Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC VÀ ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.75 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍ

--

BÁO CÁO
THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC VÀ ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT

Giảng viên hướng dẫn: Hồ Nguyễn Trí Mẫn
Trương Xuân Hiển

Nhóm 14


CHƯƠNG MỞ ĐẦU:............................................................................................................. 5
1. Mục đích và nhiệm vụ đợt thực tập:................................................................................ 5
2. Cơ cấu và sự phân công trong nhóm:.............................................................................. 5
3. Phương pháp thực tập:..................................................................................................... 6
4. Trang bị, dụng cụ............................................................................................................ 6
5. Kỳ vọng của nhóm sinh viên:.......................................................................................... 7
6. Cảm tưởng của nhóm sinh viên:...................................................................................... 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LỘ TRÌNH THỰC TẬP.......................................................... 10
1. Thời gian và khái quát lộ trình thực tập:........................................................................ 10
2. Đặc điểm tự nhiên:........................................................................................................ 13
2.1. Lâm Đồng:............................................................................................................. 13
2.1.1. Vị trí địa lý:...................................................................................................... 13
2.1.2. Địa hình:.......................................................................................................... 14
2.1.3. Địa chất:.......................................................................................................... 15
2.1.4. Thổ nhưỡng:.................................................................................................... 15
2.1.5. Khí hậu:........................................................................................................... 16


2.1.6. Thủy văn:........................................................................................................ 16
2.1.7. Dân tộc, dân cư................................................................................................ 17
2.1.8. Tài nguyên thiên nhiên:................................................................................... 18

2.2. Đồng Nai:............................................................................................................... 19
2.2.1. Vị trí địa lý:...................................................................................................... 19
2.2.2. Địa hình:.......................................................................................................... 20
2.2.3. Địa chất:.......................................................................................................... 21
2.2.4. Thổ nhưỡng:.................................................................................................... 21
2.2.5. Khí hậu:........................................................................................................... 22
2.2.6. Thủy văn:........................................................................................................ 22
2.2.7. Dân cư, dân tộc:............................................................................................... 23
2.2.8. Tài nguyên thiên nhiên:................................................................................... 24

3. Đặc điểm kinh tế và xã hội:........................................................................................... 25
3.1. Lâm Đồng:............................................................................................................. 25
2


3.1.1. Nông nghiệp:................................................................................................... 25
3.1.2. Công nghiệp:................................................................................................... 27
3.1.3. Du lịch - dịch vụ.............................................................................................. 27
3.1.4. Cở sở hạ tầng:.................................................................................................. 28
3.1.5. Văn hóa- xã hội:.............................................................................................. 29

3.2. Đồng Nai:............................................................................................................... 29
3.2.1. Nông – lâm – ngư nghiệp:............................................................................... 29
3.2.2. Công nghiệp:................................................................................................... 29
3.2.3. Du lịch - dịch vụ.............................................................................................. 30
3.2.4. Cở sở hạ tầng:.................................................................................................. 31

3.2.5. Văn hóa- xã hội:.............................................................................................. 31

4. Lịch sử nghiên cứu địa chất:......................................................................................... 32
4.1. Lâm Đồng:............................................................................................................. 32
4.2. Đồng Nai:............................................................................................................... 32
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC:.......................................................... 34
1. Địa tầng:........................................................................................................................ 34
1.1. Hệ tầng Châu Thới (T2ct):......................................................................................34
1.2. Hệ tầng Sông Phan (J2sp):......................................................................................35
1.3. Hệ tầng Trà Mỹ (J2tm):...........................................................................................37
1.4. Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (K1đbl):...............................................................................39
1.5. Hệ tầng Đakrium (K2đr):........................................................................................40
1.6. Hệ tầng Đơn Dương (K2đd):..................................................................................42
1.7. Hệ tầng Di Linh (N13 – N21dl):...............................................................................44
1.8. Hệ tầng Xuân Lộc (Q12xl và Q21xl):.......................................................................46
1.8.1. Q12xl:............................................................................................................... 46
1.8.2. Q21xl................................................................................................................50
2. Các đá magma xâm nhập:............................................................................................. 52
2.1. Phức hệ Định Quán (K1đq):....................................................................................52
2.2. Phức hệ Ankroet (K1ak):........................................................................................55
2.3. Phức hệ Cù Mông (Ecm):....................................................................................... 59
3


3. Kiến tạo:........................................................................................................................ 60
3.1. Hệ tầng Châu Thới (T2ct):......................................................................................60
3.2. Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (K1đbl):...............................................................................63
3.3. Phức hệ Định Quán (K1đq):....................................................................................64
3.4. Phức hệ Ankroet (K1ak):........................................................................................65
3.5. Hệ tầng Đakrium (K2đr):........................................................................................70

3.6. Phức hệ Cù Mông (Ecm):....................................................................................... 72
3.7. Hệ tầng Xuân Lộc (Q12xl và Q21xl):.......................................................................73
3.7.1. Hệ tầng Xuân Lộc Q12xl:................................................................................73
3.7.2. Hệ tầng Xuân Lộc Q21xl:................................................................................74
4. Địa mạo:........................................................................................................................ 74
5. Địa môi trường:............................................................................................................. 76
6. Địa chất thủy văn:......................................................................................................... 77
7. Khoáng sản:................................................................................................................... 77
7.1. Đá magma:............................................................................................................. 77
7.2. Đá trầm tích:........................................................................................................... 78
7.3. Khống sản đi kèm với q trình thành tạo đá magma:.......................................... 78
CHƯƠNG 3: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT:............................................................ 79
1. Tỉnh Lâm Đồng............................................................................................................. 79
2. Tỉnh Đồng Nai:............................................................................................................. 80
CHƯƠNG KẾT LUẬN:....................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:............................................................................. 83

4


CHƯƠNG MỞ ĐẦU:
1. Mục đích và nhiệm vụ đợt thực tập:
Mục đích của đợt thực tập giúp sinh viên củng cố nắm chắc kiến thức lý thuyết đã học
trong môn Địa chất kiến trúc, so sánh đối chiếu các kiến thức đã biết với thực tế ngoài thực
địa. Nắm rõ, hiểu được nguyên nhân và sự hình thành, tác động của các hiện địa chất được
học: các quá trình nội sinh ngoại sinh, biến dạng, không chỉnh hợp, khe nứt, đứt gãy, uốn
nếp, các kiến trúc, dạng nằm phổ biến và đặc trưng. Thành thạo trong việc xác định các thế
nằm địa chất, vị trí bằng bản đồ và địa bàn, ghi nhật ký và lấy mẫu. Nắm chắc các cơng việc
cần làm ngồi thực địa và cơng tác chỉnh lý tài liệu và báo cáo tại văn phòng. Củng cố thêm
kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm của các sinh viên.

Nhiệm vụ quan trọng của đợt thực tập là thực hiện tốt nội quy đã cam kết với thầy cô và
khoa. Sử dụng tốt các kiến thức đã học vào việc nhận biết các đối tượng và hiện tượng địa
chất tại các điểm lộ, thực hiện tốt các kỹ năng ngồi điểm lộ và trong văn phịng. Giao lưu
học hỏi từ các bạn trong khoa, các anh chị thầy cô về kiến thức và cách tổ chức các hoạt
động tập thể tương tự. Tập luyện được tác phong làm việc xử lý chính xác ngồi điêm lộ
cũng như trong văn phịng.
2. Cơ cấu và sự phân cơng trong nhóm:
BẢNG PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC NGỒI THỰC ĐỊA
STT HỌ VÀ TÊN

MSSV

CÔNG VIỆC PHÂN CÔNG

1

Đo đạc và giúp lấy mẫu

2

Ghi nhật ký

3

Chụp ảnh mẫu vật

4

Lấy mẫu



BẢNG PHÂN CƠNG CƠNG TÁC CHỈNH LÝ VÀ VĂN PHỊNG
STT HỌ VÀ TÊN

MSSV

CÔNG VIỆC PHÂN CÔNG
So sánh đối chiếu thực tế và lý thuyết;

1

biên soạn tài liệu, báo cáo.
2

So sánh đối chiếu thực tế và lý thuyết;
biên soạn tài liệu, báo cáo.

3

Biên tập hình ảnh và đóng góp nội dung.

4

Kiểm duyệt, báo cáo chỉnh sửa lỗi sai.

3. Phương pháp thực tập:
Phương pháp nghiên cứu từ thực địa, mẫu vật tại điểm lộ, kết hợp công tác lấy, chụp ảnh,
ghi chép nhật ký mẫu đến công tác đối chiếu chỉnh lý tài liệu. Cuối cùng là viết báo cáo và
thuyết trình để nắm rõ và chắc các kiến thức có được.
4. Trang bị, dụng cụ:

Bản đồ địa hình, bản đồ địa chất lộ trình khảo
sát.

Địa bàn.

Búa địa chất.
Túi đựng mẫu, túi đựng phiếu, phiếu ghi tên
mẫu.

Bút chì, bút lơng dầu, gọt, tẩy, nhật ký.

Thước dây.
Lọ axit HCl 10%.
Máy ảnh.
Kính Loupe.
Tài liệu tham khảo.
Dụng cụ cá nhân: dù, nón, giày bata, áo
mưa…

CMND, thẻ sinh viên.


5. Kỳ vọng của nhóm sinh viên:
 Do tết âm lịch đến sớm hơn mọi năm nên thời gian chuẩn bị, thực tập, hồn tất báo
cáo mơn học nên được điều chỉnh trước hợp lý hơn; thời gian quá gấp rút, dồn dập và
chồng chéo vào thời gian ôn tập, báo cáo và thi nhiều môn học khác vào cuối kỳ.
Nhóm hy vọng cơng tác lên kế hoạch cho những năm sau sẽ phù hợp hơn, để đảm bảo
được chất lượng của môn học.
 Thông tin địa điểm thực tập, công tác hậu cần chuẩn bị phải được quyết định rõ ràng
và cụ thể từ đầu.

 Nhóm sinh viên cũng kỳ vọng các thầy cô giảng viên đồng hành sẽ sẵn sàng truyền
đạt các kiến thức thực tế, súc tích, cơ đọng; sẵn sàng giúp đỡ các nhóm sinh viên giải
đáp các vướng mắc nhanh nhất và tập trung vào nội dung nhất.
 Trên chuyến thực tập có thể có những sự cố chủ quan hay khách quan, mong quý thầy
cô giảng viên luôn đồng hành cùng chúng em.
 Trên chuyến đi, nên sắp xếp một số địa điểm nghỉ chân, vệ sinh cá nhân, do phải di
chuyển với khoảng cách xa, các cung đường đèo dốc dễ ảnh hưởng đến thể trạng sức
khỏe sinh viên.
6. Cảm tưởng của nhóm sinh viên:
Trước khoảng thời gian gấp rút cho chuyến thực tập mơn Địa chất kiến trúc, nhóm sinh
viên chúng em đã và đang nỗ lực hết sức cho những công tác chuẩn bị cho những ngày học
hành xa ghế giảng đường. Vẫn cịn nhớ như in chính là khơng khí chuẩn bị hành trang lên
đường rất là rộn ràng và sơi nổi; khơng khí vui tươi trong những buổi thực địa của chuyến đi
thực tập Địa chất cơ sở, những khơng khí đó lại chuẩn bị bùng cháy trong mỗi con người
sinh viên chúng em. Bên cạnh đó đơi phần chúng em cũng cảm thấy khá lo lắng vì đây là
chuyến thực tập đầu tiên có khoảng cách xa và dài ngày nhất mà chúng em từng tham gia,
không biết những kinh nghiệm có từ chuyến thực tập trước và những gì chúng em cố gắng
chuẩn bị có đủ để phục vụ cho mục đích chuyến đi hiệu quả nhất hay chưa? Ngay lúc đó, các
thầy cơ trong khoa đã tổ chức một buổi sinh hoạt cho cả lớp để phổ biến, trao đổi, thảo luận
cũng như dặn dò cặn kẽ từng chi tiết của chuyến đi cho những sinh viên chúng em. Cùng với


đó là sự giúp đỡ chân thành của các anh chị khóa trước giúp chúng em có thêm nhiều điều
bổ ích phục vụ


cho chuyến thực tập. Dưới sự chỉ bảo nhiệt tình và đầy tâm huyết của quý thầy cô và các anh
chị trong khoa, khâu đầu tiên cho quá trình chuẩn bị đã trở nên hoàn hảo, tất cả đã sẵn sàng
cho chuyến đi.
Mặc dù tại lớp đã được thầy Võ Việt Văn và thầy Lê Thanh Phong phổ biến các kiến thức

cho chuyến thực tập, nhưng đến lúc này trong nhưng con người trẻ chúng em vẫn sục sôi
cảm giác hồn tồn thích thú, mong muốn khám phá kiểm nghiệm lại các kiến thức đã học.
Tuy hứng thú là vậy nhưng khi đặt chân xuống điểm lộ chúng em sẽ vẫn mắc phải những sai
lầm mới. Và chính thầy cơ sẽ là những người dùng hết mọi kiến thức của mình để giảng giải,
trình bày một cách sinh động và dễ hiểu nhất đến từng sinh viên. Qua chuyến đi thực tập địa
chất cơ sở chúng em đã chiêm nghiệm được nhiều bài học mới cho bản thân và mong sẽ tiếp
tục vận dụng chúng hợp lý nhất. Thứ nhất đó chính là thái độ đối với cơng việc của mình,
em vẫn nhớ lời thầy Lê Thanh Phong từng dặn dị rằng: "Khơng được chủ quan đối việc
mình đang làm dù với bất kì cơng việc nào đi nữa hãy cố gắng làm đúng ngay từ ban đầu,
không được tự cho bản thân mình nghĩ rằng để ngày mai hoặc 2, 3 ngày sau là mình sẽ quen
và làm được. Điều đó sẽ khiến bản thân chúng ta thụt lùi chứ khơng tiến bộ được". Thứ hai ,
đó chính là cách hoạt động nhóm sao cho hiệu quả và thích hợp với cả mơi trường ngồi
thực địa và văn phịng; quan trọng khơng kém là mỗi sinh viên phải có trách nhiệm thực hiện
tốt cơng việc cùng với đó là đều phải để tâm đến sự hướng dẫn và giảng giải của thầy cô.
Thứ ba “Hãy học cách lắng nghe người khác nói dù là đúng hay sai”, nếu đúng thì đó là
“ngọn đuốc q báu” dẫn đường cho bản thân, nếu là sai thì đó chính là “tấm bảng cảnh
báo” những sai lầm mình nên tránh khỏi.
Sắp tới trong xuyên suốt cả chuyến đi, chúng em mong muốn thực hành thuần thục hơn
cách sử dụng các thiết bị đo đạc Địa chất như địa bàn, bản đồ,… hiểu rõ và sinh đông hơn
các kiến thức đã được học. Và để thực hiện được những điều này trong khoảng thời gian
ngắn và chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan là không dễ. Mặc dù
nơi chúng em đi được coi là có thời tiết khá thoải mái nhưng chúng em cũng hiểu được phần
nào đó sự vất vả và cực khổ của các kĩ sư Địa chất hiện trường khi phải làm nhiều công việc
dưới thời tiết khắc nghiệt, trên những địa hình khó khăn hơn nơi chúng em đã thực địa gấp


nhiều lần. Chúng em thật sự ngưỡng mộ tinh thần cháy bỏng của những người kĩ sư ấy,
song với đó



chính là khao khát được trở thành như những kỹ sư địa chất tài năng, sải những bước chân
địa chất đến những điểm lộ của tổ quốc.
Đến đây nhóm em thay mặt các bạn sinh viên khác gửi lời cảm ơn chân thành đến quý
thầy cô sẽ đồng hành cùng với chúng em hết toàn bộ chuyến đi mặc cho tuổi tác hay điều
kiện ngoại cảnh không thuận lợi vẫn cố để giúp chúng em hiểu được hết toàn bộ đặc điểm
các đối tượng địa chất ở điểm lộ, cảm ơn thầy cơ vì đã tin tưởng và truyền ngọn lửa Địa chất
vào trong mỗi con người chúng em, cảm ơn thầy cô - những người đã luôn tận tụy, cố gắng
chịu nắng chịu gió chỉ mong sao truyền tải được hết những câu chữ tâm huyết nhất đến với
những sinh viên năm nhất như chúng em.
Chúng em xin biết ơn và trân trọng những cố gắng của thầy cô và sẽ mang những kiến
thức đó truyền tải lại cho những khóa sinh viên sau đồng thời sử dụng một cách chính xác và
hợp lí nhất cho con đường mình đã chọn để khơng phụ lịng mong đợi của q thầy cô.


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LỘ TRÌNH THỰC TẬP
1. Thời gian và khái quát lộ trình thực tập:
Chuyến đi thực tập bắt đầu vào ngày 6 tháng 1 năm 2020 tại cổng ký túc xá Đại học quốc
gia khu A và kết thúc vào ngày 10 tháng 1 năm 2020 tại cổng ký túc xá Đại học quốc gia
khu A.
Hành trình và vị trí các điểm lộ như sau:
1. VT-01: Hồ Long Ẩn (Khu du lịch Bửu Long, Huỳnh Văn Nghệ, Khu Phố 4, Tp. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai )



Tọa độ: 10057’42”N; 106047’32”E. Cao độ 13m.

Khảo sát mặt trượt nghịch với các gờ trượt, xác định hướng dịch chuyển; quan sát và
lấy mẫu cuội kết hỗn tạp hệ tầng Châu Thới (T2act) (thành phần, kích thước, hình
dạng,…). Quan sát sự phân bố hệ thống khe nứt, đo thế nằm và cơ chế hình thành;

quang cảnh hồ Long Ẩn.
2. VT-02: Thị trấn Định Quán (Tỉnh Đồng Nai).




Tọa độ: 11011’26”N; 107020’54”E, Cao độ: 142m

Khảo sát và lấy mẫu đá magma xâm nhập diorite pha 1 (δK1đq1) bị bắt tù bởi đá
Granodiorite pha 2 (γδK1đq2); quan sát tác dụng phong hóa, hóa trịn; sự phân bố hệ
thống khe nứt, các quan hệ địa chất và cơ chế hình thành.
3. VT-03: Bắc Định Quán (QL 20, Km 53, Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai).




Tọa độ: 11015’08”N; 107024’26”E, Cao độ: 177m

Khảo sát miệng núi lửa dạng phễu nghiêng, xác định kiểu phun trào, công tác bảo tồn.
4. VT-04: Đèo Bảo Lộc (QL 20, Km 108).




Tọa độ: 11028’13”N; 107043’54”E. Cao độ 876m

Quan sát mỏ đá đèo Bảo Lộc, hệ thống khe nứt trên moong khai thác lộ thiên đá phun
trào (�J3 - K1đbl); mạch nhiệt dịch (calcite, nhóm sulphur,…); hệ thống khe nứt; địa
tầng (so sánh với hệ tầng Long Bình).
5. VT-05: Tam Bố, Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng.






Tọa độ: 11037’18”N; 108012’02”E. Cao độ 830m.

Khảo sát và lấy mẫu sét bentonite hệ tầng Di Linh (N13 – N21dl), đá basalt hệ tầng
Xuân Lộc (βQ12xl) phủ trên sét bentonite. Quan sát địa tầng, sự phân bố, tìm hiểu cơ
chế thành tạo.
6. VT-06: Đèo Phú Hiệp – Mỏ đá Hùng Vương.




Tọa độ: 11037’08”N; 108013’44”E. Cao độ 801m.

Khảo sát và lấy mẫu đá magma phun trào Basalt tại mỏ đá Hùng Vương (βQ12xl) màu
xám sáng cấu tạo lỗ rỗng và màu xám đen có cấu tạo đặc sít; cấu tạo hạnh nhân trên
đá Basalt (βQ12xl); thể tù siêu Mafic trong đá Basalt (βQ12xl); cấu tạo phân lớp xiên
đơn trên trầm tích hệ tầng Sông Phan (J2sp); mạch nhiệt dịch, sự phân bố và thế nằm.
7. VT-07: Đại Ninh.




Tọa độ:11039’15”N; 108018’45”E. Cao độ 855m.

Khảo sát và lấy mẫu sét bộ kết hệ tầng Sông Phan (J2sp), mạch thạch anh xuyên cắt
hệ tầng Sông Phan (J2sp); cuội đáy sông, hệ thống khe nứt, cơ chế thành tạo, thế nằm.

8. VT-08: Thác Pongour.




Tọa độ:11041’19”N; 108015’56”E. Cao độ 832m.

Khảo sát và lấy mẫu cát bột kết hệ tầng Dak Rium (K 2đr), đá magma phun trào
Basalt hệ tầng Xuân Lộc (βQ12xl); Diabase phức hệ Cù Mơng (MβEcm) quan
hệ xun cắt các trầm tích màu nâu tím hệ tầng Dak Rium (K2đr) có cấu tạo phân lớp
ngang; hệ thống khe nứt, cơ chế thành tạo, thế nằm.
9. VT-09: Thác Prenn.



Tọa độ:11052’38”N;108028’10”E, Cao độ: 1135m và Tọa độ: 11052’33”N;
108028’16”E, Cao độ: 1147m.



Khảo sát và lấy mẫu đá magma phun trào Basalt hệ tầng Xuân Lộc (βQ12xl); đá
Basalt dạng cột ( mặt cắt đứng), đá Basalt có hình đa giác (mặt cắt ngang) hệ tầng
Xuân Lộc (βQ12xl), kiểu phun trào, hệ thống khe nứt, cơ chế thành tạo, thế nằm.
10.

VT-10: Mỏ đá Cam Ly.






Tọa độ: Tọa độ: 11056’10”N; 108024’24”E, Cao độ: 1586m.

Khảo sát và lấy mẫu đá magma xâm nhập Granite phức hệ Ankroet pha 1 (γK1ak1) và
pha 2 (γK1ak2); Granite hạt lớn – vừa, pha 1 phức hệ Ankroet (γK1ak1) bắt tù đá
Diorite pha 1 phức hệ Định Quán (δK1đq1); mạch Diabase (MβEak) xuyên cắt phức
hệ Ankroet, hệ thống khe nứt, cơ chế thành tạo, thế nằm.
11.

VT-11: Suối Vàng.




Tọa độ: 11059’29”N; 108022’14”E. Cao độ: 1425m.

Khảo sát và lấy mẫu các mạch thạch anh xuyên cắt các trầm tích hệ tầng Trà Mỹ
(J2tm); đá Greisen; hệ thống khe nứt trên đá Granite hạt nhỏ pha 2, phức hệ Ankroet
(γK1ak2), sự phân bố, địa tầng, thế nằm.
12.

VT-12: Mỏ Lạc Dương.




Tọa độ: 12004’08”N; 108031’20”E. Cao độ 1551m.

Khảo sát và lấy mẫu Andesitedacid, Rhyodacid cấu tạo khối, địa tầng và phân bố.



2. Đặc điểm tự nhiên:
2.1. Lâm

Đồng:

2.1.1.Vị trí địa lý:
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Ngun có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ
bắc và 107˚45’ kinh độ đơng,có độ cao trung bình từ 800 - 1000 m so với mặt nước biển với
diện tích tự nhiên 9772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn ngun,
núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự
nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho
Lâm Đồng.
 Phía Đơng giáp các tỉnh Khánh Hồ và Ninh Thuận.
 Phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai.
 Phía Nam – Đơng Nam gáp tỉnh Bình Thuận.
 Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc.

Hình 1. Bản đồ hành chính Tỉnh Lâm Đồng.


Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Tồn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế
mạnh: Phát triển cây cơng nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khống sản, du lịch - dịch vụ và
chăn nuôi gia súc.
2.1.2. Địa hình:
Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là
bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên
những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật.


Hình 2. Một góc nhìn tồn cảnh địa hình từ Cao Nguyên Lâm Viên.
Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống
nam. Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1300
m đến hơn 2000 m như Bi Đúp (2287 m), Lang Bian (2167 m). Phía đơng và tây có dạng địa
hình núi thấp (độ cao 500 – 1000 m). Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh
– Bảo Lộc và bán bình nguyên.


2.1.3. Địa chất:
Tham gia vào cấu trúc địa chất tỉnh Lâm Đồng bao gồm các đá trầm tích, phun trào, xâm
nhập có tuổi từ Jura giữa đến Đệ Tứ. Các trầm tích, phun trào được phân ra 14 phân vị địa
tầng có tuổi và thành phần đá khác nhau. Các đá xâm nhập trong phạm vi tỉnh Lâm Đồng
thuộc 4 phức hệ: Định Quán, Đèo Cả, Cà Ná, Cù Mông.
Địa phận tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía đơng nam đới Đà Lạt. Đới này là một khối vỏ lục
địa Tiền Cambri bị sụt lún trong Jura sớm – giữa và phần lớn diện tích đới bị hoạt hố
magma kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Kainozoi.
2.1.4. Thổ nhưỡng:
Lâm Đồng có diện tích đất 977219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao gồm 8 nhóm
đất và 45 đơn vị đất:
 Nhóm đất phù sa (fluvisols).
 Nhóm đất glây (gleysols).
 Nhóm đất mới biến đổi (cambisols).
 Nhóm đất đen (luvisols).
 Nhóm đất đỏ bazan (ferralsols).
 Nhóm đất xám (acrisols).
 Nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols).
 Nhóm đất xói mịn mạnh (leptosols).
Đất có độ dốc dưới 25% chiếm trên 50%, đất dốc trên 25 o chiếm gần 50%. Chất lượng đất
đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, tồn tỉnh có khoảng 255400 ha đất có khả năng sản

xuất nơng nghiệp, trong đó có 200000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di
Linh thích hợp cho việc trồng cây cơng nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê,
chè, dâu tằm. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145000 ha, tập trung chủ yếu ở Bảo
Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa khoảng 23800 ha tập trung tại Đà
Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có
những loại giá trị phẩm cấp cao. Đất có khả năng nơng nghiệp cịn lại tuy diện tích khá lớn


nhưng nằm rải rác xa các khu dân cư, khả năng khai thác thấp vì bị úng ngập hoặc bị khơ
hạn, tầng đất mỏng có


đá lộ đầu hoặc kết vón, độ màu mỡ thấp, hệ số sử dụng khơng cao... Trong diện tích đất lâm
nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, cịn lại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40%).
2.1.5. Khí hậu:
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên
theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau.Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ
càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 0C đến 250C, thời tiết ơn hịa và
mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm.Lượng mưa trung
bình 1750 đến 3150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 đến 87%, số giờ nắng
trung bình cả năm 1890 đến 2500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát
triển các loại cây trồng, vật ni có nguồn gốc ơn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ơn đới
ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm khơng xa các trung tâm đô thị lớn và
vùng đồng bằng đông dân.
2.1.6. Thủy văn:
Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú,
mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng.
Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6 km/km2 với
độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam. Do đặc

điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sơng suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và
có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn.


Sơng Đa Dâng

Sơng Đa Nhim

Sơng La Ngà

Hình 3. Bản đồ có thể hiện hệ thống sơng của Tỉnh Lâm Đồng.
Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Ba sơng chính ở Lâm Đồng là:
 Sơng Đa Dâng (Đạ Đờng).
 Sông La Ngà.
 Sông Đa Nhim.
Hệ thống cấp nước đã hồn thiện tương đối tốt, hiện có: nhà máy cấp nước Đà Lạt, công
suất 35000 m3/ngày-đêm hệ thống cấp nước thị xã Bảo Lộc, công suất 10000 m 3/ngày-đêm;
hệ thống cấp nước huyện Đức Trọng, công suất 2500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước
huyện Di Linh, công suất 3500 m 3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Lâm Hà, công suất
6000 m3/ngày-đêm. Đồng thời với việc cấp nước, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và
sinh hoạt đang được hồn thiện.
2.1.7. Dân tộc, dân cư:
Dân số tồn tỉnh có đến 01/07/2012 là 1235 triệu người, trong đó dân số nông thôn
649412 người, chiếm 61,47%. Mật độ dân số 118 người/km2.


Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với 43 dân tộc khác
nhau cư trú và sinh sống, trong đó đơng nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến nguời
K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%,
Chu-ru 1,5% ..., cịn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng xa,

vùng sâu trong tỉnh. Lễ hội, rượu cần và dệt thổ cẩm là nét đặc trưng cho văn hóa dân tộc
thiểu số tại Lâm Đồng.
Lâm Đồng là vùng đất mới có sức thu hút dân cư trong cả nước đến lập nghiệp, quần thể
dân cư ở đây chưa ổn định và liên tục biến động, hiện tượng di dân tự do trong những năm
qua từ các tỉnh khác nhau trong cả nước hội tụ về Lâm Đồng tuy có giảm nhưng vẫn cịn lớn,
bình qn hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 có khoảng 5000 người di cư tự do vào Lâm Đồng.
2.1.8. Tài nguyên thiên nhiên:
Lâm Đồng có 617815 ha rừng với độ che phủ 63% diện tích tồn Tỉnh, trong đó có
355357 ha rừng gỗ, 80446 rừng tre nứa, 27.326 rừng trồng … Do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt
và đất đai phù hợp nên các loài tre, nứa, lồ ơ có tốc độ tái sinh rất nhanh sau khi khai thác.
Rừng Lâm Đồng mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật Việt Nam, rất đa dạng, có trên
400 loại gỗ khác nhau, trong đó có một số loại gỗ quý như pơmu xanh, cẩm lai, gõ thông 2
lá, 3 lá … và nhiều loại lâm sản khác.
Lâm Đồng là vùng đất có nhiều loại khống sản với trữ lượng lớn chưa được khai thác.
Theo thống kê tồn Tỉnh có 25 loại khống sản, trong đó Bauxite, Bentonite, Kaolin, Diatomite
và tham bùn có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp. Nổi bật nhất là quặng Bauxite với
trữ lượng hơn 1 tỷ tấn, chất lượng quặng khá tốt; 38 điểm quặng vàng (chủ yếu là vàng sa
khoáng), 7 điểm quặng saphia, 32 điểm mỏ thiếc sa khoáng với trữ lượng hàng chục ngàn
tấn, 19 mỏ sét gạch ngói, … và các loại khống sản khác như caolanh (12 mỏ), Diatomite,
Bentonite, đá granite, than bùn. Ngoài ra Lâm Đồng cịn có một số mỏ nước khống tại các
huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Cát Tiên và Đạ Huoai.


2.2. Đồng

Nai:

2.2.1.Vị trí địa lý:
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích tự nhiên là
5907,2 km² chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của

vùng Đơng Nam Bộ. Đồng Nai có tọa độ từ 10 o30’03 đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30”Đ
đến 107o35’00"Đ. Phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương. Đồng Nai
có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đơng Thành phố Hồ Chí Minh và là một trung
tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Ngun với tồn bộ vùng
Đơng Nam Bộ.

Hình 4. Bản đồ hành chính Tỉnh Đồng Nai.


2.2.2. Địa hình:
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình ngun với những núi sót rải rác, có
xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam. Có thể phân biệt các dạng địa hình chính như sau:
Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng chính:
Các bậc thềm sơng có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5 m dọc theo các
sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài km. Địa hình
trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với độ
cao dao động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấp hơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều,
mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ.
Dạng địa đồi lượn sóng:
Độ cao từ 20 đến 200 m. Bao gồm các đồi basalt, bề mặt địa hình rất phẳng, thoải, độ dốc
từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng địa hình khác bao
trùm hầu hết các khối basalt, phù sa cổ.
Dạng địa hình núi thấp:
Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi
từ 200m – 800 m. Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa
huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Định Quán, Xuân Lộc. Tất cả
các núi này đều có độ cao (20m – 300m), đá mẹ lộ thiên thành cụm với các đá chủ yếu là
granite, đá phiến sét.



Hình 5. Góc nhìn địa hình từ Đá Ba Chồng.
2.2.3. Địa chất:
Địa chất khu cực này nổi bật với cát kết chứa hóa thạch tuổi cacni ở Tài Lài và cát kết
chứa hóa thạch tuổi Toaci ở Trị An và Cây Gáo, basalt Đệ tứ cổ, phù sa cổ và phù sa trẻ.
2.2.4. Thổ nhưỡng:
Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình ngun với những núi sót rải rác, có xu
hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam, chủ yếu là địa hình đồng bằng, địa hình đồi lượn
sóng, địa hình núi thấp, tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có độ dốc < 80, kết cấu đất có
độ cứng chịu nén tốt (trên 2kg/cm2), thuận lợi cho việc đầu tư phát triển cơng nghiệp và xây
dựng cơng trình chi phí thấp.
Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu, gồm 3 nhóm chính: Các loại đất hình thành
trên đá basalt: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ phì cao, chiếm 39,1%. Các loại đất này
thích hợp cho các cây cơng nghiệp ngắn và dài ngày như : caosu, cà phê, tiêu. Các loại đất
hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9%


diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Nam, Đơng Nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất,
Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch). Các loại đất này thích hợp cho các loại cây ngắn ngày
như đậu, đỗ …, một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều. Các loại đất
hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát, phân bố chủ yếu ven sông Đồng Nai,
sông La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa
màu, rau quả.
2.2.5. Khí hậu:
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ơn hịa, ít chịu
ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ basalt), có hai mùa tương phản
nhau (mùa khô và mùa mưa). Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển
cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây cơng nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. Nhiệt độ bình
quân năm 2007 là: 27,4°C. Số giờ nắng trung bình trong năm 2007 là: 2183 giờ. Lượng mưa
tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn khoảng 2.516 mm phân bố

theo vùng và theo vụ. Độ ẩm trung bình năm 2007 là 81%. Mực nước thấp nhất sông Đồng
Nai năm 2007 là: 109,57 m. Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2007: 113,52 m.
2.2.6. Thủy văn:
Nước mặt: Tỉnh Đồng Nai có mật độ sơng suối khoảng 0,5 km/km2, song phân phối
không đều. Phần lớn sơng suối tập trung ở phía Bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng
Tây Nam. Tổng lượng nước dồi dào 16,82 x 109 m3/năm, trong đó mùa mưa chiếm 80%,
mùa khô 20%.
Sông Đồng Nai: Sông Đồng Nai chảy vào tỉnh Đồng Nai ở bậc địa hình thứ 3 và là vùng
trung lưu của sông.
Sông La Ngà: Đoạn sông La Ngà chảy trong tỉnh Đồng Nai dài 55 km, khúc khuỷu,
nhiều ghềnh thác (ví dụ: thác Trời cao trên 5 m). Đoạn này sơng La Ngà hẹp, có nhiều nhánh
đổ vào, điển hình là suối Gia Huynh và suối Tam Bung. Sông La Ngà đổ vào hồ Trị An một
lượng nước khoảng 4,5x109 m3/năm, chiếm 1/3 tổng lượng nước hồ, mơ đun dịng chảy năm
351/s km2.


×