Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH đề TÀI QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.37 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA QUẢN TRỊ
-------∞

∞-------

TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO

Giảng viên hướng dẫn : ThS.NGUYỄN QUỐC THỊNH
Sinh Viên Thực Hiện : NGUYỄN NGỌC THÁI
Lớp : AD003
Mã Số Sinh Viên : 31191027032


MỤC LỤC

I. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………… ................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………… ............... 1
3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………… ........ 1
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu…………………………………………………….. .... 2
5. Ý nghĩa lí luận thực tế …………………………………………….. ............................. 2
II. Cơ sở lí thuyết .................................................................................................................. 2
1. Định nghĩa ……………………………………………………………. ........................ 2
2. Đặc điểm hàng tồn kho………………………………………………. .......................... 3
3. Vai trò của hàng tồn kho trong doanh nghiệp……………………….. .......................... 4
4. Các quyết định về hàng tồn kho…………………………….. ....................................... 4
5. Phân loại hàng tồn kho……………………………………… ....................................... 4


6. Các loại chi phí liên quan đến hàng tồn kho…………………………………............... 7
7. Những nhân tố ảnh hưởng đến hàng tồn kho ………………………............................. 8
8. Mơ hình hàng tồn kho …………………………………………….. .............................. 9
9. Một số bài tập tình huống………………………………………………………...…..13
III. Kết luận ..................................................................................................................... 16
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….……………16


1

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mỗi doanh nghiệp phải duy trì quyền tự chủ
trong hoạt động của mình. Để đạt được điều đó, Doanh nghiệp phải cân nhắc tất cả
các khâu để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội, đồng thời tăng chất lượng, giảm giá
thành sản phẩm, duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
Quản lý hàng tồn kho là một thách thức quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất
và thương mại. Quản lý hàng tồn kho được thực hiện tốt có thể giúp các cơng ty giảm
chi phí lưu giữ ngun liệu thơ, tránh tồn kho quá mức và giảm chi phí thuê mặt bằng
và các chi phí khác. Đồng thời, duy trì nguồn cung cấp nguyên liệu thích hợp cho sản
xuất, ngăn ngừa tình trạng thiếu nguyên liệu dẫn đến dây chuyền sản xuất bị đình trệ,
thiếu hàng dẫn đến giảm thu nhập thậm chí có thể làm suy giảm lịng tin của khách
hàng.
Quản lý hàng tồn kho là một nhiệm vụ khó khăn, u cầu nhà quản lý cơng ty phải
tìm ra các biện pháp quản lý phù hợp với hình thức kinh doanh của cơng ty. Mặt khác,
có rất nhiều thành phần có trong hàng tồn kho, mỗi thành phần có bộ tính năng, số
lượng và khả năng tương thích riêng. Vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp phải ln đặc
biệt chú ý đến các nhiệm vụ quản lý hàng tồn kho.
Quản lý hàng tồn kho là khâu quan trọng và có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của

cơng ty. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa chú trọng thực sự về vấn
đề này. Nhận thấy được tầm quan trọng và cần thiết của quản trị hàng tồn kho, đặc
biệt trong bối cảnh thị trường hiện nay, chính vì vậy, em quyết định lựa chọn đề tài:
“Quản trị hàng tồn kho” để làm rõ hơn về phương pháp quản lý này.

2. Mục đích nghiên cứu
- Tổng quan lí thuyết, làm rõ hơn về quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp
- Đưa ra một số tình huống để hiểu hơn và vận dụng phương pháp quản trị hàng tồn
kho một cách hiệu quả

3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết


2

- Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hàng tồn kho và hoạt động quản lý hàng tồn kho trong doanh
nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến quản trị hàng tồn kho

5. Ý nghĩa lí luận và thực tế
Những phát hiện này trọng yếu cả về mặt lý thuyết và thực tế vì chúng cung cấp cái
nhìn sâu sắc về ý nghĩa và sự logic cho việc áp dụng phương pháp quản trị hàng tồn
kho tại các doanh nghiệp, đặc biệt ở Việt Nam.

II. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1. Định Nghĩa


Hàng tồn kho là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, được doanh nghiệp dự trữ để bán ra sau
cùng hoặc làm nguồn nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm mới. Do đó, hàng tồn kho đóng vai
trị là mối liên hệ giữa việc sản xuất và bán ra các sản phẩm, mặt hàng, và nó cũng là một yếu
tố quan trọng của tài sản ngắn hạn, đóng một chức năng thiết yếu trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
Quản trị hàng tồn kho duy trì hàng hóa sản phẩm sao cho đủ số lượng để bán ra với mức phù
hợp, tăng năng suất kinh doanh và hạn chế việc dư thừa hàng hóa đảm bảo rằng các sản phẩm
được bảo quản về giá trị và công dụng của chúng, giảm bớt hư hỏng và mất mát hàng hóa dẫn
đến thiệt hại cho tài sản của công ty; đảm bảo duy trì vốn của doanh nghiệp ở mức phù hợp
nhất, nâng cao hiệu quả vốn, giảm lãng phí về việc bảo quản hàng hóa.
Quản trị hàng tồn kho là một tập hợp quy trình xác định lượng hàng tồn kho sẽ được thêm
bao nhiêu và khi nào sau mỗi lần nhập hàng, máy móc và thiết bị nào sẽ được sử dụng và ai
sẽ thực hiện các hoạt động này sao cho hiệu quả và năng suất. Ngồi ra, việc tích trữ hàng tồn
kho cịn đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng, tránh biến động giá cả và giảm


3

thiểu rủi ro chuỗi cung ứng và sản xuất, giảm thiểu chi phí đặt hàng, và tận dụng lợi ích từ
việc sản xuất và đặt hàng với quy mô lớn.

2. Đặc điểm hàng tồn kho

Mã hàng: Do doanh nghiệp thường dự trữ lượng lớn hàng tồn kho với sự đa dạng về chủng
loại mặt hàng được đặt tại những vị trí khác nhau nên mỗi mặt hàng sẽ được nhận diện bởi
một số duy nhất, hay còn gọi là mã hàng tồn kho.
Bản chất của nhu cầu:
Nhu cầu độc lập: là nhu cầu về một mã hàng này mà không liên quan đến các nhu cầu các
mã hàng khác. Nhu cầu của khách hàng có mối liên hệ chặt chẽ với loại nhu cầu này và nó

phải được dự đốn.
Nhu cầu phụ thuộc: là nhu cầu về một mã hàng có tác động trực tiếp đến nhu cầu của mã
hàng khác, có thể tính tốn mà khơng cần phải dự báo.
Nhu cầu khơng chắc chắn: là nhu cầu có thể thay đổi liên tục trong một khoảng thời gian
Nhu cầu tĩnh: là nhu cầu ổn định
Nhu cầu động: biến động theo thời gian
Thời gian đặt hàng: là khoảng thời gian từ lúc đặt hàng cho đến lúc nhận được hàng. Đối với
các loại hàng tự sản xuất thì thời gian đặt hàng là thời gian sản xuất đủ số lượng lơ hàng. Lịch
trình sản xuất của nhà cung cấp, số lượng vận chuyển, hãng vận chuyển và các yếu tố khác
ảnh hưởng đến thời gian thực hiện đơn hàng. Thời gian đặt hàng có thể được dự đốn
Thiếu hàng tồn kho: là khả năng không đáp ứng nhu cầu cho một mặt hàng. Thiếu hàng tồn
kho làm cho các mặt hàng có thể bị giao trễ và có thể mất doanh số (do mất khách hàng).
Doanh số có thể khơng bị suy giảm khi khách hàng sẵn sàng chờ đợi và đặt hàng trở lại. Mất
doanh số xảy ra khi khách hàng không sẵn sàng để chờ đợi và bỏ đi mua hàng ở nơi khác.
Các đơn đặt hàng bị trả lại dẫn đến tăng chi phí vận chuyển, phí quảng cáo và khả năng mua
hàng từ một nhà cung cấp khác với giá cao hơn. Thiếu hàng tồn kho có thể dẫn đến giảm
khách hàng trung thành và giảm thu nhập trong tương lai.


4

3. Vai trò của hàng tồn kho

Hàng tồn kho thường chiếm một lượng đáng kể trong tổng tài sản lưu động của công ty, đặc
biệt dễ bị nhầm lẫn trong việc quản lý. Từng doanh nghiệp sẽ dựa vào đặc điểm và cách thức
kinh doanh riêng của mình để xác định biện pháp phù hợp để định giá hàng tồn kho. Gía trị
của hàng tồn kho và giá vốn hàng bán có liên quan mạnh mẽ với nhau, tác động tới doanh thu
của cơng ty. Duy trì mức tồn kho thích hợp có một số lợi thế cho tổ chức, doanh nghiệp.
Hàng tồn kho có tính thanh khoản cao và giá trị của chúng sẽ dồn hết vào chu kỳ kinh doanh
của công ty nên vấn đề quản trị hàng tồn kho đặc biệt quan trọng đối với mỗi công ty, doanh

nghiệp.

4. Các quyết định về hàng tồn kho

WHEN : Khi nào một cơng ty tự sản xuất hàng hóa của mình, khi nào thì đặt hàng từ nhà
cung cấp và khi nào thì bắt đầu sản xuất.
HOW MUCH: Để đặt hàng hoặc sản xuất mỗi khi đơn hàng của nhà cung cấp hoặc nhà sản
xuất được lập, cần mua với mức giá bao nhiêu?

5. Phân loại hàng tồn kho
Trong doanh nghiệp, hàng tồn kho có nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng có đặc điểm, phẩm
chất thương mại, điều kiện bảo quản và nguồn tạo ra riêng, mỗi dạng có chức năng và mục
đích riêng trong q trình sản xuất kinh doanh. Việc phân loại và tổ chức hàng tồn kho theo
các tiêu chí cụ thể là rất quan trọng nhằm quản lý hiệu quả hàng tồn kho và xác định đúng giá
gốc hàng tồn kho.

*Phân loại hàng tồn kho theo hình thái vật chất cụ thể
Nguyên vật liệu: bao gồm các mặt hàng mà một công ty mua để sử dụng trong q trình sản
xuất của mình. Nó có thể là nguyên liệu thô (thép), bán thành phẩm (chip bộ nhớ) hoặc cả
hai. Giữ một lượng hàng tồn kho phù hợp sẽ giúp các công ty mua được nguồn cung cấp và
thực hiện các hoạt động sản xuất dễ dàng hơn. Đặc biệt, bộ phận cung ứng nguyên vật liệu sẽ
thu được lợi nhuận từ khả năng mua số lượng lớn và nhận được mức giá thấp hơn từ các nhà
cung cấp. Hơn nữa, nếu một công ty dự báo rằng giá nguyên vật liệu sẽ tăng trong tương lai,


5

hoặc một loại nguyên vật liệu nào đó sẽ trở nên hiếm hoặc cả hai, việc nắm giữ một lượng
hàng tồn kho lớn sẽ đảm bảo rằng công ty luôn được cung cấp đầy đủ kịp thời tại một chi phí
phù hợp. Vì vậy, bộ phận sản xuất u cầu một lượng hàng tồn kho thích hợp để triển khai kế

hoạch sản xuất và tận dụng tối ưu cơ sở sản xuất và nguồn nhân lực của mình.
Bán thành phẩm mua ngồi: là sản phẩm dở dang do cơng ty mua từ các nhà cung cấp từ bên
ngoài tổ chức kinh doanh của công ty
Phụ tùng thay thế: là những dụng cụ, đồ vật tạo nên những thiết bị, máy móc hồn chỉnh,
được dùng để bảo trì, sửa chữa khi có vấn đề bất chợt xảy ra, đảm bảo sự vận hành linh hoạt,
chính xác của máy móc trong q trình sản xuất.
Sản phẩm dở dang: bao gồm những loại hàng hóa hiện vẫn đang trong một cơng đoạn nào đó
của q trình sản xuất. Dự trữ sản phẩm dở dang chiếm vai trò quan trọng trong hệ thống sản
xuất cơng nghiệp hiện đại. Tóm lại, khi một cơng ty có chu kỳ sản xuất yêu cầu lớn về thời
gian thì số lượng sản phẩm dở dang cũng cần được tích trữ nhiều hơn.
Bán thành phẩm tự chế: là sản phẩm dở dang do công ty sản xuất ra
Thành phẩm: chứa các mặt hàng đã hoàn thành chu kỳ sản xuất và sẵn sàng tiêu thụ. Tồn kho
thành phẩm mang lại lợi ích cho cả hai bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của doanh
nghiệp. Bởi vì nhu cầu của sản phẩm, mặt hàng là khơng thể chính xác, rõ ràng ở một mức cụ
thể, tồn kho thành phẩm hạn chế thiệt hại doanh số do không đáp ứng đủ số lượng sản phẩm
hay mất uy tín do giao hàng chậm trễ. Bên cạnh đó, với một lượng lớn thành phẩm tồn kho có
thể sản xuất số lượng lớn các loại sản phẩm, giúp giảm chi phí sản xuất.

Phân loại theo nguồn gốc hàng tồn kho
Hàng tồn kho mua ngồi: là hàng tồn kho do cơng ty mua từ các nhà cung cấp từ bên ngoài tổ
chức kinh doanh của công ty
Hàng tồn kho tự sản xuất: là hàng tồn kho do công ty sản xuất ra

Phân loại theo quá trình sử dụng hàng tồn kho
Hàng tồn kho dự trữ : là tất cả hàng tồn kho được giữ lại để nguyên vật liệu, bán thành phẩm,
công cụ dụng cụ được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình sản xuất.
Hàng tồn kho tiêu thụ: phản ánh tất cả hàng tồn kho được duy trì nhằm mục đích bán hàng
hóa và thành phẩm trong doanh nghiệp.



6

Hình thức phân loại này góp phần quản lý hàng tồn kho một cách hiệu, tạo điều kiện cho các
nhà quản lý trong q trình hoạch định, dự tốn, bảo quản và dự trữ hàng tồn kho, đảm bảo
cung cấp kịp thời cho sản xuất và tiêu dùng với chi phí thấp, nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất và thương mại của công ty.

Phân loại ABC về hàng tồn kho
Kỹ thuật phân tích ABC thường được sử dụng trong phân loại hàng hóa tồn kho, nhằm xác
định mức độ quan trọng của hàng tồn kho khác nhau. Từ đó xây dựng các phương pháp dự
báo, chuẩn bị nguồn lực và kiểm sốt tồn kho cho từng nhóm khác nhau
Phân tích ABC được sử dụng dựa vào quy luật 80:20 của Pareto, nguyên tắc phân chia hàng
hoá dự trữ thành 3 loại theo số lượng và giá trị hàng năm của chúng. Bên cạnh đó:
Giá trị hàng năm = nhu cầu hằng năm x giá mua mỗi đơn vị
-

Nhóm A: những loại hàng dự trữ có giá trị cao nhất(70-80%) , nhưng nhỏ về số lượng so
với tổng số hàng dự trữ(15%)

-

Nhóm B: những loại hàng dự trữ có giá trị ở mức trung bình(15-25%), về sản lượng ở
mức trung bình so với tổng số hàng dự trữ(30%).

-

Nhóm C: những loại hàng có giá trị nhỏ(5-10%), tuy nhiên số lượng khá lớn so với tổng
số loại hàng dự trữ(55%).

Nhóm A yêu cầu sự kiểm soát chặt chẽ của người quản lý hoạt động. Nhóm C khơng cần

được kiểm sốt chặt chẽ và có thể được quản lý bằng cách sử dụng hệ thống máy tính tự
động. Nhóm B thì ở giữa nhóm A và nhóm C.

Tồn kho một giai đoạn: là các mặt hàng chỉ dự trữ được một lần và sẽ không được dự trữ
lại sau khi tiêu dùng. Mơ hình tồn kho một giai đoạn được sử dụng khi có những sản phẩm
theo mùa dễ hư hỏng, khơng thể dự trữ để bán trong tương lai gần.

Cách áp dụng mơ hình tồn kho một giai đoạn:
Trong trường hợp này, áp dụng phân tích chi phí kinh tế cận biên để xác định sản lượng
đặt hàng tối ưu 𝑄 ∗ thỏa mãn công thức sau:
P(demand ≤ Q∗ ) =

Cu
Cu + Cs


7

Với Cs : chi phí cho mỗi mặt hàng có nhu cầu được đánh giá quá cao (chi phí thu hồi); chi phí
này thể hiện sự mất mát của việc đặt thêm một mặt hàng và không thể bán được.
Cu : chi phí cho mỗi mặt hàng có nhu cầu bị đánh giá thấp (chi phí thiếu hụt); chi phí này
đại diện việc mất cơ hội không đặt thêm một mặt hàng trong khi có thể bán được.

Tồn kho nhiều giai đoạn: Là các mặt hàng được dự trữ và duy trì, những mặt hàng sẽ được
bổ sung sau khi tiêu thụ. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, số lượng bổ sung hàng tồn kho và
thời gian cần thiết sẽ được thay đổi tương ứng phù hợp. Vì vậy, tồn kho nhiều giai đoạn được
sử dụng rộng dãi hơn so với tồn kho một giai đoạn.

6. Các loại chi phí liên quan đến hàng tồn kho
*Chi phí đặt hàng: là các chi phí thiết lập đơn hàng, giao dịch, quản lý, vận chuyển hàng

hóa,… khơng ảnh hưởng bởi số lượng hàng được mua. Nếu khối lượng hàng lớn sau mỗi lần
đặt, số lần đặt hàng sau đó sẽ ít hơn và chi phí cũng giảm đi. Ngược lại, nếu khối lượng hàng
nhỏ sau mỗi lần đặt, số lần đặt hàng sau đó sẽ nhiều hơn và chi phí sẽ tăng cao hơn.
Chi phí đặt hàng = Số lần đặt hàng trong một năm x Chi phí một lần đặt hàng
Các chi phí tìm kiếm nguồn hàng bao gồm chi phí mơi giới, chi phí cho việc giao dịch ký kết
hợp đồng, chi phí vận chuyển,..
Khi thực hiện đơn hàng, chi phí cho hoạt động này là chi phí để trang bị máy móc, thiết bị để
triển khai, thực hiện đơn hàng. Vì vậy, cơng ty cần có những kế hoạch, biện pháp đặt hàng
với số lượng phù hợp để giảm thiểu chi phí cho việc đặt hàng.
Chi phí đặt hàng thường là các biến phí và định phí.
*Chi phí tồn trữ: là các chi phí lưu trữ, bảo quản hàng trong kho, phát sinh khi thực hiện dự
trữ hàng tồn kho. Loại chi phí này bao gồm:
- Chi phí kho: tiền thuê, bảo hiểm kho hàng,….
- Chi phí cho nhân lực thực hiện quản lý
- Chi phí thiệt hại hư hỏng do không sử dụng được hoặc bị lỗi
- Chi phí sử dụng thiết bị: bao gồm tiền thuê, khấu hao vật tư và chi phí hoạt động thiết bị
- Phí tổn đầu tư : thuế hàng tồn kho, phí vay vốn,…


8

Trong đó: Chi phí tồn trữ = Tồn kho trung bình x Chi phí tồn kho cho một đơn vị hàng
tồn kho trong năm =
Với I =

(𝑄𝑡𝑏 =

𝑄𝑚𝑎𝑥 + 𝑄𝑚𝑖𝑛

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑚ộ𝑡 𝑛ă𝑚

𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜

2

)

; 𝑄𝑚𝑎𝑥 = Q’ ,

x

(H = I x P)

𝑄𝑚𝑖𝑛 = 0

*Chi phí mua hàng: chi phí liên quan phát sinh từ việc đặt hàng với nhà cung cấp hoặc định
dạng lại nhà máy để tạo ra một mặt hàng bằng cách cấu hình các cơng cụ, thiết bị và máy
móc. Nhiều khi, giá có thể giảm nếu mua số lượng lớn sản phẩm cùng loại. Ngoại trừ mơ
hình khấu trừ sản lượng, chi phí mua hàng thường ít ảnh hưởng đến việc lựa chọn mơ hình
hàng tồn kho.
Chi phí mua hàng = Tổng nhu cầu hàng tồn kho trong một năm x Đơn giá hàng tồn kho
Trong đó:
Đơn giá hàng tồn kho có hai loại : + Hàng tồn kho mua ngồi thì đơn giá là giá mua
+ Hàng tồn kho tự sản xuất thì đơn giá là chi phí sản xuất
*Chi phí thiếu hàng: là những tổn thất gây ra bởi sự thiếu hụt các mặt hàng trong kho, xảy ra
khi hàng tồn kho của một tổ chức về nguyên vật liệu để sản xuất hoặc sản phẩm đã hoàn
thành cho người tiêu dùng bị cạn kiệt, có thể phải trả giá bằng hình thức doanh nghiệp bán
hàng thấp hơn và làm mất lòng tin của khách hàng. Nếu nguyên liệu khan hiếm trong quá
trình sản xuất, doanh nghiệp có thể phát sinh chi phí do gián đoạn, dẫn đến giảm doanh thu.

7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hàng tồn kho


Nhu cầu thị trường: Mục tiêu của việc kiểm kê nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất là
duy trì nguồn cung cấp ổn định để hồn thành chỉ tiêu về sản xuất. Do đó, nhu cầu của thị
trường về sản xuất có tác động đáng kể đến sản lượng và chủng loại hàng tồn kho. Nhu cầu
này có thể được dự đốn trước. Các phương pháp dự báo có thể được sử dụng để dự đốn nhu
cầu trung bình của người tiêu dùng, cũng như mức độ biến động của nhu cầu khi có sẵn dữ
liệu nghiên cứu thị trường.
Khả năng cung ứng của nhà cung cấp: Nhà cung cấp là người cung cấp nguyên liệu thô cho
hoạt động sản xuất của công ty. Không cần tiêu tốn nhiều hàng tồn kho khi tồn tại rất nhiều


9

nhà cung ứng trên thị trường có thể giao hàng thường xuyên, đúng hạn theo yêu cầu sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.
Hệ thống và chu kỳ vận chuyển: Đây cũng là điều cần xem xét khi đánh giá yêu cầu tồn kho
nguyên vật liệu. Bởi vì nếu doanh nghiệp nằm ở khu vực giao thông đi lại khó khăn và độc
hại thì doanh nghiệp đó phải đánh giá số lượng hàng tồn kho cần hạn chế đi lại, nếu không sẽ
ảnh hưởng đến doanh số của công ty do hoạt động vận chuyển và mua bán của công ty bị
gián đoạn. Tuy nhiên, khi vấn đề này được khác phục và cải thiện, việc vận chuyển hàng hóa
từ điểm sản xuất đến điểm tiêu dùng thuận lợi hơn rất nhiều. Từ kho hàng của công ty đến
các cửa hàng và các đơn vị được kết nối, việc bán hàng được thực hiện…phá vỡ các rào cản
đối với giao hàng và vận chuyển, giảm thời gian lưu thơng sản phẩm, góp phần nâng cao chất
lượng hàng hóa và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc điểm, tính chất hàng hóa: Có rất nhiều hàng hóa với đặc tính, chủng loại khác nhau, cho
nên việc bảo quản từng loại hàng tồn kho cũng sẽ khác nhau, ảnh hưởng đến số lượng và thời
gian của hàng tồn kho.
Quy mô kinh doanh, khả năng về vốn, điều kiện dự trữ của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có
quy mơ, mạng lưới kinh doanh lớn hay nhỏ, khả năng huy động vốn, bán sản phẩm ra ngồi
nhiều hay ít, mặt bằng nhà kho cũng như trang thiết bị đang ở trong tình trạng tốt hoặc xấu

đều ảnh hưởng mạnh mẽ tới hàng tồn kho.

8.Các mơ hình hàng tồn kho

- Mơ hình sản lượng đơn hàng kinh tế (EOQ): là mơ hình quản trị hàng tồn kho theo hướng
định lượng, dùng để xác định mức tồn kho phù hợp cho doanh nghiệp. Mơ hình này u cầu
về nhu cầu cho một loại hàng cần biết trước và không đổi(S), thời gian giao hàng biết trước
và không đổi, không chiết khấu theo sản lượng, tồn bộ sản lượng được giao đi cùng lúc,
khơng có sự thiếu hụt về hàng tồn kho.
Wilson(1934) cho rằng “Việc sử dụng các kỹ thuật tối ưu hóa trong quản lý mạng lưới cung /
cầu bắt đầu với sự phát triển của phương pháp tiếp cận mơ hình sản lượng đơn hàng kinh tế
(EOQ)’’.
Ta có cơng thức:

Tổng chi phí(TC) = Q/2 × H + D/Q × S

Trong đó: Q là số lượng hàng tồn kho sau mỗi lần đặt hàng


10

H là chi phí dự trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho
D là nhu cầu về hàng dự trữ
S là chi phí cho mỗi lần đặt hàng
Đây là mơ hình tối ưu phụ thuộc vào biến Q. Vì vậy, ta lại có:
TC’(Q) = (

𝑄× 𝐻
2


+

𝐷×𝑆
𝑄

)’ (Q)  TC’(Q) =


𝑑(𝑇𝐶)
𝑑(𝑄)

Lượng đặt hàng tồn kho tối ưu(Q’) khi

=

𝑑(𝑇𝐶)
𝑑(𝑄)

𝐻
2

𝐻
2

−1

+ D x S x 𝑄2
𝑆

– D x 𝑄2


=0

𝐻
2

𝑆

= S x 𝑄2  Q’ = √

2×𝐷×𝑆
𝐻

𝑄′

Thời gian đặt hàng tối ưu : T* = 𝐷/365
- Mơ hình sản lượng đơn hàng kinh tế mở rộng: Khi số lượng hàng tồn kho trong kho hết thì
cơng ty mới bắt đầu đặt hàng lại và cần có ngay tức khắc để đi vào hoạt động. Nhưng thực ra,
để làm được điều này không thực sự dễ, cần phải xác định điểm đặt hàng sao cho tránh lãng
phí về mặt thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cơng ty.
𝐷

Ta có:
Với:

ROP = 𝑠ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 x n
ROP là điểm đặt hàng cần được xác định lại
n là thời gian đặt hàng đến lúc nhận được hàng

D là nhu cầu về hàng dự trữ trong một năm

- Mơ hình đặt hàng theo lơ sản xuất(POQ): là mơ hình quản trị hàng tồn kho được áp dụng
trong trường hợp số lượng được cung cấp trong một dịng liên tục, các sản phẩm được tích
lũy theo thời gian sau khi đơn đặt hàng được ký kết và ngay cả khi các mặt hàng được sản
xuất và phát hành cùng lúc. Trong trường hợp đó, chúng ta phải xem xét mức sản lượng hàng
ngày của nhà sản xuất và nhà cung cấp. Mơ hình này u cầu về nhu cầu, thời gian đặt hàng
có tính tốn trước và không đổi; sản lượng của một đơn hàng thực hiện trong nhiều chuyến
hàng và hoàn tất sau thời gian t; khơng chiết khấu theo sản lượng; khơng có sự thiếu hụt về
hàng tồn kho
Ta có cơng thức:


11

Mức tồn kho tối đa(𝑄𝑚𝑎𝑥 ) = p.t – d.t
Với p: mức cung ứng hàng ngày/ tuần/ tháng
t: thời gian đảm bảo đủ sản lượng hàng hóa đã đặt
d: nhu cầu đơn hàng trung bình 1 ngày

Mà Q = p.t => t = Q/P => 𝑄𝑚𝑎𝑥 =

𝑄

𝑄

𝑑

× p – d × 𝑝 = Q × (1 - 𝑝 )
𝑝

Mặt khác, chi phí tồn kho = Tồn kho trung bình x Chi phí tồn kho cho một đơn vị hàng tồn

kho
= (𝑄𝑡𝑏 =
 Chi phí tồn kho =

𝑄𝑚𝑎𝑥
2

𝑄𝑚𝑎𝑥 + 𝑄𝑚𝑖𝑛
2

)x

(H = I x P)

𝑑

× (1 - 𝑝 ) x H

Để xác định được mức tồn kho tối đa thì chi phi tồn kho hằng năm phải bằng chi phí đặt hàng
hằng năm 

𝑄𝑚𝑎𝑥
2

𝑑

𝐷

2×𝐷×𝑆


× (1 - 𝑝 ) x H = 𝑄 x S  𝑄𝑚𝑎𝑥 = √
𝑑
(1 − ) x H
𝑝

- Mơ hình tồn kho có dự trữ an tồn(FPS): là hệ thống đánh giá định kỳ (periodic review
system) - trong đó tình trạng tồn kho chỉ được kiểm tra tại các khoảng thời gian cố định(T)
thay vì trên cơ sở liên tục.
Trong hệ thống quản trị tồn kho theo khoảng thời gian cố định, các điểm đặt hàng lại được
theo thời điểm cố định (T) và tồn kho an toàn phải được sắp xếp lại là:
Số lượng đặt hàng = Nhu cầu trung bình qua giai đoạn + Tồn kho an tồn – Tình trạng
hàng tồn kho
Q

= d × ( T + L)

Trong đó: Q là sản lượng hàng
T là số ngày giữa các lần xem xét
L là thời gian giao hàng
d là dự báo hàng ngày/tuần

+ Z × 𝜎( 𝑇 + 𝐿)

-

I× 𝑃


12


Z là số lượng độ lệch chuẩn cần thiết để đạt được mức tồn kho an toàn
σ( T + L) là độ lệch chuẩn giai đoạn xem xét giao hàng
I × P là tình trạng hàng tồn kho
- Mơ hình tồn kho khấu trừ theo sản lượng: Là mơ hình dự trữ có xem xét sự biến động của
giá cả liên quan đến khối lượng hàng trong mỗi lần đặt hàng.
Nhiều doanh nghiệp giảm giá khi hàng hóa được mua với số lượng lớn để thúc đẩy bán hàng.
Bán hàng có chiết khấu khi mua hàng là một loại chính sách bán hàng. Khách hàng sẽ tiết
kiệm được tiền nếu mua hàng với số lượng lớn. Vì vậy, lượng hàng hóa dự trữ ngày càng
nhiều, chi phí lưu kho cũng cao hơn. Mặt khác, số lượng hàng hóa được đặt tăng lên đồng
nghĩa với việc giảm chi phí đặt hàng. Mục đích là để xác định mức sản lượng hàng cần đặt
sao cho tối thiểu hóa chi phí quản lý hàng tồn kho tổng thể hàng năm. Vì vậy mơ hình tồn
kho khấu trừ theo sản lượng được áp dụng.
Cách sử dụng mơ hình này như sau:
-

Bước 1: Xác định mức sản lượng tối ưu từng mức khấu trừ
2×𝐷×𝑆

𝑄∗𝑖 = √

𝐼 × 𝑃𝑖

-

Bước 2: Điều chỉnh sản lượng đơn hàng không đáp ứng điều kiện sao cho phù hợp

-

Bước 3: Tính tổng chi phí theo mức sản lượng đã điều chỉnh ở bước 2
𝐷


𝑄

TC = 𝑄 × 𝑆 + 2 × 𝐼 × 𝑃𝑖 + 𝐷 × 𝑃𝑖
Với D: nhu cầu về hàng dự trữ
S: chi phí cho mỗi lần đặt hàng
Q: số lượng hàng tồn kho sau mỗi lần đặt hàng
I: Tỷ số giữa chi phí hàng tồn kho trong một năm và giá trị hàng tồn kho
𝑃𝑖 : Giá hàng tồn kho từng mức chiết khấu
-

Bước 4: Tính toán số lượng đặt hàng tối ưu nhất với tổng chi phí hàng tồn kho thấp nhất.


13

9. Một số bài tập tình huống

Bài tập 1: Một cơng ty có nhu cầu về sản phẩm X là 2000 sản phẩm/năm với chi phí đặt hàng
trung bình là 60$/lần và chi phí dự trữ bình qn là 10$/sản phẩm/năm, giá sản phẩm là
20$/sản phẩm. Cho biết 1 năm doanh nghiệp sản xuất 300 ngày. Hãy xác định:
a. Lượng đặt hàng tối ưu.
b. Số lượng đơn hàng mong muốn.
c. Tổng chi phí của hàng dự trữ.
Giải: D = 2000 sản phẩm; S = 60$/lần; P = 20$/sản phẩm; H = 10$/sản phẩm/năm; N = 300
ngày
2×𝐷×𝑆

a, 𝑄 ∗ = √


𝐼×𝑃

2×𝐷×𝑆

=√

𝐻

2 × 2000 × 60

=√

10
𝐷

b, Số lượng đơn hàng mong muốn = 𝑄∗ =
D

c, TC = TC = Q × S +

Q
2

= 155 ( sản phẩm)

2000
155

× H + D × P=


= 13 ( đơn hàng)

2000
155

× 60 +

155
2

× 10 + 2000 × 20 = 41549 $

Bài tập 2: Công ty A chuyên kinh doanh về ghế. Nhu cầu hằng năm là 3000 sản phẩm. Chi
phí cho mỗi lần đặt hàng là 30$. Chi phí tồn trữ hằng năm là 15$. Giá mua một chiếc ghế là
20$. Hàng được giao ngay lập tức và khơng có chiết khấu theo số lượng. Xác định mức đặt
hàng tối ưu và thời gian đặt hàng tối ưu.
2×𝐷×𝑆

Giải: Mức đặt hàng tối ưu: 𝑄 ∗ = √

𝐻

2 × 3000 × 30

=√

15

= 110 (sản phẩm)


110

Thời gian đặt hàng tối ưu: 𝑇 ∗ = 3000/365 = 14 (ngày)

Bài tập 3: 1 doanh nghiệp có nhu cầu về một loại sản phẩm là 40 đơn vị sản phẩm /ngày. Chi
phí một lần chuẩn bị sản xuất loại sản phẩm này là 200.000 đồng. Khả năng sản xuất của
doanh nghiệp là 100 đơn vị sản phẩm /ngày. Chi phí tồn kho cho sản phẩm là 1000 đồng/ đơn


14

vị sản phẩm /năm. Doanh nghiệp hoạt động 280 ngày/năm. Doanh nghiệp nên sản xuất loại
sản phẩm này bao nhiêu ?
Giải: d = 40 đvsp/ngày; S = 200.000 đồng; p = 100 đvsp/ngày; H = 1000 đồng/đvsp/năm; N =
280 ngày
 D = 40 x 280 = 11200 đơn vị sản phẩm/năm
2×𝐷×𝑆

2×𝐷×𝑆

𝑝

𝑝

2 × 11200 × 200000

𝑄𝑚𝑎𝑥 = √
=
=√
𝑑

𝑑
(1 − ) x H √(1 − ) x H

(1 −

40
100

) x 1000

= 2733 (sản phẩm)

Bài tập 4: Công ty X đề xuất về phương thức bán một sản phẩm theo mức mua với công ty Y
từng lần như sau:
Lượng mua

Giá mua

Từ 15 trở xuống

170$/sản phẩm

Từ 15 đến 20

150$/sản phẩm

Từ 20 trở lên

160$/sản phẩm


Chi phí bình qn đặt một đơn hàng là 45$; chi phí lưu kho một đơn vị dự trữ trung bình
bằng 20% giá mua; nhu cầu hàng năm của A là 100 đơn vị. Xác định mức đặt hàng tối ưu.
Giải: D = 100 ; S = 45 ; I = 20%; 𝑃1 = 170; 𝑃2 = 150 ; 𝑃3 = 160
2×𝐷×𝑆

𝑄 ∗1 = √

2 × 100 × 45

=√

𝐼 × 𝑃1

2×𝐷×𝑆

𝑄∗2 = √

𝐼 × 𝑃2

2×𝐷×𝑆

𝑄∗3 = √

𝐼 × 𝑃3

0,2 × 170

2 × 100 × 45

=√


0,2 × 150

2 × 100 × 45

=√

0,2 × 160

= 17 (sản phẩm)

= 18 (sản phẩm)

= 17 (sản phẩm)

Ta cần điều chỉnh lại 𝑄 ∗1 ; 𝑄 ∗ 2 ; 𝑄 ∗ 3 sao cho phù hợp yêu cầu => 𝑄 ∗1 = 15; 𝑄 ∗ 2 = 18 ; 𝑄 ∗ 3 =
20
Vậy tổng chi phí theo các mức sản lượng đã điều chỉnh là:
D

TC1 = 𝑄∗ × S +
1

17555 ($)

𝑄∗1
2

× I × P1 + D × P1 =


100
15

× 45 +

15
2

× 0,2 × 170 + 100 × 170 =


15
D

TC2 = 𝑄∗ × S +
2

𝑄∗2
2

100

× I × P2 + D × P2 = 18 × 45 +

18
2

× 0,2 × 150 + 100 × 150 =

15520 ($)

D

TC3 = 𝑄∗ × S +
3

𝑄∗3
2

× I × P3 + D × P3 =

100
20

× 45 +

20
2

× 0,2 × 160 + 100 × 160 =

16545 ($)
Theo kết quả trên ta thấy TC2 nhỏ nhất nên mức đặt hàng tối ưu là 18 sản phẩm.
Bài tập 5: Nhu cầu hàng ngày cho một sản phẩm của công ty A là 15 đơn vị, độ lệch chuẩn là
5 đơn vị. Thời gian xem xét là 30 ngày, thời gian giao hàng là 15 ngày. Ban quản lý đưa ra
chính sách đáp ứng 96%( z = 1,75) nhu cầu từ các mặt hàng trong kho. Đầu giai đoạn xem
xét, có 160 đơn vị hàng tồn kho. Xác định số lượng đặt hàng tối ưu.
Độ lệch chuẩn giai đoạn xem xét giao hàng là:

Giải:


𝜎( 𝑇 + 𝐿) = √(𝑇 + 𝐿) × 𝜎𝑑 2 = √(30 + 15) × 52 = 33,5
Số lượng đặt hàng tối ưu là :
Q = d × ( T + L) + Z × σ( T + L) - I × P = 15 × ( 30 + 15) + 1,75 × 33,5 - 160 = 574
( sản phẩm)


16

III. KẾT LUẬN

Tiểu luận "Quản trị hàng tồn kho’’ được thực hiện để cung cấp một cái nhìn tổng quan về lý
thuyết hàng tồn kho và các mơ hình trong quản lý hàng tồn kho, hỗ trợ các tổ chức hiểu rõ
hơn về tình trạng hàng tồn kho của họ. Đồng thời, có thể áp dụng các mơ hình phù hợp vào
thực tế quản lý doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cúc, N.T.K, 2015. “Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần
Việt Nam Pharusa’’, < truy cập ngày 15/3/2015.
[2] Dũng, B.V, 2015. “Công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần vật tư thiết bị môi
trường URENCO’’, < truy cập ngày 1/12/2014.
[3] Heizer/Render, 2008. “Operations Management”, NXB Pearson.
[4] Wilson, R. H, 1934. A scientific routine for stock control. Harvard University .



×