Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

LV_Du bao phu tai tinh Soc Trang 2016 2020_ngay 16.10.2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 116 trang )

1

BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

HUỲNH VĂN TỒN

DỰ BÁO NHU CẦU TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG
CỦA TỈNH SÓC TRĂNG
GIAI ĐOẠN 20156-2020

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện
Mã số: 60520202

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN

Năm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Mạnh Hải


2

BỘ CƠNG
THƯƠNG
HUỲNH
VĂN
TỒN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

HUỲNH VĂN TỒN



DỰ BÁO NHU CẦU TIÊU THỤ ĐIỆ
CỦA TỈNH SÓC TRĂNG
GIAI ĐOẠN 2016-2020
ngành: Kỹ Thuật Điện
DỰ BÁO Chuyên
NHU CẦU
TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG
Mã số: 60520202
CỦA TỈNH
SÓC TRĂNG
GIAI ĐOẠN 20156-2020
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện
Mã số: 60520202

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN

Người
hướng
dẫn THẠC
khoa học:
TS. Phạm
Mạnh
Hải
LUẬN
VĂN
SĨ KỸ
THUẬT
ĐIỆN
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự
hướng dẫn củaNgười
TS. Phạm
Mạnhdẫn
Hải.khoa học: TS. Phạm Mạnh Hải
hướng
Các số liệu thu thập là trung thực, chính xác của tỉnh Sóc Trăng.
Tất cả mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn và các thơng tin trích dẫn
trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn


3
Huỳnh Văn Toàn


4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự
hướng dẫn của TS. Phạm Mạnh Hải.
Các số liệu thu thập là trung thực, chính xác của tỉnh Sóc Trăng.
Tất cả mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn và các thơng tin trích dẫn
trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Huỳnh Văn Toàn


5
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................................2

Tác giả luận văn..............................................................................................................................2
MỤC LỤC.......................................................................................................................................3
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................7
1.

Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................7

2.

Mục đích nghiên cứu...............................................................................................................8

3.

Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................................8

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................................9

5.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................9

6.

Dự kiến kết quả và những đóng góp của luận văn...............................................................9

CHƯƠNG 1...................................................................................................................................10
Tổng quan về kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng..............................................................................10
1.1/ Tổng quan:.............................................................................................................................10

1.2/ Tiềm năng, lợi thế phát triển:...............................................................................................11
1.3/ Phát triển kinh tế:..................................................................................................................12
CHƯƠNG 2...................................................................................................................................15
Những cơ sở về lý thuyết của dự báo..........................................................................................15
2.1/ Khái niệm cơ bản về dự báo:................................................................................................15
2.2/ Đặc điểm của dự báo:............................................................................................................15
2.3/ Vai trò và ý nghĩa của dự báo:.............................................................................................16
a. Vai trò của dự báo.............................................................................................................................16
b. Ý nghĩa của dự báo...............................................................................................................16

2.4/ Sự cần thiết phải dự báo:......................................................................................................17
2.5/ Các nguyên tắc của dự báo:..................................................................................................17
2.6/ Trình tự và bước thực hiện dự báo:....................................................................................18
2.7/ Các Phương pháp dự báo:....................................................................................................19
2.7.1/ Phương pháp dự báo định tính:.............................................................................20
2.7.2/ Phương pháp dự báo định lượng:.........................................................................21
2.7.3/ Phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian:...................................................22
2.7.4/ Phương pháp dự báo nhu cầu điện năng sử dụng các mơ hình
kinh tế lượng:.................................................................................................................................25
2.8/ Giới thiệu mơ hình đa hồi quy:...................................................................................30
2.8.1/ Khái niệm:..........................................................................................................................30
2.8.2/ Nội dung mơ hình:.........................................................................................................30
2.8.3/ Các tiêu chuẩn đánh giá mơ hình:.......................................................................31


6
2.8.4/ Cách sử dụng mơ hình phục vụ cho dự báo:..................................................36

2.9/ Công cụ dự báo Eviews với hàm hồi quy:...........................................................................38
2.10/ Các phương pháp dự báo nhu cầu điện năng:..................................................................38

2.11/ Lựa chọn phương pháp dự báo:........................................................................................41
Tổng kết chương 2........................................................................................................................42
CHƯƠNG 3...................................................................................................................................43
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG.........................................43
GIAI ĐOẠN 2010 -2015...............................................................................................................43
3.1/ Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội địa phương................................................................43
3.1.1/ Đặc điểm tự nhiên xã hội và vị trí địa lý:.........................................................43
3.1.2/ Khí hậu:...............................................................................................................................45
3.1.3/ Tài nguyên:........................................................................................................................46
3.1.4/ Du lịch:.................................................................................................................................48
3.1.5/ Phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2010 đến 2015:...................................................................56

3.2./ Phân tích tình hình tiêu thụ điện năng từng thành phần:................................................58
3.3/ Phân tích diễn biến về giá điện năng của các thành phần:................................................61
CHƯƠNG 4...................................................................................................................................62
SỬ DỤNG EVIEWS ĐỂ TÍNH TỐN DỰ BÁO NHU CẦU TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG
CỦA TỈNH SÓC TRĂNG............................................................................................................62
4.1/ Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016- 2020:
........................................................................................................................................................62
4.1.1. Mục tiêu cụ thể:..............................................................................................................62
4.1.2. Tổng kết định hướng phát triển giai đoạn 2016-2020 của tỉnh
Sóc Trăng..........................................................................................................................................62

4.2. Xây dựng hàm và tính tốn dự báo nhu cầu tiêu thụ điện năng.......................................63
4.2.1. Lý do lựa chọn mơ hình..............................................................................................63
4.2.2. Dự báo cho khu vực thành phần Công nghiệp- Xây dựng......................65

4.2.2.1. Xây dựng hàm hồi quy:..................................................................................65
4.2.2.2. Thực hiện kiểm tra và đánh giá hàm hồi quy:.......................................69
4.2.2.3 Dự báo điện năng tiêu thụ giai đoạn 2016-2020:.................................70

4.2.3. Dự báo cho khu vực thành phần Nông – Lâm – Thủy sản:......................70

4.2.3.1 Xây dựng hàm hồi quy:..................................................................................71
4.2.3.2 Thực hiện kiểm tra và đánh giá hàm hồi quy:.......................................75
4.2.3.3 Dự báo điện năng tiêu thụ giai đoạn 2016-2020:.................................76
4.2.4. Dự báo cho khu vực thành phần Thương mại, Dịch vụ:...........................76

4.2.4.1. Xây dựng hàm hồi quy:.................................................................................77


7
4.2.4.2. Thực hiện kiểm tra và đánh giá hàm dự báo:.......................................81
4.2.4.3. Dự báo điện năng tiêu thụ giai đoạn 2016-2020.................................81
4.2.5. Dự báo cho khu vực thành phần Quản lý - Tiêu dùng:.............................82

4.2.5.2. Thực hiện kiểm tra kết quả lựa chọn hàm dự báo:.............................86
4.2.5.3. Dự báo điện năng tiêu thụ giai đoạn 2016-2020:................................87
4.2.6. Dự báo cho thành phần Hoạt động khác:........................................................88

4.3. Tổng hợp kết quả dự báo:.....................................................................................................89
4.4. So sánh kết quả dự báo của luận văn với Quyết định số : 6375/QĐ-BCT
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................................................92
1.

Kết luận:.................................................................................................................................92

2.

Khuyến nghị:.........................................................................................................................92


TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................94


8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Điện, dạng năng lượng khơng thể lưu trữ trên lưới điện do đó Điện khơng có
khái niệm tồn kho. Do đó, điện năng cần phải sản xuất và cung cấp điện theo nhu
cầu sử dụng của phụ tải điện. Mặt khác, điện năng là nguồn năng lượng vô cùng
quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta cũng như đối với các ngành kinh tế trong
xã hội, do đó chúng ta phải đáp ứng nhu cầu sử dụng điện một cách chắc chắn, hợp
lí, khoa học và kinh tế nhất. Bên cạnh đó, Ngành điện có khách hàng tồn dân, do
đó ảnh hưởng hầu hết đến các hộ gia đình trên địa bàn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống của người dân khi có sự thay đổi chính sách về giá, cung cấp và tiêu thụ của
khách hàng.
Hiện nay, các Công ty Điện lực nói chung và Cơng ty Điện lực Sóc Trăng
nói riêng đang thực hiện công tác dự báo nhu cầu tiêu thụ điện của các phụ tải dựa
trên các biện pháp, quy định của Tổng cơng ty, Tập đồn Điện lực Việt Nam,
thông tư 39/2015/TT-BCT quy định hệ thống điện phân phối của Bộ Công
Thương. Hiện tại, Công ty chưa áp dụng các mơ hình, phần mềm để dự báo phụ tải
điện mà chỉ thực hiện việc dự báo nhu cầu điện năng bằng biện pháp chuyên gia
và bình quân gia quyền thông qua các chỉ số đã thực hiện của năm trước năm kế
hoạch.
Nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tra nh và thúc đẩy phát triển kinh tế
xã hội của Tỉnh trong thời gian tới, đảm bảo cung cấp đủ điện và đáp ứng đủ nhu
cầu điện cho phát triển các ngành kinh tế và phục vụ an sinh xã hội cho các khu vực
dân cư đó là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Công ty Điện lực Sóc Trăng. Vì
vậy, dự báo nhu cầu sử dụng điện của Tỉnh trong từng giai đoạn từ nay đến năm
2020 là một công việc quan trọng và cần thiết.
Với các lý do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu tính tốn dDự báo nhu cầu tiêu

thụ điện năng của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016 – 2020” được đề xuất để nghiên
cứu trong luận văn này.
Trong công tác dự báo nhu cầu tiêu thụ điện năng nếu kết quả dự báo khơng
chính xác, sai lệch q nhiều về khả năng cung cấp hoặc về nhu cầu điện năng sẽ
dẫn đến hậu quả không tốt cho nền kinh tế. Nếu ta dự báo nhu cầu tiêu thụ của phụ


9
tải quá thừa so với nhu cầu sử dụng thực tế thì hậu quả là phải huy động nguồn lớn
hơn mức cần thiết dẫn đến tăng vốn đầu tư. Ngược lại nếu dự báo nhu cầu tiêu thụ
của phụ tải q thấp so với nhu cầu thì sẽ khơng đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện
và làm thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của
nhân dân.
Ngày nay đã có rất nhiều các phương pháp dự báo được đề xuất và áp dụng
tính tốn nhu cầu điện năng dự báo trong tương lai: phương pháp tính theo hệ số
đàn hồi, phương pháp ngoại suy theo thời gian, phương pháp tương quan, phương
pháp chuyên gia, phương pháp san bằng hàm mũ, phương pháp xác định toán tử dự
báo tối ưu v.v... Mỗi phương pháp dự báo nêu trên đều có những ưu và nhược điểm,
phạm vi sử dụng khác nhau, thông thường để xác định giá trị dự báo của một đại
lượng ngẫu nhiên tại một thời điểm trong tương lai hầu hết các phương pháp đều sử
dụng bộ số liệu thống kê về sự xuất hiện của đại lượng đó trong thời gian quá khứ
để tìm quy luật biến thiên theo thời gian hoặc quy luật tương quan với các chỉ tiêu
kinh tế khác và sử dụng các quy luật này để tính tốn dự báo.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp dự báo và lựa chọn phương pháp
thích hợp; sử dụng phương pháp lựa chọn để tính tốn, dự báo nhu cầu tiêu thụ điện
năng của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016-2020.
Kết quả dự báo sẽ làm cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống lưới
điện cho các vùng và tồn tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2016-2020.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu các phương pháp dự báo để lựa chọn phương pháp dự báo thích
hợp có thể áp dụng cho việc dự báo nhu cầu tiêu thụ điện của tỉnh Sóc Trăng giai
đoạn 2016 – 2020.
Phân tích đặc điểm và tình hình tiêu thụ điện của các thành phần sử dụng
điện của tỉnh Sóc Trăng trong thời gian đã qua.
Tìm hiểu, thu thập thơng tin tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sóc
Trăng trong giai đoạn tới năm 2020.
Đề tài nghiên cứu khả năng ứng dụng một số phương pháp dự báo điện năng
và lựa chọn phương pháp thích hợp để dự báo nhu cầu tiêu thụ điện năng cho tỉnh


10
Sóc Trăng giai đoạn 2016 – 2020, dựa trên các số liệu thông kê về công suất, điện
thương phẩm, dân số, GO, tăng trưởng công nghiệp, tăng trưởng dịch vụ, vv... của
tỉnh trong giai đoạn vừa qua.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các phương pháp dự báo và đặc điểm, tình hình tiêu thụ điện năng của các
thành phần tiêu thụ điện năng của tỉnh Sóc Trăng.
Tình hình sử dụng điện năng của các ngành kinh tế, các thành phần tiêu thụ
điện trong quá khứ và giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Sóc Trăng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết để lựa chọn phương pháp dự báo thích hợp.
Thu thập số liệu thống kê về tình hình sử dụng điện; tình hình phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng qua các năm.
Phân tích số liệu thống kê từ quá khứ thu thập được và thông tin dự báo về
phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh để phục vụ công tác dự báo nhu cầu tiêu thụ điện
năng của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016-2020.
6. Dự kiến kết quả và những đóng góp của luận văn
Lựa chọn được phương pháp dự báo nhu cầu tiêu thụ điện phù hợp cho tỉnh
Sóc Trăng giúp Cơng ty Điện lực Sóc Trăng cũng như Tổng cơng ty Điện lực miền

Nam có thêm dữ liệu đánh giá và áp dụng trong điều hành sản xuất kinh doanh điện
năng trên đại bàn tỉnh Sóc Trăng.
Trên cơ sở kết quả dự báo, xây dựng kế hoạch đầu tư lưới điện phù hợp đảm
bảo đáp ứng việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tối ưu hóa trong việc
thực hiện đầu tư xây dựng các cơng trình điện cho Cơng ty Điện lực Sóc Trăng
trong thời gian tới.


11
CHƯƠNG 1
Tổng quan về kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng
1.1/ Tổng quan:
Tỉnh Sóc Trăng nằm ởbên cạnh dịng sơng Hậu và cửa biển Trần Đề và Định
AnNam sông Hậu, với diện tích: 3.311,9km2, dân số 1.310.703 người, mật độ dân
số là 396 người/km2. Sóc Trăng có nguồn đất đai màu mỡ, hệ thống kênh rạch
chằng chịt cùng với lợi thế nằm trên tuyến quốc lộ 1A thông suốt và nối liền các
Tỉnh, Thành và các tuyến quốc lộ như: Quốc lộ 60, tuyến Nam Sông Hậu và Quản
lộ Phụng Hiệp,...với hệ thống giao thông thủy bộ thông suốt và nối dài tạo nên cho
Sóc Trăng một đặc trưng riêng của vùng đồng bằng Tây Nam bộ, tạo nên những
tiềm năng và cơ hội rất lớn nhằm thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, cịn góp phần tạo nên
những điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển du lịch trong Tỉnh, thu hút các nhà
đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra, lợi thế 72km bờ biển nối liền giáp với biển

Đông là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nguồn kinh tế biển của Tỉnh.


12
1.2/ Tiềm năng, lợi thế phát triển:
Sóc Trăng là Tỉnh nơng nghiệp có nguồn ngun liệu dồi dào, là lợi thế để
phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, cơ khí phục vụ nơng

nghiệp. Diện tích gieo trồng lúa hàng năm trên 350.000 ha, đạt sản lượng khoảng 2
triệu tấn/năm. Năm 2014 diện tích ni thủy sản của tỉnh đạt 64.000 ha, sản lượng
178.600 tấn. Trong đó, diện tích ni tơm bình qn qua mỗi năm là 51.000 ha, sản
lượng bình quân 60.000 – 70.000 tấn/năm. Trong năm qua, toàn Tỉnh chế biến được
gần 42.000 tấn tôm đông và hơn 10.000 tấn thủy sản khác, với tổng kim ngạch xuất
khẩu thủy sản đạt 356 triệu USD. Sóc Trăng có trên 10 doanh nghiệp chế biến thủy
sản xuất khẩu.
Về công nghiệp năng lượng, Tỉnh đã quy hoạch phát triển 3 nhà máy nhiệt
điện (Cụm Nhiệt điện Long Phú, tại xã Long Đức, huyện Long Phú) với tổng cơng
suất 4.400 MW. Hiện tại Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang triển khai đầu
tư nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 với tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD. Dự kiến
nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong năm 2018; Công ty Tata Power thuộc Tập đồn
Tata (Ấn Độ) vừa được Chính phủ cho phép nghiên cứu khả thi Dự án Nhiệt điện
Long Phú 2 với cơng suất 2x600 MW.
Bên cạnh đó, Sóc Trăng có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng điện
gió. Tại các huyện ven biển Sóc Trăng, ở độ cao 60m, tốc độ gió trung bình là
6,3m/s. Theo số liệu tính tốn, Sóc Trăng có thể phát triển nhiều cánh đồng gió với
tổng công suất 1,55 GW nếu huy động được lượng vốn đầu tư khoảng 3,45 tỷ USD.
Ngồi ra, tỉnh Sóc Trăng cịn có tiềm năng phát triển cảng biển nước sâu.
Theo Quyết định số 423/QĐ-TTg ban hành ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng đến
năm 2020, Sóc Trăng sẽ tiến hành nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng cảng biển
Trần Đề thành cảng đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa của khu vực đồng bằng sông
Cửu Long tại cửa sông Hậu; cảng biển Đại Ngãi là cảng tổng hợp và một số cảng
tiếp nhận tàu có trọng tải từ 300 đến 500 DWT. Cũng theo Quyết định trên, Tỉnh sẽ
tập trung đầu tư xây dựng cảng Trần Đề, cảng Đại Ngãi và cảng sông Mỹ Thanh để


13
góp phần hình thành các khu cơng nghiệp, cụm kinh tế biển tổng hợp tạo đột phá

trong phát triển kinh tế.
Về du lịch, Sóc Trăng có nhiều chùa nổi tiếng (chùa Dơi, chùa Đất sét,…)
Có nhiều vườn cây ăn trái với khí hậu trong lành. Ngồi ra, hàng năm diễn ra lễ hội
đua ghe ngo thu hút nhiều du khách trong và ngồi nước đến xem. Sóc Trăng Ccó
nền văn hóa đặc sắc của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa. Là xứ sở của văn hóa lễ hội
thích hợp cho phát triển du lịch.
Các lĩnh vực cần thu hút đầu tư: Với những lợi thế và thế mạnh của Tỉnh
đang có, Sóc Trăng đã và đang cố gắng kêu gọi và thu hút các nhà đầu tư vào các
lĩnh vực như: đầu tư trại sản xuất giống thủy sản; dự án đầu tư các khu/cụm công
nghiệp; đầu tư xây dựng các Trung tâm thương mại, khu cao ốc kinh doanh tổng
hợp; xây dựng khu du lịch sinh thái.
1.3/ Phát triển kinh tế:
Tại văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII, nhiệm kỳ
2015-2020 đã chỉ rõ: “…Kinh tế của Tỉnh tiếp tục phát triển, đạt mức tăng trưởng
khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tăng trưởng kinh tế
bình quân trong 5 năm qua (2011- 2015) là 9,39%/năm, bằng hơn 1,5 lần so với
tăng trưởng kinh tế bình quân của cả nước. Sản lượng lúa đạt hơn 2 triệu tấn/năm,
vượt 22% so với kế hoạch; trong đó, lúa đặc sản diện tích tăng trưởng gần gấp 2
lần, đạt 100.000 ha, chiếm 30% diện tích. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất
trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 157 triệu đồng/năm, vượt 57% so với chỉ tiêu;
90% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp; Xuất khẩu năm 2015
đạt 700 triệu USD, vượt 16% so với chỉ tiêu. Thu ngân sách năm 2015 đạt 1.880 tỷ
đồng, đạt vượt 47% so với kế hoạch. Lao động qua đào tạo tăng từ 30% lên 51%.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24% xuống còn 9,2%. GDP bình quân đầu người đạt 1.800
USD, bằng 82% bình qn cả nước.
Năm 2015, tỷ trọng đóng góp của nơng nghiệp trong tổng sản phẩm quốc
nội của Sóc Trăng là 37,6%, của công nghiệp – xây dựng là 14% và của dịch vụ là
48,4%. Với cơ cấu lao động của tỉnh là 59% lao động nông nghiệp, 15% lao động
làm công nghiệp – xây dựng và 26% lao động làm dịch vụ thì năng suất lao động



14
của nông nghiệp bằng 68,5% năng suất lao động của công nghiệp – xây dựng và
bằng 34,4% năng suất lao động dịch vụ. Như vậy, với hơn 60% dân số của tỉnh
sống bằng nghề nông, thu nhập của nông dân chỉ bằng hơn 2/3 thu nhập của người
làm dịch vụ…”.
Ngành kinh tế mũi nhọn thủy hải sản tiếp tục được đầu tư phát triển. Tổng
sản lượng năm 2015 ước đạt 220.000 tấn, tăng trên 30% so năm 2010. Giá trị sản
xuất cơng nghiệp tăng trưởng bình qn 5,97%/năm. Giá trị xuất khẩu hàng hoá
năm 2015 đạt 700 triệu USD, đạt tốc độ tăng bình quân 18,13%. Trong 5 năm, tổng
vốn đầu tư phát triển đạt 51.000 tỉ đồng. Trong đó, vốn ngân sách đầu tư đạt 9.145 tỉ
đồng, được phân bổ tập trung hơn, hướng vào mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất. Đến cuối năm 2015, cơ bản
hồn thành 100% đường ơ tơ đến trung tâm xã; tỉ lệ hộ dân có điện sử dụng cơ bản
đạt hơn 99%, kể cả đồng bào dân tộc Khmer.

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn. Hàằng
năm đã giảm từ 2 - 3% hộ nghèo; trong đó hộ nghèo dân tộc Khmer giảm trên 3%.
Từ năm 2011 đến 2015 giảm được 48.900 hộ nghèo. Cuối năm 2015, tồn tỉnh cịn
30.200 hộ nghèo, chiếm 9,24% tổng số hộ. Bình quân hằng năm giải quyết việc làm
mới cho 23.000 lao động. Tỉnh luôn quan tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao, năm 2015 toàn tỉnh có 12 tiến sĩ, 400 thạc sĩ, chiếm 1,34% tổng số cán bộ,
công chức viên chức.


15

CHƯƠNG 2
Những cơ sở về lý thuyết của dự báo
2.1/ Khái niệm cơ bản về dự báo:

Dù định nghĩa có sự khác biệt, nhưng đều thống nhất về cơ bản là dự báo là
bàn về tương lai, tìm kiếm giá trị nào đó ở tương lai. Khi tiến hành dự báo cần căn
cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng
vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mơ hình tốn học. Tuy
nhiên dự báo cũng có thể là một dự đốn chủ quan hoặc trực giác về tương lai và để


16
dự báo định tính được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tínhyếu tố và tính
chủ quan của người dự báo. Dự báo có thể được xem như một tập hợp các công cụ
giúp ta quyết định và thực hiện các phán đoán tốt nhất về các sự kiện sẽ xảy ra trong
tương lai.
Trong thời đại công nghệ thơng tin và tồn cầu hóa, dự báo lại đóng vai trị
vơ cùng quan trọng khi nhu cầu về thơng tin thị trường, tình hình phát triển tại thời
điểm nào đó trong tương lai càng được quan tâm. Dự báo được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực có một yêu cầu về dự báo riêng nên phương pháp
dự báo được sử dụng cũng khác nhau.
Việc xây dựng các chính sách kinh tế - kỹ thuật năng lượng có hiệu quả sẽ
khơng thực hiện được nếu như thiếu dự báo. Khoa học dự báo tạo ra khả năng
hoạch định để định hướng phát triển cho nhiều lĩnh vực trong một hệ thống phức
tạp có sự tác động qua lại giữa nhiều ngành kinh tế khác nhau. Dự báo phụ tải điện
khơng chỉ để tính tốn nhu cầu về sản lượng điện năng cần cung cấp cho phụ tải mà
còn cho phép xác định các kế hoạch đầu tư, qui hoạch lưới điện trong tương lai.
2.2/ Đặc điểm của dự báo:
Dự báo cung cấp kết quả đầu vào cho các nhà hoạch định chính sách trong
việc đề xuất các chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Chính sách mới sẽ ảnh hưởng
đến tương lai, vì thế cũng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của dự báo.

Chưa có cơng cụ nào để xác định tương lai một cách chắc chắn, dù công cụ
hay phương pháp chúng ta sử dụng là gì đi chăng nữa thì vẫn ln tồn tại yếu tố

không chắc chắn cho đến khi thực tế diễn ra. Vì vậy, ln có sai số trong các dự
báo. Chúng ta không thể dự báo một cách chính xác hồn tồn điều gì sẽ xảy ra
trong tương lai. Hay nói một cách khác, khơng phải cái gì cũng có thể dự báo được
nếu chúng ta thiếu hiểu biết về vấn đề cần dự báo.
2.3/ Vai trò và ý nghĩa của dự báo:
a., Vai trò của dự báo
Tương lai là bất định và có nhiều rủi ro nên việc thực hiện dự báo sẽ giúp
chúng ta tránh được những rủi ro gây thiệt hại lớn.


17
Khi thực hiện dự báo có thể tìm ra những cơ hội phát triển mới trong kinh
doanh làm tăng lợi nhuận đồng thời cũng tạo được lợi thế cạnh tranh.
Dự báo là công cụ đắc lực trong việc quy hoạch, hoạch định chiến lược và
lập kế hoạch.
b,. Ý nghĩa của dự báo
Dự báo các mức độ tương lai của hiện tượng, qua đó giúp các nhà quản trị
chủ động trong việc đề ra các kế hoạch và các quyết định cần thiết để phục vụ cho
quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư,... Dự báo chính xác sẽ làm giảm bớt mức độ
rủi ro cho doanh nghiệp nói riêng và cho tồn bộ nền kinh tế nói chung.
Nhờ có dự báo các chính sách kinh tế, các kế hoạch và chương trình phát
triển kinh tế được xây dựng có cơ sở khoa học và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dự
báo chính xác là căn cứ để các nhà hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn
hóa xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhờ có dự báo thường xuyên và kịp
thời, các nhà quản trị doanh nghiệp có cơ sở và kịp thời đưa ra những biện pháp
điều chỉnh các hoạt động kinh tế của đơn vị mình nhằm thu được hiệu quả sản xuất
kinh doanh cao nhất.
Đối với ngành điện, trong quá trình vận hành, quy hoạch và phát triển hệ
thống điện thì phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của kết quả dự báo nhu cầu sử
dụng điện năng trong tương lai. Kết quả của dự báo giúp chúng ta chủ động hơn với

kế hoạch trong tương lai, tránh được các rủi ro và có biện pháp khắc phục nhằm đạt
hiệu quả tốt nhất.
2.4/ Sự cần thiết phải dự báo:;
Nếu khơng thực hiện dự báo, chúng ta khơng có cơ sở để lên kế hoạch trong
tương lai. Dự báo có một vai trị quan trọng trong cơng tác nghiên cứu các xu thế có
thể xảy ra ở cấp vĩ mơ và vi mô của nền kinh tế, nhằm đạt được tính tối ưu trong
q trình phát triển. Ở các nước phát triển, hàng năm đều có dành nguồn kinh phí để
làm cơng tác dự báo nói chung và nhu cầu điện nói riêng. Họ cũng thực hiện các dự
báo về: phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu điện năng và năng lượng,… để làm cơ sở
cho công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành điện,… nhằm đáp ứng nhu
cầu phát triển đất nước.


18
Đối với ngành điện, tác dụng của dự báo càng có ý nghĩa quan trọng, vì điện
năng liên quan chặt chẽ đến tất cả các ngành kinh tế quốc dân cũng như đời sống
nhân dân. Dự báo khơng chính xác, sai lệch quá nhiều về khả năng cung cấp hoặc
về nhu cầu điện năng sẽ dẫn đến hậu quả không tốt cho nền kinh tế. Nếu chúng ta
dự báo phụ tải quá thừa so với nhu cầu sử dụng thì hậu quả là phải huy động nguồn
lớn hơn mức cần thiết dẫn đến tăng vốn đầu tư. Ngược lại nếu dự báo phụ tải quá
thấp so với nhu cầu thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu cho các hộ tiêu thụ điện và
làm thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của
nhân dân.
2.5/ Các nguyên tắc của dự báo:
Trong quá trình thực hiện dự báo, người làm công tác dự báo cần tuân thủ 5
nguyên tắc dự báo cơ bản sau: Nhận dạng quan hệ nhân quả; Tính lặp lại; Tính
thiết thực; Kiểm tra độ nhạy; Duy trì tính đơn giản.
Theo quyết định số: 07/QĐ-ĐTĐL của Cục Điều tiết điện lực ngày
14/3/2013, về việc ban hành quy trình dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện
quốc gia, về nguyên tắc dự báo: “Dự báo nhu cầu phụ tải điện quốc gia là dự báo

nhu cầu cho toàn bộ phụ tải điện được cung cấp từ hệ thống điện truyền tải, trừ các
phụ tải điện có nguồn cung cấp điện riêng không nhận điện từ hệ thống điện quốc
gia; Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia bao gồm dự báo phụ tải
điện năm, tháng, tuần ngày và giờ”.
2.6/ Trình tự và bước thực hiện dự báo:
- Bước 1: Xác định mục tiêu dự báo. Cần phải đưa ra các mục tiêu, quyết
định có liên quan đến việc cần phải dự báo. Người sử dụng và người làm dự báo có
cơ hội thảo luận các mục tiêu và kết quả dự báo sẽ được sử dụng như thế nào thì kết
quả dự báo sẽ có ý nghĩa quan trọng.
- Bước 2: Xác định biến độc lập, giả thiết mối quan hệ giữa biến độc lập và
biến phụ thuộc. Cần phải phân tích những biến có ảnh hưởng tới đối tượng dự báo
để lựa chọn được những biến có ảnh hưởng mạnh nhất tới đối tượng dự báo thì kết
quả dự báo sẽ có sai số nhỏ. Ta phải giả thiết được mối quan hệ giữa biến độc lập và


19
biến phụ thuộc có quan hệ cùng chiều hay ngược chiều để đánh giá mơ hình có phù
hợp với lý thuyết kinh tế không.
- Bước 3: Nghiên cứu và phân tích dữ liệu đã thu thập được theo thời gian
của các biến. Dữ liệu thường được tổng hợp theo cả biến và thời gian, nhưng tốt
nhất là thu thập dữ liệu chưa được tổng hợp; Cần trao đổi giữa người sử dụng và
người làm dự báo để có sự thống nhất về bảng dữ liệu đã thu thập được; Phân tích
số liệu để có hướng dự báo tốt nhất.
- Bước 4: Lựa chọn và xây dựng mơ hình dự báo. Loại và lượng hóa các dữ
liệu thu thập; Quy luật dữ liệu trong quá khứ; Tính cấp thiết của dự báo; Độ dài dự
báo; Kiến thức chuyên môn của người làm dự báo.
- Bước 5: Đánh giá mức độ phù hợp của dự báo. Đối với các phương pháp
định lượng, cần phải kiểm định, đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình trong phạm
vi mẫu dữ liệu. Đánh giá mức độ chính xác của dự báo.
- Bước 6: Đưa ra kết quả dự báo. Kết quả dự báo phải được trình bày rõ

ràng những con số được tính tốn như thế nào và chỉ ra sự tin cậy của kết quả dự
báo (tTrình bày ở cả dạng nói và dạng viết; Bảng biểu phải ngắn gọn, rõ ràng;
Chuỗi dữ liệu dài có thể trình bày dưới dạng đồ thị).
- Bước 7: Đánh giá kết quả dự báo. Trao đổi và hợp tác giữa người sử dụng
và người làm dự báo có vai trị rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì quy
trình dự báo thành cơng. Đánh giá kết quả dự báo để đưa ra những quy hoạch,
hoạch định các kế hoạch tốt nhất.


20

Xác định mục tiêu của dự báo
T
Xác định biến độc lập, giả thiết mối quan hệ
giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

T
Nghiên cứu và phân tích dữ liệu đã thu
thập được theo thời gian của các biến
T
Lựa chọn và xây dựng mơ hình dự báo
T
Đánh giá mức độ phù hợp của dự báo
T
Đưa ra kết quả dự báo
Đánh giá kết quả dự báo




×