Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bai 2 Dau tranh cho mot the gioi hoa binh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.46 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn : 11/9/2016 Ngày dạy: /9/2016 Tiết 6. ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH G. G. Mác- két I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 1.Kiến thức: - Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. - Thấy được đặc sắc nghệ thuật nghị luận trong bài văn: chứng cứ cụ thể, xác thực; các so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục; lập luận chặt chẽ. 2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề có liên quan dến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại. 3.Thái độ: GD, bồi dưỡng cho HS có thói quenquan tâm dến các vấn đề xã hội tpong nước và quốc tế, tham gia vào cuộc đấu tranh vì hòa bình. II. PHƯƠNG PHÁP: - Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, phát vấn ; - Phân tích, tổng hợp. III. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án, tư liệu. HS: Bài soạn IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Bài cũ : (5p) ? Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện ở những nét đẹp nào? Em học tập được điều gì từ phong cách đó của Bác? 2. Bài mới: (35p) Đặt vấn đề: Chương trình thời sự quốc tế thường đưa các thông tin về chiến tranh, việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở một số nước, em có suy nghĩ gì về điều này? Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: * GV: HD HS đọc chú thích * ở SGK tr.19 - Khái quát hoá những nét chính về tác giả, tác phẩm.. Nội dung kiến thức cần đạt I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Tác giả, tác phẩm. * Tác giả: Mác- két nhà văn Cô-lôm-bi-a yêu hoà bình, có nhiều tiểu thuyết nổi tiếng. - Nhận giải thưởng No-ben văn học năm 1982.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * GV: HD HS cách đọc bài: giọng đọc to, rõ ràng, chính xác nhấn mạnh các luận điểm, lụân cứ chính. - Chú ý các chú thích 2, 3, 5. * GV: HD HS thảo luận nhóm các câu hỏi - Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào? - Tìm hệ thống luận điểm và luận cứ? HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi - Văn bản nghị luận( thuộc cụm Văn bản nhật dụng). Hoạt động 2: * GV: -Cho HS đọc lại phần 1 - Tác giả vào bài bằng những lời lẽ nào? Nhận xét? Tác dụng của lối lập luận ấy? -Mốc thời gian 8/8 gợi cho em lien tưởng nào? HS: -Nhấn mạnh tính chất hiện thực và nguy cơ khủng khiếp. - Ngày 6/8… * GV: Thực tế hiện nay, em biết được những nước nào đã sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân? HS:Các cường quốc, các nước TB phát. *Tác phẩm: Trích từ tham luận « Thanh gươm Đa-mô-clét » của Mác- két đọc tại cuộc họp mặt của 6 nguyên thủ quốc gia bàn về việc chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình thế giới 2. Đọc văn bản, tìm hiểu từ khó. 3. Bố cục: - Phương thức biểu đạt: nghị luận. *LĐ: Chiến tranh hạt nhânlà một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. - 4 LC: + Nguy cơ chiến tranh hạt nhân + Cuộc sống tốt đẹp của con người bị chiến tranh hạt nhân đe doạ + Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của loài người và cả lí trí tự nhiên. + Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hoà bình -> Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, có sức thuyết phục cao. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT: 1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân. - Thời gian: 8/8/1986 -> cụ thể, thời sự. - Số liệu: 50.000 đầu đạn hạt nhân = 4 tấn thuốc nổ/ người. - Sức công phá: tiêu hủy 12 lần mọi dấu vết sự sống trên Trái Đất, tiêu diệt các hành tinh xoay quanh hệ mặt trời + 4 hành tin khác -> chính xác -> Làm rõ tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ hạt nhân. => Cách vào đề trực tiếp, chứng cứ xác thực, điển tích -> làm rõ tính hiện thực và tác động.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> triển: Nga, Anh, Mĩ, Đức, Trung Quốc, Triều Tiên, IRan, Ấn Độ… * GV: Em có nhận xét gì về cách lập luận ở phần đầu? Tác dụng của lối lập luận ấy? HS: Dùng chứng cứ xác thực, vào đề trực tiếp.. mạnh mẽ vào tư duy người đọc về tác hại ghê gớm của chiến tranh hạt nhân.. 3. Củng cố: - Nắm bố cục, luận điểm chính, các luận điểm phụ, cách lập luận. - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân. 4. Hướng dẫn về nhà. Soạn kĩ các phần còn lại, chú ý P4 (Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hoà bình trong thời đại hiện nay.) V. RÚT KINH NGHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngày soạn : 11/ 9/2016 Ngày dạy: /9/2016 Tiết 7. ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH G. G. Mác- két I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 1.Kiến thức: - Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. - Thấy được đặc sắc nghệ thuật nghị luận trong bài văn: chứng cứ cụ thể, xác thực; các so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục; lập luận chặt chẽ. 2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề có liên quan dến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại. 3.Thái độ: GD, bồi dưỡng cho HS có thói quenquan tâm dến các vấn đề xã hội tpong nước và quốc tế, tham gia vào cuộc đấu tranh vì hòa bình. II. PHƯƠNG PHÁP: - Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, phát vấn ; - Phân tích, tổng hợp. III. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án, tư liệu. HS: Bài soạn IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Bài cũ : (5p) ? Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện ở những nét đẹp nào? Em học tập được điều gì từ phong cách đó của Bác? 2. Bài mới: (35p) Đặt vấn đề: Chương trình thời sự quốc tế thường đưa các thông tin về chiến tranh, việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở một số nước, em có suy nghĩ gì về điều này? Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: * GV: HD HS đọc phần 2 của văn bản. * GV: Tác giả triển khai luận điểm bằng cách lập luận nào ? HS:So sánh đối lập. Nội dung kiến thức cần đạt II. TÌM HIỂU CHI TIẾT: 2. Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> * GV:Những lĩnh vực nào của cuộc sống được tác giả đề cập đến? Chi phí cho nó được so sánh với chi phí cho vũ khí ntn? HS: Phát hiện sự so sánh của tác giả bằng những dẫn chứng cụ thể, số liệu chính xác. * GV: Sử dụng bảng phụ thống kê các dẫn chứng, số liệu chính xác so sánh giữa đầu tư cho các nước nghèo với đầu tư cho vũ khí hạt nhân(SGK- tr.18). * GV: Em có nhận xét gì về những lĩnh trong cuộc sống mà tác giả lựa chọn để so sánh? HS: Đây là những lĩnh vực vô cùng thiết yếu cho sự sống và phát triển của con người. * GV: Nghệ thuật lập luận của tác giả có điểm gì đáng chú ý? Nó có tác dụng gì ? HS: -Lập luận chứng minh, sử dụng số liệu cụ thể, xác thực. - Làm rõ tính chất phi lí và sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua vũ trang. * GV: Vũ khí hạt nhân không ngừng phát triển trong khi những điều kiện để phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống thì không biết bao giờ được thực hiện gợi cho em suy nghĩ gì ? HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi - GV: Cho HS đọc phần 3 Giải thích lý trí của tự nhiên: quy luật tất yếu của thiên nhiên. Để chứng minh cho nhận định của mình tác giả đã đưa ra những dẫn chứng về mặt nào? Những DC ấy có ý nghĩa gì? HS:Dẫn chứng KH về địa chất, sự tiến hoá của sự sống trên trái đất, về sinh học. * GV: Cách lập luận ở đây giống hay khác ở luận điểm thứ hai? HS: giống. * GV: Theo em, tại sao TG lựa chọn hai hình ảnh:cánh bướm và hoa hồng? HS: Trả lời theo cảm nhận. * GV: Câu “ Trái Đất là nơi độc nhất… “ có ý. Đầu tư cho sự sống 100 tỉ đô la cho 500 triệu trẻ em nghèo Đầu tư cho sự hủy diệt 100 máy bay, 7000 tên lửa Ytế: phòng bệnh cho hơn 1 tỉ người, cứu 14 triệu trẻ em 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân. Calo cho 575 triệu người thiếu DD 149 tên lửa MX Chi phí xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới 02 chiếc tàu ngầm mang vũ khí Nông cụ cho các nước nghèo 27 tên lửa MX Chỉ là trong giấc mơ. Đã và đang thực hiện => So sánh dối lập, dẫn chứng cụ thể, sinh động ->Làm rõ tính chất phi lí và sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua vũ trang. Chính điều này đã cướp đI khả năng để cảI thiện cuộc sống cho con người. 3. Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người,phản lại sự tiến hoá Quá trình tiến hóa Quá trình hủy diệt -180triệu năm-> có - Chỉ cần bấm nút cánh bướm. - 380 triêu năm -> có hoa hồng. cả quá trình tiến hoá rất lâu dài , vĩ đại, kì diệu và tốn kém.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> nghĩa gì? ( Sự thiêng liêng, kỳ diệu…) * GV: Tại sao ở luận điểm nàyTG vẫn dùng cách so sánh đối lập?. - 4 kỉ địa chất nữa -> sẽ biến mất, trở -> người hát hay hơn về điểm xuất phát Chim hót, chết vì yêu ban đầu. * GV: HD HS đọc phần 4. Phần kết bài nêu vấn đề gì? HS: Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân của toàn thế giới. * GV:Trước nguy cơ hạt nhân đe doạ loài người và sự sống, tác giả đã đưa ra lời đề nghị gì?Em hiểu ý nghĩa của nó ntn? HS:- Thái độ:Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. -Đề nghị:”Cần lập ra một nhà băng lưu trữ...vũ trụ này” * GV: -Em hiểu thế nào về” bản đồng ca...”? HS: Tiếng nói của công luận thế giới chống chiến tranh, tiếng nói yêu chuộng hòa bình. * GV: Ý tưởng của tác giả mở nhà băng là gì? HS: - Cho biết sự sống đã từng tồn tại - Cho biết thủ phạm hủy diệt. * GV: Qua văn bản, em cảm nhận tác giả là người ntn? HS: Rất quan tâm tới chiến tranh hạt nhân bằng sự lo lắng và phẫn nộ, vô cùng yêu chuộng sự sống trên Trái Đất. Hoạt động 2: * GV: Nêu cảm nghĩ của em về văn bản? Liên hệ với thực tế văn bản này có ý nghĩa gì? HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đọc ghi nhớ Sgk tr.21. =>Sự phi lý được đẩy lên đỉnh điểm> T/c phản tiến hóa, phản tự nhiên của chiến tranh hạt nhân; thức tỉnh mọi người. 4. Nhiệm vụ đấu tranh và ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hoà bình. - Cùng nhau ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình. - Lập nhà băng lưu trữ trí nhớ -> nhân loại tương lai biết lên án cái ác, biết cái giá của sự sống và trân trọng nó.. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS về thực hiện ở nhà.. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung 2. Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ - Chứng cứ cụ thể, xác thực - Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục 3. Ý nghĩa văn bản: Thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của Mác-két đối vớih oà bình nhân loại. *Ghi nhớ : Sgk tr.21 IV. LUYỆN TẬP: Bài tập: Sưu tầm các tài liệu trên các.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> phương tiện thông tin về tác hại của chiến tranh và nguy cơ chiến tranh hạt nhân. 3. Củng cố: - Nắm nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật nghị luận của văn bản. 4. Hướng dẫn về nhà. - Sưu tầm tranh ảnh về thảm hoạ hạt nhân - Soạn bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:Đọc kỹ văn bản mẫu soạn theo câu hỏi ở SGK. V. RÚT KINH NGHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ngày soạn :11/9/2016 Ngày dạy: /9/2016 Tiết 8. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: Giúp HS 1.Kiến thức: Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện cho HS kỹ năng vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng các phương châm trong một tình huống giao tiếp cụ thể. 3.Thái độ: Có ý thức trau dồi để có phong cách giao tiếp có văn hoá II. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành, nêu vấn đề, phát vấn ; - Phân tích, tổng hợp, trình bày 1 phút III. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án, đồ dùng. HS: Bài soạn IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Bài cũ : (5p) Trình bày nội dung các phương châm hội thoại đã học? Cho biết các câu sau liên quan đến PCHT nào? a.Nửa đêm, giờ tý, canh ba, Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi. b. Nói một tấc lên trời. 2. Bài mới: (35p) Đặt vấn đề: GV nhận xét bài cũ và dẫn dắt vào bài mới Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: GV: Trong TV, thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” dùng để chỉ tình huống hội thoại ntn? Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện tình huống như vậy? HS:- Hai người giao tiếp nói hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Mục đích giao tiếp không đạt được hiệu quả. GV: Nêu VD:- Nằm lùi vào!. Nội dung kiến thức cần đạt I.PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ 1.Ví dụ: 2. Nhận xét: Thành ngữ: ”Ông nói gà, bà nói vịt”-> một người nói một nội dung, không hiểu nhau.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Làm gì có hào nào. - Đồ điếc! - Tôi có điếc gì đâu. Từ những tình huống trên em rút ra bài học gì trong giao tiếp? Hoạt động 2: GV: Trong TV có những thành ngữ như: Dây cà dây muống, lúng búng như ngậm hột thị. Hai thành ngữ này chỉ cách nói ntn? Nó ảnh hưởng ntn đến giao tiếp. HS:- Thành ngữ :Dây cà dây muống: nói dài dòng, rườm rà. - Thành ngữ: Lúng búng như ngậm hột thị: nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch. - GV lấy ví dụ về các cách hiểu khác nhau của một câu nói: “ Họ định đoạt lương tôi anh ạ.” GV: Điều gì sẽ xảy ra khi có những giao tiêp như thế này ? Qua đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp? HS:Trả lời, đọc ghi nhớ tr.22. Hoạt động 3: GV:Yêu cầu HS đọc VD tr.22 Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? HS: Hai người đều nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé với người ăn xin. GV:Có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp từ câu chuyện trên? Hoạt động 4: GV:Yêu cầu cho biết những câu tục ngữ ca dao khuyên chúng ta điều gì? Cho VD tương tự. HD: - Tìm hiểu nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ đã cho. - Những câu này có liên quan đến phương châm hội thoại nào? GV: Phép tu từ từ vựng nào trong các pháp tu từ sau: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, nói giảm nói tránh, nói quá có liên quan trực tiếp. => KL: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề *Ghi nhớ: (SGK) II.PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC: 1.Ví dụ: 2. Nhận xét: Thành ngữ:”Dây cà ra dây muống”-> nói dài dòng Lúng búng như ngậm hột thị-> nói không rành mạch, ấp úng. *Ghi nhớ : Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch tránh cách nói mơ hồ III.PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ 1.Ví dụ: Truyện người ăn xin 2. Nhận xét: - Cả 2 đều nhận được sự chân thành, sẻ chia, tôn trọng. * Ghi nhớ: SGK tr.23 IV.LUYỆN TẬP: Bài 1 tr.23 Gợi ý: Khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong cuộc sống: khuyên chúng ta dùng lời lẽ lịch sự nhã nhặn..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> đến phương châm lịch sự? Cho VD. - HS làm việc theo nhóm bàn. GV: Yêu cầu HS giải thích các câu thành ngữ đã cho. Xác định chúng có liên quan với phương châm hội thoại nào?. VD:- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. - Vàng thì thử lửa thử than, Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời. Bài 2 tr.23 - Phép tu từ từ vựng: nói giảm nói tránh. VD: mất, đi, đã khuất….thay cho từ “chết” Bài 5 tr.24 Gợi ý: - Nói băm nói bổ: nói xỉa xói, thô bạo - Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái với ý người khác. -Điều nặng tiếng nhẹ: trách móc, chì chiết - Mồm loa mép giải: lắm lời, đanh đá - Nói như dùi đục chắm mắm cày: Nói thô cọc, thiếu tế nhị. (Phương châm lịch sự) - Đánh trống lãng: né tránh, không muốn đề cập đến vấn đề mà người đối thoại đang trao đổi (Phương châm quan hệ) - Nửa úp nửa mở: mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý (Phương châm cách thức). 3. Củng cố: Nắm được 3 phương châm hội thoại đã học, vận dụng tốt trong giao tiếp. 4. Hướng dẫn về nhà. - Bài tập: 2+ 4/ tr.23 - Tìm một số ví dụ về việc không tuân thủ 3 phương châm đã học trên. - Soạn: SD yếu tố miêu tả trong VB thuyết minh. ( HD: Xem lại thể văn miêu tả, cách sử dụng yếu tố miêu tả.) V. RÚT KINH NGHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Ngày soạn :11/9/2016 Ngày dạy: /09/2016 Tiết 9. SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH. I. MỤC TIÊU: Giúp HS 1.Kiến thức: - Thấy được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Yếu tố miêu tả làm cho đối tượng thuyết minh gần gũi, sinh động, cụ thể hơn. - Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Quan sát các sự vật, hiện tượng - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh. 3.Thái độ: Có ý thức rèn luyện để viết được những bài văn hay. II. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành, nêu vấn đề, phát vấn ; - Phân tích, tổng hợp, trình bày 1 phút III. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án, đồ dùng. HS: Bài soạn IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Bài cũ : (5p) Việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì? Các biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng? 2. Bài mới: (35p) Đặt vấn đề: Trong văn bản thuyết minh, khi trình bày các đối tượng cụ thể trong đời sống như: loài cây, di tích, thắng cảnh, thành phố…bên cạnh việc sử dụng các phương pháp thuyết minh cũng cần vận dụng các biện pháp miêu tả để làm cho đối tượng cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hơn. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: I.TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ GV: HD HS đọc VB, giải thích nhan đề . TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH. HS: Đọc văn bản: Cây chuối trong đời sống 1. Ví dụ: Việt Nam. VB: Cây chuối trong đời sống Việt -Nhan đề: Vai trò, công dụng, sự gắn bó, gần Nam. gũi của cây chuối với đời sống của nhân dân 2. Nhận xét: Việt Nam. - Thuyết minh vai trò, tác dụng, đặc GV: Tìm trong văn bản những câu thuyết điểm, công dụng của cây chuối trong đời minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối? sống. HS:- Đ1: câu đầu và 2 câu cuối - Đ2: Cây chuối là thức ăn, thức dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả. - Miêu tả: Hình dáng, đặc điểm của cây,.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Đ3: Giới thiệu những loại chuối và các công dụng: + Chuối chín để ăn. + Chuối xanh để chế biến thức ăn. + Chuối để thờ cúng. Mỗi loại chia ra những cách dùng, cách nấu món ăn, cách thờ cúng khác nhau. GV: Chỉ ra các câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối và cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả đó? HS: đ1: Cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả ra vòm tán lá xanh mượt. Không phải là quả chuối hình tròn…..vỏ trứng cuốc; buồng chuối dài từ ngọn cây … tận gốc cây. Chuối xanh có vị chát… GV: Theo yêu cầu chung của văn bản thuyết minh,bài này có thể bổ sung những gì? Em hãy cho biết thêm công dụng của thân cây chuối, lá, nõn chuối, bắp chuối? HS: Bổ sung thêm một vài công dụng của các bộ phận ở cây chuối để bài văn hoàn chỉnh hơn ? HS : Công dụng của thân, gốc, lá ( tươi và khô), tàu lá, hoa chuối...Ví dụ : - Thân chuối làm thức ăn cho gia súc; …. GV: Nêu vai tró của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh? HS: trả lời, đọc ghi nhớ tr.25. Hoạt động 2: GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, mỗi nhóm thuyết minh một chi tiết. Lưu ý: Trong khi thuyết minh cần vận dụng yếu tố miêu tả một cách phù hợp. GV: Yêu cầu HS đọc diễn cảm văn bản “Trò chơi ngày xuân”. Tìm những câu có sử dụng biện pháp miêu tả trong văn bản ấy?. quả chuối.. - Tác dụng: Lời văn giàu hình ảnh, gợi hình tượng hình dung về sự vật. - Lưu ý: Bài văn thuyết minh phải khách quan, tiêu biểu, có tính hoàn chỉnh, toàn diện.. *Ghi nhớ: SGK tr.25. II.LUYỆN TẬP. Bài tập 1/ 26: Gợi ý: - Thân cây tròn thẳng đứng như những chiếc cột nhà sơn màu xanh. - Lá chuối tươi xanh như chiếc quạt phẩy nhẹ theo làn gió… - Sau mấy tháng chắt lộc dinh dưỡng tăng diệp lục cho cây, những chiếc lá già mệt nhọc héo úa dần rồi khô lại. Lá chuối khô gói bánh gai thơm phức..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Bài tập 3/ 26: Gợi ý: - đ3: Lân được trang trí…… - đ4: Những người tham gia ….. - đ5: Hai tướng của từng bên đều mặc trang phục lộng lẫy… - đ7: những con thuyền lao vút…. 3. Củng cố: - Nắm tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh. 4. Hướng dẫn về nhà. - Làm bài tập 2/ 26. - Viết đoạn văn thuyết minh về một sự vật tự chọn có sử dụng yếu tố miêu tả. - Soạn bài: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. (Hướng dẫn: Xem kĩ các câu hỏi ở phần chuẩn bị ở nhà. Đọc văn bản tham khảo tr.28, lựa chọn ý cần thiết cho bài thuyết minh của mình.) V. RÚT KINH NGHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Ngày soạn : /9/2016 Ngày dạy: /9/2016 Tiết 10. LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU: Giúp HS 1.Kiến thức: - Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh - Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng viết đoạn văn, bài văn thuyết minắninh động, hấp dẫn. 3.Thái độ: Có ý thức và biết sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh II. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành, nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại. - Trình bày III. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án, đồ dùng. HS: Bài soạn IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Bài cũ : (5p)GV Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 2. Bài mới: (35p) Đặt vấn đề: Nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: GV: Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì? Có những ý nào cần trình bày? (Vai trò của nó trong nghề nông; trong lễ hội, đình đám; thịt, da, sừng trâu dùng để làm gì? Tuổi thơ của trẻ em ở làng quê gắn bó với trâu như thế nào?) HS: - Vấn đề: Con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam. - Trâu gắn bó với người nông dân Việt Nam. - Là sức cày kéo chủ yếu. - Gắn bó với tuổi thơ ở nông thôn. - Có mặt trong các lễ hội mùa của làng quê.. Nội dung kiến thức cần đạt ĐỀ: CON TRÂU Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM. I : TÌM HIỂU LẬP DÀN Ý. - Thể loại: thuyết minh. - Vấn đề: Con trâu trong đời sống ở làng quê Việt Nam. Dàn bài: - Mở bài: Trâu là loài súc vật gần gũi với người nông dân trên đồng ruộng Việt Nam. - Thân bài: + Con trâu: vài đặc điểm sinh trưởng, sinh sản..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> + Con trâu trong nghề làm nông: kéo cày, bừa, kéo xe, trục lúa, cung cấp phân bón... + Con trâu: nguồn cung cấp thịt,sữa; da để thuộc; sừng trâu để làm mĩ nghệ. + Là con vật quen thuộc trong các lễ hội mùa ở làng quê. + Con trâu gắn liền với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn: thổi sáo trên lưng trâu, làm trâu bằng lá mít, cọng rơm. - Kết bài: Trâu gắn bó, gần gũi, thân thuộc với người nông dân. II. VIẾT BÀI VÀ TRÌNH BÀY TẠI LỚP.. Hoạt động 2: GV: Yêu cầu HS HĐ nhóm HS trình bày các ý trong bài viết theo - N1: Viết phần mở bài. trình tự của dàn bài. - N 2, 3, 4, 5: Viết phần thân bài (mỗi nhóm viết về một vai trò). - N6: Viết phần kết bài. Lưu ý: Phải kết hợp yếu tố miêu tả trong khi thuyết minh. HS: Viết bài theo nhóm, cử đại diện trình bày. GV: Nhận xét, bổ sung.. 3. Củng cố: - GV nhắc lại những điều cần lưu ý khi làm bài văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. 4. Hướng dẫn về nhà. - Dựa vào dàn bài, viết một bài văn hoàn chỉnh giới thiệu con trâu ở làng quê Việt Nam. - Chọn đề văn thuyết minh để luyện tập tìm ý, lập dàn ý. - Soạn: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. (Hướng dẫn: Tìm hiểu các quyền của trẻ em theo Quy ước của Liên Hợp Quốc. Chú ý bố cục của văn bản.) V. RÚT KINH NGHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

×