khác biệt trong sự phát triển của học sinh, cho phép học sinh trong cùng một nhóm hứng thú, sở thích có sự khác biệt trong sự phát triển năng lực. Ví dụ: cùng là nhiệm vụ vẽ một bức tranh, nhưng dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh giỏi có thể trong 2 giờ, học sinh khá có thể vẽ trong 3 giờ và học sinh yếu hơn có thể vẽ trong 5 – 6 giờ. Điều này khác với chương trình môn học ở chỗ, chương trình môn học rất coi trọng sự đồng đều, tính thống nhất trong sự phát triển của học sinh. d. Nội dung của chương trình hoạt động thực tiễn tổng hợp Chương trình hoạt động được thiết kế dựa vào “Kế hoạch chương trình“ do Bộ Giáo dục xây dựng và quán triệt yêu cầu của mục tiêu đào tạo, thể hiện hàm nghĩa bản chất và đặc điểm của chương trình hoạt động và phù hợp với tình hình thực tế của từng trường của từng địa phương. Chương trình hoạt động chủ yếu có hai loại chính, đó là chương trình hoạt động chung và chương trình hoạt động theo hứng thú. Chương trình hoạt động chung thể hiện yêu cầu chung của nhà nước và xã hội đối với sự phát triển thể chất và tâm hồn của học sinh và bao gồm các hình thức như sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, thực tiễn xã hội và rèn luyện thể dục thường xuyên. Chương trình hoạt động theo hứng thú được thiết kế nhằm thoả mãn nhu cầu khác nhau của cá thể học sinh, bồi dưỡng sở thích và tài năng đặc biệt của học sinh và bao gồm các hoạt động khoa học kĩ thuật, văn học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao,… Học sinh có thể chọn một trong những hoạt động đó. e. Kế hoạch giáo dục (thời lượng) Thời lượng tổ chức hoạt động thực tiễn xã hội là 1 tuần trong tổng số 52 tuần học. g. Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục Bao gồm 5 hình thức chính: - Loại hình thao tác thực tế. Mục đích là thay đổi đối tượng hoạt động, snág tạo thành quả vật chất, nâng cao năng lực thao tác thực tế của học sinh. Để đạt mục đích này, phải áp dụng các biện pháp như: trồng trọt, nuôi trồng, sửa chữa, chế tác, đan lát, thực nghiệm,… Phương pháp hướng dẫn của giáo. 1.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> viên chủ yếu là hỗ trợ học sinh thiết kế phương án, bắt tay vào thực hiện, hướng dẫn học sinh hiểu được đạo lí khoa học trong khi thao tác. - Loại hình sáng tác văn nghệ. Mục đích là thông qua việc sáng tác các tác phẩm văn nghệ để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình, nâng cao khả năng sáng tác. Biện pháp chủ yếu là: vẽ, điêu khắc, nhiếp ảnh, viết văn,… Phương pháp chỉ đạo của giáo viên chủ yếu là hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích, sắp xếp ý tứ và luyện bút. - Loại hình vui chơi, biểu diễn. Mục đích là nâng cao năng lực biểu diễn văn nghệ và kĩ thuật thi đấu thể thao, đạt được hiệu quả rèn luyện tình cảm, tăng cường tài năng. Biện pháp chủ yếu là: vui chơi, ca hát, chơi đàn, nhảy múa, ngâm thơ và biểu diễn, thi đấu thể dục thể thao. Phương pháp chỉ đạo của giáo viên chủ yếu là chỉ ra các chỗ quan trọng nhất và biểu diễn luyện tập thị phạm. - Loại hình nghiên cứu, điều tra. Mục đích là hướng dẫn học sinh nhận thức đúng đắn hiện tượng xã hội và hiện tượng tự nhiên, nâng cao năng lực quan sát và phân tích vấn đề. Biện pháp chủ yếu là: quan sát, điều tra, tham quan, đo đạc, tra cứu tư liệu, viết báo cáo điều tra, báo cáo nghiên cứu. Phương pháp chỉ đạo của giáo viên chủ yếu là hỗ trợ học sinh thu thập tư liệu và phân tích vấn đề. - Loại hình thảo luận, giao lưu. Mục đích là bồi dưỡng tinh thần phê phán và năng lực tiếp thu, so sánh của học sinh. Biện pháp chủ yếu là: toạ đàm, thuyết giảng, thảo luận, biện luận, bình luận điện ảnh, bình luận tác phẩm,… Phương pháp chỉ đạo của giáo viên chủ yếu là giảng giải, tổ chức thảo luận. 3. Singapore a. Tên gọi - Hoạt động ngoại khóa (Co-curricular activities hoặc extracurricular activities) - Chương trình học tập năng động (Programe for active learning) trong đó bao gồm hoạt động giáo dục ngoài trời (outdoor education) b. Vị trí của hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục Hoạt động ngoại khóa và chương trình học tập năng động được khẳng định là một “thành phần cốt lõi của toàn bộ trải nghiệm ở nhà trường”2, cung cấp một nền tảng xác thực cho việc học tập sẽ diễn ra.. c. Mục tiêu 2. Nguồn: 1.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Chương trình mới của Sungapore được xây dựng theo định hướng phát triển các năng lực thế kỉ 21 cho học sinh. Theo đó, mục tiêu của hoạt động ngoại khóa và chương trình học tập năng động nhằm phát triển các năng lực của học sinh, kết hợp cùng với việc giảng dạy các môn học khác trong chương trình quốc gia để học sinh đạt được những năng lực cốt lõi của thế kỉ 21. Cụ thể là3: - Rèn luyện thân thể và các môn thể thao - mang lại thân thể cường tráng, rèn luyện tinh thần đồng đội và thi đấu công bằng cho học sinh. - Truyền cho học sinh những cảm nhận về sự tinh tế và nhận thức về nền văn hoá phong phú, các di sản của xã hội đa sắc tộc. - Giúp học sinh trở thành những công dân tốt thông qua việc bồi dưỡng cho học sinh niềm tin vào bản thân, tính kiên cường, tính kỷ luật và tinh thần hỗ trợ lẫn nhau. - Phát triển toàn diện các năng lực xã hội và ý thức công dân, khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường. d. Nội dung của hoạt động giáo dục - Nội dung của hoạt động ngoại khóa bao gồm học tập và sinh hoạt theo những giá trị đạo đức, tiếp thu và thực hành những kĩ năng mềm, hội nhập xã hội- chia sẻ và phổ biến kinh nghiệm cho các đối tượng trẻ em khác nhau, nền tảng và các nhóm dân tộc. - Nội dung của chương trình học tập năng động sẽ cho học sinh cơ hội được trải nghiệm: kinh nghiệm trong tự nhiên, học tập tổng hợp một cách sáng tạo; tạo cơ hội cho trẻ em để tự tạo nên sản phẩm của mình; kết hợp các giá trị giáo dục và học tập xã hội, cảm xúc; cung cấp cơ hội được thưởng thức và vui vẻ4. e. Kế hoạch giáo dục (thời lượng) Thời lượng cho hoạt động ngoại khóa không quy định theo giờ ở từng năm học. Đối với cấp Tiểu học, hoạt động ngoại khóa chỉ dành cho đối tượng từ lớp 3 đến lớp 6 (upper primary) Chương trình học tập năng động dành cho đối tượng học sinh lớp 1 và 2 cấp Tiểu học Singapore lại phân bổ thời lượng theo tuần 5. Theo đó, các chủ đề (module) được thiết kế trong chương trình này sẽ được tổ chức với thời lượng 7 đến 10 tuần, và mỗi tuần là hai giờ được thực hiện kèm với thời gian học tập chương trình môn học: sẽ có 3-4 module được thực hiện ở ngoài trường dành cho các hoạt động thể thao và trò chơi, giáo dục ngoài trời và triển lãm nghệ thuật. Thời lượng cụ thể tùy thuộc vào điều kiện từng trường, từng năm học. Ví dụ thời lượng giành cho chương trình học tập năng động ở trường Tiểu học Park View năm 2013 như sau6. 3. Nguồn: Nguồn: 5 Nguồn: 6 Nguồn: 4. 1.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> g. Phương thức thực hiện việc tổ chức các hoạt động giáo dục Có một Ủy ban phụ trách về hoạt động ngoại khóa trực thuộc Bộ giáo dục Sungapore chịu trách nhiệm toàn bộ về việc chỉ đạo thực hiện hoạt động này ở các nhà trường. Mỗi trường học lại có một hội đồng phụ trách để chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện và đến các Câu lạc bộ, Hội, …. h. Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục Hoạt động ngoại khóa: giành cho đối tượng từ lớp 3 đến lớp 6. Các em được tham gia vào hai hoạt động là Nhóm đồng phục và nhóm trình diễn nghệ thuật Nhóm hoạt động Hoạt động Nhóm đồng phục Các em tham gia tích cực vào các sự kiện quốc gia và thể hiện sự nhận thức cũng như trân trọng với nền văn hóa của các quốc gia khác thông qua các cuộc thảo luận có giáo viên hướng dẫn Nhóm trình diễn nghệ Các em có thể đưa ra các đề xuất về chủ đề thuật hoặc nọi dung của tác phẩm nghệ thuật liên. 1.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> quan đến các vấn đề toàn cầu và địa phương Chương trình học tập năng động được thiết kế theo các module (nghệ thuật hình ảnh, hoạt động ngoài trời, trình diễn nghệ thuật, trò chơi và thể thao); hoạt động trong từng module lại tùy thuộc vào chương trình nhà trường. Ví dụ về hình thức tổ chức 4 module trên ở với trường Tiểu học Park View như sau7: Module Hoạt động Nghệ thuật hình ảnh Học sinh Tiểu học 1 sẽ được giới thiệu về những điều cơ bản của vẽ phác thảo, các loại mẫu vật; các kĩ thuật chính xác của màu và màu sắc pha trộn. Các em cũng sẽ được thực hành và thể hiện sự tự do sáng tạo. Học sinh Tiểu học 2 thì lại được thử thách trong việc tưởng tượng và vẽ ra các động vật biển. Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ và ý tưởng của mình thông qua các hoạt động nhóm Hoạt động ngoài trời Học sinh sẽ tham gia hoạt động này qua 7 bài học được thiết kết 1. Những cái gì đang sống trong khu vườn? 2. Em là cái cây đang lớn 3. Khu vườn của màu sắc 4. Gói gém đồ đạc cho dã ngoại 5. Hành trình tới khu vườn cộng đồng Pasir Ris. 6. Làm việc trong sự hòa hợp 7. hành trình tới công viên Hort Trình diễn nghệ thuật Tiểu học 1 học về bài trình diễn Rainbow Tiểu học 2 học về bài trình diễn Big Band Swing Trò chơi và thể thao Các hoạt động thể thao và trò chơi như: cân bằng, cuộn tròn, đá, ném, nhảy, trò chơi Fiesta i. Đánh giá hoạt động giáo dục Đối với Singapore, hoạt động đánh giá được định hướng khá cụ thể, chi tiết. Đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khóa với học sinh thông qua hệ thống xếp loại8. 7 8. Nguồn: Nguồn: gfbgfb. 1.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Tuy nhiên cấp Tiểu học thì chỉ đánh giá chứ không tính điểm sau khi kết thúc cấp học. 4. Australia a. Tên gọi - Hoạt động ngoại khóa (extracurricular activities) - Hoạt động giáo dục ngoài trời (outdoor education) b. Vị trí của hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục Ở Australia, hoạt động giáo dục ngoài trời (outdoor education activities) được coi là một môn học trong chương trình giáo dục, thực hiện xuyên suốt từ bậc mẫu giáo đến hết lớp 12. Hoạt động giáo dục ngoài trời kết hợp mục tiêu học tập của các môn học khác như Giáo dục thể chất và sức khỏe, Địa lí, Lịch sử, Khoa học, Toán, Tiếng Anh và Nghệ thuật để học sinh được phát triển về tinh thần tự lực, sự phụ thuộc lẫn nhau và sự lãnh đạo, sự phát triển của tinh thần phiêu lưu mạo hiểm, quản lí những rủi ro cá nhân, hành trình an toàn trong tự nhiên,… Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khóa (extracurricular activities) là hoạt động được thực hiện song song với các môn học trong nhà trường. Học sinh có thể lựa chọn để tham gia vào một số hoạt động ngoài chương trình giảng dạy bắt buộc. Chúng được thiết kế để hỗ trợ học tập và phát triển . Tóm lại, hoạt động giáo dục có thể được coi là một môn học hoặc là hoạt động được thực hiện song song với chương trình môn học ở nhà trường nhưng luôn có một vị trí quan trọng trong việc phát triển toàn diện học sinh. c. Mục tiêu Hoạt động giáo dục ngoài trời trong chương trình Australia 9 (outdoor education) được hiểu là một môn học nhà trường mà tập trung vào việc học tập của cá nhân về bản thân, người khác và môi trường. Hoạt động giáo dục ngoài trời kết hợp mục tiêu học tập của các môn học khác như Giáo dục thể chất và sức khỏe, Địa lí, Lịch sử, Khoa học, Toán, Tiếng Anh và Nghệ thuật. Môn học này giảng dạy tốt nhất về tinh thần tự lực, sự phụ thuộc lẫn nhau và sự lãnh đạo, sự phát triển của tinh thần phiêu lưu mạo hiểm, quản lí 9. Nguồn: 1.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> những rủi ro cá nhân, hành trình an toàn trong tự nhiên, giá trị của hoạt động giải trí ngoài trời để thưởng thức, sức khỏe và hành phúc, hiểu biết về tự nhiên thông qua những kinh nghiệm trực tiếp và học tập, và cho sự phát triển những mối quan hệ giữa con người và tự nhiên một cách sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, việc giảng dạy hoạt động ngoài trời còn được coi là duy nhất để cung cấp hàng loạt những mục tiêu học tập của Giáo dục sức khỏe và thể chất bởi: Cung cấp những liên hệ cá nhân trực tiếp với tự nhiên (ngoài trời) - theo cách mà thúc đẩy việc thưởng thức những hoạt động ngoài trời và tự nhiên. Sự thưởng thức này có thể là cơ sở cho hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời thông qua tuổi thọ. Phát triển năng lực và quản lí quan toàn ngoài trời - cho tất cả người dân Úc và đặc biệt có thể liên quan đối với những người trong môi trường đô thị hoặc sinh ra ở nước ngoài. Tạo điều kiện cho quan điểm xã hội quan trọng dựa trên mối quan hệ con người với tự nhiên - thông qua việc cung cấp những trải nghiệm sống ngoài trời thay thế, giúp học sinh phản ánh lại trên các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. d. Nội dung của hoạt động giáo dục Việc xác định nội dung của hoạt động giáo dục ngoài trời dựa trên cơ sở đặc điểm của trẻ trong mối quan hệ với hoạt động ngoài trời. Nội dung chuỗi hoạt động ngoài trời ở cấp Tiểu học Australia được đề cập như sau10: - Các chủ đề thực hành: khám phá thông qua các chuyến thực tế - Kiến thức và kĩ năng: - Các kĩ năng động lực nhóm và lãnh đạo - Các kiến thức và kĩ năng cho hoạt động ngoài trời. - An toàn khi ở ngoài trời. - Nhận thức về môi trường - Quản lí môi trường, bảo tồn và văn hóa - Các chủ đề chính về sinh thái Những nội dung/ chủ đề học tập nêu trên là cơ sở nền tảng để đưa ra những hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục cho phù hợp. e. Kế hoạch giáo dục (thời lượng) Thời lượng cho hoạt động giáo dục ngoài trời được phân bổ linh động tùy từng cơ sở giáo dục và dưới sự hướng dẫn của một giáo viên Hoạt động giáo dục ngoài trời có kinh nghiệm và trình độ. Tại các cơ sở giáo dục được công nhận ở Australia, thời lượng dành cho hoạt động này với cấp Tiểu học thường là 80 giờ/ năm11. Việc phân bổ thời lượng cho hoạt động ngoại khóa ở các trường học tùy thuốc vào hoàn cảnh, điều kiện và sự linh động của từng trường. Ví dụ ở trường Goldfields Baptist College12, chương trình ngoại khóa giành riêng cho học sinh Tiểu học có tên là “Hoạt động sau giờ học” cung cấp cho học sinh ở độ tuổi này tiếp cận với những môn thể thao và hoạt động thể chất sau giờ học. Học sinh có khoảng 1 giờ sau giờ học để tham gia hoạt động này trong môi trường an toàn và có hỗ trợ cả tiệc trà trước khi tham gia. g. Phương thức thực hiện việc tổ chức các hoạt động giáo dục Việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài trời thuộc sự quản lí bởi Hội đồng hoạt động giáo dục ngoài trời Australia. Hội đồng này bao gồm các tổ 10. Nguồn: Nguồn: 12 Nguồn: 11. 1.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> chức thành viên đến từ các bang và một tổ chức liên bang là Tổ chức giáo dục ngoài trời Australia. Mỗi bang sẽ chịu trách nhiệm riêng trong việc xây dựng, hướng dẫn và giám sát các trường thực hiện hoạt động giáo dục ngoài trời cho học sinh Hội đồng giáo dục ngoài trời. Tổ… chức hoạt động giáo dục ngoài trời TrAustralia ường học. Hiệp hội giáo dục ngoài trời bang Nam Australia Trường học. Hiệp hội giáo dục ngoài trời bang Vicroria Trường học. h. Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục Hình thức tổ chức các nội dung hoạt động giáo dục được gợi ý và thực hiện bởi các hiệp hội giáo dục ngoài trời ở từng bang. Ví dụ hình thức tổ chức các hoạt động ngoài trời do Tổ chức giáo dục ngoài trời Australia đưa ra như sau13: Lớp 1-2 Lớp 3-4 Lớp 5-6 Các chủ thực hành. đề Khám phá thông qua các chuyến thực tế Ví dụ: những buổi dã ngoại cả ngày và ăn trưa ở công viên quốc gia hoặc những khu vực hoang sơ khác. Ngủ ngoài trường học hoặc những hoạt động bảo tồn như trồng cây. Kiến thức và kĩ Giới thiệu về tinh năng sinh hoạt thần tự lực và tác ngoài trời động tối thiểu. Ví dụ: chuẩn bị thức ăn trưa, tham gia hoạt động nhóm và tuân theo một lộ trình cho hoạt động ngoài trời.. Khám phá thông qua các chuyến thực tế để phát triển tính độc lập Ví dụ: cắm trại qua đêm với các vai trò và nhiệm vụ bao hàm. Hoạt động bảo tồn như dọn cỏ dại, loại bỏ rác.. Khám phá thông qua các hoạt động ngoài trời. Ví dụ: cắm trại qua đêm với một số đồ đạc có trọng lượng nhẹ. Giới thiệu về các hoạt động thực tế ngoài trời gắn với nước và đất. Hoạt động bảo tồn như chăm sóc các loại cây bản địa. Giới thiệu về tinh thần tự lực và tác động tối thiểu cho hoạt động cắm trại gọn nhẹ. Ví dụ: đóng gói các trang bị cá nhân cho việc cắm trại dài ngày, sống trong những chỗ ở tạm thời. Giới thiệu về tinh thần tự lực và tác động tối thiểu. Ví dụ: hỗ trợ việc chuẩn bị thức ăn, sống độc lập trong khuôn khổ của đợt cắm trại, sinh hoạt ngoài trời Các kĩ năng Giới thiệu về Giới thiệu về các Giới thiệu về lãnh động lực nhóm trách nhiệm cá hậu quả tự đạo và lãnh đạo nhân thông qua nhiên. Giới thiệu Ví dụ: các nhiệm 13. Nguồn: 1.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Lớp 1-2 các hoạt động ngoài trời Ví dụ: kiểm tra những thứ cần thiết để ăn và thưởng thức hoạt động ngoài trời, trách nhiệm của việc giao tiếp. Các kiến thức và kĩ năng cho hoạt động ngoài trời. Giới thiệu về sự tiện ích/ sự an ủi khi hoạt động ngoài trời Ví dụ : ngày đi bộ ăn trưa, các nhu cầu về nước. Đồ dùng hàng ngày và các thiết bị cần thiết.. An toàn khi ở Giới thiệu về môi ngoài trời trường an toàn trong môi trường ngoài trời. Ví dụ: di chuyển an toàn ra ngoài trời. Môi trường nước không kiểm soát., hồ, sông, ao, đập nước.. Nhận thức về Sự phản ánh trên môi trường kinh nghiệm ngoài trời. Cảm xúc và sự phản ứng với thiên nhiên và trò chơi ngoài trời. Ví dụ: quan sán. Lớp 3-4 về vai trò của nhóm và trách nhiệm Ví dụ: Tác động của việc chuẩn bị tốt. Giới thiệu về các vai trò trong nhóm như lãnh đạo (nhóm trưởng); người tiền trạm, hoa tiêu. Giới thiệu về trách nhiệm của các nhóm như nhóm chuẩn bị thức ăn. Giới thiệu về những tiện ích/ sự an ủi khi xa nhà Ví dụ: ngủ, vệ sinh, lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho cơ sở cắm trại hoặc các kì nghỉ ngoài trời qua đêm. Giới thiệu về việc ra quyết định toàn và khám phá trong môi trường ngoài trời. Ví dụ: bush an toàn. Thời gian với thiên nhiên và cuộc sống, sự phản hồi cảm xúc. Chiến lược ở ngoài trời vào ban đêm, những phản ứng hay những mối nguy hiểm có thể cảm nhận thực sự Ví dụ: đi bộ lúc. Lớp 5-6 vụ lãnh đạo, vai trò và phương pháp hoạt động nhóm có hiệu quả trong suốt hoạt động ngoài trời.. Giới thiệu về sự tự lực để cảm thấy thoải mái khi ở ngoài trời Ví dụ: khu vui chơi giải trí ở bãi biển, hồ hoặc sông, tùy thuộc vào địa điểm/ vị trí của trường học. Các kĩ năng hoạt động liên quan. Giới thiệu về đánh giá các mối nguy hiểm, và những kiến thức về lợi ích của thời gian trong môi trường ngoài trời. Ví dụ: an toàn ở bãi biển, hồ và sông. Sơ cứu ngoài trời và tự quản lí. Vai trò của người quản lí đất đai trong sự an toàn ngoài trời Đọc về thời thiết cho sự tiện lợi cá nhân và thưởng thức hoạt động ngoài trời. Ví dụ: điều tra nhiệt đôi môi trường địa. 2.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Lớp 1-2 Lớp 3-4 thiên nhiên, khám hoàng hôn, ban phá với ranh giới. đêm, giới thiệu về thiên văn học, giới thiệu về các mối nguy hiểm trong môi trường tự nhiên. Quản lí môi Tác động tối thiểu trường, bảo tồn qua một chuyến và văn hóa tham quan đi bộ và cải thiện môi trường địa phương Ví dụ: giữ những nhiệm vụ được chỉ định, tham gia làm sạch môi trường địa phương Các chủ đề Tự nhiên như là chính về sinh một người bạn thái Ví dụ: trải nghiệm cảm giác theo cách trải nghiệm tự nhiên của những người thổ dân như những câu chuyện. Tác động tối thiểu qua hoạt động cắm trại. Nhận biết những tác động và chăm sóc các loài cây bụi khác nhau Ví dụ: tham gia vào các dự án bảo tồn tại khu cắm trại Con người là một phần của tự nhiên Ví dụ: giới thiệu về thức ăn và nơi tạm trú. Giới thiệu về sự thay đổi hệ sinh thái từ những hiện tượng tự nhiên và không tự nhiên. Sức khỏe và Xác định không hoạt động gian mở và vui ngoài trời chơi Ví dụ: chuyên tham quan tới vườn quốc gia lân cận, bãi biển hoặc rừng và xác định các hoạt động có thể tổ chức ở đó. Tham gia vào các hoạt động giải trí ngoài trời trong không gian mở Ví dụ: giới thiệu về các hoạt động và trò chơi đòi hỏi ít hoặc không cần những thiết bị trong các khu vực không gian mở. Lớp 5-6 phương, gió và lượng mưa cũng như lựa chọn quần áo và những trang thiết bị phù hợp. Quan sát thực địa về thời tiết và các dấu hiệu của thời tiết đã xảy ra Tác động tối thiểu vào các giống loài không thuộc bản địa ở môi trường tự nhiên. Ví dụ: dự án khám phá những tác động sinh thái của thực và động vật được giới thiệu và cố gắng để quản lí chúng Con người và lịch sử tự nhiên Ví dụ: giới thiệu về quan sát tự nhiên và hệ sinh thái như sử dụng hướng dẫn khu vực như những nhà tự nhiên học. Học tập cách của thổ dân trong việc chăm sóc tới tự nhiên Tìm hiểu về các nguồn tài nguyên giải trí ngoài trời Ví dụ: điều tra cách để tham gia vào các hoạt động giải trí ngoài trời ở địa phương và những hỗ trợ cần thiết như các câu lạc bộ hoặc hoạt động cộng đồng. 2.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Như vậy có thể nhận thấy nét chung trong hình thức tổ chức nội dung hoạt động giáo dục ở các nước là được tổ chức dưới hình thức hoạt động của các nhóm, câu lạc bộ, tham gia các hoạt động trải nghiệm, thực hành để phát triển các kĩ năng cho học sinh, hình thành tính cách năng động, tích cực trong các hoạt động tập thể, sinh hoạt hàng ngày. Những hình thức hoạt động trên được thực hiện thông qua phương pháp thực hành và trải nghiệm thực tế để học sinh được tự mình khám phá, học hỏi bạn bè và phát triển cá nhân. II. Vị trí, chức năng của h oạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới 1. Hoạt động TNST thực hiện các mục tiêu của hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) Như chúng ta biết giáo dục phổ thông trang bị cho mỗi cá nhân sự đầy đủ và toàn diện kiến thức của nhiều lĩnh vực và các kỹ năng thái độ sống cần có để họ có thể bước vào cuộc sống xã hội sau này. Những nội dung giáo dục này được thực hiện thông qua các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp). Gọi tên hai hoạt động nhưng thực chất chúng luôn đi song song với nhau bởi “trong dạy có giáo, trong giáo có dạy”, không có việc dạy học kiến thức nào lại không đi với giáo dục phẩm chất con người; và cũng không có sự giáo dục đạo đức con người nào lại không có sự dạy trong đó. Tuy nhiên, đối với mỗi loại nội dung tri thức và tùy theo mục tiêu giáo dục mà nội dung giáo dục được chuyển tải nhiều hơn bằng con đường dạy học hay con đường giáo dục.. Giáo dục và Dạy học HOẠTĐỘNGTRẢI NGHIỆM SÁNGTẠO HĐ Giáo dục (nghĩa hẹp, bộ phận). Giáo dục (nghĩa rộng, tổng quát). HĐ Dạy học. Hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp được hiểu là những hoạt động có chủ đích, có kế hoạch, do nhà giáo dục định hướng, thiết kế, tổ chức trong và ngoài giờ học, trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theo nghĩa hẹp, hình thành ý thức, phẩm chất, giá trị sống, hay các năng lực tâm lý xã hội… Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) thực hiện các mục tiêu giáo dục trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể, sinh hoạt Đoàn Đội… Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, các mục tiêu của hoạt động giáo dục được thực hiện chỉ trong một dạng hoạt động, đó là hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Như vậy, căn cứ vào định nghĩa về hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các chương trình giáo dục phổ thông hiện hành của Việt Nam, của một số các nước khác như Anh, Mỹ và Hàn Quốc…; căn cứ vào yêu cầu đổi mới giáo dục và mục tiêu, chức năng nhiệm vụ của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, chúng tôi đưa ra khái niệm như sau: Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh. 2.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân. Khái niệm này khẳng định vai trò chủ đạo của nhà giáo dục đối với hoạt động này; tính tham gia trực tiếp, chủ động tích cực của học sinh; phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và tiềm năng sáng tạo; và hoạt động là phương thức cơ bản của sự hình thành và phát triển nhân cách con người. 2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo a. Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, giáo dục các phẩm chất người lao động, nhà nghiên cứu… Điều này giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn. b. Hình thức học qua hoạt động trải nghiệm rất đa dạng Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,...), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật... Mỗi một hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động. c. Học qua trải nghiệm là quá trình học tích cực và hiệu quả Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân học sinh. Nó có khả năng huy động sự tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của. 2.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> bạn bè… Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. d. Học qua trải nghiệm đòi hỏi khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường Khác với hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, hội khuyến học, hội phụ nữ, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương, những tổ chức kinh tế… Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng. Tùy nội dung, tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lượng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể là chủ trì, đầu mối hoặc phối hợp; có thể về những mặt khác nhau (có thể hỗ trợ về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt động hoặc đóng góp về chuyên môn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về tinh thần). Do vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo điều kiện cho học sinh được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo. e. Học qua trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được Lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người và thế giới xung quanh bằng nhiều con đường khác nhau để phát triển nhân cách mình là mục tiêu quan trọng của hoạt động học tập. Tuy nhiên có những kinh nghiệm chỉ có thể lĩnh hội thông qua trải nghiệm thực tiễn. Thí dụ, phân biệt mùi vị, cảm thụ âm nhạc, tư thế cơ thể trong không gian, niềm vui sướng hạnh phúc... những điều này chỉ thực sự có được khi học sinh được trải nghiệm với chúng. Sự đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang lại cho học sinh nhiều vốn sống kinh nghiệm phong phú mà nhà trường không thể cung cấp thông qua các công thức hay định luật, định lý... Tóm lại, học từ trải nghiệm là một phương thức học hiệu quả, nó giúp hình thành năng lực cho trẻ. Học từ trải nghiệm có thể thực hiện đối với bất cứ lĩnh vực tri thức nào, khoa học hay đạo đức, kinh tế, xã hội… Học từ trải nghiệm cũng cần được tiến hành có tổ chức, có hướng dẫn theo quy trình nhất định của nhà giáo dục thì hiệu quả của việc học qua trải nghiệm sẽ tốt hơn. Hoạt động giáo dục nhân cách học sinh chỉ có thể tổ chức qua trải nghiệm. 3. Vị trí của HĐTNST trong chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động Trải nghiệm sáng tạo được xếp vào nội dung tự chọn bắt buộc dành cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, là hoạt động giúp học sinh vận. 2.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được chia làm hai giai đoạn với hai nhóm mục tiêu như sau:  Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo tập trung vào việc hình thành các phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng sống... Thông qua hoạt động trải nghiệm học sinh được bước vào cuộc sống xã hội, được tham gia các đề án, dự án, các hoạt động thiện nguyện, hoạt động lao động... cũng như tham gia các loại hình câu lạc bộ khác nhau... Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực hóa bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường, và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.  Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, chương trình hoạt động trải ngiệm sáng tạo được tổ chức gắn với nghề nghiệp tương lai chặt chẽ hơn, hình thức câu lạc bộ nghề nghiệp phát triển mạnh hơn. Học sinh sẽ được đánh giá về năng lực, hứng thú... và được tư vấn để lựa chọn và định hướng nghề nghiệp. Ở giai đoạn này, chương trình có tính phân hóa và tự chọn cao. Học sinh được trải nghiệm với các ngành nghề khác nhau dưới các hình thức khác nhau. 4. So sánh hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo So sánh môn học và hoạt động dạy học và chủ đề giáo dục và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới được thể hiện trong bảng sau: Môn học và hoạt Chủ đề giáo dục và Hoạt động Đặc trưng động dạy học trải nghiệm sáng tạo Hình thành và phát Hình thành và phát triển những triển hệ thống tri thức phẩm chất, Mục đích khoa học, năng lực chính nhận thức và hành động của học sinh. tư tưởng, ý - Kiến thức khoa học, phần chương, bài, có chí, tình cảm, nội dung gắn với các mối liên hệ lôgic chặt chẽ. giá trị, kỹ lĩnh vực chuyên môn. năng sống và - Được thiết kế thành những năng các lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.Nội dung Hình thức tổ - Đa dạng, có quy trình - Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, chứccầu mối chặt chẽ, hạn chế về linh hoạt, mở về không gian, thời liên hệ chặt không gian, thời gian, gian, quy mô, đối tượng và số chẽ giữa- quy mô và đối tượng lượng,… Kiến thức tham gia,… - Học sinh có nhiều cơ hội trải. 2.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế. các chủ điểm - Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu Tương tác, phương pháp phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp,…). Đặc điểm trải nghiệmĐa chiều. - Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính.. - Học sinh ít cơ hội trải nghiệm. - Người chỉ đạo, tổ chức hoạt động học tập chủ yếu là giáo viên.. nghiệm. - Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên. - Chủ yếu là thầy – trò. - Thầy chỉ đạo, hướng dẫn, trò hoạt động là. chính.. Trải nghiệm như là Trải nghiệm vừa là đặc điểm vừa là phương pháp dạy học phương thức của hoạt động nhằm nhằm phát triển chủ hình thành chủ yếu năng yếu năng lực trí tuệ.. - Nhấn mạnh đến năng - Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, lực tâm lý xã lực tư duy. năng lực thực hiện, tính trải hội và phẩm - Theo chuẩn chung. nghiệm. chất nhân - Thường đánh giá kết - Theo những yêu cầu riêng, mang cách.Kiểm quả đạt được bằng tính cá biệt hoá, phân hoá. tra, đánh giá điểm số. - Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét.. 2.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU BẢN CHẤT CỦA HỌC QUA TRẢI NGHIỆM Mục tiêu: - Hiểu được bản chất của học qua trải nghiệm - Chỉ ra được các bước của học qua trải nghiệm. Thời gian: 30 phút Phương pháp: Hoạt động thảo luận nhóm Dụng cụ: Giấy A4, bút dạ. Tiến hành Bước 1: Đặt câu hỏi thảo luận Câu hỏi 1: Học qua hành? Học qua làm? Học qua trải nghiệm là gì? Câu hỏi 2: Học qua trải nghiệm có thể triển khai theo những quy trình như thế nào? Câu hỏi 3: Chỉ ra vị trí và vai trò của HĐTNST trong chương trình phổ thông mới? ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 2: Chia học viên thành nhóm 8 người. Các nhóm có cùng nhiệm vụ (2 câu hỏi trên). Chuẩn bị phương tiện làm việc nhóm. ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 3: Các nhóm thảo luận, chia sẻ và trình bày sản phẩm nhóm. ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 4: Một nhóm trình bày sản phẩm. Các nhóm khác hỏi đáp, tranh luận, bổ sung hoặc trình bày các ý kiến khác biệt. ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 5: Chia sẻ. Phân tích. Tổng kết kết quả làm việc THÔNG TIN NGUỒN I. Trải nghiệm – phương pháp học, dạy học và giáo dục hiệu quả 1. Phân biệt học đi đôi với hành (practicing), học thông qua làm (learning by doing) và học từ trải nghiệm (experiencing) Mỗi cá nhân sống trong môi trường xã hội luôn thực hiện việc học. Về bản chất con người luôn học, bởi con người luôn tiếp nhận các kích thích từ môi trường để thích nghi và phát triển. Và việc học này có thể tự phát hoặc tự giác. Hiệu quả của việc học phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vào sự tích cực của cá nhân, môi trường giáo dục, vào người dạy, vào đặc điểm sinh học của cá nhân, vào phương pháp mà cá nhân thực hiện hay được hướng dẫn... Con người chúng ta học rất nhiều điều từ cuộc sống, nhiều kiến thức khoa học từ các lĩnh vực khác nhau cũng nhằm để phát triển trí tuệ và phẩm chất nhân cách của bản thân.. 2.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Con người học bằng nhiều cách: học qua thầy qua bạn, qua trường lớp hay tự học... Nhưng cho dù học theo cách nào thì con người cũng học bằng hoạt động. Học có bản chất hoạt động. Hoạt động vừa là điều kiện, vừa là phương thức của việc học. Khi nói học như là hoạt động chúng ta muốn nói tới việc học luôn phải có mục đích, phải xác định được cái cần chiếm lĩnh (đối tượng hoạt động), xác định được các điều kiện thực hiện (động cơ, phương tiện) [4]... Làm, thực hành, trải nghiệm đều là những dạng hoạt động, là những phương thức học hiệu quả. Trong nhiều tài liệu, nhiều tác giả sử dụng thuật ngữ học thông qua làm, học qua thực hành, hoặc học qua trải nghiệm đều muốn chỉ ra phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, gắn với đời sống thực nên các thuật ngữ này dùng thay cho nhau. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào từng hoàn cảnh học tập, thì các thuật ngữ này không hoàn toàn giống nhau, mặc dù liên quan đến nhau. Bởi vì việc học thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm giúp trẻ đạt được tri thức và kinh nghiệm theo các hướng tiếp cận không hoàn toàn như nhau.. Học đi đôi với hành là việc vận dụng những kiến thức lý luận được học vào một ngữ cảnh khác, hay thực hiện những nhiệm vụ nào đó của thực tiễn. Thông qua việc thực hành trẻ chính xác hóa và củng cố kiến thức thu được, hiểu kiến thức lý luận sâu sắc hơn và đồng thời chiếm lĩnh được một số kỹ năng thực hiện. Học thông qua làm là việc chiếm lĩnh tri thức hay hình thành kỹ năng chủ yếu thông qua các thao tác hành vi, hành động trực tiếp của trẻ với đối tượng,. 2.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> từ đó trẻ tự rút ra kinh nghiệm, dần hình thành hiểu biết mới và một vài kỹ năng nào đó. Thí dụ trẻ học đi, học bơi, học nấu cơm... Học thông qua làm thường vận dụng với một số nội dung học tập có tính kỹ thuật, chính vì vậy đầu ra của học qua làm có thể xác định khá rõ ràng. Học từ trải nghiệm là quá trình học theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm (theo Kolb, 1984 [1]). Học từ kinh nghiệm là quá trình xây dựng ý nghĩa trực tiếp từ kinh nghiệm. Học từ trải nghiệm (hoạt động trải nghiệm) gần giống với học thông qua làm nhưng khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân. Thí dụ: học tập về thế giới động vật, thay vì học nó thông qua sách vở, học sinh được trải nghiệm thông qua quan sát và tương tác với các con vật ở sở thú; kết quả đạt được không chỉ là sự hiểu biết về loài thú mà còn là sự hình thành tình yêu đối với thiên nhiên và muông thú. Ngoài ra, có nhiều kiến thức con người chỉ có được từ trải nghiệm của riêng mình. Thí dụ, thật khó dạy hoặc khó có thể mô tả cho người khác về mùi hoa hồng là mùi như thế nào, thay vì nghe, trẻ được ngửi, được trải nghiệm với mùi hoa, trẻ sẽ có kinh nghiệm phân biệt về mùi hoa hồng với các mùi khác.. Như vậy, khác với học qua làm là nhấn mạnh hơn về thao tác kỹ thuật thì học qua trải nghiệm giúp trẻ không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm cảm giác, cảm xúc, ý chí và một số trạng thái tâm lý khác. Chính vì vậy đầu ra của học từ trải nghiệm khá đa dạng khi nó lại luôn gắn với cảm xúc – lĩnh vực mang tính chủ quan cao. Nếu chúng ta coi sáng tạo là tạo ra sự khác biệt, tạo ra cái mới thì việc học đi đôi với hành, học qua làm hay học từ trải nghiệm được triển khai theo đúng cách sẽ mang lại sự sáng tạo. Tất nhiên, năng lực tổ chức dạy và học ở những mức độ khác nhau sẽ tạo ra mức độ sáng tạo khác nhau ở các học sinh. Như vậy, học đi đôi với hành, học qua làm và học từ trải nghiệm là những cách học không hoàn toàn giống nhau, nhưng liên quan đến nhau. Học qua làm, học đi đôi với hành có thể là những công đoạn của học từ trải nghiệm. Việc dạy học và giáo dục nhân cách học sinh không thể thiếu bất cứ hình thức và phương pháp giáo dục nào. 2. Học qua trải nghiệm trong dạy học Như trên đã trình bày lý thuyết hoạt động, tương tác xã hội, nhận thức và lý thuyết học từ trải nghiệm. 2.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> thì chúng ta thấy muốn một đứa trẻ phát triển tốt đời sống tâm lý của chính mình thì đứa trẻ phải được hoạt động, được trải nghiệm có sự hướng dẫn của người lớn và sự tương tác với những người bạn và quá trình dạy học cũng như giáo dục cần được hướng dẫn theo những quy trình, trật tự logic và hiệu quả. Theo Kolb, tất cả những gì con người đã trải nghiệm đều tham gia vào quá trình học tập và con người đạt đến tri thức mới bằng trải nghiệm. Với chu trình học từ trải nghiệm, chuyên gia, giáo viên các môn học có thể xây dựng quy trình tổ chức hoạt động học cho học sinh thông qua trải nghiệm. Chu trình này không có một điểm duy nhất để bắt đầu, và cũng không phải theo một trật tự cứng nhắc, mà trẻ hoàn toàn chủ động để bắt đầu từ bất cứ điểm nào và bước tiếp theo là gì miễn là nó phù hợp với kiểu học của cá nhân, phù hợp với kinh nghiệm của trẻ về lĩnh vực học tập, phù hợp với nội dung và phù hợp với điều kiện môi trường học tập. Từ việc phân tích mô hình “học từ trải nghiệm” của David Kolb, ta thấy đây cũng chính là con đường hình thành và phát triển năng lực thông qua trải nghiệm. Tuy nhiên, mô hình này nhấn mạnh cách học hơn là điểm cần đến là những năng lực cần hình thành. Thí dụ của Kolb đưa ra về học đại số cho thấy rõ điều này:  Khái niệm hóa - Lắng nghe giải thích về khái niệm ấy là gì.  Kinh nghiệm cụ thể - Đi từng bước để giải một phương trình.  Thử nghiệm tích cực - Thực hành.  Quan sát phản chiếu - Ghi lại những suy nghĩ của bạn về phương trình đại số trong một nhật ký học tập. Chúng ta cùng xem thí dụ về các cách học của học sinh đối với một số lĩnh vực khác nhau mà Kolb đã đưa ra cũng tương tự như vậy: Học cách đi xe đạp:  Quan sát phản chiếu – Hình dung về đi xe đạp và xem người khác đi xe đạp.  Khái niệm hóa - Tìm hiểu về lý thuyết và hiểu một số nguyên lý của xe đạp.  Kinh nghiệm cụ thể - trải nghiệm từng kỹ thuật cụ thể thực tế từ một chuyên gia đi xe đạp.  Thử nghiệm tích cực - Nhảy trên xe đạp và thử đi xe. Học chương trình phần mềm:  Thử nghiệm tích cực – nhúng mình vào môi trường và thử làm việc.  Quan sát phản chiếu – Hình dung lại về những gì bạn vừa thực hiện.  Khái niệm hóa - Đọc sách hướng dẫn để có được sự hiểu biết rõ ràng hơn về những gì đã được thực hiện.  Kinh nghiệm cụ thể - Sử dụng tính năng trợ giúp để có được một số lời khuyên của chuyên gia. Học huấn luyện:  Kinh nghiệm cụ thể - học theo hướng dẫn cụ thể về huấn luyện người khác.  Thử nghiệm tích cực - Sử dụng kỹ năng đã có của bạn với những gì bạn đã học được để đạt được phong cách huấn luyện của riêng bạn.  Quan sát phản chiếu - Quan sát người huấn luyện như thế nào khác.. 3.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Khái niệm hóa - Đọc lại các tài liệu hướng dẫn để tìm ra những ưu và nhược điểm của các phương pháp khác nhau. Như vậy, thông qua các thí dụ cụ thể mà Kolb đưa ra thì chúng ta có thể áp dụng lý thuyết “học từ trải nghiệm” vào bất cứ lĩnh vực học tập nào nhưng cần hướng tới năng lực xác định và thiết kế chương trình phải xuất phát từ năng lực cần hình thành chứ không phải nội dung tri thức cần chiếm lĩnh. 3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Lý thuyết “Học từ trải nghiệm” là cách tiếp cận về phương pháp học đối với các lĩnh vực nhận thức. Nếu như mục đích của việc học chủ yếu là hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng lực nhận thức và hành động có khoa học cho mỗi cá nhân thì mục đích của hoạt động giáo dục là hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, sự đam mê, các giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung khác cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận thức của trẻ; nhưng để phát triển và hình thành phẩm chất thì trẻ phải được trải nghiệm. Thí dụ, hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức theo chu trình học tập của Kolb và theo cách tiếp cận phát triển năng lực thì được thể hiện như sau: - Năng lực (phẩm chất) cần hình thành: Yêu thương và thể hiện tình yêu thương. - Lựa chọn nội dung cho hoạt động: Giáo dục Giá trị sống Yêu thương - Phương pháp triển khai:  Kinh nghiệm cụ thể: mô tả chi tiết lại những hành vi yêu thương mà mình nhận được và những hành vi yêu thương mà mình trao đi hoặc thông qua chỉ dẫn về hành vi yêu thương của chuyên gia hay giáo viên.  Quan sát, phản chiếu: quan sát những hành vi yêu thương được thể hiện qua video clip hoặc vở kịch ngắn... hãy suy nghĩ về cảm xúc nhận được khi mình được yêu thương hoặc trao đi tình yêu thương.  Khái niệm hóa: từ các hoạt động trên, học sinh đánh giá cao sự yêu thương, có nhu cầu yêu và được yêu và mong muốn thể hiện tình yêu thương, phê phán hành vi bạo lực, bắt nạt... – hiểu được con đường mà yêu thương trở thành giá trị sống.  Thử nghiệm tích cực: thể hiện tình yêu thương dưới nhiều hình thức khác nhau trong cuộc sống. Phân tích những giá trị đạt được cho bản thân và người khác. Tóm lại, vận dụng lý thuyết học từ trải nghiệm của Kolb sẽ làm cho việc học trở nên hiệu quả hơn bởi sự trải nghiệm ở đây là sự trải nghiệm có định hướng, có dẫn dắt chứ không phải sự trải nghiệm tự do, tự phát, thiếu định hướng. Với chu trình trải nghiệm, với việc xác định kiểu học trong môi trường trải nghiệm, việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục học sinh có định hướng sẽ quyết định việc đạt được mục tiêu chuẩn năng lực đầu ra. . HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU VỀ NĂNG LỰC THỰC HIỆN Mục tiêu: - Phân tích được bản chất năng lực thực hiện.. 3.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Biết nhận diện dấu hiệu, đặc điểm năng lực, phân loại và các mức độ của năng lực thực hiện. - Chỉ ra được cách dạy học và giáo dục theo tiếp cận năng lực. Thời gian: 30 phút Phương pháp: Hoạt động thảo luận nhóm Dụng cụ: Giấy A4, bút dạ. -. Tiến hành Bước 1: Đặt câu hỏi thảo luận Câu hỏi 1: Năng lực là gì? Cấu trúc của năng lực? Câu hỏi 2: Dấu hiệu, đặc điểm, phân loại và các mức độ năng lực ? ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 2: Chia học viên thành nhóm 8 người. Các nhóm có cùng nhiệm vụ (2 câu hỏi trên). Chuẩn bị phương tiện làm việc nhóm. ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 3: Các nhóm thảo luận, chia sẻ và trình bày sản phẩm nhóm. ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 4: Một nhóm trình bày sản phẩm. Các nhóm khác hỏi đáp, tranh luận, bổ sung hoặc trình bày các ý kiến khác biệt. ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 5: Chia sẻ. Phân tích. Tổng kết kết quả làm việc ---------------------------------------------------------------------------------------------THÔNG TIN NGUỒN Quá trình hình thành con người, hình thành bản chất người được nhiều ngành khoa học xem xét. Có thể nêu một số học thuyết, lý thuyết đã làm sáng tỏ bản chất người và quá trình hình thành người một cách duy vật, biện chứng. I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LỰC 1. Năng lực và cấu trúc của năng lực a. Năng lực là gì? 14 Năng lực là một phạm vi trung tâm của tâm lý học và đã được nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một khái niệm nhất quán về năng lực. Nhưng rất hiều tác giả có quan điểm chung về năng lực như sau: Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu quả. Đặc điểm của năng lực: - Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân: năng lực không phải chỉ là một thuộc tính, đặc điểm nào đó của cá nhân mà nó bao gồm những thuộc tính tâm lý và sinh lý. Tuy nhiên, sự tổ hợp này không phải tất cả những thuộc tính tâm lý và sinh lý mà chỉ bao gồm những thuộc tính tương ứng với những đòi hỏi của một hoạt động nhất định nào đó trong một ngữ cảnh, một tình huống nhất định và làm cho hoạt động đó đạt được kết quả. Tổ 14. Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên), Tâm lý học đại cương, 2009, NXB ĐHQGHN.. 3.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> hợp các thuộc tính không phải là sự cộng gộp đơn thuần các thuộc tính đó mà là sự tương tác lẫmn nhau giữa các thuộc tính làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định. Khi chúng ta tiến hành một hoạt động cần có những thuộc tính A, B, C… Cấu trúc này rất đa dạng và nếu thiếu một thuộc tính tâm lý thì thuộc tính khác sẽ bù trừ. - Năng lực chỉ tồn tại trong một hoạt động. Khi con người chưa hoạt động thì năng lực vẫn còn tiềm ẩn. Năng lực chỉ có tính hiện thực khi cá nhân hoạt động và phát triển trong chính hoạt động ấy. - Kết quả trong công việc thường là thước đo để đánh giá năng lực của cá nhân làm ra nó. Tuy nhiên, năng lực con người không phải là sinh ra đã có, nó không có sẵn mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động và giao tiếp. b. Cấu trúc của năng lực Từ khái niệm và phân tích đặc điểm của năng lực, chúng ta thấy cấu trúc của năng lực thể hiện ở các cách tiếp cận sau: - Về bản chất, năng lực là khả năng chủ thể kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức hợp lí các kiến thức, kĩ năng, với thái độ, giá trị, động cơ… nhằm đáp ứng yêu cầu phức tạp của một hoạt động, đảm bảo cho hoạt động đó có chất lượng trong một bối cảnh (tình huống) nhất định. - Về mặt biểu hiện, năng lực thể hiện bằng sự biết sử dụng các kiến thức, kĩ năng, thái độ và giá trị, động cơ trong một tình huống có thực chứ không phải là sự tiếp thu tri các tri thức rời rạc, tách rời tình huống thực tức là thể hiện trong hành vi, hành động và sản phẩm… có thể quan sát được, đo đạc được. - Về thành phần cấu tạo, năng lực được cấu thành bởi các thành tố kiến thức, kĩ năng, thái độ và giá trị, tình cảm và động cơ cá nhân, tư chất …. Có rất nhiều mô hình về cấu trúc năng lực. Mỗi tác giả khác nhau có thể đưa ra mô hình khác nhau. Mô hình tảng băng về cấu trúc năng lực thể hiện được khá bản chất của năng lực, của mối liên hệ, quan hệ giữa các yếu tố nằm trong cấu trúc, của yếu tố tự nhiên và xã hội, của yếu tố ẩn tàng và yếu tố có thể quan sát được, của yếu tố tình cảm và ý chí… Điều này cho thấy để hình thành năng lực thực sự cho trẻ, nhà giáo dục cần phải phát triển toàn diện nhân cách con người, bên cạnh cơ chế bù trừ. Mô hình 2.1. Mô hình tảng băng về Cấu trúc năng lực. 3.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Mô hình tảng băng về cấu trúc năng lực 1. Làm 2. Suy nghĩ 3. Mong muốn. Hành vi (quan sát được) Kiến thức Kỹ năng Thái độ Chuẩn, giá trị, niềm tin Động cơ Nét nhân cách Tư chất. Trong cấu trúc Tảng băng về năng lực, chúng ta thấy nó gồm 3 tầng: tầng 1 nổi trên bề mặt là tầng LÀM, tầng những gì mà cá nhân thực hiện được, làm được vì thế có thể gọi tầng năng lực thực hiện nên có thể quan sát được. Tầng 2 là tầng giữa, tầng SUY NGHĨ, tức là những kiến thức, kỹ năng tư duy cùng với giá trị niềm tin là cơ sở quan trọng để phát triển tư duy, suy nghĩ… và nó là điều kiện để phát triển năng lực, chúng ở dạng tiềm năng, không quan sát được. Tầng 3 là tầng sâu nhất, tầng MONG MUỐN, quyết định cho sự khởi phát và tính độc đáo của năng lực được hình thành, trong đó động cơ và tính tích cực của nhân cách có tính quyết định. Bởi nếu mỗi cá nhân thực sự mong muốn, họ có thể đạt được những điều ở tầng 2 và 1; còn nếu họ không muốn thì không gì có gì có thể hình thành. Dựa trên các thành phần cấu tạo chung của năng lực, dựa trên cơ sở khoa học chuyên ngành ở mỗi môn/lĩnh vực, mỗi năng lực lại cần được phân tích thành các thành tố thành phần. Mỗi thành phần có thể còn được phân tích thành nhiều tiểu thành phần (domain). Mỗi tiểu thành phần được cấu thành bởi các chỉ số hành vi (indicator). Các chỉ số hành vi được thể hiện ở các mức độ khác nhau được gọi là tiêu chí chất lượng (quality criteria). Dưới đây là một mô hình biểu đạt khác về cấu trúc năng lực. Mô hình 2.2: Hợp phần và tầng bậc năng lực. 3.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Các yếu tố cấu thành Năng lực 1. NL cần hình thành (Khái niệm). 2. Hợp phần tạo nên NL. 3. Chỉ số xác định NL. 4. Tiêu chí CL của NL Tiêu chí chất lượng 1. Các chỉ số 1. Tiêu chí chất lượng 3. Năng lực 1. Năng lực cần hình thành. Tiêu chí chất lượng 4. Năng lực 2 Các chỉ số 2 Năng lực 3 Năng lực 4. Tiêu chí chất lượng 2. Tiêu chí chất lượng 5 Tiêu chí chất lượng 6. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. (i) Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung – chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lý vận động. (ii) Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận – giải quyết vấn đề. (iii) Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp. (iv) Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc – đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm.. 3.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau. Ví dụ năng lực của GV bao gồm những nhóm cơ bản sau: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực chẩn đoán và tư vấn, năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học. Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này. Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực xã hội. Học nội dung Học phương pháp Học giao tiếp - Học tự trải chuyên môn - chiến lược Xã hội nghiệm - đánh giá - Các tri thức - Lập kế hoạch học - Làm việc trong - Tự đánh giá chuyên môn (các tập, kế hoạch làm nhóm điểm mạnh, điểm khái niệm, phạm việc - Tạo điều kiện yếu trù, quy luật, mối - Các phương pháp cho sự hiểu biết - XD kế hoạch quan hệ…) nhận thức chung: về phương diện phát triển cá nhân - Các kỹ năng Thu thập, xử lý, xã hội - Đánh giá, hình chuyên môn đánh giá, trình bày - Học cách ứng thành các chuẩn - Úng dụng, đánh thông tin xử, tinh thần mực giá trị, đạo giá chuyên môn - Các phương pháp trách nhiệm, khả đức và văn hoá, chuyên môn năng giải quyết lòng tự trọng ... xung đột Năng lực chuyên Năng lực phương Năng lực xã hội Năng lực cá môn pháp nhân 2. Các mức độ và các loại năng lực a. Các mức độ năng lực Phân chia thành các mức độ năng lực, chúng ta có thể xem xét các mức độ sau: Năng lực: là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó. Tài năng: là một mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó. Trong mỗi con người đều có một tài năng nào đó chỉ có điều chúng ta có biết phát hiện và bồi dưỡng các tài năng đó hay không. Thiên tài: là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnh nhất của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại. Năng khiếu hay thần đồng là sự xuất hiện sớm (phần lớn là lúc còn nhỏ) những năng lực ở mức độ cao. Từ năng khiếu có thể biến thành thiên tài, tài năng trong tương lai nhưng cũng có thể bị thui chột hay không phát triển như con người mong muốn. Năng khiếu là năng lực đã hướng. 3.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> vào một hoạt động cụ thể và khi thực hiện hoạt động đó thì đạt được kết quả khác thường so với độ tuổi. b. Phân loại năng lực Dựa vào các tiêu chí khác nhau, chúng ta có thể phân chia thành các loại năng lực khác nhau: - Dựa trên mức độ chuyên biệt của năng lực, phân thành hai loại sau:  Năng lực chung: là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, chẳng hạn những thuộc tính về thể lực, về trí tuệ (quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ…) là điều kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có hiệu quả.  Năng lực đặc thù (năng lực chuyên biệt, chuyên môn) là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao như năng lực toán học, văn học, hội họa, âm nhạc, thể thao… Hai loại năng lực này bổ sung hỗ trợ cho nhau. Ii. Giáo dục, dạy học và sự phát triển năng lực 1. Dạy học và giáo dục hướng tới “vùng phát triển gần” Hướng phát triển này dựa trên lý luận cho rằng giáo dục cần phải tác động vào những kết cấu tâm lý chưa hoàn thiện, các chức năng tâm lý chưa hoàn thành để xây dựng được những kết cấu mới, chức năng mới. Như vậy, giáo dục cần phải hướng đến phạm vi vùng phát triển gần của học sinh (theo L.S.Vygotsky), hay nói cách khác giáo dục phải đi trước sự phát triển tâm lý, hướng đến sự phát triển hoàn thiện hơn. Hướng phát triển này tiến hành theo hai nội dung sau: - Tôn trọng vốn sống của trẻ. Cần phải xác định được mức độ phát triển hiện tại của trẻ, những gì trẻ đang có và những gì trẻ có thể phát triển trong tương lai gần để từ đó có những cách giáo dục phù hợp nhất. Đây là cách giáo dục cá biệt hóa, sát đối tượng. Khi nhà giáo dục làm được điều này sẽ làm tăng hứng thú học tập của trẻ, tạo ra không khí làm việc thoải mái, tự tin vì những hoạt động mà trẻ hiện nằm trong khả năng của họ. - Xây dựng việc dạy học và giáo dục trên mức độ khó khăn cao và nhịp điệu học nhanh. Việc học cần phải được phát triển dần từ thấp đến cao và luôn đặt cho trẻ những nhiệm vụ cần giải quyết. Khi giải quyết được một vấn đề theo yêu cầu, trẻ cần phải xem xét thêm những vấn đề khác có liên quan để tìm hiểu toàn diện vấn đề đặt ra. Nhịp điệu học nhanh nghĩa là tránh việc để học sinh dậm chân tại chỗ hay nhắc đi nhắc lại nhiều lần một vấn đề. - Nâng tỉ trọng tri thức lý luận khái quát. Tùy theo mức độ nhận thức của trẻ để đưa ra mức độ tri thức lý luận khái quát phù hợp. Tuy nhiên, khi trẻ có khả năng thì có thể cho trẻ các định luật, các quy tắc, các biểu thức để cho trẻ có thể khái quát hóa các quy tắc hay định luật đó. - Làm cho trẻ có ý thức về toàn bộ quá trình học tập, tự giác khi học. Việc trẻ ý thức được toàn bộ quá trình học tập giúp cho họ có thể xâu chuỗi kiến thức, tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức đồng thời xây dựng được kế hoạch học tập phù hợp. Kết quả của hướng tác động này sẽ đem lại kết quả sau trong sự phát triển tâm lý trẻ: - Góp phần xây dựng động cơ học tập, nhu cầu đối với tri thức và tăng cường thái độ tích cực đối với học tập. - Tri thức sâu, chính xác, phản ánh đúng bản chất, kỹ năng kỹ xảo chắc chắn.. 3.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Quan sát sâu, có tính khái quát, trình độ tư duy, và năng lực phát triển cao. 2. Đổi mới cấu trúc nội dung, phương pháp của hoạt động giáo dục Cơ sở lý luận của hướng tiếp cận này là quá trình phát triển tâm lý của trẻ qua việc lĩnh hội những kinh nghiệm, lịch sử xã hội loài người, từ đó tái tạo các năng lực và phương thức hành vi có tính người đã hình thành trong lịch sử. Đại diện của hướng tác động này gồm có các tác giả như A.N. Leonchiev, V.V. Davydov, D.B. Enconhin v.v… Để làm được điều này, trẻ phải có các hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phù hợp với hoạt động của con người, hoạt động đã hiện thân gửi gắm trong các công cụ và tri thức đó. Muốn thực hiện tốt theo hướng này, nhà giáo dục cần phải: - Chỉ rõ cấu trúc của hoạt động của con người thể hiện trong kiến thức cụ thể hay một kỹ năng cụ thể. - Nghiên cứu cách tổ chức hoạt động và năng lực của trẻ để có thể đảm bảo trẻ có đủ khả năng tiếp nhận được cấu trúc hoạt động của con người thể hiện trong kiến thức hay một kỹ năng cụ thể. Như vậy, muốn phát triển năng lực cho trẻ thì đầu tiên cần phải hình thành xu hướng tư duy lý luận nghĩa là cần phải thay đổi căn bản cấu trúc của nội dung và phương pháp học. Từ xuất phát điểm này, nguyên tắc giáo dục theo hướng này cần phải chú ý đến: - Trước hết phải làm cho trẻ hứng thú và thấy cần thiết phải tiếp nhận nội dung học, nội dung khái niệm, quá trình xây dựng khái niệm, nguồn gốc khái niệm. - Làm cho trẻ có kỹ năng ghi nội dung các khái niệm bằng mô hình và sử dụng mô hình như là một phương tiện học tập. Việc cung cấp khái niệm cho trẻ không phải là dạng có sẵn mà phải để trẻ xem xét từ nguồn gốc phát sinh, mối liên hệ xuất phát và bản chất của khái niệm, khôi phục lại mối liên hệ đó bằng mô hình, kí hiệu, hướng dẫn trẻ chuyển dần và kịp thời từ các hành động trực tiếp với các sự vật sang các thao tác và các hoạt động trí tuệ (trẻ cần kiến tạo kiến thức)… - Có kỹ năng giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở những tri thức lý luận khách quan phù hợp với chúng. Dạy học theo hướng này sẽ đạt đến những kết quả tích cực sau: - Trẻ hình thành được khái niệm không dựa trên quan sát và so sánh tính chất bề ngoài của sự vật mà trên cơ sở hành động với đối tượng, các mối liên hệ bản chất giữa các sự vật. - Trẻ nắm được cái chung, cái tổng quát, trừu tượng trước khi nắm những cái cụ thể, riêng, phức tạp. - Trẻ nắm được khái niệm bằng các hoạt động độc lập dưới dạng tìm tòi, khám phá từ những tình huống và điều kiện mà ở đó nhu cầu đã được nảy sinh. -. HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU VỀ SỰ SÁNG TẠO CỦA TRẺ Mục tiêu: Sau khi được GV phân tích nội dung cơ bản, người học rút ra kết luận về giáo dục cần phải như thế nào để phát triển được năng lực sáng tạo của học sinh. Thời gian: 30 phút Phương pháp: Khăn trải bàn Dụng cụ: Giất A0, bút. 3.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Tiến hành ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 1: Giao nhiệm vụ Nhóm hãy suy nghĩ câu hỏi: Từ việc hiểu cấu trúc tâm lý của sáng tạo và những yêu cầu đối với cả giáo viên và học sinh để phát triển sáng tạo, hãy viết những cách tiếp cận giáo dục trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh để có thể phát triển sự sáng tạo của học sinh. ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 2: Các cá nhân viết ý kiến của mình vào phần giấy của tờ A0 (khăn trải bàn) ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 3: Cả nhóm thảo luận, thống nhất ý chính để ghi vào ô giữa ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 4: Đại diện trình bày báo cáo nhóm.. ---------------------------------------------------------------------------------------------THÔNG TIN NGUỒN I. MỘT SỐ VẤN ĐÊ CHUNG VỀ SÁNG TẠO 1. Khái niệm sáng tạo Khái niệm về “Sáng tạo” hay còn gọi là năng lực sáng tạo (creativity) được sử dụng đồng nghĩa với nhiều thuật ngữ khác như: sự sáng tạo (creation), tư duy hay óc sáng tạo (creative thinking), sản phẩm hay nhân cách sáng tạo (creative product or personality) vv... Các thuật ngữ này đều có liên quan đến một thuật ngữ gốc Latin “Crear” và mang một nghĩa chung là sự sản xuất, tạo ra, sinh ra một cái gì đó mà trước đây chưa hề có, chưa tồn tại. Sáng tạo là biểu hiện của tài năng trong những lĩnh vực đặc biệt nào đó, là năng lực tiếp thu tri thức, hình thành ý tưởng mới và muốn xác định được mức độ sáng tạo cần phải phân tích các sản phẩm sáng tạo. Sáng tạo được hiểu là hoạt động của con người nhằm biến đổi thế giới tự nhiên, xã hội phù hợp với các mục đích và nhu cầu của con người trên cơ sở các qui luật khách quan của thực tiễn, đây là hoạt động đặc trưng bởi tính không lặp lại, tính độc đáo và tính duy nhất. Theo quan điểm tâm lý học, sáng tạo là một điều tất nhiên, tất yếu ở con người và giúp cho con người thay đổi thế giới. Các nhà tâm lý học phát hiện ra nhiều mặt của tính sáng tạo. Có thể nói, có bao nhiêu hoạt động của con người thì có bấy nhiêu dạng sáng tạo, ở mọi lứa tuổi, trong mọi nền văn hoá. Trình độ,. 3.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> mức độ, kiểu loại của sáng tạo được phân tích dựa trên sản phẩm, trong quá trình sáng tạo, dưới góc độ nhân cách sáng tạo vv... Những nghiên cứu của các nhà tâm lý học đều nhấn mạnh sáng tạo ở mọi khía cạnh đều dựa trên một thuộc tính chung của nhân cách, đó là năng lực tìm ra những mối quan hệ mới giữa các kinh nghiệm vốn tồn tại đơn lẻ, rời rạc, những quan hệ này dưới tư duy mới sẽ tạo ra ý tưởng mới, hành động mới hay sản phẩm mới, độc đáo, phù hợp và có giá trị. Như vậy, sáng tạo là một thuộc tính nhân cách tồn tại như một tiềm năng ở con người. Tiềm năng sáng tạo có ở mọi người bình thường và được huy động trong từng hoàn cảnh sống cụ thể. Khi tạo ra cái mới cho cá nhân, trong kinh nghiệm của một người thì sáng tạo đó được xem xét trên bình diện cá nhân, còn tạo ra cái mới liên quan đến cả một nền văn hoá thì sáng tạo đó được xem xét trên bình diện xã hội. Về sự khác nhau giữa bình diện cá nhân và bình diện xã hội là mức độ của sự sáng tạo và nhìn chung sáng tạo ở góc độ xã hội thường được đánh giá cao hơn ở góc độ cá nhân. Sáng tạo cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của nhân cách cụ thể và là tiền đề của sáng tạo xã hội - điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển của một xã hội, một nền văn hoá. 2. Cấu trúc của sáng tạo Có nhiều quan điểm khác nhau về sáng tạo nên có các cách nhìn nhận khác nhau về thành phần của sáng tạo và nội hàm của những thành phần đó. Tuy nhiên, khi đánh giá tổng thể, sáng tạo gồm có 5 thành phần: a. Tính mềm dẻo, linh hoạt (flexibility): Tính mềm dẻo là khả năng chủ thể biến đổi thông tin, kiến thức đã tiếp thu được một cách dễ dàng, nhanh chóng từ góc độ, quan niệm này sang góc độ và quan niệm khác. Chủ thể chuyển đổi sơ đồ tư duy có sẵn trong đầu sang một hệ tư duy khác, chuyển đổi từ phương pháp cũ sang hệ thống phương pháp mới, chuyển đổi từ hành động trở thành thói quen sang một hành động mới, gạt bỏ sự cứng nhắc mà con người đã có để thay đổi sự nhận thức dưới một góc độ mới, thay đổi cả những thái độ đã cố hữu trong hoạt động tinh thần, trí tuệ. b. Tính lưu loát, trôi chảy (fluency): Thành phần tính lưu loát, trôi chảy là năng lực tổ hợp, tạo ý tưởng mới, kết hợp các yếu tố riêng lẻ của tình huống, hoàn cảnh, sự vật nhanh chóng.Nhiều khi năng lực này là sự nhớ được nhanh, tái hiện nhanh các từ, cấu trúc thành ngữ, hoặc những liên tưởng đã có trong đầu từ đó hình thành giả thuyết mới và nhanh chóng sản sinh ra ý tưởng mới. c. Tính độc đáo (originality): Tính độc đáo là năng lực tư duy độc lập trong quá trình giải quyết vấn đề, nó cho phép con người nhìn nhận các sự vật, hiện tượng, vấn đề theo cách khác, mới lạ so với những cách trước. d. Tạo cấu trúc mới (elaboration): Tạo cấu trúc mới nghĩa là từ các thông tin đã biết, từ những ý tưởng đã có vv... chủ thể xây dựng được một cấu trúc mới, một kế hoạch mới với các bước tổ chức, hành động liên tiếp và phù hợp, phối hợp các ý tưởng, các câu nói, các cử động vv... Thành phần tạo cấu trúc mới có các đặc trưng nổi bật sau: - Giúp chủ thể tạo ra sản phẩm mới dựa trên những kinh nghiệm đồng thời nhìn nhận các vấn đề theo sự biến đổi và cần biến đổi để tạo ra cái mới.. 4.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Giúp chủ thể luôn luôn nhìn nhận các vấn đề, sắp xếp lại được các vấn đề theo yêu cầu của thực tiễn. e. Tính nhạy cảm (sensitivity): Tính nhạy cảm là năng lực nhanh chóng phát hiện sai lầm, mâu thuẫn, thiếu hụt hoặc hay thiếu logic, thiếu ngắn gọn, chưa tối ưu vv… nắm bắt dễ dàng nhanh chóng các vấn đề, nhận ra các ý nghĩa mới của sự vật từ những thông tin còn thiếu hụt của bản thân. Từ đó nảy sinh ý tưởng cấu trúc lại sự vật, hiện tượng cho hợp lý hơn, hoàn hảo và thích hợp hơn để tạo ra cái mới. Tính nhạy cảm vấn đề được thể hiện ở sự cởi mở, thái độ thông thoáng khi tiếp xúc với ngoại giới. Như vậy, tính nhạy cảm vấn đề sẽ giúp cho chủ thể nhanh chóng nhận thức được vấn đề một cách chính xác, tiến hành phân tích và đưa ra giải pháp hành động với cách thể hiện phù hợp đối với vấn đề đã nhận thức được. 3. Các cấp độ của sáng tạo Sáng tạo được diễn ra ở các độ tuổi với những đặc trưng khác nhau và các cấp độ khác nhau, mỗi cá nhân khác nhau sẽ có mức độ sáng tạo khác nhau. Trong công trình nghiên cứu cấp nhà nước về sáng tạo, tác giả Nguyễn Huy Tú đã phân sáng tạo ra thành 5 mức độ: a. Tạo ấn tượng (expressive creativity): Đây là dạng cơ bản nhất của sáng tạo, không đòi hỏi tính độc đáo hay kĩ năng quan trọng nào, ví dụ như trẻ có thể vẽ, nặn, hát v.v... đặc trưng là tính bột phát, hứng khởi và sự tự do khoáng đạt. Theo Taylor, đây là bậc quan trọng nhất của sáng tạo vì không có nó sẽ không có sáng tạo và đây chính là điều kiện cần để phát triển sáng tạo. Nếu sự hứng khởi và sự tự do khoáng đạt bị gò ép vào khuôn phép ngay từ lúc nhỏ này sẽ có hại cho sự sáng tạo. b. Tạo sản phảm (productive creativity): Đây là bậc cao hơn, đòi hỏi các kĩ năng nhất định (xử lý thông tin hoặc các kĩ năng kĩ thuật vv...) để thể hiện rõ ràng, chính xác các ý kiến, ý đồ của cá nhân. Tính tự do đã nhường bước cho các quy tắc trong khi thể hiện cái tôi. c. Sáng kiến (sáng tạo phát hiện, phát kiến _ new idea): Ở mức độ này đặc trưng là sự phát hiện hay tìm ra cái mới dựa trên việc tìm thấy các quan hệ mới giữa các thông tin trước đây. Đây chưa phải là sự sáng tạo cao nhất mà mới chỉ là chế biến các thông tin cũ và sắp xếp lại để đi đến các quan hệ mới và đó chính là sự xuất hiện của sáng kiến. d. Đổi mới (hay sáng tạo cải biến, cải cách Renovation): Cấp độ này đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc các kiến thức khoa học hoặc nghệ thuật và từ đó nảy sinh các ý tưởng cải tạo, cải cách có ý nghĩa văn hóa xã hội. Lackben cho rằng ảnh hưởng của sự am hiểu càng xa lĩnh vực ban đầu bao nhiêu thì sự sáng tạo càng lớn bấy nhiêu (1964). -. 4.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> e. Sáng tạo cao nhất (phát minh Innovation): Là những ý tưởng làm nảy sinh ngành mới, nghề mới, trường phái mới, vượt qua cả trí tuệ đương thời. Đại diện cho những người đạt ở cấp bậc này là Freud, Picassot, Einstein... vv. II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SÁNG TẠO 1. Yếu tố tâm sinh lý và sự sáng tạo Yếu tố tâm sinh lý: Là toàn bộ những đặc điểm tâm lý của cá nhân như động cơ, thói quen, nhu cầu, hứng thú vv…và thậm chí cả cấu trúc của hệ thống thần kinh (cấu trúc của hệ thông thần kinh cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý), đây là yếu tố tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất đến tính sáng tạo. Yếu tố tâm lý cản trở sáng tạo Yếu tố tâm lý xây dựng sáng tạo Sự thiển cận Có khả năng xoay xở Tuân thủ quy tắc quá chặt chẽ và Tư duy thông thoáng, không giới hạn bởi thường xuyên quy tắc Xem sự khôi hài chỉ là trò phù Có óc khôi hài phiếm Chỉ tập trung vào giải pháp đúng Tập trung khám phá tiềm năng Hay chỉ trích Biết chấp nhận Sợ thất bại Khả năng chấp nhận thất bại và biết học hỏi Không dám mạo hiểm Dám mạo hiểm Không sẵn sàng tiếp nhận quan Tích cực, lắng nghe và chấp nhận sự điểm hay ý kiến khác khác biệt Thiếu cởi mở với ý tưởng Tiếp thu ý tưởng Luôn thích tranh giành Luôn thích hợp tác Né tránh sự mơ hồ Chấp nhận sự mơ hồ Không khoan nhượng Bao dung Thiếu linh động Linh động Bỏ cuộc sớm Cam kết theo đuổi đến cùng Lo lắng quá mức về suy nghĩ của Tập trung cao độ người khác Cho rằng mình không có khả năng Nhận ra tiềm năng sáng tạo của bản sáng tạo thân 2. Môi trường và sự sáng tạo Môi trường và sự sáng tạo có quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Môi trường là một yếu tố khách quan của sáng tạo vì nó bao gồm tất cả những gì xung quanh chúng ta. Môi trường là nguồn ngốc để này sinh sáng tạo nhưng cũng là nơi kiểm nghiệm trình độ cũng là kết quả sáng tạo của chúng ta. Môi trường có tác động nhiều mặt đến sáng tạo. Nếu cá nhân được sống trong môi trường đầy sáng tạo, luôn luôn khuyến khích con người sáng tạo từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống thì cá nhân đó sẽ say mê với công việc của mình làm và có khả năng trở thành một con người sáng tạo. Ngược lại, nếu môi trường không khuyến khích sự sáng tạo, luôn áp đặt, khuôn mẫu định sẵn thì chắc chắn môi trường đó sẽ kiềm chế sự sáng tạo của con người trong xã hội đó. Môi trường ảnh hưởng đến sự sáng tạo của con người bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bên cạnh việc cung cấp tài nguyên, điều kiện vật chất cho con người còn là nguồn gốc làm nảy sinh cảm xúc vô tận cho con người. Với những vẻ đẹp tự nhiên của. 4.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> thiên nhiên, những hạnh phúc mà thiên nhiên đem lại, cũng như những sự tàn phá, sự bất hạnh do thiên nhiên tạo ra sẽ kích thích khả năng sáng tạo của con người để cảm thụ cũng như cải tạo được thế giới tự nhiên. Đứng trước một thiên nhiên đẹp và hùng vĩ đã có những sáng tạo văn học, nghệ thuật vĩ đại để lại cho loài người, nhưng cũng có những sáng tạo để con người biến đổi và điều chỉnh, chống lại được thiên nhiên khắc nghiệt. Vì vậy, chúng ta cần thiết phải giáo dục cho trẻ hiểu về thiên nhiên, cảm nhận, chăm sóc bảo về thiên nhiên sẽ giúp cho trẻ khả năng sáng tạo cao hơn. Về điểm này, nhà tâm lý học người nga Xukhômlinxki đã viết: Bản chất não của trẻ em đòi hỏi để có trí thông minh, sáng tạo được giáo dục từ cội nguồn của ý nghĩ – giữa những hình tượng thấy được mà trước tiên là giữa thiên nhiên để ý nghĩ được bật ra từ hình tượng đi đến xử lý những thông tin về hình tượng này Môi trường xã hội: là điều kiện không thể thiếu cho mỗi cá nhân sáng tạo. Môi trường đầu tiên là môi trường gia đình và lớn lên là môi trường xã hội, hệ thống giáo dục các cấp sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển các tài năng sáng tạo của con người. Môi trường đầu tiên tác động đến tính sáng tạo của trẻ là môi trường gia đình. Trong gia đình, cả yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần đều có sự tác động đến tính sáng tạo của trẻ ở mức độ khác nhau, và mỗi trẻ khác nhau cũng là khác nhau. Như vậy, yếu tố tâm lý trong gia đình là vô cùng quan trọng đối với nhận thức và khả năng sáng tạo của trẻ. Nếu trẻ sống trong môi trường gia đình mà mọi người luôn tôn trọng ý kiến của mỗi cá nhân, ít phán xét và áp đặt, tạo cho mỗi thành viên tự do suy nghĩ thể hiện và bảo vệ ý tưởng của mình, thậm chí gia đình đặt ra nhiều thử thách với các thành viên thì sẽ tạo ra những trẻ em có tính độc lập và sáng tạo cao hơn (Nghiên cứu của trường ĐH Chicago). Khi trẻ lớn lên, môi trường giáo dục (hệ thống giáo dục nói chung và nhà trường) có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và bồi dưỡng khả năng sáng tạo của trẻ. Giáo dục cũng có tác động hai mặt đến tính sáng tạo của học sinh. Một môi trường nhà trường học tập sáng tạo thì không chỉ cung cấp tri thức cho học sinh mà còn phải giúp cho trẻ có tính độc lập cao, có chính kiến, say mê với khoa học, không áp đặt, luôn động viên, chia sẻ và khuyến khích trẻ thì sẽ có khả năng tạo ra những con người sáng tạo nhiều hơn. Nếu một môi trường dạy học áp đặt, tuân thủ theo các quy tắc nghiêm ngặt, không có sự chia sẻ, ủng hộ và động viên, khuôn phép quá mức vv… sẽ tạo ra những con người thụ động và không sáng tạo, thậm chí làm triệt tiêu tính sáng tạo của con người ngay từ nhỏ. Tuy nhiên, để có một môi trường nhà trường sáng tạo nó không chỉ liên quan đến tài liệu, kiến thức trong sách, cách kiểm tra đánh giá trong nhà trường hiện nay, mà điều quan trọng là liên quan đến cách giảng dạy, quan điểm, lối sống của chính những người tham gia hoạt động giảng dạy. Theo nhà phát minh vĩ đại Edison thì nhiệm vụ quan trọng nhất của nền văn minh là dạy con người ta cách tư duy. Chính vì vậy, để trẻ có thể phát triển tốt nhất sự sáng tạo thì chính những yếu tố tham gia vào môi trường nhà trường cũng cần phải sáng tạo. Đó là một người thầy có nhân cách sáng tạo, một người trò có nhân cách sáng tạo và một môi trường học tập sáng tạo. Đây chính là ba điều kiện quan trọng nhất để phát triển tư duy sáng tạo trong nhà trường cho học sinh. Học sinh có Thầy giáo có nhân Môi trường học tập nhân cách cách sáng tạo sáng tạo sáng tạo. 4.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Những yêu cầu về nhân cách sáng tạo của người thầy - Giáo viên cần phải là người biết tôn trọng hoạt động sáng tạo của trò. Giáo viên chấp nhận phi phán xét với những sáng kiến, quan điểm của học trò, chấp nhận ý kiến đa dạng từ phía học sinh. Tuy nhiên, tôn trọng và phi phán xét ở đây không có nghĩa là mặc kệ tất cả. Có những trường hợp giáo viên đồng ý với những ý kiến của học sinh, nhưng cũng có những trường hợp cần phải diễn giải, đối thoại với những ý kiến của học sinh hoặc hành động bằng cách diễn đạt, sắp xếp lại các ý kiến của học sinh. Làm được điều này, giáo viên sẽ mở rộng, tạo hứng thú, kích thích việc xem xét, so sánh, phân tích, đánh giá... tạo nên những cảm xúc sáng tạo cho học sinh. - Giáo viên cần dạy học theo hướng mở nhiều hơn. Luôn đặt ra những câu hỏi mở rộng, có tính liên môn cao để định hướng, kích thích hướng tư duy sáng tạo của trẻ. Nên đặt những câu hỏi ở mức tổng hợp và đánh giá (theo thang bậc nhận thức của Bloom). Đặc biệt giáo viên nên mở rộng vấn đề để học sinh có hướng tư duy rộng hơn. Vấn đề mà giáo viên mở rộng tại thời điểm hiện tại học sinh chưa chắc đã trả lời được ra nhưng nó lại là câu hỏi yếu câu học sinh luôn suy ngẫm và tìm cách trả lời cho câu hỏi đó. - Giáo viên luôn phải có ý thức tạo mọi điều kiện cho học sinh tương tác với nhau. Tạo điều kiện để học sinh trình bày quá trình tư duy dẫn đến những ý kiến của họ, cho học sinh có thời gian suy nghĩ, thể hiện và bảo vệ ý tưởng cá nhân trước tập thể lớp học. Tạo điều kiện cho học sinh áp dụng kiến thức tiếp thu được vào thực tiễn, hướng cho học sinh quan sát được môi trường xung quanh (môi trường tự nhiên và xã hội) vì toàn bộ môi trường xung quanh là cội nguồn cho sự sáng tạo. - Giáo viên để cho học sinh có quyền đánh giá và tự đánh giá và nên tham gia cùng đánh giá với học sinh. - Tránh sử dụng hình thức sư phạm uy quyền, độc đoán, áp đặt tuyệt đối vì như vậy sẽ làm triệt tiêu khả năng sáng tạo của học sinh, làm cho học sinh trở thành những người thụ động, chỉ biết những cái có sẵn mà thôi. Những yêu cầu về nhân cách sáng tạo của trò - Trẻ phải luôn có nhu cầu và động cơ sáng tạo. Luôn ý thức vấn đề đó là của chính bản thân mình vì điều này sẽ kích thích niềm hứng thú, đam mê của học sinh, phải tự mình giải quyết được vấn đề đó, luôn tìm tòi sáng tạo và suy nghĩ sáng tạo trong mọi tình huống. - Trẻ không được phép có tính ì tâm lý nghĩa là luôn muốn giữ lại những khuynh hướng lạc hậu đã và đang trải qua. - Trẻ luôn biết quan sát tinh tế và học hỏi có hiệu quả. - Trẻ cũng cần có tính nghiêm túc, cẩn thận suy xét tới cùng và nhìn toàn diện khi nghiên cứu các vấn đề. - Dám chấp nhận sự thất bại, luôn kiên trì, nhẫn nại và hết mình với công việc, luôn noi theo tinh thần sáng tạo của các nhà khoa học sáng tạo. - Trẻ luôn rèn khả năng tư duy và tưởng tượng sáng tạo. Kết hợp giữa tư duy logic và tư duy sáng tạo vì rằng sáng tạo là tạo ra cái mới nhưng vẫn cần tính logíc của kiến thức khoa học trước đó, những tri thức và kinh nghiệm thực tiễn, tính hợp lý của tri thức, nhìn nhận sự việc trong các mối quan hệ vốn có và những quan hệ mới. Trẻ cũng cần có khả năng tư duy hội tụ và tư duy phân kì vì đây là hai loại tư duy quan trọng nhất của phát minh sáng tạo. Những yêu cầu của một môi trường học tập sáng tạo. Chúng ta cần phải xây dựng một môi trường học tập có lợi cho tính sáng tạo cho học sinh. Hiện nay, trong nhà trường của chúng ta còn thiên về truyền thụ tri thức, xem kết quả học tập cao hơn sự phát triển trí lực. Điểm số là tiêu chuẩn duy nhất để. 4.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> đánh giá học sinh và như vậy trường nào có nhiều học sinh lên lớp sẽ là trường giỏi. Những học sinh biết nghe lời, ngoan ngoãn thì thường được yêu quí còn những học sinh có những quan điểm đối nghịch, hành vi không giống số đông thì thường bị ghét bỏ. Cách giáo dục này làm cho học sinh phải tìm cách thích ứng và phục tùng áp lực đó, không thể không theo số đông và thành tích. Về cơ bản, học sinh không có đủ tự do và không gian phát triển khả năng của mình và như vậy không thể có tính sáng tạo được. Để tạo được môi trường sáng tạo cần phải: - Trong giáo dục của nhà trường không nên đem điểm số thi cử tạo ra áp lực - Giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh do đó việc dạy học và hành vi của giáo viên cần thể hiện rõ sự sáng tạo - Giáo dục cần thực hiện hình thức giáo dục linh hoạt, học sinh được lựa chọn hoạt động của mình, tài liệu học tập phong phú, tăng cường dạy học theo cá nhân hoặc nhóm nhỏ - Giáo viên và học sinh tăng cường các hoạt động ngoại khoá, tiến hành chỉ đạo riêng đối với học sinh tài năng. Môi trường xã hội là môi trường rộng lớn (bao gồm môi trường văn hoá, môi trường kinh tế, môi trường khoa học, chính trị v.v…) có tác động gián tiếp đến tính sáng tạo của con người ngay từ nhỏ thông qua môi trường gia đình và nhà trường, và tác động trực tiếp mạnh mẽ khi con người trưởng thành. Môi trường xã hội cũng có thể kích thích hoặc kiềm chế tính sáng tạo của thành viên trong xã hội đó, nó đã được minh chứng rõ trong các giai đoạn phát triển của xã hội loài người. III. Nguyên tắc sáng tạo Đề cập đến các nguyên tắc sáng tạo, tác giả Arthur B.VanGundy đã đưa ra sáu nguyên tắc sáng tạo quan trọng gồm: 1. Tách biệt những ý tưởng mới khỏi sự đánh giá Cách tốt nhất để có sự sáng tạo là tránh sự phê phán. Nếu chúng ta theo những qui tắc: Phát sinh ý tưởng – đánh giá – phát sinh ý tưởng – đánh giá vv… thì chúng ta luôn bị giới hạn và khó có thể đưa ra một ý tưởng mới. Tách biệt những ý tưởng sáng tạo khỏi sự đánh giá là qui tắc tư duy sáng tạo quan trọng nhất. Bạn sẽ không bao giờ đạt được sự sáng tạo đầy đủ khi không áp dụng quy tắc này. Quy tắc này cho chúng ta có khả năng tư duy phân kì và đưa ra nhiều ý tưởng hay. Cần phải sau tất cả những ý tưởng có thể có được khi đó mới là lúc khẳng định ý tưởng mới và chỉ khi này mới là lúc đánh giá ý tưởng mới này. 2. Kiểm tra giả thuyết Đây là một qui tắc quan trọng số 2 bởi vì đó là nền tảng cho nhận thức sáng tạo. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những gì mà chúng ta nghĩ là chúng ta nhìn thấy. Khi nhìn một cái gì đó thì chúng ta hãy đặt giả thuyết về nó. Việc đặt giả thuyết này phụ thuộc vào từng hiện tượng mà chúng ta nhận thấy trong cuộc sống. Hàng ngày hãy đặt các giả thuyết về những sự kiện mà chúng ta nhìn thấy. Chúng ta chỉ có thể giải quyết vấn đề hiệu quả khi chúng ta biết cách đặt các giả thuyết như thế nào. Hàng ngày chúng ta ra các quyết định mà không thể tiến hành kiểm tra và đánh giá được. Những giải pháp đột phá là cách duy nhất để giải quyết những vấn đề khó khăn, và để làm được điều này chúng ta cần phải biết đặt các giả thuyết về nó. Tuy nhiên, chúng ta cần phải kiểm tra các giả thuyết mà chúng ta đặt ra như thế nào. Đây là một vấn đề cho các tổ chức vì muốn khẳng định tính đúng đắn mà tổ chức đặt ra thì phải tiến hành kiểm tra các giả thuyết của nó. Theo Albert Einstein, có một câu trả lời quan trọng là: Chúng ta không bao giờ được ngừng suy nghĩ, hãy đặt thật nhiều câu hỏi về tất cả những vấn đề mà chúng ta đặt ra. Bạn càng đặt nhiều câu hỏi thì bạn càng có nhiều cơ hội để hiểu về vấn đề mà bạn đặt ra. Một phương. 4.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> pháp tăng cường việc đặt câu hỏi với chúng ta là trả lời 5 câu hỏi cơ bản: Ai, Ở đâu, Cái gì, Khi nào và Tại sao. 3. Tránh tư duy theo một khuôn mẫu sẵn Trong cuộc sống chúng ta thường hay có những suy nghĩ hay những hành vi ứng xử theo những khuôn mẫu định sẵn và điều này đã cản trở khả năng tư duy sáng tạo của chúng ta. Những gì chúng ta đã trải qua đó là những hành vi theo thói quen và cho chúng ta thoải mái, an toàn với những gì mình làm và khi chúng ta làm khác đi thì chúng ta luôn sợ hãi và như vậy không có tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo chỉ có thể có được khi chúng ta dám chấp nhận cái mới. Charles Kettering- người phát minh ra động cơ ô tô điện đã từng nói: “chúng ta sẽ không có cái nhìn mới khi chúng ta lún sâu vào vết đường mòn”. Chính vì vậy, để tránh khỏi vết mòn thì chúng ta phải phá vỡ nó – Đây là một việc làm rất khó khăn. Để phá vỡ điều này bạn cần phải ý thức về sự cố gắng. Trước tiên chúng ta hãy nhận thức về suy nghĩ theo thói quen của chúng ta, theo một đường mòn, sau đó chúng ta hãy độc lập thay đổi nó. 4. Tạo ra một bối cảnh mới Để tạo ra một cái gì đó mới bạn cần phải nhìn ra một cái gì đó mới. Archimedes, khi tắm, đã nhận thấy cơ thể của mình có thể thay thế một lượng nước nhất định và điều này dẫn ông đến một suy nghĩ bừng sáng (bối cảnh mới) đi đến quyết định vương miện là một khối vàng đặc. Nhận thức một vấn đề quá chi tiết sẽ làm chúng ta mất đi một cái nhìn tổng thể và như vậy luôn cần phải tạo ra một viễn cảnh mới. Những hoạt động tạo ra ý tưởng sáng tạo như: Liên tưởng tự do, kết hợp các nhân tố của vấn đề, tăng cường tương tác với người khác, rút ra những phản xạ từ rất nhiều kích thích. Trong mỗi trường hợp này, kết quả thường giống nhau. Tuy nhiên khi chúng ta sử dụng đa dạng các hoạt động thì chúng ta càng dễ dàng tạo ra những viễn cảnh mới. 5. Giảm thiểu những suy nghĩ tiêu cực Chúng ta thường có suy nghĩ tiêu cực, phê phán đối với một vấn đề mới nào đó vì vậy đã cản trở rất nhiều việc tạo ra một cái mới. Để giảm thiểu những suy nghĩ tiêu cực, chúng ta hãy thể hiện sự cân bằng trong cách trả lời. Để làm được điều này, chúng ta cần: - Xem xét các ý tưởng như vật liệu thô đầu tiên. Chúng ta có thể chuyển những ý tưởng ban đầu thành những giải pháp có khả năng thực hiện nên cần ủng hộ những ý tưởng mới. - Khi bạn bắt gặp phải những ý tưởng mới, hãy cố gắng tự mình suy nghĩ và nói “điều đó thật là tuyệt vời”, đó là một điều tích cực. Khi bạn suy nghĩ về nó tích cực sẽ giúp cho chúng ta có những ý tưởng mới tốt hơn. - Thể hiện dung hòa khi đánh giá ý tưởng mới. Khi gặp phải một ý tưởng mới nào đó, bạn nên suy nghĩ cả theo hướng tích cực và hướng tiêu cực. 6. Chấp nhận mạo hiểm nhưng phải cẩn trọng Herry Ford cho rằng thất bại là cơ hội để bắt đầu lại một cái mới, nhưng thất bại quá nhiều làm cho con người ta giảm bớt thông minh. Khi chúng ta dám chấp nhận mạo hiểm thì chúng ta mới có thể có được cái mới. Tuy nhiên các sự mạo hiểm không phải là tương đồng như nhau. Mạo hiểm trong suy nghĩ ít nguy hiểm hơn trong hành động. IV. Một số đặc điểm nhân cách sáng tạo thường thấy ở học sinh tiểu học Đặc điểm 1: Khả năng phản xạ nhanh: Khi cô giáo đưa ra một vấn đề và đặt câu hỏi để trẻ trả lời, trẻ thường tập trung nghe và ngay sau đó đưa ra câu trả lời theo cách nghĩ trẻ cho là đúng, cho dù câu trả lời đó có thể là phù hợp hay chưa phù hợp. Trẻ thể hiện sự tự tin đối với câu trả lời của trẻ. Ví dụ, khi. 4.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> giáo viên kể câu chuyện Rùa và Thỏ và đặt ra câu hỏi: tại sao Rùa lại chạy đến đích trước Thỏ? Trẻ sẽ đưa ngay ra câu trả lời như: Rùa kiên trì hơn thỏ, Rùa có vị thần trợ giúp vv Đặc điểm 2: Khả năng đưa ra nhiều đáp án khác nhau: Khi cô giáo đưa ra một vấn đề tranh luận hoặc gặp một tình huống bất ngờ nào đó và yêu cầu trẻ giải thích, cho trẻ có sự tự do để thể hiện ý kiến cá nhân, trẻ sáng tạo thường đặt ra nhiều giả định khác nhau có liên quan. Trẻ ít chấp nhận một cách giải quyết và tìm nhiều cách giải quyết khác nhau. Khi giáo viên cho nhiều thời gian để trả lời thì trẻ lại càng cố tìm ra nhiều cách trả lời khác nhau. Ví dụ, một bạn nghỉ học, cô giáo hỏi “Các bạn có biết tại sao bạn A không đi học”. Trẻ sáng tạo thường đưa ra nhiều lý do như bạn ấy bị ốm, bạn dậy muộn nên không đi học, bạn giận bố mẹ nên không đi học, bạn ấy lười, bạn ấy ghét lớp mình vv… Đặc điểm 3: Khả năng đưa ra những hành động độc đáo và khác biệt: Khi cô giáo làm mẫu một hành động nào đó và yêu cầu trẻ làm lại. Thông thường, các trẻ khác bắt chước lại đúng hành động của cô giáo, tuy nhiên, trẻ sáng tạo lại làm khác biệt và thường không thích làm lại theo cách của cô giáo. Ví dụ, từ 1 nét vẽ cô giáo vẽ mẫu thành 1 con thuyền, sau đó yêu cầu trẻ vẽ lại. Trẻ cũng sử dụng nét vẽ đó nhưng vẽ thành 1 con thuyền có hình dáng khác và các thao tác ít theo trình tự vẽ của giáo viên. Đặc điểm 4: Khả năng làm việc độc lập, ít chờ đợi nhắc nhở của giáo viên: Khi giáo viên yêu cầu trẻ làm một việc nào đó thì trẻ sáng tạo thường tự giác thực hiện, và thực hiện việc làm một cách say mê, không chờ đợi sự gợi ý của giáo viên hay bắt chước những việc mà bạn đang làm. Trẻ tập trung và làm theo cách riêng của mình. Ví dụ, khi giáo viên yêu cầu trẻ xây dựng ngôi nhà với các khối gỗ, những trẻ khác hay để ý xem bạn xếp thế nào để bắt chước hoặc hỏi cô để có sự gợi ý, khi gặp khó khăn, thể hiện sự chán nản. Ngược lại, trẻ sáng tạo bắt tay vào ghép ngôi nhà ngay, không chờ đợi sự gợi ý của giáo viên, thậm chí nhìn sang hình ghép của bạn để không ghép theo hình của bạn, tìm ra cách ghép độc đáo của mình và tập trung cao khi làm việc. Đặc điểm 5: Khả năng tranh luận, đặt ra câu hỏi và chịu khó lắng nghe: Khi cô giáo đưa ra một vấn đề nào đó để trẻ tranh luận, trẻ sáng tạo hay đưa ra ý kiến cá nhân và giải thích cho các ý kiến đó, sau đó đặt ra nhiều câu hỏi có liên quan đến vấn đề vừa tranh luận, đặc biệt trẻ thể hiện hào hứng khi tranh luận. Ví dụ, khi cô giáo đặt câu hỏi: 2 bạn cãi nhau là xấu hay tốt? trẻ sáng tạo thường lắng nghe các bạn và đưa ra những ý kiến của cá nhân, và lý giải các ý kiến của mình, tuy nhiên cũng hay đặt ra câu hỏi như: tại sao 2 bạn lại cãi nhau? Tại sao 2 bác bên nhà con lại cãi nhau vv…. Đặc điểm 6: Khả năng linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ: Trong khi tranh luận, kể chuyện hay trình bày những suy nghĩ cá nhân, trẻ sáng tạo thường biến đổi ngôn ngữ nhanh khi gặp phải những câu hỏi phản diện của cô hay của bạn bè. Khi trẻ sáng tạo đang kể câu chuyện theo tranh vẽ mà trẻ đã nghĩ, tuy nhiên, nếu có bạn đặt câu hỏi hoặc thể hiện sự không đồng ý thì trẻ thay đổi ngôn ngữ của mình trong câu chuyện theo các câu hỏi của bạn hoặc chuyển hướng câu chuyện cho phù hợp. Đặc điểm 7: Khả năng nhạy cảm với cảm xúc của người khác: Những trẻ sáng tạo bộc lộ khả năng hiểu những cảm xúc của bạn bè, cô giáo và người khác nhanh và thể hiện các cảm xúc tương ứng. Ví dụ, khi cha mẹ, cô giáo, hay bạn bè có chút biểu hiện không vui thì trẻ nhạy cảm và thay đổi cách ứng xử với các cảm xúc của người khác. Trẻ rất linh hoạt và nhanh nhẹn trong giao tiếp với các bạn vì nắm bắt nhanh tâm lý của các bạn. Đối với các cảm xúc khác nhau của cha mẹ, trẻ cũng có những biến đổi nhanh cho phù hợp. Nhìn chung, trẻ thể hiện cảm xúc tinh tế.. 4.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Đặc điểm 8: Dễ hòa đồng và giao tiếp tự nhiên với mọi người: Trẻ sáng tạo thể hiện đời sống tình cảm phong phú và sâu sắc với những người xung quanh. Với cha mẹ, trẻ hay gần gũi, tình cảm với cha mẹ và rất tự nhiên khi giao tiếp với cha mẹ và bày tỏ quan điểm cá nhân. Trẻ thường xuyên thể hiện hòa đồng với các bạn, thích chơi với tất cả các bạn. Trẻ luôn thể hiện sự hài hòa trong giao tiếp với anh chị em và với những người xung quanh. Đặc điểm 9: Bình tĩnh, kiên trì khi chơi và giải quyết vấn đề: Khi cô giáo tổ chức một trò chơi và giới thiệu các quy luật chơi, trẻ sáng tạo chịu khó nghe hết các quy luật chơi rồi mới tiến hành chơi, trẻ ít thể hiện sự nôn nóng hay chơi khi cô giáo vẫn đang giới thiệu luật chơi. Khi phải giải quyết vấn đề nào đó như là: Làm thế nào để các bạn không cãi nhau? Làm thế nào để lau nhà thật nhanh.v.v… khi đã nghĩ ra thì trẻ phản xạ trả lời ngay, nhưng khi chưa nghĩ ra câu trả lời, trẻ cũng không thể hiện sự chán nản hay bực bội mà bình tĩnh suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Đối với các hoạt động thể hiện sự kiên trì thì trẻ sáng tạo bộc lộ rất rõ tính kiên trì, kiên nhẫn khi làm việc, không bộc lộ sự nóng vội hay chán nản.. 4.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> MODULE 2: MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠT, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO BẬC TIỂU HỌC. Mục tiêu học tập: Xác định được vai trò của HĐTNST đối với hình thành các phẩm chất và năng lực chung cho bậc tiểu học Xây dựng được khung năng lực chuẩn đầu ra của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục của tiểu học Có kỹ năng xác định, phát triển chuẩn đầu ra, xác định hệ thống mục tiêu cụ thể trong chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh trên địa bàn cũng như trong mỗi hoạt động cụ thể Dựa trên chuẩn đầu ra, có kỹ năng thiết kế, phát triển chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. 4.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Thời gian: 30 phút Phương pháp: NHÓM Dụng cụ: Giất A0, bút. Tiến hành ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 1: Phân tích khung năng lực của hoạt động TNST ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 2: Chỉ ra các hành vi cụ thể chứng minh cho năng lực cần hình thành ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 3: Thảo luận, thống nhất ý kiến ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 4: Trình bày trước lớp ---------------------------------------------------------------------------------------------THÔNG TIN NGUỒN I. Mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông mới và mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo 1. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới Chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời. Chương trình giáo dục cấp tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực chung được nêu trong mục tiêu giáo dục phổ thông; bước đầu phát triển những tiềm năng sẵn có để tiếp tục học trung học cơ sở. Chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở nhằm phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần trên cơ sở duy trì, tăng cường các phẩm chất và năng lực đã hình thành ở cấp tiểu học; hình thành nhân cách công dân trên cơ sở hoàn chỉnh học vấn phổ thông nền tảng, khả năng tự học và phát huy tiềm năng sẵn có của cá nhân để tiếp tục học trung học phổ thông, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông nhằm phát triển nhân cách công dân trên cơ sở phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; duy trì, tăng cường và định hình các phẩm chất và năng lực đã hình thành ở cấp trung học cơ sở; có kiến thức, kỹ năng phổ thông cơ bản được định hướng theo lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với năng khiếu và sở thích; phát triển năng lực cá. 5.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học lên hoặc bước vào cuộc sống lao động. 2. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo MỤC TIÊU CHUNG Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý - xã hội...; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này. MỤC TIÊU CỦA GIAI ĐOẠN CƠ BẢN Giai đoạn cơ bản kéo dài từ lớp 1 đến lớp 9. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo tập trung vào việc hình thành các phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng sống cơ bản: tích cực tham gia, kiến thiết và tổ chức các hoạt động; biết cách sống tích cực, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân; biết cách tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường, và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm. Bậc tiểu học: Ở bậc tiểu học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành những thói quen tự phục vụ, kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp cơ bản; bắt đầu có các kỹ năng xã hội để tham gia các hoạt động xã hội. Bậc THCS Ở bậc trung học cơ sở, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành lối sống tích cực, biết cách hoàn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân biết làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức công dân… và tích cực tham gia các hoạt động xã hội. MỤC TIÊU CỦA GIAI ĐOẠN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh việc tiếp tục phát triển thành tựu của giai đoạn trước, chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực liên quan đến người lao động; phát triển năng lực sở trường, hứng thú của cá nhân trong lĩnh vực nào đó, năng lực đánh giá nhu cầu xã hội và yêu cầu của thị trường lao động…, từ đó có thể định hướng lựa chọn nhóm nghề/nghề phù hợp với bản thân. II. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực 1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất - Yêu đất nước, con người: thể hiện ở sự sẵn sàng tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ đất nước, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam, các giá trị di sản văn hoá của quê hương, đất nước; tôn trọng các nền văn hoá trên thế giới, yêu thương con người, biết khoan dung và thể hiện yêu thiên nhiên, cuộc sống… - Sống mẫu mực: là sống với lòng tự trọng, trung thực, luôn tự lực, vượt khó khăn và biết hoàn thiện bản thân. - Sống trách nhiệm: quan tâm đến sự phát triển hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt động cộng đồng, đóng góp cho việc giữ gìn và phát triển của cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên. Luôn biết tuân thủ, chấp hành kỷ cương, quy định, hiến pháp và pháp luật và sống theo giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội. 2. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung - Năng lực tự học: là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; thực hiện các phương. 5.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: là khả năng nhận diện vấn đề, thiết lập không gian vấn đề, xác định được các phương pháp khác nhau từ đó lựa chọn và đánh giá được cách giải quyết vấn đề làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh cần thiết. - Năng lực thẩm mỹ: là năng lực nhận diện và cảm thụ cái đẹp, biết thể hiện được cái đẹp trong hành vi, trong lời nói, trong sản phẩm… và biết sáng tạo ra cái đẹp. - Năng lực thể chất: là khả năng sống thích ứng và hài hòa với môi trường; biết rèn luyện sức khoẻ thể lực và nâng cao sức khoẻ tinh thần. - Năng lực giao tiếp: là khả năng lựa chọn nội dung, cách thức, thái độ giao tiếp để đạt được mục đích giao tiếp và mang lại sự thỏa mãn cho các bên tham gia giao tiếp. - Năng lực hợp tác: là khả năng cùng làm việc giữa hai hay nhiều người để giải quyết những vấn đề nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên. - Năng lực tính toán: là khả năng sử dụng các phép tính và đo lường, công cụ toán học để giải quyết những vấn đề trong học tập và cuộc sống. - Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): là khả năng sử dụng thiết bị kỹ thuật số, máy tính, phần mềm… để tìm kiếm thông tin phục vụ tích cực và hiệu quả cho học tập và cuộc sống; là khả năng sàng lọc và tham gia truyền thông trên môi trường mạng một cách có văn hóa. 3. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù Căn cứ vào nhiệm vụ của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong định hướng phát triển chương trình giáo dục phổ thông, căn cứ vào đặc thù của hoạt động trải nghiệm, căn cứ vào nghiên cứu tổng thuật các chương trình giáo dục quốc tế, căn cứ các yêu cầu đối với năng lực chung đã được đề xuất, căn cứ vào kết quả khảo sát trên nhóm mẫu và kết quả tọa đàm với chuyên gia, nhóm nghiên cứu rút ra các mục tiêu cần thực hiện của hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Bên cạnh những phẩm chất và năng lực chung, hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng tới mục tiêu là một số năng lực đặc thù sau: a) Năng lực tham gia và tổ chức hoạt động: thể hiện ở sự tích cực tham gia hoặc thiết kế, tổ chức các hoạt động, đặc biệt các hoạt động xã hội; biết đóng góp vào thành công chung; thể hiện tính tuân thủ với quyết định của tập thể cũng như sự cam kết; trách nhiệm với công việc được giao, biết quản lý thời gian và công việc cũng như hợp tác hoặc tập hợp, khích lệ... các cá nhân tham gia giải quyết vấn đề và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ mọi người. b) Năng lực tự quản lý và tổ chức cuộc sống cá nhân: là khả năng tự phục vụ và sắp xếp cuộc sống cá nhân; biết thực hiện vai trò của bản thân trong gia đình (theo giới); biết chia sẻ công việc; biết lập kế hoạch chi tiêu hợp lý và phát triển kinh tế gia đình; biết tạo bầu không khí tích cực trong gia đình. c) Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân: là khả năng nhận thức về giá trị của bản thân; là sự nhận thức về điểm mạnh cũng như điểm yếu trong năng lực và tính cách của bản thân, tìm được động lực để tích cực hóa quá trình hoàn thiện và phát triển nhân cách; là sự xác định đúng vị trí xã hội của bản thân trong các mối quan hệ và ngữ cảnh giao tiếp hay hoạt động để ứng xử phù hợp; luôn thể hiện người sống lạc quan với suy nghĩ tích cực.. 5.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> d) Năng lực định hướng nghề nghiệp: là khả năng đánh giá được yêu cầu của thế giới nghề nghiệp và nhu cầu của XH, đánh giá được năng lực và phẩm chất của bản thân trong mối tương quan với yêu cầu của nghề; biết phát triển các phẩm chất và năng lực cần có cho nghề hoặc lĩnh vực mà bản thân định hướng lựa chọn; biết tìm kiếm các nguồn hỗ trợ để học tập và phát triển bản thân; có khả năng di chuyển nghề. e) Năng lực khám phá và sáng tạo: thể hiện tính tò mò, ham hiểu biết, luôn quan sát thế giới xung quanh mình, thiết lập mối liên hệ, quan hệ giữa các sự vật hiện tượng; thể hiện ở khả năng tư duy linh hoạt, mềm dẻo tìm ra được phương pháp độc đáo và tạo ra sản phẩm độc đáo. II. Yêu cầu cần đạt của hoạt động TNST 1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung đối với hoạt động TNST Phẩm chất và năng lực chung Yêu cầu cần đạt Yêu đất nước, Tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị xã con người hội, các hoạt động từ thiện, các hoạt động bảo vệ môi trường, di sản văn hóa; tham gia các hoạt động lao động, sinh hoạt trong gia đình, nhà trường... Sống mẫu mực Thực hiện các hành vi phù hợp với các yêu cầu hay quy định đối với trẻ và không vi phạm pháp luật trong quá trình tham gia hoạt động TNST cũng như ngoài cuộc sống Sống trách Thực hiện được các nhiệm vụ được giao; biết nhiệm giúp đỡ các bạn trong hoạt động; thể hiện sự quan tâm lo lắng tới kết quả của hoạt động... Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp Năng tác;. lực. hợp. Năng toán. lực. tính. Năng lực CNTT và truyền thông. Có thái độ học hỏi thầy cô và các bạn trong quá trình hoạt động và có những kỹ năng học tập như: quan sát, ghi chép, tổng hợp, báo cáo... những gì thu được từ hoạt động... Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, hiệu quả nảy sinh trong quá trình hoạt động về nội dung hoạt động cũng như quan hệ giữa các cá nhân và vấn đề của chính bản thân... Thể hiện kỹ năng giao tiếp phù hợp với mọi người trong quá trình tác nghiệp hay tương tác; có kỹ năng thuyết phục, thương thuyết, trình bày... theo mục đích, đối tượng và nội dung hoạt động. Phối hợp với các bạn cùng chuẩn bị, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hoạt động và giải quyết vấn đề. Thể hiện sự giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ nguồn lực... để hoàn thành nhiệm vụ chung. Lập được kế hoạch hoạt động, định lượng thời gian cho hoạt động, xây dựng kế hoạch kinh phí, xác định nguồn lực, đánh giá... cho hoạt động. Sử dụng ICT trong tìm kiếm thông tin, trình bày thông tin và phục vụ cho hoạt động trải nghiệm, cho định hướng nghề nghiệp... Có kỹ năng truyền thông hiệu quả trong hoạt động và về hoạt động.. 5.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Năng lực thẩm Cảm thụ được cái đẹp trong thiên nhiên, trong mỹ hành vi của con người... Thể hiện sự cảm thụ thông qua sản phẩm, hành vi và tinh thần khỏe mạnh. Năng lực thể Biết cách chăm sóc sức khỏe thể chất và sức chất khỏe tinh thần thể hiện sự tham gia nhiệt tình vào các hoạt động TDTT, và luôn có suy nghĩ và sống tích cực... 2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù NHÓM NĂNG LỰC CẤU PHẦN CHỈ SỐ (yêu cầu cần đạt) 1.1.1. Tham gia tích cực 1.1. Năng lực 1.1.2. Hiệu quả đóng góp tham gia hoạt 1.1.3. Mức độ tuân thủ động 1.1.4. Tinh thần trách nhiệm 1.1.5. Tinh thần hợp tác 1. Năng lực hoạt động và tổ 1.2.1. Thiết kế hoạt động chức hoạt động 1.2.2. Quản lý thời gian 1.2. Năng lực tổ 1.2.3. Quản lý công việc chức hoạt động 1.2.4. Xử lý tình huống 1.2.5. Đánh giá hoạt động 1.2.6. Lãnh đạo 2.1.1. Tự phục vụ 2.1. Năng lực tổ 2.1.2. Thực hiện vai trò của nam/nữ chức cuộc sống gia đình 2.1.3. Chia sẻ công việc gia đình 2. Năng lực tổ 2.1.4. Xây dựng bầu không khí tích cực chức và quản lý cuộc sống gia đình 2.2.1. Lập kế hoạch chi tiêu 2.2. Năng lực 2.2.2. Sử dụng hiệu quả, hợp lý tài quản lý tài chính chính 2.2.3. Phát triển tài chính 3.1.1. Nhận ra một số phẩm chất và năng lực chính của bản thân 3. Năng lực tự 3.1. Năng lực tự 3.1.2. Tiếp nhận có chọn lọc những phản hồi về bản thân nhận thức và nhận thức tích cực hóa 3.1.3. Xác định vị trí XH của bản thân bản thân trong ngữ cảnh giao tiếp 3.1.4. Thay đổi hoàn thiện bản thân. 5.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 3.2.1. 3.2. Năng lực tích 3.2.2. cực hóa bản thân 3.2.3. 3.2.4.. 4.1. Đánh giá năng lực và phẩm chất cá nhân trong mối tương quan với nghề nghiệp. Suy nghĩ tích cực Chấp nhận sự khác biệt Tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ Vượt khó. 4.1.1. Hiểu biết thế giới nghề nghiệp yêu cầu của nghề 4.1.2. Đánh giá được năng lực và phẩm chất của bản thân 4.1.3. Đánh giá nhu cầu thị trường lao động 4.1.4. Xác định hướng lựa chọn nghề. 4.2.1. Lập kế hoạch phát triển bản thân 4.2.2. Tham gia các hoạt động phát 4. Năng lực 4.2. Hoàn thiện triển bản thân (liên quan đến yêu cầu định hướng năng lực và phẩm của nghề) chất theo yêu cầu nghề nghiệp nghề nghiệp đã 4.2.3. Tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ định hướng hoặc phát triển năng lực cho nghề nghiệp 4.2.4. Đánh giá được sự tiến bộ của bản lựa chọn thân 4.2.5. Di chuyển nghề nghiệp 4.3. Tuân thủ kỷ 4.3.1. Tuân thủ luật và đạo đức 4.3.2. Tự chịu trách nhiệm của người lao 4.3.3. Tự trọng động 4.3.4. Cống hiến xã hội 5.1.1. Tính tò mò 5.1. Năng lực khám phá, phát 5.1.2. Quan sát hiện cái mới 5.1.3. Thiết lập liên tưởng 5. Năng lực khám phá và sáng tạo. 5.2. Năng sáng tạo. 5.2.1. Cảm nhận và hứng thú với thế lực giới xung quanh 5.2.2. Tư duy linh hoạt và mềm dẻo 5.2.3. Tính độc đáo của sản phẩm. HOẠT ĐỘNG 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC. 5.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Mục tiêu: Người học biết nguyên lý xây dựng chương trình, từ đó phát triển chương trình phù hợp với tình hình của cơ sở nhà trường. Thời gian: 30 phút Phương pháp: NHÓM Dụng cụ: Giất A0, bút Tiến hành ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 1: Phân tích các căn cứ xây dựng nội dung chương trình hoạt động TNST ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 2: Thiết kế mạch nội dung ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 3: Xây dựng các chủ đề ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 4: Trình bày trước lớp ---------------------------------------------------------------------------------------------THÔNG TIN NGUỒN 1. Căn cứ xác định nội dung hoạt động TNST  Căn cứ vào mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu của hoạt động TNST nói riêng  Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội mà học sinh có thể trải nghiệm  Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của nội dung các lĩnh vực hoạt động xã hội và nghề nghiệp  Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông hiện hành 2. Chương trình hoạt động trải nghiệm cho các cấp học (có tính tham khảo) MẠCH NỘI DUNG TIỂU HỌC Sống nề nếp Ước mơ của em B Giá trị sống, kỹ năng B Sống khỏe mạnh sống Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Giao tiếp Lịch sự Môi trường xanh, sạch, đẹp B B. B B B. Khám phá vẻ đẹp quê hương Quê hương đất nước và hòa bình thế giới Ngôi nhà hòa bình Giúp đỡ gia đình neo đơn An toàn giao thông Gia đình của em Gia đình hạnh phúc. Kế hoạch tiết kiệm Gia đình văn hóa. 5.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Nghề truyền thống địa phương TT Thế giới nghề nghiệp C. Quy trình sản xuất/chế tạo/chăn nuôi… Tìm hiểu loại hình dịch vụ Nghệ thuật và em Thành phố nghề nghiệp. TT Khoa C thuật. học. và. nghệ Khám phá môi trường quanh em Du lịch về thăm quê em Em yêu nghệ thuật Thế giới động vật. 3. Gợi ý một số hoạt động cho cấp Tiểu học Chủ đề: TRƯỜNG HỌC Tham quan phòng truyền thống nhà trường và bổ sung tài liệu cho phòng truyền thống Tìm hiểu công việc của giáo viên và tập làm thầy/cô giáo. Tìm hiểu về lịch sử/danh nhân mà trường mang tên. Tham quan các mô hình trường khác Tập đóng vai làm chú công an, bộ đội, diễn viên. Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong trường. Vẽ tranh về ngôi trường trong tương lai. Tìm hiểu về anh Kim Đồng. Chủ đề: VĂN HÓA – DU LỊCH Dâng hương viếng Bác Làm tranh Đông Hồ Làm sản phẩm gốm sứ Bát Tràng Hội thi làm bánh trôi, bánh chay Hội thi kéo co, nhảy bao bố, nhảy lò cò … Chiến dịch thu gom rác thải bảo vệ môi trường Sưu tầm tem thư theo chủ đề Hội thi nặn tò he Tham quan các khu danh lam thắng cảnh Chủ đề: NỘI TRỢ Vệ sinh lớp học Đóng vai đầu bếp Đi chợ mua đồ theo chỉ dẫn Chăm sóc cây xanh Sắp xếp góc học tập Chủ đề: GIAO THÔNG Hoạt động nhận biết một số biển cấm về giao thông đường bộ và đường sắt. Hoạt động vẽ tranh tuyên truyền an toàn giao thông. Tổ chức cuộc thi:“ Em làm cánh sát giao thông”.. 5.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Làm các mô hình biển báo giao thông trong trường học theo chủ đề. Diễn kịch tuyên truyền về ứng xử văn hóa giao thông. Chủ đề: THỦ CÔNG NGHIỆP Trải nghiệm thực tiễn làng nghề thủ công nghiệp: làng gốm Bát Tràng - Hà Nội, làng chạm bạc Đồng Xâm - Thái Bình... Tìm hiểu về các sản phẩm thủ công nghiệp ở địa phương em. Chụp ảnh về các sản phẩm thủ công nghiệp trong gia đình. Tổ chức vẽ tranh về các sản phẩm thủ công nghiệp. Cắt và dán các hình ảnh về sản phẩm thủ công nghiệp trên báo, tranh theo chủ đề. Tạo hình sản phẩm thủ công nghiệp bằng các chất liệu đơn giản: làm lọ hoa, trống đồng, nón...bằng đất sét, bìa cứng. Chủ đề: LÂM NGHIỆP Tham quan bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam Chăm sóc hoa trong khuôn viên trường học Vẽ tranh cổ động về chủ đề phủ xanh đất trống đồi núi trọc Tham gia làm khu vườn cổ tích ở trường học Viết thư gửi tổ chức AFEO (Tổ chức Hành động vì môi trường) về nạn chặt phá rừng tại địa phương Thiết kế lôgô với chủ đề “Vì một môi trường xanh” Tham gia câu lạc bộ “Bảo vệ rừng xanh” Tập làm báo cáo viên về vấn đề khai thác rừng tại địa phương Chủ đề: KINH DOANH/KINH TẾ Tổ chức hôi chợ. Trao đổi đồ chơi, dụng cụ học tập. Chơi đồ hàng. Đi chợ cùng mẹ. Đi siêu thị mua hàng với số tiền mẹ cho. Chủ đề: NÔNG NGHIỆP Tham quan trang trại chăn nuôi Học cách sử dụng nông cụ trong vườn trường Trồng hoa trong vườn trường Chăm sóc cây trong vườn trường Làm chú nông dân tí hon Ngày thu trứng gà trong trạng trại nuôi gà lấy trứng (nhặt trứng từ chuồng, vận chuyển về kho, xếp vào giá trứng) Làm công nhân chăn gà trong trang trại nuôi gà Mùa thu hoạch cà chua ở hợp tác xã rau sạch Chủ đề: CÔNG NGHIỆP Thực hành lắp ráp những mô hình đơn giản (ôtô, nhà…) Thực hành thêu hình hoa, lá, các con vật đơn giản Thực hành cắt, khâu vá quần áo búp bê Tìm kiếm, phân loại các khoáng sản mà em biết (Các nhóm mang sản phẩm đến lớp để trao đổi) Quan sát quy trình sản xuất bánh kẹo tại nhà máy Thực hành pha chế màu thực phẩm tại lớp Tham quan hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở khu công nghiệp. 5.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Quan sát việc thu, lượm mủ cao su Chủ đề: NGƯ NGHIỆP Tổ chức tham quan ao nuôi cá. Tổ chức trò chơi câu thủy – hải sản để nhận biết một số loài Tổ chức cuộc thi vẽ tranh về các loài thủy – hải sản. Tổ chức xem phim về cuộc sống của ngư dân. Tổ chức làm quen và nhận biết các dụng cụ về ngư nghiệp. Tổ chức trò chơi trong không gian làng nghề ngư nghiệp (ở trường) về các công việc của ngư dân. Tổ chức trò chơi nặn hình các con vật thủy hải sản mà em yêu thích. Tổ chức thi thuyết trình về 1 loài thủy hải sản mà em yêu thích. Chủ đề: Y TẾ Tìm hiểu công việc của bác sĩ Bé làm tuyên truyền viên (rửa tay trước khi ăn, đánh răng…) Bé tham gia vệ sinh môi trường xung quanh Tham quan các cơ sở y tế Vẽ tranh về các dụng cụ y tế Chủ đề: TDTT Tham gia mô hình Câu lạc bộ các môn thể thao tại trường như cờ vua, bóng đá, khiêu vũ thể thao,… Tham gia chương trình “tìm kiếm tài năng Dance sport nhí” Tham gia hội khỏe phù đổng toàn trường Tham quan thực tế một câu lạc bộ bóng đá địa phương Giao lưu với vận động viên thể thao nổi tiếng Chủ đề: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Tham gia triển lãm về sản phẩm công nghệ phục vụ cuộc sống. Tham gia thiết kế, xây dựng không gian lớp học xanh. Tìm hiểu tác dụng của các loại máy móc ở gia đình và nhà trường Em tập làm một nghề mà em yêu thích. Cuộc thi vẽ tranh về thành phố trong tương lai. Xây dựng một số nhiệm vụ cá nhân và nhóm trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC Mục tiêu học tập:  Nhận thức được vị trí, vai trò của từng hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học  Có kỹ năng tổ chức từng loại hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học..  Có năng lực thiết kế và phát triển các hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học phù hợp điều kiện địa phương Thời gian: 30 phút Phương pháp: NHÓM Dụng cụ: Giất A0, bút. 5.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Tiến hành ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 1: Thảo luận các hình thức tổ chức HĐTNST xem những hình thức nào phù hợp với thực tiễn của trường mình. ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 2: Thử thiết kế một dạng hoạt động TNST theo một chủ đề mà nhóm lựa chọn. ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 3: Trình bày trước lớp ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 4: Tổng kết ---------------------------------------------------------------------------------------------THÔNG TIN NGUỒN I. Nhóm hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông có hình thức tổ chức rất đa dạng và phong phú. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của HS, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,...), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,... Mỗi một hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục HS được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Trong quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động. Dựa trên khảo sát thực tiễn các hình thức tổ chức hoạt động trong các nhà trường Việt Nam, cùng với nghiên cứu chương trình của một số nước trên thế giới, các hình thức sau nên được sử dụng trong nhà trường để tổ chức hoạt động TNST cho học sinh: 1. Hình thức có tính ngoài trời/di chuyển 1. Thực địa, thực tế 2. Tham quan 3. Cắm trại 4. Trò chơi (lớn) 2. Hình thức có tính triển khai kéo dài 5. Dự án và nghiên cứu khoa học 6. Các câu lạc bộ 3. Hình thức có tính sân khấu 7. Diễn đàn 8. Giao lưu 9. Hội thảo/xemina 10. Sân khấu hóa. 6.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 4. Hình thức có tính cống hiến trực tiếp 11. Thực hành lao động việc nhà, việc trường 12. Các hoạt động xã hội/tình nguyện II. Một số hình thức tổ chức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông 1. Hoạt động câu lạc bộ Câu lạc bộ (CLB) là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm HS cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,... dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các HS với nhau và giữa HS với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của CLB tạo cơ hội để HS được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của HS như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,… CLB là nơi để để HS được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được tự do kết giao và hiệp hội; quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,... Thông qua hoạt động của các CLB nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng và mục đích chính đáng của các em. CLB hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và có thể được tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau như: - CLB văn hóa nghệ thuật: âm nhạc (thanh nhạc, nhạc cụ, nhạc kịch, ... ) diễn kịch, thơ, múa rối, phóng viên, mỹ thuật, khiêu vũ, nhảy sạp, dân vũ, múa khèn, dẫn chương trình, - CLB thể dục thể thao : bóng đá, bóng rổ, thể dục nhịp điệu, điền kinh, bơi lội, cầu lông, cắm trại, ... -CLB học thuật: Toán học, Tin học, Tiếng Anh, - CLB võ thuật: Taekwondo, Karatedo, Pencak silat, đấu vật, ... - CLB trò chơi dân gian: cờ người, đánh đu, kéo co, ném còn, đánh cầu/đá cầu, ô ăn quan, tập tầm vông, thả đỉa ba ba, đánh chuyền, đánh khăng, đánh quay, đánh đáo, .... - ........ Khi lựa chọn các thành viên tham gia CLB cũng như khi tổ chức các buổi sinh hoạt CLB cần đảm bảo một số nguyên tắc sau: - Tham gia trên tinh thần tự nguyện, - Không phân biệt đối xử, - Đảm bảo sự công bằng, - Phát huy tính sáng tạo, - Tôn trọng ý kiến và nhân cách học sinh, - Bình đẳng giới, - Đảm bảo quyền trẻ em, - HS là chủ thể quyết định mọi vấn đề của CLB, Mỗi nhà trường đều có thể tổ chức nhiều CLB khác nhau cho các nhóm HS tham gia và cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho mỗi CLB để việc tổ chức thực hiện đạt được hiệu quả giáo dục cao. 2. Tổ chức trò chơi Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung và đặc biệt, đối với thanh thiếu niên học sinh nói riêng, những trò chơi phù hợp nhiều khi có tác dụng giáo dục rất tích cực. Trò chơi là hình thức tổ chức các. 6.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”. Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoạt động trải nghiệm sáng tạo như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận,... Trò chơi có những thuận lợi như: phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho học sinh tác phong nhanh nhẹn, ... Trò chơi có nhiều chức năng xã hội khác nhau như chức năng giáo dục, chức năng văn hóa, chức năng giải trí, chức năng giao tiếp... - Chức năng giáo dục: Trò chơi là phương tiện giáo dục hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thiết thực của HS, tác động toàn diện đến tất cả các mặt khác nhau của nhân cách: về thể chất, tâm lý, đạo đức và xã hội. Trò chơi giúp các em nâng cao thể lực, rèn luyện sự nhanh nhẹn, dẻo dai và bền bỉ của cơ bắp, thần kinh, phát triển tốt các chức năng của các giác quan (thị giác, xúc giác, khứu giác, thính giác...), các chức năng vận động, phát triển tốt các phẩm chất và năng lực tư duy sáng tạo, linh hoạt. Trò chơi còn phát triển tốt các phẩm chất nhân cách cho HS như tính tập thể, tính hợp tác, tính kỷ luật, tính sáng tạo, tính tự chủ, tính tích cực, sự nỗ lực ý chí, lòng dũng cảm, tính linh hoạt, tính tự tin, sự thân thiện, lòng bao dung, những tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ lành mạnh... Trò chơi là một phương tiện để giúp HS nâng cao hiểu biết về tự nhiên, xã hội, về khoa học - kỹ thuật, văn hóa văn nghệ, phát triển tốt các năng lực tư duy, trí nhớ, ngôn ngữ, tưởng tượng (đặc biệt là các trò chơi trí tuệ và trò chơi sáng tạo). Chơi cũng đòi hỏi HS tư duy, ứng dụng tri thức vào hành động, phát triển năng lực thực hành. Chơi cũng là một con đường học tập tích cực. - Chức năng giao tiếp: Trò chơi là một hình thức giao tiếp. Trò chơi tạo cơ hội để HS tham gia vào các mối quan hệ giao tiếp bạn bè, phát triển tốt các năng lực giao tiếp, trò chơi đồng thời là một phương tiện (một con đường) mà thông qua đó, HS có thể giao tiếp được với nhau một cách tự nhiên và dễ dàng. - Chức năng văn hóa: trò chơi là một hình thức sinh hoạt văn hóa lành mạnh của con người, thể hiện những đặc điểm văn hóa có tính bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng. Mỗi trò chơi là một giá trị văn hóa dân tộc độc đáo. Tổ chức cho HS tham gia trò chơi là một phương pháp tái tạo văn hóa, bảo tồn văn hóa và phát triển văn hóa rất có hiệu quả (đặc biệt là các trò chơi dân gian, trò chơi lễ hội). - Chức năng giải trí: Trò chơi là một phương thức giải trí tích cực và hiệu quả, giúp HS tái tạo năng lực thần kinh và cơ bắp sau những thời gian học tập, lao động căng thẳng. Trò chơi giúp HS thư giãn, thay đổi tâm trạng, giải toả những buồn phiền, những mệt mỏi về trí tuệ và cơ bắp, tạo niềm vui, hứng khởi, sự hồn nhiên, yêu đời... để HS tiếp tục học tập và rèn luyện tốt hơn. Những trò chơi vui nhộn và hào hứng không chỉ thoả mãn nhu cầu của các em mà nó còn mang lại những giá trị tinh thần hết sức to lớn, hữu ích. Mục đích của trò chơi nhằm lôi cuốn HS tham gia vào các hoạt động giáo dục một cách tự nhiên và tăng cường tính trách nhiệm; hình thành cho HS tác phong nhanh nhẹn, phát huy tính sáng tạo cũng như tăng cường sự thân thiện, hòa đồng giữa các HS, tạo hứng thú, xua tan căng thẳng, mệt mỏi cho các em HS trong quá trình học tập và giúp cho quá trình học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan nhàm chán.. 6.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> Tùy theo từng trò chơi cụ thể mà trò chơi có quy mô tổ chức là nhóm nhỏ (từ 2 đến 4 hoặc 5 HS) hoặc nhóm lớn (từ 10 đến 15 HS) hay quy mô lớp hoặc khối lớp, toàn trường. Một số trò chơi có thể tổ chức trong nhà trường phổ thông là: - Trò chơi học tập, - Trò chơi vận động, - Trò chơi khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, - Trò chơi mô phỏng game truyền hình như: Đường lên đỉnh Olympia, Ai là triệu phú, Đấu trường 100, Rung chuông vàng, .... Với các trò chơi mô phỏng game truyền hình nội dung rất phong phú đa dạng, vừa có thể thực hiện việc củng cố, khám phá kiến thức của tất cả các môn học vừa có thể triển khai các nội dung giáo dục như giáo dục Quyền trẻ em, giáo dục Sức khỏe sinh sản và phòng tránh HIV, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội hay giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, .... Như vậy, tổ chức trò chơi cho học sinh trong trường tiểu học là một hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo có tính phổ biến và có ý nghĩa giáo dục tích cực. 3. Tổ chức diễn đàn Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của HS thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực. Thông qua diễn đàn, HS có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em; đồng thời đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Vì vậy, diễn đàn như một sân chơi tạo điều kiện để học sinh được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè và những người khác. Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Mục đích của việc tổ chức diễn đàn là để tạo cơ hội, môi trường cho HS được bày tỏ ý kiến về những vấn đề các em quan tâm, giúp các em khẳng định vai trò và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định mình. Diễn đàn cũng giúp các em nâng cao khả năng tự tin và xây dựng các kĩ năng cần thiết như: kĩ năng phát biểu trước tập thể, kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng phát hiện vấn đề,.... Qua các diễn đàn, các thầy cô giáo, cha mẹ HS và những người lớn có liên quan nắm bắt được những băn khoăn, lo lắng và mong đợi của các em về bạn bè, thầy cô, nhà trường và gia đình,... tăng cường cơ hội giao lưu giữa người lớn. 6.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> và trẻ em, giữa trẻ em với trẻ em và thúc đẩy quyền trẻ em trong trường học. Giúp HS được thực hành quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được lắng nghe và quyền được tham gia,... đồng thời giúp các nhà quản lý giáo dục và hoạch định chính sách nắm bắt, nhận biết được những vấn đề mà HS quan tâm từ đó có những biện pháp giáo dục và xây dựng chính sách phù hợp hơn với các em. Diễn đàn có thể được tổ chức ở quy mô khối lớp, cấp trường, cấp quận/ huyện, cấp tỉnh hoặc cấp khu vực hay cao hơn nữa. Chủ đề của diễn đàn có thể xây dựng dựa trên nội dung các hoạt động giáo dục, những nhu cầu và mong muốn của các em về nhà trường, thầy cô, bố mẹ; hoặc căn cứ vào các vấn đề thực tiễn của các lớp như mối quan hệ giữa các bạn HS trong lớp hoặc cách ứng xử của thầy, cô giáo với HS, .... Để phát huy khả năng sáng tạo và tăng cường tính độc lập của HS, trong hầu hết quá trình của diễn đàn, HS là người chủ trì, từ khâu chuẩn bị, xây dựng chủ đề diễn đàn đến khâu dẫn dắt, điều hành diễn đàn và đánh giá kết quả diễn đàn dưới sự hướng dẫn của người lớn. 4. Sân khấu tương tác Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả. Mục đích của hoạt động này là nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để HS đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống. Thông qua sân khấu tương tác sự tham gia của HS được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho HS rèn luyện những kĩ năng như: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống,... Sân khấu tương tác bao gồm sự sáng tạo, tăng khả năng hoạt động tập thể cũng như tính phản ứng với tập thể. Sân khấu tương tác tạo ra những trò chơi và những bài tập khác nhau nhằm tăng cường sự nhận thức của bản thân và tính tự chủ. Điều này có thể khởi đầu bằng kinh nghiệm của một cá nhân nhưng cuối cùng phải kết thúc bằng kinh nghiệm của cả tập thể. Do vậy, trong môi trường này thì kinh nghiệm cá nhân là rất quan trọng cho chính bản thân của cá nhân đó cũng như là đóng vai trò như một công cụ nhằm củng cố kinh nghiệm nhóm. Nội dung của sân khấu tương tác là các vấn đề, những điều trực tiếp tác động tới cuộc sống của HS. HS tự chọn ra vấn đề, các em tự xây dựng kịch bản và cuối cùng là chọn ra những diễn viên cho vở diễn đó để thực hiện và sẽ không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Sân khấu tương tác có thể diễn ra trong phạm vi hẹp (trong lớp học) hoặc rộng hơn (phạm vi toàn trường). 5. Tham quan, dã ngoại Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với HS. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em HS được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy hoặc một đại danh nổi tiếng của đất nước ở xa nơi các em đang sống, học tập, ... giúp các em có được những kinh nghiệm từ thực tế, từ các mô hình, cách làm hay và hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em. Các chuyến tham quan, dã ngoại sẽ tăng cường cơ hội cho HS được giao lưu, chia sẻ và thể hiện những khả năng vốn có của mình, đồng thời giúp các. 6.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> em cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước, hiểu được các giá trị truyền thống và hiện đại. Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với HS như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của đội TNTP HCM. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: - Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, - Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp, - Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề, - Tham quan các Viện bảo tàng, - Tham quan du lịch truyền thống, - Dã ngoại theo các chủ đề học tập, - Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo, - .... Tham quan, dã ngoại là hoạt động thu hút đông đảo HS tham gia bởi tính lãng mạn, mang màu sắc vui chơi của nó. Tham quan, dã ngoại là điều kiện và môi trường tốt cho các em tự khẳng định mình, thể hiện tính tự quản, tính sáng tạo và biết đánh giá sự cố gắng, sự trưởng thành của bản thân cũng như tạo cơ hội để các em HS thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, “lí luận đi đôi với thực tiễn”, đồng thời là môi trường để thực hiện mục tiêu “xã hội hóa” công tác giáo dục. 6. Hội thi/cuộc thi Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn HS và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho HS là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm l ôi cuốn HS tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đ áp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho HS; thu hút tài năng và sự sáng tạo của HS; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của HS, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức. Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thi học tập, hội thi thời trang, hội thi học sinh thanh lịch, ... có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó. Hội thi có khả năng thu hút sự tham gia của tất cả HS trong nhà trường, từ cá nhân đến nhóm hay tập thể với các quy mô tổ chức khác nhau như quy mô lớp, quy mô khối lớp hoặc quy mô toàn trường. Hội thi cũng có thể huy động sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng như các nghệ nhân, những người làm công tác xã hội hay các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên phường/xã, hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh hay cán bộ, nhân viên các cơ quan như y tế, công an, bộ đội, .... Nội dung của hội thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể được tổ chức dưới hình thức hội thi/cuộc thi. Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là phảilinh hoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn.. 6.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> Khi tổ chức hội thi/cuộc thi nên kết hợp với các hình thức tổ chức khác (như văn nghệ, trò chơi, vẽ tranh, ...) để cuộc thi/hội thi phong phú, đa dạng, thu hút được nhiều HS tham gia hơn. 7. Hoạt động giao lưu Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho HS được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp cho các em có được những nhận thức, tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách. Hoạt động giao lưu có một số đặc trưng sau đây: - Phải có đối tượng giao lưu. Đối tượng giao lưu là những người điển hình, có những thành tích xuất sắc, thành đạt trong các lĩnh vực nào đó, thực sự là tấm gương sáng để HS noi theo, phù hợp với nhu cầu hứng thú của HS. - Thu hút sự tham gia đông đảo và tự nguyện của HS, được HS quan tâm và hào hứng. - Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức trung thực, chân thành và sôi nổi giữa HS với người được giao lưu. Những vấn đề trao đổi phải thiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú của HS, đáp ứng nhu cầu của các em. Với những đặc trưng trên, hoạt động giao lưu rất phù hợp với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề. Nó dễ dàng được tổ chức trong mọi điều kiện của lớp, của trường. Mục đích ý nghĩa của giao lưu: Hoạt động giao lưu ở trường phổ thông có thể hướng vào các mục đích giáo dục sau: - Tạo điều kiện để HS thoả mãn nhu cầu giao tiếp, được tiếp xúc trò chuyện trực tiếp với những con người mà mình yêu thích, ngưỡng mộ và kỳ vọng; được bày tỏ tình cảm, tiếp nhận thông tin và được học hỏi kinh nghiệm để nâng cao vốn sống và định hướng giá trị phù hợp. - Giao lưu giúp cho HS hiểu đúng đắn hơn về các đặc trưng cơ bản của các loại hình lao động nghề nghiệp, những phẩm chất và năng lực cao quý của những con người thành đạt trong các lĩnh vực nào đó cũng như con đường đi đến thành công của họ. Từ đó, giúp HS có được sự nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện. - Giao lưu cũng tạo điều kiện để HS thiết lập và mở rộng mối quan hệ xã hội, giúp HS gần gũi nhau, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ và cảm thông, hình thành những tình cảm lành mạnh. 8. Hoạt động chiến dịch Hoạt động chiến dịch là hình thức tổ chức không chỉ tác động đến HS mà tới cả các thành viên cộng đồng. Chính trong các hoạt động này, HS có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Việc HS tham gia các hoạt động chiến dịch nhằm tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của học sinh đối với các vấn đề xã hội như vấn đề môi trường, giao thông, an toàn xã hội,… giúp HS có ý thức hành động vì cộng đồng; tập dượt cho HS tham gia giải quyết những vấn đề xã hội; phát triển ở học sinh một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng hợp tác, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng đánh giá và kĩ năng ra quyết định. Mỗi chiến dịch nên mang một chủ đề để định hướng cho các hoạt động như: - Chiến dịch giờ trái đất, - Chiến dịch làm sạch môi trường xung quanh trường học, - Chiến dịch ứng phó với biến đổi khí hậu, - Chiến dịch bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng ngập mặn,. 6.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> - Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, - Chiến dịch tình nguyện hè, - Chiến dịch ngày thứ 7 tình nguyện, - Chiến dịch về trật tự xã hội, - Chiến dịch khắc phục các định kiến. - .... Tùy thuộc vào các vấn đề của địa phương mà nhà trường có thể lựa chọn và tổ chức cho HS tham gia các chiến dịch với những chủ đề phù hợp với đối tượng và đặc điểm địa phương. Để thực hiện hoạt động chiến dịch được tốt cầnxây dựng kế hoạch để triển khai chiến dịch cụ thể, khả thi với các nguồn lực huy động được và HS phải được trang bị trước một số kiến thức, kĩ năng cần thiết để tham gia vào chiến dịch. 9. Hoạt động nhân đạo Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm, thấu cảm của HS trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thông qua hoạt động nhân đạo HS biết thêm những hoàn cảnh khó khăn của người nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật, khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống, ... để kịp thời giúp đỡ, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng Hoạt động nhân đạo giúp các em HS được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và giá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các em biết quan tâm hơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục các giá trị cho HS như: tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc,... Hoạt động nhân đạo trong trường phổ thông được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: - Xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, - Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam, - Quyên góp cho trẻ em mổ tim trong chương trình “Trái tim cho em”, - Quyên góp đồ dùng học tập cho các bạn HS vùng cao, - Tổ chức trung thu cho HS nghèo vùng sâu, vùng xa, - Gây quỹ ủng hộ người tàn tật, khuyết tật, - Quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bão, lũ, - .... Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi nhà trường mà tổ chức hoạt động nhân đạo phù hợp, hiệu quả và có tính giáo dục cao cho HS. 11. Hoạt động tình nguyện Hoạt động tình nguyện là hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác cao thông qua việc HS tự mình nhận lấy trách nhiệm để sẵn sàng làm việc (thường là những việc khó khăn, đòi hỏi phải hy sinh thời gian, công sức, tiền của, ...) và thực hiện hoạt động mà không quản ngại khó khăn, gian khổ mà không nhất thiết phải có quyền lợi vật chất cho bản thân. Hoạt động tình nguyện có thể của cá nhân hay cộng đồng, được xuất phát từ lòng nhân ái, tính tích cực xã hội và hoài bão lý tưởng của tuổi trẻ nhằm thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, đột xuất của địa phương, đơn vị vì lợi ích của xã hội, cộng đồng. Hoạt động tình nguyện nhằm bồi dưỡng cho các em có lòng nhân ái, biết chia sẻ, bao dung những người xung quanh, từ đó, giúp các em sống có ý thức cộng đồng. Khi các em quan tâm và tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, các em sẽ nhận thức được vai trò cũng như trách nhiệm. 6.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> xã hội của bản thân, từ đó, các em sẽ có thái độ đúng đắn, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng địa phương mình. Ý nghĩa hàng đầu của hoạt động tình nguyện là: tăng cường tình đoàn kết, sự hỗ trợ, tin cậy lẫn nhau, biết trợ giúp, biết đồng tâm hiệp lực với những người xung quanh, từ đó nuôi dưỡng tinh thần tương thân, tương ái. Tất cả các hoạt động này đóng góp đáng kể đối với chất lượng cuộc sống. Học sinh ở bất kì lứa tuổi nào cũng có thể tham gia hoạt động tình nguyện để trở thành các tình nguyện viên. Tuy nhiên để hoạt động tình nguyện đạt hiệu quả thì các nhà trường phổ thông cần lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức phù hợp với từng độ tuổi. Nhà trường có thể tổ chức cho HS tham gia các hoạt động tình nguyện như: - Giúp đỡ các bạn học kém, các bạn là người khuyết tật, ốm yếu, bệnh tật, các bạn học sinh con em gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình neo đơn, … - Giúp đỡ công việc tại các công trình phúc lợi, công trình công cộng, bệnh viện, nông thôn, làng chài, …vv - Giúp đỡ những người nghèo khó xung quanh, làm các công việc mang tính chất động viên, giúp đỡ tại các cô nhi viện, viện dưỡng lão, bệnh viện, doanh trại quân đội…v.v - Tham gia cứu hộ thiên tai, - Hoạt động bảo vệ môi trường, - Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo vệ tự nhiên, hoạt động trồng cây gây rừng, tạo thói quen sinh hoạt ít gây ô nhiễm môi trường, …. - Bảo vệ công trình công cộng, di sản văn hóa, ... - Tham gia điều hành an toàn giao thông - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật - Dạy chữ cho trẻ em vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn - Chăm sóc ý tế, phổ cập giáo dục, phát triển văn hóa - Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình chính sách, các em thiếu niên, nhi đồng - .... 12. Lao động công ích Lao động công ích là việc cá nhân đóng góp một phần sức lao động của mình để tham gia xây dựng, tu bổ các công trình công cộng vì lợi ích chung của cộng đồng nhằm duy trì, bảo tồn các công trình công cộng cũng như kịp thời phòng, chống và khắc phục hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, ... Trong nhà trường, lao động công ích được hiểu là sự đóng góp sức lao động của HS cho các công trình công cộng của nhà trường hoặc địa phương nơi các em sinh sống. Lao động công ích giúp HS hiểu được giá trị của lao động, từ đó biết trân trọng sức lao động và có ý thức bảo vệ, giữ gìn những công trình công cộng. Thông qua lao động công ích HS được rèn luyện các kĩ năng sống như: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng lập kế hoạch, ... Các hoạt động công ích HS có thể tham gia ở nhà trường và địa phương là: - Vệ sinh vườn trường, sân trường, lớp học, môi trường xung quanh nhà trường, - Vệ sinh đường làng, ngõ xóm, - Trồng và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, cây xanh, - Tu sửa bàn ghế, trường lớp, - Vệ sinh các công trình công cộng - Trồng và chăm sóc cây xanh nơi công cộng - Đóng góp ngày công lao động với các hoạt động của địa phương như trồng lúa, gặt lúa, trồng rừng, làm các sản phẩm mây tre đan, tham gia vào các làng nghề ở địa phương, .... 6.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> - Chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử, các công trình công cộng, di sản văn hóa - .... 13. Sinh hoạt tập thể Sinh hoạt tập thể là một yếu tố chính để duy trì và phát triển các phong trào và đoàn thể thanh thiếu niên. Sinh hoạt tập thể giúp các em được thư giãn sau những giờ học mệt mỏi với những bài vở, lý thuyết ở trong nhà trường. Sinh hoạt tập thể là hình thức chuyển tải những bài học về đạo đức, nhân bản, luân lý, giá trị,... đến với HS một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn. Chúng ta nên biến những bài học đó thành những bài ca, điệu múa, điệu dân vũ, vở kịch hay trò chơi,... để các em được học tập một cách dễ hiểu, gần gũi, thoải mái nhất. Những hoạt động này không những giúp cho các em tiếp thu bài học một cách thoải mái, tự nhiên, mà còn giúp cho các em được vui chơi, thư giãn. Sinh hoạt tập thể được tổ chức dưới những hình thức hoạt động như: ca hát, nhảy múa, vui chơi, dân vũ, vở kịch, múa hát sân trường, khiêu vũ, ... * Ca hát Trong sinh hoạt của các phong trào thanh thiếu niên, ca hát là một hoạt động chủ lực không thể thiếu, vì nó nói lên được sức mạnh, sự đoàn kết, vui tươi và trẻ trung của đoàn thể đó. Ca hát là giáo dục bằng truyền cảm, là bộc lộ tâm tình của mình bằng ngôn ngữ của âm thanh và nhịp điệu. Nó biểu dương ý chí và tình đồng đội, giải tỏa những buồn chán, ức chế, làm hưng phấn tinh thần, giãi bày tâm trạng của cá nhân hay tập thể, đem lại bầu khí vui tươi trong sinh hoạt... Vì ca nhạc mang tính đa diện như hùng tráng, bi thương, vui vẻ, trầm buồn, kích động... tùy theo bài hát cũng như tâm trạng người hát và người nghe. Cho nên chỉ cần nghe một cá nhân hay tập thể hát lên một vài bài hát, thì chúng ta cũng có thể đánh giá được tâm trạng và “trình độ” sinh hoạt của cá nhân hay tập thể đó. * Ca múa tập thể Ca múa tập thể là một trong những sinh hoạt ưa thích của thanh thiếu niên, nó vừa giải trí, vừa vận động, vừa là một phương tiện giáo dục rất hiệu quả. Ca múa là hình thức bộc lộ tình cảm bằng những cử chỉ và điệu bộ một cách có nghệ thuật, cho nên điệu múa phải đi đôi với lời ca, bổ túc cho nhau, làm nổi bật ý tưởng của lời ca. Phải rập ràng, linh động, uyển chuyển, nhịp nhàng theo tiết tấu nhịp điệu của bài ca. Ca múa tập thể nghĩa là những điệu múa mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện được như: múa hát sân trường, dân vũ rửa tay, khiêu vũ tập thể, …. III. Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho mỗi hoạt động, được gọi là thiết kế HĐTNST cụ thể. Việc thiết kế các HĐTNST cụ thể được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Đặt tên cho hoạt động Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Tên hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tích cực của học sinh. Vì vậy, cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn. Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Rõ ràng, chính xác, ngắn ngọn, - Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động. - Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh.. 6.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Tên hoạt động đã được gợi ý trong bản kế hoạch HĐTNST, nhưng có thể tùy thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể của từng lớp để lựa chọn tên khác cho hoạt động. Giáo viên cũng có thể lựa chọn các hoạt động khác ngoài hoạt động đã được gợi ý trong kế hoạch của nhà trường, nhưng phải bám sát chủ đề của hoạt động và phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của một chủ đề, tránh xa rời mục tiêu. Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng tháng nhưng cũng có những mục tiêu cụ thể của hoạt động đó. Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động. Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mực độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị. Nếu xác định đúng mục tiêu sẽ có các tác dụng là: - Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để chọn lựa nội dung và điều chỉnh hoạt động, - Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động - Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò Tùy theo chủ đề của HĐTNST ở mỗi tháng, đặc điểm HS và hoàn cảnh riêng của mỗi lớp mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng. Khi xác định mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau: - Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?) - Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động? - Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động? Bước 3: Xác định nội dung và hình thức của hoạt động Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lý những nội dung và hình thức của hoạt động. Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện, từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể trong một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là trung tâm, còn hình thức khác là phụ trợ. Ví dụ: “Thảo luận về việc phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo”. Hình thức thảo luận là chủ đạo, có thể xen kẽ hình thức văn nghệ, trò chơi hoặc đố vui . Trong "Diễn đàn tuổi trẻ với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc", nên chọn hình thức báo cáo, trình bày, thuyết trình về vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc làm chính, kết hợp với thi đàn, hát dân ca, trò chơi dân gian hoặc gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu...để tăng tính đa dạng, tính hấp dẫn cho diễn đàn. Bước 4: Chuẩn bị hoạt động Trong bước này, cả giáo viên và học sinh cùng tham gia công tác chuẩn bị. Để chuẩn bị tốt cho hoạt động, giáo viên cần làm tốt các công việc sau đây: - Nắm vững các nội dung và hình thức hoạt động đã được xác định và dự kiến tiến trình hoạt động. - Dự kiến những phương tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động có thể được thực hiện một cách có hiệu quả. Các phương tiện và điều kiện cụ thể là:. 7.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> + Các tài liệu cần thiết liên quan đến các chủ đề, phục vụ cho các hình thức hoạt động. + Các phương tiện hoạt động như phương tiện âm thanh, nhạc cụ, đạo cụ, phục trang, ánh sáng, tranh ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, máy tính, máy chiếu overhead hay projector, các loại bảng... + Phòng ốc, bàn ghế và các phương tiện phục vụ khác. + Tài chính chi phí cho việc tổ chức hoạt động...v.v... Cần khai thác những phương tiện, điều kiện sẵn có của nhà trường, huy động sự góp sức của học sinh và gia đình học sinh. Cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức ở địa phương để có sự trợ giúp; cần đảm bảo tính khả thi và tính tiết kiệm. - Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm hay cá nhân và thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị. - Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động, những lực lượng mời tham gia hoạt động. - Dự kiến những hoạt động của giáo viên và học sinh với sự tương tác tích cực trong quá trình tổ chức hoạt động. Về phía học sinh, khi được giao nhiệm vụ, tập thể lớp, cơ quan tự quản lớp hay các tổ, nhóm cần bàn bạc một cách dân chủ và chủ động phân công những công việc cụ thể cho từng cá nhân, tổ và nhóm; trao đổi, bàn bạc để xây dựng kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị. Trong quá trình đó, giáo viên cần tăng cường sự theo dõi sát sao, kiểm tra và giúp đỡ kịp thời, giải quyết những vướng mắc để hoàn thành tốt khâu chuẩn bị, tránh phó mặc hoặc qua loa, đại khái. Bước 5. Lập kế hoạch Nếu chỉ tuyên bố về các mục tiêu đã lựa chọn thì nó vẫn chỉ là những ước muốn và hy vọng, mặc dù có tính tóan, nghiên cứu kỹ lưỡng. Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực thì phải lập kế hoạch. - Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực (nhân lực - vật lực - tài liệu) và thời gian, không gian...cần cho việc hoàn thành các mục tiêu. - Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định. Hơn nữa phải tìm ra phương án chi phí ít nhất cho việc thực hiện mỗi một mục tiêu. Vì đạt được mục tiêu với chi phí ít nhất là để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Đó là điều mà bất kì người quản lý nào cũng mong muốn và cố gắng đạt được. - Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu. Nó cũng không cho phép tập trung các nguồn lực và điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu này mà bỏ mục tiêu khác đã lựa chọn. Cân đối giữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng, hay nói khác đi, cân đối giữa yêu cầu và khả năng đòi hởi người giáo viên phải nắm vững khả năng mọi mặt, kể cả các tiềm năng có thể có, thấu hiểu từng mục tiêu và tính tóan tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục tiêu theo một phương án tối ưu. Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động Trong bước này, cần phải xác định: - Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện? - Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao? - Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào? - Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân - Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc. Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động. 7.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> - Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được. - Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh. Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động. 7.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> MODULE 3: ĐÁNH GIÁ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC. Muc tiêu học tâp: Hiểu và vận dụng được các nguyên tắc đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo Biết đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hiểu và vận dụng được các tiêu chí đánh giá để đánh giá hiệu quả giáo dục học sinh trong từng loại hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo ---------------------------------------------------------------------------------------------HOẠT ĐỘNG 1: XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG CHO CÁC NĂNG LỰC CẦN ĐÁNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Mục tiêu: Trẻ biết xây dựng các tiêu chí chất lượng cho các chỉ số năng lực theo nguyên tắc đã cho. Thời gian: 15 phút Phương pháp: Tương tác cá nhân. Dụng cụ: Giấy A0, bút dạ Tiến hành ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 1: Đọc thông tin và Thảo luận câu hỏi: Những cách nào đánh giá phù hợp đối với các năng lực khác nhau? Và công cụ đánh giá sẽ như thế nào? ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 2: Thiết kế công cụ đánh giá ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 3: Thảo luận, hoàn thiện công cụ ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 4: Báo cáo kết quả ----------------------------------------------------------------------------------------------. 7.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> THÔNG TIN NGUỒN 1. Đánh giá theo năng lực Đánh giá theo năng lực là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ. Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả hoạt động không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá theo tiếp cận năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa (Leen pil, 2011). Trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đánh giá học sinh và đánh giá chương trình trải nghiệm sáng tạo là vô cùng quan trọng. Kết quả này giúp giáo viên đánh giá đúng được năng lực của học sinh, từ đó có thể hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của từng cá nhân học sinh. Thông qua việc đánh giá chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhà trường có thể đánh giá kết quả thực hiện chương trình giáo dục của trường, cấp lớp, xem xét kế hoạch thực hiện có mang tính thực tiễn không, nội dung hoạt động cũng như quá trình thực hiện có thích hợp không, hiệu quả thu được trên học sinh có cao không. Điều này giúp cải tiến, đổi mới phương pháp chỉ đạo thực hiện chương trình trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường đạt hiệu quả hơn. Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kỹ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của trẻ.. Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực trẻ và đánh giá kiến thức, kỹ năng của trẻ như sau: Tiêu chí Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, so sánh kỹ năng 1. Mục đích - Đánh giá khả năng học sinh - Xác định việc đạt kiến chủ yếu vận dụng các kiến thức, kỹ thức, kỹ năng theo mục nhất năng đã học vào giải quyết tiêu của chương trình giáo vấn đề thực tiễn của cuộc dục. sống. - Vì sự tiến bộ của trẻ so với - Đánh giá, xếp hạng giữa chính họ. những trẻ với nhau. 2. Ngữ cảnh Gắn với ngữ cảnh học tập và Gắn với nội dung học tập đánh giá thực tiễn cuộc sống của học (những kiến thức, kỹ năng, sinh. thái độ) được học trong nhà trường. 3. Nội dung - Những kiến thức, kỹ năng, - Những kiến thức, kỹ đánh giá thái độ ở nhiều môn học, năng, thái độ ở một môn nhiều hoạt động giáo dục và học. những trải nghiệm của bản - Quy chuẩn theo việc trẻ. 7.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> thân học sinh trong cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực thực hiện). - Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của trẻ. 4. Công cụ Nhiệm vụ, bài tập trong tình đánh giá huống, bối cảnh thực. 5. điểm giá. Thời Đánh giá mọi thời điểm của đánh quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học.. 6. Kết quả - Năng lực trẻ phụ thuộc vào đánh giá độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành. - Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp hơn sẽ được coi là có năng lực cao hơn.. có đạt được hay không một nội dung đã được học.. Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thực. Thường diễn ra ở những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy. - Năng lực trẻ phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành. - Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức, kỹ năng thì càng được coi là có năng lực cao hơn.. 2. Quy trình đánh giá năng lực thông qua HĐTNST a) Xác định được mục đích chủ yếu của đánh giá kết quả hoạt động b) Xác định cách thức và công cụ thu thập thông tin: thông tin được thu thập từ nhiều nguồn, nhiều hình thức và bằng nhiều phương pháp khác nhau (quan sát trong hoạt động, bài viết thu hoạch, sản phẩm học tập, giải quyết tình huống, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau,...); thiết kế các công cụ, các tình huống đánh giá đúng kỹ thuật; tổ chức thu thập được các thông tin chính xác, trung thực. Cần bồi dưỡng cho học sinh những kỹ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá và cải tiến hoàn thiện. c) Phân tích và xử lý thông tin: các thông tin về năng lực thu được qua quan sát, trả lời miệng, trình diễn,... được phân tích theo nhiều mức độ với tiêu chí rõ ràng và được lưu trữ trong hồ sơ đánh giá học sinh. d) Xác nhận kết quả: xác nhận học sinh đạt hay không mục tiêu từng hoạt động, cuối lớp học, cuối cấp học dựa vào các kết quả định lượng và định tính với chứng cứ cụ thể, rõ ràng; phân tích, giải thích sự tiến bộ học tập vừa căn cứ vào kết quả đánh giá quá trình và kết quả đánh giá tổng kết, vừa căn cứ vào thái độ học tập và hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh. 3. Xác định Tiêu chí chất lượng đánh giá hoạt động a. Quy tắc xây dựng tiêu chí chất lượng Khi viết tiêu chí chất lượng, để các tiêu chí luôn nhất quán với nhau là điều không dễ. Có thể viết nhiều tiêu chí và áp dụng các quy tắc sau:  Mô tả một loạt kết quả thực hiện mà phần mô tả kế tiếp cho thấy chất lượng thể hiện đạt mức cao hơn  Hành vi có thể quan sát trực tiếp  Các cấp độ phải theo trật tự và có tính cộng dồn  Có thể giúp đưa ra nhận định về quá trình học tập có tính phát triển – không nêu những chi tiết đúng hay sai  Phân biệt sự khác nhau trong thực hiện, thể hiện được quá trình học tập có chất lượng tăng lên  Thể hiện ý cốt lõi trung tâm và có thể nhận ra dễ dàng. 7.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Phản ánh được công việc hoặc các mẫu hành vi bao trùm nhiều mức chất lượng mà học sinh thể hiện.  Có những nội dung có tính thách thức với năng lực cao và lưu ý những phần yếu nhất.  Tránh sử dụng ngôn từ mập mờ, không sử dụng các thuật ngữ so sánh khi kết luận kết quả thực hiện của học sinh.  Để người được đánh giá có thể tự đánh giá về kết quả của mình.  Tạo cơ hội cho những người được đánh giá đưa ra những đánh giá nhất quán với 4 tiêu chí trở xuống cho mỗi chỉ số.  Chỉ số đánh giá dựa trên cơ sở các năng lực được yêu cầu. Dựa trên các tiêu chí chất lượng, chúng ta sẽ xác định được đường phát triển năng lực của học sinh, để từ đó xác định các mốc phát triển cho từng độ tuổi, bậc học đây là nền tảng vô cùng quan trọng trong đánh giá cũng như trong việc định hướng cách tổ chức hoạt động sau này. b. Xây dựng tiêu chí chất lượng cho các năng lực đặc thù NHÓM CẤU Tiêu chí chất lượng/ CHỈ SỐ NĂNG PHẦN yêu cầu cần đánh giá LỰC 1. Năng 1.1.1. Mức độ 1.1.1.1. Số lượng hoạt động tham gia; lực 1.1.1.2. Sự chủ động trong hoạt động; tham gia hoạt 1.1.1.3. Sự quan tâm tới hoạt động chung động và 1.1.2. Hiệu 1.1.2.1. Là một phần không thể thiếu; tổ chức quả đóng góp 1.1.2.2.Tạo sự thay đổi cho bản thân; hoạt 1.1.2.3. Tạo sự thay đổi cho tập thể/XH 1.1. Năng động lực tham 1.1.3. Mức độ 1.1.3.1. Lắng nghe tích cực; 1.1.3.2. Đúng hẹn; gia hoạt tuân thủ 1.1.3.3. Chấp nhận ý kiến chung động 1.1.4. Tinh 1.1.4.1. Nhận trách nhiệm; thần trách 1.1.4.2. Hoàn thành công việc; nhiệm 1.1.4.3. Tự chịu trách nhiệm 1.1.5.1. Mức độ tham gia HĐ nhóm; 1.1.5. Tinh 1.1.5.2. Tìm sự hợp tác; thần hợp tác 1.1.5.3. Duy trì sự hợp tác . 1.2. Năng 1.2.1. Thiết kế lực tổ hoạt động chức hoạt động 1.2.2. Quản lý thời gian. 1.2.1.1. Lập mục tiêu; 1.2.1.2. Xác định các nội dung; 1.2.1.3. Tìm nguồn lực 1.2.2.1. Dự tính được thời lượng cho HĐ; 1.2.2.2. Đúng lịch trình; 1.2.2.3. Điều chỉnh thời gian hợp lý; 1.2.3.1. Xác định được các CV cần; 1.2.3. Quản lý 1.2.3.2. Phân công CV phù hợp; công việc 1.2.3.3. Giám sát và đánh giá CV 1.2.4.1. Nhận diện vấn đề; 1.2.4. Xử lý 1.2.4.2. Xác định và Lựa chọn giải pháp; tình huống 1.2.4.3. Ứng xử/GQ hiệu quả 1.2.5. Đánh 1.2.5.1. Đánh giá mục tiêu; giá hoạt động 1.2.5.2. Chỉ ra nguyên nhân thành công /thất bại; 1.2.5.3. Đề xuất được giải pháp. 7.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> 1.2.6. đạo. Lãnh. 1.2.6.1. Tập hợp mọi người; 1.2.6.2. Dẫn dắt được các hoạt động; 1.2.6.3. Khích lệ mọi người. Viết các tiêu chí chất lượng cho các chỉ số năng lực sau: Tiêu chí chất lượng (yêu cầu cần đạt) 2.1.1. Tự phục vụ 2.1.2. Thực hiện vai trò 2.1. Năng của nam lực tổ chức 2.1.3. Thực hiện vai trò của nữ 2. Năng cuộc sống 2.1.4. Chia sẻ công việc lực tổ gia đình gia đình chức và 2.1.5. Xây dựng bầu quản lý không khí tích cực cuộc sống gia đình 2.2.1. Lập kế hoạch chi 2.2. Năng tiêu lực quản lý 2.2.2. Sử dụng hiệu quả, hợp lý tài chính tài chính 2.2.3. Phát triển tài chính. 3. Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân. 3.1.1. Nhận ra một số phẩm chất và năng lực chính của bản thân 3.1.2. Tiếp nhận có chọn 3.1. Năng lọc những phản hồi về lực tự nhận bản thân thức 3.1.3. Xác định vị trí XH của bản thân trong ngữ cảnh giao tiếp 3.1.4. Thay đổi hoàn thiện bản thân 3.2.1. Suy nghĩ tích cực 3.2. Năng 3.2.2. Chấp nhận sự khác lực tích cực biệt hóa bản 3.2.3. Tìm kiếm nguồn thân lực hỗ trợ 3.2.4. Vượt khó. 4.1. Đánh 4. Năng giá năng lực định lực và hướng phẩm chất nghề cá nhân nghiệp trong mối tương quan. 4.1.1. Hiểu biết thế giới nghề nghiệp yêu cầu của nghề 4.1.2. Đánh giá được năng lực và phẩm chất của bản thân 4.1.3. Đánh giá nhu cầu. 7.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> thị trường lao động 4.1.4. Xác định hướng lựa với nghề chọn nghề nghiệp. 4.2. Hoàn thiện năng lực và phẩm chất theo yêu cầu nghề nghiệp đã định hướng hoặc lựa chọn. 4.2.1. Lập kế hoạch phát triển bản thân 4.2.2. Tham gia các hoạt động phát triển bản thân (liên quan đến yêu cầu của nghề) 4.2.3. Tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ phát triển năng lực cho nghề nghiệp 4.2.4. Đánh giá được sự tiến bộ của bản thân 4.2.5. Di chuyển nghề nghiệp. 4.3. Tuân thủ kỷ luật và đạo đức của người lao động. 4.3.1. Tuân thủ 4.3.2. Tự chịu trách nhiệm 4.3.3. Tự trọng 4.3.4. Cống hiến xã hội. 5.1. Năng 5.1.1. Tính tò mò lực khám 5.1.2. Quan sát phá, phát hiện cái mới 5.1.3. Thiết lập liên tưởng 5. Năng lực khám phá và sáng tạo. 5.2.1. Cảm nhận và hứng thú với thế giới xung 5.2. Năng quanh lực sáng 5.2.2. Tư duy linh hoạt và tạo mềm dẻo 5.2.3. Tính độc đáo của sản phẩm HOẠT ĐỘNG 2: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ. Mục tiêu: Trẻ biết thiết kế công cụ, xác định phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu và nội dung đánh giá. Thời gian: 15 phút Phương pháp: nhóm. Dụng cụ: Giấy A0, bút dạ. 7.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> Tiến hành ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 1: Đọc thông tin và Thảo luận câu hỏi: Những cách nào đánh giá phù hợp đối với các năng lực khác nhau? Và công cụ đánh giá sẽ như thế nào? ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 2: Thiết kế công cụ đánh giá ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 3: Thảo luận, hoàn thiện công cụ ---------------------------------------------------------------------------------------------Bước 4: Báo cáo kết quả ---------------------------------------------------------------------------------------------THÔNG TIN NGUỒN. NĂNG LỰC A. 1. Các hình thức và phương pháp đánh giá năng lực a. Ma trận các hình thức và phương pháp đánh giá năng lực và các mức độ nhận thức, kỹ năng và thái độ đối với hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Năng Mức độ PP KT ĐG lực Trắc Tự Vấn GQ Quan Hồ sơ Trải nghiệm luận đáp tình sát/trình về quá nghiệm/thể KQ huống diễn trình hiện trong có VĐ thực tế cuộc sống KIẾN THỨC: ✔ ✔ ✔ ✔ ✔ ✔ Sáng tạo ✔ ✔ ✔ ✔ ✔ Đánh giá ✔ ✔ ✔ ✔ ✔ ✔ Áp dụng ✔ ✔ ✔ ✔ ✔ ✔ ✔ ✔ Hiểu ✔ ✔ ✔ ✔ ✔ ✔ Ghi nhớ ✔ KỸ NĂNG: ✔ ✔ ✔ Tự động hóa ✔ ✔ ✔ ✔ Khớp nối thao tác ✔ ✔ ✔ ✔ Chính xác hóa thao tác ✔ ✔ ✔ Thao tác hóa ✔ ✔ ✔ Bắt chước THÁI ĐỘ: ✔ Chủ thể hóa giá trị. 7.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> Cấu trúc lại giá trị Định hướng giá trị Ứng đáp ✔ Tiếp nhận. ✔. ✔. ✔. ✔. ✔. ✔. ✔. ✔. ✔. ✔. ✔. ✔. ✔ ✔. ✔ ✔. ✔. ✔. ✔. ✔. b. Xác định các phương pháp và công cụ đánh giá Phương pháp Công cụ sử dụng đánh giá Quan sát các tình huống hoạt động. Cách thức. Bảng ghi chép và lưu lại các đối thoại Bảng kiểm (Check list) Hệ thống câu hỏi và câu trả lời theo cấp độ (rating scale. Khảo sát. Bảng hỏi khảo sát về thái độ, suy nghĩ, cảm nhận Bảng hỏi về Tự đánh giá bản thân Bảng hỏi về Đánh giá tương hỗ. Phân tích “sản phẩm” của học sinh. Bảng tiêu chí đánh giá quá trình tạo ra sản phẩm Bảng tiêu chí phân tích việc thực hiện kế hoạch hoạt động Bảng tiêu chí phân tích bài viết, bài phát biểu cảm nghĩ của học sinh. Trao đổi ý kiến của GV (Moderation). Bảng tiêu chí đánh giá các nội dung liên quan. 2. Gợi ý một số công cụ đánh giá a. Công cụ ghi chép Giáo viên sẽ ghi lại những hành động thường nhật của học sinh hoặc những thái độ, hành vi được biểu hiện trong môi trường học đường cũng như trong quá trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Tên hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Họ tên học sinh: Lớp. 8.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> Thời gian hoạt Nội dung động Ngày tháng năm Em đã đưa một bạn bị ngã ở sân tập thể dục vào phòng y tế của trường. Ngày tháng năm Em đã giúp đỡ bạn mới đi học bằng việc giải thích cặn kẽ những nội quy của lớp học và của trường cho bạn ấy. b. Công cụ bảng kiểm (Check list) Giáo viên chuẩn bị sẵn bảng hỏi về những hành vi dự định quan sát học sinh trong giờ hoạt động trải nghiệm sáng tạo, trong quá trình quan sát sẽ đánh dấu vào những nội dung ứng với biểu hiện hành vi nhằm đánh giá khuynh hướng hoạt động của học sinh đó. Nội dung quan sát. Họ tên học Học Học sinh sinh A B. sinh Học sinh C. Học sinh D. 1. Em có biết trình bày ý kiến của bản thân một cách tích cực và hợp lý không? 2. Em có lắng nghe ý kiến của người khác không? 3. Khi có ý kiến trái với suy nghĩ của bản thân, em có tuân theo ý kiến hợp lý không? c. Công cụ đánh giá theo cấp độ Công cụ này sử dụng cho phương pháp đặt hệ thống câu hỏi và câu trả lời theo các cấp độ quy ước trong hoạt động hay các đặc tính, yếu tố mà ta định quan sát. Tên hoạt động trải nghiệm sáng tạo Họ tên học sinh: Lớp: Không đồng ý  Hoàn toàn đồng ý Nội dung quan sát 1 2 3 4 5 1. Em có tinh thần trách nhiệm với bản thân. d. Công cụ khảo sát về suy nghĩ, thái độ của học sinh Công cụ sử dụng cho phương pháp thường sử dụng để tìm hiểu về thái độ tham gia, mức độ quan tâm, động cơ, hứng thú… khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh. Bảng khảo sát hoạt động trải nghiệm sáng tạo (Hoạt động CLB) Họ tên học sinh: Lớp 1.Trong giờ thảo luận bằng tiếng Anh, em muốn thảo luận về chủ đề gì? (Có thể lựa chọn trên 2 chủ đề)  Quan hệ gia đình  Ảnh hưởng của truyền thông  Vấn đề về môi trường  Đời sống học đường  Mâu thuẫn về tôn giáo  Đời sống xã hội  Quan hệ quốc tế  Các vấn đề về kinh tế  Các vấn đề khác. 8.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> e. Tự đánh giá bản thân Là phương pháp đánh giá nhằm giúp học sinh tự kiểm điểm và nhìn nhận lại năng lực, thái độ hành vi được biểu hiện trong quá trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo. BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN Tên hoạt động: Họ tên học sinh Lớp Nội dung. Tốt. Khá. Trung bình. 1. Em đã tham gia hoạt động một cách tích cực chưa? 2. Trong quá trình hoạt động, em hợp tác với các bạn ở mức độ nào? 3. Em đã thực hiện hoạt động theo đúng kế hoạch chưa? f. Đánh giá đồng đẳng Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi theo các tiêu chuẩn về thái độ và hành động mà học sinh cần đạt được trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sau đó thì học sinh sẽ tìm ra và đánh giá xem bạn nào đạt được các tiêu chuẩn ấy. Bảng đánh giá đồng đẳng của học sinh Tên hoạt động: Họ tên học sinh: Lớp Em hãy viết tên 2 bạn đã đạt được các tiêu chí trong các nội dung dưới đây. Nội dung Tên của học sinh thực hiện tốt 1. Học sinh nào có ý thức chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho hoạt động ( ) và dọn dẹp đồ dùng, học cụ gọn gàng sau khi kết thúc hoạt động? 2. Học sinh nào có ý kiến xây dựng và cải thiện hoạt động một cách tích cực? g. Đánh giá sản phẩm Đây là phương pháp truyền thống thường được áp dụng để đánh giá sản phẩm làm được của cá nhân học sinh hoặc một nhóm học sinh. Khi sử dụng hình thức này cần lưu ý những điểm sau: không đánh giá mức độ đạt được hay chất lượng của sản phẩm thời điểm đó mà cần xem xét, đối chiếu với mức độ đạt được trước đây của học sinh để nhận định sự thay đổi, phát triển của học sinh đó. h. Phân tích bảng lưu hoạt động Phương pháp phân tích bảng liệt kê hoạt động là phương pháp đánh giá thông qua phân tích bảng liệt kê hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh. Trong quá trình hoạt động của học sinh cần tập hợp lại kế hoạch đã thực hiện, và trong quá trình thực hiện thực tế phải liên tục viết vào bảng lưu, sau khi hoạt động kết thúc thì thu thập tất cả lại để tổng hợp đánh giá.. 8.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> Ví dụ: xây dựng kế hoạch hoạt động từ thiện cá nhân và viết bảng lưu liên quan đến hoạt động, sau đó đánh giá thái độ của học sinh đối với hoạt động từ thiện đó, mức độ thay đổi tích cực của học sinh cũng như sự nỗ lực thực hiện… i. Phân tích bài viết, bài phát biểu cảm nghĩ của học sinh Trong quá trình hoạt động hoặc sau khi hoàn thành hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh sẽ nộp lại bài viết, bài phát biểu cảm nghĩ hay nhật ký…và giáo viên sẽ đánh giá dựa trên những sản phẩm này. Ví dụ: Học sinh viết cảm tưởng của mình sau chuyến đi tham quan Viện bảo tàng dân tộc học, nông trại giáo dục hay hoạt động từ thiện tại Làng trẻ em mồ côi SOS… j. Hội ý giáo viên Có thể sử dụng hình thức này trước khi hoạt động, trong quá trình hoạt động hoặc sau khi hoạt động trải nghiệm sáng tạo diễn ra. Giáo viên sẽ trao đổi thông tin về phương pháp và nội dung chỉ đạo cho từng loại hình hoạt động, sau khi kết thúc hoạt động sẽ cùng đánh giá kết quả thực hiện của học sinh.. 8.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> MINH HỌA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC – TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC Chủ đề thuộc lĩnh vực “chính trị – xã hội” CUỘC THI RUNG CHUÔNG VÀNG VỀ QUYỀN TRẺ EM Thời lượng: Từ 90 phút đến 120 phút * Mục tiêu hoạt động Sau khi tham gia cuộc thi, HS có thể: - Nêu được trẻ em là ai và những quyền cụ thể mà trẻ em được hưởng hoặc được làm. - Liệt kê được những bổn phận mà trẻ em cần thực hiện - Kể tên và giải thích được 4 nguyên tắc khi thực hiện quyền trẻ em. - Xác định được một số tình huống vi phạm quyền trẻ em và những cách phòng tránh, xử lí các tình huống vi phạm. - Tuyên truyền cho bạn bè, người thân về quyền trẻ em và các cách phòng tránh vi phạm quyền trẻ em. - Sẵn sàng tham gia vào các hoạt động thực hành về quyền trẻ em do nhà trường, địa phương tổ chức. - Tăng cường các kĩ năng sống như kĩ năng ra quyết định, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, ... * Nội dung hoạt động - Các quyền và bổn phận của TE. - Các nguyên tắc khi thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về QTE. - Một số tình huống vi phạm QTE. * Đối tượng tham gia và quy mô tổ chức. - HS toàn trường: Mỗi khối 5 đến 6 HS, các khối cần đăng kí danh sách HS tham gia về Ban tổ chức trước khi tổ chức cuộc thi 1 ngày. (Lưu ý: Danh sách HS tham gia sẽ do các em HS đề cử, GV cần chú ý đến việc cân bằng giới khi lựa chọn danh sách gửi cho Ban tổ chức) - Quy mô tổ chức: Cấp trường * Thời gian và địa điểm tổ chức. - Thời gian: Đầu học kì II - Địa điểm: Tại trường. * Chuẩn bị - Thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo và Ban cố vấn. - Chuẩn bị nội dung:  Xây dựng hệ thống câu hỏi: Khoảng 20 đến 30 câu (mỗi lớp – bao gồm cả HS và GV - cung cấp cho Ban tổ chức 5 đến 6 câu hỏi có nội dung về quyền và bổn phận của TE và 1 tình huống vi phạm QTE )  Ban giám khảo cùng Ban cố vấn tổng hợp câu hỏi, tình huống, xây dựng đáp án, biểu điểm và sắp xếp hệ thống câu hỏi theo mức độ từ dễ đến khó. - Xây dựng thể lệ cuộc thi: Ban giám khảo chịu trách nhiệm - Xây dựng kịch bản chương trình: Ban tổ chức chịu trách nhiệm - Đề cử HS dẫn chương trình - Phân công người phụ trách âm thanh, sân khấu và bố trí sân chơi. - Chuẩn bị cơ sở vật chất:  Am thanh: 01 ampli, 02 micro, 02 loa thùng, máy tính xách tay.  Trang trí, sân khấu: 01 phông màn, giấy màu, keo gián….  Bảng con: Mỗi học sinh 01 bảng con (25x35cm).. 8.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> Bong bóng (Phục vụ trò chơi cứu trợ). Mũ ca lô, băng nghi thức, phấn, khăn lau,  Bảng phụ ( Ghi câu hỏi cho đội chơi quan sát và trả lời trực tiếp)  Phần thưởng: 10 quyển vở, 01 giấy khen.  Nước uống. - Một số trò chơi cứu trợ. - Một vài tiết mục văn nghệ xen kẽ * Tiến hành tổ chức cuộc thi - Văn nghệ chào mừng: 2 đến 3 tiết mục - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu: Ban tổ chức - Khai mạc hội thi: Trưởng ban tổ chức - Giới thiệu ban giám khảo, ban cố vấn và chương trình hội thi: HS dẫn chương trình. - Đội thi ra mắt. - Ban giám khảo thông qua thể lệ cuộc thi - Tiến hành cuộc thi theo chương trình đã xây dựng: Thi loại trực tiếp. - Giữa cuộc thi có văn nghệ giao lưu: 2 đến 3 tiết mục - Chọn HS rung được chuông vàng - Công bố kết quả. Tổng kết, đánh giá hội thi - Trao giải cho 1 HS cuối cùng. - Rút kinh nghiệm, thông báo về những công việc sắp tới, dặn dò HS. * Tài liệu tham khảo cho cuộc thi a. Thể lệ cuộc thi - HS sẽ tham gia thi theo hình thức đấu loại trực tiếp. - Mỗi thành viên tham gia trả lời tổng số câu hỏi là 20 câu. - Mỗi câu hỏi được suy nghĩ trong thời gian 30”. - Các thí sinh sẽ viết đáp án vào bảng con và giơ lên. Đáp án đưa ra trùng với đáp án của chương trình mới coi là đúng. Đáp án phải rõ ràng, đúng chính tả. (Trường hợp có đáp án đúng khác, Ban cố vấn chương trình có quyết định cụ thể mới được công nhận). - Khi bị loại thí sinh phải rời sàn thi đấu, về ngồi đúng vị trí theo thứ tự. - Cuộc thi có thể dừng lại trước câu 20 nếu trên sàn thi đấu chỉ còn 1 thí sinh. Thí sính sau cùng còn lại là người đạt giải. - Nếu sau câu 20 trên sàn thi đấu còn lại nhiều thí sinh thì các thí sinh sẽ dự thi tiếp phần câu hỏi dự phòng, cho đến khi sàn thi đấu chỉ còn lại 1 thí sinh cuối cùng. - Quá trình thi đấu thí sinh phải trật tự không trao đổi trên sàn thi đấu. - Thí sinh đạt giải "Rung chuông vàng " của hội thi sẽ được nhận giải thưởng và giấy khen. - Mọi thí sinh đều có cơ hội trải qua 3 vòng thi, cụ thể như sau: Vòng 1: Mỗi thành viên tham gia trả lời tổng số câu hỏi là 20 câu. Trả lời từ câu 01 đến câu 5 để làm quen với chương trình. Ai sai không bị loại. Vòng 2: - Các thành viên sẽ trả lời tiếp từ câu 6 đến câu 20. Thành viên nào trả lời sai sẽ bị loại trực tiếp theo từng câu. - Nếu hết câu 12 trong sàn thi đấu chỉ còn lại 30% thành viên, Ban tổ chức sẽ tổ chức một trò chơi cứu trợ ( Người tham gia cứu trợ là giáo viên và đại diện HS các khối, số lượng tùy theo trò chơi). Số lượng thành viên trở lại sàn thi đấu phụ thuộc vào kết quả cứu trợ của GV. Vòng 3: . 8.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> Các thành viên được trở lại sàn thi đấu cùng với số lượng chưa bị loại tiếp tục thi đấu ở câu hỏi từ 13 đến 20. Thành viên nào trả lời sai sẽ bị loại trực tiếp theo từng câu hỏi cho đến câu 20 sẽ chọn ra 01 thành viên còn lại duy nhất trao thưởng và giấy khen. - Nếu đến hết câu 20 mà vẫn chưa tìm được HS rung chuông vàng thì Ban tổ chức cuộc thi sẽ cho thi tiếp câu hỏi dự phòng cho đến khi tìm được người rung chuông vàng. b. Trò chơi cứu trợ - Trò chơi 1: Treo nhiều quả bóng ở 1 phía sân chơi. Nhiệm vụ của 10 GV cứu trợ (mỗi khối 2 GV) là phải đi từ phía này đến phía kia có treo bóng, mắt GV bị bịt bởi 1 chiếc khăn, GV sẽ đi đến chỗ có bóng và bóp cho bóng nổ, mỗi quả bóng được nổ sẽ tương ứng với việc cứu được 1 HS, trong thời gian 30 giây, các GV làm nổ được bao nhiêu bóng thì sẽ tương ứng với số HS được quay lại sàn thi đấu. - Trò chơi 2: Mỗi khối cử 2 GV và 4 HS tham gia cứu trợ. 4 HS có nhiệm vụ thổi và buộc bóng, sau đó đưa quả bóng đã thổi cho 2 GV. 2 GV có nhiệm vụ cùng kẹp bóng trên trán để mang bóng từ vị trí xuất phát đến đích, cách chỗ đứng 5 mét. Trong thời gian 5 phút đội nào mang được nhiều bóng đến đích hơn sẽ có số HS được quay trở lại sàn chơi nhiều hơn. Mỗi bóng tương ứng với 1 HS trong khối của mình. c. Các câu hỏi trong cuộc thi -. STT. Câu hỏi. 1. Theo Công ước của Liên hợp quốc về QTE, TE là những người: A. Dưới 15 tuổi B. Dưới 17 tuổi C. Dưới 18 tuổi 2. Theo Luật pháp Việt Nam, TE là những người: A. Dưới 16 tuổi B. Trên 16 tuổi C. Dưới 17 tuổi 3. TE dân tộc thiểu số có quyền được hưởng nền văn hóa, theo tôn giáo và sử dụng ngôn ngữ riêng của cộng đồng mình. Đúng hay sai? 4. Mọi TE đều có quyền có họ tên và quốc tịch. Đúng hay sai ? 5. Mọi TE đều có quyền được đi học. Đúng hay sai ? 6.. Đáp án C. Dưới 18 tuổi. A. Dưới 16 tuổi Đúng. Vì TE có quyền giữ gìn bản sắc của mình, kể cả họ tên, quốc tịch và quan hệ gia đình.. Đúng Đúng. 54 Công ước của Liên hợp quốc về QTE có bao nhiêu điều khoản ?. Thuyết minh. Vì TE có quyền có mức sống đủ để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội. Công ước quốc tế về QTE có 54 điều khoản, trong đó có 41 điều quy định về các quyền mà TE. 8.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> STT. Câu hỏi. Đáp án. 7. Việt Nam là nước thứ mấy trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về QTE ?. 8.. 2. Có mấy nhóm QTE 4. 9. Mọi TE đều có bổn phận yêu quí, kính trọng và hiếu thảo với ông Đúng bà, cha mẹ và thầy cô giáo. Đúng hay sai ? 10. 4 Có mấy nguyên tắc cơ bản khi thực hiện QTE. 11. TE có bổn phận lễ phép với người lớn, yêu thương em nhỏ, đoàn Đúng kết với bạn bè. Đúng hay sai ? 12. Trẻ em em có bổn phận giữ gìn vệ sinh thân thể. Đúng hay sai ? Đúng 13. Trẻ em có quyền được chăm sóc Đúng y tế và được hưởng trạng thái sức khoẻ ở mức độ tốt nhất có thể được. Đúng hay sai ?. Thuyết minh được hưởng. Các điều khoản còn lại liên quan đến các vấn đề pháp lí và vai trò của các Ủy ban về QTE. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới( sau Ghana) và là nước đầu tiên ở Châu Á ký và phê chuẩn toàn bộ Công ước quốc tế về QTE mà không có bảo lưu bất cứ điều khoản nào. - Nhóm quyền được sống còn. - Nhóm quyền được bảo vệ. - Nhóm quyền được phát triển. - Nhóm quyền được. tham gia.. - Không phân biệt đối xử. - Tôn trọng ý kiến của trẻ em. - Được sống và phát triển. - Vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.. Vì quyền được sống còn là một trong những nhóm quyền cơ bản nhất của con người. Nhóm quyền này bao gồm các quyền được sống và quyền được chăm sóc sức khỏe y tế ở mức. 8.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> STT. Câu hỏi. Đáp án. 14. TE gái có ít quyền hơn TE trai. Đúng hay sai?. 15. TE có bổn phận giúp đỡ gia đình làm những việc vừa với sức mình. Đúng hay sai ? 16. Vì sao trẻ em cần được bảo vệ? A. Do TE còn non nớt về thể chất, trí tuệ B. Do TE còn ít có sự trải nghiệm C. Do người lớn còn sao nhãng trách nhiệm của mình D. Cả 3 ý trên 17. Trẻ em em có bổn phận thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông. Đúng hay sai ? 18. Theo luật pháp Việt Nam phụ nữ đủ bao nhiêu tuổi mới được kết hôn? 19. TE khi mới được sinh ra có quyền gì?. Sai. Thuyết minh độ cao nhất có thể được. Vì QTE được áp dụng bình đẳng với tất cả mọi TE trên thế giới, không phụ thuộc vào các yếu tố dân tộc, chủng tộc, giới tính, tôn giáo, dòng dõi gia đình, tài sản....và bất kỳ yếu tố nào.. Đúng. D. Cả 3 ý trên. Đúng 18 tuổi Được làm giấy khai sinh. 20. Theo luật pháp Việt Nam nam giới đủ bao nhiêu tuổi mới được 20 tuổi kết hôn? 21. Mọi TE đều có quyền được vui chơi, giải trí và được phát triển Đúng những năng khiếu của mình. Đúng hay sai? 22. Người lớn bắt trẻ em nghỉ học, đi bán hàng cho khách du lịch hoặc Sai đi làm thuê kiếm tiền mang về cho gia đình. Đúng hay sai?. Vì TE có quyền có họ tên và quốc tịch. Vì tất cả TE đều có quyền được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và có cơ hội tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ một cách bình đẳng. Vì TE có quyền được đi học, có quyền được bảo vệ khỏi các hình thức lạm dụng bóc lột sức lao động, bóc lột về kinh tế.. 8.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> STT. Câu hỏi. Đáp án. 23.. Nhà bạn Na có 3 anh em. Anh trai và em trai của Na được đi học còn Na là con gái thì không Sai được đi học và ở nhà giúp bố mẹ làm việc nhà. Đúng hay sai?. 24. Bạn Gà đi học nên không đi lấy được củi bị bố mẹ trói lại và Sai đánh, mọi người đứng xem mà không ai can. Đúng hay sai? 25. Hoa (12 tuổi) là một bạn gái hát rất hay và múa rất khéo, em muốn đăng kí vào CLB văn nghệ của nhà trường nhưng bố không Sai cho và bảo đó là hoạt động vô bổ, làm ảnh hưởng đến việc học của Hoa. Bố Hoa đúng hay sai?. Thuyết minh Vì tất mọi TE không phân biệt trai, gái, con đẻ, con nuôi, con riêng hay con chung, người kinh hay dân tộc thiểu số, người giầu hay nghèo, lành lặn hay khuyết tật đều được bảo vệ chăm sóc, giáo dục và được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật. Vì TE có quyền được bảo vệ khỏi các hình thức bạo lực và tất cả các nguy cơ gây nguy hiểm, có hại cho sức khỏe, sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần… Vì TE có quyền được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và có cơ hội tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ một cách bình đẳng.. 8.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> PHỤ LỤC Chủ đề thuộc lĩnh vực “Hướng tới tương lai” CHỦ ĐỀ KHÁM PHÁ BẢN THÂN. I. Mục tiêu Sau chủ đề này, HS có khả năng: - Tự nhận thức được về bản thân, những điểm mạnh, điểm còn hạn chế, điểm thấy hài lòng về mình - Tự tin vào khả năng của bản thân, không mặc cảm, tự ti. - Biết tôn trọng những đặc điểm riêng của người khác, học hỏi những điểm tích cực của người khác để tiến bộ. - Bày tỏ thái độ tích cực về bản thân mình và hướng đến hoàn thiện bản thân. II. Thông tin chủ yếu - Tự nhận thức là khả năng nhận biết, đánh giá được về bản thân mình, về khả năng, tính cách, thói quen, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu… Kỹ năng tự nhận thức giúp chúng ta biết “tự soi mình” để điều chỉnh bản thân, hướng tới hoàn thiện con người mình và thích nghi tốt hơn với môi trường sống xung quanh, với cộng đồng, xã hội. Tự nhận thức đầy đủ cũng giúp mỗi người có lòng tự tin và tự tôn, vững vàng hơn trước những khó khăn, thách thức của cuộc sống. - Mỗi con người trong chúng ta đều ẩn chứa trong mình một bản sắc độc đáo, riêng biệt, đều sở hữu những điểm đáng tự hào cũng như những khiếm khuyết nhất định. Không có ai là người tuyệt đối hoàn hảo, cũng không có ai là vô dụng hay chỉ toàn nhược điểm. Kỹ năng tự nhận thức không chỉ giúp chúng ta hiểu bản thân mình mà còn biết tôn trọng, chấp nhận người khác với những gì họ có, biết học hỏi những điểm mạnh, điểm tốt của họ. - Trong quan hệ với người khác, kỹ năng tự nhận thức giúp chúng ta giao tiếp và hợp tác hiệu quả hơn với mọi người, tạo dựng được các quan hệ tích cực, thân thiện, tăng cường khả năng hiểu và thông cảm, thấu cảm được với người khác. III. Tài liệu và phương tiện - Giấy A4 và bút màu để vẽ chân dung - Phiếu bài tập “Mình là ai nhỉ?” - Phiếu bài tập “Những điều tôi thấy hài lòng về mình” - Một quả bóng/quả cầu giấy hoặc chiếc khăn quấn tròn - Một tập phong bì đủ cho mỗi HS một chiếc. - Kéo và giấy màu IV. Gợi ý các hoạt động Khởi động: Trò chơi “ Hát theo vai diễn”. a. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo hứng thú cho HS vào bài b. Cách tiến hành - GV chia lớp thành 5 nhóm và phân công mỗi nhóm HS đóng những vai khác nhau. Chẳng hạn: một nhóm đóng vai là nhà sư, một nhóm đóng vai là sĩ quan quân đội, một nhóm đóng vai là thiếu nhi, một nhóm khác đóng vai là ca. 9.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> sĩ chuyên nghiệp, ... Sau đó, lần lượt từng nhóm sẽ hát cùng một bài hát (ví dụ bài “Hai con thằn làn con”) trong vai trò đã được phân công. (Lưu ý đến cách thể hiện động tác, thái độ, ... đúng với vai được giao) - Sau khi các nhóm hát xong, thảo luận lớp theo câu hỏi sau: 1. Tuy cùng hát một bài hát nhưng cách thể hiện bài hát của mỗi nhóm có giống nhau không? 2. Vì sao? c. Kết luận và giới thiệu bài Tuy cùng hát một bài hát nhưng cách hát, cách thể hiện của mỗi đội khác nhau vì mỗi đội đang thể hiện những vai diễn khác nhau. Nói cách khác là mỗi đội đã tự nhận thức được vai diễn của mình. Buổi học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kĩ năng Tự nhận thức Hoạt động 1: "Những điều tôi thấy hài lòng về mình a. Mục tiêu Giúp HS biết được những điểm tích cực của bản thân để tự tin và phát huy điểm mạnh đó. b. Cách tiến hành - Phát cho mỗi HS phiếu bài tập: "Những điều tôi thấy hài lòng về mình" và hướng dẫn HS liệt kê những điểm họ thấy hài lòng về bản thân (GV có thể lấy ví dụ: về sức khoẻ, hình thức bên ngoài, học vấn, gia đình, bạn bè, quê hương, năng khiếu sở trường, tình cảm, học vấn, một phẩm chất đạo đức,..) - Các HS làm bài tập - Chia sẻ theo nhóm hai người - Mời một vài HV trình bày trước lớp - Thảo luận lớp: 1. Có ai không tìm thấy điểm nào hài lòng về mình không? 2.Việc biết xác định những điểm đáng hài lòng về mình có cần thiết không? Cần thiết như thế nào? c. Kết luận: Chúng ta ai cũng có những điểm đáng tự hào, hài lòng về mình, người có điểm này, người có điểm khác, dù là người sống ở nông thôn hay thành thị, dù là nam hay nữ, dù là nhiều tuổi hay ít tuổi, có hoàn cảnh khó khăn hay thuận lợi,... Vì vậy, chúng ta cần phải tự tin và phát huy những điểm đó. Hoạt động 2: Mình là ai nhỉ?. a. Mục tiêu Học sinh được bày tỏ về bản thân mình, tự nhận thức về những mặt mạnh, yếu của mình. b. Cách tiến hành Bước 1: Vẽ chân dung tiếp sức. - HS ngồi thành các nhóm. Mỗi người được phát một tờ giấy trắng khổ A4. Từng người ghi tên mình vào góc, và điền vào 2 dòng chữ để trống có sẵn ở góc giấy (xem Phụ lục minh họa): “Tôi là người…”; “Tôi muốn kết bạn với…”. (VD:. 9.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> Tôi là người vui tính, tôn trọng tình bạn; Tôi muốn kết bạn với một người hài hước, dễ gần). Vẽ một vòng tròn to bao hết nửa tờ giấy (thể hiện khuôn mặt của mình). Sau đó chuyển tờ giấy cho người bên tay phải. Người đó tiếp tục vẽ đôi mắt (có thể căn cứ vào tên người trên giấy để vẽ các đường nét trên khuôn mặt, tùy theo ý thích), sau đó lại chuyển cho người bên phải. Tiếp tục như vậy với các chi tiết khác như mũi, mồm, tóc, tai, tay, chân… cho đến khi tờ giấy quay về với người chủ ban đầu (trong mỗi lượt vẽ, mỗi người chỉ được vẽ một chi tiết lên bức chân dung). Cuối cùng, mỗi người có trong tay một bức “chân dung” của chính mình do nhiều người vẽ nên. - Từng người lần lượt dán “bức chân dung” của mình lên một góc lớp có tên “Góc chân dung”. Bước 2: - Mỗi HS nhận một phiếu màu “Mình là ai nhỉ?”. Từng người điền vào các thông tin trên phiếu, không cần ghi tên. - GV hướng dẫn HS cách điền vào tờ phiếu có hình mặt trời: VD ở mục “điểm mạnh, sở trường ”, tìm những ưu điểm, những điểm nổi bật về sở trường, tính cách của bản thân, như: dễ kết bạn; nấu ăn ngon; học tốt môn Văn… Ở mục “điều tôi tự hào nhất về mình”, tìm một hoặc vài điều em thấy hài lòng nhất về mình, VD: tôi luôn làm cho bố mẹ vui vì kết quả học tập tốt; tôi chưa bao giờ nói dối cha mẹ… Trong mục “Tôi mong muốn được nhìn nhận là người…”, nói lên việc mình mong đợi được người khác nhận xét, đánh giá như thế nào, VD: tôi muốn được nhìn nhận là người vui tính, cởi mở; là người trung thực, ngay thẳng; là người không bao giờ đầu hàng khó khăn, v.v. Ở mục “Điều tôi chưa hài lòng về mình”, viết ra những điểm em thấy mình còn cần phải cố gắng hoặc cần hoàn thiện bản thân, VD: tôi còn e ngại khi đứng trước đám đông; tôi hay đi học muộn; đôi khi tôi không dám nói thật điều mình nghĩ, … Ở mục “Điều tôi sẽ cố gắng đạt được”, nêu lên một hay một số mục tiêu mà em hy vọng sẽ đạt được trong tương lai gần, VD: giành kết quả khá giỏi ở các môn học trong năm; mang lại một niềm vui bất ngờ cho gia đình vào dịp cuối năm. Ở mục “Ước mơ của tôi”, viết ra một mơ ước lớn của em, VD: trở thành bác sỹ; làm cho cha mẹ một căn nhà thật đẹp… - Trên những hình tam giác (“tia nắng” của mặt trời) phía ngoài hình tròn, viết lên đó những phẩm chất/nét tính cách tốt đẹp mà em nghĩ mình có hoặc sẽ cố gắng đạt được trong tương lai, VD: chăm chỉ, yêu thương gia đình, thật thà, giản dị, yêu thiên nhiên, coi trọng tình bạn, có trách nhiệm … (HS có thể tùy ý điền vào tất cả các hình tam giác hoặc chỉ điền vào một số trong đó). - GV thu lại các tờ phiếu, tráo đổi thứ tự và phát lại cho HS (để không ai cầm lại đúng tờ phiếu của mình). Đề nghị một số HS đọc to tờ phiếu mình cầm. - Câu hỏi thảo luận: + Em có cảm nhận, suy nghĩ gì sau khi tham gia hoạt động này? + Khi nghe các thông tin trên phiếu của các bạn, em có nhận xét gì? Có ai hoàn toàn không có điểm mạnh hay điểm yếu nào không? Vì sao? + Theo em, việc tự nhận thức được về bản thân mình có ý nghĩa, tác dụng gì đối với cuộc sống của mỗi người? c. Kết luận - Tự nhận thức là khả năng hiểu được về bản thân mình, đánh giá đúng những mặt mạnh, yếu, đặc điểm riêng của mình để phát huy hoặc hoàn thiện bản thân. Kỹ năng tự nhận thức giúp chúng ta nhìn sâu hơn vào nội tâm của mình để biết trân trọng, yêu quí những đặc điểm, giá trị mà mình có, tránh thái độ mặc cảm, tự ti vì sợ mình kém cỏi.. 9.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> Hoạt động 3: Bạn nghĩ gì về mình? a. Mục tiêu Học sinh biết cách thể hiện bản thân mình với người khác, đồng thời hiểu thêm về mình qua cảm nhận, suy nghĩ của người khác. b. Cách tiến hành - Điểm danh từng cặp 1, 2. Làm việc theo từng cặp. Số 1 dành 5-7 phút để nói với số 2 về mình: o Câu nói/câu danh ngôn mình tâm đắc nhất o Một kỷ niệm không bao giờ quên o Một điều đã khiến mình ân hận o Việc tốt nhất mình từng làm được o Việc khó khăn nhất từng gặp o Người có ảnh hưởng nhất đối với mình - Số 2 ghi chép tóm tắt lại. Sau đó số 2 nói với số 1 về mình với các nội dung tương tự, số 1 ghi chép lại. - Số 1 và số 2 lần lượt dành 5 phút ghi lại cảm nghĩ của mình về người kia (thông qua những gì vừa chia sẻ), sau đó trao đổi cho nhau đọc. - Câu hỏi thảo luận cả lớp sau hoạt động vừa rồi: + Em có cảm nhận gì sau khi thực hiện hoạt động vừa rồi? + Những điều bạn nghĩ về em có giống với những gì em tự nhận xét về mình không? + Chúng ta học được điều gì qua hoạt động này? c. Kết luận - Chúng ta có thể hiểu thêm về bản thân mình thông qua những suy nghĩ, cảm nhận của người khác về mình. - Chia sẻ với người khác suy nghĩ của mình về họ là một cách để giúp cả hai cùng hiểu nhau hơn, đồng thời giúp bạn của mình hiểu thêm về bản thân họ. Hoạt động 4: “Điều bạn có thể chưa biết về tôi” a. Mục tiêu Giúp HS tự nhìn nhận sâu sắc hơn về đặc điểm nội tâm của mình và mạnh dạn chia sẻ với người khác. b. Cách tiến hành - HS ngồi theo hình chữ U hoặc hình tròn. GV nói: Tính cách, tâm hồn mỗi con người chúng ta đều có thể có hai mặt: mặt bên ngoài và mặt bên trong. Bên ngoài là những gì người khác có thể thấy, do ta thể hiện ra qua hành động, lời nói, phong cách, còn bên trong là những điều chúng ta không có hoặc rất ít cơ hội để thể hiện. Do vậy, có khi ngay cả người bạn thân cũng khó có thể hiểu hết chúng ta ở những gì sâu xa bên trong mỗi con người. Trò chơi này là một cách vui vẻ, nhẹ nhàng để chúng ta phần nào hiểu thêm về một điểm nào đó ở các bạn của mình. - Mỗi người dành 3 phút để tự suy nghĩ xem liệu có điều gì về bản thân mình mà mình chưa bao giờ bộc lộ cho người khác thấy, hoặc đó là một nét tính cách có vẻ như mâu thuẫn với vẻ bề ngoài của mình. Sau đó, GV cầm một quả. 9.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> bóng (hoặc quả cầu giấy) tung ngẫu nhiên về một HS, người bắt được bóng sẽ phải hoàn thành nốt câu “Nhìn bên ngoài tôi là người… nhưng thật ra tôi…” (VD: nhìn bên ngoài tôi là người vui vẻ, nhưng thật ra tôi cũng hay khóc lắm; nhìn bên ngoài tôi ít nói, nhưng ở nhà tôi lại nói rất nhiều; nhìn bên ngoài tôi là người cởi mở dễ gần, nhưng tôi lại rất dễ tự ái đấy, v.v.). - Lưu ý HS có thể nói về bất cứ đặc điểm nào mà mình muốn, và những người khác chỉ nghe để biết chứ không bình phẩm, phán xét về những điều bạn mình chia sẻ. - Bóng tung lần lượt cho mọi thành viên. Trong vòng 10 giây nếu ai không hoàn thành được câu nói sẽ chịu hình thức phạt vui bằng cách nhảy lò cò, múa minh họa bài hát, hoặc hát một bài cho cả lớp. - Câu hỏi thảo luận: + Em rút ra điều gì sau hoạt động này? + Em cảm thấy như thế nào khi được mọi người hiểu hơn về mình? Và khi mình có cơ hội hiểu hơn về bạn bè? c. Kết luận - Mỗi con người chúng ta đều có những điều dễ thể hiện và khó thể hiện ra được với người khác. Nhận thức được điều này giúp ta tích cực, cởi mở hơn trong giao tiếp, sẵn sàng chia sẻ với người khác để tăng cường sự hiểu biết, thông cảm lẫn nhau. - Việc nhận thức được những “khía cạnh bên trong” của con người mình giúp chúng ta có cơ hội tự điều chỉnh, hoàn thiện hơn bản thân mình. Hoạt động 5: “Chiếc túi bí mật”. a. Mục tiêu Giúp HS thể hiện kỹ năng tự nhận thức thông qua việc trình bày, giới thiệu về những điều có ý nghĩa đối với mình. b. Cách tiến hành - Mỗi HS được nhận một chiếc phong bì nhỏ. GV hướng dẫn HS thực hiện: chúng ta hãy coi những chiếc phong bì này là những “chiếc túi bí mật”, trong đó chứa đựng 5 thứ có thể kể rất nhiều về mỗi người trong chúng ta. Mỗi người cắt 5 mẩu giấy nhỏ, viết lên mỗi mẩu giấy tên một vật mà chúng ta muốn cho vào túi để có thể dùng những vật đó tự giới thiệu về bản thân mình, sau đó cho 5 mẩu giấy vào phong bì. - GV có thể làm mẫu trước về túi của mình: VD, túi của tôi gồm 5 thứ sau: 1 chiếc đồng hồ màu xanh, vì tôi là người rất đúng giờ, và vì màu xanh là màu tôi yêu nhất; 1 chiếc điện thoại di động, vì tôi luôn muốn giữ liên lạc và thích trò chuyện với người thân, bạn bè; 1 cuốn sách có tên “Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”, vì đây là cuốn cẩm nang yêu thích của tôi về cuộc sống và con người; 1 cuốn sổ nhỏ, vì tôi rất thích ghi chép mọi điều; một bức hình gia đình, vì đối với tôi gia đình là một trong những điều quan trọng nhất. - Sau khi HS đã làn xong những “chiếc túi” của mình, GV mời tất cả HS ngồi thành vòng tròn và đề nghị một số HS xung phong giới thiệu các đồ vật trong túi của mình theo cách mà GV đã làm. Những HS khác có thể hỏi chủ nhân của túi để được nghe giải thích rõ hơn về đồ vật trong túi. - Câu hỏi thảo luận: + Em có suy nghĩ gì sau hoạt động này? + Em có cảm nhận gì sau khi nghe các bạn giới thiệu về chiếc túi bí mật của mình?. 9.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> c. Kết luận Kỹ năng tự nhận thức không chỉ giúp chúng ta hiểu hơn về bản thân con người và những giá trị của mình, mà còn có thể giúp chúng ta làm cho người khác cũng hiểu hơn về mình, góp phần tăng thêm cơ hội giao lưu, chia sẻ tình cảm trong cuộc sống. V. Kết luận chung:  Tự nhận thức là một KNS cơ bản, giúp con người biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,...) .  Mỗi người đều có bản sắc riêng, có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Không ai là hoàn thiện hoàn mĩ, nhưng cũng không có ai chỉ có toàn nhược điểm. Chúng ta ai cũng có những điểm đáng tự hào, hài lòng về mình và có những điểm còn cần cố gắng, hoàn thiện thêm. Vì vậy, chúng ta cần tự tin vào bản thân, đừng mặc cảm, tự ti. Điều quan trọng là cần phát huy điểm mạnh; khắc phục, hạn chế điểm yếu để ngày càng hoàn thiện hơn.  Chúng ta cũng nên tôn trọng người khác; thừa nhận và học hỏi những điểm hay, điểm mạnh của người khác để phát triển tốt hơn. VI. Tổng kết - Điểm lại những hoạt động và nội dung chính của buổi sinh hoạt. Mời học sinh nêu câu hỏi hoặc nhận xét, cảm nghĩ của mình. - Hướng dẫn và khuyến khích HS rèn luyện kỹ năng tự nhận thức thông qua các hình thức: viết nhật ký; thử các trắc nghiệm tâm lý, tình cảm; tham gia các hoạt động nhóm, các câu lạc bộ theo chủ đề phù hợp với mình; đọc các cuốn sách về tâm lý, tình cảm lứa tuổi và tích cực trao đổi các chủ đề này với bạn bè, người thân… VII. Phụ lục - Phụ lục 1: - Phụ lục 2: - Phụ lục 3: - Phụ lục 4:. Dành cho hoạt động 1 Dành cho hoạt động 2 Dành cho hoạt động 2 Tài liệu đọc thêm. VIII. Đánh giá - GV treo bảng đánh giá lên bảng để tất cả học sinh trong lớp có thể nhìn thấy. Yêu cầu học sinh đánh giá buổi sinh hoạt theo thang điểm từ 1-10. 1 là điểm thấp nhất, 10 là điểm cao nhất trong 3 khía cạnh là: o Hoạt động dễ thực hiện, dễ hiểu. o Mỗi bạn trong lớp, nhóm đều có cơ hội tham gia thảo luận. o Cảm thấy thích thú, thoải mái khi tham gia các hoạt động.. 9.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> 9.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> Phụ lục 1 Phiếu bài tập Những điều tôi thấy hài lòng về mình. Phụ lục 2 Hoạt động khởi động: Vẽ chân dung tiếp sức. 9.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> Tên: ……………………………… Tôi là người………………………………………………………………………….. Tôi muốn kết bạn với……..………………………………………………………. 9.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> Phụ lục 3: “Mình là ai nhỉ?” (Dành cho hoạt động 2) “Mỗi chúng ta đều có thể làm một mặt trời”, vậy trên mỗi “tia nắng” (hình tam giác) của mặt trời này, bạn hãy viết lên đó một phẩm chất/nét tính cách tốt đẹp mà bạn cho rằng mình có – hoặc nghĩ rằng trong tương lai mình sẽ phấn đấu để đạt được nhé!. Điểm mạnh, sở trường của tôi: ………………………………….. ………………………………….. Điều tôi tự hào nhất về mình: ………………………………….. Tôi muốn được nhìn nhận là người……………………………. Điều tôi chưa hài lòng về mình …………………………………. Điều tôi sẽ cố gắng đạt được ………………………………….. Ước mơ của tôi trong tương lai: ………………………………….. 9.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> Chủ đề thuộc lĩnh vực “văn hóa - nghệ thuật” CHỦ ĐỀ TÌM KIẾM TÀI NĂNG NGHỆ THUẬT I. Mục tiêu Sau khi tham gia hoạt động này, học sinh (HS): - Hình thành được ý tưởng nghệ thuật - Lựa chọn được loại hình nghệ thuật phù hợp ý tưởng - Tạo được sản phẩm nghệ thuật mới, lạ, độc đáo… - Thực hiện giao tiếp nghệ thuật gây được hứng thú, bất ngờ cho người thưởng thức - Tích cực tham gia các hoạt động sáng tạo nghệ thuật II. Gợi ý các hoạt động 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu và xây dựng ý tưởng GV tập hợp HS có cùng sở thích vào cùng một nhóm, Ví dụ: - Nhóm 1: HS yêu thích mĩ thuật – Vẽ tranh - Nhóm 2: HS yêu thích âm nhạc - Nhóm 3: HS yêu thích kịch - Nhóm 4: HS yêu thích thơ ca, kể chuyện… Một số HS không có biểu hiện rõ rệt với các thể loại trên, GV có thể phân công các em về các nhóm, tạo sự cân đối về số lượng thành viên trong mỗi nhóm. GV: Quan sát, gợi ý và hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoạt động Nhóm 1: HS yêu thích mĩ thuật – Vẽ tranh - Thảo luận nhóm: vẽ tranh tập thể hoặc vẽ cá nhân. Thống nhất lựa chọn hình thức thể hiện - Tìm hiểu (xem) một số tác phẩm mĩ thuật - Tìm hiểu nội dung chủ đề, xây dựng ý tưởng (minh họa cho văn bản văn học, nội dung bài hát hoặc theo chủ đề yêu cầu) - Tìm hiểu chất liệu HS có thể thống nhất ý tưởng tập thể (vẽ tập thể) hoặc hình thành ý tưởng riêng (vẽ cá nhân) sau khi tìm hiểu thông tin. 1.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> 1.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> Tham khảo một số tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ nổi tiếng thế giới Nhóm 2: HS yêu thích âm nhạc – Tập hát và biểu diễn - Thảo luận hình thức thể hiện: trình diễn hoặc sáng tác. Thống nhất lựa chọn hình thể hiện. - Tìm hiểu và lựa chọn bài hát (cho trình diễn) hoặc tứ thơ yêu thích (cho sáng tác). - Tìm hiểu và chuẩn bị nhạc cụ (nếu có điều kiện). 1.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> Tham khảo một số hình ảnh tập và biểu diễn văn nghệ Nhóm 3: HS yêu thích kịch – Tập đóng kịch (hoặc trình diễn thời trang) - Tìm hiểu một số văn bản văn học nghệ thuật. Thống nhất lựa chọn nội dung văn bản - Thảo luận về các tình huống trong nội dung - Hình dung các nhân vật, bối cảnh - Phân vai * Trường hợp thực hiện trình diễn thời trang cần lưu ý: - Nội dung chủ đề và ý tưởng thời trang - Số lượng bộ trang phục/người tham gia trình diễn - Thuyết minh ý tưởng bộ trang phục - Nhạc nền trình diễn. 1.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> 1.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> Tham khảo một số hình ảnh tập đóng kịch Nhóm 4: HS yêu thích thơ ca, kể chuyện - Tập ngâm thơ, kể chuyện. 1.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> - Chia sẻ trong nhóm nội dung chuyện kể, các bài thơ yêu thích - Thành viên trong nhóm góp ý hỗ trợ cho cá nhân về sự lựa chọn. Một số hình ảnh tham khảo Cùng nhau kiểm tra kết quả hoạt động nhóm: - Đại diện nhóm 1, 2 , 3 và 4 trình bày kết quả thảo luận của các nhóm. - Nhóm, cá nhân khác bổ sung ý kiến. Hoạt động cùng GV: Với sự giúp đỡ của GV, các nhóm tập hợp các ý kiến bổ sung để nhận thấy: - Thuận lợi, khó khăn và yêu cầu riêng của mỗi loại hình nghệ thuật - Tìm giải pháp khả thi cho nhóm - Hoàn thiện nội dung ý tưởng Hoạt động theo nhóm: Các nhóm chuẩn bị điều kiện thực hành: - Giấy, bút, màu… cho vẽ tranh - Nhạc cụ, bài hát cho trình diễn, sáng tác âm nhạc - Không gian, phụ trang…cho tập kịch, ngâm thơ, kể chuyện 2. Hoạt động 2: Tập làm nghệ sỹ (Vẽ tranh; Trình diễn âm nhạc; Đóng kịch; Ngâm thơ, kể chuyện) Hoạt động theo nhóm: Nhóm 1. Vẽ tranh Phân chia các thành viên:. 1.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> - Phác thảo bố cục tranh - Vẽ hình ảnh thể hiện nội dung ý tưởng - Vẽ màu, có thể phối hợp các vật liệu tìm được, thể hiện tác phẩm (sử dụng dây thép; các loại hạt, viên sỏi; dây thừng; đất nặn; cành cây, lá khô; vải vụn; giấy màu; màu vẽ…) - Hoàn chỉnh bức tranh - Xây dựng ý tưởng thuyết minh - Thuyết trình Nhóm 2. Tập hát Dưới sự hướng dẫn của GV, các thành viên trong nhóm thực hiện: - Lựa chọn hình thức song ca hoặc tốp ca - Sáng tạo động tác nhảy múa phụ họa bài hát - Tập hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc - Trao đổi với các bạn để tìm cách trình bày bài hát cho hay và hấp dẫn - Sắp xếp đội hình biểu diễn Nhóm 3. Tập diễn kịch Dưới sự hướng dẫn của GV, các thành viên trong nhóm thực hiện: - Tập động tác, lời thoại phù hợp với nhân vật - Thể hiện các tình huống, nhân vật - Di chuyển, tạo nhóm bố cục - Nhắc vở và điều chỉnh động tác, sự biểu cảm nét mặt phù hợp với hoạt cảnh - Trang trí sân khấu Nhóm 4. Ngâm thơ, kể chuyện Dưới sự hướng dẫn của GV, các thành viên trong nhóm thực hiện: - Tập đọc nội dung câu chuyện - Học thuộc khổ thơ - Thể hiện biểu cảm nét mặt, động tác phù hợp với nội dung chuyện và thơ - Trao đổi với các bạn để tìm cách trình bày bài cho hay và hấp dẫn Hoạt động cá nhân: - Chia sẻ với các bạn về cảm nhận của mình (thuận lợi, khó khăn vướng mắc…) trong quá trình thực hành - Lắng nghe sự góp ý của các bạn - Rút kinh nghiệm học tập Học cả lớp: * HS tự đánh giá - Nhận xét, đánh giá về sự tham gia của bạn trong nhóm - Nhận xét, đánh giá về hoạt động của mỗi nhóm - Tự kiểm tra: nội dung các công việc được phân công của các nhóm/thành viên * Giáo viên đánh giá - GV tập hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá kết quả thực hành - Nhận xét đánh giá các nhóm về: tiến độ thực hiện, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, biểu đạt tiếp thu thông tin; sự sáng tạo, hợp tác… trong công việc. 1.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> - Nhận xét, đánh giá kết quả của HS theo thực tế. Khen ngợi, đánh giá đạt ở mức hoàn thành tốt đối với những nhóm/cá nhân có tinh thần học tập tốt, hăng hái tham gia thực hành, có nhiều sáng tạo. 3. Hoạt động 3: Trình diễn Hoạt động cùng nhà trường: Với sự giúp đỡ của giáo viên và bạn bè, hãy thực hiện: - Trình diễn chương trình văn nghệ do nhà trường tổ chức với bài hát đã chuẩn bị, theo hình thức song ca hoặc tốp ca, trình bày bài hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc. - Treo tranh, trưng bày sản phẩm, triển lãm tranh. Thuyết trình sản phẩm - Biểu diễn trích đoạn kịch, ngâm thơ, kể chuyện. Hoạt động cùng gia đình, cộng đồng: - Chia sẻ cảm nhận của mình cùng với các thành viên trong gia đình về các hoạt động đã tham gia. - Có thể hát, ngâm thơ, kể chuyện tạo không khí vui trong gia đình. Vẽ tranh trang trí cho gia đình, góc học tập… - Cùng với sự giúp đỡ của gia đình, tìm hiểu thêm các tấm gương trong học tập, lao động và chiến đấu; những hình đẹp về quê hương đất nước… hình thành ý tưởng nghệ thuật cho các hoạt động sáng tạo nghệ thuật tiếp theo. Tài liệu và phương tiện học tập - SGK, SGV môn Mĩ thuật, Âm nhạc, Chương trình HĐTNST ngoài giờ lên lớp cấp Tiểu học - Băng đĩa hình về các bài hát thiếu nhi Việt Nam - Băng đĩa hình về một số vở kịch của thiếu nhi - Tư liệu, phiên bản tranh… của các họa sĩ. 1.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> - Tuyển tập thơ, chuyện tranh thiếu nhi… - Nhạc cụ - Họa phẩm… Một số gợi ý: - Thời gian thực hiện chủ đề: + Có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần + Nên tổ chức chủ đề gần với thời gian kỉ niệm các ngày truyền thống trong năm học, tạo điều kiện cho HS trình diễn những sáng tạo nghệ thuật - GV có thể tổ chức cho HS thể hiện 2 hoặc 3 thể loại nghệ thuật. Không nhất thiết tổ chức 4 nhóm cho 4 loại hình nghệ thuật như đã hướng dẫn trong bài minh họa.. 1.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> MODULE 4: KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRIỂN KHAI, HỖ TRỢ VIỆC HỌC CỦA HỌC VIÊN VÀ QUẢN LÝ, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẬP HUẤN ĐẠI TRÀ VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC QUA MẠNG THÔNG TIN TRỰC TUYẾN I. Sơ lược về hình thức học tập qua mạng (e-learning): Học tập qua mạng (e-learning) được hiểu là quá trình học tập được tổ chức và hỗ trợ qua mạng Internet hay rộng hơn nữa là sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông. Ở góc độ người học, e-learning chính là tự học. Thực vậy, khi người học tiến hành học tập qua mạng, nguồn thông tin chủ yếu đến với họ là từ mạng Internet. Mọi tình huống, mọi hướng dẫn, mọi nhiệm vụ người học đều phải tự giải quyết theo một tiến trình được lập sẵn. Người học cũng có thể được trao đổi với bạn học, xong hầu như mọi nhiệm vụ người học đều phải tự cân nhắc kĩ trước khi quyết định thực hiện. Chính đặc điểm ấy đã biến quá trình học thành tự học một cách hết sức tự nhiên. Vì vậy, nghĩa ban đầu của tiếp đầu ngữ “e” trong chữ e-learning vốn bắt nguồn từ chữ “electronic” (điện tử) thì nay nó đã được mở rộng hơn theo các nghĩa: Exciting (thú vị), Energetic (năng động), Engaging (lôi cuốn), Extended (mở rộng) và Enhanced (nâng cao). Sử dụng hình thức e-learning với các biện pháp tổ chức phù hợp sẽ đảm bảo các tiêu chí: vừa đủ, kịp thời, cá thể hóa, mọi lúc, mọi nơi, thường xuyên, liên tục, tiết kiệm chi phí; người học được học tập “từ xa”, không cần phải đến dự học trực tiếp tại các địa điểm cố định. Nghiên cứu cũng cho thấy, e-learning giúp người học cảm thấy tự tin hơn trong một môi trường không có sự “phán xét”, người học có thể tự nhìn nhận về quá trình học tập của mình một cách độc lập. Điều đó rất có giá trị để rèn người học kĩ năng tự phản hồi, suy ngẫm sâu về quá trình học tập của bản thân và từ đó dễ xác định những điểm yếu mà cá nhân cần cải thiện Tuy nhiên, tổ chức học theo e-learning cũng có những hạn chế nhất định. Hạn chế lớn nhất đó chính là giảm tính tương tác trực tiếp. Người học có thể cảm thấy bị “cách li” với xung quanh. Và trong trường hợp người học không có động cơ học tập thực sự, e-learning tự thân nó sẽ không thể phát huy tác dụng. Nếu tổ chức học tập theo hình thức elearning thuần túy mà ở đó người học tự học hoàn toàn qua mạng với các gói bài học được lập trình sẵn, người học tự lực tương tác với công nghệ thì những hạn chế trên là điển hình. Do đó, để khắc phục những hạn chế trên, hiện nay người ta thường triển khai e-learning theo hình thức học kết hợp (blended learning). Đây là hình thức đan xen giữa những giai đoạn người học tự học qua mạng với những giai đoạn người học được tương tác trực tiếp. 1.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> với giáo viên và bạn học. Với hình thức học tập đảo chiều (flipped learning), người học có thể được yêu cầu tự học qua mạng trước sau đó sẽ gặp gỡ giáo viên và bạn học để cùng trao đổi sâu thêm về những vấn đề còn chưa rõ. Như vậy, tổ chức học kết hợp được xem là biện pháp có nhiều ưu điểm so với e-learning thuần túy. Có thể so sánh giữa các hình thức học tập phổ biến hiện nay như bảng 1. Bảng 1: So sánh ưu nhược điểm của một số hình thức học tập, bồi dưỡng Tiêu chí Trực tiếp E-learning Học kết hợp Tính chặt chẽ của tiến ü ü ü trình học tập Tính linh động trong dự û ü ü học Chi phí và hiệu quả û ü ü Tương tác, phản hồi, ü Khó khăn hơn ü điều chỉnh Khả năng phản hồi, ü Khó khăn hơn ü khuyến khích người học Khả năng đào tạo số û üü ü lượng lớn Trong công tác bồi dưỡng giáo viên theo hình thức qua mạng, rõ ràng để đạt hiệu quả cao thì cũng cần được tổ chức theo hình thức học kết hợp. Theo đó, đội ngũ cán bộ cốt cán về chuyên môn và kĩ thuật có vai trò quan trọng. Học viên dự học là giáo viên trên nhiều tỉnh thành khác nhau, để có thể tổ chức tương tác trực tiếp giữa người học trên phạm vi rộng như vậy là khó khăn. Đội ngũ cán bộ cốt cán về chuyên môn và kĩ thuật sẽ đóng vai trò là đầu mối tổ chức và hỗ trợ các đồng nghiệp trong quá trình học tập qua mạng. Nắm vững chuyên môn liên quan và sử dụng tốt nền tảng kĩ thuật hỗ trợ học tập qua mạng sẽ là điều kiện quan trọng để cán bộ cốt cán hoàn thành nhiệm vụ của mình. Quy trình tổ chức các khóa bồi dưỡng giáo viên theo hình thức elearning sử dụng biện pháp học kết hợp về cơ bản gồm các bước như trình bày trong bảng 2. Bảng 2: Tóm tắt các bước tổ chức một khóa bồi dưỡng GV theo hình thức e-learning TT Giai Hoạt động chủ Kỹ thuật tổ chức Nhiệm vụ của đoạn yếu cán bộ cốt cán 1. Khai Định hướng - Sử dụng công - Hỗ trợ thiết giảng người học về khóa nghệ Hội nghị lập và vận hành học. truyền hình cầu truyền hình - Cấp phát tài - Hoặc cử GV (nếu có).. 1.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> 2.. 3.. khoản, hướng dẫn làm quen không gian lớp học. - Giải đáp thắc mắc ban đầu (nếu có) Tổ - Học viên tự học, chức làm bài tập theo học tiến độ của cá nhân - Học viên trao đổi, chia sẻ với nhau và với GV hướng dẫn, ban tổ chức. Tổng - Học viên có thể kết, bế làm bài tập cuối giảng khóa - Học viên phản hồi về khóa bồi dưỡng qua phiếu khảo sát trực tuyến. - Học viên báo cáo một số kết quả điển hình - Học viên và giáo viên, BTC trao đổi, giải đáp thắc mắc, đề xuất những vấn đề mới. hướng dẫn, thành viên ban tổ chức gặp gỡ, trao đổi trực tiếp. - Sử dụng Diễn đàn trực tuyến - Sử dụng điện thoại đường dây nóng - Sử dụng tính năng Thông báo của lớp học - Sở GD&ĐT tổ chức và giám sát bài làm cuối khóa. - Sử dụng công nghệ Hội nghị truyền hình - Hoặc cử GV hướng dẫn, thành viên ban tổ chức gặp gỡ, trao đổi trực tiếp.. - Cấp phát tài khoản và hướng dẫn học viên đăng nhập, làm quen không gian lớp học. - Hỗ trợ học viên qua Diễn đàn, qua điện thoại; - Quản lí, nhắc nhở, động viên học viên tham gia học đúng tiến độ. - Hỗ trợ thiết lập và vận hành cầu truyền hình (nếu có); - Hỗ trợ công tác kiểm tra cuối khóa; - Nhắc nhở học viên hoàn thành các phiếu khảo sát của khóa học (nếu có).. Như vậy, theo cách làm trên, các khóa bồi dưỡng đều được tổ chức theo hướng tăng cường tính tương tác giữa người học với người hướng dẫn, giữa người học với người học và được quản lý chặt chẽ theo tiến trình thời gian thực. Mọi hoạt động học tập của học viên trong một ngày đều được ghi nhận, đánh giá. Các kỹ thuật để tăng cường tính tương tác bao gồm: Diễn đàn trực tuyến; Hội nghị truyền hình từ xa; Điện thoại đường dây nóng; Chức năng Thông báo trực tuyến của lớp học và các Phiếu khảo sát trực tuyến. Các hoạt động này được thực hiện đều cần sự hỗ trợ từ các cán bộ cốt cán về chuyên môn và kĩ thuật. Quy trình tổ chức trên cần có sự tham gia và điều hành thống nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho đến từng giáo viên – học viên. Chức năng, nhiệm vụ của các bên liên quan trong quá trình tổ chức. 1.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> một khóa bồi dưỡng qua mạng có thể được trình bày tóm tắt trong bảng 3. Bảng 3: Nhiệm vụ cơ bản của các bên liên quan trong quá trình tổ chức một khóa bồi dưỡng giáo viên theo hình thức e-learning TT 1.. 2.. 3.. 4.. 5.. Đơn vị Nhiệm vụ cơ bản Vụ, Cục của Bộ - Chủ trì tổ chức: định hướng mục tiêu, kế hoạch Giáo dục và bồi dưỡng Đào tạo - Phê duyệt chương trình, nội dung bồi dưỡng - Sử dụng tài khoản quản lý cấp Bộ để quản lý toàn bộ hoạt động của học viên tham gia khóa bồi dưỡng. Sở Giáo dục và - Giới thiệu và lập danh sách giáo viên phù hợp Đào tạo (Cán tham dự khóa bồi dưỡng. bộ cốt cán về - Phối hợp quản lý học viên theo kế hoạch chuyên môn - Sử dụng tài khoản quản lý cấp Sở để quản lý và kĩ thuật) hoạt động học tập của học viên do Sở quản lý. Trung tâm - Cung cấp toàn bộ nền tảng công nghệ cho Nghiên cứu và khóa bồi dưỡng (máy chủ, phần mềm, đường Sản xuất Học truyền) liệu - Phối hợp với GV hướng dẫn xây dựng kịch bản, chiến lược sư phạm dạy học e-learning. - Tổ chức sản xuất học liệu theo đúng kịch bản đã được duyệt - Khởi tạo và cấp phát các tài khoản học tập, quản lý. Giáo viên - Chuẩn bị nội dung, tài liệu bồi dưỡng theo kế hướng dẫn hoạch của Bộ - Phối hợp với Trung tâm Học liệu xây dựng học liệu - Hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của học viên qua Diễn đàn trực tuyến và qua điện thoại trong suốt thời gian diễn ra khóa bồi dưỡng. Học viên dự - Học tập theo kế hoạch của ban tổ chức học - Tham gia trao đổi, chia sẻ thông tin trên Diễn đàn. II. Làm quen với nền tảng kĩ thuật hỗ trợ tổ chức bồi dưỡng giáo viên qua mạng Hiện nay, về cơ bản các giáo viên đều có thể sử dụng tài khoản của mạng “Trường học kết nối” () để cùng sinh hoạt chuyên môn cũng như tổ chức dạy học. Sau đây, tài liệu sẽ giới thiệu nền tảng hỗ trợ bồi dưỡng giáo viên qua mạng theo hình thức e-learning. Nền tảng được cung cấp tại địa chỉ: . 1.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> 1. Tính năng của tài khoản dành cho học viên Sau khi đăng nhập vào lớp học với tài khoản của học viên, người học có thể theo dõi thông tin và tương tác với khóa học theo các nhóm chức năng sau: Nhận thông báo, tin tức về khóa học; Tham gia học tập; Tự làm và nộp các bài tập trắc nghiệm liên quan; Làm và nộp bài thi cuối khóa ở dạng viết luận; Tham gia thảo luận, góp ý trên diễn đàn. Màn hình của một số chức năng được giới thiệu lần lượt dưới đây.. Hình 1: Danh sách các khóa học được tham gia. 1.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> Hình 2: Ví dụ danh sách bài giảng của khóa học “Ứng dụng Công nghệ Thông tin trong dạy học”. 1.

<span class='text_page_counter'>(116)</span> Hình 3: Phần chức năng nộp bài tập dạng viết luận của học viên. 1.

<span class='text_page_counter'>(117)</span> Hình 4: Diễn đàn dành cho hoạt động trao đổi, thảo luận của học viên. 1.

<span class='text_page_counter'>(118)</span> 2. Tính năng của tài khoản dành cho cán bộ cốt cán kĩ thuật Tài khoản của cán bộ cốt cán kĩ thuật có đầy đủ các tính năng của tài khoản dành cho học viên. Ngoài ra, tài khoản dành cán bộ cốt cán kĩ thuật còn có thêm một số chức năng quản lí, thống kê ở mức cao hơn. Cụ thể: Cán bộ cốt cán kĩ thuật có thể quản lí, giám sát được hoạt động của các tài khoản học viên, biết được thời điểm học viên đăng nhập, chỉnh sửa hồ sơ, số bài đăng trên Diễn đàn… (hình 5). Hình 5: Màn hình giám sát thông tin khóa học của tài khoản cán bộ cốt cán kĩ thuật. Bên cạnh đó, cán bộ cốt cán kĩ thuật còn có thể thống kê được tiến trình học tập và kết quả hoàn thành bài tập của từng học viên (hình 6).. 1.

<span class='text_page_counter'>(119)</span> Hình 6: Quản lý, thống kê, kết xuất báo cáo kết quả học tập của từng học phần theo từng đề thi Với các tính năng như vậy, cán bộ cốt cán kĩ thuật sẽ hỗ trợ cho cán bộ cấp Sở quản lí hiệu quả được tiến trình học tập của từng học viên, giúp cho công tác tổ chức và khả năng tương tác giữa ban tổ chức với học viên được thường xuyên và chính xác.. 1.

<span class='text_page_counter'>(120)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Hội thảo “ Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo khoa học kỹ thuật (KHKT) trong trường trung học". tổ chức ngày 7-3-2014 tại Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) 2. Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông - HĐTNST NGLL, Hà Nội. 3. Bộ GD&ĐT (2013), Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015 , Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục Hàn Quốc (2009), Chương trình Hàn Quốc – Hoạt động ngoại khóa sáng tạo, Seoul, Hàn Quốc. 5. Bộ giáo dục Hàn Quốc (2007), Chương trình quốc gia Hàn Quốc, bản pdf, Seoul, Hàn Quốc. 6. Nguyễn Hữu Châu, “Dạy học Kiến tạo, vai trò của trẻ và quan điểm kiến tạo trong dạy học”, T/c Dạy và học ngày nay số 5/2005. 7. Bùi Ngọc Diệp, Hoạt động giáo dục của trường tiểu học giai đoạn sau năm 2015, Nhiệm vụ nghiên cứu cấp Bộ, Mã số: V2013 – 03NV 8. Phạm Minh Hạc, "Phương pháp tiếp cận hoạt động - nhân cách và lý luận chung về PPDH" - T/c Nghiên cứu Giáo dục số 173, tháng 10/1986. 9. Phạm Minh Hạc, “Tâm lý học Vưgôtxki”. NXB Giáo dục, Hà Nội 1997. 10. Hội Tâm lý – Giáo dục học Việt nam, “J. Piagie - nhà tâm lý học vĩ đại thế kỷ XX" (1896 - 1996)”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học tổ chức tại Hà Nội 11/12/1996 và TP Hồ Chí Minh 27/12/1996. 11. Hội Tâm lý – Giáo dục học Việt nam, “L. X. Vưgôtxki, nhà tâm lý học kiệt xuất thế kỷ XX (1896 – 1934)”, Kỷ yếu hội thảo khoa học tổ chức tại Hà Nội ngày 3/11/1997. 12. Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp, Tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường trung học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bộ Giáo dục – Tài liệu tập huấn 2014 13. Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHQGHN, năm 2009. 14. Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tính, Tâm lý học phát triển, NXB ĐHQGHN, năm 2009. 15. Đinh Thị Kim Thoa, Xây dựng chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, Học viện QLGD, 5/2015 16. Bùi Gia Thịnh, “Lý thuyến Kiến tạo, một hướng phát triển mới của Lý luận dạy học hiện đại" - T/c Thông tin Khoa học Giáo dục số 52, tháng 11&12/1995, tr. 30-34. 17. Lưu Thu Thủy, (2007) Đề tài "Cơ sở khoa học của việc xây dựng chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học", mã số V2007 - 20. 18. Nguyễn Huy Tú, 2002, Về tiềm năng sáng tạo của học sinh hiện nay, Tạp chí giáo dục số 25, tháng 3. 19. Nguyễn Huy Tú, 2005, Tài năng: Quan niệm nhận dạng và đào tạo, NXB Giáo dục. 20. Mayer R. E, “Learner as information procesing”, Educational Psychologist, 3/1996, p 151 – 161. 21. Michael Michalko, 2009, Đột phá sức sáng tạo, NXB Tri Thức. 22. Kolb, D. (1984). Experiential Learning: experience as the source of learning and development. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.. 1.

<span class='text_page_counter'>(121)</span> 23. Schank, Roger C. (1995) What We Learn When We Learn by Doing. (Technical Report No. 60). Northwestern University, Institute for Learning Sciences. 24. Các trang web:  %20TE21%20Summit_%28final%29.pdf    %20TE21%20Summit_%28final%29.pdf      1.

<span class='text_page_counter'>(122)</span>

×