Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

trần thị ngọc mến giai phap ung dụng cntt qua trò choi trong dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 27 trang )

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
I. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................... 1
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................... 2
III. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 2
B. NỘI DUNG ...................................................................................................... 2
I. Thực trạng chung .......................................................................................... 2
II. Nội dung ......................................................................................................... 4
1. Thứ nhất: Khai thác và sử dụng trang thiết bị, phương tiện hiện đại cần thiết.
......................................................................................................................... 5
2. Thứ hai: Đảm bảo một số nguyên tắc chung khi thiết kế bài giảng ............... 5
3. Thứ ba: Thiết kế, chọn lọc nội dung thích hợp cho các trang slide trong bài
giảng ...................................................................................................................... 6
4. Thứ tư: Kết hợp hài hịa, linh hoạt giữa trình chiếu slide với hoạt động giảng
dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh ................................................. 6
5. Thứ năm: Lồng ghép tổ chức trò chơi, sử dụng phần mềm vui học trong hoạt
động củng cố, vận dụng, mở rộng giải thích hiện tượng thực tế. ......................... 7
6. Thứ sáu: Luôn không ngừng học hỏi, trau dồi nâng cao kiến thức, trình độ
chun mơn dưới mọi hình thức ......................................................................... 16
III. Kết quả ......................................................................................................... 17
C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 24
I. Kết luận ........................................................................................................ 24
II. Kiến nghị ...................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 26


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Nước ta sớm nhận thức được vai trị to lớn của cơng nghệ thông tin, việc ứng
dụng phát triển lĩnh vực này trong giáo dục đặc biệt được chú trọng và khai thác
triệt để. Đặc biệt là ứng dụng vào việc soạn giảng bằng các giáo án điện tử. Hiệu


quả mang lại không chỉ là cung cấp cho các em những kiến thức, kỹ năng cơ bản
cần thiết, mà còn giúp các em có thể vận dụng, tìm tịi, mở rộng kiến thức.
Việc dạy học bằng giáo án điện tử đến nay khơng cịn mới mẻ, nhưng
nhiều giáo viên cịn e dè, ngại ngần khi thiết kế giáo án, còn sử dụng máy móc,
thụ động. Đơi khi giáo viên chỉ tải giáo án điện tử xuống rồi giảng dạy mà
không soạn giáo án điện tử với nội dung kiến thức phù hợp đối tượng học sinh
của mình,… Cũng có thể là do nhiều giáo viên đã ăn sâu cách dạy học truyền
thống, ngại đổi mới, bên cạnh đó trình độ tin học trong giáo viên chưa đồng đều.
Trước những khó khăn, thách thức, nếu người giáo viên không tâm huyết với
nghề, không có sự nỗ lực, đầu tư thời gian, cơng sức, khơng có sự sáng tạo thì
các hoạt động giảng dạy thơng qua giáo án điện tử khơng thể có hiệu quả và đạt
chất lượng như mong muốn.
Trong những năm vừa qua, Ban Giám Hiệu trường THCS Long Trường
và các cấp lãnh đạo quan tâm rất nhiều đến các hoạt động đổi mới giảng dạy của
giáo viên. Các thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy được đầu tư tương đối đầy đủ.
Các lớp tập huấn, các hoạt động nhằm hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào đổi mới phương pháp dạy học được triển khai cụ thể. Vật lý là môn học mới
với các em học sinh khối 6. Việc tìm hiểu, nhận thức và vận dụng được kiến
thức vật lý cần có sự cố gắng rất nhiều từ phía các em. Song giáo viên giảng dạy
cần có sự đầu tư về thời gian, trí tuệ để lựa chọn được những phương pháp dạy
học phù hợp nhất với mỗi đối tượng học sinh. Rất nhiều bài giảng giáo viên đã
sử dụng máy tính bàn, Laptop thiết kế giáo án điện tử, mô phỏng các hiện tượng
vật lý, các thí nghiệm ảo trong các chủ đề làm sinh động phong phú hơn bài
giảng, thu hút sự tập trung, kích thích sự tị mị tìm hiểu kiến thức của học sinh.
Bên cạnh đó cũng tồn tại một vài bài giảng điện tử chưa thực sự được đầu tư,
chưa phát huy các tác dụng nổi bật của nó. Giáo viên khi dạy thì lại đọc lại
những nội dung đã có sẵn trong giáo án, khơng có những tình huống, câu hỏi gợi
mở kích thích tinh thần tìm hiểu học tập của học sinh. Kết quả là bài dạy của
giáo viên đúng tiết, đúng phân phối chương trình nhưng bản thân mỗi học sinh
thì chưa hiểu, chưa tiếp thu những gì mình vừa được học, có cảm giác mơ hồ về

kiến thức, kéo theo tình trạng chán học, từ chối tiếp thu kiến thức. Đây cũng là
một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng bộ mơn ở lớp 6 chưa cao.
Có thể nói: Sử dụng giáo án điện tử khi dạy học là phương pháp dạy học
sáng tạo, là xu thế của thời đại vì nó phát huy được tính tích cực, chủ động của
người học nhờ quá trình tương tác giữa người dạy, người học, nội dung dạy học
và phương tiện dạy học. Do vậy, việc sáng tạo đổi mới trong khi soạn giảng giáo
án điện tử của giáo viên là rất cần thiết. Bởi giáo án điện tử được xem là công cụ


2

hỗ trợ đắc lực cho giáo viên góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng
giáo dục.
Hiện nay, mục tiêu giáo dục của nước ta là lấy học sinh làm trung tâm,
dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Vậy để
phát huy hiệu quả khi sử dụng giáo án điện tử trong dạy học thì mỗi giáo viên
cần có sự đầu tư nghiên cứu và chú trọng khai thác. Với vai trò là người truyền
thụ tri thức, tôi luôn khẳng định đây là vấn đề cần thiết, thường xuyên và phải
luôn thực hiện trong mỗi tiết dạy của mình để hồn thành tốt nhiệm vụ được
giao. Vì vậy tơi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp sử dụng giáo án điện tử
phát huy tính tích cực chủ động, khả năng sáng tạo và vận dụng kiến thức
vật lý của học sinh lớp 6”.
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Học sinh khối 6 trường THCS Long Trường số 1292 đường Nguyễn Duy
Trinh – khu phố Ông Nhiêu – phường Long Trường – Thành Phố Thủ Đức – Tp.
Hồ Chí Minh.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Tháng 9 năm học 2020 – 2021 đến khi
kết thúc năm học.
- Thông qua việc giảng dạy bằng giáo án điện tử đưa ra được những giải
pháp giúp phát huy được tích tích cực, chủ động trong học tập cũng như khả

năng sáng tạo, vận dụng kiến thức của học sinh. Góp phần cải thiện chất lượng
bộ môn, đẩy mạnh phong trào ứng dụng bài giảng điện tử trong nhà trường.
III. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp đặt vấn đề, liên hệ thực tế, điều tra (thăm dò).
- Phương pháp quan sát thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, giải quyết tình huống, đúc rút kinh nghiệm.
B. NỘI DUNG
I. Thực trạng chung
Nhà trường nằm ở vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa với điều kiện
dân trí thấp, điều kiện học tập và giao lưu cịn khó khăn. Giáo viên có kinh
nghiệm giảng dạy bằng giáo án điện tử trong các tiết chưa phát huy hết tác dụng
như mong muốn. Tuy vậy, từng bước trường THCS Long Trường cơ bản được
trang bị hệ thống cơ sở vật chất khang trang, khá đủ tiện nghi phục vụ cho việc
dạy và học của giáo viên và học sinh.
Năm học 2020 – 2021 nhờ sự ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ giữa nhà trường và
quý phụ huynh học sinh trường đã trang bị được 100% các phịng học đều có
màn hình Tivi phục vụ cho việc giảng dạy bằng giáo án điện tử của giáo viên.
Phong trào dạy học bằng giáo án điện tử ở trường THCS Long Trường được sự
ủng hộ của tất cả giáo viên, sự hưởng ứng phối hợp của các em học sinh và sự


3

hỗ trợ của phụ huynh học sinh bước đầu đã có sự phát triển mạnh mẽ, rộng lớn.
Bản thân tơi tăng cường phương pháp dạy học này và ngày càng thành thạo, chất
lượng giáo án điện tử ngày càng được nâng cao và cải thiện cho phù hợp qua
mỗi năm học. Đảm nhận công tác giảng dạy Vật lý 6, tơi nhận thấy đó là vinh
dự, trách nhiệm lớn lao, là cơ hội lớn cho tôi phát triển chuyên môn thật hiệu
quả. Do đó tơi ln nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc. Đứng lớp với

niềm say mê yêu nghề, yêu học sinh, giảng dạy các em trên tinh thần hướng dẫn,
trao đổi, chia sẻ kiến thức và nghiêm túc cùng nhau học tập.
Trước tình hình dịch bệnh Sar-covid 2 hiện nay diễn biến phức tạp ở nước
ta, phương án dạy học trên internet được triển khai áp dụng phổ biến không
riêng ở Thành phố Thủ Đức mà trong cả nước. Việc soạn giáo án điện tử phục
vụ giảng dạy là điều không thể thiếu. Mỗi giáo viên cần lựa chọn phương pháp,
kỹ thuật giảng dạy sao cho phù hợp, thiết kế giáo án điện tử cần chú ý truyền tải
được nội dung kiến thức cơ bản đến học sinh, đồng thời thu hút các em tập trung
chú ý vào bài giảng. Tránh tình trạng giáo viên chỉ chiếu, đọc theo nội dung có
sẵn, học sinh nghe nhìn nhưng không hiểu, không nắm được kiến thức khi học
trên internet.
Khối 6 là khối lớp đầu cấp thì việc truyền thụ kiến thức đến các em cần có
sự đầu tư rất nhiều mặt. Môi trường học tập mới, lớp mới còn nhiều điều chưa
nhận thức, chưa làm quen được nề nếp học tập ở bậc trung học cơ sở. Chưa có ý
thức tự giác trong học tập, chưa tích cực xây dựng bài, cịn thụ động, lơ là,
khơng chú ý tập trung. Các em cịn có ham chơi, chưa hình thành được phương
pháp học tập như thế nào cho hiệu quả. Với nhiều đối tượng học sinh khác nhau
đòi hỏi giáo viên cần phải sáng tạo trong việc hướng dẫn các em tiếp nhận và
vận dụng kiến thức vật lý.
Bảng thống kê chất lượng bộ môn vật lý của học sinh khối 6 sau khi kiểm
tra 15 phút học kỳ 1 năm học 2020 - 2021:
STT

Lớp

Kết quả xếp loại học lực
SS

Giỏi


Khá

TB

Yếu

Kém

1

6A1

48

62,50%

12,50%

20,83%

4,17%

2

6A2

48

37,50%


16,67%

23,33%

20,42%

2,08%

3

6A3

49

25,61%

30,61%

30,65%

11,12%

2,00%

4

6A4

48


26,25%

17,50%

33,67%

17,58%

5,00%

5

6A5

45

17,02%

10,64%

46,58%

19,38%

6,38%

6

6A6


48

20,78%

28,20%

30,82%

14,08%

6,12%

Khối

286

31,61%

19,35%

30,98%

14,46%

3,60%


4

Thực tế cho thấy tỉ lệ học sinh trung bình, yếu, kém cịn rất nhiều. Do vậy,

cần có những biện pháp hữu ích giúp các em tìm hiểu được kiến thức, vận dụng
kiến thức đó như thế nào? tìm tịi mở rộng kiến thức vào thực tế ra sao? từ đó có
thể nâng cao chất lượng bộ mơn hơn nữa.
Trong bối cảnh nước ta chuẩn bị thực hiện chương trình GDPT 2018 ở
năm học 2021 – 2022 của Bộ giáo dục, phong trào ứng dụng cơng nghệ thơng
tin nói chung trong dạy học chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ, nổi bật hơn nữa.
Đó cũng là yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới sáng tạo trong các phương pháp
dạy học theo xu hướng phát triển những phẩm chất, những năng lực của người
học mà mỗi người giáo viên cần nghiêm túc thực hiện. Để thực sự làm chủ được
các trang giáo án điện tử trong các hoạt động dạy học, cần có sự tổng kết, rút
kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy của giáo viên cũng như sự góp ý của đồng nghiệp
qua các tiết dự giờ, thao giảng, chuyên đề.
II. Nội dung
Giáo án điện tử được giáo viên sử dụng trong q trình giảng dạy có vai
trị rất quan trọng. Giáo án điện tử cần là sản phẩm đạt chất lượng khi giáo viên
áp dụng giảng dạy. Muốn vậy các giáo án cần tạo được tiết học sinh động, trực
quan, khơng khí lớp thoải mái, học sinh hứng thú học tập, tích cực tham gia xây
dựng bài thơng qua sự dẫn dắt của giáo viên. Kết thúc tiết học các em nhận biết
được kiến thức vừa tìm hiểu và biết cách vận dụng vào thực tế. Tuy nhiên, khi
thiết kế bài giảng điện tử, giáo viên cần đảm bảo các nguyên tắc chung, các quy
trình thiết kế bài giảng sao cho có hiệu quả. Ba khâu quan trọng nhất: soạn giáo
án, trình chiếu giáo án và hướng dẫn học sinh ghi chép kiến thức.
Mặc khác, chúng ta cần xác định được phương pháp dạy học có sử dụng
giáo án điện tử mang lại những mục đích:
 Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy đồng thời xây dựng niềm u
thích, tạo hứng thú cho học sinh trong q trình học.
 Tinh thần học tập tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh được cải
thiện rõ rệt. Các em có điều kiện phát huy những điểm mạnh, sở trường của bản
thân, cũng như phát triển thêm cho các em về kỹ năng vi tính, kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng thuyết trình,… thơng qua q trình tương tác giữa học sinh trong quá

trình dạy học.
 Tiết kiệm được nhiều khoảng thời gian trong tiết học, thời gian thuyết
trình, vẽ sơ đồ tư duy, viết công thức, nhận xét, kết luận ...
Giảng dạy bằng giáo án điện tử bước đầu tạo ra một khơng khí học tập
sinh động, mở rộng, khơi gợi sự tò mò, sáng tạo, khác hẳn với phương pháp học
và phương pháp giảng dạy truyền thống trước đây. Phải chăng khi sử dụng
phương pháp dạy bằng giáo án điện tử sẽ giúp cho giáo viên đỡ vất vả bởi vì chỉ
cần “click” chuột hay chỉ cần bấm bút điều khiển? Tuy nhiên muốn tiết dạy ứng
thực sự mang đến hiệu quả thì bản thân giáo viên phải đầu tư cơng sức, thời
gian, cả kinh phí để tìm hiểu, làm quen, thiết kế chuỗi hoạt động học phù hợp


5

với phương pháp giảng dạy bằng giáo án điện tử này. Để đạt được những kết
quả trên, tôi nhận thấy cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
1. Thứ nhất: Khai thác và sử dụng trang thiết bị, phương tiện hiện đại
cần thiết
Biết cách sử dụng máy chiếu projector, smart board (bảng tương tác), màn
hình LCD, laptop, máy ảnh, điện thoại thông minh,... Khai thác và sử dụng
nhiều phần mềm soạn thảo bổ trợ cho giáo viên trong việc soạn giáo án:
Microsoft.Word, Microsoft.PowerPoint. Đối với môn Vật lý, các phần mềm:
Phần mềm thí nghiệm Vật lý ảo - Crocodile Physics 6.05, Novoasoft Science
Word 6.0.
Các địa chỉ web mà tôi thường tham khảo, chọn lọc và sử dụng tư liệu
thông tin:
;
;
;
;

;
;
; …
Ngồi ra, chúng ta cịn sử dụng các phần mềm dạy học trên internet:
Google meet; Zoom meeting, Zavi… giúp học sinh học trên lớp và ở nhà; phần
mềm tương tác với học sinh trong khi giảng dạy: Slido; Ahaslides,…; công nghệ
kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm bằng phần mềm Quizizz, Kahoot. Sử dụng
các cơng cụ tìm kiếm: Google, Cốc cốc, Bing, Yahoo Search,… các Video trên
trang Youtube.
2. Thứ hai: Đảm bảo một số nguyên tắc chung khi thiết kế bài giảng
Hiện nay, mỗi lớp học thường có trung bình từ 48 học sinh. Trong khi đó
các tiết dạy sử dụng giáo án điện tử thường phải tắt bớt đèn, đóng bớt cửa số
hay kéo rèm hạn chế ánh sáng trời để ảnh trên màn rõ hơn. Như vậy, những học
sinh ngồi ở các dãy cuối lớp hay những học sinh mắt kém sẽ khó khăn khi quan
sát hình ảnh, chữ viết hay cơng thức trên màn chiếu. Do đó để học sinh có thể
ghi chép được bài học chính xác từ màn hình Tivi, khi soạn giáo án trên Power
Point cần đảm bảo các nguyên tắc chung sau:
 Đảm bảo tính khoa học sư phạm, khoa học và các trang trình chiếu phải
đơn giản và rõ ràng.
 Khơng sao chép nguyên văn bài dạy, chỉ nên đưa những ý chính vào mỗi
trang slide. Đảm bảo tính hiệu quả, tính thực tế, tính giáo dục, tính mở và tính
khả dụng.


6

 Cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản của các chủ đề, xác
định trọng tâm kiến thức cần truyền tải, căn cứ mức độ nhận thức của học sinh
và tùy vào điều kiện thực tế để thiết kế bài giảng thích hợp.
 Đảm bảo tính cập nhật nội dung giảm tải, đa dạng hóa kiến thức.

 Dạy học theo quan điểm dạy học tích cực sáng tạo, phát triển các phẩm
chất, năng lực, lấy học sinh làm trung tâm.
3. Thứ ba: Thiết kế, chọn lọc nội dung thích hợp cho các trang slide
trong bài giảng
Trong giáo án truyền thống chúng ta trình bày tất cả nội dung bài giảng.
Tuy nhiên với giáo án điện tử chỉ gồm một số slide, các slide chỉ chứa từ khóa,
hình ảnh minh họa, gợi ý,... thì làm thế nào mà giáo viên có thể quan sát hết các
vấn đề cần được giảng? Giải pháp thiết thực nhất là giáo viên phải xây dựng cho
mình một kế hoạch dạy học chi tiết, rõ ràng. Kế hoạch cần nêu rõ số tiết dạy,
ngày dạy, tuần dạy, tên chủ đề tương ứng, nội dung sẽ được trình bày trong mỗi
tiết học là gì? nội dung nào trình bày trước, nội dung nào trình bày sau? nội
dung nào trọng tâm cần được nhấn mạnh? mỗi nội dung trình bày trong thời
gian là bao nhiêu?... Dựa vào kế hoạch đó, giáo viên thiết kế nội dung cho mỗi
slide một cách phù hợp, đầy đủ nhất, tránh gặp phải sự cố ngoài ý muốn. Muốn
vậy, cần lưu ý một số điểm sau:
 Về màu sắc: Màu sắc khơng được lịe loẹt, khơng nên dùng các hình đồ
họa vui nhộn gây mất tập trung cho học sinh. Khi chọn màu cần chú ý sự tương
phản về màu sắc phông nền và màu chữ.
 Về font chữ: Dùng các phơng chữ, khung, nền hợp lí. Chỉ nên dùng các
font chữ đậm, rõ và gọn, không chân (Arial, Tahoma, Times New Roman,...) hạn
chế dùng các font chữ có đi (VNI-times...) vì dễ mất nét khi trình chiếu.
 Về cỡ chữ: Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một
slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, khi chiếu trên màn
hình TV (50 -55 inches) hay dùng máy chiếu Projector chiếu lên màn khi giảng
dạy thì cỡ chữ thích hợp nên từ khoảng 28 đến 30 trở lên mới đọc rõ được.
 Về nội dung: Khơng nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền trang từ trên
xuống, từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống, đế đảm bảo tính mỹ thuật, sự
sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn. Khi khai thác đa phương tiện (hình
ảnh, âm thanh, video, hiệu ứng...) cần phải được lựa chọn cẩn thận về nội dung, chất
lượng, độ phân giải, thời gian thích hợp,… nếu khơng sẽ làm học sinh phân tán khả

năng tập trung, có những tư duy sai lệch so với kiến thức.
4. Thứ tư: Kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa trình chiếu slide với hoạt
động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh
Bài giảng sau khi thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình Tivi. Do đó,
giáo viên khơng nên trình bày tất cả những gì mình nói và viết vào slide. Điều
này hồn tồn sai lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những
điều trong sách, khơng mở rộng các kiến thức ngoài, đồng thời nội dung trình


7

chiếu sẽ rất dài, học sinh ghi chép không kịp. Hãy xem slide là nơi lưu tên bài
học, các đề mục và các ý chính phục vụ cho bài giảng. Hơn nữa, nếu slide cần
hình ảnh minh họa, giáo viên nên tìm kiếm hình ảnh để chèn vào. Nhìn vào slide
giáo viên có nhiệm vụ giải thích kỹ càng và mở rộng bằng nhiều câu hỏi gợi ý.
Đối với những nội dung chính, giáo viên đưa lên màn chiếu các slide chạy
chậm, đúng nội dung bài giảng để học sinh có thể ghi chép kịp những kiến thức
cơ bản. Kiến thức ở mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc, nên phân
dịng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện lần lượt theo hiệu ứng. Trường
hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất
từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng thể, học
sinh sẽ dễ hiểu và dễ chép hơn. Nên quy định trước cho các em về màu chữ hay
các kí hiệu khi cần ghi bài vào tập như màu xanh mực, kí hiệu tay cầm bút,...
Mặc dù những nội dung cơ bản đã được giáo viên tóm lược và trình chiếu
trên màn chiếu, tuy nhiên nó lại khơng thể lưu lại được bố cục của bài dạy bởi
trong quá trình giảng dạy các slide phải được trình chiếu nối tiếp nhau, do đó
sau khi kết thúc bài học học sinh có thể sẽ chưa hình dung lại được hệ thống
kiến thức của bài học. Do vậy, song song với quá trình trình chiếu, giáo viên nên
ghi lên bảng đen những tiêu đề, đề mục của bài học để cuối tiết học, học sinh dễ
hình dung lại nội dung kiến thức vừa lĩnh hội. Đồng thời giáo viên có thế sử

dụng phần ghi bảng tóm tắt này để củng cố lại kiến thức cho học sinh.
5. Thứ năm: Lồng ghép tổ chức trò chơi, sử dụng phần mềm vui học
trong hoạt động củng cố, vận dụng, mở rộng giải thích hiện tượng thực tế.
Khi đã biết cách sử dụng PowerPoint một cách thành thạo, giáo viên có
thể dễ dàng tạo ra được rất nhiều hoạt động củng cố khác nhau:
 Trị chơi ĐỐ VUI Ơ CHỮ VẬT LÝ (Hình 5.1): Áp dụng sau khi học
xong chủ đề Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng. Giáo viên chuẩn bị các câu
hỏi như:
1. Đơn vị lực.
2. Khối lượng của một đơn vị thể tích một chất.
3. Lực hút mà Trái Đất tác dụng lên vật.
4. Dụng cụ dùng để đo khối lượng.
5. Đơn vị khối lượng.
6. Vật có tính đàn hồi dùng để chế tạo lực kế.
7. Dụng cụ dùng để đo lực.
8. Đại lượng chỉ lượng chất chứa trong một vật.
9. Lực mà một lò xo tác dụng lên hai vật tiếp xúc (hoặc gắn với hai đầu của
nó) khi nó bị nén hoặc kéo dãn.
10. Một trong hai kết quả thể hiện trên vật bị lực tác dụng.


8

Hàng dọc được tô đậm: Cường độ hay độ lớn của trọng lực.

Hình 5.1
 Tổ chức trị chơi LẬT HÌNH (Hình 5.2): Áp dụng khi ơn tập chương
Cơ học (Vật lý 6), giáo viên chuẩn bị 10 đến 15 câu hỏi dạng trắc nghiệm, có thể
vừa giúp các em ơn tập lại các kiến thức đã học, đồng thời có các câu hỏi mở
rộng cung cấp thêm tin mà các em chưa biết (Ví dụ: nhà Vật lý nổi tiếng Isaac

Newton).

Hình 5.2
 Tổ chức trị chơi RUNG CHNG VÀNG: Áp dụng khi ôn tập chương
Nhiệt học (Vật lý 6), giáo viên chuẩn bị khoảng 20 đến 30 câu hỏi vừa đảm bảo
nội dung kiến thức, vừa tăng dần theo mức độ từ thấp đến cao (Hình 5.3). Phân
chia lớp thành 4 đội chơi, có phần q khuyến khích, động viên các đội sau khi
kết thúc.


9

RUNG CHNG VÀNG

RUNG CHNG VÀNG

RUNG CHNG VÀNG

RUNG CHNG VÀNG

Hình 5.3
 Phần mềm ứng dụng trò chơi học tập:
Bên cạnh các trị chơi thơng dụng, hiện nay có rất nhiều phần mềm trò
chơi dạy học được xây dựng, như Quizizz hay Kahoot, … Trong đó, Quizizz
(Hình 4) là một trong những công cụ hỗ trợ kiểm tra, đánh giá trong dạy học khá
nổi tiếng và được nhiều giáo viên sử dụng rất hiệu quả.

Hình 5.4



10

Sử dụng Quizizz chúng ta có thể:
- Tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra kiến thức của học sinh.
- Quizizz cho phép giáo viên tiếp cận ngân hàng câu hỏi đa dạng hoặc tự
tạo lập bộ câu hỏi phù hợp với mục tiêu kiểm tra đánh giá.
- Cho phép học sinh trong cùng một lớp có thể tham gia trả lời câu hỏi trên
Quizizz vào cùng một thời điểm do giáo viên quy định; hoặc hoàn tất bài kiểm
tra vào một thời gian thuận lợi, trước thời hạn quy định.
- Dễ dàng thông báo ngay kết quả và thứ hạng của những người tham gia
trả lời câu hỏi nhằm gia tăng hứng thú học tập cho học sinh.
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định từ 01/11/2020 học sinh được sử
dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp với mục đích phục vụ cho các hoạt
động học tập và được giáo viên cho phép. Việc kết hợp sử dụng điện thoại thông
minh khi dùng phần mềm Quizizz trong quá trình làm bài thu hút sự tị mị tìm
hiểu kiến thức của các em nhiều hơn, kích thích sự thi đua giữa các nhóm trong
lớp, tạo được khơng khí học tập vui vẻ, thoải mái mà có hiệu quả. Ngồi ra còn
giúp các em giải tỏa được căng thăng sau giờ học, tinh thần vui vẻ phấn chấn
hơn, có nhiều động lực tìm hiểu mơn học hơn.
Dưới đây là hình ảnh các em tham gia tiết Ơn tập học kì rất tích cực khi
tơi thực hiện củng cố kiến thức cho các em bằng ứng dụng Quizizz. Tôi đã phân
công cho các nhóm trưởng chuẩn bị điện thoại phục vụ cho việc ơn tập. Các
nhóm ơn lại các kiến thức đã học để làm bài tập tốt và nhanh.

Hình 5.5: Các em thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi thông qua điện thoại


11

Hình 5.6: Giáo viên quan sát, hướng dẫn các em trong khi thảo luận


Hình 5.7: Các thành viên trong nhóm trao đổi cách làm bài tập


12

Hình 5.8: Kết thúc hoạt
động nhóm và kết quả học
tập của các nhóm được
hiển thị lên màn hình

 Xây dựng hệ thống các bài tập giải thích hiện tượng thực tế:
Bên cạnh đó, giáo viên cần lưu ý xây dựng các bài tập giải thích hiện
tượng thực tế nhiều hơn giúp học sinh thấy được ứng dụng các kiến thức vật lý
trong cuộc sống rất đa dạng và phong phú. Có thể cho học sinh xem các video,
các hình ảnh, thông tin,... liên quan trong thực tế để các em áp dụng ngay.
Chẳng hạn như:
 Bài tập về ứng dụng của trọng lực:


13

 Ứng dụng của lực đàn hồi:
Lò xo trong
bút bi

 Ứng dụng mặt phẳng nghiêng trong đời sống:
Dùng để di chuyển các vật lên cao dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.

Đường đèo lên núi, các đường dốc để giảm lực cần tác dụng khi xe đi từ

chân núi lên đỉnh núi, dốc càng dài thì lực cần tác dụng càng nhỏ.


14

Cầu thang
lên tầng

Mái nhà lợp ngói
hay tơn dốc

Băng truyền vận tải hàng
hóa trong các nhà máy
 Ứng dụng rịng rọc:

Trong các máy hoặc hệ thống vận chuyển vật liệu xây dựng, các máy tời:


15

Cáp treo

Dây thốt hiểm

+ Kết hợp cùng rịng rọc cố định tạo thành hệ ròng rọc trong các hệ thống
vận chuyển hàng hóa.

 Ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn:

Tại sao khi ráp đường ray

tàu hỏa, người ta thường
đặt hai đầu thanh ray cách
nhau chừng vài centimet?


16

Đèn chớp, bàn ủi điện hoạt động như thế nào?

Vì sao cốc thủy tinh
dày dễ vỡ hơn cốc
mỏng khi đựng nước
sơi?
 Ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất lỏng:
Khi đóng chai nước ngọt, bia hay nước suối: "Tại sao người ta khơng
đóng chai thật đầy?”

6. Thứ sáu: Ln khơng ngừng học hỏi, trau dồi nâng cao kiến thức,
trình độ chun mơn dưới mọi hình thức
Tham gia tích cực vào các câu lạc bộ, diễn đàn, các trung tâm tài nguyên
giáo dục trên mạng để khai thác hiệu quả mạng internet. Qua đó bồi dưỡng thêm
kinh nghiệm giảng dạy, mở rộng và làm đa dạng hơn vốn kiến thức về thực tế.
Thường xuyên trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp để việc giảng dạy bằng
giáo án điện tử. Ghi nhận những ý kiến đóng góp, từ đó chắt lọc, chỉnh sửa sao


17

cho phù hợp với bài giảng của mình.
Như vậy, giáo án điện tử hỗ trợ rất nhiều trong các hoạt động truyền thụ

kiến thức của giáo viên. Để phát huy hết hiệu quả mà giáo án điện tử mang lại
cũng như để bài giảng đạt hiệu quả cao nhất thì cần có sự kết hợp hài hịa giữa
nhiều yếu tố quan trọng khác nhau. Giáo viên chúng ta nên lưu ý những trình tự
khi thiết kế giáo án điện tử. Cần đảm bảo xây dựng chính xác nội dung kiến thức
đồng thời phát huy được những tiềm năng, tính tự giác, chủ động tích cực trong
học tập của học sinh. Giúp các em dễ dàng ghi nhớ, khắc sâu kiến thức, từ đó
vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Thơng qua bài học các em có
thể sáng tạo thêm nhiều sản phẩm hữu ích khác nhau. Bước đầu chỉ là mơ hình
đơn giản, tuy nhiên các em có thể phát triển hơn nữa, nếu được thì ứng dụng sản
phẩm của mình phục vụ cuộc sống. Thành quả tuy nhỏ nhưng lại là nguồn động
lực to lớn cổ vũ niềm đam mê sáng tạo, tinh thần học tập, phấn đấu để đạt được
thành quả sau mỗi tiết học của các em.
III. Kết quả
Sau thời gian áp dụng đề tài trong hoạt động dạy học, tôi thấy đã đạt được
một số kết quả bước đầu như:
- Bản thân luôn thường xuyên thực hiện công tác giảng dạy bằng giáo án

điện tử ở trường THCS Long Trường và ngày một thành thạo, tiến bộ hơn, hiện
đại hơn.
- Luôn cố gắng tự học để có thể đổi mới các phương pháp dạy học nhằm

phấn đấu đạt được hiệu quả như các chỉ tiêu đề ra. Tơi cịn hướng dẫn, giúp đỡ
một số đồng nghiệp trong trường soạn giáo án điện tử, khai thác mạng internet
phục vụ công tác dạy học.
- Việc ứng dụng đề tài đã mang lại những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Các em học sinh hứng thú học tập, tích cực, chủ động hơn trong việc đặt các câu
hỏi thực tế. Nhiều học sinh có những sản phẩm sáng tạo rất hữu ích qua những
gợi ý của giáo viên. Các em mạnh dạn tìm hiểu nâng cao nhận thức qua sách
tham khảo, các trang mạng internet, truyền thông,… Nhờ vậy mà chất lượng bộ

môn sau khi kết thúc học kì 1 như sau:
Kết quả xếp loại học lực
STT

Lớp

SS
Giỏi

Khá

TB

Yếu

1

6A1

48

64,58%

25,00%

8,33%

2,08%

2


6A2

48

37,50%

86,75%

27,08%

16,67%

3

6A3

49

30,61%

32,65%

22,45%

12,24%

4

6A4


48

20,83%

14,58%

50,00%

14,58%

Kém

2,04%


18

Kết quả xếp loại học lực
STT

Lớp

SS
Giỏi

Khá

TB


Yếu

Kém

5

6A5

45

15,22%

28,26%

34,78%

17,39%

4,35%

6

6A6

48

22,92%

27,08%


35,42%

10,42%

4,17%

Khối

286

32,06%

24,39%

29,61%

12,2%

1,74%

So với đầu năm, tỉ lệ học sinh yếu kém cơ bản đã được cải thiện phần nào.
Đây cũng là động lực để bản thân tôi luôn nỗ lực và cố gắng phấn đấu hơn nữa
để đạt được kết quả cao hơn trong thời gian tới.
Tôi xin chia sẻ giáo án điện tử chủ đề 6: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG,
vật lý 6:


19



20

Dưới đây là một số hình ảnh của học sinh trong các tiết học ứng dụng CNTT:

Hình 1: Các em lớp 6a1quan sát hình ảnh và làm bài tập vận dụng.


21

Hình 2: Các em học sinh lớp 6a2 quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi liên
quan trước khi vào bài học.

Hình 3: Các em học sinh lớp 6a3 quan sát thí nghiệm khi học chủ đề Sự nở
vì nhiệt của chất lỏng.


22

Hình 4: Các em lớp 6a4 trả lời câu hỏi củng cố bài học rất tích cực.

Hình 5: Mơ hình Hộp bẫy gián giáo viên làm giúp cho học sinh vận dụng để
hiểu rõ hơn bài học


23

Hình 6: Em Khoa lớp 6a1 làm mơ hình Hộp bẫy gián, vận dụng kiến thức
hai lực cân bằng.

Hình 7: Mơ hình xe chạy bằng dây thun - Ứng dụng chủ đề lực đàn hồi,

mơn vật lí 6


24

Hình 8: Màn trình diễn thi đua giữa các tổ
C. KẾT LUẬN
I. Kết luận
Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục hiện nay, ngoài việc phải đảm bảo
học sinh nắm được kiến thức trọng tâm, chúng ta nên định hướng để chính học
sinh tham gia tích cực vào tiết học, tìm hiểu lại sách tài liệu và tìm tịi mở rộng
kiến thức thực tế cũng như vận dụng các kiến thức trong cuộc sống. Từ đó các
em sẽ đúc kết, ghi nhớ những kiến thức của tiết học hiệu quả hơn. Sau thời gian
nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy để việc giảng dạy bằng giáo
án điện tử ở mơn vật lý nói riêng và các mơn học nói chung đạt được hiệu quả
cao thì trước tiên giáo viên phải có quyết tâm cao, thực sự say mê với nghề
cùng với chuyên môn vững vàng và trái tim nhiệt huyết. Điều quan trọng nữa là
sự giúp đỡ, góp ý chân thành của đồng nghiệp. Chính vì vậy bản thân tôi đã tiến
bộ từng ngày, tiếp thu những góp ý nhận xét, học hỏi được kinh nghiệm và
nhiều điều bổ ích, thiết thực cho q trình giảng dạy của mình. Tơi mạnh dạn
chọn đề tài này với mong muốn được đóng góp một phần cơng sức nhỏ bé của
mình vào việc đổi mới, sáng tạo các phương pháp dạy học.
Kết quả mà tôi nhận được khi triển khai áp dụng vào giảng dạy là nguồn
động lực rất lớn cho tôi. Đa số các em khối lớp 6 mới đầu cịn bỡ ngỡ, khơng
hiểu học vật lý là học cái gì và ứng dụng để làm gì? Thì đến nay hầu như các
em đã cơ bản hình dung được phương pháp học tập, tiếp nhận kiến thức cũng
như vận dụng vào thực tế cuộc sống. Các em tích cực, chủ động hơn trong học
tập, biết đặt những câu hỏi liên quan đến nội dung bài học mà thực tế nhìn thấy.
Giải thích được những hiện tượng vật lý hằng ngày mà trước đây các em không



×