Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TRÁCH NHIỆM NHÀ nước TRONG VIỆC tôn TRỌNG, THÚC đẩy và bảo vệ QUYỀN CON NGƯỜI QUYỀN CHỦ ĐỘNG và THỤ ĐỘNG và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.08 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN MÔN “LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CON
NGƯỜI”
ĐỀ BÀI: TRÁCH NHIỆM NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC TÔN TRỌNG, THÚC
ĐẨY VÀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI. QUYỀN CHỦ ĐỘNG VÀ THỤ
ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN.
GIẢNG VIÊN: TS. NGÔ MINH HƯƠNG
SINH VIÊN:
MÃ SINH VIÊN:
LỚP: LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2021

MỤC LỤC


Mở đầu
Ngày nay, khi nói về quyền con người, chúng ta đề cập đến Tuyên ngôn quốc tế Nhân
quyền (UDHR) nổi tiếng, nó được ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuyên ngôn
quốc tế Nhân quyền là một văn kiện quan trọng trong lịch sử nhân quyền. Được soạn thảo
bởi các đại diện có nền tảng luật pháp và văn hóa khác nhau từ tất cả các khu vực trên thế
giới, Tuyên bố được Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Paris công bố vào ngày 10 tháng 12
năm 1948 (Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc 217A) như một tiêu chuẩn
thành tựu chung cho tất cả các dân tộc và tất cả mọi người. các quốc gia. Lần đầu tiên,
các quyền cơ bản của con người được bảo vệ trên tồn cầu và nó đã được dịch sang hơn
500 ngôn ngữ. UDHR kêu gọi các quốc gia thành viên thúc đẩy một số quyền con người,
dân sự, kinh tế và xã hội, khẳng định những quyền này là một phần của “nền tảng của tự
do, cơng lý và hịa bình trên thế giới”.
Một câu hỏi được đặt ra: Định nghĩa chính xác về con người là gì và nó áp dụng như thế


nào đối với xã hội phức tạp ngày nay của chúng ta? Trong xã hội này, chúng ta bị định
nghĩa bởi địa vị, quốc tịch, tôn giáo. Hơn nữa, luật pháp và văn hóa quốc gia thường can
thiệp vào các quyền đó, mà chúng ta nên được hưởng một cách đơn giản với tư cách là
con người.
Giả dụ như Quyền tự do đi lại là quyền của các cá nhân để đi từ nơi này đến nơi khác
trong lãnh thổ của một quốc gia. Ngồi ra, đó là quyền rời khỏi đất nước và quay trở lại
đất nước đó. Quyền tự do đi lại không chỉ bao gồm việc đến thăm các địa điểm mà còn
thay đổi nơi cư trú hoặc làm việc của cá nhân đó. Trên thực tế, quyền này có thể bị ngăn
cản bởi nội luật của chính phủ các quốc gia, quyền cơng dân của chúng ta, tình trạng của
chúng ta (ví dụ: đang bị điều tra hoặc bị kết án), điều kiện thị thực đối với những người
không phải là cơng dân có thể hạn chế việc di chuyển của họ và hơn thế nữa. Ngoài ra,
nếu chúng ta không sở hữu chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hợp lệ, chúng ta sẽ mất
quyền đi lại.
Vậy các nhà nước nên làm gì và phải làm gì để quyền con người được đảm bảo ở mức tối
đa nhưng vẫn duy trì được an ninh quốc gia, trật tự của xã hội?

2


Chương 1: Một số vấn đề lý luận quyền con người
1.1 Khái niệm quyền con người
Trước hết, Liên Hợp Quốc (UN) định nghĩa quyền con người là quyền vốn có của tất cả
con người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, quốc tịch, dân tộc, ngơn ngữ, tơn giáo
hay bất kỳ địa vị nào khác. Các quyền con người bao gồm quyền sống và quyền tự do,
quyền tự do khỏi chế độ nô lệ và tra tấn, quyền tự do phát biểu ý kiến, quyền được làm
việc và giáo dục,... Mọi người đều được hưởng các quyền này, không ai bị phân biệt đối
xử.1 Từ “vốn có” trong định nghĩa này khẳng định quyền con người là quyền và tự do cơ
bản thuộc về mọi người trên thế giới, từ khi sinh ra cho đến cả sau khi chết. Chúng được
áp dụng bất kể người đó đến từ đâu, tin vào gì hay cách người đó chọn để sống cuộc đời
của mình.

Định nghĩa về quyền con người của Văn phịng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc
(OHCHR) có bổ sung thêm nhận định so với định nghĩa của Liên hợp quốc, cụ thể “Nhân
quyền là những quyền mà chúng ta có, đơn giản vì chúng ta tồn tại với tư cách là con
người - chúng không được cấp bởi bất kỳ nhà nước nào”.2 Do quyền con người là bẩm
sinh, vốn có của mỗi người, khơng một nhà nước hay bất cứ ai có quyền tước đoạt đi.
Chính vì là vốn có và gắn liền với con người nên nhà nước không thể trao, cấp, ban tặng
hay chuyển nhượng quyền con người cho ai đó, nhà nước chỉ có trách nhiệm tôn trọng,
bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Trong bài viết “What are human rights?”3 của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF)
đã định nghĩa quyền con người là những tiêu chuẩn để công nhận và bảo vệ nhân phẩm
của tất cả con người và từ đó chỉ ra mối quan hệ của nhà nước với quyền con người và
nghĩa vụ của nhà nước đối với vấn đề này. Như câu tiêu đề của bài viết “Human rights
belong to each and every one of us equally” (tạm dịch: Quyền con người thuộc về mỗi
người và mỗi chúng ta đều bình đẳng) vậy nên khơng chính phủ, nhóm hoặc cá nhân nào
1 United Nations, Human Rights, />2 OHCHR, What are human rights?, />3 UNICEF, What are human rights?, />3


có quyền làm bất cứ điều gì vi phạm quyền của người khác, quyền con người phải được
tôn trọng.
Ở Việt Nam, Hiến pháp 2013 được coi là một dấu mốc trong lịch sử lập pháp Việt Nam
về việc bảo vệ quyền con người, tuy nhiên Hiến pháp 2013 không nhắc đến “quyền con
người” mà thay vào đó là “quyền cơng dân”. Theo từ điển tiếng Việt thì “quyền cơng
dân” được hiểu là “quyền của người công dân được thừa nhận, bao gồm quyền tự do dân
chủ và các quyền kinh tế văn hóa - xã hội”.4 Vì vậy, “quyền cơng dân” là quyền con
người, được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho cơng dân của mình, là tập hợp
những quyền được Hiến pháp và pháp luật của mỗi Nhà nước quy định và đảm bảo thực
hiện.5 Hiến pháp 2013 không định nghĩa cụ thể thế nào là quyền con người mà chỉ ra
những quyền công dân được làm, những quyền đó được thể hiện từ điều 16 đến điều 43
chương II về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp 2013
của Việt Nam cũng bao hàm những quyền từ cơ bản nhất của một người như quyền được

sống (điều 19), quyền bình đẳng (điều 16), quyền bất khả xâm phạm về thân thể (điều 20)
cho đến những quyền dành cho đối tượng cụ thể như trẻ em, thanh niên và người cao tuổi
(điều 37).
Nói chung, quyền con người là vốn có đối với tất cả chúng ta, không phân biệt quốc tịch,
giới tính, nguồn gốc quốc gia hay dân tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ hoặc bất kỳ địa vị
nào khác. Chúng bao gồm từ những điều cơ bản nhất - quyền được sống đến những
quyền làm cho cuộc sống trở nên đáng sống, chẳng hạn như quyền về thức ăn, giáo dục,
làm việc, sức khỏe và tự do. Quyền con người khơng bao giờ có thể bị lấy đi, mặc dù đơi
khi chúng có thể bị hạn chế - ví dụ như nếu một người vi phạm pháp luật hoặc vì lợi ích
của an ninh quốc gia. Các quyền cơ bản này dựa trên các giá trị chung như nhân phẩm,
cơng bằng, bình đẳng, tơn trọng và độc lập. Các giá trị này được pháp luật xác định và
bảo vệ.
4 Đại từ điển Tiếng Việt (1999). Viện Ngôn ngữ. NXB Văn hóa Thơng tin. Hà Nội. Trang 1384.
5 ThS. Nguyễn Duy Quốc, 2014, Văn phòng Thành ủy Cần Thơ, Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ
bản của công dân, />
4


1.2 Tính chất cơ bản của quyền con người
1.2.1 Tính phổ biến (universal)
Được ghi nhận giống nhau trong cả pháp luật quốc tế và quốc gia, tính phổ biến của
quyền con người có nghĩa là quyền con người phải như nhau ở mọi nơi và đối với mọi
người. Với tư cách là con người, mọi cá nhân đều được hưởng các quyền và tự do bất khả
xâm phạm. Những quyền này đảm bảo phẩm giá và giá trị của con người và bảo đảm
hạnh phúc của con người. Quyền con người không bị giới hạn bởi biên giới hay lãnh thổ
quốc gia. Tính phổ biến của quyền con người được bao hàm trong điều 1 Tuyên ngôn
quốc tế nhân quyền 1948 “Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền
lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.”6 Cũng cần lưu ý rằng
sự bình đẳng trong quyền con người còn phụ thuộc vào năng lực cá nhân từng người,
cũng như hồn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa… nơi người đó đang sống. 7

1.2.2 Tính không thể chuyển nhượng (inalienable)
Quyền con người là bất khả xâm phạm vì chúng khơng thể bị tước đoạt hay hạn chế tùy
tiện bởi bất cứ chủ thể hay nhà nước nào và chúng không thể được cho đi hoặc bị tước
bỏ. Quyền con không thể bị tước đi, ngoại trừ trong một vài tình huống cụ thể và theo
quy định pháp luật. Ví dụ, quyền tự do có thể bị hạn chế nếu một người bị tòa án kết tội.
1.2.3 Tính khơng thể phân chia (indivisible)
Tất cả các quyền con người đều có vai trị quan trọng như nhau và không thể được xếp
theo thứ tự thứ bậc. Việc hạn chế một quyền sẽ gây cản trở việc thụ hưởng các quyền
khác. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể đặt mọi quyền con người ngang
nhau, giả dụ trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến đầy phức tạp ở Việt Nam như
hiện nay thì quyền tự do đi lại sẽ bị hạn chế tạm thời. Không phải vì quyền tự do đi lại
của người dân khơng được nhà nước tôn trọng mà lý do là nếu khơng tạm thời hạn chế
quyền đó sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến vô số các quyền khác.

6 Điều 1 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948
7 GS.TS Nguyễn Đăng Dung, 2015, Khoa Luật – ĐHQG HN, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, tr.46
5


1.2.4 Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent)
Quyền con người phụ thuộc lẫn nhau bởi vì việc thực hiện quyền này khơng thể có nếu
khơng có sự thực hiện của quyền kia. Việc thực hiện một quyền thường phụ thuộc hoàn
toàn hoặc một phần vào việc thực hiện các quyền khác. Các quyền con người dù là các
quyền dân sự, chính trị hay các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cũng đều có mối liên hệ và
phụ thuộc lẫn nhau. Chẳng hạn quyền tiếp cận thông tin, quyền học tập là tiền đề để con
người có thể có điều kiện thực hiện các quyền khác, khơng có quyền sống thì sẽ khơng có
quyền nào cả. Quyền có việc làm cũng là tiền đề để thực hiện các quyền khác như quyền
học tập, quyền có nhà ở, quyền có điều kiện sống xứng đáng, quyền sở hữu tư nhân... 8
1.3 Phân loại quyền con người
1.3.1 Phân loại theo lĩnh vực

Quyền con người có thể được phân loại và tổ chức theo một số cách khác nhau, ở cấp độ
quốc tế, cách phân loại phổ biến nhất về quyền con người là chia chúng thành các quyền
dân sự và chính trị và các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
Các quyền dân sự và chính trị được ghi trong các điều từ 3 đến 21 của Tuyên ngôn quốc
tế về nhân quyền (UDHR) và trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị
(ICCPR). Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa được thể hiện trong các điều từ 22 đến 28
của Tuyên ngôn nhân quyền (UDHR) và trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã
hội và văn hóa (ICESCR).
Theo nhu cầu nghiên cứu cũng có thể chia thành 5 nhóm nhỏ hơn như quyền dân sự,
chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Trong đó quyền dân sự có thể kể đến như quyền
được sống, quyền tự do và sự an toàn của con người; quyền riêng tư và tự do đi lại; quyền
sở hữu tài sản; tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tơn giáo; cấm chế độ nơ lệ, tra tấn và hình
phạt tàn ác hoặc hạ nhục… Quyền về chính trị như quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập
hội; quyền tham gia vào chính phủ; và các cuộc bầu cử định kỳ... Quyền kinh tế và xã hội
bao gồm quyền tự do lựa chọn việc làm, thành lập và tự do gia nhập đoàn hội, quyền
8 Lê Minh Trường, Quyền con người là gì ? Đặc điểm, phân loại các quyền con người,

/>
6


được hưởng an sinh xã hội,… Quyền văn hóa bao gồm quyền được giáo dục, quyền được
tham gia và hưởng thụ đời sống văn hóa,…9
1.3.2 Phân loại theo chủ thể
Chủ thể đầu tiên và cũng là cơ bản nhất khi nhắc đến quyền con người đó là cá nhân, cá
nhân là một con người với tư cách là một cá thể trong xã hội. 10 Bên cạnh chủ thể cơ bản
của quyền con người là cá nhân (individual rights) thì quyền con người cũng bao gồm các
nhóm xã hội nhất định, vậy nên cịn có thể đề cập đến quyền của nhóm (group rights). 11
Quyền nhóm là quyền do một nhóm nắm giữ với tư cách là một nhóm chứ khơng phải
bởi các thành viên của nhóm đó và để hưởng thụ các quyền này cần phải là thành viên

trong nhóm,12 ví dụ như quyền được bảo tồn đất đai truyền thống của các dân tộc bản địa,
hay như quyền tự quyết của dân tộc,… Từ khái niệm quyền nhóm mở rộng ra là quyền
dân tộc (people’s rights) cụ thể như quyền tự quyết dân tộc, quyền được bảo tồn tài
nguyên và đất đai truyền thống của các dân tộc bản địa… 13 Ví dụ đáng chú ý nhất về
quyền dân tộc là quyền tự quyết, được coi là được trao cho các dân tộc hơn là cho các cá
nhân (Điều 1 ICCPR và ICESCR).
1.3.3 Phân loại theo các tiêu chí khác
Quyền tự nhiên (natural rights) và quyền pháp lý (legal rights). Quyền tự nhiên là những
quyền không phụ thuộc vào luật pháp hoặc chính phủ cụ thể nào và do đó có tính phổ
biến và bất khả xâm phạm. Ngược lại, các quyền pháp lý là những quyền được ban cho
một người bởi một hệ thống pháp luật nhất định.
Quyền tuyệt đối (absolute rights) và quyền có điều kiện (conditional rights). Quyền tuyệt
đối khơng thể bị giới hạn vì bất kỳ lý do gì, các quyền tuyệt đối khơng thể bị tước bỏ
9 GS.TS Nguyễn Đăng Dung, 2015, Khoa Luật – ĐHQG HN, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, tr64
10 Từ điển Bách khoa Việt Nam 1995 tr.318
11 GS.TS Nguyễn Đăng Dung, 2015, Khoa Luật – ĐHQG HN, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người,
tr67.

12 Stanford Encyclopedia of Philosophy, 2016, />13 GS.TS Nguyễn Đăng Dung, 2015, Khoa Luật – ĐHQG HN, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người,
tr.67

7


hoặc hạn chế, ngay cả trong tình trạng khẩn cấp được ban bố. Điều 4 của Công ước quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) quy định “Trong thời gian có tình trạng
khẩn cấp xảy ra đe dọa sự sống còn của quốc gia và đã được chính thức cơng bố, các
quốc gia thành viên có thể áp dụng những biện pháp hạn chế các quyền nêu ra trong
Công ước này, trong chừng mực do nhu cầu khẩn cấp của tình hình, với điều kiện những
biện pháp này không trái với những nghĩa vụ khác của quốc gia đó xuất phát từ luật

pháp quốc tế và khơng chứa đựng bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da,
giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo hoặc nguồn gốc xã hội.”14
Quyền thụ động (negative rights) và quyền chủ động (positive rights). Quyền chủ động
và quyền thụ động khác nhau ở cách thực thi, nếu như quyền chủ động địi hỏi chính phủ
phải thực hiện theo cách nào đó để đảm bảo quyền cho chủ thể thì quyền thụ động lại địi
hỏi sự tơn trọng của các chính phủ đối với quyền của chủ thể bằng cách không can thiệp.
Chương sau sẽ làm rõ hơn khái niệm cũng như thực tiễn về quyền chủ động và thụ động
ở Việt Nam.
Chương 2: Quyền chủ động và thụ động trong quyền con người
2.1 Quyền chủ động (positive rights)
Quyền chủ động là chỉ nghĩa vụ của một chủ thể nhằm cung cấp quyền lợi nào cho chủ
thể quyền, nghĩa là chủ thể quyền được bảo đảm quyền thông qua hành động tương ứng
nghĩa vụ của chủ thể kia. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chủ thể quyền không thể bị
chủ thể khác phủ nhận hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ tương ứng. Lấy ví dụ như quyền
được học hành, quyền được chăm sóc y tế, quyền có nhà ở hoặc quyền có việc làm… Cụ
thể như quyền được học hành của trẻ em đặt ra cho nhà nước nghĩa vụ phải cung cấp một
nền giáo dục.
Đối với quyền được giáo dục ở nước ta, quyền chủ động thể hiện ở điểm: chủ thể Nhà
nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch,

14 Khoản 1 điều 4 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR)
8


bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục 15 từ đó giúp trẻ em được hưởng
quyền đi học, giáo dục. Điều 14 Công ước quốc tế Các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá
196616 đã đặt ra nghĩa vụ cho các nhà nước phải đảm bảo chương trình giáo dục tiểu học
đến mọi người. Đảng và Nhà nước ta khơng thu học phí đối với giáo dục tiểu học theo
quy định của Hiến pháp 2013, việc này sẽ nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo mọi trẻ
em dù ở hồn cảnh khó khăn cũng có cơ hội được đến trường. Điều này đã tạo nên hiệu

ứng tốt đối với học sinh ở tất cả các địa phương trong cả nước, giúp học sinh thuộc các
đối tượng bớt đi những khó khăn, gánh nặng về kinh tế và có thêm động lực để học tập
tốt. Đây là ví dụ điển hình cho việc Chính phủ Việt Nam thực hiện tốt quyền thụ động
trong nhân quyền, cụ thể là bằng các chính sách, quy định giúp trẻ em được hưởng quyền
mà các em phải được hưởng theo luật nhân quyền.
Một ví dụ khác, trong thời kỳ Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp, người dân đã
được hưởng quyền chăm sóc y tế thơng qua việc Bộ Y tế triển khai tiêm vaccine phịng
Covid-19 hồn tồn miễn phí. Ngồi ra, Nhà nước cịn thực thi nghĩa vụ khi mà Bộ Y tế
hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ từ xa cho tuyến huyện, huyện hướng dẫn tuyến xã, tăng
cường trang thiết bị, ô xy, giường ICU... 17 để đảm bảo người mắc bệnh được hưởng
quyền chăm sóc y tế tốt nhất.
2.2 Quyền thụ động (negative rights)
Ngược lại với quyền chủ động là quyền thụ động, quyền thụ động có thể coi như một
quyền nhằm hạn chế hoặc cấm những hành động can thiệp của chủ thể khác vào quyền
của chủ thể quyền. Các quyền thụ động, chẳng hạn như quyền sống, quyền tự do tôn giáo
và tư tưởng, quyền tự do biểu đạt quan điểm,… Những quyền này được gọi là quyền thụ
động bởi vì những quyền đó là yêu cầu của chủ thể quyền áp đặt nghĩa vụ "chủ động" đối
15 Điều 14 Luật Giáo dục 2019 “Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc. Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở”

16 Điều 14 Công ước quốc tế Các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá 1966, “ Mỗi quốc gia thành viên Công ước mà
vào lúc trở thành thành viên chưa thể bảo đảm thực hiện được việc giáo dục tiểu học phổ cập và miễn phí trong
phạm vi lãnh thổ nước mình hoặc các vùng lãnh thổ khác thuộc quyền tài phán của nước mình...”

17 Văn Kiên, Thủ tướng: Tiêm vắc xin miễn phí cho tồn dân, dứt khoát là như vậy, />
9


với tất cả những chủ thể khác nghĩa vụ đó là khơng can thiệp vào hoạt động của người đó
trong một phạm vi nhất định. Quyền riêng tư, chẳng hạn, đặt ra cho chúng ta nghĩa vụ

không được xâm phạm vào các hoạt động riêng tư của một người.
Ở Việt Nam, có nhiều sự tranh cãi từ báo đài quốc tế về việc hạn chế quyền tự do tơn
giáo, tín ngưỡng của người dân, cho rằng “Chính phủ Việt Nam tiếp tục có nhiều hình
thức can thiệp, hạn chế quyền tự do của các nhóm tơn giáo và các tín đồ” nhưng sự thật
có phải như họ đưa tin? Theo thống kê ở Việt Nam, tôn giáo với 95% dân số có đời sống
tín ngưỡng, tơn giáo, hơn 26,5 triệu tín đồ các tơn giáo (chiếm 27% dân số), hơn 58.000
chức sắc, 148.000 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự, 53 cơ sở đào tạo tôn giáo. 18 Như vậy có
thể thấy Việt Nam là một quốc gia với số lượng phong phú tơn giáo và tín ngưỡng, ngồi
ra Nhà nước ln tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của mọi người. Quyền thụ
động được thể hiện thông qua khoản 3 điều 24 Hiến pháp 2013 “Không ai được xâm
phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để vi phạm pháp
luật”19 và Nhà nước chỉ có quyền tơn trọng cũng như bảo hộ cho quyền tự do đó.
Một ví dụ điển hình khác cho quyền thụ động chính là về quyền sống, tại điều 19 Hiến
pháp 2013 đã nêu “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo
hộ. Khơng ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.20 Ngồi quy định nêu trên, quyền sống
hiện còn được bảo vệ qua một số điều khoản khác của Hiến pháp năm 2013 và trong một
số đạo luật như: Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2015, Luật Trẻ em năm 2016... và nhiều văn bản dưới luật. Có thể thấy Việt
Nam đã có những thay đổi để phù hợp, tương thích với cơng ước, luật quốc tế về quyền
con người. Về cơ bản, pháp luật Việt Nam đã đáp ứng những nguyên tắc cơ bản về nhân
quyền cụ thể là về quyền sống. Mặc dù hình phạt tử hình vẫn là vấn đề đi ngược lại
quyền con người nhưng Nhà nước đã từng bước hoàn thiện bằng cách giảm điều luật quy
18 Đại tá, TS Nguyễn Văn Bảy, Thực tiễn sinh động về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam,

/>
19 Khoản 3 điều 24 Hiến pháp 2013
20 Điều 19 Hiến pháp 2013
10



định hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự, cụ thể, từ 29 điều trong Bộ luật hình sự
1999 đến nay chỉ cịn 15 điều trong Bộ luật hình sự 2015. 21 Để phù hợp với quan điểm
của Liên hợp quốc, xu hướng chung trên thế giới và thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-TW
ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó
chủ trương từng bước hạn chế, giảm tối đa quy định hình phạt tử hình đối với các tội
phạm.22
Chương 3: Trách nhiệm của nhà nước trong việc tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền con
người
Luật nhân quyền quốc tế quy định các nghĩa vụ mà các quốc gia phải tôn trọng. Với việc
trở thành thành viên của các điều ước quốc tế, các quốc gia thực hiện các nghĩa vụ theo
luật quốc tế để tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con người. Cụ thể:
3.1 Sự tôn trọng của nhà nước đối với quyền con người
Nghĩa vụ tơn trọng có nghĩa là các quốc gia phải hạn chế can thiệp trực tiếp hoặc gian
tiếp vào việc hưởng thụ các quyền con người của chủ thể quyền. Nghĩa vụ tơn trọng, từ
góc độ trách nhiệm của nhà nước chủ yếu như đã nói là việc “kiềm chế” can thiệp. Các
cơ quan nhà nước không được ngăn một cá nhân khỏi quyền được hưởng giáo dục, không
được xét xử bất công, không được tra tấn hoặc đối xử vơ nhân đạo hoặc hạ nhục con
người.
Nhưng sẽ ln có một phần nhỏ quyền chủ động (positive rights) trong nghĩa vụ phải tôn
trọng ngay cả trong những quyền thụ động (negative rights) cơ bản nhất. Giả dụ như
trong quyền không bị tra tấn khơng chỉ địi hỏi sự tơn trọng (quyền thụ động) có thể mà
cịn địi hỏi phải có sự bảo vệ (quyền chủ động) như việc các thiết bị giám sát được thiết
lập trong các cơ sở giam giữ (điều này sẽ xâm phạm đến quyền riêng tư nhưng cần thiết
để đảm bảo chủ thể quyền không bị xâm phạm đến thân thể) hay việc luật sư và bác sĩ
21 Kỳ Sanh & Quỳnh Ly, Nội dung quyền sống được hiểu theo tinh thần Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị, />
22 TS. Vũ Công Giao, Khoa Luật - ĐHQG HN, Thực hiện quy định về quyền sống trong Hiến pháp năm 2013,

/>
11



được quyền tiếp cận với những người bị giam giữ,… Những điều đó chính là sự tơn trọng
nhân quyền nhưng lại dựa trên sự bảo vệ, can thiệp của chủ thể nhà nước để bảo vệ quyền
con người.
Ở Việt Nam, quyền con người được tôn trọng và bảo đảm bằng những điều, khoản ghi
trong Chương II, Hiến pháp năm 2013. Như tại khoản 1 điều 31 quy định “Người bị buộc
tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có
bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật”23 đây cũng là nguyên tắc hiến định và
là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự (Điều 13 Luật tố tụng hình
sự). Nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với khoản 2 điều 14 Công ước của Liên Hợp
Quốc về quyền dân sự và chính trị năm 1966. Theo đó, mọi người đều có quyền hưởng tự
do và an ninh cá nhân, không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. 24 Người bị cáo buộc là
phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi hành vi phạm tội của người đó
được chứng minh theo pháp luật. Suy đốn vơ tội là phản ánh sự tơn trọng của Nhà nước
với địa vị của cá nhân bất kỳ, đó cũng là tư tưởng tiến bộ trong việc bảo vệ quyền con
người.
3.2 Nhà nước thực hiện việc bảo vệ quyền con người
Nghĩa vụ bảo vệ đòi hỏi các quốc gia phải bảo vệ các cá nhân và nhóm chống lại các
hành vi vi phạm nhân quyền. Trụ cột đầu tiên của Các Nguyên tắc hướng dẫn về kinh
doanh và quyền con người (United Nations Guiding Principles on Business and Human
Rights) nhấn mạnh rằng nghĩa vụ bảo vệ quyền con người thuộc về nhà nước “Xây dựng
các biện pháp bảo vệ nhằm chống lại các hành vi xâm phạm quyền con người và cơ chế
để giải quyết vi phạm do doanh nghiệp gây nên. Đưa ra quy định rõ ràng về trách
nghiệm tôn trọng quyền con người của doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh, kể cả
trong phạm vi thẩm quyền lãnh thổ của mình cũng như ở các địa bàn kinh doanh khác
23 Khoản 1 điều 31 Hiến pháp 2013
24 GS.TSKH. Đào Trí Úc, Ngun tắc tơn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến
pháp mới,
/>cong_dan_theo_Hien_phap_moiall.html


12


trên toàn cầu.”25 Nghĩa vụ bảo vệ trước hết bao gồm việc ban hành các luật cơng bằng và
có hiệu lực thi hành nhằm bảo vệ cá nhân khỏi các vi phạm quyền, bao gồm cả hành vi
của các cá nhân khác.
Một ví dụ dễ hiểu và thực sự thường xuyên bị lãng quên là tầm quan trọng của pháp luật
hình sự bảo vệ các cá nhân khỏi các hành vi phạm tội của các cá nhân khác vừa là biện
pháp ngăn chặn cũng như khắc phục hậu quả một khi tội phạm đã được thực hiện. Các ví
dụ khác bao gồm việc có luật bảo vệ các cá nhân và nhóm cá nhân khỏi bị tịch thu tài sản,
khỏi bị bóc lột sức lao động, khỏi bị phân biệt đối xử trong việc tiếp cận giáo dục và
chăm sóc sức khỏe. Nhưng để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ thì các quốc gia có nghĩa vụ
thực hiện hành động để tích cực bảo vệ cá nhân khỏi những vi phạm từ các cá nhân khác
(kể cả pháp nhân). Các quốc gia phải ngăn chặn các bên thứ ba phá hủy chất lượng cuộc
sống mà quyền con người được thể hiện một cách hợp pháp. Và Luật nhân quyền quốc tế
yêu cầu các quốc gia phải thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn, điều tra, trừng
phạt và khắc phục các hành vi vi phạm nhân quyền thông qua các chính sách, pháp luật,
quy định và xét xử có hiệu lực.26
Trong thời đại người “kết nối” với người thơng qua mạng phát triển như hiện nay thì
khơng thể tránh khỏi việc quyền con người bị xâm phạm như bị đánh cắp thông tin cá
nhân; bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; bị vu khống, làm nhục,.. Chính vì vậy Luật An ninh
mạng thông qua tháng 6 năm 2018 giúp phòng ngừa, xử lý các hành vi xâm phạm tới
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Điều 17 Luật An ninh mạng 27 là
quy định tiến bộ, cụ thể hóa khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013, theo đó, “C ác quyền
con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận,
tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Qua đó, chủ thể quyền sẽ
khơng bị can thiệp vào quyền bảo đảm bí mật đời tư, gia đình, chỗ ở và thư tín. Tại điều
25 Nguyễn Văn Khơi, NXB Thanh Niên, Thực thi Các Nguyên Tắc Hướng Dẫn Về Kinh Doanh Và Quyền Con Người
/>

26 Kristina Touzenis, The Obligation to Respect - an Activity, />
27 Điều 17 Luật An ninh mạng 2018
13


29 luật này cũng quy định về việc bảo vệ trẻ em trên khơng gian mạng, vì trẻ em là đối
tượng dễ bị tổn thương trong xã hội nên lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và
các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn
chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm
phạm đến trẻ em, quyền trẻ em.28
3.3 Việc thúc đẩy quyền con người của nhà nước
Thúc đẩy có nghĩa là các quốc gia phải có hành động tích cực để tạo điều kiện cho việc
thụ hưởng các quyền cơ bản của con người. Theo luật nhân quyền quốc tế, nhà nước
khơng chỉ có nghĩa vụ ngăn chặn và khắc phục các hành vi vi phạm nhân quyền mà cịn
phải làm hết sức mình để nâng cao nhận thức về các quyền con người. Giáo dục về quyền
con người là một phần không thể thiếu trong các nhiệm vụ của nhà nước, các quốc gia
chịu trách nhiệm thúc đẩy văn hóa nhân quyền và ngăn cản những tư tưởng, hành động đi
ngược lại quyền con người bằng biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng
cũng như đảm bảo sự tiếp cận được phổ cập nhất với kiến thức và thông tin về các tiêu
chuẩn và nguyên tắc nhân quyền.
Các quốc gia cần đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có quyền truy cập thơng tin cơ bản
liên quan đến các quyền của họ; những thông tin này phải ln sẵn có và có thể truy cập
được trong các thư viện, trường học, văn phịng chính phủ và các tổ chức cơng cộng
khác. Ngồi ra, các quốc gia cần tích cực tham gia vào các chương trình nâng cao nhận
thức về quyền của phụ nữ đối với tài sản, đất đai và công bằng trong việc làm.
Với mục tiêu xây dựng một nhà nước nâng cao hệ thống pháp luật về quyền con người,
Việt Nam đã thông qua Hiến pháp năm 2013 với một chương riêng về "Quyền con người,
quyền và nghĩa vụ công dân" và nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan quyền con
người, đó đều là những nỗ lực hết sức có ý nghĩa, tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng cho
việc bảo đảm trên thực tế quyền con người, quyền công dân. 29 Bên cạnh đó, Nhà nước

28 Khoản 5 điều 29 Luật An ninh mạng 2018
29 Phạm Bình Minh, Việt Nam nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền của mọi người dân, />
14


ln nỗ lực củng cố, hồn thiện những quy định nhằm bảo đảm quyền kinh tế, xã hội,
chính trị cho nhóm người dễ bị tổn thương. Trong mùa dịch Covid-19, đời sống người
dân gặp rất nhiều khó khăn, dịch bệnh cũng khiến cho một số quyền của con người tạm
thời bị hạn chế như quyền tự do đi lại. Nhằm giúp đỡ người dân, Chính phủ đã đưa ra
nhiều biện pháp giải quyết hỗ trợ để đảm bảo an sinh xã hội, gần đây nhất là chính quyền
địa phương và lực lượng vũ trang TP Hồ Chí Minh đi chợ giúp dân góp phần bảo đảm
quyền về thực phẩm cho người dân

Tài liệu tham khảo
[1] GS.TS Nguyễn Đăng Dung, 2015, Khoa Luật – ĐHQG HN, Giáo trình Lý luận và pháp luật về
quyền con người
[2] ThS. Nguyễn Duy Quốc, 2014, Văn phòng Thành ủy Cần Thơ, Hiến pháp năm 2013 về quyền
con người, quyền cơ bản của công dân, />tintucid=208141

15


[3] Phạm Bình Minh, Việt Nam nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền của mọi người dân,
/>[4] GS.TSKH. Đào Trí Úc, Ngun tắc tơn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công
dân theo Hiến pháp mới, />_ve_quyen_con_nguoi_quyen_ cong_dan_theo_Hien_phap_moiall.html
[5] Nguyễn Văn Khôi, NXB Thanh Niên, Thực thi Các Nguyên Tắc Hướng Dẫn Về Kinh Doanh Và
Quyền Con Người />[6] Kỳ Sanh & Quỳnh Ly, Nội dung quyền sống được hiểu theo tinh thần Công ước quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị, />[7] TS. Vũ Công Giao, Khoa Luật - ĐHQG HN, Thực hiện quy định về quyền sống trong Hiến pháp
năm 2013,
/>_nam_2013all.html

[8] Văn Kiên, Thủ tướng: Tiêm vắc xin miễn phí cho tồn dân, dứt khoát là như vậy,
/>[9] Đại tá, TS Nguyễn Văn Bảy, Thực tiễn sinh động về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam, />[10] Stanford Encyclopedia of Philosophy, 2016, />[11] Kristina Touzenis, The Obligation to Respect - an Activity,
/>[12] Văn bản pháp luật: Hiến pháp 2013; Luật Giáo dục 2019; Luật An ninh mạng 2018
[13] Công ước quốc tế: Công ước quốc tế Các quyền kinh tế, xã hội và văn hố 1966; Cơng ước
Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR); Tun ngơn quốc tế nhân quyền 1948.

16



×