Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.22 KB, 9 trang )

VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THƠNG
• Phùng Thị Loan∗
TĨM TẮT
Giáo dục công dân là một trong những môn học quan trọng ở nhà trường phổ
thơng. Ngồi mục tiêu trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản, môn Giáo dục
cơng dân cịn góp phần đào tạo nên những cơng dân sống có lý tưởng, biết tự trau
dồi và rèn luyện bản thân, có kỹ năng sống và biết yêu thương và chia sẻ với mọi
người. Tuy nhiên để môn học này thực sự phát huy được vai trò trong quá trình
hình thành và bồi dưỡng nhân cách cho thế hệ trẻ, việc đổi mới phương thức, kiểm
tra đánh giá đóng vai trị hết sức quan trọng. Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh
giá sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy mơn học bởi
vì đó sẽ là cơ sở quan trọng để giáo viên có thể đánh giá chính xác cơng tác giảng
dạy của giáo viên cũng như kết quả học tập của học sinh, từ đó đưa ra những giải
pháp thiết thực, điều chỉnh kịp thời để áp dụng phù hợp. Bài viết đề cập đến vận
dụng một số phương thức kiểm tra, đánh giá tích cực nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy môn Giáo dục công dân ở nhà trường phổ thông.
Từ khóa: Phương thức kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng, giáo dục công
dân, trường phổ thông
1. Đặt vấn đề
Giáo dục cơng dân là mơn học mang tính tích hợp kiến thức của nhiều mơn khoa học khác
nhau như chính trị, đạo đức, lịch sử, pháp luật… Môn học này không những trang bị cho học
∗ThS., Trường Đại học Quảng Bình.


sinh những kiến thức cơ bản về đạo đức, pháp luật… còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng ứng
xử tình huống, vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết những tình huống trong thực tế,
hình thành phẩm chất đạo đức, ý thức pháp luật cho các em. Điều này có ý nghĩa rất quan
trọng trong cơng tác giáo dục của nhà trường, góp phần đào tạo nên những cơng dân có ích


cho xã hội, những cơng dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Để đạt được mục tiêu trên địi hỏi phải có sự kết hợp hiệu quả giữa nhiều giai đoạn, ngoài
chú trọng cơng tác giảng dạy cần phải có sự kiểm sốt bởi khâu kiểm tra đánh giá. Đây là
một kênh rất quan trọng để giáo viên có thể nắm bắt tình hình học tập của học sinh một cách
hiệu quả nhất. Muốn làm được như vậy phải làm tốt đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học sinh. Điều này địi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư nhất định về thời
gian, công sức và tâm huyết của mình. Việc đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá sẽ giúp
giáo viên có thể đánh giá một cách tốt nhất chất lượng học tập của học sinh.
2. Nội dung
2.1. Kiểm tra, đánh giá trong trong nhà trường phổ thơng
Kiểm tra, đánh giá là một mắt xích quan trọng trong q trình dạy học, nó ảnh hưởng sâu
sắc đến chất lượng và hiệu quả dạy học, bởi vì “kiểm tra, đánh giá như thế nào thì dạy và học
sẽ như thế ấy”.
2.1.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá
- Kiểm tra là việc thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, sốt xét lại cơng việc thực tế để
đánh giá và nhận xét. Trong giáo dục, đó là q trình thu thập, tìm kiếm, phát hiện những
thơng tin về quá trình, kết quả học sinh tiếp thu, thực hiện bài học hay môn học.
- Đánh giá là quá trình xử lí những thơng tin thu thập được qua kiểm tra trên cơ sở đối
chiếu mục tiêu đã xác định, điều kiện thực hiện, kết quả đạt được… Trong dạy học, đánh giá
là việc đưa ra những kết luận nhận định, phán xét về trình độ học sinh. Hình thức đánh giá có
thể là bằng điểm số hoặc bằng lời.
Muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh thì việc đầu tiên là phải kiểm tra, sốt xét lại
tồn bộ cơng việc học tập của họ, sau đó tiến hành đo lường để thu thập những thông tin cần
thiết, cuối cùng là đưa ra một quyết định.


Do vậy, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh là hai khâu có quan hệ mật
thiết với nhau. Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả
của kiểm tra. Hai khâu đó hợp thành một q trình thống nhất là kiểm tra – đánh giá.
2.1.2. Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

- Đảm bảo tính tồn diện:
Kiểm tra, đánh giá phải phản ánh được cả 3 mục tiêu trong dạy học: kiến thức; kĩ năng,
hành vi và thái độ.
- Đảm bảo tính vừa sức:
Kiểm tra, đánh giá phải phản ánh sự phù hợp giữa năng lực học sinh với những yêu cầu
của môn học.
- Đảm bảo tính khách quan:
+ Phải phản ánh trình độ thật của học sinh trong việc nắm tri thức môn học, bảo đảm sự
khách quan của người đánh giá, tránh tình cảm cá nhân, thiên vị.
+ Phản ánh đúng tình hình học sinh, nắm các tri thức một cách có ý thức và vững chắc.
Phải đảm bảo tính trung thực của người được đánh giá, tránh hiện tượng gian lận.
+ Phải đánh giá sát với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học, tránh những nhận định chủ quan,
áp đặt, thiếu căn cứ.
+ Đánh giá đúng, khách quan là phương tiện củng cố niềm tin vào năng lực của học sinh.
- Đảm bảo tính phân hóa:
+ Nội dung các mơn học khác nhau phải được đánh giá theo các cách khác nhau.
+ Tính phân hóa của đánh giá có mối quan hệ với tính tồn diện và phát triển. Giáo viên
cần cân nhắc kĩ khi đánh giá sản phẩm bài làm của học sinh trên phương diện tập thể. Giáo
viên đánh giá từng bước theo tiến trình logic của bài làm (học sinh); không chỉ chú trọng đến
kết quả (đáp số) mà còn chú ý đến cách thức làm bài của học sinh.
+ Trong đánh giá, nên khuyến khích học sinh khả năng sáng tạo, tính đột biến trong làm
bài của học sinh. Như thế giáo viên sẽ phân loại (phân biệt – phân hóa) trình độ của học sinh
lớp mình.
- Đảm bảo tính rõ ràng:
+ Đánh giá cho điểm phải rõ ràng. Chỉ học sinh mới hiểu được tại sao mình được điểm số
như vậy và điểm số là phương tiện kích thích học sinh học tập tốt hơn.


+ Đánh giá rõ ràng nên vừa bằng định lượng, vừa bằng định tính, có nghĩa là vừa cho
điểm vừa nhận xét nhằm giải thích một cách thỏa đáng những ưu điểm và hạn chế của lời

giải, vạch ra con đường giúp cho học sinh phát huy hoặc khắc phục.
- Đảm bảo tính hệ thống:
Việc đánh giá phải được tiến hành theo kế hoạch, có hệ thống: đánh giá thường xuyên,
đánh giá sau khi học từng nội dung, đánh giá định kỳ, đánh giá tổng kết.
2.1.3. Ý nghĩa của việc vận dụng một số phương thức kiểm tra, đánh giá tích cực kết quả
học tập mơn Giáo dục cơng dân ở nhà trường phổ thông
Giáo dục công dân với “trọng trách” là giáo dục con người, giáo dục đạo đức, lối sống,
hình thành nhân cách và rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên hiện nay Giáo
dục cơng dân vẫn chưa được đánh giá đúng vai trị và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển
của thế hệ trẻ. Khá nhiều học sinh có thái độ xem nhẹ môn học này, cho rằng đây là môn phụ
nên trong q trình học mang tính đối phó, khi làm bài kiểm tra còn nặng về học vẹt, học tủ.
Một bộ phận giáo viên cũng chưa thật sự đầu tư về mơn học, trong q trình giảng dạy và
kiểm tra, đánh giá cịn nặng về lý thuyết, chưa kích thích được sự sáng tạo, chủ động của học
sinh. Vì thế, ngoài việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới phương thức kiểm tra, đánh
giá có ý nghĩa rất lớn trong việc phát huy tính sáng tạo của học sinh, đây sẽ là một trong
những dấu ấn quan trọng kích thích tinh thần học tập của các em. Sự bồi đắp tình cảm, kỹ
năng tư duy, phản biện, giải quyết vấn đề, sự mạnh dạn, tự tin… là những yếu tố hết sức cần
thiết để học sinh bắt đầu định hướng một kế hoạch và phương pháp học tập có hiệu quả trong
suốt thời gian ở nhà trường phổ thơng.
Đặc biệt, muốn trở thành cơng dân có ích cho xã hội, khơng những có kiến thức mà cịn
phải xây dựng phẩm chất đạo đức, lối sống văn minh, tôn trọng pháp luật thì mơi trường nhà
trường với những đổi mới tích cực, trong đó có đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá là cơ
sở quan trọng để học sinh tiếp tục kế thừa, bổ sung và phát triển khi tham gia vào quá trình
học tập trong tương lai, cống hiến nhiều hơn cho quê hương, đất nước.
Do vậy, để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục cơng dân ở các trường phổ thơng
hiện nay thì việc đẩy mạnh vận dụng phương thức kiểm tra, đánh giá theo hướng tích cực có
ý nghĩa vơ cùng cấp thiết.


2.2. Một số phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển

tích cực
2.2.1. Giải bài tập tình huống
Xuất phát từ đặc trưng của mơn học là sự kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn, rèn luyện cho
học sinh kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề, tình huống, sự
kiện xảy ra hoặc có khả năng xảy ra trong cuộc sống. Vì vậy giáo viên nên đưa ra các tình
huống và yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết, đồng thời yêu cầu học
sinh bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề có tính thời sự trong xã hội hiện nay. Điều
này sẽ giúp giáo viên không những kiểm tra, đánh giá được tiêu chí về kiến thức mà cịn
kiểm tra đánh giá được kỹ năng và thái độ của học sinh. Với một số dạng bài tập trên, giáo
viên đã đưa học sinh vào “tình huống có vấn đề”, khiến học sinh phải tò mò, chú ý tập trung,
tư duy để giải quyết vấn đề.
* Một số dạng bài tập tình huống:
Bài tập 1: Bố của An là người nghiện rượu. Một hôm bố của An đi uống rượu về trong
tình trạng say mèm. Vừa về đến nhà, ơng đã qt mắng và có những lời nói thơ tục, thiếu tôn
trọng đối với mẹ của An. An đã can ngăn bố và bị ông lấy gậy đánh tới tấp vào người và phải
đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Câu hỏi:
a. Hành vi đánh con của bố An có phải là vi phạm pháp luật không? Tại sao?
b. Nếu là An trong tình huống trên, em sẽ làm gì?
Bài tập 2: Quân năm nay 16 tuổi. Ở trong gia đình, Qn ít có cơ hội được trình bày quan
điểm của mình, nói gì cũng bị bố ngắt lời, trao đổi vấn đề gì cũng bị bố ngăn cản, trình bày
việc gì bố cũng không nghe. Bố Quân cho rằng phận làm con thì khơng có quyền gì cả, bố
mẹ nói gì cũng phải nghe theo, bảo gì cũng phải làm. Thế mới là đứa con ngoan.
Câu hỏi:
a. Theo em, bố bạn Quân có quyền áp đặt mọi ý kiến, suy nghĩ của Quân như vậy
không? Tại sao?
b. Em hiểu như thế nào về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
Bài tập 3:



Anh Hùng (35 tuổi) đang điều khiển xe máy trên phần đường quy định. Bỗng nhiên,
từ trong hẻm một em bé chạy vụt ngang qua đường. Xe của anh Hùng va vào em bé, tuy
nhiên do làm chủ được tốc độ nên em bé chỉ bị xây xát nhẹ.
Câu hỏi:
a. Theo em, hành vi của anh Hùng có vi phạm pháp luật khơng? Tại sao?
b. Nếu có anh Hùng sẽ phải chịu loại trách nhiệm pháp lý nào?
Bài tập 4:
Công ty sản xuất bia M được thành lập năm 2003. Trong khi làm thủ tục thành lập, Công
ty đã xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường và đã cam kết xử lý chất thải công
nghiệp bằng hệ thống dây chuyền hiện đại. Tuy nhiên, sau khi nhà máy hoạt động Công ty đã
không xử lý các chất thải của nhà máy mà đào trộm và lắp đặt đường dẫn nước thải ra sông.
Sau một thời gian hoạt động hành vi đó đã bị phát hiện và xử lý.
Câu hỏi:
a. Em hãy xác định hành vi vi phạm pháp luật trong trường hợp trên.
b. Em cần phải làm gì để góp phần xây dựng mơi trường sống xanh, sạch, đẹp?
2.2.2. Thi kết hợp trắc nghiệm và tự luận
Thi kết hợp trắc nghiệm và tự luận là hình thức kiểm tra, đánh giá khá phổ biến hiện nay.
Hình thức này vừa khắc phục được những hạn chế của hình thức thi trắc nghiệm khách quan
là mang tính “may rủi”, học sinh khơng hiểu bài, khơng học cũng có thể lựa chọn đáp án
mang tính ngẫu nhiên, vừa khắc phục được những hạn chế của hình thức thi tự luận là học
sinh thường học tủ, học thuộc lịng mà có thể không hiểu vấn đề và khả năng vận dụng hạn
chế. Thi kết hợp trắc nghiệm và tự luận có thể kiểm tra, đánh giá một cách toàn diện về kiến
thức, thái độ, kỹ năng đồng thời phát huy được sự sáng tạo của học sinh.
Với những ưu điểm trên, hình thức thi kết hợp trắc nghiệm và tự luận mở ra một hướng
giải quyết tương đối thỏa đáng trong việc đổi mới phương pháp dạy học đang đặt ra rất cấp
thiết hiện nay.
* Vài gợi ý về thi kết hợp trắc nghiệm và tự luận:
- Các dạng trắc nghiệm:
Trắc nghiệm nội dung:



Ví dụ 1: Nam (20 tuổi) thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi thuộc loại hình thức thực
hiện pháp luật nào?
a. Tuân thủ pháp luật
b. Thi hành pháp luật
c. Sử dụng pháp luật
d. Áp dụng pháp luật
Ví dụ 2: Người nào sau đây không phải chịu trách nhiệm pháp lý?
a. Say rượu
b. Bị bệnh tâm thần
c. Bị ép buộc
d. Bị dụ dỗ
Ví dụ 3: Nghĩa vụ nào sau đây không phải là nghĩa vụ pháp lý?
a. Người kinh doanh phải đóng thuế
b. Con cái phải phụng dưỡng ơng bà, bố mẹ
c. Thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự
d. Đoàn viên phải thực hiện Điều lệ Đoàn
Trắc nghiệm trích dẫn:
Ví dụ 1: Triết học Mác – Lênin cho rằng: “Vận động là mọi sự…………..”
a. Biến đổi nói chung
b. Biến hóa nói chung
c. Phát triển nói chung
d. Thay đổi nói chung
Ví dụ 2: Luận điểm sau đây của học thuyết nào: “Nhà nước không phải là hiện tượng xã
hội vĩnh cửu và bất biến”.
a. Thuyết thần học
b. Thuyết gia trưởng
c. Thuyết khế ước
d. Học thuyết Mác - Lênin
Trắc nghiệm điền vào ô trống:



Ví dụ 1: Thêm cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để có được định nghĩa về pháp
luật: “Pháp luật là hệ thống……………….mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể”.
a. Quy phạm pháp luật
b. Văn bản quy phạm pháp luật
c. Quy tắc ứng xử
d. Quy tắc xử sự
Ví dụ 2: Thêm cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để có được định nghĩa về
phạm trù thực tiễn: “Thực tiễn là toàn bộ những ……………. của con người nhằm cải tạo tự
nhiên và xã hội”.
a. Hoạt động
b. Hoạt động vật chất
c. Hoạt động có mục đích
d. Hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội
Trắc nghiệm phát hiện đúng, sai:
Ví dụ:
Khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
- Tất cả hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật.
- Chủ thể vi phạm pháp luật có thể đồng thời chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý.
- Chủ thể của vi phạm pháp luật phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Nhà nước là hiện tượng bất biến của xã hội.
- Các dạng tự luận:
Tự luận trích dẫn:
Ví dụ 1: Bằng những kiến thức đã học, em hãy chứng minh: “Pháp luật là công cụ hữu
hiệu nhất để nhà nước quản lý xã hội”.
Ví dụ 2: Khi bàn về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, có nhận định có rằng:“Đạo
đức có vai trị quan trọng trong việc thực hiện pháp luật”.
Em hãy trình bày quan điểm của mình về nhận định trên.

Tự luận vận dụng, liên hệ:
Ví dụ 1:


Hãy phân tích dấu hiệu của vi phạm pháp luật qua một tình huống cụ thể. Em có trách
nhiệm gì trong cuộc đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật hiện nay?
Ví dụ 2:
Hàng năm vào dịp hè, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hoạt động “chiến
dịch tình nguyện hè”cho sinh viên các trường đại học về các vùng sâu, vùng xa để chăm sóc
sức khỏe và dạy chữ cho nhân dân.
Em hãy cho biết hoạt động trên thể hiện quy tắc xử sự nào của cá nhân trong cộng đồng?
Cho biết ý nghĩa của quy tắc trên đối với đời sống xã hội hiện nay.
3. Kết luận
Vận dụng một số phương thức kiểm tra, đánh giá tích cực sẽ giúp học sinh hiểu rõ mục
tiêu cụ thể của việc học tập, có điều kiện tái hiện, hồn thiện, khắc sâu, hệ thống hóa những
tri thức đã lĩnh hội được. Đồng thời học sinh có cơ hội để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận
dụng tri thức và phát huy khả năng sáng tạo. Thông qua kiểm tra đánh giá, học sinh thu được
những thông tin cần thiết về quá trình học tập của mình để từ đó tự phân tích, tự đánh giá khả
năng của mình so với yêu cầu chung, phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu, tự
điều chỉnh phương pháp học của bản thân để cải thiện kết quả học tập. Điều này khẳng định
một lần nữa ý nghĩa tích cực của việc đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá môn Giáo dục
công dân ở nhà trường phổ thơng, góp phần khơng nhỏ trong nâng cao chất lượng giảng dạy
và học tập của giáo viên và học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Phụng Hoàng và Võ Ngọc Lan 1996, Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra
và đánh giá thành quả học tập, Nxb Giáo dục
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn
bản, tồn diện giáo dục đào tạo
3 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục công dân, Sách giáo khoa lớp 10, 11, 12, Nxb Giáo

dục, 2013
4 Nguyễn Cảnh Tồn 1998, Q trình dạy tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội



×