Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Biểu tượng văn hóa trong phong tục tặng quà của người Nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.8 KB, 6 trang )

BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA TRONG PHONG TỤC TẶNG QUÀ
CỦA NGƯỜI NHẬT
Mai Thị Kim Chi, Đặng Thanh Mai, Võ Lê Như Ngọc, Võ Đặng Lan Vy
Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Lưu Thế Bảo Anh

TÓM TẮT
Nhật Bản – đảo quốc xinh đẹp miền viễn Đơng, là một quốc gia có nền văn hóa rất đặc sắc
và đa dạng. Nét đặc trưng trong văn hóa của Đất nước Mặc trời mọc này chính là nằm ở sự
dung hịa giữa nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc với sự phát triển vượt trội tạo
nên sự nổi bật so với các nước trên thế giới. Trong những nét đẹp ấy, không thể không kể
tới phong tục tặng quà của người dân nước Nhật. Người Nhật coi trọng cộng đồng và các
mối quan hệ xã hội nên việc tặng quà được xem một sợi dây, một chất xúc tác để biểu hiện
tâm tư, tình cảm, sự trân trọng với mọi người xung quanh mình. Sự tỉ mỉ, cầu kỳ trong cung
cách chuẩn bị và trang trí món q, cái “tâm” của người tặng qua đó cũng được truyền đạt
chân thành đến với người nhận. Điều này còn được thể hiện trong rất nhiều thành tố văn
hóa khác của Nhật Bản như nghệ thuật Origami, nghệ thuật cắm hoa Ikebana, Chabana….
Với mong muốn đi sâu và làm rõ về biểu tượng văn hóa trong phong tục tặng quà ở Nhật
Bản, qua đó truyền đạt được nét đẹp văn hóa này đến với những ai đang và sẽ có hứng thú
tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.
Từ khóa: ảnh hưởng, biểu tượng văn hóa, nét đẹp văn hóa, phong tục tặng quà, quà tặng.

1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Khái niệm về “biểu tượng” và “biểu tượng văn hóa”
1.1.1 Khái niệm “biểu tượng”
Chữ “biểu tượng” trong Từ điển tiếng Việt của GS. Hoàng Phê được định nghĩa là một hình
ảnh, ký tự hay bất cứ cái gì đó đại diện cho một ý tưởng, thực thể vật chất hoặc một q
trình nhằm truyền thơng điệp ý nghĩa một cách nhanh chóng, dễ dàng, đơn giản và ngắn
gọn. Trong tiếng Anh, Symbol – biểu tượng, là một người, hoặc một hình ảnh, sự vật, đại
diện cho một phẩm chất nào đó, một hiện tượng nào đó. Cịn trong tiếng Nhật “Biểu tượng”
hay “sự tượng trưng” được viết là「象徴」hoặc シンボル.


1.1.2 Khái niệm “biểu tượng văn hóa”
Biểu tượng văn hóa là những giá trị đạo đức, tâm linh, niềm tin... của mỗi tộc người, luôn
hàm chứa những ý nghĩa của sự vật, hiện tượng. Âm thanh, đồ vật, hình ảnh, hành động

2825


của con người và những ký tự đều là biểu tượng văn hóa. Khi thâm nhập vào một nền văn
hóa khác, với những biểu tượng văn hóa khác người ta có thể thấy sức mạnh của biểu
tượng văn hóa. Trong mọi nền văn hóa, con người đều sắp xếp biểu tượng thành ngơn ngữ.
Ngồi ra, biểu tượng văn hóa cịn là một biểu hiện vật chất biểu thị cho hệ tư tưởng của một
nền văn hóa cụ thể hoặc chỉ đơn thuần có ý nghĩa bên trong một nền văn hóa.
1.2 Phong tục tặng quà
1.2.1 Văn hóa quà tặng của người Nhật
Tặng quà là một phần trung tâm trong văn hóa kinh doanh của người Nhật. Nó trở thành một
thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời sống thường ngày và tặng quà là
cách để thể hiện sự yêu quý và kính trọng lẫn nhau và nhằm xác định các mối quan hệ xã
hội. Bên cạnh giá trị sử dụng của các món quà, quà tặng của người Nhật cịn mang tính
biểu trưng rất cao. Và trong văn hóa Nhật Bản, khi tặng q, ngồi nội dung, ý nghĩa của
món quà, điều quan trọng là người Nhật đặc biệt chú ý đến việc món quà đó được gói và
trang trí như thế nào. Việc gói q và trang trí món q thể hiện sự khéo léo, để ý quan tâm
hay coi trọng món quà mà người đó mang tặng hay khơng, nó thể hiện tình cảm, cử chỉ, tính
cách của người tặng và đem lại cho họ một món q thật sự ý nghĩa. Vì thế những món q
được trang trí cơng phu và có những giá trị biểu trưng rất cao.
1.2.2 Văn hóa ứng xử qua việc tặng quà của người Nhật
Trong việc tặng quà, món q trong túi kín và khơng được để cho người được nhận q
nhìn thấy món q ngay từ lúc đầu gặp gỡ. Nếu khơng có bọc hoặc túi bao bên ngồi thì
được xem như là một việc thất lễ, và việc bọc món quà trong một cái túi cẩn thận sẽ khiến
người nhận có cảm giác rằng người tặng đã có sự quan tâm và có sự chuẩn bị trước khi
tặng quà, chứ không phải miễn cưỡng hay ép buộc.

Khi tặng quà, người Nhật thường nói "có chút quà mọn tặng ông/bà làm kỷ niệm", để ngụ ý
quan hệ mới là quan trọng, còn quà chỉ là vật kỷ niệm. Người tặng phải trao quà bằng hai tay
và đồng thời người nhận cũng phải đón nhận món quà đó cũng bằng hai tay, thể hiện sự lịch
sự trong giao tiếp cũng như thể hiện thái độ chân thành mà họ dành cho nhau. Đôi khi học
từ chối nhận quà, điều đó thể hiện đức tính khiêm nhường. Trong các mối quan hệ, người
Nhật rất coi trọng tôn ti trật tự, vì thế người Nhật khơng bao giờ tặng cùng một món quà cho
những người khác nhau. Và học cho rằng khi đã nhận quà của ai thì cần phải đáp lễ ngay.
Tuy nhiên, nếu khơng có gì đáp lại thì người được nhận quà gửi lại hai tờ giấy trắng hoặc
một hộp diêm tượng trưng cho sự trong sạch và sự biết ơn của người nhận.
1.3 Giới thiệu lịch sử hình thành
1.3.1 Origata (折形)
Origata là một thuật ngữ dùng để chỉ kỹ thuật gấp một tờ giấy để gói một món q, là một
khía cạnh trong phép tắc và phép tắc của người Nhật.

2826


Triều đình vào thời kỳ Heian, Mạc phủ Kamakura và Mạc phủ Muromachi đều có một phần
liên quan đến năng khiếu đặc biệt nghiên cứu về Origata, do đó các kỹ thuật Origata, chẳng
hạn như Ogasawara-reiho, đã được phát triển.
1.3.2 Otoshidama (お年玉)
Otoshidama (おとしだま 、御年玉) hay Toshidama (年玉) là một món quà được tặng để
chúc mừng năm mới. Bây giờ nó thường có nghĩa là phong tục cho tiền cho trẻ em. Có một
số vùng mà các mặt hàng khác như kẹo được trao thay cho tiền. Số tiền Otoshidama mà trẻ
nhận được sẽ phù phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, mối quan hệ của gia đình, thơng thường
trẻ em Nhật Bản sẽ được nhận tiền mừng tuổi từ bố mẹ, ơng bà và người thân.
Nó khác với Seibo được giới thiệu vào cuối năm, ở chỗ những người lớn tuổi đưa nó cho
trẻ nhỏ.
1.3.3 Ochugen (御中元)
Truyền thống tặng Ochugen bắt đầu từ lần đầu tiên lễ Obon được tổ chức, khi những người

thân sẽ đoàn tụ và trao đổi quà tặng với nhau. Sự trao đổi đó được gọi là Ochugen.
1.3.4 Furoshiki (風呂敷)
Furoshiki bắt nguồn từ một mảnh vải được sử dụng để quấn trang phục cho các nghệ nhân
Bugaku (âm nhạc cung đình truyền thống của Nhật Bản kèm theo khiêu vũ) ở thời Nara và
dùng để bọc kho báu được cất giữ trong Shosoin.

nh 1. Furoshiki
Nguồn:

2827


1.3.5 Nengajo (年賀状)
Nengajo là Bưu thiếp chúc mừng năm mới được phát hành năm 1956, đây là bưu thiếp
chúc mừng đặc biệt được gửi đến đối phương trong năm mới. Nhằm nhắn gửi lời chúc
mừng năm mới và lời cảm ơn bằng thư tay thay cho lời chào đầu năm mà người gửi muốn
gửi đến những người đã giúp đỡ mình trong năm qua.
1.3.6 Noshi (熨斗)
Noshi được gọi là noshi awabi (có nghĩa là bào ngư dẹt trong tiếng Nhật). Ngày xưa, một
miếng bào ngư khô được dùng làm noshi thay cho giấy, còn được gọi là uchi awabi (bào
ngư đập dập). Vì từ 'noshi' (có nghĩa là "mở rộng" hoặc "phẳng" trong tiếng Nhật) ngụ ý tuổi
thọ, bào ngư được cho là một loại thực phẩm tốt lành kéo dài tuổi thọ, và đã được sử dụng
làm thực phẩm thiêng liêng dâng lên các vị thần Shinto từ thời cổ đại ở Nhật Bản.

2 PHONG TỤC TẶNG QUÀ TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN
2.1 Các dịp tặng quà trong năm
Tặng q đối là một thói quen khơng thể thiếu trong cuộc sống của người Nhật, có thể thấy
người Nhật tặng quà cho nhau để thể hiện sự biết ơn, quý mến đối với người họ muốn
hướng đến. Ngoài những ngày lễ đặc biệt như: Tết, sinh nhật, đám cưới,… thì trong cuộc
sống sinh hoạt hằng ngày việc tặng quà giữa người Nhật với nhau cũng rất thường xuyên.

Và một năm có hai mùa người Nhật dùng để tặng quà được gọi là Chugen (cuối tháng 6) và
Seibo (cuối tháng 12). Như vậy trong văn hóa Nhật Bản “tặng quà” đã trở thành một phong
tục rất quan trọng và được biết đến tên gọi “Thiên đường tặng lễ vật cho nhau”.
2.2 Các loại gói q

Hình 2. Phong bì q tặng
nguồn:

2828


Quà tặng được gói bằng giấy Nhật cột thắt bằng sợi dây hai màu đã được tẩy tịnh gọi là
Mizuhiki, và đính kèm theo đó là Noshi.
Mizuhiki là vật trang sức cho những món quà của người Nhật. Nó khiến món quà trở nên
sinh động và đẹp đẽ hơn, cũng nhấn mạnh thêm sự chu đáo quan tâm của người tặng đối
với người nhận.
Noshi là tiếng gọi tắt của noshiawabi, tức là một miếng bào ngư mỏng phơi khô được gói
chung vào quà tặng.
Furoshiki là một loại khăn vải khổ lớn hình vng nhiều màu sắc và họa tiết đẹp mắt được
dùng để bọc bên ngồi món q và vận chuyển dễ dàng.
2.3 Các loại phong bì
Phong bì được sử dụng hàng ngày như quà cuối năm, quà giữa năm, lời chúc mừng năm
mới, hầu hết chúng đều là nơ Mizuhiki. Từng phong bì như cảm ơn, chuyển nhà, chuyển
tiền mặt, quà đầu năm hay cuối năm,… Nơ Mizuhiki đều có nút thắt và màu sắc khác nhau
mang ý nghĩa của từng lời nhắn tới đối phương.
2.4 Những kiên kỵ trong phong tục tặng quà của người Nhật
Khi tặng quà người Nhật luôn gửi lời hay ý đẹp đến đối phương nên người Nhật luôn kiêng
kỵ những chi tiết mang hàm ý xấu vào trong món q, và khơng tặng những món quà đi
chung bộ 4 (shi) và 9 (ku) hay chiếc lược chải tóc (kushi) đều đồng âm trong tiếng nhật “shi”
là tử, ”ku” là đâu khổ. Đồ vật in hình cáo vì họ cho rằng con cáo tượng trưng cho tình tham

lam, giảo hoạt.
Đối với người ốm.
Người Nhật thường tặng hoa khi thăm bệnh. Nhưng tránh mang những lồi hoa có mùi
mạnh, có màu đỏ vì màu đỏ là màu của máu hay những lồi có ý nghĩa không tốt, đau
thương. Đặc biệt không tặng những loại hoa đang trồng trong chậu vì hoa trong chậu được
phát âm “nezuku” đồng âm “ngủ mãi”.
Đối với các dịp chúc mừng.
Người Nhật không bao giờ tặng nhau trà, theo họ trà là đồ tạ lễ, gia chủ dùng để tạ ơn
người khách đã đến thắp hương trong đám tang. Các đồ vật làm bằng thủy tinh, sành sứ
hay các vật sắc bén, nhọn đều mang ý nghĩa đổ vỡ, chia cắt khơng vẹn tồn.
Đối với lễ mừng thọ.
Những món q mà người Nhật thường rất kỵ là kính lão hay máy trợ thính thì sẽ khiến
người nhận nghĩ rằng mình đã bị coi là người già (tâm lý con người không bao giờ nghĩ là
mình già, và món q này sẽ là một sự xúc phạm nặng nề ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý
người nhận).

2829


3 KẾT LUẬN
Văn hóa Nhật Bản có nhiều phức tạp, phần lớn đan xen xung quanh cách cư xử và sự tôn
trọng của mỗi cá nhân dành cho những người xung quanh. Tặng q đóng một vai trị quan
trọng trong văn hóa Nhật Bản, khơng chỉ là cách thể hiện sự đánh giá cao mà còn là cách
để củng cố và duy trì các mối quan hệ, và trong một số trường hợp, thể hiện sự gần gũi
hoặc yêu mến người khác. Bất chấp giá trị thực của món quà, nhiều người Nhật sẽ nói rằng
những gì họ tặng cho đối phương chỉ là thứ tầm thường, mục đích của việc thể hiện thái độ
khiêm tốn này là để nhằm mục đích hạ thấp vị trí của họ và nâng cao vị thế của người mà họ
tặng quà.
Mang tình yêu thương nồng cháy ấy, những người trẻ quyết giữ gìn văn hóa truyền thống
của đất đước ấy đã khơng ngừng mang những biểu tượng văn hóa của Nhật Bản ra giới

thiệu với bạn bè năm châu qua những cuộc hội chợ văn hóa, qua những thước phim và cả
qua những tác phẩm mà họ đã chấp bút.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Cwiertka, Katarzyna J (2007), Modern Japanese Cuisine: Food, Power and National
Identity, Reaktion Books, London, Anh.

[2]

Roger J. Davies (2011), Japanese Mind: Understanding Contemporary Japanese
Culture, Nhà xuất bản Tuttle, Bắc Clarendon, Mỹ.

[3]

Hironori Okazaki (2009), 鷹 と 将 軍 徳 川 社 会 の 贈 答 シ ス テ ム , Nhà xuất bản
Koudansha, Tokyo, Nhật Bản.

[4]

2830

Itou Mikiharu (2011), 贈答の日本文化, Nhà xuất bản Chikuma, Tokyo, Nhật Bản.



×