Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.93 KB, 88 trang )

Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển,
nhất định phải có phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Để đứng vững và
phát triển trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải nắm bắt
và đáp ứng được tâm lý, nhu cầu của người tiêu dùng với các sản phẩm có chất
lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phong phú, đa dạng. Muốn vậy, các doanh
nghiệp phải giám sát tất cả các quy trình từ khâu mua hàng đến khâu tiêu thụ
hàng hoá để đảm bảo việc bảo toàn và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, giữ
uy tín với khách hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, nhờ đó đảm bảo
có lợi nhuận để tích luỹ mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quá trình bán hàng hóa
tạo ra lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc đảm bảo hiệu quả
kinh tế cho quá trình bán hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh
nghiệp kinh doanh thương mại. Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả
bán hàng tại các đơn vị kinh doanh thương mại phải đảm bảo cung cấp các
thông tin về tình hình bán hàng và kết quả bán hàng cho nhà quản lý một cách
đầy đủ, chính xác, kịp thời, giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định hữu hiệu,
đảm bảo hiệu quả hoạt đông cho doanh nghiệp.
Tổng công ty Thương mại Hà Nội là một trong những doanh nghiệp Nhà
nước dẫn đầu trong hoạt động kinh doanh thương mại. Không chỉ đững vững
trong nền kinh tế thị trường, Tổng công ty còn không ngừng tìm kiếm thị trường
mới tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, tạo điều kiện cho nhiều doanh
nghiệp khác trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu.
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
1
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
Trong thời gian thực tập tại phòng Kế toán – Ban Tài chính Kế toán và
Kiểm toán Tổng công ty Thương mại Hà Nội em nhận thấy công tác kế toán bán
hàng và xác định kết quả bán hàng tại Tổng công ty còn tồn tại một số tồn tại
cần được hoàn thiện, vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán


bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội”.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ phòng Kế toán – Ban
Tài chính Kế toán và Kiểm toán, phòng Tổ chức nhân sự Tổng Công ty Thương
mại Hà Nội và cô giáo PGS.TS Phạm Thị Gái đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp em
hoàn thành chuyên đề thực tập này!
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em
gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan chung về Tổng Công ty Thương mại Hà Nội
Phần II: Thực trạng về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại
Tổng công ty thương mại Hà Nội.
Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định
kết quả bán hàng tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội.
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
2
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY
THƯƠNG MẠI HÀ NỘI.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Thương mại Hà
Nội
Tổng công ty Thương mại Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được thành
lập theo quyết định số 125/2004/QĐ-UB ngày 11/08/2004 của UBND thành phố
Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Tên giao dịch tiếng Việt :TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
Tên giao dịch quốc tế :HANOI TRADE CORPORATION
Tên viết tắt :HAPRO
Trụ sở giao dịch :38-40 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại :38267984 Fax :844-4-8267983
Email :
Website : www.haprogroup.vn
Tiền thân của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là Công ty SX-XNK

Nam Hà Nội (Haprosimex Saigon) được thành lập vào đầu năm 1999. Từ đó đến
nay, công ty đã trải qua ba lần sáp nhập doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và
nhiều lần nhận giao vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần.
Lần thứ nhất sáp nhập doanh nghiệp: Ngày 02/01/1999, UBND Thành
phố Hà Nội ra quyết định số 07/QĐ-UB sáp nhập chi nhánh Công ty SX-XNK
Tổng hợp Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh và Xí nghiệp phụ tùng xe đạp xe
máy Lê Ngọc Hân, đổi tên thành Công ty SX-XNK Nam Hà Nội (Haprosimex
Saigon).
Lần thứ hai sáp nhập doanh nghiệp: Ngày 12/12/2000, UBND Thành phố
Hà Nội ra quyết định số 6908/QĐ-UB sáp nhập Công ty ăn uống dịch vụ Bốn
mùa vào Công ty SX-XNK Nam Hà Nội và đổi tên thành Công ty SX-DV &
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
3
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
XNK Nam Hà Nội trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội, vẫn lấy tên là
Haprosimex Saigon.
Lần thứ ba sáp nhập doanh nghiệp: Ngày 20/03/2002 UBND Thành phố
Hà Nội ra quyết định số 1757/QĐ-UB sáp nhập Xí nghiệp Giống cây trồng Toàn
Thắng thuộc Công ty giống cây trồng Hà Nội – Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn vào Công ty SX-DV & XNK Nam Hà Nội để thực hiện dự án xây
dựng khu sản xuất, chế biến thực phẩm liên hợp.
Ngoài ba lần sáp nhập doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, Tổng công ty
còn nhiều lần nhận giao vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần như:
- Ngày 10/12/2002 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 8513/QĐ-
UB giao phần vốn 7,8 tỷ đồng (61,2%) tại công ty cổ phần Simex.
- Ngày 22/07/2003 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định 4201/QĐ-
UB giao 1,22 tỷ đồng (64,5%) tại công ty cổ phần Sứ Bát Tràng.
- Ngày 23/10/2003 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số
6359/QĐ-UB giao phần vốn 7,2 tỷ đồng (40%) tại công ty cổ phần
Thăng Long.

Sau ba lần sáp nhập công ty và nhiều lần nhận giao vốn Haprosimex
Saigon đã trở thành một doanh nghiệp có quy mô lớn và lĩnh vực hoạt động
phong phú đang dạng. Tổng Công ty Thương mại Hà Nội ra đời và chính thức đi
vào hoạt động từ ngày 29/9/2004 theo quyết định phê duyệt Đề án thành lập
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội số 129/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004 của
Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 125/2004/QĐ-UB của UBND Thành phố
Hà Nội.
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội từ chỗ doanh thu bán hàng thuần chỉ ở
mức 1872,8 tỷ đồng vào năm 2004, đến năm 2008 đã tăng lên 2242,788 tỷ đồng;
Kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty năm 2004 chỉ có 9,077 triệu USD đến
năm 2008 đã tăng lên 81,2 triệu USD. Hiện nay, Tổng Công ty đã giao dịch với
hơn 70 quốc gia, đã và đang xuất khẩu sang 60 quốc gia trong khu vực và trên
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
4
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
toàn thế giới. Bên cạnh đó, Tổng Công ty luôn đảm bảo việc làm ổn định cho
lao động, đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện.
Dưới đây là một số chỉ tiêu tài chính thể hiện tình hình sản xuất kinh
doanh của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội trong hai năm gần đây:
Biểu số 1.1: Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chủ yếu của Tổng Công
ty Thương mại Hà Nội (Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
So sánh
+/- %
1.Tổng Tài sản 759959 987947 + 227988 30
2.Nguồn vốn CSH 244159 301780 + 57621 23,59
3.DT bán hàng thuần 1968266 2242788 + 274522 13,9
4.LN thuần từ HĐSXKD 10327 9765 - 562 5,44
5.Tổng LN trước thuế 11440 10430 - 1010 8,83
6.Thuế TNDN phải nộp 3203,2 2920,4 - 282,8 8,83

7.LN sau thuế 8236,8 7509,6 - 727,2 8,83
8.Thu nhập BQ 1LĐ/tháng 2,534 2,792 + 0,258 10,18
9.Tỷ suất LNST/Tổng TS 1,083 0,760 - 0,323 29,82
10.Tỷ suất LNST/Vốn CSH 3,37 2,48 - 0,89 26,4
11.Tỷ suất LNST/DT 0,418 0,334 - 0,084 20
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Thương mại Hà Nội năm 2007, 2008 )
Qua các chỉ tiêu tài chính hai năm 2007 và 2008 thể hiện ở Biểu số 1.1 ta
có thể thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty đang phát triển theo
chiều hướng tích cực. Tổng Tài sản Tổng công ty năm 2008 tăng 30% so với
năm 2007 là do Tổng công ty đã đầu tư thêm vào TSCĐ để mở rộng sản xuất.
Điều này chứng tỏ tình hình tài chính năm 2008 của Tổng công ty rất ổn định.
Bên cạnh đó, các chỉ tiêu khác bao gồm: Vốn CSH, Thu nhập bình quân đầu
người năm 2008 cũng tăng so với năm 2007, đời sống người lao động không
ngừng được nâng cao.
Tuy nhiên, các chỉ tiêu LNTT và LNST năm 2008 đều giảm so với năm
2007 mặc dù năm 2008 doanh thu bán hàng thuần tăng 13,9% so với năm 2007.
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
5
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
Sở dĩ như vậy là vì năm 2008, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế biến động
lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đền tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công
ty. Thời tiết những tháng đầu năm rét đậm kéo dài, cuối năm lại hứng chịu đợt
mưa lớn những ngày đầu tháng 11 khiến thị trường chao đảo. Việc thu mua
nguồn nông sản, thực phẩm tươi sống gặp rất nhiều khó khăn, giá thu mua đắt
do nguồn hàng khan hiếm. Điều này làm cho Giá vốn hàng bán tăng cao so với
năm 2007. Bên cạnh đó các chi phí bán hàng cũng tăng do việc vận chuyển hàng
hóa không thuận lợi, hàng hóa bị hư hỏng nhiều sau trận mưa kỷ lục. Tất cả
những nhân tố khách quan trên khiến cho LNTT năm 2008 giảm so với năm
2007 cho dù Doanh thu bán hàng thuần tăng. Đây cũng là tình hình chung của
tất cả các doanh nghiệp trong năm 2008.

1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và kinh doanh tại Tổng công ty Thương
mại Hà Nội.
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty
Sơ đồ 1.1. Bộ máy quản lý Tổng công ty Thương mại Hà Nội
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt
động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, đứng đầu là Hội đồng quản trị. Do
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
6
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN TRƯỞNG
CÁC PHÓ TGĐ
Các phòng ban
quản lý
Các đơn vị trực
thuộc TCT
Các công ty
thành viên TCT
Các công ty liên
doanh liên kết
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
vậy, bộ máy quản lý của Tổng công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến
chức năng (Sơ đồ 1.1).
Trong đó:
Hội đồng quản trị: là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu Nhà
nước tại Tổng Công ty, có quyền nhân danh Tổng Công ty để quyết định mọi
vấn đề liên quan đến mục tiêu nhiệm vụ, quyền lợi của Tổng Công ty trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Tổng Công ty
(UBND TP Hà Nội). HĐQT có nhiệm vụ kiểm tra giám sát Tổng giám đốc,

Giám đốc các công ty con; Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và UBND TP Hà
Nội một số quyết định các dự án đầu tư ra nước ngoài và chịu trách nhiệm trước
đại diện chủ sở hữu và pháp luật về mọi hoạt động của Tổng Công ty.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do HĐQT lập ra để kiểm tra giám sát tính
hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh, ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành điều lệ Tổng
Công ty, Nghị quyết, Quyết định của HĐQT, quyết định của chủ tịch HĐQT.
Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do HĐQT giao, báo cáo và chịu trách nhiệm
trước HĐQT.
Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc do UBND Thành phố Hà Nội bổ nhiệm,
là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động của Tổng Công ty theo
những mục tiêu, kế hoạch, nghị quyết, quyết định của HĐQT phù hợp với điều
lệ của công ty; Chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ được giao.
Các phó Tổng Giám đốc: Các Phó Tổng Giám đốc do UBND Thành phố
Hà Nội bổ nhiệm theo đề nghị của HĐQT Tổng Công ty, là người giúp việc cho
Tổng Giám đốc, thay mặt Tổng Giám đốc điều hành Tổng Công ty theo phân
công và ủy quyền được giao; Chịu trách nhiệm trước UBND, HĐQT, TGĐ và
trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
7
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
Kế toán trưởng: Kế toán trưởng do UBND Thành phố Hà Nội bổ nhiệm
theo đề nghị của HĐQT Tổng công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực
hiện công tác kế toán của Tổng Công ty; giúp Tổng Giám đốc kiểm tra, giám sát
tài chính tại Tổng Công ty, chịu trách nhiệm trước UBND, HĐQT, TGĐ và
trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc được ủy quyền.
Các phòng ban quản lý bao gồm:
Phòng tổ chức nhân sự: Thực hiện chức năng giúp việc cho ban lãnh đạo
Tổng Công ty về công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng, đào tạo và phát triển;

công tác tiền lương, khen thưởng, kỷ luật; giải quyết chính sách cho người lao
động; quản lý hồ sơ nhân sự; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, công tác vệ
sinh an toàn lao động, bảo hộ lao động; giải quyết các khiếu nại trong phạm vi
quyền hạn.
Văn phòng Tổng Công ty: Tham mưu cho lãnh đạo Tổng Công ty thực
hiện quản lý công tác hành chính, bảo vệ an ninh trật tự, tổ chức thực hiện và
điều hành công tác lưu trữ bảo mật; mua sắm trang thiết bị, chuẩn bị các hội
thảo, hội nghị của Tổng Công ty.
Ban kế toán tài chính và kiểm toán: Thực hiện chức năng tham mưu
cho lãnh đạo thực hiện quản lý các lĩnh vực tài chính, kế toán, tín dụng, kiểm tra
kiểm soát nội bộ; Tổng hợp, lập và gửi báo cáo tài chính và các báo cáo khác
theo quy định; tổ chức việc theo dõi, đánh giá và phân tích hoạt động tài chính
của Tổng Công ty; Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thành viên thực
hiện chính sách chế độ tài chính kế toán hiện hành.
Phòng kế hoạch và phát triển: Tham mưu cho ban lãnh đạo Tổng Công
ty xây dựng kế hoạch phát triển Tổng Công ty; xây dựng các phương án đầu tư,
liên doanh, liên kết với các đối tác; Lập các kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh
doanh hàng năm; Xây dựng các phương án phối hợp kinh doanh giữa công ty
mẹ và các công ty con, giữa các công ty con với nhau.
Ban đối ngoại và tiếp thị: Có chức năng tham mưu cho TGĐ trong việc
xúc tiến, quản lý hoạt động đối ngoại của Tổng Công ty; Thiết lập, duy trì, phát
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
8
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
triển và khai thác các mối quan hệ, các mối liên hệ với các Bộ, Ban, Ngành
Trung ương; các Sở, Ban, Ngành địa phương, các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ
chức; xây dựng, duy trì, phát triển mối quan hệ với tổ chức quốc tế, cơ quan
ngoại giao, các đối tác nước ngoài.
Trung tâm đầu tư và phát triển hạ tầng TM: Phối hợp với các tổ chức
tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu; Thực hiện trách

nhiệm của chủ dự án đầu tư trong việc quản lý giám sát thực hiện và đánh giá
nghiệm thu dự án; Quản lý hệ thống hạ tầng TM của Tổng công ty.
Ban pháp lý hợp đồng: Ban pháp lý hợp đồng có chức năng cập nhật các
văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan tới mọi lĩnh vực hoạt động của Tổng
công ty để tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty; Tiếp nhận và xử lý các tranh
chấp, khiếu nại liên quan tới Tổng công ty tại tòa án; xây dựng các quy chế, quy
định, các văn bản pháp lý của Tổng công ty trên cơ sở các văn bản pháp luật
hiện hành.
Phòng phát triển thị trường nội địa: Phòng phát triển thị trường nội địa
có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chương trình phát triển thị trường nội địa và
các kế hoạch thực hiện chương trình; Xây dựng các tiêu chí cần có đối với điểm
kinh doanh trong hệ thống; tham mưu đầu tư xây dựng chuỗi bán lẻ hiện đại;
nghiên cứu đề xuất các giải pháp hỗ trợ cho sự phát triển thị trường nội địa và
nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống kinh doanh bán buôn bán lẻ của
Tổng công ty.
Công ty trực thuộc gồm: TT xuất khẩu phía Bắc, TT KD hàng miễn
thuế, XN gốm Chu Đậu, Cty siêu thị Hà Nội, TT KD chợ Đầu mối phía Nam…
Các công ty thành viên tổng công ty: Công ty TM-DV Tràng Thi, Công
ty TM-DV Thời trang Hà Nội, Công ty cổ phần Du lịch Hapro, Công ty CP sứ
Hapro- Bát Tràng…
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
9
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
Các công ty liên doanh liên kết: công ty CP TP truyền thống Hapro,
công ty CP rượu thảo mộc Hapro, Công ty CP HanoiMilk, Công ty CP dịch vụ
Hapro, Công ty CP Thăng Long, công ty CP TM- DV Nghĩa Đô …
1.2.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là đơn vị hoạt động chuyên về kinh
doanh thương mại và xuất nhập khẩu tổng hợp, sản phẩm của Tổng Công ty rất

đa dạng và được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
• Xuất khẩu:
- Thực phẩm chế biến và đồ uống: các loại rau củ quả đóng hộp, rượu
thảo mộc, cà phê bột …
- Nông sản: gạo, lạc nhân, sắn lát và tinh bột sắn, chè, cà phê, hạt tiêu,
hoa hồi, quế, nghệ nhộng, hành đỏ …
- Thủ công mỹ nghệ: các mặt hàng mây tre đan, mành trúc, gốm sứ …
• Nhập khẩu:
- Thiết bị máy móc, vật tư phục vụ sản xuất
- Các mặt hàng gia dụng phục vụ tiêu dùng trong nước
• Thương mại: Tổ chức kinh doanh bán buôn bán lẻ tại hệ thống các
trung tâm thương mại, các siêu thị và các của hàng tự chọn mang
thương hiệu Hapro Mart.
• Dịch vụ: Xuất nhập khẩu, ăn uống, giải khát, du lịch lữ hành, hạ
tầng kỹ thuật khu công nghiệp thực phẩm, khu đô thị.
• Sản xuất:
- Các sản phẩm gốm sứ, thủ công mỹ nghệ
- Các sản phẩm chế biến chất lượng cao từ thịt, thủy hải sản, rau củ quả,
đồ uống có cồn và đồ uống không cồn.
• Đầu tư: Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, nhà ở và các dây chuyền
sản xuất, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng…
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
10
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
Trong tất cả các lĩnh vực trên thì sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ công
mỹ nghệ là lĩnh vực chủ đạo của công ty mẹ Tổng Công ty Thương mại Hà Nội.
Thị trường hoạt động:
- Thị trường nội địa:
Tổng Công ty đã có các đại lý bán hàng tại 16 tỉnh thành trong cả nước.
Mạng lưới tiêu thụ nội địa được tổ chức khoa học và rộng khắp chủ yếu hướng

tới các thị trường đô thị như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng …
Hệ thống chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện ích Hapro Mart đã phát triển
gồm 17 siêu thị và cửa hàng tiện ích trong đó 46 cửa hàng chuyên kinh doanh tại
Hà Nội và các tỉnh phía Bắc như Bắc Cạn, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên…
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã và đang có quan hệ với hơn 100
làng nghề và đã khôi phục được nhiều làng nghề thất truyền.
- Thị trường xuất nhập khẩu:
Tổng Công ty đã giao dịch với hơn 70 quốc gia, đã và đang xuất khẩu
sang 60 quốc gia trong khu vực và trên thế giới trong đó các thị trường xuất
khẩu chủ lực bao gồm: EU, Mỹ, Nga, Ấn Độ, khu vực Trung Đông, Trung
Quốc, Nhật Bản, Singapore…
Tổng Công ty đã và đang làm ăn với hơn 2000 khách hàng quốc tế ở khắp
các nước Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Đó là những tín hiệu đáng
mừng cho thương mại Việt Nam nói chung và Tổng Công ty Thương mại Hà
Nội nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh là đa ngành nghề, địa bàn hoạt động
kinh doanh rộng nên Tổng Công ty đã áp dụng mô hình tổ chức kế toán vừa tập
trung vừa phân tán.
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
11
Chuyên đề thực tập tôt nghiệp
Theo mụ hỡnh ny, n v t chc k toỏn riờng c thnh lp phũng k
toỏn c s thc hin ton b cụng tỏc k toỏn phỏt sinh ti n v mỡnh v
nh k lp bỏo cỏo ti chớnh gi phũng k toỏn ti chớnh Tng Cụng ty. Cũn
c s khụng t chc hch toỏn riờng thỡ phũng k toỏn Tng Cụng ty b trớ
nhõn viờn k toỏn lm nhim v hng dn hch toỏn, thu nhn v kim tra
chng t cui k k toỏn gi cỏc chng t v phũng k toỏn Tng Cụng ty.
S 1.2: B mỏy k toỏn Tng Cụng ty Thng mi H Ni

Vi s lng 12 ngi, cụng tỏc k toỏn ti phũng K toỏn Ti chớnh
Tng Cụng ty Thng mi H Ni c phõn cụng nh sau:
- K toỏn trng: chu trỏch nhim chung v t chc v iu hnh mi
cụng vic trong phũng, nhng cụng vic chung cú tớnh cht ton cụng
ty. Theo dừi v ch o trc tip b phn thanh toỏn tin mt v tin
qu, ngõn hng; xem xột nhng vn v ch k toỏn ti chớnh, bỏo
cỏo quyt toỏn, xõy dng k hoch ti chớnh.
Nguyễn Diệu Thuý Giang - Lớp Kế toán 47 C
12
K TON TRNG
PHể PHềNG
PHể PHềNG
K toỏn
tng
hp
K toỏn
ngõn
hng
K toỏn
tin mt
K toỏn
hng
húa
K toỏn
thu
Th
qu
K toỏn ti
cỏc n v
trc thuc

Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
- Phó phòng (2 phó phòng): phụ trách các công việc về báo cáo tài chính
theo đúng chế độ kế toán tài chính, báo cáo quyết toán, xây dựng kế hoạch tài
chính.
- Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm trực tiếp về việc thực hiện các
nghiệp vụ kế toán tổng hợp; lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- Kế toán ngân hàng: do 3 kế toán viên đảm nhận thực hiện các nhiệm
vụ: lập kế hoạch vay vốn, trả nợ vay; chuyển tiền thanh toán qua ngân
hàng, các nghiệp vụ mở L/C; theo dõi và tính toán chi phí lãi vay định
kỳ.
- Kế toán tiền mặt: thực hiện các công việc sau: lập phiếu thu chi quỹ
tiền mặt; theo dõi các khoản thu chi, tạm ứng cho CBCNV và hoàn thu
tạm ứng theo quy định; lưu giữ các hợp đồng kinh tế có liên quan.
- Kế toán hàng hóa: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng
hóa, công cụ dụng cụ, ghi chép phản ánh đầy đủ các số liệu hiện có và
tình hình luân chuyển của vật tư hàng hóa. Tính toán trị giá vốn thực tế
của vật tư, hàng hóa, công cụ nhập, xuất kho, trị giá vốn hàng tiêu thụ.
Theo dõi các khoản nợ phải trả, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Kế toán thuế: thực hiện các công việc lập báo cáo thuế GTGT đầu
vào của chi phí hàng tháng và tập hợp hồ sơ chứng từ liên quan cho bộ
hồ sơ hoàn thuế định kỳ; lưu giữ các hợp đồng kinh tế có liên quan.
- Thủ quỹ: Thủ quỹ có nhiệm vụ lập thủ tục rút, gửi tiền vào tài khoản
tiền gửi, tiền vay, thu chi quỹ tiền mặt theo dõi thu chi tạm ứng; hàng
ngày đối chiếu chứng từ tồn quỹ tiền mặt; lưu trữ và quản lý hồ sơ.
1.3.2. Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán.
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội áp dụng kế toán trên máy vi tính theo
hình thức Chứng từ ghi sổ. Phần mềm kế toán áp dụng tại Tổng Công ty là phần
mềm Fast Accouting 2006 xây dựng theo chế độ kế toán Nhà nước và được chia
thành 11 phận hệ nghiệp vụ.

- Quy trình ghi sổ kế toán:
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
13
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
Hàng ngày, kế toán viên căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Đồng thời, xác định các tài khoản ghi Nợ và các tài khoản ghi Có để nhập dữ
liệu vào máy tính theo các phân hệ và bảng biểu đã được thiết kế sẵn trên phần
mềm kế toán Fast Accounting 2006.
Các thông tin sau khi đã được nhập, phần mềm kế toán sẽ tự động chuyển
số liệu vào các bảng kê số 1,2,5,9,10,… và các nhật ký chứng từ số 1,2,3,5,8..
Số liệu tổng hợp của các bảng kê sau khi khóa sổ cuối tháng, cuối quý sẽ được
dùng để ghi vào nhật ký chứng từ sau đó ghi vào sổ cái tài khoản có liên quan.
Việc đối chiếu số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện hoàn toàn tự
động theo phần mềm kế toán được lập trình và luôn đảm bảo tính chính xác theo
các dữ liệu đã được nhập trong kỳ.
Cuối kỳ kế toán kế toán thực hiện các thao tác cộng sổ hay khóa sổ và lập
báo cáo kế toán. Các bút toán phân bổ, điều chỉnh hay kết chuyển đều được thực
hiện tự động. Sau khi in các báo cáo, kế toán có thể đối chiếu số liệu trên sổ kế
toán và số liệu trên các báo cáo. Các thao tác in báo cáo kế toán phải được thực
hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
Cuối quý và cuối năm các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán
thủ công được ghi bằng tay.
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
14
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
Sơ đồ 1.3: Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
Chú thích:
Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng, quý:
Đối chiếu,kiểm tra:
1.3.3. Một số đặc điểm kế toán tài chính khác
Chế độ kế toán áp dụng: theo chế độ kế toán doanh nghiệp Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
hàng năm.
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
15
Chứng từ kế toán
Nhập dữ liệu vào máy
Nhật ký – Chứng từ
Sổ cái tài khoản
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chi
tiết tài khoản
Sổ,thẻ chi tiết tài
khoản
Bảng kê
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
- Kỳ kế toán: được xác định theo từng quý, mỗi quý phòng kế toán tài
chính Tổng công ty tiến hành tổng hợp số liệu để lập báo cáo theo quy
định.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán theo đồng Việt Nam, tỉ giá qui đổi
ngoại tệ theo tỉ giá của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam tại các thời
điểm.
- Hình thức kế toán áp dụng: kế toán trên máy vi tính theo hình thức
Nhật ký chứng từ.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hạch toán hàng tồn kho theo

phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Xác định giá trị HTK cuối kỳ theo
phương pháp giá thành thực tế.
- Phương pháp kế toán TSCĐ: đánh giá TSCĐ theo nguyên giá và giá trị
còn lại của TSCĐ; sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng căn cứ
theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính.
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
16
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI.
2.1. Đặc điểm về hàng hóa và các phương thức bán hàng
2.1.1. Đặc điểm về hàng hóa
Tổng công ty Thương mại Hà Nội là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
thương mại và xuất nhập khẩu tổng hợp nên danh mục, chủng loại hàng hóa của
Tổng công ty rất phong phú và đa dạng. Hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong hàng
tồn kho (chiếm gần 90% giá trị hàng tồn kho). Các đơn vị kinh doanh thuộc khối
văn phòng Tổng công ty cung cấp các nhóm mặt hàng sau:
- Hàng điện tử, điện lạnh: Tủ lạnh, quạt, máy điều hòa nhiệt độ, máy sấy
tóc…
- Hàng thủ công mỹ nghệ: các mặt hàng thủ công mây tre đan, gốm sứ…
- Hàng mỹ phẩm: Các loại mỹ phẩm nhập khẩu như son, phấn, kem dưỡng
da, nước hoa…
- Hàng may mặc: các loại quần áo thời trang nam nữ may đo sẵn, phụ kiện
may mặc …
- Máy móc, thiết bị, vật tư kỹ thuật: các máy móc thiết bị nhập khẩu, phụ
tùng xe máy, nhựa thông…
- Hàng tiêu dùng: đồ gia dụng, chảo, nồi, bình nước…
- Hàng nông sản, hải sản: các loại nông sản đã sơ chế, tinh chế, các loại hải
sản đông lạnh đã qua chế biến…

Danh mục hàng hóa phong phú, đa dạng, các đặc điểm của các loại hàng
hóa cũng khác nhau đòi hỏi bảo quản lưu giữ ở những điều kiện khác nhau.
Chính vì vậy hàng hóa của Tổng công ty được bảo quản ở rất nhiều kho bãi khác
nhau để thuận tiện cho việc bảo quản và lưu chuyển hàng hóa như kho công ty,
kho Chương Dương… Tại mỗi kho phân công một thủ kho chịu trách nhiệm
trực tiếp về việc bảo quản, nhập, xuất hàng hóa theo đúng số lượng ghi trên
Phiếu nhâp kho, Phiếu xuất kho. Thủ kho tiến hành mở thẻ kho cho từng loại
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
17
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
hàng hóa ở mỗi kho để phản ánh tình hình Nhập-Xuất-Tồn của từng loại hàng
hóa theo số lượng, cuối mỗi tháng thủ kho cộng số lượng hàng nhập, xuất, tính
ra số tồn kho trên từng thẻ kho.
Số lượng hàng hóa tồn kho được kiểm tra định kỳ vào cuối năm để đảm
bảo sự khớp đúng giữa số liệu sổ sách và số liệu thực tế.
Tổng công ty Thương mại Hà Nội hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên nên giá trị hàng tồn kho đảm bảo tính chính xác,
hàng tồn kho được theo dõi chi tiết theo từng kho hàng, từng chủng loại, từng
cửa hàng…
2.1.2. Các phương thức bán hàng
Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
thì bắt buộc phải năng động, sáng tạo, hàng hóa của doanh nghiệp phải tiêu thụ
được càng nhiều càng tốt. Để làm được điều đó phải nâng cao chất lượng, mẫu
mã sản phẩm hàng hóa, giảm giá thành sản xuất cũng như giá gốc hàng hóa thu
mua, đồng thời doanh nghiệp phải kết hợp với những phương thức bán hàng hợp
lý, linh hoạt. Dựa trên những đặc tính của hàng hóa cũng như đặc điểm tổ chức
của mình, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã tiến hành bán hàng theo hai
phương thức chính đó là bán buôn và bán lẻ hàng hóa, mỗi phương thức bán
hàng trên lại được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như bán vận
chuyển thẳng, bán trực tiếp qua kho…

Theo phương thức bán buôn hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa
được ký kết với khối lượng lớn, cơ sở cho mỗi nghiệp vụ bán buôn là các hợp
đồng kinh tế đã được ký kết và các đơn đặt hàng của khách hàng. Hiện nay, để
đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa, các đơn vị kinh doanh thuộc công ty mẹ
Tổng công ty đã chủ động hơn trong việc giao dịch với khách hàng để ký kết
hợp đồng, các mặt hàng bán buôn chủ yếu của Tổng công ty Thương mại Hà
Nội là máy móc thiết bị, phụ tùng xe máy, hàng gia dụng điện máy… Hai hình
thức bán buôn được áp dụng chủ yếu ở Tổng công ty là bán buôn vận chuyển
thẳng và bán buôn trực tiếp qua kho:
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
18
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
- Bán buôn vận chuyển thẳng thường được sử dụng trong các trường hợp
nhập khẩu hàng hóa về bán trực tiếp theo đơn đặt hàng, khi hàng về
nhập cảng nhưng xa kho của Tổng công ty và gần địa điểm của khách
hàng hoặc hàng hóa cồng kềnh khó tháo dỡ. Lúc này Tổng công ty sẽ
cử cán bộ phòng kinh doanh đến cảng làm thủ tục nhận hàng. Căn cứ
vào đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán, phòng kế toán lập hóa đơn
GTGT giao 2 liên cho phòng kinh doanh. Cán bộ phòng kinh doanh
vận chuyển thẳng số hàng hóa tại cảng cùng hóa đơn GTGT đến giao
cho khách hàng không qua kho của công ty. Số hàng hóa này được coi
như được tiêu thụ khi người mua ký xác nhận trên chứng từ, thanh
toán hoặc chấp nhận thanh toán.
- Bán buôn trực tiếp qua kho: Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng hóa,
đơn vị kinh doanh Tổng công ty sẽ thiết lập hợp đồng bán hàng. Sau
khi hợp đồng được phê duyệt và ký kết, phòng kế toán căn cứ vào hợp
đồng bán hàng lập hóa đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho. Cán bộ phòng
kinh doanh mang hóa đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho đến kho hàng
làm thủ tục xuất kho, giao hàng cho người mua. Số hàng hóa này được
coi là đã tiêu thụ khi người mua ký xác nhận trên hóa đơn GTGT kiêm

phiếu xuất kho.
Đối với phương thức bán buôn hàng hóa, Tổng công ty Thương mại Hà
Nội cho phép khách hàng có thể lựa chọn các hình thức thanh toán khác nhau
như thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển
khoản qua ngân hàng…Tùy thuộc vào từng khách hàng Tổng công ty có thể cho
phép hàng thanh toán chậm sau một thời gian được quy định trong hợp đồng.
Hiện nay, khi nền sản xuất và lưu thông hàng hóa càng phát triển, để thúc đẩy
cho quá trình bán hàng thì việc bán hàng chịu có xu hướng tăng để tạo ra sự hấp
dẫn khách hàng, tăng doanh thu bán hàng, tuy nhiên bán chịu cũng có nhược
điểm là doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn và có khả năng bị mất vốn.
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
19
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
Phương thức bán lẻ hàng hóa: Các mặt hàng bán lẻ chủ yếu của Tổng
công ty Thương mại Hà Nội là hàng gia dụng, thực phẩm, đồ uống, quần áo…
Việc bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua các của hàng giới thiệu sản
phẩm Hapro, các cửa hàng bán lẻ thuộc quản lý của khối văn phòng. Đối với
những khách hàng mua hàng với nhiều chủng loại hàng hóa, căn cứ vào bảng kê
bán lẻ hàng hóa viết hóa đơn GTGT cho số hàng hóa bán lẻ, đây là căn cứ để ghi
nhận doanh thu bán hàng.
Đối với phương thức bán lẻ hàng hóa Tổng công ty áp dụng phương thức
thu tiền trực tiếp tại các quầy hàng khi khách hàng đến mua hàng.
2.1.3. Quy trình hạch toán bán hàng.
Tổng công ty Thương mại Hà Nội có các đơn vị kinh doanh trực thuộc
Tổng công ty, tại mỗi đơn vị kinh doanh này có một bộ phận bán hàng phụ trách
công tác bán hàng của các đơn vị này. Quá trình tiêu thụ hàng hóa và luân
chuyển chứng từ tại bộ phận bán hàng được quy định như sau:
- Căn cứ vào kế hoạch tiêu thụ hàng hóa của bộ phận bán hàng, phòng kế
toán sẽ cấp hóa đơn GTGT cho các bộ phận bán hàng, khi sử dụng gần hết số
hóa đơn GTGT đã được cấp, bộ phận bán hàng viết đơn đề nghị cấp thêm hóa

đơn.
- Tại mỗi bộ phận bán hàng sẽ bố trí một kế toán và một thủ kho đảm
nhận những nhiệm vụ sau:
• Thủ kho: Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và hóa đơm
để vào các thẻ kho. Cuối tháng, quý thủ kho tiến hành cộng số
lương hàng hóa nhập, xuất để tính ra số lượng hàng hóa tồn kho
trên mỗi thẻ kho, đối chiếu số liệu nhập-xuất-tồn hàng hóa với kế
toán.
• Kế toán: Theo dõi hàng hóa nhập-xuất-tồn hàng ngày, viết hóa đơn
khi bán hàng, lập bảng kê khai thuế tiêu thụ, lập báo cáo hàng
tháng, hàng quý về tiêu thụ hàng hóa; Cuối mỗi tháng, quý đối
chiếu số liệu với ghi chép của thủ kho trên các thẻ kho.
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
20
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
- Trình tự luân chuyển chứng từ:
• Đối với các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, giá trị nhỏ, kế toán
tại các bộ phận bán hàng lập hóa đơn GTGT giao cho khách hàng
ghi nhận nợ hoặc thu trực tiếp tiền bán hàng. Với các nghiệp vụ bất
thường hoặc có giá trị lớn, bộ phận bán hàng phải viết phiếu đề
nghị lập hóa đơn gửi cho phòng kế toán để phòng kế toán tiến hành
lập hóa đơn GTGT cho hợp đồng bán hàng hóa.
• Cuối mỗi ngày, bộ phận bán hàng có trách nhiệm nộp tiền hàng đã
bán được về phòng Kế toán kèm theo bảng kê bán hàng.
• Cuối tháng, kế toán tại bộ phận bán hàng có nhiệm vụ: đối chiếu số
liệu nhập-xuất-tồn hàng hóa với thủ kho; lập bảng kê khai thuế tiêu
thụ theo mẫu; tập hợp các hóa đơn GTGT và nộp về phòng kế toán
trước ngày 5 của tháng tiếp theo.
• Cuối mỗi quý, bộ phận bán hàng đối chiếu hàng hóa với thủ kho;
đối chiếu công nợ với từng khách hàng, lập báo cáo công nợ; lập

bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn hàng hóa, tập hợp và nộp về phòng
kế toán trong vòng 5 ngày đầu quý tiếp theo.
Sơ đồ 2.1: Quy trình hạch toán bán hàng theo hình thức
Nhật ký – chứng từ
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
21
Chứng từ gốc
Bảng kê số
3,4,5,8,10..
.
Sổ chi tiết
152,155,156
5
NKCT số
1,2,8,…
Báo cáo tài chính
Sổ cái TK 152,155,156…
Nhập dữ liệu vào máy tính
điện tử
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
2.2. Kế toán thu mua và nhập kho hàng hóa.
Tổng công ty Thương mại Hà Nội hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên (KKTX). Do điều kiện về kho bãi không cho phép
bảo quản riêng từng lô hàng hóa nhập kho nên hàng tồn kho được tính theo giá
thực tế bình quân gia quyền (bình quân cả kỳ dự trữ).
Hiện nay Tổng công ty Thương mại Hà Nội có hai nguồn mua hàng chính
là mua hàng nội địa và mua hàng nhập khẩu, các đơn vị kinh doanh của Tổng
công ty chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc thu mua hàng hóa trong nước và
nhập khẩu hàng hóa.
2.2.1. Thủ tục mua hàng tại Tổng công ty

Dựa trên nhu cầu của thị trường cũng như tốc độ luân chuyển hàng hóa
của Tổng công ty, các đơn vị kinh doanh của Tổng công ty sẽ xác định nhu cầu
hàng hóa cần mua vào trong kỳ. Việc mua hàng hóa sẽ trực tiếp do bộ phận mua
hàng thuộc đơn vị kinh doanh đảm nhận. Trên cơ sở nhu cầu hàng hóa cần mua
vào trong kỳ, bộ phận mua hàng sẽ xây dựng chính sách và tổ chức triển khai
các hoạt động xúc tiến nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn hàng trong nước
và quốc tế để nhập hàng hóa. Sau khi nghiên cứu thị trường và tìm được đối tác,
bộ phận mua hàng sẽ cử cán bộ làm các thủ tục cần thiết để ký kết các hợp đồng
cung cấp hàng hóa cho Tổng công ty.
Khi nhà cung cấp giao hàng hóa cùng hóa đơn GTGT, đơn vị kinh doanh
sẽ cử cán bộ đến kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa và lập “Biên bản kiểm
nghiệm hàng hóa”. Nếu hàng hóa không đảm bảo, cán bộ phòng kinh doanh sẽ
ghi vào “Biên bản kiểm nghiệm hàng hóa” có chữ ký xác nhận của người giao
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
22
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
hàng, đồng thời thông báo về Tổng công ty và nhà cung cấp để có biện pháp xử
lý. Nếu số hàng hóa đã đảm bảo, cán bộ phòng kinh doanh sẽ ký xác nhận vào
“Biên bản giao nhận hàng hóa” do nhà cung cấp lập để tiếp tục làm thủ tục nhập
kho.
Thủ kho chịu trách nhiệm làm các thủ tục nhập kho cho hàng hóa. Bộ
phận mua hàng lập “Phiếu nhập kho” theo số lượng hàng hóa ghi trên hóa đơn
GTGT của nhà cung cấp, thủ kho sau khi kiểm kê số lượng hàng hóa sẽ ghi số
lượng hàng hóa thực nhập vào “Phiếu nhập kho”. “Phiếu nhập kho” là căn cứ để
thủ kho lên các thẻ kho.
Sau khi hàng đã nhập kho, phòng kế toán căn cứ vào hợp đồng mua hàng,
hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho… để làm các thủ tục thanh toán với nhà cung
cấp. Đơn giá của hàng hóa ghi trên “Phiếu nhập kho” là giá mua hàng hóa trên
hóa đơn GTGT của nhà cung cấp không có VAT trừ chiết khấu thương mại và
giảm giá hàng bán. Kế toán dựa trên “Phiếu nhập kho” để nhập dữ liệu vào phần

mềm kế toán trên máy vi tính.
2.2.2. Kế toán mua hàng
• Tài khoản sử dụng
- TK 156: Hàng hóa
Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có của hàng hóa tồn kho, xuất kho,
nhập kho trong kỳ báo cáo.
Tài khoản 156 được chi tiết thành hai tài khoản cấp 2:
+ TK 1561: Giá mua của hàng hóa
+ TK 1562: Chi phí mua hàng hóa
- TK 111: Tiền mặt
- TK 112: Tiền gửi ngân hàng
+ TK 112(1) Tiền Việt Nam gửi ngân hàng
+ TK 1121A Tiền Việt Nam gửi ngân hàng Ngoại Thương Việt
Nam
+ TK 1121B Tiền Việt Nam gửi ngân hàng Đầu tư và phát triển.
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
23
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
+ TK 1121D Tiền Việt Nam gửi ngân hàng Đông Á
+ TK 1121S Tiền Việt Nam gửi ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
+ TK 112(2) Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng
- TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Chi tiết TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
- TK 331: Phải trả cho người bán
• Các chứng từ sử dụng
- Hợp đồng cung cấp hàng hóa
- Hóa đơn GTGT
- Biên bản kiểm nghiệm hàng hóa
- Phiếu nhập kho
Ví dụ1: Ngày 16/12/2008, theo hợp đồng số 207/08-XNK1, Tổng công ty

Thương mại Hà Nội mua của Công ty CP Ngôi Nhà Ánh Dương( SunHouse)
180 chiếc nồi 1 đáy Inox SH 365. Đơn giá 239.000đ chưa bao gồm VAT.
Theo thỏa thuận ký kết trong hợp đồng, tiền hàng sẽ thanh toán sau 30 ngày
bằng chuyển khoản .
Theo thủ tục mua hàng như đã trình bày ở trên ta có mẫu hóa đơn GTGT
(Biểu số 2.1); Phiếu nhập kho (Biểu số 2.2); Thẻ kho (Biểu số 2.3).
Sau khi đã ghi thẻ kho, thủ kho sẽ chuyển hóa đơn, phiếu nhập kho của số
hàng vừa nhập kho lên phòng kế toán. Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán
hàng hóa sẽ vào phần hành kế toán máy “Kế toán mua hàng và công nợ phải
trả” và nhập dữ liệu vào phần “Phiếu nhập mua”. Sau đó phần mềm kế toán sẽ
tự động kết chuyển số liệu vừa nhập vào Sổ chi tiết hàng hóa (Biểu số 2.4);
Bảng kê số 8 ( Biểu số 2.18); Nhật ký chứng từ số 8 (Biểu số 2.5); Nhật ký
chứng từ số 5 (Biểu số 2.6 ); Sổ cái tài khoản 156 (Biểu số 2.7 ).
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
24
Chuyªn ®Ò thùc tËp t«t nghiÖp
Biểu số 2.1. Hóa đơn GTGT liên 2 của Công ty CP Ngôi Nhà Ánh Dương
CÔNG TY CP SUNHOUSE JSC
Địa chỉ: số 24-26 Phan Văn Trị,
Đống Đa, Hà Nội
Mã số thuế: 0101776192-002
HÓA ĐƠN GTGT
Liên 2:Khách hàng
Ngày 16 tháng 12 năm 2008
Mẫu: 01 GTKT-4LL-01
AA/2008T
Số: 31192
Tên khách hàng: Tổng công ty Thương mại Hà Nội
Địa chỉ: 38-40 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Mã số thuế: 01 001 01273 Điện thoại:

Hình thức thanh toán: Trả chậm Số tài khoản:
STT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1*2
1 Nồi 1 đáy Inox SH 365 Chiếc 180 239.000 43.020.000
Cộng tiền hàng: 43.020.000
Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 4.302.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 47.322.000
Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi bảy triệu ba trăm hai mươi hai nghìn đồng chẵn./.
Khách hàng
(Ký, họ tên)
Người lập hóa đơn
(Ký, họ tên)
Phụ trách đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
NguyÔn DiÖu Thuý Giang - Líp KÕ to¸n 47 C
25

×