Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG (MWG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.54 KB, 36 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TRONG KINH DOANH

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CƠNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG
(MWG)
GVHD: Hồ Thị Thu Hồng
Nhóm: Small Country Girl

1


TP. HCM, NGÀY 30 THÁNG 10 NĂM 2021

2


A. GIỚI THIỆU TRUNG VỀ CÔNG TY VÀ NGÀNH BÁN LẺ
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG
1.1. Thông tin tổng quan
- Tên giao dịch: CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0306731335 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Bình Dương cấp ngày 16 tháng 1 năm 2009.
- Vốn điều lệ (tính đến 31/12/2020): 4.532.099.870.000 đồng
- Vốn đầu tư cửa chủ sở hữu (tính đến 31/12/2020): 15.481.689.846.432 đồng
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 222, Đường Yersin, Phường Phú Cường, Thị Xã
Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam và văn phịng hoạt động tại Tịa nhà
MWG, Lơ T2-1.2, Đường D1, Khu Cơng nghệ cao, Quận 9, Thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam.


- Số điện thoại: (84.28) 38125960
- Số fax: (84.28) 38125961
- Email:
- Websize: www.mwg.vn
- Mã cổ phiếu: MWG
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
200
4

- 03/2004 - Công ty TNHH Thế Giới Di Động được thành lập.

200
7

- Thành công kêu gọi vốn đầu tư của Qũy Mekong Capital, chuyển đổi
sang hình thức công ty cổ phần, mở rộng cơ hội phát triển

201
0

- Phát triển vượt bậc với sự ra đời liên tiếp của các siêu thị
thegioididong.com trên khắp mọi miền của đất nước. Cuối năm 2010, hệ
thống chuyên bán lẻ các thiết bị điện máy, điện gia dụng Điện Máy Xanh
ra đời.

201
1

- Cuối năm 2011 đạt số lượng 200 siêu thị, tăng gấp 5 lần so với năm
2010.


201
2

- Thegioididong.com trở thành hệ thống bán lẻ thiết bị di đọng đầu tiên và
duy nhất có mặt tại 63 tỉnh thành.

- 10/2004 - Khai trương siêu thị điện thoại thegioididong.com đầu tiên tại
89a, Nguyễn Đình Chiểu, TpHCM.
- Dịch vụ khách hàng và website: www.thegioididong.com đã được chăm
chút ngay từ những ngày đầu tiên.

3


201
3

- Điện Máy Xanh có mặt tại 9 tỉnh thành với số lượng 12 siêu thị.
- Vào tháng 5, Thế giới di động tiếp nhận đầu tư của Robert A.Willett –
cựu CEO BestBuy International và Công ty CDH Electric Bee Limited.

201
4

- Ngày 14/07/2014, niêm yết thành công 62.723.171 cổ phiếu với mã cổ
phiếu MWG. Số lượng siêu thị tăng 60, lợi nhuận sau thuế tăng 160% so
với năm 2013.

201

5

- Chuỗi Điện Máy Xanh trở thành chuỗi bán lẻ điện máy có số lượng siêu
thị nhiều nhất Việt Nam, phủ sóng 43/63 tỉnh thành.
- Cuối năm 2015, công ty bắt đầu giai đoạn thử nghiệm chuỗi siêu thị mini
bán hàng tiêu dùng Bách Hóa Xanh.

201
6

- Chuỗi thegioididong.com tiếp tục thống lĩnh và nâng cao thị phần với
gần 900 siêu thị.
- Điện Máy Xanh đã trở thành nhà bán lẻ điện máy đầu tiên và duy nhất tại
Việt Nam phủ sóng 63/63 tỉnh thành vào tháng 7/2016 với hơn 250 siêu
thị.
- Chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh có 40 siêu thị.
- Kết quả kinh doanh ấn tượng với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 47% so
với 2015.
- Giá trị doanh nghiệp đạt 1 tỷ đô la vào cuối năm 2016.

201
7

- Thegioididong.com duy trì vị thế dẫn đầu về thị phần và khơng ngừng
nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
- Chuỗi Điện Máy Xanh tạo dấu ấn mạnh mẽ trong việc mở rộng kết thúc
năm 2017 với hơn 640 siêu thị toàn quốc.
- Chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh tăng tốc với gần 300 cửa hàng vào cuối
năm 2017.
- Mở của hàng Bigphone đầu tiên tại Campuchia.


201
8

- Thegioididong.com và dienmayxanh.com thống lĩnh thị trường Việt Nam
với 45% thị phần điện thoại và 35% thị phần điện máy.
- Bách Hóa Xanh có một bước tiến mạnh mẽ trong việc mở rộng khắp các
quận huyện tại TP.HCM và các tỉnh lân cận, chính thức đạt điểm hịa vốn
EBITDA ở cấp cửa hàng.
- Hồn tất việc chuỗi bán lẻ điện máy Trần Anh.
- Hoàn tất việc đầu tư cổ phần thiểu số tại Công ty bán lẻ An Khang - Đơn
vị vận hành chuỗi nhà thuốc An Khang.

201
9

- Chuỗi Thế Giới Di Động có 996 của hàng, chuỗi Điện Máy Xanh có
1018 của hàng.
- Kinh doanh thêm ngành hàng đồng hồ thời trang và đẩy mạnh bán lẻ máy
tính xách tay để tăng thị phần.
- Chuỗi Bách Hóa Xanh mở rộng mạnh mẽ thêm 600 điểm bán, nâng tổng
số của hàng Bách Hóa Xanh lên 1.008.
4


202
0

- Cuối năm 2019, cửa hàng bán lẻ điện máy đầu tiên được đưa vào thử
nghiệm tại Campuchia.

- Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh tiếp tục củng cố vị thế số 1 về bán
lẻ thiết bị công nghệ và điện tử tiêu dùng, liên tục nới rộng khoảng cách
với các nhà bán lẻ khác.
- Mơ hình cửa hàng siêu nhỏ - Điện Máy Xanh Supermini (ĐMS) - được
đưa vào thử nghiệm từ giữa năm 2020 và phát triển thần tốc chuỗi với 302
của hàng tại 61/63 tỉnh thành vào cuối năm để phục vụ người dân khu vực
nông thôn Việt Nam.
- Bluetronics trở thành nhà bán lẻ số 1 về điện thoại và điện máy tại
Campuchia với 37 của hàng.
- Bách Hóa Xanh lọt vào Top 3 chuỗi bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng
lớn nhất tại Việt Nam với 1.719 của hàng.
Thử nghiệm mơ hình 4KFarm (chuyển giao công nghệ và hỗ trợ nông dân
trồng rau an tồn 4 “Khơng”).
Bảng A. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty MWG

1.3. Ngành nghề kinh doanh
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của MWG là mua bán, bảo hành, sửa chữa: thiết
bị tin học, điện thoại, linh kiện và phụ kiện điện thoại, máy ảnh, camera, thiết bị kỹ
thuật số, thiết bị điện tử, điện giá dụng và các phụ kiện liên quan; và bán lẻ tại các
cửa hàng Nhóm Cơng ty bao gồm các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, thực phẩm từ
thịt, thuỷ sản, rau quả.
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) hiện đang vận hành các
chuỗi bán lẻ bao gồm: Điện thoại, máy tính bảng và máy tính xách tay với chuỗi
Thế Giới Di Động (thegioididong.com). Điện tử, điện lạnh và gia dụng với Điện
Máy Xanh (dienmayxanh.com) (bao gồm chuỗi Trần Anh), Thực phẩm và hàng tiêu
dùng với Bách Hoá Xanh (bachhoaxanh.com), chuỗi bán lẻ thiết bị di động ở thị
trường nước ngoài với10 cửa hàng tập trung chủ yếu tại Phnơm Pênh, Campuchia
(bigphone.com).
1.4. Mơ hình quản trị và cơ cấu tổ chức
1.4.1. Mơ hình quản trị

Mơ hình quản trị của MWG theo quy định tại Điểm b, Điều 137 Luật Doanh
Nghiệp, bao gồm Đại Hội Cổ Đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Giám đốc
và có Ủy Ban Kiểm Tốn thuộc Hội đồng quản trị.

5


1.4.2. Cơ cấu bộ máy quản lý

Hình A: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý Công ty MWG

II. NGÀNH BÁN LẺ
2.1. Thị trường bán lẻ những năm gần đây
Thị trường kinh doanh bán lẻ hiện nay ở nước ta chứng kiến sự thay đổi rõ rệt
trong những năm qua. Trước ảnh hưởng của đại dịch, thị trường bán lẻ gặp nhiều
khó khăn; địi hỏi những doanh nghiệp phải chuyển đổi và thích nghi mới có thể trụ
vững và phát triển tốt trong năm tới.
Với quy mô dân số hơn 96 triệu dân, Việt Nam đang dần trở thành thị trường
bán lẻ hấp dẫn; thu hút nguồn vốn lớn đầu tư từ nhiều nước trên thế giới. Đến cuối
năm 2019 doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân đầu người của Việt Nam là 51,2
triệu đồng; cao xấp xỉ gấp 2.61 lần so với số liệu năm 2010 là 19.3 triệu đồng. Đóng

6


góp khoảng 8% vào tổng sản phẩm quốc nội GDP của nước ta trong năm. Trong đó,
doanh thu bán lẻ luôn chiếm tỷ trọng cao khoảng 75% tổng mức bán lẻ.
Đầu năm 2020, nền kinh tế chịu tác động nặng nề của đại dịch; thị trường bán
lẻ đã có sự chuyển mình để đáp ứng thói quen mua sắm tiêu dùng mới. Các nhà bán
lẻ chủ động đầu tư lớn vào công nghệ; chuyển đổi từ kênh bán hàng truyền thống

sang kênh bán hàng trực tuyến.
Với nền tảng và thế mạnh sẵn có; ngành bán lẻ của nước ta sẽ tăng trưởng và
trở thành một trong những ngành kinh tế chủ chốt của nền kinh tế Việt Nam. Bên
cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia kiểm soát dịch Covid hiệu quả nhất
thế giới; cộng với nền chính trị ổn định. Hứa hẹn sẽ là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư
mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Với hệ thống bán lẻ hiện đại, người
tiêu dùng sẽ được tiếp cận những sản phẩm; và dịch vụ chất lượng cao từ EU. Các
cam kết trong khn khổ Hiệp định EVFTA; thậm chí cả CPTPP về thương mại
điện tử sẽ tạo ra những cơ hội mới cho mơ hình bán lẻ điện tử. Đồng thời đóng góp
vào sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam.
2.2. Cạnh tranh trong ngành và vị thế của Công ty Đầu tư thế giới di động
Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế
giới. Một trong những cái tên góp phần tạo nên cục diện của ngành bán lẻ hiện tại là
Thế Giới Di Động - doanh nghiệp tư nhân điển hình, nhiều năm liền giữ vị trí nhà
bán lẻ uy tín số 1 Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận, Top 5 nhà bán lẻ vượt trội
trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương..., với mạng lưới gần 4.000 cửa hàng
“phủ sóng” tồn quốc. Ngồi ra, MWG cịn mở rộng ra thị trường nước ngoài với
chuỗi bán lẻ thiết bị di động và điện máy tại Campuchia.
Kể từ năm 2017, Thế Giới Di Động đã giành thế lưỡng cực trong thị trường
bán lẻ Việt Nam, ngày càng vượt xa các đối thủ, khiến “cuộc chơi” trên thị trường
gần như được chia làm hai: Thế Giới Di Động và phần còn lại. Đến cuối năm 2020,
MWG càng khẳng định vị thế là “ngôi sao” của ngành bán lẻ khi chiếm tới 50% thị
phần điện thoại và 45% thị phần điện máy, đồng thời đưa Bách Hóa Xanh và Bách
Hóa Xanh online trở thành thương hiệu hàng đầu với các bà nội trợ. Với Thế Giới
Di Động, trong khi chờ đợi một sự bứt phá từ những doanh nghiệp khác đang muốn
vượt lên, thì họ đã có phương án bứt phá của riêng mình để giữ vững vị thế dẫn đầu
cuộc đua, bỏ xa các đối thủ. Thị phần điện thoại di động và điện máy của cơng ty
này có thể tăng lên 50 - 55% và 55 - 60% vào cuối năm 2022, nhờ triển khai chuỗi
Điện Máy Xanh Supermini và phân phối cho các cửa hàng nhỏ lẻ.
Khi Thế Giới Di Động chính thức mua lại siêu thị điện máy Trần Anh, động

thái này đã giúp MWG gia tăng thị phần và sức ảnh hưởng ở mảng điện máy của
mình tại miền Bắc. Lựa chọn M&A với một doanh nghiệp có sẵn nền tảng và dẫn
đầu thị phần điện máy tại miền Bắc như Trần Anh là một bước đi thông minh của
7


ông chủ MWG Nguyễn Đức Tài, để tăng sức cạnh tranh trên một thị trường đang
rất khốc liệt.
Mặc dù đã là nhà bán lẻ dẫn đầu, nhưng Thế Giới Di Động dường như vẫn
đang trong cuộc đua với chính mình để gia tăng cách biệt đáng kể với các doanh
nghiệp cùng ngành khác. Cả thegioididong.com và Điện Máy Xanh đều liên tục đưa
ra những thử nghiệm và cải tiến mới như triển khai mơ hình Shop-in-shop, bán
thêm đồng hồ, mắt kính, mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, mơ hình cửa hàng siêu nhỏ, Điện Máy Xanh Suprermini được
đưa vào thử nghiệm năm 2020 và phát triển thần tốc, với chuỗi 302 cửa hàng tại
61/63 tỉnh thành phục vụ người dân khu vực nông thôn, cũng đem lại một nguồn
thu lớn cho MWG.
Không ngừng phát triển, doanh nhân Nguyễn Đức Tài còn mong muốn thay
thế các chợ truyền thống của Việt Nam bằng các cửa hàng tạp hóa, nhằm cung ứng
nguồn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng đến tay người dùng
Việt. Đó là lý do để chuỗi Bách Hóa Xanh ra đời.
Chỉ 4 năm kể từ ngày ra mắt, với 1.008 cửa hàng hoạt động tại 21 tỉnh thành,
Bách Hóa Xanh đã đóng góp hơn 10.000 tỷ đồng cho MWG, chiếm khoảng 10%
tổng doanh thu của tập đoàn trong năm 2019. Năm 2020, số cửa hàng đã tăng lên
1.719, doanh thu tăng gấp đôi, lên mức 21.260 tỷ đồng, lọt Top 3 chuỗi bán lẻ thực
phẩm và hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam. Sau 4 năm gia nhập thị trường, doanh
thu của Bách Hóa Xanh tăng đến 85 lần, đạt 204%/năm. Năm 2021, công ty dự kiến
mở thêm 500 - 600 cửa hàng và vẫn chưa tính đến việc thâm nhập thị trường miền
Bắc.


8


B. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CƠNG TY CP ĐẦU TƯ
THẾ GIỚI DI ĐỘNG
I. PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN
1.1. Phân tích cơ cấu tài sản
ĐỒ THỊ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN
50,000,000,000,000

46,030,879,952,454

45,000,000,000,000

41,708,095,544,883

40,000,000,000,000
35,000,000,000,000

28,122,531,486,856

30,000,000,000,000
25,000,000,000,000
20,000,000,000,000
15,000,000,000,000
10,000,000,000,000
5,000,000,000,000

Năm 2018


Năm 2019

Năm 2020

Hình 1.1: Đồ thị biến động tài sản

Nhìn chung
qui mơ tài sản của cơng ty MWG đã có sự tăng trưởng khá nhanh
trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2020. Cụ thể:
- Năm 2018 có tổng giá trị tài sản với số tiền 28.122.531.486.856 VNĐ.
- Năm 2019 tổng giá trị tài sản tăng lên nhanh với số tiền
41.708.095.544.883 VND (tăng 48,31% so với năm 2018).
- Đến năm 2020, tổng giá trị tài sản công ty là 46.030.879.952.454VND, tăng
4.322.784.407.571 VNĐ so với năm 2019 (tương đương tăng 10,36%).
Xét về cơ cấu tài sản ta có thể thấy:
Tài sản ngắn hạn của Cơng ty qua các năm tăng lên liên tục về giá trị nhưng
có sự giảm về tỷ trọng trong năm 2020. Cụ thể:
- Năm 2018 có giá trị 23.371.994.756.394 VNĐ (chiếm 83,11%)
- Năm 2019 có giá trị 35.011.896.908.246 VNĐ (chiếm 83,95%)
- Năm 2020 giá trị của tài sản ngắn hạn là 37.317.233.970.267 VNĐ (chiếm
81,07%).
Tài sản dài hạn của cơng ty có tăng nhẹ nhưng không đáng kể trong giai đoạn
từ năm 2018 đến năm 2019

9


ĐỒ THỊ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU TÀI SẢN
50,000,000,000,000
45,000,000,000,000

40,000,000,000,000
35,000,000,000,000
30,000,000,000,000
25,000,000,000,000
20,000,000,000,000
15,000,000,000,000
10,000,000,000,000

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

5,000,000,000,000
-

Hình 1.2: Đồ thị biến động cơ cấu tài sản

Đặc biệt trong cơ cấu tài sản của MWG có:
Hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của doanh
nghiệp. Do đặc điểm của công ty là loại hình kinh doanh thương mại, nên hàng tồn
kho của công ty khá lớn. Tuy nhiên lượng hàng tồn kho ở năm 2020 có sự giảm
mạnh. Cụ thể năm 2018 giá trị hàng tồn kho là 17.446.005.298.981 VNĐ (chiếm
62,04%) và tăng mạnh ở năm 2019 có giá trị 25.745.428.436.580 VNĐ (chiếm
61,73%) và năm 2020 có giá trị là 19.422.177.542.674 VNĐ (chiếm 42,19%). Nhìn
chung, những năm gần đây tỷ trọng hàng tồn kho đang giảm, điều này cho thấy
công ty đã xem xét và cân nhắc việc dự trữ hàng tồn kho ở mức hợp lý.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh và dài hạn lại giảm theo từng
năm cho thấy Cơng ty đã có xu hướng nghiêng về việc đầu tư tài chính ngắn hạn.

Qua đó cũng có thể thấy hoạt động trong giai đoạn này có xu hướng mang lại hiệu
quả tài chính cao cho Cơng ty cụ thể năm 2018 đầu tư tài chính ngắn hạn là
50,922,451,739 VNĐ (chiếm 0.18% ) và năm 2019 tăng rất cao là
3,137,000,000,000 VNĐ (chiếm 7.52%), đến năm 2020 là 8,057,318,821,918 VNĐ
(chiếm 17.50%). Biểu hiện giảm đầu tư về tài chính dài hạn giảm liên tục có thể do
những năm này Công ty cần vốn để mở rộng quy mô, thị trường nên hạn chế các
hoạt động về đầu tư tài chính dài hạn cụ thể năm 2018 chỉ tiêu có giá trị
59,937,763,115 VNĐ ( chiếm 0.21%), năm 2019 đã có dấu hiệu giảm cịn
56,464,479,744 VNĐ ( chiếm 0.14%), năm 2020 giá trị tiếp tục giảm còn
52,757,540,273 VNĐ ( chiếm 0.11%)

10


1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
ĐỒ THỊ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN
50,000,000,000,000
45,000,000,000,000
40,000,000,000,000
35,000,000,000,000
30,000,000,000,000
25,000,000,000,000
20,000,000,000,000
15,000,000,000,000
10,000,000,000,000

Năm 2018

Năm 2019


Năm 2020

5,000,000,000,000
-

Hình 1.3: Đồ thị biến động cơ cấu nguồn vốn

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy, tổng giá trị nguồn vốn của cơng ty MWG tăng
qua các năm từ 2018 đến 2020.
Xét về mặt cơ cấu, giá trị nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều có sự gia tăng
liên tục qua các năm. Cụ thể:
Về nợ phải trả, năm 2018 có tỷ trọng 68,06% (trong đó nợ ngắn hạn chiếm
63,75%), sang năm 2019 tỷ trọng tăng lên 70,88% (nợ ngắn hạn chiếm 68,1%), đến
năm 2020, tỷ trọng lại giảm còn 66,73% (nợ ngắn hạn chiếm 63,92%). Giá trị của
nợ phải trả qua từng năm có sự gia tăng liên tục, đặt biệt ở năm 2019, giá trị nợ phải
trả là 29.564.503.350.530 VNĐ, con số này cao hơn so với năm 2018 là
10.425.007.195.016 VNĐ, đến năm 2020, nợ phải trả của công ty chỉ tăng nhẹ lên
984.686.755.492 VNĐ so với năm 2019. Năm 2019, nợ phải trả tăng mạnh so với
năm 2018 do công ty mở rộng quy mô kinh doanh mà vốn chủ sở hữu tăng lên
không kịp với tốc độ tăng của quy mơ. Vì vậy cơng ty đã tăng lượng tiền đi vay làm
cho nợ phải trả tăng lên, làm cho khả năng tự chủ về tài chính của công ty giảm.
Về vốn chủ sở hữu, tăng mạnh qua các năm: năm 2018 vốn chủ sở hữu có giá
trị 8,983,035,331,342VND, đến năm 2019 đạt 12,143,592,194,353VND và ở năm
2020 là 15,481,689,846,432VND. Đây là một điều khả quan đối với công ty vì cơng
ty đang hoạt động có lãi và có xu hướng tự chủ về tài chính.
Xem xét diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn ta trong năm 2020, ta thấy,
nguồn vốn và sử dụng vốn có giá trị là 16.600.732.855.682 ngàn đồng. Trong đó, sử
11



dụng vốn chủ yếu nằm trong các khoản mục: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
(chiếm 29.64%), tăng khoản dự trữ tiền và tương đương tiền (chiếm 25,5%), đầu tư

12


vào TSCĐHH (chiếm 22,98%), giảm các khoản phải trả ngắn hạn (chiếm 20,04%)

Để tài trợ cho các mục đích sử dụng vốn nói trên, Cơng ty đã sử dụng các
nguồn vốn sau: giảm mức dự trữ hàng tồn kho (tài trợ được 38,09% tổng mức sử
dụng vốn),tăng lợi nhuận chưa phân phối (chiếm 19,52% tổng mức sử dụng vốn),
tăng vay và nợ ngắn hạn (tài trợ được 15,63% tổng mức sử dụng vốn), trích khấu
hao TSCĐHH (chiếm 11,58% tổng mức sủ dụng vốn)…
Tổng mức sử dụng vốn trong năm 2020 là 16.600.732.855.682 ngàn đồng. Ta
thấy, số tiền này chủ yếu sử dụng cho việc bù đắp khoản lỗ khá lớn ở năm này, đầu
tư tài chính và bị chiếm dùng vốn dưới hình thức nợ phải thu. Cũng trong năm này,
lượng chi trả khác bằng tiền và đầu tư cho tài sản cố định là không nhỏ.
Nguồn vốn được Công ty huy động để tài trợ cho các khoản sử dụng vốn từ
nguồn huy động bên ngoài chiếm 15,66% tổng nguồn vốn, phần còn lại chủ yếu huy
động từ nguồn nội bộ, cho thấy tính ổn định và tự chủ trong cơ cấu nguồn vốn được
gia tăng. Nắm được tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn như trên sẽ giúp
nhà quản trị tài chính có các quyết định điều chỉnh cần thiết nhằm đảm bảo cho quá
trình phát triển của Công ty một cách bền vững.
II. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Nhìn chung, kết quả kinh doanh của Cơng ty MWG vẫn có sự tăng trưởng
trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2020. Cụ thể:
- Năm 2019 so với năm 2018 có lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh
doanh tăng thêm 1.260.501.019.241 đồng (tương ứng tăng 33.40%). Trong
đó có lợi nhuận trước thuế tăng là 1.267.128.635.778 đồng (tăng 33,47%);
lợi nhuận sau thuế tăng 955.545.416.140 đồng (tăng 33,19%).

- Năm 2020 so với năm 2019 có lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh
doanh tăng thêm 377.846.501.377 đồng (tương ứng tăng 7.50%). Trong đó
có lợi nhuận trước thuế tăng 356.288.202.657 đồng (tăng 7,05%); lợi nhuận
sau thuế tăng 83.498.236.112 đồng (tăng 2,18%).
Ta có thể tốc độ tăng trưởng của Công ty MWG đã chậm lại đáng kể trong
năm 2020, nguyên nhân có thể đến từ ảnh hưởng của dịch Covid – 19.

13


BIẾN ĐỘNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
6,000,000,000,000

5,409,735,407,353

5,053,447,204,696
5,000,000,000,000

4,000,000,000,000 3,786,318,568,918
3,000,000,000,000
2,000,000,000,000
1,000,000,000,000
0
20182019

2020

Hình 2.1: Biến động lợi nhuận trước thuế

BIẾN ĐỘNG LỢI NHUẬN SAU THUẾ

4,500,000,000,000

3,836,240,087,027

3,919,872,709,507

2019

2020

4,000,000,000,000
3,500,000,000,000

2,880,309,060,133

3,000,000,000,000
2,500,000,000,000
2,000,000,000,000
1,500,000,000,000
1,000,000,000,000
500,000,000,000
0

2018

Hình 2.2: Biến động lợi nhuận sau thuế

Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, ta thấy biến động kết
quả tài chính qua các năm từ 2018 đến 2020 xuất phát từ những nguyên nhân khái
quát sau:

Đối với chỉ tiêu doanh thu:
Doanh thu là chỉ tiêu cho thấy sự tăng trưởng của Công ty, các năm từ 2018
đến 2020 chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của MWG tăng không
mấy ấn tượng. Cụ thể năm 2019 doanh thu thuần đã tăng so với năm 2018 là
15.657.956.974.224 đồng (tăng 18,10%). Năm 2020 doanh thu tăng so với năm
2019 là 6.371.775.688.689 đồng (tăng 6,24%). Điều này cho thấy, qui mô hoạt động
của Công ty vẫn tăng đều qua các năm tuy nhiên mức độ tăng trưởng chậm do tình
14


hình kinh tế trong nước cũng như thế giới vẫn cịn nhiều khó khăn vì vẫn phải chịu
nhiều ảnh hưởng khủng hoảng của Đại dịch Covid – 19 đang diễn ra.
BIẾN ĐỘNG DOANH THU THUẦN
120,000,000,000,000
100,000,000,000,000

102,174,243,976,723

108,546,019,665,412

86,516,287,002,499

80,000,000,000,000

60,000,000,000,000

40,000,000,000,000

20,000,000,000,000


2018

2019

2020

Hình 2.3: Biến động doanh thu thuần
0

Đối với giá vốn hàng bán:
Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu, giá vốn hàng bán cũng có sự thay đổi.
Cụ thể:
- Năm 2019 đã tăng so với năm 2018 là 11.462.285.433.577 đồng (tăng
16,09%), trong khi đó tốc độ tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
là 18,10%. Nhìn vào bảng phân tích dọc ta thấy, tỷ trọng giá vốn hàng bán
trong trong doanh thu năm 2018 là 82,32%, doanh thu năm 2019 là 80,93%,
đây là nhân tố tác động tích cực đến việc gia tăng lợi nhuận của năm 2019
so với năm 2018.
- Năm 2020 đã tăng so với năm 2019 là 1.905.077.719.937 đồng (tăng
2,30%), trong khi đó tốc độ tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là
6,24%. Nhìn vào bảng phân tích dọc ta thấy, tỷ trọng giá vốn hàng bán
trong trong doanh thu năm 2019 là 80,93%, doanh thu năm 2020 là 77,93%.
Qua số liệu phân tích trên ta có thể thấy MWG đã biểu hiện rất tốt trong việc
quản trị chi phí sản xuất kinh doanh của Cơng ty. Và điều này cần tiếp tục phát huy.


BIẾN ĐỘNG GIÁ VỐN HÀNG BÁN
90,000,000,000,000

85,000,000,000,00084,591,522,392,949


82,686,444,673,012
80,000,000,000,000

75,000,000,000,000
71,224,159,239,435
70,000,000,000,000
65,000,000,000,000
60,000,000,000,000

2018

2019

2020

Hình 2.4: Biến động giá vốn hàng bán

Tương ứng với những nội dung phân tích về mối quan hệ giữa doanh thu và
giá vốn hàng bán trên, ta thấy diễn biến tất yếu của lợi nhuận gộp cũng biến động
theo chiều hướng tích cực này.
BIẾN ĐỘNG LỢI NHUẬN GỘP
30,000,000,000,000

25,000,000,000,00023,954,497,272,463
19,487,799,303,711

20,000,000,000,000
15,000,000,000,000


15,292,127,763,064

10,000,000,000,000
5,000,000,000,000
0

2018

2019

2020

Hình 2.5: Biến động lợi nhuận gộp


MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH THU, GIÁ VỐN HÀNG BÁN, LỢI NHUẬN GỘP
120,000,000,000,000
100,000,000,000,000
80,000,000,000,000
60,000,000,000,000
40,000,000,000,000
20,000,000,000,000
0

2018

2019

2020


Doanh thu thuầnGiá vốn hàng bánLợi nhuận gộp

Hình 2.6: Mối quan hệ giữa doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp

Đối với hoạt động tài chính của Công ty, ta thấy:
Trong giai đoạn 2018 – 2020, doanh thu của công ty đều tăng qua các năm. Cụ
thể, trong năm 2019 tăng so với năm 2018 là 84.51% tương ứng tăng
289,093,979,122 đồng. Năm 2020 tăng so với năm 2019 là 25.82% tương ứng
162,943,928,316 đồng. Nguồn thu của hoạt động tài chính có thể do cơng ty được
hưởng chiết khấu thanh toán mua hàng, thu lãi từ tiền gửi ngân hàng, thu lãi do
khách hàng mua hàng trả chậm. Nhưng nhìn chung cơng ty chưa thực sự chú trọng
vào hoạt động đầu tư tài chính khi mà doanh thu tài chính chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ
so với doanh thu từ hoạt động kinh doanh.
Đối với chi phí bán hàng
Các năm từ 2018 đến 2020 chi phí bán hàng đều có sự gia tăng so với năm
trước đó. Cụ thể, năm 2019 tăng so với năm 2018 là 2,777,541,529,456 đồng tương
ứng tăng 28.75%, năm 2020 tăng so với năm 2019 là 23.29% tương ứng với
2,896,516,112,575 đồng. Nhìn vào bảng phân tích dọc ta thấy tỷ trọng loại chi phí
này trong doanh thu thuần năm 2018 là 11.17%, năm 2019 là 12.17% (tăng 1%),
năm 2020 là 14.13% (tăng 1.96%). Như vậy sự tăng chi phí này qua các năm đã
một phần nào đó tác động xấu đến kết quả tài chính của cơng ty.
Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp
Loại chi phí này tăng dần qua các năm từ năm 2018 đến năm 2020, cụ thể:
-

Năm 2019 tăng so với năm 2018 là 312,168,979,978 đồng (tăng 17.72%)

-

Năm 2020 tăng so với năm 2019 là 1,330,648,958,109 đồng (tăng 64.17%)


Nếu nghiên cứu bảng phân tích dọc, ta thấy tỷ trọng của loại chi phí quản lý
doanh nghiệp giảm ở năm 2019 là 2.03% có giảm nhẹ so với năm 2018 (giảm


0.01%), năm 2020 là 3.14% tăng so với 2019 (tăng 1.11%). Có thể nói, mặc dù có
sự gia tăng về số tuyệt đối nhưng đây lại là nhân tố tương đối ổn định trong việc tác
động đến lợi nhuận.
III. PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TRONG KỲ
5,000,000,000

4,000,000,000

3,000,000,000

2,000,000,000

1,000,000,000

Năm 2020

(1,000,000,000)
Năm 2018Năm 2019

Hình 3.1: Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

Nhìn chung, dịng tiền từ các hoạt động của công ty MWG trong khoản thời
gian từ năm 2018 đến năm 2020 khơng ổn định. Có sự giảm từ năm 2018 sang năm
2019 và năm 2019 mang dấu âm duy nhất trong ba năm. Điều đó có nghĩ, năm

2019, cơng ty có dịng thu về bé hơn dịng tiền chi ra, mức chênh lệch giữa năm
2019 và năm 2018 là -972,800,449,621 (tương đương -287,42%). Đây quả thực là
một kết quả đáng lo ngại. Nhưng sau đó đã có sự tăng mạnh vào năm 2020, lưu
chuyển tiền và tương đương tiền thuần trong năm này đạt con số vô cùng khả quan
4,232,583,706,879 đồng.
Xét từng loại dòng tiền ta thấy:
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh: Lượng tiền tạo ra từ hoạt
động kinh doanh qua các năm từ 2018 – 2020 không ổn định. Năm 2019 mang dấu
âm duy nhất. Điều này cho thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 2019 có nhiều
biến động đáng kể. Riêng năm 2020 lượng tiền lưu chuyển tăng mạnh lên so với
năm 2019. Đây là biểu hiện tích cực.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư: Lượng tiền lưu chuyển từ hoạt
động đầu tư qua các năm 2018 - 2020 đều âm và có xu hướng tăng dần qua các
năm. Điều này cho thấy công ty vẫn đang tiếp tục mở rộng qui mô kinh doanh, bán
hàng.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính: Lượng tiền tạo ra từ hoạt
động tài chính đều dương nhưng khơng có sự ổn định, tăng khá nhanh từ 2018 sang
2019 nhưng năm 2020 lại giảm mạnh so với 2019. Mỗi năm, công ty đều tăng vốn
cổ phần thơng qua phát hành cổ phần. Đáng nói trong năm 2018, tiền thu từ phát


hành cổ phiếu và vốn góp của cổ đơng khơng kiểm soát cao kỉ lục, đạt
703,830,247,200 VNĐ, cao gấp (xấp xỉ) 8 lần so với năm 2019 và gấp (xấp xỉ) 7
lần so với năm 2020.
BIẾN ĐỘNG LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG
15,000,000,000,000
10,000,000,000,000
5,000,000,000,000
-


HĐKD

HĐĐT

HĐTC

(5,000,000,000,000)
(10,000,000,000,000)

Hình 3.2: Biến động lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động

Với số liệu trên có thể thấy, Công ty đang đẩy mạnh đầu tư để mở rộng quy
mô kinh doanh, bán hàng với nguồn tiền từ hoạt động tài chính và từ đó tiền tạo ra
từ hoạt động kinh doanh biến động theo chiều hướng tích cực.
Ngồi ra, có thể thấy qua mỗi năm, lượng cổ tức công ty chi trả tăng đều qua
các năm, cho thấy chính sách đãi ngộ tương đối ổn định cho các cổ đơng.
IV. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
4.1. Nhóm tỷ số thanh khoản
4.1.1. Tỷ số thanh tốn hiện thời
Ta thấy, tỷ số thanh toán hiện hành là chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn của công ty trong khoản thời gian từ năm 2018 đến 2020 có nhiều biến
động. Năm 2019 giảm so với 2018 (giảm 0.07), đến năm 2020 lại tăng 0.04 so với
năm 2019. Có thể thấy được điều này qua đồ thị sau:


TỶ SỐ THANH TỐN HIỆN HÀNH
1.32
1.3
1.3
1.28


1.27

1.26
1.24

1.23

1.22
1.2
1.18
2018

2019

2020

Hình 4.1: Tỷ số thanh toán hiện hành

Tỷ số này cho thấy tài sản ngắn hạn hiện có của cơng ty có khả năng đảm
đương các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải vay thêm. Do vậy yêu cầu đối với
tỷ số này phải lớn hơn 1 (ở Mỹ tỷ số này lớn hơn 2 thì mới được coi là lành mạnh).
Năm 2019 là năm có tỷ số thanh tốn hiện hành thấp nhất là 1.23>1 là chấp nhận
được. Tuy nhiên khi đánh giá khả năng thanh toán qua tỷ số thanh toán hiện hành
cần kiểm tra lại khả năng thanh khoản của tài sản.Để đo lường tính thanh khoản
một cách thận trọng hơn, ta sẽ sử dụng tỷ số thanh toán nhanh.
4.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp. Ta thấy tỷ
số thanh toán nhanh của MWG ở các năm từ 2018 đến 2020 tuy nhỏ hơn 1 nhưng
đang có xu hướng tăng lên, cho thấy sự cải thiện của công ty trong việc đảm bảo

thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này của công ty nhỏ hơn hẳn so với tỷ số
thanh toán hiện hành cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá
nhiều vào hàng tồn kho. Đồ thị trình bày sự biến động của tỷ số thanh tốn nhanh
của cơng ty MWG từ 2018 đến 2020 như sau:
TỶ SỐ THANH TỐN NHANH
0.7
0.61
0.6
0.5
0.4
0.33

0.33
0.3
0.2
0.1
0
201820192020

Hình 4.2: Tỷ số thanh toán nhanh


4.2. Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động
4.2.1. Quản trị hàng tồn kho
Ta thấy tỷ số vòng quay hàng tồn kho qua các năm từ 2018 đến 2020 có xu
hướng giảm. Cụ thể thể hiện qua biểu đồ sau:
VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO
6

45.83

3.83

3.75

2019

2020

4
3

2

1

0
2018

Hình 4.3: Vịng quay hàng tồn kho

Sự giảm xuống của số vịng quay hàng tồn kho có thể do sự yếu kém trong
quả lý dự trữ như: trong dự trữ có nhiều sản phẩm ứ động vì lượng mua vào quá
nhiều so với nhu cầu, do tiêu thụ chậm… nhưng giảm vịng quay hàng tồn kho
cũng có thể là kết quả của quyết định của doanh nghiệp khi biết trước giá vật tư
hàng hóa sẽ tăng trong thời gian tới hoặc có thể có sự gián đoạn trong việc cung cấp
những hàng hóa này của nhà cung cấp. Xuất hiện tình trạng này trong các năm
2019, 2020 của cơng ty MWG là do tình hình đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng xấu
đến nền kinh tế cũng như là chuỗi cung ứng tồn cầu.
Tương ứng với tình hình thể hiện số vòng quay hàng tồn kho ở trên, chỉ tiêu
thời gian luân chuyển hàng tồn kho bị kéo dài qua các năm. Cụ thể năm 2018 có số

ngày của một vịng quay hàng tồn kho là 76 ngày, thì năm 2019 đã tăng mạnh lên
95 ngày, năm 2020 đã tăng nhẹ lên 97 ngày.


THỜI GIAN LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO
120
95

97

2019

2020

100
8076
60

40

20

0
2018

Hình 4.4: Thời gian luân chuyển hàng tồn kho

4.2.2. Quản trị nợ phải thu
Tình hình chuyển biến qua các năm là vơ cùng tích cực, từ chỗ năm 2018 tình
hình vịng quay các khoản phải thu chỉ là 96.06, đã tăng mạnh lên 323.42 trong năm

2019. Đến năm 2020 tiếp tục tăng mạnh lên mức 473.32. Điều này cho thấy cơng ty
MWG đã có nhiều cố gắng trong việc thực thi chính sách bán chịu hợp lí và làm tốt
cơng tác thu hồi nợ.
VỊNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU
500473.32
450
400
350323.42
300
250
200
150
96.06
100
50
0
201820192020

Hình 4.5: Vịng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân cũng cho thấy rõ sự tiến bộ trong việc quản trị
nợ phải thu của cơng ty. Cụ thể:
Từ năm 2018 tình hình kỳ thu tiền bình quân ở mức 4 ngày, đã giảm xuống
còn 1 ngày trong năm 2019 và 2020.


KỲ THU TIỀN BÌNH QN
4.5
4


4

3.5
3
2.5
2
1

1

1

2019

2020

1.5
0.5
0
2018

Hình 4.6: Kỳ thu tiền bình quân

4.2.3. Hiệu quả sử dụng tài sản
Chỉ tiêu này còn được gọi là số vòng quay tài sản. Qua số liệu trên biểu đồ cho
thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đang giảm đều qua các
năm. Cụ thể năm 2018, hiệu quả sử dụng tài sản là 3.4 (có nghĩa là cứ 1 đồng tài
sản đã tạo ra 3.4 đồng doanh thu), đến năm 2019, chỉ tiêu này đã giảm xuống còn
2.93 và năm 2020 tiếp tục giảm xuống còn 2.47. Đi sâu nghiên cứu từng loại tài
sản, ta thấy:

- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua các năm có xu hướng giảm rõ rệt. Nếu
như 2018 chỉ tiêu này là 25.46 vòng thì năm 2019 giảm cịn 23.39 vịng,
đến năm 2020 lại tiếp tục giảm còn 17.1 vòng.
- Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nhìn chung cũng có chiều hướng khơng
tốt. Năm 2018 chỉ tiêu này là 4.16 thì sang năm 2019 chỉ tiêu này hạ xuống
còn 3.56 và sang năm 2020 tiếp tục giảm còn ở mức 3.05.
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỒN BỘ TÀI SẢN
4
3. 3.4
5
2.93

3

2.47

2.5
2
1.5
1
0.5
2019
0
2018

Hình 4.7: Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản

2020



HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
30
25.46
2523.39

17.1

20
15

10

5

2019

2020

0
2018

Hình 4.8: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
4.5
4.16
4
3.56
3.5

3.05


3
2.5
2
1.5
1
2019

0.5

2020

0
2018

Hình 4.9: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

4.3. Nhóm tỷ số quản lý nợ
4.3.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Chỉ tiêu này đã tăng trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2019 và sau đó lại có
sự giảm từ 2019 sang 2020. Cụ thể, năm 2018 tỷ số này là 0.68 thì năm 2017 lại
tăng lên là 0.71 nhưng sang đến năm 2020 là 0.66


ĐỒ THỊ TỶ SỐ NỢ/TÀI SẢN
0.72
0.71

0.71
0.7

0.69
0.68
0.68

0.66

0.66
0.67
0.65
0.64
2019

2020

0.63
2018

Hình 4.10: Đồ thị tỷ số nợ/tài sản

Ta có thể thấy tỷ số nợ trển tổng tài sản của công ty MWG trong giai đoạn
2018 – 2020 có sự tăng giảm khơng đều. Tuy nhiên, tỷ số này không quá cao và
nằm trong khoảng khống chế. Chỉ tiêu này cũng thể hiện được MWG đang tận dụng
được lợi ích cho cơng ty thơng qua lá chắn thuế từ lãi vay.
4.3.2. Tỷ số khả năng trả lãi
Khả năng trả lãi vay là một nội dung quan trọng của việc quản lý nợ. Mức độ
đảm bảo cho việc trả lãi vay cũng nói lên một mặt quan trọng của rủi ro tài chính
doanh nghiệp.
ĐỒ THỊ TỶ SỐ KHẢ NĂNG TRẢ LÃI
10.2
10.11

10.1
10
9.9

9.89

9.8
9 9.68
.7
9.6
9.5
9.4
2018

2019

2020

Hình 4.11: Đồ thị tỷ số khả năng trả lãi

Qua đồ thị trên của chỉ tiêu này, ta thấy trong khoảng thời gian từ 2018 đến
2020 tình hình đã được cải thiện. Nếu ở năm 2018 và 2019 chỉ tiêu này tương đối
không biến động quá nhiều lần lượt là 9.68% và 9.89% cho thấy doanh nghiệp đã
cân bằng được chi phí lãi vay hàng năm. Tuy nhiên, ở năm 2020 tỷ lệ có tăng từ
9.89% (năm 2019) lên 10.11% (năm 2020). Qua đó, thấy được MWG có dịng tiền
khá tốt và khả năng thanh tốn lãi vay cao.


×