PHÒNG GD&ĐT
ĐỀCHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2020-2021
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (8,0 điểm).
Chúng ta là người tốt. Nhưng có lúc chúng ta cười cợt trước một người
điên. Chỉ một lần thôi. Chúng ta lạnh nhạt trước một lời cầu xin giúp đỡ. Chúng
ta tỏ vẻ ghê sợ một người tàn tật. Ta dửng dưng trước một số phận xa lạ nào đó.
Ta lợi dụng óc thơng minh của mình để đẩy phần thiệt về phía người khác. Một
lần thơi. Chỉ một lần ta bỏ phiếu chống lại sự chính trực. Và ta tự nhủ chung
quy mình vẫn là người tốt. Chỉ một hành vi nho nhỏ sẽ không ảnh hưởng gì đến
cuộc chiến Thiện – Ác.
Có thật vậy khơng? Tơi tự hỏi…
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)
Từ đoạn trích trên,em hãy viết bài văn trả lời cho câu hỏi: Những hành vi
nhỏ có làm thay đổi giá trị của con người?
Câu 2 (12,0 điểm).
Pauxtopxki viết: “Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm”. Hãy làm sáng
tỏ ý kiến trên qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
------------------ Hết -----------------(Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:………………………………………………SBD:………….
UBND HUYỆN THANH
HƯỚNG DẪN CHẤM
SƠN
PHÒNG GD&ĐT
Câu
1
(8điể
m)
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2020-2021
Mơn: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm có 07 trang)
Nội dung
Đ
iểm
Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: Những hành vi nhỏ có làm thay
đổi giá trị của con người?
1. Yêu cầu về hình thức:
1,
0
- Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận xã hội;
- Xác định đúng nội dung chủ yếu cần nghị luận;
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, khơng mắc lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu;
- Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng
về vấn đề nghị luận.
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể bày tỏ
7,
nhiều quan điểm khác nhau, dưới đây là một số gợi ý:
0
*Bày tỏ ý kiến, quan điểm:
Khẳng định “Những hành vi nhỏ làm thay đổi giá trị của
con người”.
2,0
* Giải thích:
0,
- Hành vi: tồn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu
75
hiện ra bên ngoài của một người trong hoàn cảnh cụ thể
nhất định.
- Giá trị con người: thước đo về phẩm giá, nhân
0,
cách... của con người.
75
-> Câu hỏi là sự trăn trở, băn khoăn về những hành
vi nhỏ có làm thay đổi giá trị con người. Một lần tự thỏa
hiệp của bản thân với cái xấu xa, ích kỉ, đớn hèn liệu có
0,5
ảnh hưởng đến cuộc chiến Thiện – Ác.
* Bàn luận:
4
- Trong cuộc sống, có những giây phút chúng ta cư
,0
xử khơng đúng đạo lý và cho rằng đó chỉ là hành động
nhỏ không thể ảnh hưởng đến nhân cách.
1,
- Không thể coi thường những hành vi nhỏ, vì hành
0
động nhỏ có thể ảnh hưởng đến nhân cách, tiểu tiết có
thể ảnh hưởng đến tồn cục.
- Những hành vi nhỏ đơi khi sẽ tạo thành những thói
0,
quen, hình thành nên tính cách khó sửa đổi của con
5
người. Đó là biểu hiện của sự vơ cảm, thiếu chia sẻ với
nỗi đau, bất hạnh của người khác.
- Tuy nhiên là con người ai mà chẳng mắc sai lầm vì
trên đời hiếm có người hồn hảo, tồn vẹn. Điều quan
trọng hơn là biết nhận ra sai lầm từ những hành vi nhỏ
để sửa chữa, khắc phục làm hoàn thiện mình.
- Khơng phải lúc nào những hành vi nhỏ cũng làm
thay đổi giá trị của con người. Khi con người biết kịp
thời điều chỉnh hành vi của mình, tạo những thói quen
tốt (nghiêm khắc với bản thân, rộng lượng với lỗi lầm
của người khác...) biết yêu thương, trân trọng những
người xung quanh thì giá trị của con người sẽ ln được
khẳng định.
- Hs lấy dẫn chứng , phân tích
0,
5
0,5
0,5
1,0
* Bài học:
- Hãy nâng cao giá trị bản thân cần biết điều chỉnh
cách ứng xử từ hành vi nhỏ.
- Hãy thận trọng nhưng sáng suốt, đừng vì những
điều nhỏ bé mà tự đánh mất giá trị tốt đẹp nhất của bản
thân.
1
,0
0,
5
0,
5
2
(12đi
ểm)
Pauxtopxki viết: “Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm”.
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua “Chuyện người con gái Nam
Xương” của Nguyễn Dữ.
1. Yêu cầu về hình thức:
1,
0
- Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận;
- Xác định đúng nội dung chủ yếu cần nghị luận;
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, khơng mắc lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu;
- Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng
về vấn đề nghị luận.
2. Yêu cầu về nội dung: Triển khai vấn đề nghị luận
1
thành các luận điểm; thể hiện sự nhận thức sâu sắc và
1,0
vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể triển khai theo hướng
sau:
a. Giải thích và bàn luận ý kiến:
*Giải thích:
- Chi tiết nghệ thuật khơng chỉ là yếu tố cấu thành nên tác
phẩm mà còn là nơi gửi gắm những quan niệm nghệ thuật về
con người, cuộc đời,... của nhà văn.
- Bụi vàng: dù là nhỏ bé, thoảng qua như bụi nhưng lại có
giá trị như vàng, rất quý giá, ...là vẻ đẹp lấp lánh của ngôn
từ, là vẻ đẹp của tư tưởng nhân văn sâu sắc, những thông
điệp thẩm mỹ...
- Tác phẩm: Tác phẩm văn học là bức tranh sinh động về
đời sống và con người. Qua bức tranh đó, người viết ln
muốn gửi gắm những tình cảm, tư tưởng và thể hiện thái độ
của mình trước cuộc sống.
→ Khẳng định vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm
văn học. Qua ý kiến này, Pautopxki muốn bàn đến vai trò
của các chi tiết nghệ thuật độc đáo, đặc sắc thể hiện được sự
sáng tạo và thăng hoa nghệ thuật, khẳng định được tài năng
của người nghệ sĩ...
* Bàn luận:
- Nhà văn chỉ thực sự là “Người thư kí trung thành của thời
đại” khi anh ta có thể làm sống dậy cuộc đời trên trang sách
bắt đầu từ những chi tiết nhỏ. Lựa chọn chi tiết để xây dựng
nên tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện bản chất sáng
tạo của người nghệ sĩ mà còn bộc lộ tài năng, tầm vóc tư
tưởng của người cầm bút. Chi tiết nghệ thuật được xem như
linh hồn của tác phẩm.
- Một chi tiết dù nhỏ song đặt trong mạch vận động của tác
phẩm vẫn có vai trị riêng của nó:
+ Với nhà văn: thể hiện ý đồ, tư tưởng một cách thuyết
phục, tạo chiều sâu cho tác phẩm.
+ Với người đọc: quá trình đọc tác phẩm là sự giải mã các
chi tiết trong tác phẩm. Một chi tiết dù nhỏ cũng có thể
mang chứa thơng điệp giúp người đọc thâm nhập vào thế
giới nghệ thuật của tác phẩm, nắm bắt thông điệp của tác
giả. Những chi tiết đặc sắc cịn tạo hứng thú cho người đọc
trong q trình tiếp nhận tác phẩm.
→ Ý kiến của Pauxtopxki đã khẳng định: chi tiết dù nhỏ
nhưng mang lại giá trị lớn, sức chứa lớn về cảm xúc, tư
tưởng giúp tác phẩm văn chương phản ánh được cuộc sống
2
,0
1,
0
0,
25
0
,25
0
,25
0,
25
1,
0
0
,5
0
,25
cả bề rộng và bề sâu, khám phá được những triết lí nhân
sinh sâu sắc. Chi tiết nghệ thuật góp phần thể hiện số phận,
tính cách nhân vật, mang giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực,
tư tưởng, nghệ thuật tác phẩm và phản ánh phong cách nghệ
thuật của tác giả.
b. Chứng minh qua “Chuyện người con gái Nam
Xương” của Nguyễn Dữ.
* Chi tiết “cái bóng” tạo nên những bụi vàng
trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Là chi tiết nghệ thuật đắt giá góp phần tạo kịch tính và
thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện; tạo nên nghệ thuật
thắt nút, mở nút bất ngờ nhưng hợp lí:
+ Bộc lộ tài năng của nhà văn trong việc dẫn dắt tình huống
truyện, chọn thời điểm đúng lúc. Chi tiết nghệ thuật có tác dụng
thắt nút: vì cái bóng là biểu hiện của tình u thương, lịng thủy
chung, trở thành nguyên nhân trực tiếp của nỗi đau oan khuất,
dẫn đến cái chết bi thảm của Vũ Nương (cái bóng xuất hiện lần
1); có tác dụng mở nút: cái bóng xuất hiện (cái bóng xuất hiện
lần 2) khiến Trương Sinh vỡ lẽ hiểu ra nỗi đau của vợ, giải oan
cho Vũ Nương. Cách thắt, mở ấy tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ
cho cốt truyện.
+ Bất ngờ: lời nói thể hiện tình mẫu tử lại bị chính đứa con
ngây thơ đẩy vào vịng oan nghiệt; chiếc bóng của tình
nghĩa vợ chồng, là minh chứng cho sự thuỷ chung son sắt,
thể hiện nỗi khát khao đoàn tụ.. lại là nguyên nhân khiến Vũ
Nương bị nghi ngờ thất tiết.
+ Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm: Trái ngược
với suy nghĩ thông thường của độc giả và các nhân vật trong
truyện (cái bóng xuất hiện lần 3). Truyện kết thúc song vẫn
ẩn chứa nhiều bi kịch... tạo cho tác phẩm có nhiều dư ba,
vang hưởng...
+ Chi tiết cuối truyện (cái bóng xuất hiện lần 3) thể hiện sự
sáng tạo mới mẻ của nhà văn (so với truyện cổ tích) tạo nên
vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm, gợi những liên tưởng sâu
xa...
0
,25
7
,0
5,
5
2
,5
0
,75
0
,75
0
,5
0
,5
- Tạo nên sự thành công trong việc ký thác tâm sự, gửi
gắm những thông điệp của nhà văn về cuộc sống:
+ “Cái bóng” tơ đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ
Nương trong vai trò làm mẹ, làm vợ:
. Yêu thương con, muốn bù đắp tình cảm cho con khi
vắng cha;
. u thương, thủy chung với chồng, ln mong
ngóng và nhớ chồng da diết nên nàng phải mượ n chiếc
bóng của mình để khỏa lấp nỗi lịng...
. Khát khao gia đình, được sum họp, được hạnh
phúc.
+ “Cái bóng” là một ẩn dụ cho số phận mong manh của
người phụ nữ trong chế độ nam quyền. Chỉ là một “cái
bóng” vơ hình nhưng cũng có thể là một bi kịch, chỉ là cái
bóng hư ảo mà lại có thể giết chết một con người.
Họ có thể gặp bất hạnh bởi bất cứ một nguyên nhân vô lý
nào mà họ không lường trước được. Với chi tiết này người
phụ nữ hiện lên là một nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch
xã hội.
“Cái bóng” Vũ Nương đem ra đùa với con, thể hiện tình
mẫu từ ấm nồng tình yêu thương lại bị chính đứa con ngây
thơ đẩy vào vịng oan nghiệt (đứa bé cịn q nhỏ chưa có
thể hiểu hết sự tình, sự thuỷ chung son sắt lại bị chính người
chồng nghi ngờ tiết. đó chỉ là sự ngây thơ, hồn nhiên, chân
thực của con trẻ); “cái bóng” của tình chồng nghĩa vợ, thể
hiện sự khát khao đồn tụ,
+ “Cái bóng” cịn là một bài học cho những người đàn ơng
có tính ghen tng bóng gió, mù qng. Thơng qua chi tiết
này, chúng ta càng thấy rõ bản chất vũ phu, độc đoán,
chuyên quyền của Trương Sinh (sản phẩm của chế độ trọng
nam quyền). Sức tố cáo tác phẩm càng thêm mạnh mẽ.
+ Chi tiết “cái bóng” xuất hiện ở cuối truyện “Rồi trong
chốc lát, bóng nàng lống lống mờ nhạt dần mà biến đi
mất” khắc sâu giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo sâu sắc
của tác phẩm.
+ Chi tiết này cịn là bài học về hạnh phúc mn đời: Một
khi đã đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng
hư ảo.
+ “Cái bóng” để lại một thơng điệp sâu sắc: phải yêu
thương, tin tưởng, tôn trọng nhau, đừng để cho những điều
vơ hình, mong manh (như chiếc bóng) giết chết tình u,
làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
=> Chi tiết “cái bóng” tuy nhỏ nhưng đã hàm chứa những tư
3
,0
0
,5
0
,5
0,5
0,5
0,5
tưởng sâu sắc của Nguyễn Dữ, góp phần làm nên giá trị
nhân đạo, tính nhân văn của tác phẩm
* Chi tiết hoang đường, kỳ ảo là thành công về
mặt nghệ thuật và nội dung trong tác phẩm “Chuyện
người con gái Nam Xương”
- Các chi tiết kỳ ảo:
+ Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
+ Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp
Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương, được sứ giả
của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.
+ Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến
Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến đi
mất.
- Cách đưa các chi tiết kỳ ảo: xen kẽ với những yếu
tố hiện thực → làm cho thế giới kỳ ảo lung linh, mơ hồ
trở nên gần với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy, khiến
người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.
- Ý nghĩa của các chi tiết kỳ ảo:
+ Cách kết thúc này làm nên đặc trưng của thể
loại truyện truyền kỳ.
+ Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ
Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con,
phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
+ Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu
chuyện.
+ Thể hiện về ước mơ, về lẽ công bằng ở cõi
đời của nhân dân ta.
c. Liên hệ:
0,5
1,
5
0
,5
0
,5
0
,5
1
,0
Hs liên hệ được các chi tiết :
- Chi tiết cái chết của lão Hạc phần cuối truyện ngắn
“Lão Hạc” của Nam Cao...
- Chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn
“Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri “Chiếc lá trên tường”
sau đêm giông bão.
- Chi tiết vết thẹo trong truyện ngắn “ Chiếc lược
ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
- Chi tiết khoát khoát tay ra hiệu của anh Nhĩ ở phần
cuối truyện “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
(Hoặc các chi tiết trong các tác phẩm văn học khác
có giá trị nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc...)
0,
5
→ Đó đều là những chi tiết nghệ thuật độc đáo, đặc
sắc thể hiện sức sáng tạo và thăng hoa trong nghệ thuật,
tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn cho tác phẩm và gửi gắm
những thơng điệp có ý nghĩa của nhà văn.
0,5
d. Đánh giá:
- Khẳng định vai trò của chi tiết trong tác phẩm nghệ
thuật và tài năng, tầm vóc, tư tưởng, tình cảm của nhà văn
Nguyễn Dữ trong việc xây dựng những chi tiết nghệ thuật
nhỏ nhưng lại mang giá trị nội dung sâu sắc, sáng giá. Bởi
vậy, nhận định trên hoàn toàn đúng đắn.
- Ý nghĩa, bài học cho người sáng tác và người tiếp
nhận.
+ Mỗi nhà văn khi xây dựng tác phẩm nghệ
thuật của mình cần phải “có biệt tài” trong việc xây dựng
những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa làm nên bụi vàng
cho tác phẩm;
+ Giúp người đọc cảm nhận, hiểu sâu sắc hơn về
những giá trị tốt đẹp của cuộc sống; đồng thời nhắc nhở
chúng ta về nhân sinh trong đời sống. Đó là một triết lí rất
đẹp.
TỔNG ĐIỂM
1,
0
0,
5
0,
5
2
0,0
Lưu ý chung
1. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, bài làm của thí
sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy
đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu
lốt, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo và
có tính sáng tạo. Bài viết có thể khơng giống đáp án, có những ý ngồi đáp
án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm tối đa với những bài viết chỉ nêu chung chung, sáo
rỗng.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
...................... Hết ....................