Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÂM NHẠC lLOP ĐHTH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.05 KB, 28 trang )

Câu 1: Những yếu tố cơ bản của âm thanh mang
tính nhạc:
Âm thanh mang tính nhạc, nghệ thuật của âm thanh , âm
nhạc là một trong những hình thái của ý thức xã hội, phụ thuộc
vào những hoạt động và quy luật chung của tự nhiên. Đồng
thời, âm nhạc còn có những quy luật riêng bắt nguồn từ tính
chất đặc thù của loại hình nghệ thuật này.
Cũng như các loại hình nghệ thuật khác: hội họa sử dụng
đường nét hình khối, màu sắc; văn thơ sử dụng sức mạnh của
ngôn từ; âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh.
Từ các âm thanh phong phú của cuộc sống, loài người đã
sáng tạo và ngày càng hoàn thiện nghệ thuật âm nhạc để phản
ánh mọi hoạt động của con người bằng ngôn ngữ riêng, dựa
trên hai yếu tố cơ bản là giai điệu và tiết tấu. Những yếu tố
ấy đã được tổ chức một cách chặt chẽ, tạo thành những hệ
thống có tính lơgic, trình bày và phát triển qua thời gian, để
phản ánh nhữngcấu trúc mẫu mực khác nhau, những hình thức
âm nhạc khác nhau. Do vậy, bản chất thời gian là một trong
những tính chất quan trọng và đặc biệt của âm nhạc. Khi âm
nhạc vang lên, khôngthể ngừng lại phía sau, mà sự trình bày,
phát triển là liên tục để biểu hiện đường tiến triển củanội dung
hình tượng, của ý tưởng âm nhạc.
Giai điệu chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ phương pháp diễn tả
của âm nhạc bởi lẽ giai điệu tạo đường nét, hình tượng chính của tác phẩm.
Giai điệu là sự trình bày một ý nhạc, được sắp xếp trong một bè thường
diễn đạt nội dung cơ bản của tác phẩm như số lớn các làn điệu, các bài dân ca
hoặc một số đoạn ở những tácphẩm nhiều bè, giai điệu trình bày thành tổ chức
có tính quy luật hồn thiện. Những tác phẩm nhiều bè, giai điệu có ý nghĩa là bè
dẫn dắt tiêu biểu cho hình tượng chính của tác phẩm.Khía cạnh quan trọng nhất
của giai điệu là mối tương quan về độ cao thấp, độ dài ngắn của âm thanh cũng
như mối tương quan về hịa âm, điệu tính. Trong một số trường hợp cụ thể giai


điệu cịn thể hiện tính thể loại tác phẩm. Nếu một giai điệu, tước bỏ phần tiết tấu
có thể mất đitính sinh động, sự rõ ràng của âm thanh cũng như sự khác nhau
trong mối quan hệ hịa âm đó là mối quan hệ giữa âm ổn định và không ổn định
trong một giọng.
Tiết tấu là một trong những phương pháp diễn tả của âm
nhạc, được phát triển rất sớm khi giai điệu và thang âm cịn
chưa định hình.


Theo nghĩa hẹp, tiết tấu chỉ sự liên tục có tổ chức độ dài
ngắn của âm thanh. Theo nghĩa rộng, tiết tấu là mối tương
quan về thời gian giữa các phần, các chương nhạc trong một
tácphẩm âm nhạc. Tiết tấu giữ vai trị quan trọng trong tính tạo
hình của tác phẩm, thơng qua tiết tấu, ta có thể hiểu được hình
tượng của chủ đề âm nhạc. Nếu tước bỏ phần giai điệu, trong
chừng mực nhất định, tiết tấu có thể tạo cho người nghe
cảm nhận được âm hình đó thể hiện các sắc thái tình cảm vui
vẻ, hội hè, nhảy múa; hoặc thôi thúc, hiệu lệnh, chiến trận hay
u buồn, thương tiếc, than thở v.v… Nhạc khí gõ trong âm nhạc
dân gian của các tộc người Châu Phi, châu Á có thể biểu hiện
được các tâm trạng tình cảm khác nhau của con người. Khi
phân tíchmột tác phẩm âm nhạc, tiết tấu có thể là một trong
những nhân tố phát triển tích cực bằng sự thay đổi liên tục để
trở thành một trong những động lực cho sự phát triển của hình
thức. Trong sự phát triển của hình thức âm nhạc tùy thuộc vào
tính chất thể loại của tác phẩm, của hình tượng âm nhạc và
phong cách.
Ngồi giai điệu và tiết tấu, âm nhạc cịn có các yếu tố :
hịa âm, nhịp độ, âm sắc, cách cấu tạo v.v...; chúng liên quan
chặt chẽ với nhau trong tác phẩm và vang lên đồng thời với vai

trò dẫn dắt của giai điệu.
Hòa âm là động lực sinh ra hình thức âm nhạc và làm rõ
nét cho hình tượng âm nhạc vớichức năng bổ sung, làm rõ cho
giai điệu, tạo màu sắc và hình thành tư duy về cơng năng.
Tiết luật là sự luân phiên giữa phách mạnh và phách nhẹ
với hai dạng chính là tiết luậtnghiêm khắc và tiết luật tự do;
đồng thời tiết luật cịn có ý nghĩa là luật chia trường độ
âmthanh: chia cơ bản và chia tự do.
Âm sắc là màu sắc của âm thanh.
Nhịp độ là sự chuyển động trong âm nhạc cùng với tiết tấu
và tiết luật.
Âm vực là các khoảng âm thanh của giọng người hay của
một nhạc cụ.
Cường độ xác định độ to nhỏ của âm thanh.
Cách cấu tạo là phương thức trình bày, tổ chức âm thanh
của một tác phẩm với hai dạng chính là một bè và nhiều bè.
Như vậy, âm nhạc - nghệ thuật âm thanh hay âm thanh
mang tính nhạc, dựa trên hai yếu tố cơ bản là giai điệu và tiết
tấu; được tổ chức chặt chẽ, tạo thành những hệ thống có tính


lơgic, trình bày và phát triển qua thời gian, để phản ánh những
cấu trúc mẫu mực khác nhau, những hình tượng âm nhạc khác
nhau

Câu 2. Khái niệm hình thức âm nhạc và thể loại
âm nhạc
Để xác định được khái niệm thế nào là hình thức âm nhạc
cần phải bắt đầu tìm hiểu bản chất và tính tự nhiên của loại
hình

nghệ
thuật
này.
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật tồn tại theo thời gian,
được trình bày, phát triển qua thời gian để phản ánh những cấu
trúc mẫu mực điển hình khác nhau cũng như những hình thức
âm nhạc khác nhau.
Khái niệm hình thức âm nhạc theo tư duy rộng là sự vang lên toàn bộ một
tác phẩm từ âm thanh đầu đến âm thanh cuối cùng với tất cả các yếu tố của nó
là giai điệu, tiết tấu, nhịp độ, âm sắc, hịa âm, âm vực, cường độ, cách cấu tạo
v.v...
Khái niệm hình thức âm nhạc theo tư duy hẹp là một quá trình chứa đựng
các phần, các chủ đề cùa một tác phẩm. Trên cơ sở của những quá trình ấy, các
hình thức âm nhạc mẫu mực khác nhau được khẳng định như: hình thức một
đoạn đơn, hình thức hai đoạn đơn, hình thức ba đoạn đơn; sự phức tạp hóa các
đoạn đơn là hình thức một đoạn phức, hình thức hai đoạn phức, hình thức ba
đoạn phức; tiếp đến là hình thức rondo (rơng-đơ), hình thức biến tấu, hình thức
sonate (xơ-nát)...
Để khỏi lầm lẫn giữa khái niệm về hình thức âm nhạc theo tư duy, rộng
và hẹp, chúng ta dùng thuật ngữ hình thức âm nhạc theo nghĩa hẹp để phân biệt
các cấu trúc khác nhau trong các tác phẩm âm nhạc.
Thể loại âm nhạc là những dạng, những kiểu tác phẩm có liên quan chặt
chẽ trong một phạm vi nhất định với các yếu tố diễn tả cơ bản của âm nhạc. Kể
cả những tác phẩm viết cho thanh nhạc hay chỉ viết cho các nhạc cụ trình bày
cũng đều thể hiện được tính chất thể loại thơng qua các phương tiện diễn tả như:
hành khúc, hành khúc tang lễ, bài hát ru, khúc hài hước, bài ca chèo thuyền...
Nghệ thuật âm nhạc cũng có nhiều loại với tiêu chí phân loại khác nhau.
Có người phân chia âm nhạc thành các loại: âm nhạc dân gian, âm nhạc giải trí,
âm nhạc thính phịng, âm nhạc giao hưởng - đại hợp xướng gồm cả thanh nhạc,
khí nhạc... - thanh xướng kịch gồm cả thanh nhạc, khí nhạc, trang phục; âm



nhạc sân khấu có tính tổng hợp như nhạc kịch (opéra = ô-pê-ra), vũ kịch (ballet
= ba-lê). Trong mỗi loại ấy lại có nhiều dạng khác nhau, tiêu biểu cho những nét
điển hình của từng loại. Đơi khi người ta phân chia thể loại âm nhạc theo một
cách khác, trong phạm vi rộng hơn, chia thành hai nhóm: thanh nhạc (những tác
phẩm cho giọng hát có phần đệm của nhạc đàn hoặc khơng) và khí nhạc. Theo
lối phân chia này, không chỉ phân biệt về cách thức biểu hiện mà cịn liên quan
đến quy luật thẩm mỹ, có quan hệ đến khả năng thể hiện nội dung. Nhóm tác
phẩm cho thanh nhạc liên quan đến ca từ, và lời ca đã giúp cho người nghe hiểu
được nội dung tác phẩm dễ dàng hơn. Ngược lại, những tác phẩm khí nhạc, nội
dung tác phẩm thông qua các phương tiện diễn tả của âm thanh để biểu hiện
hình tượng tác phẩm, việc lĩnh hội những tác phẩm đó địi hỏi phải có vốn hiểu
biết nhất định về âm nhạc.
Lịch sử phát triển của nghệ thuật âm nhạc đã chứng minh thể loại âm
nhạc ln được bổ sung những loại hình mới và được sinh ra trong những điều
kiện lịch sử, xã hội nhất định, liên quan đến sự tìm tịi sáng tạo của các nhà soạn
nhạc. Thể loại âm nhạc cũng không tồn tại riêng biệt mà chúng thường có mối
tương hỗ lẫn nhau. Trải qua thời gian, thể loại âm nhạc ngày càng hoàn thiện,
phong phú với nhiều loại mới đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của con
người.
Tóm lại: Hình thức âm nhạc theo tư duy hẹp là một quá trình chứa đựng
các phần, các chủ đề của một tác phẩm; từ đó sẽ khẳng định các cấu trúc mẫu
mực khác nhau. Thể loại âm nhạc là những dạng, những kiểu tác phẩm liên
quan chặt chẽ trong một phạm vi nhất định với các phương pháp diễn tả cơ bản
của âm nhạc.


Câu 3: Khái niệm hình thức một đoạn đơn:
1.1. Khái niệm

Hình thức một đoạn là hình thức của tác phẩm âm nhạc
được cấu tạo bằng một đoạn nhạc gồm một hoặc nhiều ý nhạc
(âm hình) đã được phát triển một cách trọn vẹn.
Ví dụ:
15.
Vui tươi

THẬT LÀ HAY

Nhạc và lời:
Hồng Lân


Bài Thật là hay là tác phẩm âm nhạc được viết ở hình thức một
đoạn nhạc được cấu tạo bằng hai câu nhạc:
Đoạn

a

Kết cấu

Câu

x

y

Tiết

t1


t2

t1

t2

Tiết tấu

Nhịp: 2/4

1+1+2

1+1
+2

1+1
+2

Hòa thanh

C

C-G

C-F

F-G-C

1+1

+2

- Bài hát: Thật là hay - viết ở giọng Đơ trưởng; hình thức một đoạn đơn.
- Bài hát mang tính chất: Nhanh, vui, hoạt bát.
- Thang âm: 5 âm
- Câu 1: Từ “Nghe véo von…” đến “…líu lo vang lừng”.
+ Tiết 1: Từ “Nghe véo von…” đến “…với chim oanh”.
+ Tiết 2: Từ “Hai chú chim…” đến “…líu lo vang lừng”.
+ Kết câu 1 ở bậc II của giọng chủ.
- Câu 2: Từ “Vui rất vui…” đến “…hay hay hay”.
+ Tiết 1: Từ “Vui rất vui…” đến “…tới hát theo”.
+ Tiết 2: Từ “Li lí li…” đến “…hay hay hay”.
Kết câu 2 ở bậc I của giọng chủ. Nhìn sơ đồ ta có thể biết:
- Cả bài gồm 16 nhịp.
- Được chia làm hai câu, mỗi câu 8 nhịp. Mỗi câu gồm 2 tiết, mỗi tiết 4
nhịp.
- Mỗi tiết gồm 3 motif (mơ-típ): 1+1+2’
Ví dụ trên biểu hiện một nội dung, một hình tượng âm nhạc rõ ràng.

2. Định nghĩa: Đoạn nhạc là hình thức âm nhạc nhỏ nhất
(hình thức một đoạn đơn),trình bày một tư duy âm nhạc hoàn
chỉnh; là một cơ cấu âm nhạc phát triển tương đối hồnthiện,
có mức độ của tính thống nhất về chủ đề, về các phương pháp
diễn tả âm nhạc. Tính thống nhất chủ đề biểu hiện qua các xử lí
âm điệu, tiết tấu và thường kết trọn đoạn nhạc ở giọng ban đầu
(giọng chính của tác phẩm), hoặc kết trọn ở giọng chuyển gần .


Câu 4. Khái niệm hình thức hai đoạn đơn:
1. Định nghĩa

Hình thức hai đoạn đơn gồm có hai phần, mỗi phần không
vượt quá khuôn khổ của đoạn nhạc và được biểu thị như sau:

Hai phần của hình thức hai đoạn đơn có chức năng khác
nhau.
Đoạn thứ nhất là phần trình bày (a) giữ chức năng trần
thuật chủ đề và cấu trúc ở hình thức một đoạn đơn, thường kết
trọn ở giọng chính ban đầu hoặc chuyển sang giọng mới, giọng
gần.
Đoạn thứ hai (b) có chức năng phức tạp hơn tùy thuộc vào
sự phát triển của chủ đề để chia thành các dạng cấu trúc khác
nhau. Đoạn này vừa giữ chức năng của phần giữa và phần tái
hiện hay kết của hình thức và có cấu trúc ở hình thức đoạn
nhạc.


Tác giả Đào Ngọc Dung giải thích kỹ hơn về hình thức hai
đoạn đơn: Hình thức hai đoạn đơn là hình thức của một tác
phẩm âm nhạc được cấu tạo bằng hai đoạn nhạc: Một đoạn
trình bày và một đoạn phát triển (trình bày và phát triển âm
hình, hịa thanh và kết cấu của tác phẩm). Hai đoạn đó liên kết
với nhau vừa tương phản lẫn nhau 15 vừa thống nhất với nhau
để trở thành tác phẩm hoàn chỉnh.
Tương tự như vậy, trong sách Phân tích tác phẩm âm nhạc
của GS.TSKH Phạm Lê Hòa cũng nêu khái niệm khá kỹ về hình
thức hai đoạn “là cấu trúc tác phẩm âm nhạc gồm hai phần/hai
đoạn mà trong mỗi phần/đoạn thường được viết ở hình thức
một đoạn. Phần thứ nhất thường giữ chức năng của phần trình
bày và được viết theo kiểu một đoạn có nhắc lại. Phần thứ hai
bao gồm trong nó cả hai chức năng phát triển và tái hiện/hồn

thiện tư duy âm nhạc”. Qua các khái niệm nêu trên ta thấy,
hình thức hai đoạn đơn là hình thức bao gồm hai phần, mỗi
phần không vượt quá khuôn khổ đoạn nhạc, trong đó phần thứ
nhất thường giữ chức năng trình bày, phần thứ hai bao gồm cả
hai chức năng phát triển và tái hiện. Hình thức hai đoạn đơn có
thể ký hiệu dưới dạng sơ đồ như sau:

+ Hình thức hai đoạn đơn có thể được sử dụng để xây
dựng một tác phẩm hoàn chỉnh hoặc là một phần của một tác
phẩm lớn hơn hình thức hai đoạn (hình thức ba đoạn đơn, ba
đoạn phức, biến tấu…).
2. Ví dụ
Bài: Em là bơng hồng nhỏ
Vừa phài – Tình cảm, trong sáng

Trịnh Công Sơn


* Em là bông hồng nhỏ của Trịnh Công Sơn là bài hát ca
ngợi tình cảm trongsáng, thơ ngây của tuổi nhỏ khi nghĩ về gia đình,
nhà trường, về thiên nhiên qua những cảm xúcnhẹ nhàng, bay bổng.
Bài hát gồm có hai đoạn nhạc, mỗi đoạn nhạc có hai câu nhạc.
Đoạn thứ nhất của bài là đoạn nhạc với lối cấu trúc nhắc lại
gồm có hai câu nhạc cân phương (2 nhịp +2+2+2 và 2+2+2+2).
Nhịp thứ bảy của câu một xuất hiện âm Đô thăng để li điệu sang
giọng Rê trưởng và kết câu nhạc ở bậc I của giọng mới, đồng thời
âm Rê là âm bậc Vcủa giọng Xon trưởng. Câu thứ hai là nhắc lại
nguyên dạng câu thứ nhất với lời ca mới, thay đổigiai điệu ở cuối
nhịp thứ bảy để kết trọn đoạn nhạc về chủ âm của giọng chính –


Xon trưởng.
Đoạn thứ hai cấu trúc câu nhạc thay đổi nên có khn khổ
ngắn hơn so với đoạn thứ nhất.Câu thứ nhất chỉ có sáu nhịp, chia
thành ba tiết nhạc, mỗi tiết nhạc có hai mơ-típ, mỗi mơ-típ làmột
nhịp và tiết thứ ba khơng chia thành mơ-típ được (1+1, 1+1 +2).
Đầu câu một của đoạn haicó âm hưởng của hợp âm mi thứ. Câu


thứ hai của đoạn hai là tái hiện lại câu thứ hai của đoạn một, chỉ
khác một chút ở nhịp thứ bảy về cao độ cho hợp với thanh điệu của
từ và kết trọn bài hát về giọng Xon trưởng.

Câu 5: Những yếu tố cơ bản của bộ môn thanh nhạc:
Thanh nhạc là những tác phẩm được biểu diễn bằng giọng người, loại
hình xuất hiện sớm nhất của nghệ thuật âm nhạc; ra đời cùng với tiếng nói khi
con người biết dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao lưu tiếp xúc.
Thanh nhạc là bộ môn khoa học trừu tượng, chuyên
nghiên cứu những âm thanh do bộ máy phát âm của con người
tạo ra đã được âm nhạc hóa. Bộ mơn này có các yếu tố chính là
âm nhạc và lời hát thể hiện rõ ý tưởng và tình cảm. Kỹ thuật
thanh nhạc là cơng việc hồn thiện mọi mặt của giọng hát và
nắm vững những thói quen đúng khi hát. Thanh nhạc với các
bài tập về hơi thở, giám sát hơi thở, luyện thanh, mở rộng
xương sườn, điều khiển cơ bụng. Học thanh nhạc thực chất là
học về cách lấy hơi hiệu quả và luyện tập mở rộng âm vực để
cải thiện giọng hát và cách xử lý bài hát nghe hay hơn .
1. Bộ máy phát âm (bộ máy phát thanh):
1.1. Các bộ phận của bộ máy phát âm
Con nguời từ khi sinh ra, vốn sẵn có bộ máy phát âm vơ cùng
tinh vi và hồn chỉnh. Nhờ có bộ máy phát âm này con nguời

mới có thể nói hoặc hát đuợc. Bộ máy phát âm được hoạt động
theo sự điều khiển của hệ thần kinh trung uơng. Bộ máy phát
âm bao gồm các bộ phận chính sau đây:
1.1.1 Phổi - hồnh cách mơ:
Phổi được cấu tạo bởi một tổ chức những túi xốp có độ co
giãn. Khi hít hơi vào, những túi xốp này giãn ra để tiếp nhận
khơng khí. Khi đẩy hơi ra thì các túi xốp này lại co lại để đẩy khí
CO2 ra ngồi. Phần trên những túi xốp là những ống nhỏ cũng
có độ co giãn được gọi là phế quản. Tất cả những ống phế quản
lại được nối vào một ống lớn hơn cũng có độ co giãn, đuợc gọi
là khí quản. Khi ta nói hoặc hát, luồng khơng khí từ phổi đẩy ra
làm rung thanh đới, âm thanh đượcphát ra từ đây.
Phổi được ngăn cách với bụng bởi một màng ngăn có độ
co giãn được gọi là hồnh cách mơ. Trong ca hát, phổi - hồnh
cách mơ là những bộ phận gây áp lực khi phát âm.
1.1.2. Thanh quản:


Thanh quản là một ống nối tiếp phía trên khí quản. Thanh
quản như một hộp sụn, ở trước cổ, trước thực quản, bên trong
có nhiều bộ phận. Phần giữa thanh quản, chỗ thắt lại như cổ
chai, gọi là thanh đới. Thanh đới được cấu tạo
bởi những dây cơ gọi là dây thanh. Dây thanh thực ra không
phải là một sợi dây mà là một cơ (bắp thịt) vân cấu trúc rất tinh
tế. Nam giới có dây thanh dài từ 18 – 25 mm, rộng từ 3 – 5mm;
nữ giới có dây thanh dài từ 14 – 21mm, rộng từ 2 – 4mm; trẻ
em có dây thanh dài từ 5 – 7mm, rộng từ 2 – 3mm. mỗi khi phát
ra một âm, dây thanh phải rung động nhiều lần, chẳng hạn để
nói được âm “la”, dây thanh phải rung động 440 lần/giây. Thanh
đới là bộ phận rất quan trọng của thanh quản vì đó là nơi tạo ra

âm thanh ban đầu.
Khi ta khơng nói hoặc khơng hát, phần giữa của thanh đới
tạo thành khe nhỏ để khơng khí qua lại gọi là khe thanh đới
(khe thanh quản). Khe này thay đổi lúc đóng, lúc mở do thanh
đới rung lên duới tác động của luồng hơi thở từ phổi đẩy ra.
Phần trên thanh đới có hai khoảng trống song song với nhau gọi
là buồng thanh quản. Phần trên cùng của thanh quản có một bộ
phận nhỏ như cái nắp, gọi là nắp thanh thiệt (nắp thanh mơn).
Khi ta nói hoặc hát, nắp này mở ra và khi ta nuốt thức ăn vào
thực quản (là ống nằm phía sau của thanh quản), nắp này sẽ
đóng lại ngăn khơng cho thức ăn rơi vào ống thanh quản.
Thanh quản còn được gọi là bộ phận phát ra âm thanh
1.1.3. Cuống họng
Cuống họng là bộ phận nằm tiếp giáp phía trên thanh
quản. Khi há miệng rộng, hạ cuống lưỡi xuống nhìn sâu vào bên
trong, ta thấy đuợc cuống họng từ nắp thanh thiệt đến vòm
họng. Cuống họng cũng có thể mở rộng ra được chút ít so với
mức bình thuờng. Cuống họng nằm tiếp giáp với miệng nên dễ
bị ảnh huởng bởi sự thay đổi của thời tiết, độ nóng lạnh của
thức ăn, và thức uống khi đi qua nó. Cuống họng đuợc bao bọc
bởi một tổ chức niêm mạc, dễ bị kích thích nên cần đuợc giữ gìn
để tránh bị viêm nhiễm, gây ảnh hưởng khơng tốt đến giọng
hát. Cuống họng cịn được gọi là bộ phận truyền âm.
1.1.4. Miệng
Miệng là bộ phận hoạt động liên tục trong suốt thời gian
hát. Hình dáng của miệng khi hát phụ thuộc vào lời ca. Hoạt
động của miệng bao gồm những cử động của hàm ếch mềm,
lưỡi, môi, hàm duới cùng với sự hỗ trợ của răng. Miệng giữ vai
trò quan trọng khi phát âm. Những âm thanh đuợc phát ra từ
thanh đới, đi qua cuống họng, đi ra ngồi thơng qua những cử



động của miệng tạo thành âm thanh có âm sắc đẹp theo những
yêu cầu cần thiết. Cũng từ đây âm thanh chứa đựng một nội
dung cụ thể thông qua ngôn ngữ đuợc tạo nên từ sự
kết hợp nguyên âm và phụ âm do những hoạt động của miệng
tạo ra. Miệng, trong khi hoạt động để tạo ra âm thanh và lời hát
với nội dung và tình cảm cần
thiết, lại cịn có tác dụng hỗ trợ cho các hoạt động của thanh
đới và hơi thở.
Miệng còn đuợc gọi là bộ phận nhả chữ.
1.2. Nguyên lý phát thanh
Trước khi nói hoặc hát, ta phải lấy hơi. Hơi thở chủ yếu đi
qua mũi và một phần rất nhỏ qua miệng. Sau khi lấy hơi vào
phổi, lúc thở ra, luồng hơi thở đi qua khe thanh đới làm rung
thanh đới. Trước hết âm thanh được phóng to ra trong cuống
họng. Cuống họng là bộ phận nằm tiếp giáp phía trên thanh
quản. Cuối cùng âm thanh đi ra ngoài qua miệng. Hoạt động
của miệng bao gồm các cử động kết hợp của lưỡi, môi, hàm ếch
mềm, hàm dưới cùng với sự hỗ trợ của răng tạo thành tiếng nói,
tiếng hát.
Tóm lại, ca hát là nghệ thuật kết hợp giữa âm nhạc và ngơn
ngữ. Vì vậy hoạt động của miệng để tạo ra những âm thanh
mang nội dung thông qua ngôn ngữ là rất quan trọng
2.Hơi thở trong ca hát: Trước khi nói hoặc hát, ta phải
lấy hơi. Hơi thở chủ yếu đi qua mũi và một phần rất nhỏ qua
miệng. Sau khi lấy hơi vào phổi, lúc thở ra, luồng hơi thở đi qua
khe thanh đới làm rung thanh đới. Trước hết âm thanh được
phóng to ra trong cuống họng. Cuống họng là bộ phận nằm tiếp
giáp phía trên thanh quản. Cuối cùng âm thanh đi ra ngoài qua

miệng. Hoạt động của miệng bao gồm các cử động kết hợp của
lưỡi, môi, hàm ếch mềm, hàm dưới cùng với sự hỗ trợ của răng
tạo thành tiếng nói, tiếng hát
Trong q trình phát triển của nghệ thuật ca hát, trên thế
giới người ta đã áp dụng một số kiểu thở (lấy hơi) khác nhau.
Đó là thở ngực (lấy hơi ngực), thở bụng (lấy hơi bụng), thở
ngựckết hợp với bụng (lấy hơi bằng ngực kết hợp với bụng) và
thở ngực dưới và bụng.
- Động tác lấy hơi
Chủ yếu lấy hơi nhanh bằng mũi, có thể lấy một chút ít hơi
qua miệng.
Một số điều cần tránh khi lấy hơi:


+ Không so vai, rụt cổ dễ tạo nên tư thế khơng đẹp mắt.
+ Khơng lấy hơi hồn tồn bằng miệng vì dễ làm khơ cổ
khi hát, hơi nơng dễ gây cảm giác mệt mỏi.
+ Không gây ra tiếng động
+ Không lấy hơi quá nhiều, phải tuỳ độ dài ngắn của câu
hát mà lấy hơi cho phù hợp.
- Động tác đẩy hơi:
Đẩy hơi ra chậm, đều đặn, liên tục, không ngắt quãng. Sau
khi lấy hơi, ghìm hơi lại sau khoảng một đến hai giây. Tiếp đến
ta sẽ phát ra một âm thanh rồi dần dần đưa hơi thở theo âm
thanh ra đều đặn, cố gắng kéo dài trạng thái căng thẳng cần
thiết ở khoảng trung tâm lồng ngực cho tới cuối câu hát, đó là
động tác ghìm hơi (nén hơi). Có nghĩa là khi hát cần tiết kiệm
hơi. Tránh phân câu, lấy hơi tuỳ tiện. Nếu câu hát quá dài, có
thể ngắt câu lấy hơi ở cuối tiết nhạc nhưng vẫn phải phù hợp
với lời ca. Nếu bài hát có cao trào, cần phải có sự đầu tư “tích

cực” hơn về hơi thở và xử lý khéo léo.
Ví dụ: Trích trong bài Khúc hát của người mẹ trẻ của Phạm
Tuyên

Với câu hát trên nếu hát một hơi sẽ khó thể hiện. Để câu hát
“con ơi hãy nghĩ” được đảm bảo yêu cầu về cao độ, độ vang
cũng như sắc thái tình cảm, trước đó ta phải lấy hơi sâu, khi hát
đẩy hơi ra phải khống chế tốt hơi thở bằng cách đẩy hơi chậm,
đều đặn liên tục tới cuối câu hát.
3. Khẩu hình: Chất lượng của âm thanh phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đó là hoạt động của
miệng. Hoạt động này trực tiếp ảnh hưởng đến âm thanh.Hoạt
động của miệng bao gồm những cử động của hàm dưới, môi,
lưỡi, hàm ếch mềmcùng với sự hỗ trợ của răng. Tất cả những cử
động này khi hát tạo nên hình dáng của miệng, thường gọi là
khẩu hình.
Khi hát, hình dáng của miệng thay đổi liên tục theo sự
phát âm nhả chữ, nghĩa là phụ thuộc vào những nguyên âm và


phụ âm. Khi nói các nguyên âm phát ra nhanh, gọn, không nhất
thiết phải mở rộng miệng. Nhưng khi hát các nguyên âm phải
ngân dài theo trường độ nốt nhạc nên miệng phải mở rộng và
tích cực hơn. Với từng loại giọng hát, độ mở rộng hay hẹp của
miệng cũng có ảnh hưởng tới âm lượng và âm sắc của giọng Khi
hát miệng phải luôn mở rộng tự nhiên, mềm mại khơng méo
mó, linh hoạt, giúp người hát phát âm nhả chữ dễ dàng cũng
như dễ biểu hiện cảm xúc bằng nét mặt.
- Hoạt động của môi khi hát:
Sau khi âm thanh được phát ra từ thanh đới, do tác động

của luồng hơi thở lên dây thanh đới, âm thanh đi qua khe thanh
quản, đi qua cuống họng ra ngoài qua miệng. Các nguyên âm
và phụ âm được phát ra bởi những cử động của các bộ phận
của miệng, tạo thành lời hát. Hoạt động của môi nằm trong
hoạt động chung của miệng.
Khi hát, hình dáng của mơi phụ thuộc vào các nguyên âm
và phụ âm.
Ví dụ: Đối với nguyên âm A và Ơ, mơi tạo hình dáng mở
trịn.
Đối với nguyên âm U, môi hơi chúm lại và đưa ra phía
trước.
Đối với ngun âm Ê, mơi trên hơi nhếch lên.
Với những giọng cao, nhẹ nhàng, khi hát thường có hình
dáng mơi hơi nhếch lên trên và để lộ chút ít hàm răng cửa trên.
Với những giọng hát trầm, khi hát thường đưa mơi ra phía trước
và che kín răng.
-Hoạt động của lưỡi khi hát: Với bất cứ giọng hát nào, khi
hát nên đặt lưỡi có tư thế tự nhiên, mềm mại. Khơng đưa lưỡi ra
phía trước, cũng khơng tụt lưỡi vào phía trong. Đó là tư thế tốt
nhất của lưỡi khi hát. Lưỡi cứng khi hát sẽ mắc lỗi phát âm lệch
chuẩn.
- Hoạt động của hàm dưới khi hát: hàm dưới luôn buông
lỏng, hạ xuống tự nhiên, mềm mại, không đưa cằm ra phía
trước.
- Hoạt động của hàm ếch mềm: Khi hát, hàm ếch mềm
phải nâng lên một cách mềm mại để mở rộng lối cho âm thanh
cùng lúc lên hốc mũi và ra miệng. Đặc biệt khi hát lên âm
thanh cao, hàm ếch mềm phải nâng lên, kết hợp với tăng cường
hơi thở là hai yếu tố góp phần quyết định đến chất lượng của
âm thanh.



4. Phân loại giọng hát: Giọng hát của con người rất
phong phú. Nói về giới, có giọng nam và giọng nữ. Nói về lứa
tuổi, có giọng người lớn và giọng trẻ em.
Giọng hát người lớn: Nhìn chung giọng hát của người lớn
có ba loại giọng với tính chất khác nhau:
- Giọng cao: Tính chất sáng, bay bổng, nhẹ nhàng, thanh thốt
- Giọng trung: Tính chất ấm áp đầy đặn
- Giọng trầm: Tính chất sâu lắng
Giọng hát trẻ em: Giọng hát trẻ em có sự khác biệt rất rõ
so với giọng hát của người lớn, nếu ở người lớn có sự phân chia
rõ ràng về giới tính trong giọng hát như giọng hát nam và giọng
hát nữ, thì giọng hát trẻ em, nhất là ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu
giáo, chỉ có một loại giọng, khơng có sự phân biệt giữa giọng
trẻ em nam và giọng trẻ em nữ.
5. Xử lý ngơn ngữ trong ca hát:
Muốn người nghe có cảm xúc, hiểu được nội dung bài hát,
thì việc hát rõ lời là rất cần thiết. Kỹ thuật hát rõ lời là một trong
những yếu tố góp phần vào sự thành cơng trong việc thểhiện
bài hát.
6. Lựa chọn bài hát và phương pháp luyện tập:
Muốn thể hiện một bài hát đạt hiệu quả cao, người hát cần
tuân thủ các bước sau:
- Lựa chọn bài hát: Căn cứ vào nội dung lời ca của bài hát. Lựa
chọn bài hát căn cứ vào âm nhạc. Bài hát phải phù hợp với tầm
cữ giọng của người hát. Khi hát không nên chọn giọng quá cao
hoặc quá thấp so với giọng hát của mình. Trườnghợp bài hát
viết ở giọng cao hơn hoặc thấp hơn, người hát có thể xử lý bằng
cách dịch giọng bà ihát đó lên hoặc xuống, sao cho phù hợp với

tầm cữ giọng của mình.
- Phương pháp luyện tập bài hát:
Khi tập một bài hát, muốn được hiệu quả tốt, người hát cần
thực hiện các bước sau:
+“Vỡ hoang” bài hát:
+“Gọt dũa, sáng tạo”:


Phân tích cấu trúc hình thức và phương pháp thể hiện các bài hát
:
1. Tre ngà bên lăng Bác - Hàn Ngọc Bích

1/ Cấu trúc và hình thức bài hát: “Tre ngà bên lăng Bác”


Đoạn
Kết
cấu

a

Câu
Tiết

Tiết tấu Nhịp 3/8
Hòa thanh

x

y


z

t1

t2

t3

t1

t2

Motip phát triển

4

4

4

4

4

2+2+2+4

Em-A-D

G-D-A


G-A-Em

D-A-D-G-A-D-A-D

D-A Em-A-D

- Bài hát: “Tre ngà bên lăng Bác”-viết ở giọng Rê trưởng (D-dur)
- Thể loại nhịp 3 / 8 nhẹ nhàng, du dương, tha thiết
- Tầm cữ giọng hát trong quãng 10 {A(0) – C(2)}
- Hình thức một đoạn đơn, gồm có 3 câu.
+ Câu x: 3 tiết nhạc
Tiết 1: “ Bên lăng Bác Hồ…khóm tre ngà ” (4 ơ nhịp)
Tiết 2: “ Đón gió đâu về…đu đưa ” (4 ơ nhịp)
Tiết 3: “ Đón nắng…thêu hoa ” (4 ơ nhịp)
Kết câu 1 ở bậc V của giọng chủ.
+ Câu y: 2 tiết nhạc
Tiết 1: “ Rất trong là…ngây thơ” (4 ô nhịp)
Tiết 2: “ Rất xanh…ngân nga” (4 ô nhịp). Kết ở bậc II giọng chủ.
+ Câu 3 (z)
Phát triển mô tip (2+2+2+4)
Một khoảng trời quê hương (Mô tip 1)
Thân yêu về bên Bác

(Mô tip 2)

Cho em về ca hát

(Mô tip 3)


Dưới mái tóc tre ngà

(Mơ tip 4)

Kết bài ở bậc I giọng chủ.
2/ Phương pháp thể hiện bài “Tre ngà bên lăng Bác”


+ Phương pháp thể hiện chung của bài hát: Nhẹ nhàng, du dương, tha thiết.
+ Ngắt câu lấy hơi đúng chỗ quy định trong bài hát. Lấy hơi một nửa khơng vội
vàng.
+ Tiếng hát phải có độ ngân nga đủ với tính chất của bài hát
+ Phải hát đúng tính chất của nhịp 3/8 hát nhấn mềm vào các tiếng ở đầu các ơ
nhịp( thể hiện được tính chất mềm mại thiết tha, tình cảm của người hát đối với
Bác Hồ kính u)
+ Có thể dựng múa phụ họa từ 8 người trở lên, ưu tiên cho chất liệu múa sen.

2. Mùa hoa phượng nở - Hoàng Vân


1/ Cấu trúc và hình thức bài hát: “Mùa hoa phượng nở”
Đoạn
Kết
cấu

a

Câu
Tiết


Tiết tấu Nhịp 2/4
Hòa thanh

x

x’

y

z

t1

t2

T3

t1

t2

t3

t1

t2

t1

t2


2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

C-G–C

C - C - Gm - C

Em - C - Em - C

- Bài hát: “Mùa hoa phượng nở”-viết ở giọng Đô trưởng (C-dur)

G - G7- C



- Thể loại nhịp 2 / 4 nhanh, vui tươi, hồn nhiên
- Tầm cữ giọng hát trong quãng 11 {G(0) – C(2)}
- Hình thức một đoạn đơn, gồm có 4 câu. (x-x’-y-z)
+ Câu 1 (x) “ Tu hú kêu…mơ hy vọng ” (3 tiết nhạc)
Tiết 1: “Tu hu kêu, tu hú kêu”
Tiết 2: “Hoa gạo nở, hoa phượng đỏ”
Tiết 3: “Đầy ước mơ hy vọng”. Kết ở bậc I của giọng chủ.
+ Câu 2 (x’) “ Tu hú kêu…mái trường ” (3 tiết nhạc)
Tiết 1: “Tu hu kêu, tu hú kêu”
Tiết 2: “Mùa quả chín vào mùa thi”
Tiết 3: “Tình bạn trong sáng dưới mái trường.”. Kết ở bậc V của giọng
chủ.
+ Câu 3 (y) “ Ve ve ve…vui hè về” (2 tiết nhạc)
Tiết 1: “Ve ve ve hè về”
Tiết 2: “Vui vui vui hè về”. Kết ở bậc I của giọng chủ.
+ Câu 4(z) “Cây xanh xanh…ngát muôn nhà”(2 tiết nhạc)
Tiết 1: “Cây xanh xanh rợp bóng ven đường”
Tiết 2: “Hương sen thơm tỏa ngát muôn nhà.”. Kết ở bậc III của giọng
chủ.
2/ Phương pháp thể hiện bài “Mùa hoa phượng nở”
+ Phương pháp thể hiện chung của bài hát: Nhanh, nhí nhảnh, vui tươi, hồn
nhiên
+ Lấy hơi một nửa nhanh sau . Ngắt câu lấy hơi đúng chỗ ở cuối các câu hát.
+ Âm thanh hát nảy, có độ ngân vừa đủ hợp với tính chất của bài hát.
+ Phải hát đúng tính chất của nhịp 2/4 hát nhấn vào các tiếng ở đầu các ô
nhịp( thể hiện được tính chất nhanh, vui tươi, hồn nhiên
+ Có thể dựng hát tốp nhiều người, áp dụng linh hoạt các hình thức hát bè, hát
đối đáp, phù hợp cho các chương tình lễ bế giảng-tổng kết năm học…



3. Reo vang bình minh

Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước

1/ Cấu trúc và hình thức bài hát: “Reo vang bình minh”
Đoạn
Kết
cấu
Tiếttấu

a

Câu

b

x

x’

y

y’

Tiết

t1


t2

t1

t2

t1

t2

Nhịp2/
4

2môtip

2môtip

2môti
p

2môti
p

2môtip

2môtip

t1

t2


2môtip 2môtip


Hịa thanh

F-C-Am-F-C -F

F-C-Bb-E-C-F

F-Am-F-Bb-C-F

F-Am-F-F-Bb-F

- Bài hát: “Reo vang bình minh”- viết ở giọng Fa trưởng (F-dur)
- Thể loại nhịp 2 / 4 nhanh, vui tươi, hồn nhiên
- Tầm cữ giọng hát trong quãng 9 { C(1) - D(2) }
- Hình thức hai đoạn đơn, gồm có 4 câu. (x-x’-y-y’)
- Đoạn a:
+ Câu x: 2 tiết nhạc
Tiết 1: “Reo vang reo…vang đồng”. Kết ở bậc I của giọng chủ.
Tiết 2: “La bao la…bừng hoa lá”. Kết ở bậc V của giọng chủ.
+ Câu x’: 3 tiết nhạc
Tiết 1: “Cây rung cây…hương nồng”. Kết ở bậc III hợp âm Hạ át.
Tiết 2: “Gió đón gió…ngập hồn ta”. Kết ở bậc I của giọng chủ.
- Đoạn b:
+ Câu y: 2 tiết nhạc
Tiết 1: “Líu líu lo lo…say xưa”- Kết ở bậc I của giọng chủ.
Tiết 2: “Hát lên…tươi sáng”- Kết ở bậc III của giọng chủ.
+ Câu y’: 2 tiết nhạc

Tiết 1: “La la…hát say sưa”- Kết ở bậc III của giọng chủ.
Tiết 2: “Hát lên chào mừng…muôn năm”- Kết ở bậc I của giọng chủ.
2/ Phương pháp thể hiện bài: “Reo vang bình minh”
+ Phương pháp thể hiện chung của bài hát: Vừa phải, trong sáng, vui tươi.
+ Ngắt câu lấy hơi một nửa ở các vị trí dấu lặng đơn, cuối nốt đen chấm dơi, nối
trắng có dấu nối cuối các câu hát.
+ Tiếng hát có độ ngân vang vừa đủ hợp với tính chất của bài hát.
+ Phải hát đúng tính chất của nhịp 2/4 hát nhấn vào các tiếng ở đầu các ơ
nhịp( thể hiện được tính chất trong sáng, vui tươi.


+ Có thể dựng hát tốp nhiều người, áp dụng linh hoạt các hình thức hát bè, hát
đối đáp, phù hợp cho các chương trình lễ khai giảng, tổng kết năm học, chương
trình giao lưu…

4. Thiếu nhi thế giới liên hoan


1/ Cấu trúc và hình thức bài hát: “Thiếu nhi thế giới liên hoan”
Đoạn
Kết
cấu
Tiếttấu

a

Câu

b


x

x’

y

y’

z

Tiết

t1

t2

t1

t2

t1

t2

t1

t2

t1


Nhịp2/
4

4

4

4

4

4

4

4

4

4

Hòa thanh

F-Bb-F-C-F-

F-Gm-F-Dm-

F-Gm-Bb-

F-Gm-Bb


F-Dm-


Dm-F

Gm-Bb-F

Bb-C

- Bài hát: “Thiếu nhi thế giới liên hoan” - viết ở giọng Fa trưởng (F-dur)
- Thể loại nhịp 2 / 4 vui tươi, nhịp nhàng.
- Tầm cữ giọng hát trong quãng 9 {C(1) - D(2)}
- Hình thức hai đoạn đơn, gồm có 5 câu: a( x-x’) + b(y-y’-z)
- Đoạn a: 2 câu
+ Câu x: (2 tiết nhạc)
Tiết 1: “Ngàn dặm xa…kết đồn”
Tiết 2: “Biên giới sâu…thân tình”. Kết ở bậc V của giọng chủ.
+ Câu x’: (2 tiết nhạc)
Tiết 1: “Loài giặc kia…chứa chan”
Tiết 2: “Của đoàn thiếu nhi…thái bình”. Kết ở bậc I của giọng chủ.
- Đoạn b: 3 câu
+ Câu y: 2 tiết nhạc
Tiết 1: “Vui liên hoan..thế giới”
Tiết 2: “Ta ca hát…niềm vui” - Kết ở bậc II của giọng chủ
+ Câu y’: 2 tiết nhạc
Tiết 1: “Ca vang lên…biên giới”
Tiết 2: “Trông tương lai…nhịp đời” - Kết ở bậc I của giọng chủ.
+ Câu z: “Vang khúc ca yêu đời”
-


Kết ở bậc I của giọng chủ.

2/ Phương pháp thể hiện bài “Thiếu nhi thế giới liên hoan”
+ Phương pháp thể hiện chung của bài hát: Nhịp nhàng, vui tươi.
+ Ngắt câu lấy hơi một nửa ở cuối các tiết nhạc.
+ Tiếng hát rõ ràng có độ ngân vang vừa đủ, phù hợp với tính chất của bài hát.

C-F


×