Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tiết 19. HBH: Khát vọng mùa xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.26 KB, 3 trang )

Bài: 5 - Tiết: 19
Tuần : 20
HỌC HÁT: BÀI KHÁT VỌNG MÙA XUÂN

Nhạc: Mô Da
Phỏng dịch lời việt: Tô Hải

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 Học sinh biết:
 Hs biết nội dung bài hát thể hiện sự lạc quan yêu đời của tuổi trẻ trước mùa
xuân và cuộc sống.
 Hs biết bài hát viết ở nhịp 6/8.
- Học sinh hiểu:
 Học sinh làm quen với một bài hát nhạc nước ngoài và hiểu thêm về nhạc sĩ
Mô Da là một danh nhân âm nhạc thế giới.
2. Kỹ năng:
 HS thực hiện được :
 Học sinh hát đúng cao độ, trường độ, đúng giai điệu của bài hát
 Thể hiện bài hát với tình cảm nhẹ nhàng. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời.
- HS thực hiện thành thạo:
 Tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
3. Thái độ:
 Thói quen:
 Học sinh học tập nghiêm túc tích cực trong học tập.
 Tính cách:
 Qua bài hát các em cảm nhận về mùa xuân tươi đẹp được thể hiện qua giai
điệu trong sáng và giàu chất trữ tình.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Học hát bài: Khát vọng mùa xuân


III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Đàn Organ, song loan, bảng chép nhạc, máy casset ( băng đĩa)
2. Học sinh: sgk, tìm hiểu bài trước

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1 phút
- Kiểm tra sĩ số
- Cho hs hát một bài hát tập thể
2. Kiểm tra miệng: 8 phút
Câu 1: Thế nào là nhịp lấy đà? ( Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bài hát bản
nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp)
Câu 2: Thế nào là dấu hóa bất thường? ( Dấu hóa bất thường được đặt ở trước nốt
nhạc, chỉ ảnh hưởng đến nốt nhạc cùng tên đứng sau nó trong phạm vi một nhịp)
3/ Tiến trình bài học: Giới thiệu bài: 1 phút


Hoạt động của thầy và trò
Học hát:20 phút
Bài Khát vọng mùa xuân
1/ Giới thiệu bài hát:
 GV: Treo bảng chép bài hát lên cho học sinh
quan sát
 GV: Giới thiệu sơ lược về tác giả
Nhạc sĩ Mô Da là nhạc sĩ thiên tài người
Áo. Ông là một danh nhân âm nhạc thế giới,
ông đã để lại cho nhân loại nhiều tác phẩm
nhiều thể loại âm nhạc khác nhau từ ca khúc
đến các bản giảo hưởng và các vở nhạc kịch ô
pê ra
Dù viết ở thể loại nào âm nhạc của Mô Da

đều lạc quan trong sáng, nhân ái hướng con
người đến với những tình cảm cao thượng
Bài hát có giai điệu đẹp trong sáng viết
theo nhịp 6/8 tạo nên sự nhịp nhàng uyển
chuyển
2/ Cho hs nghe bài hát mẫu:
Ø GV: Hát mẫu cho học sinh nghe
+ Hs lắng nghe và cảm nhận
Ø GV: Gọi 1 em đọc lời ca trong sgk, cả lớp
theo dõi
3/ Tìm hiểu bài hát:
Phân tích âm nhạc:
- Giáo viên thuyết trình: Bài hát viết giọng Đơ
trưởng (C).
- Gv hỏi: Bài hát viết nhịp mấy?
+ Hs trả lời:
- Gv giới thiệu cho hs biết về nhịp 6/8 (Mỗi
nhịp có 6 phách, mỗi phách bằng một nốt
móc đơn. Có hai trong âm rơi vào phách 1 và
4.)
- Gv hỏi: ơ nhịp đầu tiên có bao nhiêu phách ?
gọi là ơ nhịp gì?
+ Hs trả lời:
- Gv hỏi: Trong bài có kí hiệu gì ?
+ Hs trả lời:
- Gv hỏi: Chia bài hát thành mấy đọan? câu?
+ Hs trả lời:

Nội dung bài dạy
1/ Học hát: Bài Khát vọng mùa xuân


- Giọng Đô trưởng ( C )
- Nhịp 6/8

- Nhịp lấy đà
- Kí hiệu âm nhạc: dấu luyến, dấu hóa bất
thường. ( Đô thăng, Pha thăng)
- Bài hát gồm 2 đoạn, có 4 câu:
Câu 1: Từ Này mùa………cây rừng
Câu 2: Trở về ……………tưng bừng


Câu 3: Khao khát………….đẹp xinh
Câu 4: Này thời…………mong chờ.
Phân tích lời ca:
- GV: Gọi 1 học sinh đọc lời bài ca trong sgk
cả lớp theo dõi
4/ Luyện thanh khởi động giọng:
Ø GV: Cho học sinh luyện giọng
Đàn gam Đô trưởng

&2B==C==D==E=!
=F===E==D==C=!
=b==!
Mi…
Ma…
5/ Tập hát từng câu:
- GV: Đàn 1 câu 3 lần học sinh nghe sau đó
lặp lại theo. Nối câu theo lối móc xích đến hết
bài

+ HS: Hát lại bài kết hợp vỗ tay theo phách
( nhịp)
6/ Trình bày bài hát hoàn chỉnh:
- Gv nhắc nhỏ học sinh cần thể hiện sắc thái
vui tươi, nhịp nhàng
Ø GV: Gọi nhóm cá nhân hát
2/ Nội dung: bài hát thể hiện sự lạc quan
Nhận xét - đánh giá
yêu đời của tuổi trẻ trước mùa xuân và cuộc
Ø HS: Đứng lên hát lại bài kết hợp vận động sống.
theo nhạc
Gv hỏi : Em hãy nêu nội dung của bài hát?

4. Tổng kết:10 phút
- Củng cố từng phần
5. Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học ở tiết học này:
+ Về nhà học thuộc bài hát
+ Phát biểu cảm xúc khi nghe bài hát
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Xem trước bài mới: Nhạc lí nhịp 6/8 – TĐN số 5.
+ Chép bài TĐN số 5- Làng tôi vào tập và xác định tên nốt, hình nốt
V. PHỤ LỤC:



×