Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

giao duc cong dan 8 tim hieu ve trang phuc cua cac dan toc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chào mừng cô và các bạn đã đến với buổi thuyết trình hôm nay.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tìm hiểu về nét đẹp trong trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam. Nhóm trình bày: tổ 4.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I.Dân tộc H’mông: . Người H’mông là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông ở miền Bắc Việt Nam. Cùng với 53 dân tộc anh em, người H’mông luôn luôn là một phần của sự thống nhất khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú cho nền văn hoá các dân tộc Việt Nam. . Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Mông là một trong những dân tộc và giữ được những nét độc đáo riêng về bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc trong cuộc sống hội nhập hiện nay.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> I. Dân tộc H-mông Trang phục của người H-mông rất sặc sỡ, đa dạng, hội tụ đầy đủ những nét tiêu biểu, đặc trưng của đồng bào dân tôc H- mông..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Các hoa văn, họa tiết trên trang phục của người H’Mông thiên về màu sắc. Đó là sự phối kết hợp giữa các màu nóng, với màu đỏ là trung tâm tạo cảm giác nổi bật, ấn tượng. Có nhiều loại hoa văn trên trang phục người H’Mông như hoa văn hình học, hoa văn hiện thực, hoa văn hình người, hoa văn hình hoa đào … Sống ở vùng núi cao, gần với thiên nhiên nên hoa văn trên vải của dân tộc H-Mông ẩn chứa và chuyển tải hình ảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt trong cuộc sống lao động hang ngày, bao gồm cả thế giới thực vật , động vật và cả đồ vật.. Họa tiết hoa văn người Hmông. Màu sắc hoa văn trên vải phản ánh thẩm mỹ, tâm lý, ước vọng… trong cuộc sống của dân tộc Hmông..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Phụ nữ Hmông thường mặc áo bốn thân, xẻ ngực không cài nút, gấu áo không khâu hoặc cho vào trong váy. Ống tay áo thường trang trí hoa văn những đường vằn ngang từ nách đến cửa tay, đường viền cổ và nẹp hai thân trước được trang trí viền vải khác màu (thường là đỏ và hoa văn trên nền chàm).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Con trai dân tộc Mông mặc quần màu đen, ống rất rộng để có thể leo đồi, núi và múa khèn dễ dàng. Trong trang phục của nam giới người Mông còn có chiếc thắt lưng (còn gọi là lăng dua la) với nhiều ý nghĩa khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Người Sán Dìu là một dân tộc ít người sinh sống ở miền trung du của một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Dân tộc này thuộc về nhóm ngôn ngữ Hoa với dân số khoảng 126.237 người. Dân tộc Sán Dìu được tạo lập từ thời nhà Minh tại Quảng Đông, Trung Quốc, sau đó dần dần di chuyển đến Việt Nam. Dân tộc Sán Dìu chủ yếu sống ở miền trung du các tỉnh miền trung: Thái Nghuyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc…. Một số di cư vào Tây Nguyên lập nghiệp, thành các làng hay sống rải rác tại các tỉnh thành khác. Người Sán Dìu ở thành từng chòm xóm nhỏ. Người Sán Dìu chủ yếu làm ruộng nước, có phần nương, soi, bãi. Thêm vào đó còn có chăn nuôi, khai thác lâm sản, đánh bắt nuôi thả cá, làm gạch ngói, rèn, đan lát v.v.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> II. Dân tộc Sán Dìu Nhìn tổng thể, bộ áo váy phụ nữ Sán Dìu được làm với gam màu chàm chủ đạo gồm khăn đội đầu, áo yếm, áo dài xẻ tà hai bên, váy dài qua đầu gối, thắt lưng và bắp chân cuốn xà cạp trắng. Đơn giản và không thêu thùa sặc sỡ nhưng trang phục của phụ nữ Sán Dìu trông khá bắt mắt..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> “ ” Những chiếc khăn đội đầu được người phụ nữ Sán Dìu dùng để làm đẹp nhưng cũng để mái tóc của mình gọn gàng hơn trong lúc lao động.. Vòng trang sức là đồ vật không thể thiếu trong trang phục truyền thống của phụ nữ Sán Dìu. Đặc biệt, khi mặc trang phục truyền thống, người phụ nữ Sán Dìu thường đeo thêm vòng cổ được làm bằng bạc được uốn cong thành hình tròn, vòng luôn có chu vi rộng hơn vòng cổ bình thường.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Việc may những nẹp trắng ở ống tay áo và mép áo tạo sự nổi bật cho gam màu chàm chủ đạo trong trang phục của phụ nữ Sán Dìu. Không sặc sỡ và lấy màu gam màu chàm là gam màu chủ đạo,trang phục truyền thống của phụ nữ Sán Dìu vẫn thể hiện sự độc đáo mang nét bản sắc riêng. Váy được người phụ nữ Sán Dìu may 2 miếng vải phía trước và phía sau lồng vào nhau ở 2 bên, rồi dùng dây vải có màu xanh đỏ có độ dài khoảng 1m để thắt ngang lưng, tạo độ xòe cho váy ở bên dưới, đồng thời cũng để người mặc cảm thấy thoải mái khi lao động hoặc đi chơi. Phụ nữ Sán Dìu thường mang thêm xà cạp màu trắng để bảo vệ đôi chân như tránh bị gai cào vào chân hay tránh bị côn trùng đốt trong lúc lao động..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Khác với trang phục của nữ giới, trang phục của đàn ông Sán Dìu lại đơn giản, mộc mạc hơn nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ. Quần, áo có màu chàm, áo được may theo kiểu bà ba, có hai túi rộng; quần dài, cạp chun, ống quần rất rộng để thuận lợi cho việc leo núi, làm nương..

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Dân tộc Khmer ở Việt Nam có khoảng 1,3 triệu người, sống tập trung ở tại các tỉnh Nam Bộ như Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long... Cuộc sống của người Khmer gắn liền với nghề canh tác lúa nước và nhiều nghề thủ công. Dân tộc Khmer có cả một kho tàng phong phú về truyện cổ và có kiến trúc chùa tháp đặc sắc. Các lễ hội lớn trong năm là dịp để đồng bào Khmer Nam bộ thể hiện những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc mình..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> III.Dân tộc Khomer: Tùy theo từng hoàn cảnh khác nhau mà người phụ nữ Khơme lựa chọn cho mình những bộ trang phục truyền thống khác nhau. Cũng giống như nhiều dân tộc thiểu số khác, trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer khá cầu kỳ và màu sắc rực rỡ. kết hợp hài hòa giữa áo tầm vông (còn gọi là áo cổ vòng), vận xà rông và “sbay” cùng với những hạt cườm, hạt kim sa lấp lánh được đính trên nền hoa văn tinh xảo. Áo tầm vông thường được dệt bằng tơ tằm hay chỉ kim tuyến với nhiều họa tiết hoa văn khác nhau, xà rông là một mảnh thổ cẩm rộng khoảng 1m, dài 3,5m khi mặc thì cuốn lại che nửa người phía dưới. Để tôn thêm nét dịu dàng uyển chuyển đầy nữ tính trong bộ lễ phục này không thể thiếu “Sbay” một loại khăn lụa mềm mại được cuốn chéo từ vai trái xuống bên sườn phải..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Trang phục đẹp nhất là vào dịp cưới. Cô dâu trong ngày cưới sẽ mặc sămpol hol màu đỏ tím sẫm hoặc hồng cánh sen cùng với áo ngắn bó chẽn hoặc loại áo dài Tầm Pông màu đỏ, quàng khăn trắng ngang người, đội mũ Kpâl Plốp kiểu hình tháp nhọn nhiều tầng trang trí nhiều màu sắc, đính những hạt cườm lấp lánh, thêu hoa giống như một chiếc vương miện nhỏ xinh xắn. Chú rể thì mặc một chiếc Hol đỏ thẫm, áo ngắn trắng hay màu, tay dài, cổ cứng, xẻ ngực, giữa cài khuy, khăn vắt vai trái. Chú rể còn đeo con dao cưới bên hông với ý nghĩa bảo vệ cô dâu..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Người dân Khomer:.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

×