Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BÀN VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HIỆU QUẢ CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.18 KB, 7 trang )

BÀN VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HIỆU QUẢ
CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY


Phạm Thị Hà Thương

TÓM TẮT
Bài viết tập trung vào việc bàn về một số phương pháp giảng dạy hiệu quả các môn
Khoa học xã hội trong trường phổ thông hiện nay như: phương pháp động não,
phương pháp làm việc nhóm, phương pháp sử dụng các phương tiện hiện đại,
phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy và phương pháp dạy học dự án. Để thực
hiện được các phương pháp giảng dạy trên, nhà trường, giáo viên, học sinh cần
đảm bảo các điều kiện như: người giáo viên phải có kiến thức chuyên môn sâu, biết
linh hoạt sử dụng các phương pháp giảng dạy để tăng sự hứng thú cho học sinh;
học sinh cần phải có trách nhiệm với việc học; đầu tư thiết bị dạy học và đổi mới
hình thức đánh giá, kiểm tra,… Chính vì thế, học sinh khơng phải mất nhiều thời
gian cho việc học thuộc lịng và chép bài khi học các môn khoa học xã hội.
Từ khóa: Khoa học xã hội, phương pháp giảng dạy
1. Đặt vấn đề
Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những vấn đề cốt lõi nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo hiện nay. Trong quá trình giáo dục – dạy học, người học vừa là đối
tượng vừa là chủ thể. Thơng qua q trình dạy học dưới sự dẫn dắt của giáo viên, người học
phải tích cực chủ động cải biến chính mình, khơng ai làm thay cho mình được. Tư tưởng đó
nhấn mạnh vai trị tích cực chủ động của người học, xem người học là chủ thể của quá trình
học tập, ở thế kỷ XVII, A.Komenski đã viết: “giáo dục có mục đích đánh thức năng lực
nhạy cảm, phán đốn, phát triển nhân cách…hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên

 ThS., Đại học Tôn Đức Thắng.



dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”. Bên cạnh đó, theo Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi:
“Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Chính vì thế, phương pháp lấy người học làm
trọng là phương pháp giảng dạy “chú ý đến kiến thức, kỹ năng, thái độ, và những điều tin
tưởng mà người học mang theo vào nơi học.”
Trong những năm qua, việc giảng dạy các môn khoa học xã hội ở các trường phổ thơng
trên phạm vi cả nước có chất lượng và hiệu quả chưa cao, gây tâm lý chán nản cho người
học. Kết quả là cả người dạy và người học đều mất hứng thú, nhiều buổi học trở nên đơn
điệu, nhàm chán, học sinh học chủ yếu là để đối phó chứ khơng phải để tìm kiếm, tích lũy tri
thức. Đó là một thực tế đáng buồn cho những người trực tiếp làm công tác giảng dạy các
môn khoa học xã hội. Thực tế trên đặt ra vấn đề, đã đến lúc giáo viên và học sinh không thể
cứ tiếp tục dạy và học như trước được nữa mà cần phải có sự đổi mới trong trong cả khâu
dạy và cả khâu học. Chính vì vậy, các trường phổ thơng cần đổi mới phương pháp giảng dạy
các môn khoa học xã hội, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong giai đoạn hiện nay.
2. Một số phương pháp giảng dạy hiệu quả các môn khoa học xã hội trong nhà
trường phổ thông hiện nay
2.1. Điều kiện để thực hiện phương pháp giảng dạy hiệu quả các môn khoa học xã
hội trong trường phổ thông hiện nay
Giáo viên: phải được đào tạo để thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ rất
đa dạng và phức tạp của mình, nhiệt tình với cơng cuộc đổi mới giáo dục. Giáo viên giảng
dạy các mơn khoa học xã hội phải có kiến thức chun mơn sâu rộng, có trình độ sư phạm,
biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng công nghệ tin học vào dạy học, biết định hướng phát triển
của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bào được sự tự do của học sinh trong
hoạt động nhận thức. Đồng thời, giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp giảng dạy khác
nhau (thảo luận nhóm, tổ chức Seminar, nêu vấn đề,…) góp phần đổi mới phương pháp

 Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ (2007), Phương pháp học tối ưu, NXB.
Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr. 177.



giảng dạy tạo sự hứng thú cho học sinh. Khi vận dụng các phương pháp trên, học sinh có
điều kiện cọ sát, tra đổi trí thức, đưa ra những chính kiến của mình về lý luận và thực tiễn
Học sinh: dưới sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh phải dần dần có được những phẩm chất
và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như: hiểu được tầm quan trọng của
việc học các môn khoa học xã hội, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả
học tập của mình.
Chương trình và sách giáo khoa: giảm bớt khối lượng kiến thức nhồi nhét, tạo điều kiện
cho thầy trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực; giảm bớt những thơng tin buộc học
sinh phải thừa nhận và ghi nhớ máy móc; tăng cường loại câu hỏi phát triển trí thơng minh;
tăng cường những gợi ý để học sinh tự nghiên cứu phát triển bài học
Thiết bị dạy học: là điều kiện khơng thể thiếu được cho việc triển khai chương trình, sách
giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển khai những phương pháp giảng dạy hiệu quả
hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh. Đáp ứng yêu cầu này, phương tiện
thiết bị dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập
hoặc các hoạt động nhóm. Chẳng hạn như ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các
môn khoa học xã hội cần phải sử dụng nhiều nguồn thông tin, giúp người học dễ hiểu, dễ
nhớ những nội dung cốt lõi, bản chất của môn học. Đặc biệt phải khai thác sử dụng các tư
liệu lịch sử dưới dạng phim ảnh, hiện vật, các dạng tài liệu lý luận và thực tiễn đa dạng để
chứng minh cho sự ra đời và các giai đoạn phát triển của vấn đề.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy
học được thay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy học hợp tác.
Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh: nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của
mục tiêu nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thơng
minh sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó, đổi mới đánh giá kết quả học tập khuyến khích vận
dụng linh hoạt các kiến thức kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những
cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề của đời sống cá nhân, gia đình và cộng
đồng.
2.2. Một số phương pháp giảng dạy hiệu quả các môn khoa học xã hội trong nhà

trường phổ thông hiện nay
Phương pháp động não


Đây được xem là một trong những phương pháp có hiệu quả phát triển tư duy cho học
sinh phổ thông khi học các mơn khoa học xã hội. Vì trong lớp học, đôi khi câu trả lời đúng
của học sinh khơng phải là mục đích chính của giảng viên mà quá trình tư duy, động não dẫn
đến câu trả lời mới là mục tiêu dạy học. Để đưa ra được lý do hợp lý hay những minh chứng
giải thích cho câu trả lời, học sinh phải vận động trí não. Giáo viên đưa ra một số từ hoặc
cụm từ gợi ý để học sinh giải thích được những suy luận của bản thân.
Chẳng hạn, giáo viên có thể đưa ra những vế câu lửng để học sinh trả lời tiếp vế câu cịn
lại mang tính chỉ ngun nhân, lý do hay sự giải thích. Tuy nhiên với cách làm này, học sinh
có thể đưa ra những lý do hợp lý nhưng còn chung chung. Như vậy, giáo viên cần đưa ra câu
hỏi mang tính thăm dị để học sinh có sự giải thích đầy đủ cho câu trả lời. Giáo viên yêu cầu
học sinh suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra câu trả lời. Khi đó, học sinh sẽ phải huy động tư duy và
động não.
Phương pháp làm việc nhóm
Mục đích của phương pháp làm việc theo nhóm sẽ kích thích sự tìm tịi suy nghĩ, phấn
khởi chủ động, tâm lý thoải mái kích thích sự độc lập cho học sinh sự hợp tác của mỗi học
sinh trong mỗi nhóm thông qua trao đổi - bàn bạc - thảo luận những nội dung sát với mỗi bài
giảng. Mỗi nhóm thảo luận một nội dung cụ thể, giáo viên là người chuyển giao kiến thức,
theo dõi, đánh giá tổng kết đưa ra cách giải quyết hợp lý. Bên cạnh đó, học sinh được chia
nhỏ các nhiệm vụ học tập và giải quyết từng phần, các em có cơ hội được trao đổi và trình
bày chính kiến của mình.
Thơng qua thảo luận nhóm mới phát huy được tính tích cực hóa người học, mới phát huy
khả năng suy nghĩ độc lập của sinh viên. Trong q trình thảo luận nhóm, giáo viên có vai trị
rất quan trọng, hướng dẫn và cung cấp thông tin chủ yếu liên quan tới bài giảng, nêu những
câu hỏi và chủ đề định hướng thảo luận nhóm và cuối cùng giáo viên phải tổng kết, rút ra
những kết luận cuối cùng để củng cố lại kiến thức, nêu lên hướng vận dụng sáng tạo trong
thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, khi tổ chức lớp học tập theo nhóm, giáo viên cần chú ý đến

kích cỡ nhóm (nhóm lớn, nhóm nhỏ) tùy theo yêu cầu của từng nhiệm vụ học tập. Đồng thời,
giáo viên tạo ra các kiểu nhóm khác nhau (nhóm cùng số đếm, nhóm cùng sở thích, nhóm
xoay trịn,…) để đảm bảo mọi học sinh đều có cơ hội tham gia và được chia sẻ lượng thơng
tin lớn nhất và tồn diện nhất.


Phương pháp sử dụng các phương tiện hiện đại
Phương tiện là công cụ trợ giúp chuyển tải nội dung bài giảng, mặc dù nó khơng
quyết dịnh đến tồn bộ chất lượng giảng dạy mà chỉ hỗ trợ thể hiện nội dung. Nhưng phương
tiện phục vụ cho việc tạo ra sự chú ý, truyền tải nội dung bài học được tốt hơn và cải thiện
khả năng nhớ, mức độ tiếp thu của người tham dự. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, các
nhà khoa học thì tỷ lệ lưu giữ thơng tin trong trí nhớ phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp
dạy học. Vấn đề này được các nhà nghiên cứu của đưa ra kết quả là:
Sau 3 giờ
Hình thức
Sau 3 ngày
30%
Nghe
10%
60%
Nhìn
20%
80%
Nghe + nhìn
70%
90%
Nghe + nhìn + làm 80%
99%
Tự phát hiện
90%

Như vậy, một trong những phương tiện sử dụng trong việc giảng dạy là ứng dụng công
nghệ thông tin. Đặc thù của các môn khoa học xã hội là nhiều sự kiện, nhiều nguồn thơng tin.
Vì thế, việc sử dụng cơng nghệ thông tin, bài giảng được thể hiện dưới dạng phim ảnh, hiện
vật,… Từ đó tạo sự hứng thú cho học sinh. Bên cạnh đó, để đạt được điều này, giáo viên cần
có kiến thức nhất định về tin học, như sử dụng thành thạo phần mềm Powerpoint, Word, biết
sử dụng phương tiện được trang bị trong phòng học chuyên dụng. Đồng thời, giáo viên cần
có khả năng vận dụng hợp lý giữa việc trình bày một bài giảng một cách khoa học gắn với
phương pháp và khả năng sư phạm của mình. Ngồi ra, việc soạn và giảng dạy bằng giáo án
điện tử có lợi thế trong truyền tải tri thức mà các phương thức khác khơng có được, nhưng
nếu lạm dụng trình chiếu, chạy chữ trên màn hình thì lợi thế này sẽ mất đi. Do đó khi trình
bày bằng giáo án điện tử giáo viên nên đưa ra những mơ hình, những vấn đề cốt lõi của bài
giảng dưới dạng sơ đồ. Khi đó học sinh sẽ nắm được bố cục và hệ thống được nội dung bài
học. Để tăng hiệu quả trong việc sử dụng giáo án điện tử, sơ đồ giáo viên cần lưu ý đến việc
lựa chọn màu sắc, sự chuyển động của các slide, chữ, màu sắc phù hợp với không gian, màu
nền không tương phản với màu chữ, nội dung bài học, size chữ phải đủ lớn, dễ đọc, …
Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các
ý tưởng. Như vậy, có thể vận dụng bản đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố
kiến thức sau mỗi tiết học, ơn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương. Ngoài ra, bản đồ


tư duy giúp học sinh học được phương pháp học. Thực tế cho thấy, một số học sinh học rất
chăm chỉ nhưng vẫn học kém, nhất là các môn khoa học xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là học
sinh học bài nào biết bài đó, học phần sau đã quên phần trước, không biết vận dung kiến thực
đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng
trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của
mình.
Bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho
thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ,
tự viết, vẽ ra theo ngơn ngữ của mình. Vì vậy, việc sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh học

tập các môn học nói chung và các mơn khoa học xã hội nói riêng một cách tích cực, huy
động tối đa tiềm năng của não bộ. Nhưng do đặc điểm của bản đồ tư duy giáo viên thiết kế
bản đồ tư duy phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp bố cục để “ghi” thông tin cần thiết
nhất và logic.
Phương pháp dạy học dự án
Đây là phương pháp ban đầu được sử dụng trong dạy học các ngành kỹ thuật. Dần dần
phương pháp này trở nên phổ biến và được coi là một trong những phương pháp chủ yếu để
dạy học hướng vào người học và khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống.
Theo các nhà giáo dục Mỹ: dạy học dự án là q trình mơ phỏng và giải quyết các vấn đề
thực tế. Trong đó, học sinh tự lựa chọn đề tài và thực hiện các dự án học tập dựa trên sở thích
và khả năng bản thân. Các dự án học tập không chỉ giúp học sinh học tốt bài trên lớp mà cịn
mở rộng ra ngồi phạm vi lớp học khi được phát huy trí thơng minh để hồn thành dự án của
mình.
Theo Bộ giáo dục Singapore: dạy học dự án là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho
học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực
tế cuộc sống. Qúa trình học theo dự án giúp học sinh củng cố kiến thức và xây dựng các kỹ
năng hợp tác, giao tiếp và học tập độc lập.
Như vậy, khi ứng dụng phương pháp dạy học dự án váo các môn khoa học xã hội, học
sinh được thực hiện một nhiệm vụ có sự kết hợp giữa lý thuyết, thực tiễn và thực hành.
Nhiệm vụ này được học sinh thực hiện với tính tự lực cao trong quá trình học tập, từ việc xác


định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá
trình và kết quả thực hiện. Phương pháp dạy học dự án thơng thường có 5 giai đoạn:
+ Quyết định chủ đề
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện
+ Thực hiện dự án
+ Giới thiệu sản phẩm
+ Đánh giá dự án
3. Kết luận

Qua những trình bày trên, chúng ta thấy rõ rằng để đối mới phương pháp giảng dạy các
môn học khoa học xã hội trong trường phổ thông, cần phải xem xét các điều kiện để thực
hiện phương pháp giảng dạy hiệu quả các môn khoa học xã hội như: giáo viên phải có kiến
thức chun mơn vững, biết lựa chọn những nội dung giảng dạy phù hợp, gắn liền với thực
tiễn và biết sử dụng các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin nhằm khơi gợi sự hứng
thú cho học sinh. Bên cạnh đó, học sinh phải tự giác trong học tập với tinh thần trách nhiệm
cao.
Đồng thời, thông qua các môn khoa học xã hội, học sinh phổ thơng được hồn thiện nhân
cách, giá trị sống: tơn trọng, hợp tác, sống có trách nhiệm, khiêm tốn, trung thực,… Bên cạnh
đó, các mơn khoa học xã hội hướng học sinh đến một nhân cách nghề nghiệp và những giá trị
tinh hoa bản sắc dân tộc. Để đáp ứng được những điều đó, mỗi giảng viên cần phải đặt mục
tiêu dựa trên nền tảng đặt người học làm trọng tâm. Từ đó, giảng viên có thể sử dụng linh
hoạt các phương pháp như: động não, làm việc nhóm, phương pháp sử dụng các phương tiện
hiện đại, phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy, dạy học theo dự án để khơi gợi sự tư duy
và tiếp thu hiệu quả nội dung của các môn khoa học xã hội đối với học sinh phổ thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hải Yến 2010, Điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy thành cơng, Tạp
chí Dạy và học ngày nay, Số 3
2. Nguyễn Tuấn Nghĩa 2014, Sử dụng phương pháp dạy học dự án để nâng cao hiệu quả tiếp
thu kiến thức của học sinh phổ thơng, Tạp chí Dạy và học, số 2
3. Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ 2007, Phương pháp học tối ưu, NXB Tổng hợp TP.
Hồ Chí Minh, tr.177.



×