Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

giao duc tieu hoc cd dh KTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.1 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON

------

Môn: Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1

Giảng viên: Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên : Phạm Thị Huyền Trang
Lớp: Đại học Tiểu học C – K5

Năm học: 2017 - 2018
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN


Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp; Ngun tắc
chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH ).
 Nguyên tắc phát triển tư duy:
- Phân môn Tập đọc lớp 5 ( bài Hành trình của bầy ong, bài Mùa thảo quả)
+ Trong hoạt động tìm từ khó, HS được u cầu dùng bút chì gạch chân
dưới những từ khó, từ chưa rõ nghĩa. Sau đó trao đổi với bạn cùng bàn để
tìm hiểu nghĩa, hoặc dùng từ điển Tiếng Việt để tìm nghĩa thích hợp. Hoạt
động này giúp HS tư duy, tăng khả năng tìm tịi, học hỏi.
+ Trong hoạt động tìm hiểu bài, HS ln phải tư duy để tìm câu trả lời của
GV đưa ra.
- Phân môn Tập làm văn, lớp 5 (bài: Cấu tạo của bài văn tả người)
+ Trong hoạt động tìm hiểu bài “Hạng A Cháng” ,GV sử dụng hệ thống
các câu hỏi (câu hỏi phân tích, so sánh, khái qt, mở rộng..) giúp HS có
thể nắm rõ được cấu tạo của bài văn tả người; giúp HS khắc sâu, ghi nhớ


một cách tự nhiên.
+ Tuy nhiên, hệ thống câu hỏi chưa phong phú, mở rộng. Một số câu hỏi
còn chung chung, chưa rõ vấn đề trọng tâm.
- Phân môn Luyện từ và câu lớp 5 (bài Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường)
+ Trong hoạt động bài tập, HS được xem nhiều tranh ảnh về sông, suối, đồi,
khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, khu sản xuất; các clip về vườn quốc
gia. Từ đó, HS dần hình thành được vốn từ vựng về môi trường thông qua
tranh ảnh.
+ HS luôn được thảo luận nhóm để giải các bài tập.
+ Tuy nhiên ở phần xem clip, GV không đưa yêu cầu trước khi coi clip, nên
khi xem xong, HS sẽ gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi của GV.
- Phân môn Học vần lớp 1( bài ôn – ơn)
+ Trong hoạt động với vần mới, tiếng khóa, HS tư duy để ghép vần, ghép
tiếng vào bảng cài; sau đó đánh vần, đọc trơn.
+ Trong hoạt động với từ khóa, từ ứng dụng , HS được xem tranh ảnh, clip
có nội dung chứa từ khóa, từ ứng dụng. HS coi và tư duy để tìm từ khóa, từ
ứng dụng ẩn chứa sau đoạn clip và luyện đọc.
+ Tuy nhiên, ở phần tìm tiếng chứa vần vừa được học trong từ ứng dụng,
trong từ “khơn lớn”, GV bỏ sót vần “ơn”, chỉ nhận xét vần “ôn”.
 Nguyên tắc giao tiếp:
- Phân môn Tập đọc:
+ Trong hoạt động luyện đọc, HS được lắng nghe bạn đọc và đọc thầm để
phát hiện lỗi phát âm, dấu câu, lỗi ngắt nghỉ. HS được luyện đọc diễn cảm
nhiều. Hoạt động này giúp HS luyện được kĩ năng nghe, đọc tốt.
+ Trong hoạt động giải nghĩa từ khó, HS được thảo luận và tự giải thích
nghĩa trước lớp theo cách hiểu của bản thân. Hoặc khi gặp câu hỏi mở rộng,


HS dùng lời nói của mình để trả lời câu hỏi. Hoạt động này kích thích giúp
HS phát triển kĩ năng nói.

- Phân mơn Tập làm văn:
+ HS được rèn cách viết dàn bài chung, viết văn , sử dụng câu từ phù hợp
ngữ cảnh.
+ Tuy nhiên, hệ thống câu hỏi chưa mở rộng nên kĩ năng nói và khả năng
liên hệ thực tế của các em còn hạn chế.
- Phân môn Luyện từ và câu
+ Trong hoạt động bài tập, GV sử dụng thêm nhiều câu hỏi mở rộng ( ví dụ:
Di tích lịch sử là gì? Danh lam thắng cảnh là gì? VSV là gì?... ); yêu cầu
giải thích nghĩa của các cụm từ (khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên
nhiên..) , hoạt động này giúp HS được trả lời theo ý của bản thân, giúp phát
triển khả năng nói.
- Phân mơn Học vần
+ Trong hoạt động cho HS luyện đọc với vần mới, tiếng khóa, từ khóa; GV
cho HS đọc theo từng khu vực bất kỳ (ví dụ: nhóm 1, 3 bàn bắt đầu từ bạn
Lan,…). Hoạt động này, HS sẽ phải luôn chăm chú lắng nghe cơ giảng bài;
qua đó rèn kĩ năng đọc tốt, trôi chảy.
+ HS được rèn kĩ năng viết thông qua luyện viết bảng con, vở tập viết.
 Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ tiếng việt vốn có của HSTH
- Phân mơn Tập đọc:
+ HS tích cực tham gia các hoạt động do GV tổ chức như thảo luận nhóm,
đọc diễn cảm…
+ GV cũng chú ý đến trình độ của HS trong lớp, vì lớp đọc tốt nên GV
thường chú trọng khắc sâu kiến thức, tìm hiểu nội dung bài học.
+ Tuy nhiên, cịn chú trọng vơ HS khá giỏi nên HS trung bình ít được quan
tâm. (ví dụ như: Trong hoạt động luyện đọc, tìm hiểu bài, chủ yếu HS khá
giỏi trả lời. HS trung bình thường im lặng, khơng giơ tay phát biểu. GV cũng
không chú ý nhiều. )
- Phân môn Tập làm văn:
+ HS tích cực
+ GV sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt vào dàn bài chung còn chưa rõ nên

HS chưa thực sự nắm rõ được cấu tạo của bài văn tả người; nên trong hoạt
động viết dàn bài, HS cịn lúng túng, thiếu sót nhiều phần.
- Phân mơn Luyện từ và câu:
+ HS tích cực tham gia các hoạt động của GV yêu cầu.
- Phân môn Học vần
+ HS tích cực
+ GV sử dụng từ ngữ khi giảng bài gần gũi với HS.


Đánh giá các tiết dạy Tiếng Việt theo tiêu chí của một tiết dạy tích
cực:
 Tiêu chí 1: Mọi HS đều tham gia hoạt động.
- Phân môn Tập đọc:
+ Trong hoạt động KTBC, GV sử dụng các bài tập khác nhau để kiểm tra
kiến thức, HS dùng hoa xoay để trả lời câu hỏi của GV.
+ Trong hoạt động luyện đọc, HS được đọc nhiều, đọc thầm để phát hiện
lỗi phát âm, ngắt nghỉ, dấu câu khi lắng nghe bạn đọc.
+ Trong hoạt động tìm từ khó, HS cả lớp đều phải dùng bút chì để gạch
chân dưới những từ khó, từ chưa hiểu; sau đó hoạt động nhóm để giải
nghĩa.
+ Tuy nhiên trong phần trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung thường chú
trọng đến HS khá, giỏi.
- Phân môn Tập làm văn:
+ HS cả lớp phải lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người thân trong gia
đình tại lớp.
+ Tuy nhiên, HS trả lời các câu hỏi của GV đưa ra còn đơn lẻ, chú trọng
nhiều vào HS khá, giỏi.
- Phân môn Luyện từ và câu:
+ HS được thảo luận nhóm, làm bài tập vào vở.
+ HS đều được quan sát tranh ảnh, coi clip và cùng giải các bài tập, trả lời

yêu cầu của GV.
- Phân môn Học vần:
+ HS cả lớp đều thực hiện các hoạt động dùng bảng cài, luyện đọc, luyện
viết.
 Tiêu chí 2: Tự HS sản sinh ra tri thức
- Phân môn Tập đọc:
+ GV sử dụng các câu hỏi dẫn dắt, HS tự tìm hiểu được nội dung của bài
Tập đọc.
+ Qua bài tập đọc, HS tự rút ra được bài học, lời khuyên cho bản thân.
- Phân môn Tập làm văn:
+ Sau khi trả lời các câu hỏi của GV trong bài “Hạng A Cháng”, HS tự
rút ra được dàn bài chung của bài văn tả người.
+ Tuy nhiên, do hệ thống câu hỏi của GV một số chỗ còn hơi chung
chung và chưa rõ nên HS chưa nắm kĩ được cấu tạo của bài văn tả người.
- Phân môn Luyện từ và câu:
+ Sau khi quan sát các bức tranh, clip do GV đưa ra, HS có thể tự mở
rộng vốn từ về mơi trường.
 Tiêu chí 3: Khơng khí lớp học sinh động, vui vẻ, thoải mái:
- Hầu như các tiết học đều vui vẻ, thoải mái. GV thân thiện, HS tích cực.


-

Trừ một vài tiết, có lẽ do GV nhắc bài trước nên HS trả lời cịn hơi gượng
ép, khơng khí lớp học không được tự nhiên.
Yêu cầu 2:
- Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các
tiết dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học.
- Thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp
khắc phục (nếu thấy bất cập).

 Các băn khoăn, thắc mắc:
1. Trong các tiết dạy thường, hoạt động KTBC chỉ có 1 HS lên bảng, HS
cịn lại đặt câu hỏi. Vậy có nhất thiết phải kiểm tra bài cũ hết tất cả HS
hay không?
2. Làm sao để dạy 1 tiết Tập đọc đầy đủ quy trình mà thời gian vẫn đảm
bảo. ? (Vì em đi hội giảng, các tiết Tập đọc đủ quy trình đều 40 phút).
3. Hầu như các tiết dạy mẫu, hội giảng mới phong phú, đa dạng, đầy đủ quy
trình. Cịn các tiết dạy thường ở trên lớp, GV thường bỏ qua nhiều bước,
HS cũng ít tích cực hơn.
4. Trong suốt thời gian thực tập, em chưa được dự tiết chính tả nào.
5. Trong các tiết hội giảng, hầu như GV đều nhắc trước bài cho HS. Vậy
nếu không gài kiến thức trước, liệu tiết dạy đó có đủ thời gian và khắc
sâu đủ kiến thức, HS hiểu bài hay khơng.?
6. Cách trình bày bảng khi dùng powerpoint như thế nào ?
7. Khi luyện tập viết dàn bài chung tả người thân trong gia đình, có 2 HS
làm bảng lớn, HS còn lại làm nháp. Khi nhận xét, GV chỉ nhận xét bài
trên bảng, không kiểm tra bài làm nháp của HS.
 Thử đưa ra lí giải hoặc đề xuất ý tưởng, giải pháp.
1. Theo em, KTBC là không cần thiết. Ta có thể lồng việc KTBC trong khi
dạy bài mới. Như thế các em sẽ hiểu được sự liên hệ của kiến thức cũ và
kiến thức mới. Như vậy sẽ giúp các em nhớ được kiến thức lâu hơn.
2. Theo em, tùy vào trình độ của HS mà sẽ có kế hoạch giảng dạy phù hợp.
Ví dụ: lớp đọc khá tốt, vậy nên bớt thời gian đọc, tập trung vào những
phần HS chưa tốt, cần khắc sâu kiến thức. Như vậy mình sẽ điều chỉnh
được thời gian phù hợp cho mỗi hoạt động, sẽ đảm bảo được thời gian.
3. Theo em, vì GV hiểu rõ trình độ, học lực của lớp mình nên có thể bỏ qua
1 số bước; chủ yếu tập trung vào những phần chính, phần HS chưa tốt để
giúp HS học tiến bộ hơn.
4. Vì thời gian kiến tập vào trúng hội thi hội giảng cấp trường, nên việc
giảng dạy của GV bị gián đoạn. Khi về lớp, GV chủ yếu chạy bài cho HS

nên phần Chính tả khơng được quan tâm nhiều. HS về nhà tự chép phần
Chính tả đoạn bài vào vở, hơm sau GV sẽ kiểm tra.


5. Theo em, với thời gian 35 phút, GV không nhắc bài trước cho HS thì có
thể HS sẽ chậm hiểu bài hơn, việc khắc sâu kiến thức cho HS sẽ mất
nhiều thời gian, thời gian không đảm bảo.
6. Theo em, nếu như dùng powerpoint với tác dụng là hỗ trợ việc giảng dạy
( như hình, clip..) thì vẫn phải viết thứ, ngày, tháng, năm và tên bài rõ
ràng lên bảng.
Nếu dùng powerpoint để giảng dạy trực tiếp thì khơng cần viết lên bảng.
Nhưng phải viết lên từng slide (thứ, ngày, tháng, năm; tên bài).
7. Theo em, GV nên sử dụng phiểu học tập. Khi HS làm bài xong, GV sẽ
thu phiếu về để chấm. Như vậy sẽ biết được các em làm đúng, sai như thế
nào; cần chỉnh sửa những gì cho các em. Thơng qua đó cũng biết được
tiết dạy của mình đã khắc sâu được kiến thức cho các em hay chưa.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×