Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THỬ THÁCH CỦA VIỆC GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.72 KB, 9 trang )

NHỮNG KHĨ KHĂN VÀ THỬ THÁCH
CỦA VIỆC GIẢNG DẠY MƠN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG
HIỆN NAY


Lưu Văn Dũng*

TĨM TẮT
Ở trường phổ thông Việt Nam hiện nay, giáo viên dạy các mơn khoa học xã nói
chung, mơn lịch sử nói riêng đang gặp khơng ít khó khăn, thử thách trong việc
giảng dạy. Những khó khăn thử thách đó là: giáo viên phải làm sao giữ được sự
tâm huyết với nghề trước cách nhìn nhận chưa đúng của xã hội đối với môn lịch sử,
coi môn lịch sử là “môn phụ”; chương trình sách giáo khoa quá tải trong khi thời
lượng tiết dạy trên lớp thì lại q ít, giáo viên khó khăn trong việc truyền tải hết
lượng kiến thức của bài học tới học sinh; phương tiện và thiết bị hỗ trợ cho việc
dạy - học mơn lịch sử cịn chưa đồng bộ, thiếu phịng học bộ mơn lịch sử; giáo viên
gặp khó khăn khi vận dụng các phương pháp mới vào giảng dạy; trình độ chun
mơn nghiệp vụ của giáo viên trẻ còn thấp, bản thân giáo viên cũng tự coi nhẹ môn
lịch sử, không đầu tư nâng cao chun mơn và khó khăn trong việc phát hiện và bồi
dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử ở trường phổ thơng. Từ những khó khăn trên đã
và đang ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học môn lịch sử.
Từ khóa: mơn lịch sử, khó khăn, thử thách, trường phổ thông
1. Đặt vấn đề
Mỗi môn học ở nhà trường phổ thơng với đặc trưng riêng đều góp phần đào tạo thế hệ trẻ,
trong đó có bộ mơn Lịch sử. Những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ cổ đến kim
có tác dụng bồi dưỡng khơng chỉ đến trí tuệ mà cả trái tim học sinh. Con người thật, việc thật
trong quá khứ sẽ khơi dậy trong học sinh những tư tưởng tình cảm đúng đắn, mà những tư

** Trường Trung học Thực hành Sài Gòn.



tưởng tình cảm này là hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ trong quá trình hội nhập với thế giới
của đất nước ta. Với tính đa dạng, phong phú của bộ mơn, nội dung các khóa trình lịch sử
phổ thơng có khả năng giáo dục nhiều mặt cho học sinh, xây dựng niềm tin vững chắc, lí
tưởng cách mạng trên cơ sở nhận thức đúng đắn sự phát triển khách quan hợp quy luật của xã
hội loài người, giáo dục cho học sinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong quá
trình dựng nước và giữ nước, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động. Nghị quyết Hội nghị TW 5 (khóa VIII) chỉ rõ, để nền giáo dục phát triển bền
vững, xây dựng lớp thế hệ trẻ có đủ đức, tài thì bên cạnh các mơn khoa học tự nhiên, “cần
coi trọng hơn nữa các môn khoa học xã hội và nhân văn, nhất là tiếng Việt, lịch sử, địa lý và
văn hóa Việt Nam”. Thế nhưng, giáo viên dạy lịch sử ở trường phổ thông ở Việt Nam hiện
nay đang gặp khơng ít khó khăn, thử thách.
2. Những khó khăn, thử thách trong việc dạy học mơn Lịch sử ở trường phổ thông
2.1. Xã hội xem nhẹ môn lịch sử
Khó khăn, thử thách đầu điên đối với giáo viên dạy lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam
hiện nay là làm sao giữ được lòng nhiệt huyết với nghề khi mà xã hội đang quay lưng lại với
môn lịch sử.
Theo khảo sát của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho thấy, hơn 40% giáo viên cho rằng
môn lịch sử chưa được coi trọng đúng với vai trò và vị trí cần có, quan niệm “mơn phụ” dẫn
đến kết quả dạy và học lịch sử chưa cao [1].
Cụ thể là Liên tiếp trong những năm học vừa qua, mơn lịch sử ln là mơn có kết quả thấp
đến mức đáng báo động trong các kì thi tuyển sinh đại học (ĐH) và cao đẳng. Trong kì tuyển
sinh đại học năm 2011, tại TP. Hồ Chí Minh nhiều trường ĐH có điểm thi mơn Sử thấp khó
tưởng tượng. Thậm chí có trường chỉ duy nhất một điểm 5 mơn Sử! Trường ĐH Văn hóa TP.
Hồ Chí Minh là một trong những trường có số lượng ngành tuyển khối C khá nhiều. Tuy
nhiên chỉ có 3,6% thí sinh đạt điểm mơn sử từ 5 trở lên. Trong khi đó có đến 201 thí sinh có
điểm từ 0-1. Nhiều thí sinh đạt điểm trung bình, khá các mơn khác nhưng sử lại có điểm 0.
Chẳng hạn một thí sinh có điểm văn 5,75, địa lý 6 điểm nhưng lịch sử lại là con số 0 tròn
trĩnh. Đáng chú ý là tại Trường ĐH Tơn Đức Thắng, trong số 288 thí sinh dự thi khối C chỉ
có một điểm 5 mơn lịch sử! Nghĩa là đến hơn 99,6% số bài thi có điểm dưới trung bình.
Khơng chỉ thế, tiếp theo chỉ có ba điểm 4,5, còn lại là từ 4 trở xuống. Trường ĐH Sài Gòn



tuy có khá hơn nhưng số thí sinh đạt điểm 5 mơn sử cũng chỉ chiếm 5% (116 thí sinh) trong
tổng số gần 2.300 thí sinh dự thi [2].
Từ gia đình - nhà trường đến xã hội đều có thái độ coi thường các môn khoa học xã hội,
xem đây là mơn phụ, khơng thể giúp học sinh có tương lai tươi sáng, học nhiều chỉ phí thời
gian. Ở nhiều quốc gia phát triển, Lịch sử là môn thi bắt buộc trong các kì thi tú tài thì ở Việt
Nam, nhiều trường, ngay cả Ban Giám hiệu cũng cho rằng lịch sử là môn học bài, không cần
đào sâu suy nghĩ. Vì thế, năm nào có thi tốt nghiệp mơn Lịch sử sẽ tăng tiết trong tháng cuối
cùng để dạy cho đủ chương trình và dị bài học sinh; năm nào khơng thi thì kết thúc nhanh
chóng, cắt giảm tiết nhường cho các mơn tự nhiên như Tốn, Lí, Hóa, và có tiếp tục dạy thì
học sinh cũng khơng muốn học. Hiện nay, nền kinh tế thị trường và những tính tốn của
những bậc làm cha mẹ khơng cho phép các em lựa chọn các bộ môn khoa học xã hội, nhất là
Lịch sử, Địa lý để theo đuổi dù có u thích vì khó mà sống được với nghề.
Thay vì học sinh lớp 12 tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại
học cao đẳng như những năm học trước thì từ năm học 2014-2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo
quyết định gộp hai kỳ thi trên vào làm một với tên gọi kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Phổ
thơng Quốc gia. Theo đó, ngồi ba mơn thi bắt buộc là Tốn, Văn và Ngoại ngữ học sinh
chọn thêm một môn thi trong số các mơn Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lý, Sinh học để xét
tốt nghiệp và thi thêm các môn theo tổ hợp môn mà các trường đại học, cao đẳng yêu cầu để
xét tuyển vào các ngành. Ngay từ khi có quyết định trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo được
cơng bố, học sinh nhanh chóng quay lưng lại với mơn Lịch sử. Nhiều trường phổ thơng có
rất ít, thậm chí khơng có học sinh đăng kí dự thi mơn Lịch sử. Từ đó dễn đến việc học sinh
trên lớp không tập trung nghe giảng, về nhà không học sử, thay vào đó là các mơn Tốn, Lí,
Hóa... điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến tâm lí giáo viên dạy Lịch sử khi lên lớp.
2.2. Nội dung, chương trình sách giáo khoa quá tải
Giáo viên dạy lịch sử trong nhà trường phổ thơng ở Việt Nam khó khăn trong việc thực
hiện những ý tưởng giáo dục - giáo dưỡng qua bộ môn lịch sử. Điều này cũng dễ hiểu vì nội
dung, chương trình, kiến thức mơn học q nhiều nhưng giáo viên chỉ có một đến hai tiết dạy
trên một tuần (trong khi ở các quốc gia phát triển như Mỹ (một nước mới có trên hai thế kỉ

lập quốc!) hiện nay người ta xem ba môn cơ bản, bắt buộc học (“required courses”) ở trung
học là toán, văn và sử, học sinh học môn sử 4-6 tiết một tuần [6; tr.14]). Với thời lượng ít ỏi


như vậy, rất khó để mơn Lịch sử có điều kiện khắc sâu, tổng hợp, phát triển tư duy của học
sinh cũng như để các trường thực hiện các chương trình dã ngoại tham quan.
Nhìn chung, nội dung chương trình bộ môn lịch sử thể hiện qua sách giáo khoa có những
điểm sau:
Thứ nhất, phạm vi và nội dung quá rộng lại yêu cầu giáo viên thực hiện trong một khung
thời gian quá hẹp.
Thứ hai, giữa dung lượng kiến thức của các phân môn và quỹ thời gian dành cho chúng
khơng hợp lý, nội dung dàn trải.
Chương trình sách giáo khoa Lịch sử hiện nay được viết theo tinh thần giảm tải, nhưng
thực tế chưa hẳn vậy, nhất là trong chương trình lớp 11 và 12. Các tác giả bám sát chương
trình để viết nhưng chưa bám sát thực tế ở trường phổ thông. Dường như các tác giả viết
sách giáo khoa có lẽ là chưa dạy thực tế tại trường phổ thông, hoặc chỉ tiếp xúc với một số
em học sinh giỏi. Có những bài bị lược bỏ đi các phần quan trọng, ngược lại phần không
quan trong bằng thì lại khơng dẫn đến tình trạng bài dạy khó có thể logic nếu như giáo viên
khơng giảng đủ các phần. Để học sinh hiểu bài một cách logic, giáo viên buộc phải dạy các
phần giảm tải dù là lướt qua nhưng bài dạy vẫn không đủ thời gian.
Khi dạy về giai đoạn lịch sử Việt Nam trong năm 1945-1946, với hàng chục sự kiện, nào
là quân Tưởng vào miền Bắc; Pháp bắn dân ta ở Sài Gịn; nạn đói, dốt; bọn phản động trong
nước ngóc đầu dậy; hàng loạt đảng phái giành quyền; ta lại nhượng bộ một số ghế trong
chính phủ và quốc hội; ta hịa hỗn với Pháp… Vấn đề nào xem ra cũng quan trọng cả, đòi
hỏi người dạy phải cung cấp đủ thời gian, bối cảnh, diễn biến với những số liệu cụ thể của
từng sự kiện. Như vậy thì khơng có thời gian để nói về mối quan hệ của các sự kiện, nói về
bản chất lịch sử [3].
Trong phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954 và từ năm 1954 đến
năm 1975, sách giáo khoa lịch sử lớp 12 không đề cập đến những con số thiệt hại của quân
ta mà chỉ chủ yếu đề cập đến thiệt hại của quân địchkhiến học sinh không khỏi thắc mắc. Ví

dụ như trong bài bài 20: Cuộc kháng chiến tồn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (19531954); bài 22: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính
quyền Sài Gịn ở miền Nam (1954-1965),...
2.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên môn Lịch sử


Ở các trường sư phạm, hằng năm đều tuyển sinh những khóa sinh viên sư phạm ngành cử
nhân lịch sử nhưng khi chất lượng đầu vào cũng cần suy nghĩ. Có sinh viên đủ điểm vào
trường nhưng trong ba mơn thi khối C thì mơn sử điểm rất thấp, cùng với đó là đi học vì
khơng cịn lựa chọn nào khác, không thể học các ngành khoa học tự nhiên. Khi mà niềm đam
mê khơng có, học cho có được tấm bằng đại học và có một lẽ nữa học sư phạm để “khơng
phải đóng học phí”!
Trong q trình đào tạo, việc gắn với thực tế phổ thông trung học cịn nhiều hạn chế, việc
sinh viên nắm bắt tình hình dạy - học môn lịch sử ở trường phổ thông trung học quá ít, việc
kiến tập, thực tập sư phạm, việc tập giảng khi học về phương pháp giảng dạy... đang là vấn
đề bức xúc hiện nay ở trường sư phạm [4;tr.10].
Khi ra trường khơng ít sinh viên yếu cả chuyên môn lẫn phương pháp giảng dạy. Sinh
viên sư phạm ra trường khó xin việc, sinh viên ngành Sử càng khó khăn hơn. Được đi dạy và
dạy đúng ngành là điều may mắn với sinh viên nhưng cũng sau đó là gặp khơng ít khó khăn
khi gắn bó với nghề. Với giáo viên trẻ mới ra trường thì nhiệt huyết rất nhiều, nhưng mấy ai
giữ được niềm nhiệt huyết ấy khi môn dạy không được quan tâm, những ánh mắt từ đồng
nghiệp và thậm chí ngại nói mình dạy mơn Lịch sử.
PGS.TS. Ngô Minh Oanh, nguyên Trưởng khoa Lịch sử trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh từng nêu ý kiến: Môn học bị coi nhẹ, những người dạy sử cũng không được tôn trọng.
Nhiều thầy cô bức xúc về việc đánh giá thiếu công bằng giữa giáo viên dạy sử với giáo viên
các môn khác trong việc cân nhắc, đề bạt hay trong bình xét các danh hiệu thi đua. Một số
trường cịn bố trí giáo viên khơng được đào tạo chuyên ngành để dạy môn lịch sử. Việc bố trí
giảng dạy trái ngành càng làm cho chất lượng dạy học môn sử thêm tồi tệ và người ta càng
có cớ để coi thường mơn Sử và người dạy sử [5].
Trong thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ giáo viên dạy lịch sử cũng tự xem nhẹ
môn dạy của mình và cảm thấy chán nản với nghề. Có gần một phần ba số thầy cơ dạy sử

được hỏi (28,35%) lưỡng lự hoặc sẵn sàng chọn lại ngành khác khi có cơ hội [5]. Đó cũng
chính là rào cản lớn nhất của việc đổi mới phương pháp dạy - học lịch sử.
Khi vị trí của mơn Lịch sử khơng được coi trọng, thì giáo viên dạy sử cũng chỉ được xem
như là giáo viên “hạng hai” mà thôi. Những người dạy sử là những người nghèo nhất về thu
nhập ở trong trường phổ thông. Không thể tổ chức dạy thêm như các môn học khác, không


có thu nhập gì thêm ngồi đi dạy, khơng được học sinh và phụ huynh săn đón, trọng vọng.
Thậm chí một số lãnh đạo nhà trường cũng có thái độ phân biệt đối xử theo kiểu “luật bất
thành văn”. Điều đó khiến cho khơng ít giáo viên lịch sử thiếu hào hứng, nhiệt tình, tệ hại
hơn cịn tự ti, mặc cảm làm cho chuyên môn nghiệp vụ ngày càng sa sút.
2.4. Khó khăn trong vận dụng các phương pháp mới
Hằng năm, ở các sở giáo dục đều tổ chức tập huấn chuyên môn, chỉ đạo về đổi mới
phương pháp giảng dạy, đánh giá chất lượng học sinh nhằm mục đích nâng cao tính tích cực
học tập, tư duy của học sinh. Thế nhưng khi triển khai tới các trường phổ thơng thì việc thực
hiện của giáo viên khơng phải dễ dàng mà cịn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, dẫn đến tâm lí
ngại sử dụng. Bởi vì khi vận dụng các phương pháp dạy học mới đòi hỏi sự kiên trì, quyết
tâm của giáo viên với cái mới. Dạy học theo phương pháp truyền thống có phần nhẹ nhàng,
đơn giản, giáo viên ít cần động não, chỉ yếu giảng bài và đọc - chép. Còn thực hiện theo
phương pháp dạy học mới, như bài học minh họa, theo chủ đề, tích hợp, liên mơn… thì bắt
buộc, u cầu người giáo viên phải tốn nhiều thời gian, phải vất vả, tìm tòi, sáng tạo rất
nhiều trong khâu thiết kế, soạn bài, chuẩn bị, sử dụng nhiều phương án, tình huống sự phạm,
chun mơn để dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm hiểu, suy nghĩ, tư duy... Cũng chính vì thế nên
giáo viên vẫn bị lệ thuộc vào tiến trình các bài học được trình bày trong sách giáo khoa, chưa
chủ động xây dựng các chuyên đề dạy học lịch sử.
Bên cạnh đó, việc số học sinh trong một lớp hoạc quá đông như hiện nay ở nhiều trường
phổ thông cũng khiến giáo viên gặp khó khăn trong việc áp dụng các phương pháp dạy học
như phương pháp dạy học theo dự án, một trong những phương pháp dạy học tích cực đã
được một số trường trung học phổ thơngáp dụng có hiệu quả.
2.5. Cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ giảng dạy lịch sử

Trong nhận thức nói chung và nhận thức lịch sử nói riêng, thơng qua lời nói, đồ dùng trực
quan, các loại tài liệu học tập... học sinh mới có biểu tượng lịch sử về quá khứ. Biểu tượng
lịch sử càng cụ thể, chân thực bao nhiêu thì hệ thống khái niệm mà học sinh thu nhận được
càng vững chắc bấy nhiêu.
Cơ sở vật chất cho việc dạy và học lịch sử còn nhiều bất cập. Mặc dù trong những năm
gần đây, ngành giáo dục đã bỏ ra rất nhiều tiền để xây dựng phòng học khang trang, mua sắm
cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Thế nhưng, phần lớn các tiết học môn sử vẫn là dạy chay,


học chay. Ngun nhân là vì đầu tư khơng đồng bộ, mang tính chắp vá như: có băng hình,
phim tư liệu lại thiếu phịng máy, có mơ hình, sa bàn mà khơng có phịng học bộ mơn, có
nhiều bản đồ, tranh, ảnh mà khơng có nơi cất giữ nên khai thác khơng có hiệu quả.
Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào bài giảng để giúp tiết học thêm sinh động, trực
quan góp phần làm tăng hiệu quả bài dạy nhưng khơng phải ở trường phổ thơng nào phịng
học cũng có sẵn có máy chiếu.
Do đặc điểm của việc nhận thức lịch sử là người nghiên cứu, người học không thể trực
tiếp quan sát, khơng thể tiến hành trong phịng thí nghiệm nên việc xây dựng phịng học bộ
mơn là điều rất cần thiết. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã tiến hành dạy học nói chung,
dạy học lịch sử nói riêng ở các phịng học bộ mơn. Trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam
việc đầu tư xây dựng phịng học bộ mơn Lịch sử là rất ít và thường chỉ dừng lại ở các phịng
bộ mơn Sinh học, Vật lý, Hóa học.
2.6. Khó khăn trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử
Thực tế hiện nay, ở các trường phổ thông trên cả nước hiện trạng học sinh quan niệm môn
Lịch sử là “môn phụ” diễn ra khá phổ biến nên ít có sự đầu tư học tập theo đúng u cầu bộ
mơn. Chính vì thế việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Lịch sử gặp nhiều khó
khăn.
Với việc đưa mơn Lịch sử vào mơn thi tự chọn trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thơng
quốc gia thì việc để học sinh chịu học lịch sử đã khó, để học sinh u thích lịch sử và chọn
mơn Sử để thi học sinh giỏi càng khó khơn. Vẫn có những học sinh đam mê, yêu thích lịch
sử qua các tiết dạy của thầy cơ mình, nhưng các em dù muốn tham gia vào đội tuyển nhưng

cũng đành bỏ vì định hướng của cha mẹ không cho phép các em lựa chọn.
3. Kết luận và kiến nghị
Một đất nước không thể không có lịch sử, biết và hiểu về lịch sử dân tộc và đất nước mình
là trách nhiệm của mỗi cơng dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Sự
giao lưu về văn hóa giữa các nước trên thế giới đang được diễn ra một cách thường xun,
điều đó cũng địi hỏi mỗi nước phải ln giữ vững nền văn hóa của mình bên cạnh tiếp thu
văn hóa nhân loại, khơng để “hịa tan” văn hóa. Chúng ta cũng cần thấy rằng trong tình hình
khu vực hiện nay, vấn đề chủ quyền biển đảo có những lúc trở nên “căng thẳng” thì việc
nâng cao nhận thức cho mỗi công dân về chủ quyền quốc gia là việc hết sức cần thiết. Môn


Lịch sử trong trường phổ thơng giữ vai trị quan trọng trong việc góp phần nâng cao nhận
thức của học sinh về chủ quyền dân tộc.
Việc giảng dạy bộ môn Lịch sử hiện nay ở nhà trường phổ thông đang gặp nhiều khó
khăn. Từ những khó khăn, thử thách nêu trên, tơi có điều điều kiến nghị:
Một là, giải pháp hàng đầu là phải có sự thay đổi mang tính cách mạng về quan niệm,
nhận thức đối với môn Lịch sử ở cấp học phổ thơng. Khơng có nhận thức đúng thì tất cả
những đề xuất về đổi mới nội dung, phương pháp, đội ngũ… nhằm nâng cao chất lượng dạy
học môn này không thể đem lại hiệu quả mong muốn.
Hai là, trong chương trình mới cần phân phối thời gian nhiều hơn cho môn Lịch sử ở
trường phổ thông để giáo viên khơng chỉ dạy lý thuyết mà cịn có thời gian hướng dẫn học
sinh thực hành và luyện tập. Nội dung sách giáo khoa mới cần ngắn gọn, phù hợp với học
sinh hơn.
Ba là, ở nhà trường phổ thông cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
cho việc dạy và học môn Lịch sử. Đối với giáo viên, xây dựng các chuyên đề dạy học phù
hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.
Bốn là, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đưa ra các giải pháp góp phần cải thiện vị thế mơn
Lịch sử ở trường phổ thơng để từ đó giáo viên bớt khó khăn trong giảng dạy, yên tâm cơng
tác.
Mong rằng, trong thời gian tới, với sự nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trị của mơn

Lịch sử cùng với sự quyết tâm đổi mới không chỉ của ngành giáo dục mà của cả xã hội, chất
lượng của việc dạy và học mơn sử được sẽ có nhiều chuyển biến tốt đẹp!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy và học mơn lịch sử: phải có những thay đổi mạnh mẽ, ngày 30/04/2014
1. Minh
Giảng
2011,
Điểm
thi
môn
sử
thấp
không
ngờ,
ngày 26/7/2011
2. Phạm Ngọc Trâm 2011, Mơn lịch sử khó dạy – khó học, ngày 03/08/2011


3. Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh 2008, Đổi mới nghiên cứu và giảng dạy
Lịch sử, Nxb Tổng Hợp Tp HCM
4. Mai Minh 2008, Các đại sử gia chung tay cứu môn lịch sử, />ngày
28/03/2008
5. Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh 2011, Nam Bộ Đất và Người, Nxb Đại
học Quốc gia Tp HCM
6. Phan Ngọc Liên, Phan Văn Trị 2004, Phương Pháp dạy học Lịch sử, NXB Giáo dục




×