Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.96 KB, 9 trang )

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
TRONG Q TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY
 Trương Quang Khải - Tơ Thị Thanh Thảo 
TĨM TẮT
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đang trở thành vấn đề cấp thiết
hiện nay. Muốn nâng cao chất lượng học tập các môn khoa học xã hội nói chung và
mơn lịch sử nói riêng, địi hỏi giáo viên phải nhận thức đúng quan điểm đổi mới để
vận dụng vào thực tiễn, đó là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giảng dạy. Vậy
nên, để rèn luyện cho học sinh có lịng say mê, sự ham học, khơi dậy nội lực vốn có
của bản thân, cũng như giúp cho học sinh tự rèn luyện được những phẩm chất đạo
đức, thế giới quan khoa học thông qua nội dung bài học, đòi hỏi giáo viên phải sử
dụng đa dạng các phương pháp. Bài viết nêu ra một sốphương pháp dạy học tích
cực có thể sử dụng trong giảng dạy mơn lịch sử; từ đó, sẽ đưa ra một số kiến nghị
nhằm áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn lịch sử ở trường
phổ thông hiện nay.
Từ khóa: Lịch sử; phương pháp dạy học tích cực; phổ thơng
Phương pháp dạy học tích cực tạo điều kiện cho học sinh phát huy được khả năng tư duy,
đòi hỏi các em suy nghĩ, tìm tịi phát huy trí lực mức cao nhất, bộc lộ được tiềm năng của
người học để giải quyết vấn đề đặt ra. Phương pháp này giúp phát hiện sớm năng khiếu của
bản thân, từ đó định hướng q trình bồi bưỡng, giáo dục có hiệu quả. Phương pháp dạy học
tích cực coi trọng vai trò chủ động của học sinh, coi trọng rèn luyện phương pháp tự học, để
chuẩn bị cho học sinh có năng lực tự đánh giá để điều chỉnh cách học. Nội dung kiểm tra,
đánh giá không dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại kỹ năng mà phải phát triển trí
TS., Học viện Chính trị khu vực IV.
 Giáo viên Trường THPT Kiến Văn, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.


sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến về thái độ và hành vi trước những vấn đề của đời sống xã
hội, rèn luyện khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Có thể tóm tắt những
đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực so với những đặc trưng của phương pháp dạy


học truyền thống ở bảng bên dưới.
Phương pháp dạy học truyền thống:

Phương pháp dạy học tích cực:

Lấy người Thầy làm trung tâm

Lấy học sinh làm trung tâm

Cung cấp sự kiện, học thuộc

Cung cấp kiến thức cơ bản có chọn lọc
Ngồi kiến thức học ở lớp, cịn có nhiều

Giáo viên là nguồn kiến thức duy nhất

Học sinh làm việc độc lập, cá nhân
Dạy thành từng bài riêng biệt

nguồn kiến thức khác (bạn bè, phương
tiện thông tin đại chúng, sách giáo khoa,
tài liệu tham khảo
Tự học, kết hợp thảo luận nhóm, tổ và sự
giúp đỡ của giáo viên
Hệ thống bài học
Coi trọng độ sâu của kiến thức, khơng

Coi trọng trí nhớ

chỉ nhớ mà suy nghĩ, đặt ra nhiều vấn đề

mới
Làm sơ đồ, mơ hình, làm bộc lộ cấu trúc

Ghi chép tóm tắt

bài học, giúp học sinh dễ nhớ, dễ vận
dụng

Chỉ dừng lại ở câu hỏi, bài tập
Ít gắn lý thuyết với thực hành

Thực hành, nêu ý kiến riêng
Lý thuyết kết hợp với thực hành, vận
dụng kiến thức vào cuộc sống
Cổ vũ cho học sinh tìm tịi, bổ sung kiến

Dùng thời gian học tập để nắm kiến thức thức từ việc nghiên cứu lí luận và từ
do giáo viên truyền thụ

những bài học, kinh nghiệm rút ra từ thực
tiễn


1. Một số phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng trong giảng dạy môn lịch sử
ở trường phổ thơng hiện nay
Phương pháp dạy học tích cực là tổ hợp những phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy, tính tích cực học tập thực chất là tính
tích cực nhận thức, là trạng thái hoạt động của học sinh, khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và
nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Áp dụng phương pháp dạy học tích cực
khơng có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống hoặc phát triển các phương

pháp dạy học tích cực cũng khơng có nghĩa là “nhập nội” một số phương pháp đã quá xa lạ
cho giáo viên. Việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực cần kế thừa, phát triển những
mặt tích cực trong hệ thống các phương pháp dạy học đã quen thuộc, đồng thời phải học hỏi,
vận dụng những phương pháp dạy học mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở
nước ta. Theo tinh thần đó, chúng tơi cho rằng để dạy học mơn lịch sử đạt kết quả tốt, cần
phát triển các phương pháp sau:
1.1. Sử dụng phương pháp vấn đáp (đàm thoại)
Phương pháp vấn đáp là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh
trả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng
sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc
sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức
đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh
giá việc lĩnh hội tri thức. Trong đó, giáo viên đặt ra những câu hỏi với những mục đích khác
nhau, ở những khâu khác nhau của quá trình dạy học, nhưng quan trọng và khó khăn nhất là
khâu nghiên cứu tài liệu mới. Căn cứ vào tính chất nhận thức của học sinh, kết hợp mặt bên
ngoài với mặt bên trong của phương pháp dạy học, người ta phân biệt vấn đáp tái hiện, vấn
đáp giải thích và vấn đáp tìm tịi. Và để phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu của phương
pháp vấn đáp thì cần phải đảm bảo những yêu cầu khi đề ra câu hỏi và việc vận dụng phương
pháp đó. Sở dĩ như vậy là vì trong phương pháp vấn đáp, câu hỏi có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Khơng biện pháp nào linh hoạt, uyển chuyển, dễ điều khiển hoạt động nhận thức của
học sinh bằng cách đề ra câu hỏi.
 Lê Thanh Oai (2014), Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực trong q trình dạy học, Tạp chí Giáo dục,
Số 348 (12-2014), tr.29.


Ví dụ: Ở mơn lịch sử lớp 10, khi dạy bài 11 “Tây Âu thời trung đại”, giáo viên cho học sinh
xem ảnh nhà thám hiểm và đặt vấn đề vì sao đến thế kỉ XV, các nhà thám hiểm có thể đi tìm
những vùng đất mới bằng con đường biển? Sau khi trình bày diễn biến các cuộc phát kiến địa
lý yêu câu các em trả lời những vấn đề sau:
- Vì sao các nhà thám hiểm đều tìm đến Ấn Độ?

- Qua chuyến đi của Magienlăng em có nhận xét gì?...
1.2. Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh
nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang
nghĩ, học sinh có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần
phải học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành q trình học hỏi lẫn nhau chứ khơng phải là
sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Thành công của bài học phụ thuộc vào sự tham gia nhiệt
tình của các thành viên, vì vậy phương pháp này cịn được gọi là phương pháp hợp tác nhóm,
nó như một phương pháp trung gian giữa sự làm việc độc lập của từng học sinh với sự việc
chung của cả lớp. Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và
ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên
trong tổ chức lao động.
Ví dụ: Ở mơn lịch sử lớp 10, trong bài 23 “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất
đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỷ XVIII”, sau khi giáo viên cung cấp kiến thức, tường
thuật các trận đánh Rạch Gầm - Xoài Mút, chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa nên tổ chức
hoạt động nhóm đơi cho học sinh với câu hỏi: Hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh
giặc của Quang Trung v.v... Hoặc khi giảng môn lịch sử lớp 12, bài 23, mục 2 cuộc tổng
tiến công xuân 1975, sau khi giáo viên tường thuật ba chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà
Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm lớn, đó là
nghệ thuật qn sự trong cuộc tổng tiến cơng này.
Như vậy, câu hỏi hoạt động nhóm phải là câu hỏi có tính chất khái qt, tổng hợp; đó có
thể là nhóm lớn (từ 3 học sinh trở lên) hoặc nhóm nhỏ (nhóm đơi – 2 học sinh); để giải quyết
vấn đề đó cần huy động trí tuệ của nhiều học sinh cùng tham gia góp ý kiến. Phương pháp
này giúp học sinh mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sở nhìn nhận vấn đề
một cách có suy nghĩ, phân tích có lí lẽ, có dẫn chứng minh họa, phát triển được tư duy khoa


học. Ngồi ra, cịn giúp cho học sinh phát triển kỹ năng nói, giao tiếp tranh luận... Q trình
thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên cịn tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa giáo
viên và học sinh, giúp cho giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục về các mặt nhận thức, thái

độ, quan điểm, xu hướng hành vi của học sinh.
1.2. Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp đặt học sinh vào tình huống
gợi vấn đề chứ khơng phải là cung cấp tri thức dưới dạng có sẵn. Do đó, khi sử dụng phương
pháp này, học sinh phải hoạt động tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo, tận lực huy động tri
thức và khả năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn đề chứ không phải nghe giáo viên
giảng một cách thụ động. Để làm được điều này, học sinh phải tự lực nghiên cứu tài liệu,
sách giáo khoa liên quan đến nội dung bài tập để nhận thức rõ giả thiết, mỗi giả thiết là một
nội dung tri thức cần học. Có thể nói, để giải quyết được bài tập, học sinh phải vận dụng
những kiến thức đã được học, thông qua giải bài tập mà rút ra kinh nghiệm, dần dần tạo ra kỹ
năng giải quyết vấn đề. Nhờ đó, học sinh có thể nhận thức một cách trọn vẹn hàng loạt các
kiến thức qua giải bài tập. Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ nhận thức với tri thức và kinh nghiệm
sẵn có là động lực thúc đẩy học sinh học tập, thúc đẩy quá trình học tập của họ.
Chẳng hạn, ở môn lịch sử lớp 11, trong bài 9 “Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và
cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917–1921)”, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh
nghiên cứu nội dung kiến thức của bài để trả lời câu hỏi: Những tiền đề dẫn tới cách mạng
bùng nổ và thắng lợi ở Nga năm 1917 là gì?. Hoặc ở chương trình lịch sử lớp 12, trong phần
Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000, sau khi tìm hiểu về các nước tư bản sau
chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 – chủ yếu là Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản – giáo viên có
thể tổ chức cho học sinh giải quyết được vấn đề đặt ra trong bài tập nhận thức ở cuối chương:
Những đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
2. Một số kiến nghị nhằm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy
mơn lịch sử ở trường phổ thông hiện nay
2.1. Thực hiện đa dạng các phương pháp dạy học
Trong điều kiện, hoàn cảnh của hầu hết các trường phổ thông hiện nay phải kể đến những
phương pháp dạy học như: đàm thoại, thảo luận nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề,... Đây
là những phương pháp được xem là hiện đại, có thể phát huy cao độ tính tích cực, năng động,


sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các phương pháp dạy học này,

hiệu quả như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị,
khả năng, trình độ của học sinh cũng như năng lực, kinh nghiệm và cả sự nhiệt tình của giáo
viên... Chúng ta phải nhận thức rằng, thực hiện phương pháp dạy học tích cực khơng có
nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy học truyền thống. Hiện nay, sinh viên ngành sư phạm
lịch sử đang được đào tạo một cách có hệ thống và bài bản về phương pháp dạy học, trong đó
có phương pháp dạy học tích cực. Nhờ đó, khi bước vào môi trường phổ thông, đa số những
giáo viên này có thể sử dụng đa dạng phương pháp dạy học mới. Đây sẽ là một thuận lợi để
tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Do đó, khi thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp dạy học tích cực, địi hỏi giáo viên phải phát
triển các phương pháp nghiêng về thực hành, trực quan theo kiểu tìm tịi, phát hiện, sáng
tạo… Điều đó địi hỏi giáo viên dạy mơn lịch sử phải biết kế thừa, phát hiện những mặt tích
cực của phương pháp dạy học truyền thống, đồng thời tiếp thu và vận dụng một số phương
pháp dạy học mới phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng học sinh.
2.2. Tổ chức tốt công tác tự học của học sinh
Phải nói rằng dạy học là sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học. Không thể nâng cao
hiệu quả của việc dạy và học nếu không coi trọng hoạt động tự học của học sinh. Tự học là
một vấn đề quan trọng, là nhân tố nội lực quyết định chất lượng học tập, còn hoạt động dạy
là ngoại lực có tác dụng định hướng, kích thích, điều khiển và chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp
quá trình học. Việc rèn luyện phương pháp tự học không những là biện pháp cơ bản nâng
cao hiệu quả học tập, mà còn đáp ứng yêu cầu giáo dục. Trong các hoạt động học tập của học
sinh thì cốt lõi là phương pháp tự học. Vì vậy, giáo viên cần phải làm cho học sinh ý thức
được tầm quan trọng của việc tự học. Vậy nên, người giáo viên không chỉ tăng cường dẫn
chứng, minh họa bằng các kênh hình, mẫu chuyện, lược đồ… để phân tích, đối chiếu, minh
họa cho bài giảng mà quan trọng hơn là giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh tự nhận
định, so sánh, đánh giá, phân tích, tổng hợp, tự rút ra bài học để liên hệ thực tiễn. Giáo viên
phải đặt ra nhiệm vụ cho học sinh, giao công việc cho các em, hướng dẫn các em tự học, tự
nghiên cứu, tự chiếm lĩnh tri thức. Để phát huy tính tự học của học sinh, giáo viên cần hướng
 Nguyễn Thị Côi (2011), Rèn luyện năng lực tự học lịch sử cho học sinh góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ
mơn ở trường phổ thơng, Tạp chí Giáo dục, Số 260 (4-2011), tr.35



dẫn cho học sinh đọc tài liệu tham khảo hay sách giáo khoa trước và sau khi nghe giảng,
cũng như cách thức thu thập tài liệu từ những trang web để phục vụ cho nội dung bài học.
Muốn vậy, giáo viên nên giao nhiệm vụ tự học cho từng học sinh hoặc từng nhóm học sinh.
Nhiệm vụ đề ra phải cụ thể, rõ ràng, nội dung, mức độ phải phù hợp với năng lực và điều
kiện của học sinh.
2.3. Nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên
Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của những yếu tố: tri thức, kĩ
năng, kinh nghiệm, sẵn sàng hoạt động, trách nhiệm đạo đức… Năng lực được hình thành và
phát triển trong hoạt động, hoạt động là phương thức cơ bản để phát triển năng lực. Nếu
không tổ chức hoạt động và giáo viên không lăn mình vào hoạt động thì năng lực khơng thể
bộc lộ và phát triển. Đứng trước những yêu cầu của đổi mới giáo dục, địi hỏi người giáo
viên dạy mơn lịch sử phải có đủ năng lực, nhất là về kiến thức, phương pháp và hình thức
dạy học bộ mơn, vì chỉ có nắm kiến thức bộ mơn, thì giáo viên mới có thể vận dụng thành
thạo các phương pháp và hình thức dạy học mới. Để chủ động nắm bắt nội dung, phương
pháp, điều tiết linh hoạt các thao tác sư phạm trong một tiết học, các trường phổ thông cần
phải tổ chức hoạt động chun mơn có tính chất chuyên đề nhằm thể nghiệm các hình thức,
phương pháp dạy học, vừa để nhân rộng kinh nghiệm điển hình của giáo viên khác. Sự thành
công của phương pháp dạy học tích cực cịn phụ thuộc rất lớn vào thái độ, tinh thần và ý thức
trách nhiệm của mỗi giáo viên. Thực tiễn đã khẳng định, giáo viên có tinh thần trách nhiệm
cao, lịng u nghề lớn, năng lực chun mơn vững đều dễ dàng vượt qua những khó khăn,
thách thức, đáp ứng tốt yêu cầu của quá trình dạy học.
2.4. Thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh
Kiểm tra, đánh giá học sinh là một trong những vấn đề được dư luận quan tâm, vì hoạt
động này vừa là tiêu chí đánh giá, là thước đo của quá trình dạy học, nhưng đồng thời cũng
vừa là tiêu chí, yêu cầu để tổ chức quá trình dạy học. Bởi vì yêu cầu kiểm tra, đánh giá như
thế nào thì quá trình tổ chức hoạt động dạy học như thế ấy. Muốn làm được điều đó, chúng ta
cần phải chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ kiến thức cuối kì, cuối năm sang coi
trọng kết quả kết hợp kết quả đánh giá phong cách học và năng lực vận dụng kiến thức trong
quá trình giáo dục và tổng kết cuối kì, cuối năm học để hướng tới phát triển năng lực của học

sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng,


hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học . Có thể nói, hình thức kiểm tra trắc
nghiệm là một trong những cách tốt nhất tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức quá trình dạy học.
Tuy nhiên, vấn đề này đang gặp khó khăn trong biên soạn đề thi. Hơn nữa, yêu cầu của việc
học tập môn lịch sử là học sinh phải nắm chắc các sự kiện lịch sử; đồng thời học sinh phải
biết phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng chứ khơng chỉ là sự phân tích lựa chọn
những cái có sẵn theo kiểu trắc nghiệm. Nếu chỉ dùng hình thức kiểm tra trắc nghiệm thì sẽ
triệt tiêu yêu cầu này. Do đó, phương thức kiểm tra có hiệu quả nhất đó là sự kết hợp giữa
trắc nghiệm với tự luận.
3. Kết luận
Như vậy, để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trước hết là phải đổi mới
phương pháp, trong đó có phương pháp giảng dạy tích cực. Tuy nhiên, cũng không nên sử
dụng các phương pháp này một cách máy móc, bởi vì q trình dạy và học là rất đa dạng, với
nhiều hình thức khác nhau, do đó, để phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên nên sử
dụng đa dạng các phương pháp dạy học. Thực vậy, để phương pháp giảng dạy tích cực được
sử dụng có hiệu quả trong q trình học còn phụ thuộc vào thái độ, tinh thần và ý thức trách
nhiệm của mỗi giáo viên. Thực tiễn đã khẳng định, giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao,
lịng u nghề lớn, năng lực chuyên môn tốt, sẽ đưa ra phương pháp dạy học hữu hiệu nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và Đào tạo 2009, Sách giáo khoa lịch sử lớp 10, lớp 11, lớp 12, Trung học
phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục
2. Nguyễn Thị Côi 2011, Rèn luyện năng lực tự học lịch sử cho học sinh góp phần nâng cao
hiệu quả dạy học bộ mơn ở trường phổ thơng,Tạp chí Giáo dục, Số 260 (4-2011)
3. Nguyễn Vinh Hiển 2015, Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực trong q trình
dạy học, Tạp chí Giáo dục, Số 354 (3-2015)
4. Hồ Thiệu Hùng 2008, Tính nghệ thuật của giáo dục, Tạp chí Giáo dục và thời đại, Số
17–2008

5. Hoàng Kỳ 2009, Giảng dạy sát đối tượng, Tạp chí Giáo dục và thời đại, số 4–
2009
1. Đỗ Nam 2008, Trao đổi về lựa chọn phương pháp dạy học,Tạp chí Dạy và học ngày
nay, số 8–2008
 Nguyễn Vinh Hiển (2015), Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực trong q trình dạy học, Tạp chí Giáo
dục, Số 354 (3-2015), tr.3.


2. Lê Thanh Oai 2014, Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực trong q trình dạy
học,Tạp chí Giáo dục, Số 348 (12-2014)
3. Minh Túy 2008, Giáo viên – nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, Tạp chí Dạy và
học ngày nay,số 9–2008
4. Trần Mạnh Trung 2008, Giáo dục phổ thơng cần có một cuộc cách mạng về phương
pháp giảng dạy,Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 4 – 2008



×