Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY ĐẠO ĐỨC TẠI NHẬT BẢN (HIROIKE CHIKURO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU ĐẠO ĐỨC NHẬT BẢN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.79 KB, 20 trang )

NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY ĐẠO ĐỨC TẠI NHẬT BẢN
(HIROIKE CHIKURO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐẠO ĐỨC NHẬT BẢN)
• Ngũn Thu Hương*
TĨM TẮT
Năm 2011, tồn thế giới phải nghiêng mình thán phục người Nhật Bản vì trong đói
rét và giá lạnh họ vẫn giữ được trật tự, kỷ luật để vẫn xếp hàng chờ cấp phát lương
thực, và trong tình cảnh ngặt nghèo ấy đã có 50 người anh hùng tình nguyện chịu
chết để khắc phục hậu quả rị rỉ hạt nhân. Phải chăng người Nhật Bản có được điều
đó chính là nhờ giáo dục đạo đức và họ tiến hành giáo dục đạo đức như thế nào?
Để tìm hiểu cách mà người Nhật lưu truyền những điều tốt đẹp trong những con
người hiện đại, bài viết đã quay trở lại thời Minh Trị, để thử tìm hiểu xem người
Nhật đã giải quyết thế nào bài toán giữa hiện đại hố và duy trì văn hố truyền
thống, ni dưỡng đạo đức cho dân tộc. Thông qua câu chuyện về nhân vật Hiroike
Chikuro, người đã xây dựng ngành Moralogy (đạo đức học) và hoạt động của Viện
nghiên cứu đạo đức bài viết hy vọng sẽ giúp người đọc phần nào vén lên bức màn
của bí mật này.
Từ khố: Hiroike Chikuro, Moralogy, Viện nghiên cứu đạo đức Nhật Bản, đạo đức
học, giáo dục đạo đức
Ngày 11/3/2011, Nhật Bản bàng hoàng vì trận động đất sóng thần cùng với sự cố rò rỉ lò
phản ứng hạt nhân khiến cho cả vùng đất rộng lớn chịu thảm họa, tuy nhiên cũng chính trong
những thời khắc khó khăn đó, tinh thần Nhật Bản lại tỏa sáng hơn bao giờ hết. Thế giới đã và
vẫn đang nghiêng mình thán phục và tự hỏi vì sao trong đói khát và lạnh giá người Nhật Bản
vẫn có thể kiên nhẫn đứng xếp hàng chờ cấp phát lương thực, tại sao 50 người công nhân bao
** ThS., Trung tâm Nghiên cứu Đạo đức, Trường ĐH KHXH&NV-ĐHQG TP. HCM.


gồm cả ông giám đốc nhà máy điện nguyên tử Fukushima sẵn sàng ở lại nhà máy khắc phục
hậu quả dù biết sau đó họ sẽ phải chết? Những hình ảnh ấy khiến toàn thế giới đặt ra câu hỏi:
Người Nhật có thể giáo dục và giảng dạy con cái họ, dân tộc họ như thế nào để làm nên
những con người như vậy?


Việc trả lời câu hỏi này có lẽ vô cùng ý nghĩa với đất nước Việt Nam chúng ta hiện nay,
nơi mà những Lê Văn Luyện, Nguyễn Hải Dương xuất hiện ngày càng nhiều, những vụ hôi
của, hôi bia và trộm cắp đang làm vẩn đục một hình ảnh một Việt Nam vốn nổi tiếng kiên
cường và bất khuất, xinh đẹp và hào hùng. Làm thế nào để có thể phát triển kinh tế, hiện đại
hóa đất nước nhưng vẫn duy trì được nền tảng đạo đức và văn hóa truyền thống của mình là
một bài toán khó mà Nhật Bản phần nào đã giải quyết được. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một
bài viết nhỏ, chúng tôi chỉ đề cập đến một trong rất nhiều cách đang được người Nhật áp
dụng trong việc duy trì nền tảng đạo đức và văn hóa của họ, qua câu chuyện về nhà sáng lập
Moralogy (đạo đức học) của Nhật Bản – Hiroike Chikuro (1866-1938) và những hoạt động
cụ thể tại Viện nghiên cứu đạo đức Nhật Bản của ông.
1. Tổng quan vê giáo dục đạo đức tại Nhật Bản từ thời Minh Trị đến nay
Vào cuối thời Mạc phủ (1853-1867), đất nước Nhật Bản sau một thời gian dài bế quan tỏa
cảng đã thực sự thức tỉnh dưới áp lực của các nước đế quốc phương Tây. Dưới thời Mạc phủ
quyền lực chính trị thuộc về giới võ sĩ và triều đình chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Nhận thức
được nguy cơ mất nước, lực lượng võ sĩ bậc thấp cùng các trí thức Tây học của Nhật Bản đã
liên kết với thế lực quý tợc ủng hợ Thiên hồng tiến hành đảo Mạc, chủ động học tập phương
Tây để phát triển. Bước vào thời Minh Trị (1868-1912), xã hội Nhật Bản chuyển biến sâu sắc
từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản cận đại, điều này làm nảy sinh một sự bất an, hỗn
loạn về mặt tinh thần trong dân chúng. Thêm vào đó, giai đoạn này nền kinh tế suy thoái, nạn
hạn hán, bão lụt liên tiếp xảy ra, nhiều nơi mà đặc biệt là vùng nông thôn lâm vào cảnh
nghèo đói, ngay cả trẻ em cũng phải làm việc mới có cái ăn. Cả nước Nhật Bản lúc bấy giờ
phải đương đầu với bao nhiêu khó khăn, thách thức, vừa phải phục hồi nền kinh tế, phát triển
nhanh để tránh nguy cơ bị biến thành thuộc địa, vừa phải bảo tồn được bản sắc văn hoá của
dân tộc.
Đứng trước tình hình đó, chính phủ Minh Trị đã dựa vào tầng lớp trí thức mới tiến hành
cải cách mạnh mẽ nhằm nhanh chóng cận đại hóa đất nước theo mô hình phương Tây. Giáo


dục Nhật Bản cận-hiện đại được bắt đầu từ thời Minh Trị (1868-1912), mà cụ thể là chế độ
giáo dục (HỌC CHẾ 学学) được ban hành vào năm 1872, được thay bằng 学pháp lệnh giáo dục

学学学学vào năm 1879 rồi pháp lệnh cải cách giáo dục (学学学学学) năm 1880 và pháp lệnh trường
học学学学学学 năm 1886. Nền giáo dục Nhật Bản trong 10 năm đầu thời Minh Trị đã du nhập
mạnh mẽ các trào lưu tư tưởng cùng thành tựu khoa học kĩ thuật phương Tây nhằm đạt cho
được mục tiêu “phú quốc cường binh”. Tuy nhiên, cụm từ “triết lý giáo dục” chưa xuất hiện
trong các văn bản pháp luật liên quan tới giáo dục ở giai đoạn này. Có thể nói giáo dục Nhật
Bản trước 1945 chịu sự chi phối của triết lý được thể hiện trong “Sắc chỉ giáo dục” ( 学学学
学学do Thiên hoàng Minh Trị ban hành năm 1890 với những nội dung đạo đức mang màu sắc
Nho giáo, chú trọng sự tu thân và sự tiếp nối văn hóa trùn thớng. Cụ thể là những điều sau:

Hình 1. “Sắc chỉ giáo dục” (学学学学学学学学学do Thiên hoàng Minh Trị ban hành năm
1890 với con dấu và chữ ký Thiên hồng
(Ng̀n: />1. (学学) Hiếu thảo với cha mẹ

2. (学学) Hòa thuận với anh chị em
3. (学学学学) Giữ gìn hòa khí với vợ chồng
4. (学学学学) Tin tưởng bạn bè
5. (学学) Khiêm tốn trong hành động và lời nói
6. (学学) Bác ái, yêu thương tất cả mọi người
7. (学学学学)Nỗ lực học tập để có nghề nghiệp trong tay


8. (学学学学) Bồi dưỡng tri thức, phát triển tài năng
9. (学学学学) Nuôi dưỡng đạo đức nâng cao nhân cách
10. (学学学学) Dốc lòng phục vụ cộng đồng
11. (学学)Tuân thủ luật pháp và các quy định để duy trì trật tự xã hội
12. (学学) Dũng cảm và tận tụy bảo vệ tổ quốc
Nhìn chung sắc chỉ giáo dục này nhằm mục đích đào tạo nên những “thần dân trung quân
ái quốc” hết lòng phụng sự Thiên hồng bên cạnh việc ni dưỡng những đặc tính tốt đẹp
của con người theo quan niệm Nho giáo.
Tuy nhiên, “sắc chỉ giáo dục” bị quy kết là nguyên nhân hình thành nên những người Nhật

Bản sẵn sàng liều mình vì Thiên hoàng và tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít trong giai đoạn
chiến tranh thế giới thứ II. Chính vì vậy, sau ngày 15/8/1945, đặt dưới sự chiếm đóng của
quân đội Đồng minh (GHQ), Nhật Bản bị ḅc phải tiến hành mợt c̣c cải cách tồn diện
nhằm dân chủ hóa và phi quân sự hóa đất nước, cuộc cải cách được tiến hành trên nhiều mặt
mà trước hết là thay đổi về triết lý giáo dục.
Triết lý của giáo dục sau chiến tranh được xác định bởi “Hiến pháp nước Nhật Bản” có
hiệu lực từ ngày 3 tháng 5 năm 1947 (năm Showa thứ 22) và “Luật giáo dục cơ bản” được
ban hành vào tháng 3 cùng năm. Đó không phải là kiểu “Sắc lệnh chủ nghĩa” đứng dưới danh
nghĩa Thiên hoàng như thời trước chiến tranh mà là “pháp quyền chủ nghĩa” thông qua thảo
luận giữa các đại biểu quốc hội do quốc dân bầu ra và dựa trên nền tảng luật pháp để tạo ra
nền tảng giáo dục quốc dân. Giáo dục nghĩa vụ 9 năm gồm 6 năm tiểu học và 3 năm THCS
được thực thi, nam nữ học chung. Trong cuộc cải cách này, từ tiểu học, THCS tới THPT, với
tư cách là môn giáo khoa giáo dục nên những người công dân của xã hội dân chủ trong vai
trò là người nắm giữ chủ quyền quốc dân, môn Xã hội đã ra đời. Triết lý của nền giáo dục
mới, nền giáo dục mà sau này người Nhật quen gọi là giáo dục dân chủ, được xây dựng dựa
trên sự phản tỉnh sâu sắc về nền giáo dục trước chiến tranh và tiếp thu tinh hoa giáo dục Mĩ.
Mục tiêu giáo dục giờ đây không phải là đào tạo nên những “thần dân trung qn ái q́c”
mà là người CƠNG DÂN có đủ tri thức, phẩm chất, năng lực phù hợp với xã hội hòa bình,
dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Triết lý giáo dục này được ghi rõ trong các bộ luật luật về


giáo dục được công bố trong năm 1947 như: Luật giáo dục cơ bản, Luật giáo dục trường
học…1
Trong Luật giáo dục cơ bản được Quốc hội Nhật Bản ban hành lần đầu năm 1947 và sửa
đổi năm 2006, chương I phần mục đích và triết lý giáo dục có nêu rõ mục đích của giáo dục
là để “nhằm hoàn thiện nhân cách con người và giáo dục nên quốc dân khỏe mạnh cả về thể
chất lẫn tinh thần đồng thời có đầy đủ phẩm chất cần thiết với tư cách là người làm chủ xã
hội-quốc gia hịa bình và dân chủ.”
Mục tiêu giáo dục là để 1.Trang bị văn hóa và tri thức rộng rãi, giáo dục thái độ truy tìm
chân lý, ni dưỡng đạo đức và tình cảm phong phú đồng thời rèn luyện thân thể khỏe

mạnh; 2.Tôn trọng giá trị cá nhân, mở rộng năng lực cá nhân, ni dưỡng tính sáng tạo và
tinh thần tự lập, tự chủ đồng thời coi trọng mối quan hệ với nghề nghiệp và cuộc sống, giáo
dục thái độ tôn trọng lao động; 3.Tơn trọng chính nghĩa và trách nhiệm, bình đẳng nam nữ,
tơn kính và hợp tác lẫn nhau đờng thời giáo dục thái độ tham gia vào xây dựng xã hội, đóng
góp cho sự phát triển của xã hội một cách chủ thể dựa trên tinh thần cơng cộng; 4.Có thái
độ tôn trọng sinh mệnh, coi trọng tự nhiên và đóng góp vào việc bảo vệ mơi trường; 5. Có
thái độ tơn trọng truyền thống và văn hóa, u mến quê hương và đất nước chúng ta nơi đã
nuôi dưỡng những thứ ấy đồng thời giáo dục thái độ tôn trọng nước khác, đóng góp vào hịa
bình và sự phát triển của cộng đồng quốc tế2.
Tuy có thay đổi về nội dung, giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng trong các văn
bản liên quan cho đến tận ngày nay. Chính vì vậy, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức tại
Nhật Bản được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao. F. N. Kerlinger (1951) nhận định giáo
dục Nhật Bản thời Minh Trị vận hành theo triết lý “Shushin (tu thân)” và triết lý này vẫn còn
ảnh hưởng cho đến giai đoạn sau chiến tranh. Theo Kerlinger tu thân chính là luân thường
đạo đức hay những tiêu chuẩn về đạo đức v.v. tu thân chính là trọng tâm của chương trình

1 Nguyễn Quốc Vương (2014), Nhật Bản cải cách giáo dục như thế nào ( />2 giáo dục cơ
bản do chính phủ Nhật Bản cơng bố năm 2006 (Bản dịch của Nguyễn Quốc Vương).


giáo dục tại Nhật Bản, và cũng là trọng tâm trong cuộc sống người Nhật Bản.3 Bassey Ubong
(2011) cho rằng “Đạo đức còn có nghĩa là ý thức tuân thủ kỷ luật phản ánh qua quan niệm
xem giáo dục là con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì vậy mà thanh niên tích
cực học tập, tuân theo các chuẩn mực về tôn trọng mọi người xung quanh và nhờ vậy giảm tỉ
lệ thất nghiệp, mọi người đều tốt nghiệp và có việc làm” 4.
Nước Nhật đã và đang thực hiện một chương trình giáo dục đạo đức với mục đích lưu
truyền những đặc tính tốt đẹp của dân tộc cho các thế hệ sau. Giáo dục đạo đức tuy không
đưa thành một môn học cụ thể nhưng bao gờm trong tồn bợ chương trình giáo dục tại Nhật
Bản. Chương trình được triển khai từ lớp 1 đến lớp 9 được phân ra làm 4 nhóm liên hệ từ gần
đến xa:

1. Nhóm 1- liên quan đến bản thân
2. Nhóm 2- liên quan đến người khác
3. Nhóm 3- liên quan với nhóm, xã hội
4. Nhóm 4- liên hệ với tự nhiên và siêu nhiên.
Mỗi nhóm gồm nội dung kiến thức nâng cao dần, từ dễ đến khó, trình độ học sinh từ thấp
( lớp 1-2) đến cao ( lớp 7-9). Ví dụ 1: Nhóm Liên quan đến bản thân- Kiến thức lớp 1-2 là
"Sự cần cù, chăm chỉ". Ở lớp 7-9 là "Yêu quý sự thật". Ví dụ 2: Nhóm Liên hệ với nhóm xã
hội. Ở lớp 1-2 "Thương yêu kính trọng cha, mẹ, ông, bà". Ở lớp 7-9 là "Kính trọng và yêu
quý người nước ngoài"...5
Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa vai trò của giáo dục đạo đức đới với cơng dân, Nhật Bản
hiện đang dần hồn chỉnh hệ thống sách giáo khoa và ngày càng chú trọng hơn đến giáo dục
đạo đức tại nhà trường. Hiện nay, tại các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập, mỗi
3 Fred N. Kerlinger (1951), The Modern Origin of Morals Instruction in Japanese Education, History of
Education Journal Vol. 2, No. 4 (Summer, 1951), tr. 119-120.
4 Bassey Ubong (2011), Bassey Ubong (2011), National philosophies of education and impact on national
development, Proceedings of the 1st International Technology, Education and Environment Conference
(c) African Society for Scientific Research (ASSR).
5 NGƯT Châu An (2011) , Giáo dục đạo đức ở Nhật Bản - Đôi điều suy nghĩ, Viện nghiên cứu giáo dục
Trường ĐHSP TP.HCM ( />

tuần có một giờ đạo đức, tuy nhiên từ trước
đến nay Nhật Bản chưa có sách giáo khoa đạo
đức mà chỉ sử dụng tài liệu tham khảo hỗ trợ.
Trong kế họach hiện tại Nhật Bản đã xây dựng
xong bộ sách giáo khoa về giáo dục đạo đức
và tiến hành đưa vào giảng dạy từ năm 2017
đối với bậc tiểu học, và từ năm 2018 đối với
bậc THCS. Điều này đánh dấu một sự thay đổi
lớn về vị trí của môn đạo đức trong giáo dục
tại Nhật Bản. Bộ giáo dục Nhật Bản cũng đã

hoàn thành việc kiểm định sách giáo khoa
Hình 2. Hiroike Chikuro
(Ng̀n: />
giảng dạy mơn đạo đức trong nhà trường và từ
năm 2016 mô hình giảng dạy đạo đức trên sách
giáo khoa chuyên biệt sẽ được đưa vào áp
dụng.

Tuy nhiên, phải chăng giáo dục đạo đức chỉ là công việc của nhà trường? Phải chăng chỉ
với một giờ học đạo đức có thể hình thành nên những con người Nhật Bản đúng chuẩn mực?
Để có thể có cái nhìn đầy đủ về giáo dục đạo đức tại Nhật Bản, thiết nghĩ không thể bỏ qua
được vai trò của gia đình, cộng đồng xã hội và vai trò của người đã khai sinh ngành đạo đức
học tại Nhật Bản cũng như thành tựu của ông để lại cho hậu thế.
2. Hiroike Chikuro (1866-1938) – người khai sinh Moralogy (đạo đức học) tại Nhật Bản
Hiroike Chikuro (学学学学学) sinh ngày 29 tháng 3 năm 1866 và trải qua thời niên thiếu tại
thành phớ Nakatsu tỉnh Oita.
Ơng sinh ra vào ći thời Edo, chỉ hai năm trước khi Nhật Bản chuyển mình và bước vào
thời Minh Trị, giai đoạn chủ trương học tập và xây dựng đất nước hùng
mạnh, theo kịp với các nước Âu Mỹ vốn đã tiến rất xa thời bấy giờ. Cha mẹ ông cũng là một
trong những người hiếm hoi rất coi trọng học vấn và cho ông được học hành đầy đủ, đây là
cơ sở để những tài năng trong ông có điều kiện phát triển. Lúc thiếu thời ông là đứa trẻ hay
đau ốm, và đã từng bị các bạn khác bắt nạt… đến năm 14 t̉i, sau khi hồn tất việc học tập
tại trường trung học cơ sở Nakatsu ông trở thành trợ giảng tại trường tiểu học Nagasoi. Năm


17 tuổi ông đến học tại Reitakukan do một nhân vật kiệt xuất thời bấy giờ là Ogawa Gansho
( 学 学 学 学 )6 thành lập và đã chịu ảnh hưởng rất lớn của nhân vật này, sau này ông lấy tên
Reitakukan đặt cho trường dạy đạo đức của mình. Năm 19 tuổi ông lấy được chứng chỉ hành
nghề giáo viên chính thức và bắt đầu sự nghiệp giáo viên tại trường tiểu học Nakatsu. Ơng
tích cực hoạt đợng trên nhiều lĩnh vực, rất nhiệt huyết trong việc phổ cập giáo dục tiểu học.

Năm 1886 ông mở trường ban đêm để dạy cho các trẻ em nghèo không có cơ hội đến trường,
năm 1888 chấp bút viết quyển “Tân biên Tiểu học tu thân dụng thư” ( 学学学学学学学学 Sách rèn
luyện đạo đức cho bậc tiểu học), năm 1891 sáng lập tổ chức “Hội giáo dục công lập tỉnh
Oita” bao gồm hội hỗ trợ, cải thiện đời sống cho giáo viên đầu tiên của Nhật Bản, mặc dù xã
hội Nhật Bản lúc bấy giờ ít ai quan tâm đến giáo dục, địa vị xã hội của người giáo viên cũng
rất thấp. Chikuro ôm ấp lý tưởng dùng giáo dục để thay đổi địa phương, nỗ lực không ngừng
để biến những ước mơ của mình thành hiện thực7.
Dù làm gì, ở đâu ông luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người học, đối với ông giáo dục
không phải là “dạy” mà là “gợi mở, nuôi dưỡng”, không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt kiến
thức mà còn là làm lay động tâm hồn người học, khiến bản thân người học thấy mình ngày
một trưởng thành hơn. Lòng nhiệt huyết của ông đã làm thay đổi không những bản thân học
trò của mình mà còn làm thay đổi cả bố mẹ họ và cả những người xung quanh, vượt qua
khuôn khổ của cách giáo dục tại Nhật Bản từ trước đến nay, giáo dục không còn gói gọn sau
cánh cổng nhà trường mà còn lan rợng ra tồn thể xã hợi, thực hành giáo dục suốt đời.
Giai đoạn đầu thời Minh Trị, Nhật Bản đang ở trong ranh giới của sự chuyển biến từ văn
hoá truyền thống sang văn hoá phương Tây, việc xác định được bản sắc văn hoá dân tộc
Nhật, quyết định bảo tồn và phát yếu yếu tố truyền thống Nhật Bản như thế nào trong sự kết
hợp với văn minh phương Tây là một nhiệm vụ của cả đất nước Nhật Bản thời bấy giờ, đồng

6 Ogawa Gansho (1812 - 1894) là đệ tử xuất sắc của một nhà Nho học nổi tiếng thời bấy giờ đồng thời
bản thân cũng là một nhà Hán học, là người sáng lập Reitakukan, là nơi Hiroike vào làm việc sau khi thi
không đỗ để lấy chứng chỉ Sư phạm để trở thành giáo viên. Tinh thần trân trọng văn hố truyền thớng,
ln nghĩ đến lợi ích q́c gia và tương lai của Nhật Bản của ông đã gây ảnh hưởng rất sâu sắc đến
Hiroike. (ND) />7 Hiroike Chikuro, Tài liệu do Viện nghiên cứu đạo đức phát hành, tr.2.


thời cũng là một nhiệm vụ suốt đời của một nhà nghiên cứu, nhà giáo dục đồng thời là một
học giả như Hiroike Chikuro8.
Chikuro bắt đầu rời Nakatsu để đến sống ở Kyoto với vai trò là một nhà sử học. Ơng tự
lập ra tạp chí phở cập sử học (学学学学学学学) phát hành tạp chí lịch sử cho người dân đứng trên

quan điểm một nhà giáo dục. Để mọi người dễ hiểu, trong tạp chí của ông có rất nhiều hình
ảnh trên loại giấy có chất lượng rất tốt. Tuy nhiên, xã hội Nhật Bản thời bấy giờ đang trong
cuộc chiến với nhà Thanh mà ít quan tâm đến lịch sử. Đây cũng là giai đoạn ông lâm vào
cảnh khó khăn về mặt kinh tế. Mặc dù vậy ông cũng vẫn tiếp tục các cuộc điều tra điền dã
tiếp xúc với những tinh hoa văn hóa của Nhật Bản và bắt đầu tìm hiểu lịch sử hoàng thất
Nhật Bản để lại nhiều tác phẩm có giá trị.
Ông dời đến sinh sống tại Tokyo và bắt đầu đi theo con đường của một học giả thực thụ.
Đối với ông, trở thành học giả cũng là một cách tu thân, và đó cũng là nơi ông tỏa sáng.
Lòng say mê nghiên cứu của ông cũng đã được giới thiệu trên báo chí thời bấy giờ và đó
cũng chính là con đường đưa ông đến với môi trường nghiên cứu tại ĐH Waseda hay
Jingukougakukan (Thần cung hoàng học quán, ĐH Kogakukan ngày nay).
Bên cạnh đó ông cũng là người tiên phong trong việc viết về lịch sử địa phương, cuốn
“Lịch sử Nakatsu” (学学学学) sau đó ông lại góp phần biên soạn “Cổ sự loại uyển” ( 学学学学 Tự
điển bách khoa sử liệu lớn nhất Nhật Bản) và bắt đầu khai thác lĩnh vực mới là “Lịch sử pháp
chế Đông Dương” (学学学学学) và có rất nhiều đóng góp trong học thuật. Năm 1929, ông đã lấy
bằng tiến sĩ Luật tại Đại học Đế quốc Tokyo (Đại học Tokyo ngày nay) bằng con đường tự
học, cũng là người đầu tiên xuất thân từ tỉnh Oita lấy được học vị này. Ông chính là nhà giáo
dục, nhà nghiên cứu đóng góp vào sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn cận đại hóa của Nhật
Bản9.
Tuy nhiên, sau bao nhiêu nỗ lực cố gắng để đạt được học vị này, ông mắc một căn bệnh
nan y mà bác sĩ cũng không thể chữa trị được, chỉ còn chờ chết. Cũng chính điều này đã giúp
ông có dịp nhìn nhận lại ý nghĩa của cuộc đời mình và có một tâm nguyện là nếu được sống

8 Hiroike Chikuro, Tài liệu do Viện nghiên cứu đạo đức phát hành, tr.3
9 Hiroike Chikuro, Tài liệu do Viện nghiên cứu đạo đức phát hành, tr.4-5.


ông sẽ dành toàn bộ kiến thức và sức lực của mình để nghiên cứu các phương pháp và
nguyên tắc cần thiết nhằm mang lại hạnh phúc cho toàn thể nhân loại.
Ơng cớng hiến hết mình cho các hoạt đợng đóng góp cho xã hội Nhật Bản thời bấy giờ

vốn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, đời sống người dân hết sức khó khăn, nhiều người
phải chịu đói. Ông luôn tiếp xúc với cuộc sống khổ sở của người dân và luôn suy nghĩ tìm
cách để làm cho đời sống người dân được tốt hơn. Sau thành công của cách mạng tháng 10
Nga, tư tưởng cộng sản chủ nghĩa đã có ảnh hưởng rất nhiều đến Nhật Bản, đặc biệt là sự đối
lập về quyền lợi giữa giai cấp tư bản và phần lớn nhân dân lao động trong nước. Giữa tình
hình ấy ông lại chủ trương mang đến “sự hoà bình, an tâm cho tất cả mọi người”. Để thực
hiện được điều này không chỉ giải quyết vấn đề từ phía người lao động mà cần phải tác động
từ nhiều phương diện, đến cả đến giới tư bản, giới chính trị, nhà tư tưởng v.v. Ông cho rằng
cần phải giải quyết vấn đề từ cả phía người lao động lẫn giới tư bản. Về phía người lao động,
ông tiến hành giáo dục cho họ hiểu về nghề nghiệp và ý thức nâng cao hiệu suất trong công
việc, còn đối với phía người kinh doanh thì xây dựng trường học trong công ty, cung cấp nơi
học tập cho người lao động, áp dụng các chế độ như hình thành Hội cứu tế để kịp thời ứng
phó khi có bệnh tật hay tai nạn xảy ra. 10
Cho đến những năm cuối đời, mặc dù bệnh tật, ông vẫn luôn cho thấy tinh thần hoạt động
không mệt mỏi, lập các cơ sở đào tạo và giảng dạy tại đây. Năm 1935, ông cho xây dựng
trường giảng dạy đạo đức cho tất cả mọi đối tượng, cả nam và nữ tại vùng Hikarigaoka,
thành phố Kashiwa tỉnh Chiba.
Không những thế ông còn đến vùng suối nước nóng Tanigawa để xây dựng một cơ sở
nghỉ dưỡng và trị liệu.11 Hiroike đã từng nói “Con người có ba căn bệnh lớn nhất đó là căn
bệnh tinh thần, vật chất và thể xác, bất kỳ người nào cũng đều mắc một trong ba căn bệnh
này vì vậy nếu có thể tìm được cách chữa bệnh thì mới có thể đạt được sự bình an. Khoa học
về đạo đức có thể giúp chữa được căn bệnh về tinh thần và vật chất, nhưng nếu muốn có
được sự bình an và hạnh phúc thật sự cần phải có một nơi giúp chữa căn bệnh thể xác”.
Được xây dựng từ 1937, trong suốt 75 năm qua cơ sở này đã hoạt động đúng như tâm
10 Hiroike Chikuro, Tài liệu do Viện nghiên cứu đạo đức phát hành, tr.10.
11 />

nguyện của ông, trở thành nơi trị liệu cho cả tâm hồn và thể xác của con người và là nơi tổ
chức các buổi tập huấn nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có đạo đức phục vụ cho xã hợi.
Ơng qua đời vào năm 1938 tại tỉnh Gunma, hưởng thọ 72 tuổi 12.

Xuất thân là một nhà giáo, trải qua con đường nghiên cứu học thuật lịch sử, văn hoá Nhật
Bản và trải qua bao nhiêu thăng trầm trong cuộc sống, Hiroike Chikuro đã nhận thức được
tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng đạo đức trong tâm hồn nhằm mang lại hoà bình và hạnh
phúc thật sự cho mọi người trên thế giới. Những nghiên cứu của ông không chỉ ở những bộ
sách đồ sộ mà ông lưu lại cho hậu thế mà còn là những hoạt động cụ thể triển khai trên nhiều
lĩnh vực, có sức ảnh hưởng sâu rợng trên tồn đất nước Nhật Bản và vẫn được tiếp tục duy trì
đến tận ngày nay.
3. Moralogy (đạo đức học) và hoạt động của Viện nghiên cứu đạo đức Nhật Bản

Hình 3. Bợ tác phẩm
“Ḷn về đạo đức học”
(Nguồn: />
Từ Moralogy là một từ có nguồn gốc từ tiếng La tinh do Hiroike Chikuro sáng tạo ra, bắt
nguồn từ chữ “mores” có nghĩa là “morality” (đạo đức) và tiếp vị ngữ ~logy (có nghĩa là
khoa học) , moralogy có nghĩa là một ngành khoa học về đạo đức hay có thể gọi là “đạo đức
học”. Trong giai đoạn từ năm 1915 trở đi ông thường dùng thuật ngữ Moral Sciences trong
các bài diễn thuyết của mình, và năm 1926 đã hoàn thành tác phẩm “Luận về đạo đức học”
(学学学学学学学), sau khi hồn thành ơng tiến hành ngay việc dịch tác phẩm sang tiếng Anh, và
bắt đầu sử dụng từ mới là Moralogy thay cho từ được dịch trực nghĩa sang tiếng Anh là
Moral Sciences, và tiến hành dạy Moralogy trong dân chúng.

12 />

Tuy phổ biến và giảng dạy đạo đức không phải là một con đường dễ dàng, trong suốt thời
Đại Chính (1912-1926) ông đã thực hiện hơn 1000 ngày thuyết giảng về nội dung này mặc
dù điều này khiến ông lâm bệnh và để lại chứng suy nhược thần kinh nặng. Tuy nhiên ông
vẫn tiếp tục hoạt động không mệt mỏi, bên cạnh tiếp thu tinh hoa tư tưởng Đông phương ông
cũng đã bổ sung rất nhiều tư tưởng mới từ phương Tây và nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều
người. Không những thế ông còn thành lập trường chuyên dạy về đạo đức cho hai đối tượng,
một là học sinh và hai là đủ mọi thành phần trong xã hợi.


Hình 4. Quang cảnh b̉i dạy đầu tiên
cho học viên tại Nagoya

Hình 5. Những người đầu tiên tham b̉i
sinh hoạt cho mọi thành phần xã hội
(Nguồn: />Trường chuyên dạy khoa học đạo đức là một trường hiếm hoi thời bấy giờ dạy học cho cả
nam và nữ. Khắp nơi trong trường được treo những tấm bảng ghi lại bút tích của Hiroike
Chikuro là kim chỉ nam cho mọi hoạt động và sinh hoạt của học sinh trong trường. Nội dung
những câu nói này là lời dạy của hiền nhân, cổ điển Trung Quốc hay những nhắc nhở liên
quan đến sinh hoạt hàng ngày. Trên giảng đường lớn là lời răn của Mạnh Tử “学学学学学学学学学学
学” (từ câu gốc là: Tu kỳ thiên tước, nhi nhân tước tùng chi có nghĩa tu sửa thiên tước của
mình mà nhân tước theo đến) và nơi phòng ăn treo câu “学学学学学学学学学学学学学学学学学” (từ câu
gốc là: Đại học chi đạo tại minh minh đức có nghĩa đạo đại học là ở chỗ làm sáng tỏ đức
sáng) trích từ Đại học của Tăng Tử, hai điều này có thể xem là triết lý giáo dục của Hiroike
Chikuro, trên con đường rèn luyện phẩm chất đạo đức cao nhất, nhằm xây dựng hồ bình cho
thế giới. Ơng cũng xây dựng một thư viện đồ sộ gồm 32.000 đầu sách đã được sử dụng làm
tư liệu nghiên cứu.


Hình 6. Trường dạy đạo đức năm 1935

Hình 7. Nghiên cứu và học tập đạo đức
tại thư viện
(Nguồn: />Hiroike Chikuro không còn nữa, nhưng tinh thần, tư tưởng của ông và di sản ông để lại

cho người Nhật Bản là vô giá và sau gần 1 thế kỷ, người Nhật Bản vẫn tiếp tục kế thừa tiếp
nối những thành tựu mà ông đã để lại.
Từ năm 1935, trường chuyên dạy về khoa học đạo đức của Hiroike Chikuro đã được
thành lập và duy trì cho đến ngày nay, trường dạy cho học sinh nay trở thành Viện giáo dục

Hiroike (Hiroike Institute of Education) và trường dạy cho mọi thành phần trong xã hội nay
trở thành Viện nghiên cứu đạo đức (Institute of Education). Bài viết này đề cập đến mô hình
này như một gợi ý cho việc nghiên cứu và giảng dạy đạo đức tại Việt Nam hiện nay.
Viện giáo dục Hiroike chịu trách nhiệm quản lý Đại học Reitaku, trường PTTH và PTCS
Reitaku, trường PTTH và PTCS Mizunami Reitaku và trường mẫu giáo Reitaku. Tất cả các
trường đều được dạy trên triết lý giáo dục được xây dựng trên nền tảng khoa học đạo đức với
mục tiêu nhằm tạo nên những cơng dân tồn cầu, vừa có tri thức, vừa có đạo đức, những
nhân tài có nhiệm vụ xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Viện nghiên cứu đạo đức có chi nhánh văn phòng chính nằm tại Kashiwa thuộc tỉnh Chiba
trong một khuôn viên rộng lớn với tổng diện tích lên đến 460.000 m 2. Viện quản lý 2 trung
tâm giáo dục suốt đời nằm tại Mizunami tỉnh Gifu và Date tỉnh Fukushima cùng 12 chi
nhánh văn phòng đặt ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản, phụ trách các thành viên đến từ 47
tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra, viện còn sở hữu nhà tưởng niệm Hiroike Chikuro ở
Tanigawa tỉnh Gunma, Hatake tỉnh Shizuoka và Nakatsu tỉnh Oita. Tính đến ngày 1/4/2015,
số nhân viên của Viện là 262 người, với 46.000 thành viên tham gia thường xuyên từ khắp
các tỉnh thành. Kinh phí hoạt động thường niên đến từ các thành viên, các tổ chức từ thiện và


kinh phí có được từ việc tổ chức các buổi hội thảo, seminar, các buổi học kết hợp với nghỉ
dưỡng hay kinh phí đến từ các ấn phẩm được xuất bản của Viện. Tất cả mọi công dân từ 18
tuổi trở lên đều có thể đăng ký để trở thành hợi viên.

Hình 8. Tòa nhà chính
của Viện nghiên cứu đạo đức

Hình 9. Trường THCS và PTTH Reitaku
(Ng̀n: />
Mục tiêu mà Viện nghiên cứu đạo đức nhắm đến là giúp con người nhận ra hạnh phúc,
hòa bình và sự an nhiên trong tâm hồn thông qua việc nghiên cứu khoa học đạo đức và xuất
bản sách. Viện cũng chủ trương xây dựng nhà nước thông qua đào tạo nguồn nhân lực bằng

việc tổ chức các buổi hội thảo, giáo dục cộng đồng v.v. Những nội dung hoạt động chủ yếu
bao gồm 6 nội dung: nghiên cứu Moralogy, giáo dục cộng đồng dựa trên tư tưởng Moralogy,
xuất bản và phát hành có liên quan đến Moralogy, hỗ trợ công tác giáo dục dựa trên
Moralogy, tiến hành các hoạt động phúc lợi xã hội cho người cao tuổi dựa trên triết lý
Moralogy và các hoạt động cần thiết khác phục vụ cho mục đích của Viện.
Các hoạt động của Viện rất đa dạng, bên cạnh những hoạt động chung của Tổng Viện còn
là các hoạt động riêng của từng văn phòng đóng tại các tỉnh thành cả nước. Có các mảng chủ
yếu là nghiên cứu, giáo dục đào tạo, hoạt động cộng đồng và xuất bản.
Trong lĩnh vực nghiên cứu, Viện nghiên cứu đạo đức sở hữu trung tâm nghiên cứu khoa
học đạo đức (Research center for Moral Sciences) được thành lập vào năm 1926 chuyên thực
hiện nhiệm vụ nghiên cứu, giáo dục đào tạo và xuất bản. Đây cũng là nơi thường xuyên tổ
chức các hội thảo, các buổi nói chuyện chuyên đề liên quan đến những vấn đề đạo đức, văn
hóa truyền thống của Nhật Bản. Điều này thu hút sự quan tâm không chỉ của những học giả
Nhật Bản mà cả những học giả nước ngoài. Tại đây lại được chi thành 5 phòng nghiên cứu
chịu trách nhiệm về nhiều vấn đề như nghiên cứu về tư tưởng của Hiroike Chikuro nói riêng,


tư tưởng đạo đức và văn hoá truyền thống Nhật Bản trong so sánh với các quốc gia khác
hoặc những vấn đề đạo đức trong xã hội đương đại v.v.
Tại các trung tâm giáo dục suốt đời đặt tại 3 địa điểm cùng những cơ sở đặt trên toàn đất
nước Nhật Bản thành viên có thể được tham gia các buổi hội thảo, seminar liên quan đến tư
tưởng đạo đức của Hiroike Chikuro, học để hiểu tư tưởng ấy đồng thời để hiểu cách áp dụng
những tư tưởng ấy vào cuộc sống như thế nào?
Trong hoạt động cộng đồng lại chia ra thành từng nhóm đối tượng khác nhau như: doanh
nghiệp, những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, người cao tuổi, phụ nữ, thanh thiếu
niên v.v.
Đối với các đối tượng đến từ doanh nghiệp là các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm cho
những người đang làm kinh doanh dựa trên tinh thần đạo đức và kinh doanh là một. Nhằm
hướng tới kinh doanh bền vững dựa trên chữ tín chứ không phải kinh doanh chạy theo lợi
nhuận, lấy sự hài lòng của khách hàng và đối tác là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh

v.v.
Với đối tượng là các giáo viên, những người làm việc trên lĩnh vực giáo dục, viện Nghiên
cứu đạo đức hàng năm tổ chức các buổi tập huấn, nói chuyện chuyên đề dành riêng cho đối
tượng này nhằm mục đích tiến hành giáo dục theo phương châm đạo đức và tri thức là một,
giáo dục đạo đức gắn liền với truyền đạt tri thức. Những sinh hoạt như thế này được hình
thành dựa trên cơ sở hoạt động của Hội nghiên cứu giáo dục vốn được hình thành từ năm
1963.
Với đối tượng là những người cao t̉i ngồi những b̉i học tập nghiên cứu về đạo đức là
các buổi được các chuyên gia y tế hướng dẫn cách săn sóc sức khỏe.


Hình 10. Hoạt đợng học tập cho các
đới tượng làm việc trong lĩnh vực giáo dục
(Ng̀n: />
Hình 11. B̉i hướng dẫn tập thể dục
rèn luyện sức khỏe cho người cao tuổi
(Nguồn:
/>
Với đối tượng là phụ nữ, Viện nghiên cứu đạo đức tổ chức nhiều hoạt động để mọi người
có thể tham gia như các hoạt động tình nguyện, các lớp hướng dẫn về cách nuôi dạy con cái,
mà đặc biệt là cách để lưu truyền truyền thống và nét đẹp về đạo đức từ thế hệ người lớn tuổi
sang thế hệ con cháu.
Với đối tượng thanh thiếu niên, Viện nghiên cứu đạo đức thành lập riêng một mạng lưới
các hoạt động dành cho thanh thiếu niên với tên gọi MANY (Moralogy Active Network of
Youth) với 3 nội dung chính: học tập tốt (bao gồm học về Moralogy, học lịch sử và những
buổi seminar dành cho đối tượng thanh thiếu niên), họat động tốt (bao gồm các hoạt động
thiện nguyện, các c̣c vận đợng v.v.), đồn kết tớt (đại hợi thanh niên tồn q́c tập hợp
thanh niên trên tồn Nhật Bản trong 1 ngày cùng học tập, trò chuyện và cùng hứa hẹn xây
dựng một gia đình hạnh phúc, một xã hội thân thiện và một quốc gia hùng mạnh, giao lưu
thanh niên trong cùng 1 khối v.v.). Các em cũng tham gia cuộc thi viết luận về “Mối gắn kết

trong gia đình”, tham gia hoạt động cộng đồng như làm sạch môi trường sống, làm sạch bãi
biển.


Hình 12. Đại hợi thanh niên tồn q́c năm 2015 do khối Joshinetsu tổ chức
với đại diện là Hiệu trưởng Võ Văn Sen đến từ Trường ĐH KHXH & NV TP. HCM
(Nguồn: />Trong lĩnh vực xuất bản nhằm mục đích phổ biến tư tưởng của Hiroike Chikuro, thực hiện
đúng theo tôn chỉ của Viện và để phục vụ cho các lớp học tùy từng đối tượng, Viện nghiên
cứu đạo đức phát hành rất nhiều sách và giáo trình riêng biệt cho từng nhóm. Giáo trình này
được sử dụng trong các buổi học hoặc làm tài liệu tham khảo cho những ai có quan tâm.
Ngoài ra nhà xuất bản còn phát hành tạp chí New Moral, Reiro và Dokeijuku từng tháng gửi
đến từng hội viên. Tạp chí New Moral mỗi tháng theo một chủ đề cụ thể gắn liền với đời
sống của mỗi cá nhân từ việc gắn kết tình thương yêu giữa các thành viên trong gia đình đến
sự quan tâm đối với xã hội và những người xung quanh, các mối quan hệ giữa người với
người nơi làm việc v.v.. Các gia đình có những buổi sinh hoạt trong gia đình mình và mọi
người cùng đọc và trao đổi ý kiến về những câu chuyện được đề cập đến trong tạp chí. Reiro
là tạp chí phục vụ cho nhiệm vụ học tập suốt đời, được hình thành dựa trên những triết lý căn
bản của Moralogy, nhằm tạo ra những con người giàu tính nhân văn, có đạo đức và hình
thành nên một thế hệ sống có tâm. Dokeijuku phát hành 2 tháng 1 lần dành cho đối tượng
làm kinh doanh, với nhiều bài viết liên quan đến các câu chuyện thành công của giới kinh
doanh dựa trên tư tưởng kinh doanh gắn có đạo đức nhằm mục đích phụng sự xã hội. Bên
cạnh đó là các loại lịch nuôi dưỡng tâm hồn, mỗi ngày trong tuần đều trích dẫn một câu nói


của Hiroike Chikuro kèm lời giải thích để giúp mọi người có thể rèn luyện đạo đức, suy nghĩ
về đạo đức mọi lúc, mọi nơi.
Không chỉ hoạt động trong nước Viện nghiên cứu đạo đức đã có địa điểm tại Mỹ, Brazil,
Hàn Quốc, Đài Loan và Nigeria… phục vụ cho các đới tượng nước ngồi có quan tâm đến tư
tưởng của Hiroike Chikuro và hoạt động nghiên cứu giáo dục, phổ biến các vấn đề đạo đức
học. Tại Việt Nam, Viện nghiên cứu đạo đức cũng đã mối quan hệ với trường ĐH KHXH &

NV từ những năm 1997, đưa những học sinh trung học Nhật Bản sang giao lưu với sinh viên
Khoa Đông phương học. Sau một khoảng thời gian gián đoạn, từ khi Bộ môn Nhật Bản học
thành lập từ năm 2010 đến nay, khối Joshinetsu thuộc Viện nghiên cứu đạo đức thường
xuyên sang giao lưu hàng năm với Bộ môn Nhật Bản học. Cùng tham gia tổ chức Lễ hội
tháng Năm, cùng tổ chức cuộc thi tìm hiểu Văn hóa Nhật Bản mà cụ thể là viết cảm nhận
bằng tiếng Nhật về những câu chuyện liên quan đạo đức Nhật Bản được đăng trong tạp chí
New Moral. Khối Joshinetsu cũng đã cử nhiều giáo viên đến giảng dạy về các đề tài liên
quan đến văn hóa Nhật Bản như nghệ thuật giấy truyền thống, kiến trúc và hội họa Nhật Bản
v.v..
4. Kết luận
Trên đây bài viết chỉ có điều kiện trình bày đến một trong rất nhiều những mô hình nghiên
cứu và giảng dạy đạo đức tại Nhật Bản. Xuất phát từ tư tưởng của Hiroike Chikuro, một nhà
giáo dục, nhà khoa học, một học giả đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục đạo đức
từ những năm đầu tiên của thời Minh Trị và đã xây dựng những nền tảng cơ bản của ngành
khoa học này mà ngày nay những thế hệ tiếp nối mới có thể phát triển rợng khắp trên tồn
đất nước Nhật Bản với những hoạt động phong phú đến như vậy. Mô hình này cũng cho
chúng ta thấy cần có một cái nhìn đa chiều về vấn đề nghiên cứu và giảng dạy đạo đức, đạo
đức không chỉ là lĩnh vực riêng của giới học thuật mà làm thế nào để những tư tưởng đạo đức
ấy được nhiều thành phần, nhiều tầng lớp trong xã hội tiếp cận, hiểu và áp dụng được mới là
điều quan trọng. Viện nghiên cứu đạo đức Nhật Bản đã và đang thực hiện rất tốt vai trò đó.
Hy vọng là bài viết phần nào giúp chúng ta trả lời được câu hỏi: Vì sao người Nhật có thể
hành động khác các dân tộc khác trong những giây phút cam go nhất giữa sự sống và cái
chết? Và vì sao Nhật Bản là đất nước hiện đại vào bậc nhất thế giới nhưng vẫn bảo tồn được
những tinh hoa văn hóa tinh thần và đặc tính tốt đẹp của dân tộc từ hàng nghìn năm qua?


Giáo dục đạo đức không chỉ là công việc của nhà trường mà rất cần sự phối hợp từ nhiều
phía, của gia đình và xã hội và cần lắm việc sớm hình thành một Viện nghiên cứu đạo đức
của Việt Nam. Càng nỗ lực hội nhập quốc tế và hiện đại hóa công nghiệp hóa bao nhiêu thì
tầm quan trọng của việc nghiên cứu đạo đức và tinh hoa văn hóa tinh thần Việt Nam, bảo tồn

truyền thống Việt Nam lại càng trở nên quan trọng bấy nhiêu. Trung tâm Nghiên cứu Đạo
đức vừa mới được thành lập tại Trường Đại học KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh là tầm
nhìn và nỗ lực của nhà trường với mong mỏi sẽ là viên gạch đầu tiên góp phần bồi đắp trong
công cuộc xây dựng dài hơi đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Fred N. Kerlinger (1951), The Modern Origin of Morals Instruction in Japanese
Education,History of Education Journal Vol. 2, No. 4 (Summer, 1951), pp. 119-126.
1. ODAJIMA Satoru (2005), A Study on the Relations between the Imperial Rescript on
Education and Moral Education), Department of Japanese and Comparative Culture
School of Japanese Culture, Bulletin of Meisei University. (学学学 (2005) 学学学学学学学学学
学学学学学学学学 学学学学学学学学学学学学学学学学学学学学)
2. Bassey Ubong (2011), National philosophies of education and impact on national
development, Proceedings of the 1st International Technology, Education and
Environment Conference (c) African Society for Scientific Research (ASSR).
3. Christina Reiter (2014), Japanese Education and the Transition of Morals,
( />
Websites
4. (Trang web chính thức bằng tiếng Anh của Viện nghiên cứu
đạo đức Nhật Bản)
5. (Trang web chính thức bằng tiếng Nhật của Viện nghiên cứu đạo
đức Nhật Bản)
6. (Trang web về hoạt động nghiên cứu của Viện)
7. (Trang web về hoạt động giáo dục của Viện)
8. (Trang web về hoạt động dành cho đối tượng thanh thiếu
niên)
9. (Trang web dữ liệu về hoạt động
giáo dục cho mọi thành viên trong xã hội)

10. (NGƯT Châu An (2011) , Giáo dục đạo
đức ở Nhật Bản - Đôi điều suy nghĩ, Viện nghiên cứu giáo dục Trường ĐHSP
TP.HCM)


11. (Nguyễn Quốc
Vương (2014), Luật giáo dục cơ bản Bản dịch từ trang web Bộ giáo dục Nhật Bản)
12. (Đại Thắng, Ngẫm nghĩ triết lý
giáo dục của các nước - Bài 2: Nhật Bản:“Giáo dục đạo đức” là cốt lõi)
13. (Nguyễn Quốc Vương (2014), Nhật Bản cải cách giáo dục như thế
nào)
14. 1890      23   10   31       ”.      
         . (Thông báo liên quan đến Sắc chỉ giáo dục của Thiên hồng Minh trị cơng
bố trên báo chí triều đình, số ngày 31 tháng 10 năm 1890.Tư liệu điện tử của Thư viện
Quốc hội Nhật Bản)
15.                       
     (Luật giáo dục cơ bản do chính phủ Nhật Bản công bố năm 2006



×