Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

tiet 31 tuan 16 dia li 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.8 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 16 01/12/2017 Tiết 31. Ngày soạn: Ngày dạy: 05/12/2017. Bài 29: VÙNG TÂY NGUYÊN (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được 1. Kiến thức: - Trình bày tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng. - Nêu các trung tâm kinh tế lớn và các chức năng chủ yếu của từng trung tâm. 2. Kĩ năng: - Xác định trên bản đồ, lược đồ các trung tâm kinh tế, sự phát triển của một số cây công nghiệp. - Phân tích bản đồ kinh tế vùng Tây Nguyên, số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, … - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip … II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Lược đồ kinh tế vùng Tây Nguyên. 2. Chuẩn bị của học sinh: Tập atlát địa lí Việt Nam, sgk. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học 9A1……......................................., 9A2……............................................ 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Nêu vị trí và ý nghĩa của vị trí của vùng Tây Nguyên trên bản đồ? Câu hỏi 2: Vẽ biểu đồ bài tập 3/105. 3. Tiến trình bài học: Khởi động: Nhờ thành tựu đổi mới mà hiện nay Tây Nguyên đang có nhiều bước phát triển trên nhiều lĩnh vực, cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, … Để thấy rõ điều này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 29. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Trình bày được tình hình IV. Tình hình phát triển kinh tế. phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng. *Phương pháp dạy học: Giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, tự học, … *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, … *Bước 1: 1. Nông nghiệp. - Dựa vào H29.2 hãy nhận xét: - Tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nguyên so với cả nước? (Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời). - Vùng chuyên canh cây công nghiệp. - Cây công nghiệp ở Tây Nguyên phát triển khá nhanh. - Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này? (Dành cho học sinh giỏi). - Xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên? - Cây trồng quan trọng: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, dâu tằm, ... + Diện tích, sản lượng cà phê ở nước ta tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (Đăk Lăk). + Cao su: Kon Tum, Đắk Nông. + Chè: Gia Lai, Lâm Đồng. * Bước 2: - Học sinh nhận xét, lên xác định trên bản đồ các vùng trồng cà phê, cao su, chè. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. * Bước 3: - Dựa vào bảng 29.1 hãy nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên? - Tình hình phát triển rừng ở Tây Nguyên hiện nay như thế nào? - Lâm nghiệp phát triển mạnh, kết hợp khai thác với trồng khoán bảo vệ rừng. - Độ che phủ rừng cao hơn trung bình cả nước. - Học sinh trả lời. Giáo viên chuẩn kiến thức: Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế. 2. Công nghiệp. * Bước 1: - Dựa vào bảng 29.2 tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước? - Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên? - Học sinh tính tốc độ phát triển công nghiệp, lấy năm 1995 = 100%, nhận xét. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. * Bước 2: - Ngành công nghiệp nào phát triển ở Tây Nguyên? (Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời). - Sự phát triển ngành thuỷ điện có vai trò như thế nào đối với Tây Nguyên? Xác định các nhà máy thủy điện của vùng? - Thủy điện có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của vùng, kết hợp bảo vệ môi trường tự nhiên: Y-a-ly,.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đrây H’ling, Xê Xan, … - Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản? - Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh: Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt. - Giáo viên chuẩn kiến thức: Giáo dục học sinh về vấn đề tiết kiệm năng lượng trong quá trình phát triển công nghiệp (khai thác khoáng sản như bôxit, sử dụng điện 3. Dịch vụ. hợp lí, …). * Bước 1: - Sự phát triển nông nghiệp ở Tây nguyên - Tây Nguyên xuất khẩu nông sản đứng ảnh hưởng gì đến các hoạt động dịch vụ? thứ hai cả nước, cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. - Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh về du - Phát triển du lịch sinh thái, văn hoá: các lịch? Ví dụ? (Dành cho học sinh giỏi). vườn quốc gia, lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, - Đà Lạt là thành phố du lịch nổi tiếng. * Bước 2: V. Các trung tâm kinh tế. - Học sinh phát biểu. GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Nêu các trung tâm kinh tế lớn với các chức năng chủ yếu của từng trung tâm. *Phương pháp dạy học: Giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, tự học, … *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, … * Bước 1: - Dựa vào các hình 29.2 và 14.1 em hãy xác định: - Buôn Mê Thuột, Đà Lạt, Plây Ku. + Vị trí các thành phố - trung tâm kinh tế? + Những quốc lộ nối Tây Nguyên với thành phố Hồ Chí Minh và vùng duyên hải Nam Trung Bộ? * Bước 2: Học sinh xác định trên bản đồ. Giáo viên chuẩn kiến thức. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Tổng kết: - Vùng kinh tế Tây Nguyên có những điều kiện tự nhiên nào thuận lợi phát triển cây cà phê? - Ngành điện lực phát triển đã làm Tây Nguyên thay đổi như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Hướng dẫn học tập: - Yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời các câu hỏi sgk/111. V. PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×