Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bai 8 Ban den choi nha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.05 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: Tiết 30:. Ngày dạy: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ (Nguyễn Khuyến). I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. - Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến. Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy trong hệ thống ngôn ngữ bình dị của Nguyễn Khuyến. Tình bạn đậm đà, thắm thiết, tri âm tri kỉ của nhà thơ với bạn của mình 2. Kĩ năng. - Nhận biết được thể loại của văn bản. Đọc hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú. Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật. - Tích hợp kĩ năng sống giáo dục công dân, địa lý, lịch sử... 3. Thái độ. - Luôn giữ gìn sự trong sáng hồn nhiên của tâm hồn - Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH. - PP vấn đáp, thuyết trình. Kĩ thuật động não. - Thảo luận nhóm III. CHUẨN BỊ. 1. GV: Soạn g/a. Dùng tranh, bảng phụ. 2. HS: Soạn bài theo câu hỏi ở ( SGK ). IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1.Kiểm tra bài cũ : không 2. Bài mới. Đặt vấn đề Sống cùng thế kỉ với Bà Huyện Thanh Quan, có một nhà Nho đỗ đến Tam Nguyên, làm quan rồi buồn vì cảnh mất nước đã lui về nơi chốn quê với ao thu, ngõ trúc, nhà cỏ đơn sơ. Ông quan thanh liêm ấy chính là Nguyễn Khuyến, một nhà thơ trữ tình trào phúng bậc thầy, một nhân cách thanh cao, bình dị, nhà thơ của nông thôn.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> làng cảnh Việt Nam. Cô trò chúng ta sẽ hiểu và quý trọng ông hơn khi tiếp nhận văn bản” Bạn đến chơi nhà” mà chúng ta sẽ học hôm nay. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG KIẾN THỨC. I. Tìm hiểu chung: ? Dựa vào chú thích*, em hãy giới thiệu 1 vài nét về tác giả? GV:. 1. Tác giả, tác phẩm. a/ Tác giả:  Nguyễn Khuyến (1835-1909 ) quê xã Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam.  Nổi tiếng thông minh, học giỏi, đỗ đầu cả 3 kì thi -> Được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.  Là nhà thơ lớn của dân tộc..  Sau khi thi đỗ xong, ông làm quan ở triều đình Huế.  Tháng 12 năm 1883, thực dân Pháp đánh Sơn Tây. Ông lấy cớ đau mắt nặng xin cáo quan về làng.  Để đối phó với phong trào Cần Vương, thực dân Pháp tìm cách mua chuộc hàng ngũ sĩ phu có tên tuổi. Chúng mời ông ra làm quan nhưng ông nhất quyết chối từ.  Tháng giêng năm Kỷ Dậu (1909) thì ông từ trần, thọ 74 tuổi. H: Hãy cho biết bài thơ được sáng tác trong b/ Tác phẩm: thời gian nào? - Sáng tác khi Nguyễn Khuyến đã cáo GV chốt và chiếu nội dung lên bảng phụ quan về ở ẩn. GV HD đọc: Giọng nhẹ nhàng, dí dỏm. Đọc chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh như thấp thoáng 1 nụ cười. 2. Đọc- giải thích từ: GV đọc, gọi HS khác đọc lại, và yêu cầu hs nhận xét cách đọc của bạn. + nước cả : nước đầy, nước lớn + khôn : không thể, khó, e rằng khó + chửa : chưa. H: Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Em hãy nêu một vài đặc điểm của thể thơ đó?. 3. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. H: Bố cục của một bài thơ theo thể TNBCĐL được chia làm mấy phần? (chia làm 4 phần: hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận, hai câu. 4. Bố cục: 3 phần.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> kết) Theo cách chia thông thường là như thế, nhưng với bài thơ này, dựa vào nội dung của nó, các em còn có thể chia theo bố cục khác nữa không? HS: 3 phần GV chốt và chiếu bố cục trên bảng phụ..  Câu 1: Cảm xúc khi bạn đến chơi.  Câu 2- 7: Tình huống và khả năng tiếp bạn.  Câu 8: Một quan niệm về tình bạn.. GV: Bố cục bài thơ không tuân theo quy cách đề- thực- luận- kết mà theo cấu trúc 1-6-1. Qua đó, ta có thể thấy , Nguyễn Khuyến đã rất sáng tạo, sử dụng thể thơ TNBCĐL một cách uyển chuyển, tạo cho bài thơ một nét đẹp riêng. Bản lĩnh cao tay của nhà thơ cũng là ở đó. Vậy, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài thơ theo bố cục đã chia: 1/6/1 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Gv đọc câu thơ mở đầu. NỘI DUNG KIẾN THỨC. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Cảm xúc khi bạn đến chơi:. H: Câu thơ cho em biết được gì về thời gian xa cách giữa Nguyễn Khuyến và bạn? H: Tác giả xưng hô với bạn như thế nào? H: cách xưng hô ấy thể hiện được thái độ gì của NK đối với bạn GV: Nguyễn Khuyến với người khách đến thăm, là hai người bạn nhưng Nguyễn Khuyến gọi bạn là bác, đây là cách xưng hô đối với những bậc cao niên, chứng tỏ NK rất tôn trọng bạn mình. H: Qua cách mở đầu như thế, em hình dung được tâm trạng của tác giả như thế nào? GV: câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui rất đỗi tự nhiên, sự xa cách lâu ngày càng làm tăng thêm niềm vui gặp gỡ. Nguyễn Khuyến sáng tác. - Thời gian xa cách: đã rất lâu - Xưng hô: bác - Thái độ: gần gũi, lịch sự, tôn trọng. -> Tâm trạng: bất ngờ, vui sướng, phấn khởi..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> bài thơ này khi ông đã cáo quan về ở ẩn, không còn địa vị xã hội cho nên có bạn cũ đến thăm, với ông đó là một điều rất quý. Thế nên ta nhận ra sau lời chào hỏi ấy, là một tâm trạng hết sức vui mừng, bất ngờ, phấn khởi của nhà thơ. H: Với tâm trạng như vậy đúng ra NK phải tiếp đãi như thế nào khi bạn đến chơi? ( Phải chu đáo, có món ngon, lạ đãi bạn ( sơn hào hải vị), có miếng trầu để trò chuyện ….) Vậy, Nguyễn Khuyến của chúng ta có tiếp đãi bạn quý của mình như thế không, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nội dung bài thơ qua 6 câu thơ tiếp.. 2. Tình huống và khả năng tiếp bạn. HS: Đọc 6 câu thơ tiếp theo H: Theo lẽ thường, khi có bạn lâu ngày đến thăm, chủ nhà thường nghĩ đến việc thết đãi bạn để bày tỏ tình cảm thân thiện, nhưng 6 câu thơ này, ta thấy hoàn cảnh chủ nhà lại là thế nào?. - Trẻ: vắng; chợ: xa - Cá: ao sâu nước cả - Gà: vườn rộng rào thưa - Cải, cà, bầu, mướp: Chưa ăn được - Trầu: không có. H: Em có nhận xét gì về những thứ mà tác giả nhắc tới? ? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi giãi bày hoàn cảnh của mình? ( Nói quá tức là đang phóng đại quy mô, mức độ tính chất của sự vật, hiện tượng nhằm tăng giá trị biểu đạt- L8 các em sẽ được học kĩ hơn) Ngoài ra, đây là 1 bài thơ theo thể TNBCĐL, nhưng lại mang đậm tính dân tộc khi Nguyễn Khuyến khéo léo vận dụng yếu tố dân gian vào trong thơ qua 2 thành ngữ: Ao sâu nước cả, vườn rộng rào thưa. Đó là một điều rất đáng quý. Cũng bằng những thủ pháp nghệ thuật này, Nguyễn Khuyến đã tạo nên nụ cười thật hóm.  Từ thịnh soạn-> đạm bạc, có cũng như không -> tuyệt đối hóa cái không - Nghệ thuật: cách tạo tình huống, phép liệt kê, phép đối, nói quá, cách nói hóm hỉnh, đùa vui..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> hỉnh, rất riêng trong thơ ông. H: Với cách phủ định tất cả những vật chất của gia cảnh mình như vậy, có phải Nguyễn Khuyến đang than nghèo kể khổ với bạn không? Hay còn nhằm khẳng định tính cách, tình cảm gì của tác giả? GV: Hẳn là giữa Nguyễn Khuyến và bạn phải hiểu nhau lắm, thân tình lắm thì Nguyễn Khuyến mới có thể thoải mái bộc bạch, không kiểu cách như vậy. GV: Mỗi các em ở đây, chắc chắn ai cũng có những tình bạn đẹp. Vậy thử tưởng tượng xem, khi các em có cơ hội đến thăm một người bạn đã lâu không gặp lại, em sẽ mong đợi điều gì nhất? HS: nhìn thấy bạn, biết bạn khỏe mạnh, sống vui vẻ - Được nói chuyện, chia sẻ với bạn - Cùng bạn ôn lại những kỉ niệm tuổi thơ…. Nếu đến mà không được gặp bạn, em sẽ cảm thấy như thế nào? (chắc chắn chúng ta sẽ vô cùng hụt hững, nuối tiếc…) GV: Tất cả những điều các em vừa chia sẻ với cô như vậy, chứng tỏ các em đã có và cũng muốn có một tình hồn nhiên, trong sáng và đáng quý. Cô mong rằng theo thời gian, các em hãy biết vun đắp, xây dựng cho tình bạn của mình càng khăng khít, bền chặt hơn, để các em có thể giúp đỡ nhau trong học tập cũng như mọi thử thách, chông gai của cuộc sống. Hai người bạn của chúng ta trong bà thơ này cũng vậy, chỉ cần gặp lại bạn thôi, là niềm vui đã vỡ òa, lan tỏa, tràn trề trong thơ. “Bạn đến chơi nhà” được đánh giá là bài thơ hay nhất được truyền tụng về chủ đề tình bạn. Vậy quan niệm của Nguyễn Khuyến về tình bạn là như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong nội.  Khẳng định tình cảm chân thành, không khách sáo, vượt lên mọi vật chất, nghi lễ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> dung câu cuối bài thơ. - GV đọc câu thơ cuối H: Chi tiết ngôn từ nào trong câu 8 này đáng chú ý nhất? H: Từ “ ta” được dùng như thế nào trong cụm từ này?( Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít, được dùng cho cả ngôi thứ 2) H: Ta với ta chỉ ai với ai?. 3. Một quan niệm về tình bạn. - ta với ta: Đại từ ngôi thứ nhất được dùng cho cả ngôi thứ 2: tôi với bác/ chủ với khách tuy hai mà như một. H: Qua cách dùng từ như thế này, tác giả muốn khẳng định điều gì? Thảo luận nhóm: H: Tự bản thân của “ Ta với ta” đã tạo nên một bữa tiệc tinh thần sang trọng và thịnh soạn. Đây không phải là bài thơ duy nhất được khép lại bằng cụm từ ta với ta, mà trước đó, trong bài Qua đèo Ngang, Bà HTQ cũng kết thúc bài thơ bằng cụm từ này, nhưng giá trị biểu đạt của nó lại khác nhau. Vậy sự khác nhau đó là gì?. => Khẳng định chiều sâu của tình bạn hòa hợp, chân thành, gắn bó, đến với nhau bằng cả tấm lòng.. GV chiếu nd trên bảng phụ GV: Ta với ta kết thúc bài thơ để lại một dư vị ngọt ngào thắm thiết của tình bạn chân thành. Chí ít, Nguyễn Khuyến cũng đã có tâm hồn đồng điệu, không đến nỗi cô đơn buồn vắng, chỉ có một mình giữa trời mây non nước như BHTQ. Tuy nhiên ta thấy ở đây, NK vẫn ngầm tách mình ra khỏi XH đầy bon chen xu nịnh, đôi bạn già không hề nhập cuộc, đấy cũng là điều đáng mừng.. Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ Em hiểu gì trong quan niệm về tình bạn của. NỘI DUNG KIẾN THỨC.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Nguyễn Khuyến ? và em có đồng ý với quan III. Tổng kết: niệm ấy không ?  Ghi nhớ: (SGK/105 ). -Tình bạn vượt lên trên mọi lễ nghi, mọi vật chất tầm thường của cuộc sống GV : BĐCN là một bài thơ hay, độc đáo. Đến với bài thơ, ta dường như đang được bóc dần từng lớp vỏ của cái tình. Mọi vật chất trong bài thơ cứ giảm dần từ có, đến có mà cũng như không, rồi cái không bị tuyệt đối hóa đến mức tối đa. Để rồi cuối cùng , đọng laị trong bài thơ là cái « Có » hết sức lớn lao, ấy chính là tình bạn cùng quan niệm để đời của nhà thơ Nguyễn Khuyến -Gọi HS đọc ghi nhớ/ sgk Hoạt động 4: HD luyện tập: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ Bài tập 1:. NỘI DUNG KIẾN THỨC IV. Luyện tập:. Đến với bài thơ BĐCN, ta như đang được đến với Bài tập 1 : bức tranh làng cảnh Việt Nam ở đồng bằng Bắc Bộ. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Gv. Cũng chính vì thế, mà nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét: NK là nhà thơ của đồng bằng Bắc bộ. Đến với bài thơ này, ta không chỉ cảm nhận được một tình bạn chân thành, cao khiết, mà còn thấy được nét đẹp sinh hoạt ẩm thực, phong tục tập quán tiếp khách của người Việt Nam. Bài tập 2: Em hãy đọc một số câu ca dao, tục ngữ, hoặc thơ nói về tình bạn. Gv đọc 1 đoạn trong “ Khóc Dương Khuê” để minh chứng thêm cho sự quý trọng tình bạn trong Nguyễn Khuyến. GV chốt: Như vậy, qua một tác phẩm văn chương, chúng ta không chỉ hiểu biết về một quan niệm sống, mà chúng ta còn hiểu biết thêm được. Bài tập 2 : - Sống trong bể ngọc kim cương Không bằng sống giữa tình thương bạn bè - Ra đi vừa gặp bạn hiền Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> nhiều điều về quê hương, về đất nước về con người. 3. Củng cố. -Bài thơ " Bạn đến chơi nhà" đã nêu lên vấn đề gì? Nội dung của nó như thế nào? 4. Hướng dẫn về nhà - Đọc thuộc lòng bài thơ, nắm giá trị nội dung và nghệ thuật - Làm bài tập SGK - Xem kĩ văn biểu cảm, chuẩn bị viết bài TLV số 2 V. RÚT KINH NGHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×