Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản (trường hợp tập đoàn Panasonic)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.04 KB, 5 trang )

TÌM HIỂU VĂN HĨA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN
(TRƯỜNG HỢP TẬP ĐOÀN PANASONIC)
Châu Thanh Thủy, Nguyễn Ngọc Xuân Nhi, Lê Thị Hồng Trà
Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hồ Tố Liên

TĨM TẮT
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản là một trong những nét đặc trưng vô cùng độc đáo của các
công ty hay tổ chức doanh nghiệp Nhật Bản được áp dụng cả ở trong nước lẫn ngồi nước.
Khơng chỉ đơn thuần là các quy tắc xử sự được quy định sẵn trong mơi trường doanh
nghiệp, mà văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản còn thể hiện phép lịch sự và thái độ làm việc
của cơng ty đó; giúp ta thấy rõ được tính cẩn trọng, tỉ mỉ và lễ nghĩa của con người Nhật Bản
trong tác phong làm việc và cách giao tiếp trong công ty hằng ngày. Qua bài viết này, nhóm
tác giả trình bày về những nét văn hóa cần có khi làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản
điển hình cụ thể là Tập đồn Panasonic) để mọi người sẽ có cái nhìn cụ thể và rõ nét hơn
về "Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản", qua đó có thể áp dụng tác phong làm việc đ ng đắn
và chuẩn mực tại các doanh nghiệp Nhật Bản, giúp mọi người trang bị hành trang tốt hơn khi
ứng tuyển vào các cơng ty doanh nghiệp Nhật Bản.
Từ khóa: doanh nghiệp Nhật Bản, quy tắc xử sự, tác phong làm việc, tập đồn Panasonic,
văn hóa doanh nghiệp.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội hiện nay, mỗi doanh nghiệp được coi là một thành phần xã hội thu nhỏ. Từ xã
hội lớn có nền văn hóa lớn, xã hội nhỏ (doanh nghiệp) tồn tại cũng cần xây dựng cho chính
mình một nền văn hóa riêng biệt. Do đó, bản sắc của nền văn hóa doanh nghiệp là một trong
những tiêu chí để đánh giá một doanh nghiệp, góp phần quyết định sự thành cơng hoặc thất
bại của doanh nghiệp đó. Với xu thế phát triển tồn cầu hóa của chung các nền kinh tế trên
thế giới hiện nay, người ta dần hướng đến nền kinh tế tri thức mạnh mẽ, ở nơi đó văn hóa
doanh nghiệp ln được đề cao.
Đối với Tập đồn Panasonic, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp là một trong
những điều kiện tiên quyết và đã được thực hiện từ khi thành lập công ty Matsushita (tiền


thân của Tập đồn Panasonic). Cũng như cơng ty mẹ (Tập đồn Panasonic) tại Nhật Bản,
Cơng ty TNHH Panasonic Việt Nam đã đầu tư và hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt
Nam từ những năm 1950, với mục tiêu đóng góp cho xã hội thơng qua các hoạt động từ
nghiên cứu và phát triển, sản xuất, phân phối và bán hàng cũng như các hoạt động trách
nhiệm xã hội Tập đoàn. Qua trường hợp tập đoàn Panasonic, bài viết tìm hiểu về văn hóa
doanh nghiệp Nhật Bản và chia sẻ được đến người học ngơn ngữ Nhật, văn hóa Nhật Bản
về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh

2905


nghiệp, cũng như việc cần thiết trang bị hành trang kiến thức ứng xử văn hóa doanh nghiệp
Nhật Bản.

2 VĂN HĨA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TẠI TẬP ĐỒN PANASONIC
2.1 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp
Đề cập đến khái niệm “Văn hóa doanh nghiệp” đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Khi kết hợp
khái niệm “Văn hóa” với cụm từ “ oanh nghiệp” thì nghĩa của khái niệm “Văn hóa” đã được
thu hẹp đi rất nhiều. Từ đó có nhiều cách xây dựng khái niệm “Văn hóa doanh nghiệp”, nên
thực tế vẫn có rất nhiều định nghĩa khác nhau.
Theo Jaques (1952), văn hóa của một doanh nghiệp là cách tư duy và hành động hàng ngày
của các thành viên. Đó là điều mà các thành viên phải học và ít nhiều phải tuân theo để
được chấp nhận vào doanh nghiệp đó. Văn hóa theo nghĩa này bao gồm một loạt các hành
vi ứng xử, các phương thức sản xuất, kỹ năng và kiến thức kỹ thuật, quan điểm về kỷ luật,
các thơng lệ và thói quen quản lý, các mục tiêu của những người liên quan, cách trả lương,
quan điểm về các công việc khác nhau, niềm tin vào tính dân chủ trong các buổi thảo luận
và những quy ước, những điều cấm kỵ.
Văn hóa doanh nghiệp cịn được hiểu là một hệ thống hữu cơ các giá trị, các chuẩn mực,
quan niệm và hành vi do các thành viên trong doanh nghiệp đó sáng tạo và tích lũy trong
q trình tương tác với mơi trường bên ngồi và hội nhập bên trong tổ chức. Trong q trình

đó, nó đã có hiệu lực và được coi là đ ng đắn, do đó được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa
các thế hệ thành viên như một phương pháp chuẩn mực trong nhận thức, tư duy và cảm
nhận giữa các mối quan hệ với các vấn đề mà họ phải đối mặt.[1]
2.2 Triết lý kinh doanh của tập đoàn Panasonic
Triết lý kinh doanh chính là giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp và là một trong những
yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp Nhật. Điều đó được hiểu như sứ
mệnh của doanh nghiệp trong sự nghiệp kinh doanh. Triết lý kinh doanh được coi là tư
tưởng chủ đạo, dẫn dắt toàn bộ hoạt động của công ty, mà tất cả những người làm việc tại
công ty, từ nhà lãnh đạo cao nhất đến những người lao động ở cấp thấp nhất, thấm nhuần
và tuân thủ nhằm làm cho công ty phát triển bền vững và trường tồn. Nó có ý nghĩa như
mục tiêu xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng cho doanh nghiệp trong cả một thời kì phát triển
lâu dài.[2]
Triết lý kinh doanh của Panasonic được định hướng bởi người sáng lập Matsushita
Konosuke vào năm 1927 đã học tập tinh thần chủ nghĩa tư bản cơng ích từ cuốn tự truyện
của Henry Ford, và hai năm sau vào năm 1929 ông đã công bố nguyên tắc và cương lĩnh
cho nhân viên của mình và yêu cầu tuân thủ một cách triệt để.[5] [6]
Nội dung triết lý kinh doanh Panasonic của Matsushita Konosuke bao gồm hai trụ cột: đóng
góp xã hội và quy tắc ứng xử của nhân viên để hiện thực hóa đóng góp xã hội. Theo đó,
đóng góp xã hội nghĩa là “Triệt để những hiện thực hóa cần làm của một người lao động để
cải tiến và nâng cao sinh hoạt xã hội đóng góp cho sự tiến bộ của văn hóa thế giới.” Tiếp
theo, “Quy tắc ứng xử của nhân viên để hiện thực hóa đóng góp xã hội” nghĩa là “Nâng cao
phát triển không thể đạt được nếu mọi người khơng đồng tâm hiệp lực, khơng gắn bó. Trước
hết là trung thực, đồng lòng hướng tới việc nỗ lực để thực hiện phương châm của công
ty.”[5] [6]

2906


2.3 Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp của tập đồn Panasonic
Trong mơi trường làm việc Nhật Bản, tác phong chính là tư thế, thái độ, cách ứng xử của

người lao động. Điều này đặc biệt quan trọng với người Nhật Bản, một dân tộc được cả thế
giới ngưỡng mộ về tính kỷ luật và tác phong làm việc chuyên nghiệp, và sau đây là một số
quy tắc văn hóa doanh nghiệp cơ bản.
– Quy tắc 5S: Đây là tên của một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc. Nó được
viết tắt của 5 từ trong tiếng Nhật và được tạm dịch trong tiếng Việt lả: Seiri (整理 Sàng
lọc), Seiton (整頓 Sắp xếp), Seiso (清掃 Sạch sẽ), Seiketsu (清潔 Săn sóc), và
Shitsuke (躾 Sẵn sàng).
– Quy tắc Kaize: Đây là một thuật ngữ kinh tế của người Nhật, được ghép bởi từ 改 “kai
– cải” có nghĩa là thay đổi và từ 善 “zen – tiến” có nghĩa là tốt hơn, tức là “thay đổi để
tốt hơn” hoặc “cải tiến liên tục”, “ aizen” trong tiếng Nhật có thể hiểu đơn giản là “cải
tiến không ngừng”. Thuật ngữ này trong tiếng Anh là “ongoing improvement” hoặc
“continuous improvement” nghĩa là hành động liên tục cải tiến, mang lại lợi ích vì tập
thể hơn là lợi ích của cá nhân.[8]
– Văn hóa Omotenashi: Trong tiếng Nhật, “ motenashi” nghĩa là đón tiếp khách hàng
bằng cả tấm lịng. Đó là sự quan tâm và những hành động giúp khách hàng cảm thấy
thoải mái, vui vẻ. ơn thế, đó là những quy định và tác phong bắt buộc tại doanh
nghiệp Nhật Bản. Tinh thần "Omotenashi" là hết lịng phục vụ khách mà khơng cần
khách hàng phải “hậu tạ” lại. Thái độ tiếp khách nồng hậu, chu đáo, toàn tâm toàn ý
cần đến từ tấm lịng chân thành chứ khơng phải miễn cưỡng. “Omotenashi” cịn được
thể hiện khi người bán hàng có thể đốn trước được nhu cầu của khách hàng và đưa
ra sản phẩm và dịch vụ tốt nhất mà khách hàng không ngờ tới. Sự thỏa mãn đó chính
là kết quả của văn hóa “ motenashi”.

3 ĐỀ XUẤT P ƯƠNG THỨC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN
TẠI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Tính đến nay tổng số có hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư hoạt động kinh
doanh và có khoảng hơn 4.000 dự án lớn nhỏ đầu tư vào Việt Nam. Theo Trần Quốc Dân
(2005), các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn đầu tư vào Việt Nam bởi các lý do sau:
Thứ nhất, Việt Nam là đất nước có nền chính trị ổn định so với các quốc gia trong khu vực.
Thứ hai, những năm trở lại đây, quan hệ song phương và đa phương của Việt Nam đạt

được nhiều thành tựu. Nhiều thỏa thuận hợp tác Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết được.
Đồng thời là các Hiệp định quan trọng Việt Nam đạt được như Hiệp định thương mại tự do
với EU. Đặc biệt quan hệ với cường quốc là Mỹ đã dần ổn định. Điều này vơ cùng có lợi cho
doanh nghiệp Nhật Bản nếu đầu tư sản xuất, gia cơng xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam hiện
nay. Thứ ba, mối quan hệ hữu nghị Việt - Nhật ngày càng tốt đẹp, nhiều cơ chế, chính sách
khuyến khích đầu tư giúp các doanh nghiệp Nhật Bản yên tâm đầu tư tại Việt Nam. Thứ tư,
Việt Nam có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi cho việc nhập khẩu máy móc
dây chuyền, nguyên liệu cũng như xuất khẩu thành phẩm. Thứ năm, bản thân Việt Nam với

2907


gần 100 triệu dân cũng là một thị trường lớn đồng thời là một nguồn cung ứng nhân lực
lớn.[2]
Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất một vài ý kiến nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Nhật Bản trong thị trường Việt Nam:
Nâng cao ý thức về văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên cơng ty.
1. Về tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
2. Về các quy trình làm việc và các quy định thực hiện công việc
3. Phong cách giao tiếp đặc trưng của cơng ty
4. Về lịch sử hình thành cũng như bài học từ khi phát triển công ty
5. Cơ cấu các mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau
6. Phổ biến về các mục tiêu cụ thể để trong các hoạt động đóng góp xã hội
Tạo ra một mơi trường lành mạnh và cởi mở
1. Có các quy định rõ ràng về cơng việc và các quy trình thực hiện
2. Thực thi hình tượng doanh nhân, nhà quản trị cởi mở gần gũi với nhân viên
3. Tạo ra môi trường sáng tạo tôn trọng thúc đẩy các nhân viên đưa ra các sáng kiến
4. Nâng cao thực hiện những nguyên tắc của công ty
5. Sự tranh giành quyền lực sẽ gây chia rẽ nội bộ, gây cản trở sự phát triển trong tương
lai


4 KẾT LUẬN
Văn hóa doanh nghiệp khơng phải là những chuẩn mực các quy tắc hà khắc và cũng không
phải là sự thoải mái trong các giới hạn cho phép, văn hóa doanh nghiệp là sự dung hịa giữa
công việc và tinh thần, là sự phù hợp giữa các cá nhân và tổ chức doanh nghiệp, giữa
những cá nhân và các tập thể trong một doanh nghiệp cùng với nhau. Việc xây dựng nên
nền tảng của văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo nên một mơi trường đầy tính chuyên nghiệp và
tạo nên những bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp tồn tại. Việc xác định văn hóa doanh
nghiệp là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vấn đề đặt
ra cho các doanh nghiệp là phải xây dựng cho mình một nền văn hóa doanh nghiệp lành
mạnh, tạo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên bước đường phát triển của mình.
Văn hóa doanh nghiệp là nhân tố quan trọng mở ra thành công cho doanh nghiệp, tác phong
chuyên nghiệp là điều kiện cần cho sự tiến bộ, thành đạt của mỗi con người. Vì thế, mỗi
doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nền văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, vững
chắc, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp cần tạo dựng cho riêng mình một tác phong làm việc
chuyên nghiệp để nâng cao hiệu suất công việc, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển
phồn thịnh và vững mạnh.

2908


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Đỗ Minh Cường (2001 ) Giáo trình Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh. NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[2]

Trần Quốc Dân (2005) Sức hấp dẫn – một giá trị VHDN. NXB Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

[3]

Dương Thị Liễu (2006) Bài giảng văn hóa kinh doanh. NXB Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân, Hà Nội.

[4]

Hồ Chí Minh (2000) Tồn tập – Tập 3. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

[5]

Yamamoto Nobutane, dịch giả Nguyễn Anh Phong (2019) Thắp lửa trái tim những bài
học quản trị thực tiễn của từ Konosuke Matsushita nhà sáng lập tập đoàn Panasonic
để thắp lên ngọn lửa đam mê. NXB Lao Động.

[6]

Yamamoto Nobutane, dịch giả Nguyễn Anh Phong (2019) Trở thành vị THÁNH KINH
DOANH nhờ những bài học từ Vua Ơ tơ (cuộc đổi mới năm 1927 của Matsushita
Konosuke). NXB Lao Động.

[7]

Francis McInerney (2007) Panasonic: The Largest Corporate Restructuring in History.
Truman Talley Books.

[8]


Rochelle Kopp (2000), The Rice-Paper Ceiling: Breaking Through Japanese Corporate
Culture. Stone Bridge Press.

[9]

Toyohiro Kono, Stewart R. Clegg (2017) Transformations Of Corporate Culture:
Experiences Of Japanese Enterprises. De Gruyter.

2909



×