Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

De KT Ngu van 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.99 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2016 - 2017 I. Mục đích yêu cầu bài kiểm tra. - Thông qua văn bản trích dẫn, học sinh vận dụng các kỹ năng và các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu theo các mức độ với hệ thống câu hỏi sau: Xác định nội dung văn bản; Phương thức biểu đạt hay phương thức biểu đạt chính của văn bản; Thao tác lập luận hay thao tác lập luận chính của văn bản; Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào, tại sao; Tìm và phân tích hiệu quả biện pháp tu từ trong câu hoặc toàn bộ văn bản; … - Giúp HS vận dung kiến thức và kỹ năng về văn nghị luận đã học để viết bài văn nghị luận xã hội bàn về một vấn đề tư tưởng , đạo lí. - Giúp HS vận dung kiến thức và kỹ năng về văn nghị luận đã học để viết bài văn nghị luận văn học. - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận như giải thích, phân tích, bác bỏ, so sánh và bình luận. II. Hình thức và thời gian kiểm tra - Hình thức: Tự luận. - Cách thức tổ chức kiểm tra: kiểm tra tập trung toàn trường - Thời gian: 120 phút. III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra: Mức độ Nhận biết Chủ đề. Đọc hiểu. Thông hiểu. Vận dụng. Vận dụng cao. - Xác định. Tìm và chỉ Ý nghĩa thông điệp của. phương. ra tác. thức biểu. dụng của. đạt chính. biện pháp. - Phong. tu từ. cách ngôn ngữ văn bản. văn bản. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Số câu, Số 2 câu, 1,0. 1 câu, 1,0. điểm, tỉ lệ. điểm,. 3. 10%. 30%. điểm, 10,%. 1 câu, 1,0 điểm, 10%. Làm văn:. Vận dụng các kỹ năng về. Nghị luận. tạo lập văn bản, kiến thức. xã hội. về xã hội và cuộc sống để. 4 câu, điểm,. viết một đoạn văn nghị luận xã hội 1 câu, 2, 0 điểm, 20%. Số câu, Số điểm, tỉ lệ Nghị. 1 câu, 2,0 điểm, 20%. luận. Vận dụng các kỹ năng về. văn học. tạo lập văn bản và kiến thức về tác giả, tác phẩm văn học để viết một bài văn nghị luận văn học. Số câu, Số. 1 câu, 5,0. điểm, tỉ lệ Tổng số. 2 câu, 1,0. 1 câu, 1. câu, số. điểm, 10%. điểm, 10%. 1 câu, 5, 0 điểm, 50%. điểm, 50%. 3 câu, 8 điểm, 80%. 6 câu, 10. điểm, tỉ lệ IV. Đề kiểm tra:. điểm, 100%. ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: Ngữ Văn – Khối 11 Thời gian: 120 phút (không kể phát đề). A. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào!.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!” (Trích “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"- Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, trang 480, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm). Câu 2. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. (0,5 điểm) Câu 3. Nêu và phân tích hiệu quả các biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước.” (1,0 điểm). Câu 4. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên. (1.0 điểm) B. Làm văn: (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ câu “Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”. Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 11, NXBGD tái bản năm 2014 có đoạn viết: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ…”Anh/chị hãy phân tích nhân vật viên quản ngục để làm rõ nhận định trên..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> V. Hướng dẫn chấm và thang điểm. A. Hướng dẫn chung. - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án, thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng số điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. B - Đáp án và thang điểm. Phần I. Câu. Nội dung. Điểm 3,0. 1 2. ĐỌC HIỂU Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Phong cách ngôn ngữ chính luận - Liệt kê và lặp cú pháp. 3. - Tác dụng: Lời kêu gọi hùng hồn, mạnh mẽ, giàu sức thuyết 0,5. 4 II 1. 0,5 0,5 0,5. phục Kêu gọi mọi người Việt Nam (không phân biệt tuổi tác, giới 1,0 tính, giai cấp...) phải ra sức chống giặc cứu nước... 7,0 LÀM VĂN Trình bày suy nghĩ về sức mạnh của niềm tin trong cuộc 2,0 sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 0,25. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của 0,25 niềm tin trong cuộc sống c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai 1,0 vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa về sức mạnh của niềm tin. Học sinh có thể diễn đạt theo các ý sau : - Giải thích :.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Niềm tin: sự tin tưởng, tín nhiệm vào những điều có thể làm trong cuộc sống dựa trên cơ sở hiện thực nhất định. + Sức mạnh niềm tin trong cuộc sống là sức mạnh tinh thần, giúp con người làm được những điều mong ước, hoàn thành những dự định. - Phân tích, bình luận + Vì sao cần có sức mạnh niềm tin trong cuộc sống. + Biểu hiện của sức mạnh niềm tin trong cuộc đời : Luôn lạc quan, yêu đời, có ý chí, nghị lực để đối mặt và vượt qua những khó khăn. + Mở rộng : Niềm tin là sức mạnh để vượt qua những thử thách nhưng không phải chỉ cần niềm tin là đủ. Niềm tin ấy phải dựa trên những thực lực thực tế. Tin vào điều gì đó trống rỗng sẽ càng làm chúng ta ảo tưởng vào bản thân. - Bài học hành động và liên hệ bản thân + Em có những niềm tin vào bản thân, gia đình và xã hội như thế nào? Em đã và đang làm gì để thực hiện hóa niềm tin ấy. + Liên hệ bản thân. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25. Đảm bảo chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt e. Sáng tạo :. 0,25. Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 2. Phân tích nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm Chữ 5,0 người tử tù của Nguyễn Tuân để làm rõ nhận định: Tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. a. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0,25. Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Nhân vật viên quản ngục có tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay. c. c. Triển khai vấn đề nghị luận Vận dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, nhân vật viên 0,5 quản ngục Phân tích nhân vật viên quản ngục Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau: -Về nội dung:. 2,0. + Tính cách dịu dàng: cách tiếp nhận tù nhân bằng “cặp mắt hiền lành” . + Lòng biết giá người: nhận xét đúng về tài năng và phẩm chất của con người (Huấn Cao và thầy thơ lại) + Biết trọng người ngay: biệt đãi tử tù Huấn Cao, nghe theo lời giáo huấn một cách kính cẩn. -Về nghệ thuật:. 1,0. + Đặt nhân vật vào tình huống giàu kịch tính. + Thủ pháp tương phản đối lập. + Ngôn ngữ điêu luyện tạo nên sự hấp dẫn và nét riêng cho nhân vật. d.Chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo :. 0,5. Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. TỔNG ĐIỂM: 10,0 VI. Xem xét lại việc ra đề kiểm tra..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×