Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

de cuong phuong phap day hoc toan o tieu hoc 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.53 KB, 9 trang )

1) Các bước dạy trong phạm vi 10:
Bc1: lập số.( giáo viên sử dụng các phương tiện trực quan: thêm 1 vào số
vừa học trước đó để tạo thành số mới.)
Bc2: giới thiệu chữ số.( nêu cách viết số bằng chữ số)
Bc3: giúp trẻ nhận biết về thứ tự của số.
Bc4: luyện tập. ( theo nội dung 3 bước trên)
Ví dụ: dạy bài “ số 6”.
Bc1: GV dùng trực quan để giúp HS nêu.
+ có 5 em bé, thêm 1 em bé là sáu em bé.
+ có 5 chấm trịn thêm 1 chấm tròn là sáu chấm tròn.
- Cho HS nhắc lại: “ có sáu em bé ( chấm trịn)”.
- GV chốt lại: “ các nhóm này đều có số lượng là sáu”.
Bc2: GV nêu : “ số sáu được viết bằng chữ số 6”.
- GV giới thiệu chữ số 6 in, chữ số 6 viết.
- GV giơ tấm bìa có chữ số 6 cho HS đọc : “ sáu”.
Bc3: cho HS đếm xuôi ( ngược): 1, 2, 3, 4, 5, 6 (6, 5, 4, 3, 2, 1).
- Cho HS nêu : số 6 đứng liền sau số 5, hay : số 6 liền sau số 5.
Bc4: luyện tập.
- Viết chữ số, chẳng hạn:
- Đếm và điền số vào các hình vẽ, chẳng hạn :
Đếm số bơng hoa
có 6 bơng điền 6 vào ô trống.
- Đếm xuôi đếm ngược ( kết hợp điền số cịn thiếu vào dãy ơ trống), chẳng
hạn:
1
6

2

6
1



- So sánh số ( và điền dấu > < = ), chẳng hạn:
6 .... 5 6 ... 2
4 ... 6
3 ... 5
2) Để dạy phép cộng trừ ko nhớ ở lớp 1 ta có thể tiến hành theo các bước:
Bc1: thao tác trên que tính.
Bc2: ghi lại trong bảng.
Bc3: hướng dẫn kỹ thuật làm tính.
Ví dụ: 35 + 24 = ?
Bc1: thao tác trên que tính:
- 5 que và 4 que là 9 que.
- 3 bó và 2 bó là 5 bó.
Bc2: ghi lại trong bảng:


5 bó và 9 que hay 5 chục và 9 đơn vị là 59.
Chục
Đơn vị
3
5
+
2
4
5
9
Bc3: hướng dẫn kỹ thuật làm tính:
- Đặt tính : viết 35, rồi viết 24 sao cho số đơn vị ( chục) thẳng với số đơn
vị ( chục). Gạch ngang, viết dấu +.
- Tính : tính từ phải sang trái ( theo từng cột ):

35
+
24
59
Nói : “ 5 + 4 = 9
3 + 2 = 5”.
3) Để xây dựng khái niệm ban đầu về phép nhân ở lớp 2 ta có thể tiến
hành theo các bước:
Bc1: dùng trực quan để nêu phép cộng các số bằng nhau.
Chẳng hạn : 2 +2+2+2+2 = 10
Bc2: nhận xét:
- Có 5 số hạng.
- Mỗi số hạng đều bằng 2.
Bc3: viết gọn lại thành phép nhân : 2 * 5 = 10
Dấu * là dấu “ nhân” ( đọc là : 2 nhân 5 hoặc 2 được lấy 5 lần).
Bc4: luyện tập viết phép cộng các số bằng nhau thành phép nhân :
4+4=8 suy ra 4* 2= 8; 5+5+5= 15 suy ra 5* 3= 15;...
4) Để dạy phép cộng có nhớ ở lớp 2 ta có thể tiến hành theo các bước:


Bc1: thao tác trên que tính.
- 7 que và 3 que là 10 que, bó lại thành 1 chục que.
- 4 bó với 2 bó là 6 bó , thêm 1 bó nữa là 7 bó.
- 7 bó và 2 que là 72.
Bc2: hướng dẫn kỹ thuật làm tính:
- Đặt tính:viết số sao cho hàng chục thẳng hàng chục hàng đơn vị thẳng
hàng đơn vị. Gạch ngang, viết dấu.
Viết 47, rồi viết 25 sao cho số đơn vị ( chục) thẳng cột với số đơn vị
( chục). Gạch ngang, viết dấu +.
- Tính: từ phải sang trái. (theo cột)

47
+
25
72
Nói: “7 + 5 = 12, viết 2, nhớ 1
4 + 2 = 6, thêm 1 là 7, viết 7”.
5) Để dạy một đơn vị đo đầu tiên của một đại lượng ta có thể tiến hành
theo những bước sau :
Bc1: giới thiệu đại lượng mới.
Bc2: nêu sự cần thiết phải có đơn vị đo.
Bc3: giới thiệu đơn vị đo
Bc4: luyện tập.
Ví dụ:
Bc1: cho HS so sánh trực tiếp hai sự vật theo một thuộc tính đặc trưng cho
đại lượng cần học. Chẳng hạn, GV cho HS so sánh hai vật như: que tính với
cái thước, cây viết mực và cây viết chì,...để xem vật nào dài hơn hay ngắn
hơn hay bằng nhau. Cách so sánh là áp sát hai vật cho một đầu trùng với


nhau rồi quan sát đầu bên kia và nói: “ cây thước dài hơn que tính”, “ bút
mực dài bằng bút chì”...
Bc2: nêu sự cần thiết phải có đơn vị đo:
- GV nêu vấn đề không phải lúc nào cũng so sánh trực tiếp như vậy được.
Chẳng hạn không thể áp sát cái trụ điện vào cột cờ, áp sát cây tre vào cột
nhà,..
- Do đó cần có cách so sánh dán tiếp qua một vật trung gian thứ ba.chẳng
hạn muốn so sánh độ dài cạnh bảng và độ dài cạnh bàn ta dùng một thanh
gỗ:
Đo dộ dài cạnh bảng được ba thanh gỗ
Đo độ dài cạnh bàn được hai thanh gỗ đó.

Ta kết luận cạnh bảng dài hơn cạnh bàn.
Do đó cần có vật trung gian chung cho mọi vất đề đo đạc. Đó chính là
các đơn vị đo như: xăng – ti- mét, mét, ...
Bc3: giới thiệu đơn vị đo:
- Khi học về xăng-ti-mét, GV chỉ trên thước có vạch xăng-ti-mét, và giới
thiệu với HS: “ thước đo gồm có các vạch dài có ghi số 0,1,2,3.... Xăngti-mét là chiếu dài của đoạn thẳng nằm giữa hai vạch dài liền nhau.” Sau
đó, GV cho cả lớp lấy đầu bút chì di di, di lại lên đoạn thẳng một xăng-timét vẽ trong sách giáo khoa, miệng nói đồng thanh: “ một xăng-ti-mét”.
- Tiếp theo, GV giới thiệu kí hiệu của đơn vị. Chẳng hạn: “ viết đầy đủ
xăng-ti-mét thì quá dài, do đó ta viết tắt xăng-ti-mét là cm (âm cờ liền với
âm mờ)”. GV ghi to lên bảng lí hiệu cm rồi cho HS đọc cá nhân, đọc
đồng thanh vài lần.
Bc4: luyện tập:
Cho HS tập đọc và viết các danh số có đơn vị mới, tập đo đạc theo đơn vị
mới, so sánh và làm tính với các số đo có đơn vị mới...
6) Để dạy một bài bảng đơn vị đo lường ta có thể tiến hành theo các bước:
Bc1: cho HS nhắc lại tất cả các đơn vị đo đã học theo một thứ tự xác
định.( từ nhỏ đến lớn hoặc từ lớn về nhỏ). Để ghi vào bảng.
Bc2: cho HS so sánh giá trị hai đơn vị liền nhau để khái quát hóa rút
ra nhận xét chung vế mối quan hệ giữa hai đơn vị liên tiếp trong bảng.


Bc3: luyện tập đọc, viết, đổi đơn vị, so sánh và làm tính,... đối với các
danh số.
7) Các bước khi dạy hình thành biểu tượng về các hình học:
Bc1: tổ chức cho HS hoạt động trên vật thật hoặc mô hình trực quan
để HS biết được một số đặc điểm của đối tượng.
Bc2: bước đầu trừu tượng hóa bằng cách vẽ lại đối tượng và mơ tả đặc
điểm trên hình vẽ.
Bc3:
- Tiếp tục trừu tượng hóa, khái quát hóa bằng lời ( hoặc kí hiệu) các đăc

điểm.
- Đánh dấu đối tượng bằng thuật ngữ (tên gọi).
Bc4: củng cố qua vận dụng:
- Tìm ví dụ minh họa.
- Nhận dạng ( để lựa chọn) đối tượng trong một tập hợp ( có loại đối tượng
khác xen lẫn).
- Tập vẽ hình, tạo hình ( cắt, ghép, gấp hình) vv
Ví dụ: bài giới thiệu hình bình hành:
Bc1: GV và HS cùng lấy bộ đồ lắp ghép kĩ thuật lớp 4 để lắp ghép một
hình chữ nhật, sau đó “ xơ lệch” đi để có một hình mới. GV cho HS quan
sát ( hoặc đo đạc) để nêu nhận xét “ tứ giác này có hai cặp cạnh đối diện
song song và bằng nhau”.
Bc2: GV ( và cả HS thì càng tốt) vẽ hình trên lưới ô vuông như SGK rồi
hỏi để HS nêu ba ý ( có gạch đầu dịng) ở SGK.
Bc3: GV nêu : “ tứ giác ABCD là hình bình hành” và vẽ riêng hình bình
hành ABCD .
Cho HS nhắc lại ba ý trên và tính chất của hình bình hành (in đậm) ở
SGK.
Bc4: cho HS nêu ví dụ về hình bình hành trong thực tế ( hoặc chọn hình
bình hành trong bộ đồ dùng học toán 4 giơ lên.)
Cho HS giải bài 1, 2, 3 trong SGK, với các lưu ý sau:


- ở bài 1 , yêu cầu HS giải thích lý do chọn hoặc ko chọn.
- ở bài 2 cần yêu cầu HS nêu lại tính chất vừa học trên hình MNPQ.
- ở bài 3 cần yêu cầu học sinh dựa vào tính chất vừa học để vẽ thêm đoạn
thẳng.
8) quy tắc so sánh hai phân số cùng mẫu số:
- phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.
Vd:

- Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
Vd:
- Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
Vd:
- Nếu tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1.
Vd:
- Nếu tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.
Vd:
9) Quy tắc so sánh hai phân số khác mẫu số:
Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân
số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.
Vd:
- Những cách so sánh phân số khác mẫu số ngoài sgk lớp 4 là:
+ PP bắc cầu ( so sánh với số trung gian)
__Phân số thứ nhất có tử số bé hơn mẫu số và ở phân số thứ hai có tử số
lớn hơn mẫu số thì ta cùng so sánh 2 phân số đó với số trung gian là 1.
__Tử số của phân số thứ nhất bé hơn tử số của phân số thứ hai mà mẫu
số của phân số thứ nhất lại lớn hơn mẫu số của phân số thứ 2 thì ta so
sánh với phân số trung gian là phân số có tử số bằng tử số của phân số
thứ nhất ( tử số bé hơn), có mẫu số bằng mẫu số của phân số thứ hai
( mẫu số bé hơn)


Ví dụ : So sánh 2 phân số 13/27 và 14/25 ta làm như sau :
Vì 13/27 < 13/25 và 13/25< 14/25 nên 13/27 < 14/25
+ PP phần bù .
__Nhận thấy mãu số > tử số và hiệu của mẫu số với tử số của tất cả các
phân số đều bằng nhau thì ta tìm phần bù với 1 .
__Nhận thấy phân số thứ nhất a/b có b = a x q + c và p/s thứ hai m/n có n
= m x q + c thì ta tìm phần bù với 1/q.

+ PP phần thừa.
__Nhận thấy tử số > mẫu số và hiệu của tử số với mẫu số của tất cả các
phân số đều bằng nhau thì ta tìm phần thừa với 1 .
__Nhận thấy ở tất cả các phân số mà tử số > mẫu số và lấy tử số chia cho
mẫu số đều có thương bằng nhau và số dư bằng nhau .
+ PP rút gọn
__Khi ta thấy các p/s cần so sánh chưa tối giản và giữa tử số và mẫu số
các p/s đó có đặc điểm gần giống nhau .
+ PP thực hiện phép chia
__Khi thấy các phân số đó khơng có các mối liên hệ ở các trường hợp
nêu trên .
__ Khi đề bài chỉ yêu cầu điền đúng sai dưới dạng trắc nghiệm mà khơng
cần giải thích gì thêm thì ta sử dụng phương pháp này để đỡ tốn thời gian
.Ví dụ : so sánh 2 p/s 3/7 và 4/11 ta làm như sau :
Ta có 3/7:4/11 = 33/28 Vì 33/28> 1 nên 3/7 > 4/11
10)
Để dạy các phép tính trên số thập phân ta có thể tiến hành
như sau:
Bc1: nêu một bài tốn đơn có số liệu là số đo độ dài ( diện tích hoặc khối
lượng) để dẫn tới phép tính với số thập phân.
Bc2: chuyển các phép tính với số thập phân thành các phép tính đối với
số tự nhiên bằng cách đổi đơn vị từ lớn sang nhỏ ( hoặc về các biên pháp
tính đã học) để tìm kết quả.
Bc3: đổi kết quả trở lại vị trí ban đầu.
Bc4: so sánh và phân tích kết quả để rút ra kết luận.


VD: dạy cộng số thập phân:
Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m và đoạn thẳng BC
dài 2,45m. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét ?

Ta phải thực hiện phép cộng:
1,84 + 2,45 = ? (m)
Ta có:

1,84m = 184cm

2,45m
m

2,45m = 245cm
184

C

1,84 m

+
245

A

B

429 (cm)
429 cm = 4,29 m

Vậy : 1,84 + 2,45 = 4,29 (m).
11) Việc xây dựng diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông ở lớp 3
đc tiến hành như sau :
- Diện tích hình chữ nhật:

+ chia hình chữ nhật thành các ô vuông 1cm2 chẳng hạn ( với các cạnh
hình chữ nhật là số nguyên xăng-ti-mét).
+ dựa vào phép nhân để tính tốn bộ số ơ vng 1cm2 của hình, tức là
tính diện tích của hình chữ nhật. từ đó lập mối liên hệ giữa số đo diện tích
với sơ đo chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật.
+ nêu quy tắc tổng qt.
- Diện tích hình vng:
Coi hình vng là hình chữ nhật đặc biệt mà chiều dài bằng chiều rộng để
tính diện tích một hình vng đã cho biết độ dài của cạnh, chẳng hạn
3cm và 3cm.


Nêu quy tắc tổng quát.
12) Để xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật, hình vng ta có
thể tiến hành như sau:
- xuất phát từ cách tính trực tiếp đã học từ lớp 2, chẳng hạn:
+ chu vi hình chữ nhật ( có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm) là:
4 + 3 + 4 + 3 = 14 (cm)
+ chu vi hình vng ( cạnh dài 3cm) là : 3 + 3+ 3+ 3 = 12 (cm)
- Sau đó biến đổi : 4 + 3 +4 +3 = (4 + 3 ) * 2 và 3 + 3 + 3 +3 = 3 * 4.
- Từ các biểu thức ( 4 + 3 ) * 2 và 3 * 4, tổng qt hóa bằng quy tắc tính
chu vi.
- Lên lớp 4, HS mới được học về các biểu thức có chứa chữ. Lúc này ta
mới nêu cơng thức tổng quát: P = ( a + b ) * 2 và P = a * 4 ( a và b có
cùng đơn vị đo).



×