Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Thế nào là ứng xử với môi trường tự nhiên? Trình bày văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Việt tại vùng văn hóa Trung Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 22 trang )

Tên đề tài

THẾ NÀO LÀ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN? TRÌNH
BÀY VĂN HĨA ỨNG XỬ VỚI MƠI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA
NGƯỜI VIỆT TẠI VÙNG VĂN HÓA TRUNG BỘ


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
1. Văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên
1.1 Văn hóa ẩm thực
1.1.1 Quan niệm về ăn uống
1.1.2 Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Việt
1.1.3 Tính tổng hợp
1.1.4 Tính cộng đồng và tính mực thước
1.1.5 Tính biện chứng, linh hoạt
1.2 Văn hóa trang phục
1.2.1 Quan niệm về mặc
1.2.2 Đặc trưng về văn hóa trang phục của người Việt
1.3 Văn hóa kiến trúc nhà ở
1.3.1 Quan niệm về ở
1.3.2 Đặc trưng về văn hóa kiến trúc nhà ở của người Việt
1.4 Văn hóa giao thơng
2. Văn hóa ứng xử tự nhiên của người Việt tại vùng Trung Bộ
2.1 Văn hóa ẩm thực vùng Trung Bộ
2.2 Văn hóa trang phục vùng Trung Bộ


2.3 Văn hóa kiến trúc nhà ở vùng Trung Bộ
2.4 Văn hóa giao thơng vùng Trung Bộ
KẾT LUẬN

1
1
1
1
1
1
1
1
1
2
3
3
4
7
7
7
9
9
9
11
14
15
16
17
18
19



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:

Con người sống trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường tự nhiên, cách thức ứng xử
với môi trường tự nhiên là thành tố quan trọng thứ 3 của mỗi hệ thống văn hóa. Là người dân
Việt Nam nói chung và Miền Trung nói riêng, để có thể hiểu rõ và nhận thức một cách sâu sắc
về những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của văn hóa Việt Nam, chúng ta cần phải tìm hiểu về
nó. Đó cũng là lý do nghiên cứu của đề tài lần này.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu về văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên, phân tích những giá trị trong
truyền thống và biến đổi trong cách ứng xử tự nhiên của người Trung Bộ trước những tác
động của địa hình và khí hậu. Qua đó hệ thống lại những giá trị về văn hóa ứng xử với mơi
trường tự nhiên.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên của Việt Nam nói chung vùng văn
hóa Trung Bộ nói riêng, cụ thể là nghiên cứu từng phần về văn hóa ẩm thực, về trang phục, về
kiến trúc và giao thông.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: tìm hiểu một số tài liệu liên quan đến đề tài
và phân tích - tổng hợp, nghiên cứu để làm cơ sở cho nội dung bài nghiên cứu.
Phương pháp so sánh và quy nạp vấn đề: tìm hiểu một số tài liệu liên quan đến đề tài và
so sánh, quy nạp, nghiên cứu để làm cơ sở cho nội dung bài nghiên cứu

NỘI DUNG
1. Văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên:

Con người muốn tồn tại phải có mơi trường sống. Một văn hố muốn phát triển khơng
thể thiếu điều kiện tự nhiên - với cảnh quan và môi trường sinh thái… Trong việc ứng xử với

mơi trường tự nhiên có thể xảy ra 2 khả năng: những gì có lợi thì con người hết sức tranh thủ
tận dụng. Cịn những gì có hại thì phải ra sức ứng phó.
Và điều đó thể hiện qua các hoạt động chủ yếu sau: ăn (tận dụng tự nhiên), mặc (đối
phó tự nhiên), ở và đi lại (đối phó với tự nhiên). Tình trạng địa lí, địa hình, khí hậu, sinh thái
và lối sản xuất đã quyết định và chi phối cả 3 vấn đề sinh tồn này.
1.1 Văn hóa ẩm thực
1.1.1 Quan niệm về ăn uống
Người Việt rất coi trọng ăn uống, mọi hành động đều lấy ăn làm đầu. Ăn còn xuất hiện
ngay cả trong các bài học vỡ lòng đầu tiên của đời người “học ăn, học nói, học gói, học mở”,
“ăn ngay nói thẳng”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
3


Trong từ điển tiếng Việt từ “ăn” còn mang rất nhiều nghĩa, những hoạt động quan trọng
liên quan đến vật chất tinh thần đều gắn liền với 1 từ “ăn”. Thông qua việc sử dụng từ “ăn”
với nhiều ngữ cảnh khác nhau, ta có thể biết được đạo đức và tính cách của một con người: ăn
ở, ăn uống, ăn mặc, ăn chơi, ăn nói, ăn học, ăn tiêu (xài), ăn nằm, ăn ngủ, ăn trộm, ăn thua, ăn
đám ma, ăn đám giỗ, ăn thôi nôi, ăn đầy tháng, ăn cưới… [1, tr 187] Thế mới biết người Việt coi
trọng việc ăn uống hàng đầu, “Có thực mới vực được đạo”, nó quan trọng tới mức mà “Trời
đánh cịn tránh bữa ăn”.
1.1.2 Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Việt
i) Cơm, hạt gạo là thứ quan trọng hàng đầu
Khác với cư dân nền văn hóa gốc du mục thiên về ăn thịt, Việt Nam là nước nơng
nghiệp gió mùa, trong cơ cấu bữa ăn của người Việt bộc lộ rất rõ dấu ấn của văn hóa nơng
nghiệp lúa nước nên lúa gạo rất quan trọng, bữa ăn của người Việt được gọi là “bữa cơm”.
Hình ảnh “chén cơm”, “bát cơm”, hạt gạo xuất hiện với tần số dày đặc, lặp đi lặp lại nhiều lần
trong các câu ca dao dân ca, qua các câu nói truyền miệng: “Người bạo về gạo, cá bạo về
nước”, “cơm tẻ là mẹ ruột”, trong cả cách người ta vẫn thường bông đùa với nhau “chán cơm
thèm phở” (vợ là cơm, và nhân tình là phở)
Việc coi ăn uống là điều cần thiết cịn thể hiện rõ trong văn hóa chào hỏi của người

Việt, thường in sâu vào tiềm thức nên người ta thường bắt đầu một câu hỏi quan tâm rằng: “ăn
cơm chưa?”. Người Việt chủ yếu ăn cơm, dù ăn gì cũng lấy cơm lót dạ, “có cơm mới chắc
bụng”
Đối với người Việt, gạo là một thực phẩm thiêng liêng của đất và trời, cho nên trong
mâm cơm cúng tổ tiên thường sẽ có từ 2 đến 3 bát cơm cùng với sản phẩm bắt nguồn từ cơm,
hay còn gọi là tinh hoa của gạo, đó là “rượu nếp”, rượu đế, rượu gạo… Trong phong tục tập
quán hằng ngày, người Việt dùng rượu để cúng kiếng hoặc thanh tẩy, tẩy rửa về mặt tâm linh.
ii) Cơ cấu bữa cơm có 3 yếu tố chính: cơm – rau – cá
Trong bữa cơm, sau lúa gạo thì đến rau củ quả, Việt Nam có một danh mục rau củ quả
vơ cùng đa dạng và phong phú, mùa nào thức ấy “Đói ăn rau, đau uống thuốc”, “Ăn cơm
không rau như nhà giàu chết không kèn trống”
Đứng thứ 3 và đứng đầu trong thức ăn động vật của người Việt Nam là các loại thủy
sản, từ các lồi thủy sản. Người Việt thường nói: “Cơm với cá như má với con”, “Có cá đổ vạ
cho cơm”, “con cá đánh ngã bát cơm”. Người Việt cịn tận dụng các lồi thủy sản để chế biến
ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm. Thiếu nước mắm thì chưa thành bữa cơm Việt
1 Trần Ngọc Thêm (1999). Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tái bản lần thứ 2, NXB Giáo dục, Hà Nội

4


Nam. Nồi cơm ở đầu mâm và chén nước mắm ở giữa mâm còn là biểu tượng cho cái đơn giản
mà thiết yếu: cơm gạo là tinh hoa của đất, mắm chiết xuất từ lá là tinh hoa của nước – chúng
giống như hành Thủy và hành Thổ là cái khởi đầu và cái trung tâm trong Ngũ hành. [1, tr 187]
Ở vị trí cuối cùng trong cơ cấu bữa ăn mới là thịt, phổ biển thì thịt gia súc gia cầm, đặc
sản dân dã thì có thịt chó. Ngồi ra có vơ số gia vị đủ các mùi vị như hành, gừng, ớt, tỏi, riềng,
rau mùi, rau răm, rau hung, xương song, thìa là, hồ tiêu, tía tơ, kinh giới, lá lốt, diếp cá…
iii) Đồ uống, đồ hút
Đồ uống hút có trầu cau, rượu gạo, nước chè, nước vối và nhiều thứ lá, hoa, hạt, rễ cây
khác. Người Việt uống nước mát từ nước mưa (nước mưa chum để lâu có thể dùng để chữa
bệnh), nước dừa... Người Việt uống chè (trà): chè ướp, chè hoa sen, hoa nhài, hoa cúc...

Đặc biệt thuốc lào được ưa thích hơn thuốc lá. Hút thuốc lào phối hợp âm dương (lửa
và nước, khói phải chui qua nước) cịn thuốc lá cây chỉ có lửa.
1.1.3 Tính tổng hợp
Tính tổng hợp trong lối ăn Việt trước hết là thể hiện trong cách ăn: Mâm cơm của
người Việt ln phối hợp nhiều món ăn trong một bữa. Trong một miếng ăn đã có thể có đủ cả
cơm - canh - rau - thịt, trong một mâm cơm thường có đủ món nước - món khơ. (khác với
phương Tây thường ăn một món duy nhất và lần lượt)
Tính tổng hợp cịn thể hiện trong cách chế biến đồ ăn: Một món ăn gồm nhiều thứ kết
hợp với nhau. Nấu nướng như vậy để kết hợp hài hịa các món (hài hịa âm dương, tam tài,
ngũ hành/ ngũ vị). Hương vị thức ăn luôn cầu kỳ ngũ vị mặn - ngọt - đắng - chua - cay, ngũ
chất bột - xơ - khoáng - đạm - béo, lại vừa có cái đẹp hài hịa của ngũ sắc trắng - xanh - đen vàng - đỏ.
Cái ngon của bữa ăn người Việt Nam là tổng hợp cái ngon của mọi yếu tố: Có thức ăn
ngon mà ăn khơng hợp thời tiết thì khơng ngon; hợp thời tiết mà khơng có chỗ ăn ngon thì
khơng ngon; có chỗ ăn ngon mà khơng có bè bạn tâm giao cùng ăn thì khơng ngon; có bạn bè
tâm giao mà khơng khí bữa ăn khơng vui vẻ thì cũng khơng ngon nốt. [1, tr 193]
1.1.4 Tính cộng đồng và tính mực thước
Tính tổng hợp kéo theo tính cộng đồng như ăn chung, hay cịn gọi cách khác là bữa ăn
gia đình tạo nên nét ấm cúng trong bữa ăn của người Việt. (khác hẳn phương Tây ai có suất
người ấy, mọi người hoàn toàn độc lập với nhau).
Mọi người ăn chung một mâm, khơng chia phần, tùy ý nhường nhịn nhau. Vì vậy mà
trong lúc ăn uống: người Việt Nam rất thích chuyện trị (khác với người phương Tây tránh nói
chuyện trong bữa ăn). Tính cộng đồng trong bữa cơm cịn thể hiện ở hình ảnh đơi đũa, là sự
5


đoàn kết của anh chị em trong nhà, là vợ chồng “như đũa có đơi”.
uống rượu cần của người vùng cao là biểu hiện triết lý thâm thúy
cộng đồng sống chết có nhau. 2

Và thú

về
tính

Tính cộng địng lại kéo theo tính mực thước, tính
cộng đồng địi hỏi ở con người 1 thứ văn hóa cao trong ăn
uống đó là “Ăn tùy Nam Kỳ, 193 - Bữa cơm. [2]
nơi,
chơi tùy chốn”, “ăn
trơng
nồi, ngồi trơng hướng”. Nhìn cách ăn cơm và tổ chức một
bữa cơm, người ta có thể đốn được nề nếp, ý tứ của một con
người hoặc của một gia đình.

Nam Kỳ, 1935 – Bữa ăn của người An Nam [2]

Vì nét truyền thống
của người Việt trong bữa ăn
là mực thước, tính mực
thước là biểu hiện của
khuynh hướng qn bình
trong âm dương, nó địi hỏi
“ăn chậm nhai kĩ”, địi hỏi
người ăn không ăn quá
nhanh hoặc quá chậm,
không ăn quá nhiều hoặc
q ít, khơng ăn hết, khơng
ăn cịn.

Hơn hết, tính cộng đồng và mực thước trong nội tại được bộc lộ qua mâm cơm gia đình
và đặc biệt là bát nước chấm. Các món ăn khác thì có thể có người ăn, người khơng, cịn cơm

và nước mắm thì ai cũng xơi và ai cũng chấm. Vì ai cũng dùng, cho nên chúng trở thành thước
đo sự ý tứ, đo trình độ văn hóa của con người. Chấm nước mắm phải cho gọn, sạch, đầu đũa
không được chạm vào nước mắm.
Trước khi ăn, bề dưới cần cất tiếng mời chào lễ độ. Riêng với khách được ưu tiên hơn
người nhà, “tiên khách hậu chủ”. Chủ nhà ngồi đầu nồi phải rất tế nhị và mực thước khi đơm
cơm cho khách: không đơm nhiều quá hoặc ít quá vào mỗi bát – nhiều quá thì đầy, dễ rơi vãi
(khiến khách mang tiếng vụng về và khơng có chỗ để thức ăn; ít quá thì ăn mau hết. phải đưa
xới nhiều lần (khiến khách mang tiếng tham ăn). Thấy cơm trong nồi sắp hết, phải giảm tốc độ
2 Nhiều tác giả, trường Mỹ thuật Gia Định (1935). Monographie dessinée de l’Indochine: Cochinchine. Tome 3: sites et
gens, NXB Paul Geuthner.

6


ăn của mình và người nhà (đơm ít), tránh khơng để đũa cái va vào nồi, phải luôn làm sao cho
khách thấy đầy đủ, thoải mái nhất. Khi ăn cơm, với vai trị là khách thì một mặt phải ăn cho
ngon miệng để tỏ lịng biết ơn và tơn trọng của chủ nhà, mặt khác phải chừa ra 1 ít trong các
đĩa đồ ăn để tỏ rằng mình khơng chết đói, khơng tham ăn. Tục ngữ có câu “ăn hết bị địn, ăn
cịn mất vợ”
1.1.5 Tính biện chứng, linh hoạt
i) Tính linh hoạt
Tính linh hoạt của người Việt cịn thể hiện rất rõ trong cách ăn và trong dụng cụ ăn
uống, đặc biệt là sử dụng đũa, đó là cách ăn đặc thù mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt
xuất phát từ những thứ không thể dùng tay bốc hay mò tay vào được (Cơm, cá, nước mắm…).
Trong khi người phương Tây phải dùng một bộ đồ ăn gồm dao, thìa, dĩa (mơ phỏng động tác
của con thú xé mồi) [1, tr 196]. Thay vì mỗi thứ thực hiện một chức năng riêng rẽ như dao, thìa,
nĩa… (sản phẩm của tư duy phân tích) thì đơi đũa của người Viết Nam thực hiện một cách
tổng hợp và cực kì linh hoạt hàng loạt chức năng khác nhau: gắp, và, xé, khoắng, trộn, xẻ,
dầm, vét, và nối cho cánh tay dài ra để gắp thức ăn xa.
ii) Tính biện chứng

Tuy nhiên, biểu hiện quan trọng hơn cả của tính biện chứng trong việc ăn là ở chỗ
người Việt Nam đặc biệt chú trọng đến quan hệ biện chứng âm – dương, bao gồm ba mặt liên
quan mật thiết với nhau: sự hài hòa âm – dương trong thức ăn, hài hòa âm – dương trong cơ
thể, hài hòa giữa con người với môi trường tự nhiên (mùa nào thức nấy)
Để có sự hài hịa âm – dương trong thức ăn, người Việt phân biệt thức ăn theo năm
mức âm– dương, ứng với Ngũ hành: hàn, nhiệt, ôn, lương, và bình. Theo đó, người Việt tn
thủ nghiêm nhặt luật âm – dương bù trừ và chuyển hóa khi chế biến. Tập quán dùng gia vị của
Việt Nam, ngoài các tác dụng kích thích dịch vị, làm dậy mùi thơm ngon của thức ăn, bảo
quản và xử lý thức ăn, còn có tác dụng đặc biệt là điều hồ âm – dương, thủy – hỏa của thức
ăn.
Các loại thức ăn của người Việt thường đi kèm với các loại gia vị mang tính hàn – nhiệt
cân bằng với nhau. Cụ thể, gừng (tính nhiệt) có tác dụng làm thanh hàn, giải cảm, cho nên
được dùng kèm bắp cải, bí đao... (tính hàn). Ớt (tính nhiệt) được dùng nhiều trong các loại
thức ăn thủy hải sản (cá, tôm, cua, mắm, gỏi.) là những thứ vừa hàn, bình, lại có mùi tanh. Lá
lốt (tính hàn) đi với thịt bị (tính nhiệt). Rau răm (tính nhiệt) đi với trứng lộn (tính hàn). Chén
nước chấm dung hòa đủ ngũ hành: vị mặn (thủy) của nước mắm, đắng (hỏa) của vỏ chanh,
chua (mộc) của chanh giấm, cay (kim) của tiêu ớt. Ngồi ra có thể lí giải cho việc vì sao người
7


Việt thường ăn trái cây với muối, như nước dừa, dưa hấu (âm) được dùng với muối (dương),
v.v.
Để tạo nên sự quân bình âm – dương trong cơ thể, một là tiêu thụ các món chế biến có
tính đến sự quân bình âm – dương, hai là sử dụng thức ăn trực tiếp như những vị thuốc để điều
chỉnh sự mất quân bình âm – dương trong cơ thể. Mọi bệnh tật đều do mất quân bình âm –
dương; vì vậy, một người bị ốm do quá âm cần ăn đồ dương và, ngược lại, ốm do quá dương
cần ăn đồ âm để khôi phục lại sự thăng bằng đã mất. Cụ thể, đau bụng nhiệt (dương) thì cần
ăn nhưng thứ hàn (âm) như chè đậu đen, nước bí… Đau bụng hàn (âm) thì dùng các thứ nhiệt
(dương) như gừng, riềng…
Để bảo đảm quân bình âm dương giữa con người với mơi trường, người Việt có tập

qn ăn uống theo vùng khí hậu, theo mùa. Về ăn theo vùng khí hậu, Việt Nam là xứ nóng
(dương) cho nên phần lớn thức ăn đều thuộc loại bình, hàn (âm). Trong cuốn Nữ cơng thắng
lãm, Hải Thượng Lãn Ơng kể ra khoảng 120 loại thực phẩm thì đã có tới khoảng 100 loại
mang tính bình, hàn rồi. [3] Cơ cấu ăn truyền thống thiên về thức ăn thực vật (âm) và ít thức ăn
động vật (dương) chính là góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng giữa con người
với mơi trường.
Về ăn theo mùa, người ta vẫn hay nói:
Mùa hè cá sơng, mùa đơng cá bể;
Chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè.
Mùa nóng, người Việt thích ăn rau quả, tôm cá (là những thứ âm) hơn là mỡ thịt. Khi
chế biến, người ta thường luộc, nấu canh, làm gỏi, làm dưa, tạo nên thức ăn có nhiều nước
(âm) và vị chua (âm) vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu, vừa giải nhiệt. Chính vì vây mà người Việt Nam
rất thích ăn đồ chua, đắng – cái chua của dưa cà, của khế, của me, của chanh, lá giang và cái
đắng của vỏ chanh, khổ qua, lá bưởi. Cho nên, khi nhắc đến một món canh đặc trưng Việt
Nam, người ta thường nghĩ đến canh chua. Mùa lạnh, người Việt thường ăn thịt, mỡ là những
thức ăn dương tính, giúp cơ thể chống lạnh. Phù hợp với mùa này là các kiểu chế biến khơ,
dùng nhiều mỡ (dương tính hơn) như chiên, xào, thăn, ram, kho… Gia vị phổ biển của mùa
này cũng là những thứ dương tính như ớt, tiêu, gừng, tỏi…
Xứ nóng (dương) phù hợp cho việc phát triển mạnh các loài thực vật và thủy sản (âm);
xứ lạnh (âm) thì phù hợp cho việc phát triển chăn ni các lồi động vật với lượng mỡ, bị sữa
phong phú (dương), như vậy là tự thân thiên nhiên đã có sẵn sự cân bằng. Do vậy, ăn theo
mùa chính là đã tận dụng tối đa môi trường tự nhiên để phục vụ con người, là lúc sản vật ngon
3 Hải Thượng Lãn Ơng (1971). Nữ cơng thắng lãm (Phần chế biến món ăn cổ truyền), Lê Trần Đức, Viện Nghiên cứu
Đông ty biên dịch phiên âm và phụ giải, NXB Phụ Nữ

8


nhất, nhiều nhất, rẻ nhất và tươi sống nhất, là hịa mình vào tự nhiên, tạo nên sự cân bằng biện
chứng giữa con người với mơi trường.

Tính biện chứng trong việc ăn uống không chỉ thể hiện ở việc ăn phải hợp thời tiết,
phải đúng mùa, mà người Việt Nam sành ăn cịn phải biết chọn đúng bộ phận có giá trị. Thời
điểm có giá trị cịn là lúc thức ăn đang trong q trình âm dương chuyển hóa, nhất là một số
món ăn “non” đang giữa q trình chuyển hóa - giàu chất dinh dưỡng như hột vịt lộn, măng,
giá, cốm, dồi trường, heo sữa, nhộng (tằm), dế non... [1, tr 199]
1.2 Văn hóa trang phục

1.2.1 Quan niệm về mặc
Mặc giúp con người ứng phó trước mơi trường tự nhiên (nóng, rét, mưa gió…), mặc
chỉ ra địa vị quê quán của một con người, mặc làm đẹp và trang điểm con người, và mặc mang
tính biểu tượng dân tộc, là đại diện cho 1 dân tộc nào đó.
Quan niệm về mặc của người Việt Nam được xem là một quan niệm cần thiết và thiết
thực: “ăn chắc, mặc bền”, “ăn no, mặc ấm”, “người đẹp vì lụa”. Và cái riêng trong trang phục
được chi phối bởi khí hậu và nghề nghiệp.
1.2.2 Đặc trưng về văn hóa trang phục của người Việt
Cái riêng trong cách mặc của người Việt
đó là cái chất nông nghiệp, thể hiện rõ nhất là ở
chất liệu may mặc. Người phương Nam sở
trường ở việc tận dụng các chất liệu có nguồn
gốc thực vật là sản phẩm của nghề trồng trọt,
cũng là những chất liệu may mặc mỏng, nhẹ,
thống, rất phù hợp với xứ nóng (tơ tằm, vải tơ
chuối, tơ đay, vải bông).
Đặc biệt là tơ tằm, tơ tằm là loại đặc biệt
nửa thực vật nửa động vật (con sâu tằm chế biến
lá dâu thành sợi tơ). Sau trồng lúa, việc trồng
dâu nuôi tằm được coi trọng (nông và tang). Tơ
tằm dệt nên rất nhiều loại vải từ đơn giản đến
quí giá: tơ, lụa, lượt, là, the, nhiễu, đoạn, sồi,
đũi, lĩnh, thao (nón quai thao) nái, địa... đến gấm

vóc. Ngồi ni tằm, người Việt ta cịn dùng các
loại cây thông thường khác như sợi gai, sợi đay,
9


sợi bông và tơ chuối (Đặc biệt tơ chuối mịn màng, nhẹ, mặc mùa nóng rất mát mặc dù dễ
rách)

Nam Kỳ, 1935 - Thợ kéo sợi [2]

Nam Kỳ, 1935 - Những người hát rong ở chợ [2]

Trang phục Việt
Nam, trước hết, thích hợp
với khí hậu, thời tiết và nghề
nơng nghiệp. Sau nữa, theo
quan điểm thẩm mỹ, người
Việt ưa ăn mặc bình dị, kín
đáo,
khơng
thích sắc màu
sặc sỡ và hở hang ... (trong
khi đó ở phương Tây du
mục: chất liệu mặc là lông
thú, da thú chắc bề, ấm phù
hợp xứ lạnh…)

Sắc màu trang phục của người Việt cũng nói lên cảm quan thẩm mỹ của con người
sống chan hòa giữa thiên nhiên. Trong điều kiện thời tiết nắng lắm, mưa nhiều màu sắc trang
phục của người Việt xưa thường chọn gam màu chủ đạo là đen, nâu sậm, ít khi mặc màu

trắng, màu nhuộm được lấy từ cây cỏ quanh nhà như lá sồi, lá bàng, vỏ trâm bầu … vừa bền
màu vừa dễ tìm. Cách thức trang phục của người Việt thể hiện tính linh hoạt và chịu sự chi
phối của mơi trường tự nhiên- đó là: khí hậu nóng bức của vùng nhiệt đới.
Với phụ nữ thường là váy, áo và yếm. Với nam giới thường là đóng khố, quần đùi
(quần xà lỏn). Văn hóa trang phục đặc trưng của người Việt cịn thể hiện trong chiếc nón lá và
đơi guốc mộc, búi tóc.
Đối với nón lá thì mưa
khơng thấm nước, nắng khơng tát
mặt. Nó là vật dụng khơng thể thiếu
của những người lao động một
nắng hai sương. Nhưng công dụng
của nó khơng dừng lại ở đấy, nó đã
trở thành một phần cuộc sống của
người Việt Nam. Trên đường xa
nắng gay gắt hay những phút nghỉ
ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng
10


tre cơ gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Bên giếng nước trong, giữa cơn khát cháy cổ,
nón có thể trở thành chiếc cốc vại khổng lồ bất đắc dĩ, hay có thể thay chiếc chậu vục nước mà
áp mặt vào đó cho giải bớt nhiệt.
Đơi guốc có vai trị quan trọng trong việc giữ
ấm cho đơi chân. Guốc thường được làm bằng gỗ,
có mũi uốn cong để bảo vệ ngón chân, quai dọc thì
tết bằng mây, mỗi vùng đều có cách trang trí cho đơi
guốc rất độc đáo.
Đối với trang phục ngày thường thì đơn sơ
gọn nhẹ, trang phục lễ hội thì tươm tất cầu kỳ. Qua
đó thể hiện tâm lý sĩ diện, trọng hình thức

Trung Kỳ, Phan Thiết, 1935 – Một góc chợ
Nguyên nhân khách quan lẫn chủ
quan cho tất cả điều này rằng là, Việt Nam luôn luôn
bị chiến tranh, luôn luôn bị ám ảnh bởi đói nghèo,
cho nên quan niệm của mình chỉ cần mặc bền, người Nam Kỳ, 1935 – Những kiểu Dép - Guốc [2]
dân không quá chú trọng vào việc mặc đẹp (trừ tầng lớp quý tộc), nguời nghèo vẫn thường đi
chân đất, trang phục đơn sơ. Không quá quan tâm vào văn hóa trang phục Việt
1.3 Văn hóa kiến trúc nhà ở

1.3.1 Quan niệm về ở
Căn nhà trước hết phục vụ u cầu đối phó với thiên nhiên, khí hậu và thuận tiện với
nghề nông nghiệp, là một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho họ cuộc sống ổn
định. Cuộc sống nhà nông yên tĩnh, do đó ngơi nhà được xây dựng ổn định thành cái tổ ấm
“An cư lạc nghiệp”, ngôi nhà là cơ nghiệp của nhiều đời, gắn liền với sự thịnh suy của gia
đình, dịng họ.
1.3.2 Đặc trưng về văn hóa kiến trúc nhà ở của người Việt
Ngơi nhà Việt Nam thích hợp với sơng nước và khí hậu nóng ẩm gió mùa. Đặc biệt
kiểu nhà sàn, và nhà bè, nhà thuyền. Kiến trúc mái cong (hình thuyền) có tính thẩm mỹ. Nói
chung, nhà cao cửa rộng phù hợp thời tiết.
Trước đây người Đơng Sơn mình có quan niệm là sống và chết trên những con thuyền.
Những người sống bằng nghề sông nước thường lấy ngay thuyền, bè làm nhà ở đó, được gọi
là các nhà thuyền, nhà bè. Nhiều gia đình quần tụ thì lập nên các xóm chài, làng chài.
J.B.Tavernier viết về người Việt vào năm 1909: “Họ rất thích ở nước, thích ở trên nước hơn là
11


trên cạn. Cho nên phần lớn sơng ngịi đầy thuyền. Những thuyền đó thay cho nhà cửa của họ.”
[1, tr 216]

Nhiều người tuy không sống bằng nghề sông nước nhưng cũng làm nhà sàn trên mặt

nước để ứng phó với ngập lụt quanh năm. Nhà sàn là kiểu nhà rất phổ biến ở Việt Nam từ thời
Đơng Sơn, nó thích hợp cho cả miền sơng nước lẫn miền núi. Nó khơng chỉ có tác dụng ứng
phó với mơi trường sơng nước ngập lụt quanh năm, mà còn hạn chế và ngăn cản côn trùng,
thú dữ…
Kỉ niệm về thiên nhiên sông nước mạnh đến mức ngôi nhà của người Việt Nam được
làm với chiếc mái cong mơ phỏng hình con thuyền. Chiếc mái cong ngoài ý nghĩa thẩm mỹ là
tượng trưng con con thuyền thì khơng có tác dụng thực tế gì.
Về mặt cấu trúc, người Việt chuộng “nhà cao cửa rộng”, mái cao cùng với cửa nhà rộng
tạo nên một khoảng khơng gian thống gió để ứng phó với nắng nón, cửa cần rộng để đón gió
mát và tránh nóng cho căn nhà. (khác với phương Tây, nhà nhỏ, trần thấp, tường dầy và cửa
nhỏ). Nhà cần phải bền chắc để chống gió bão. Do đó, bộ khung (sườn) nhà phải có khả năng
chịu lực đủ các hướng, kết cấu chịu lực chỉ có ở khung sườn nhà, cịn tường, vách chỉ là kết
12


cấu bao che. Ghép các bộ phận theo lối ghép mộng (âm dương) tránh dùng đinh kim loại (kim
khắc mộc) rỉ sét làm hư hỏng nhà. Nhà khơng cần móng, tre là vật liệu thơng dụng nhất, sau
đó tới các loại gỗ đa dạng.
Về mặt bố cục, gian nhà trung tâm trang trọng nhất dành làm bàn thờ tổ tiên, kiêm luôn
nơi tiếp khách (trọng tổ tiên và hiếu khách). Do lối sống cộng đồng, căn nhà khơng chia các
phịng biệt lập, chỉ có căn buồng (1,2 căn) ngăn hờ, vẫn liên thơng với gian chính. (Ở phương
Tây ngăn biệt lập từng phòng cho mỗi cá nhân). Do lối coi trọng bên trái, nên căn buồng bên
tay trái (phía Đơng) dành cho sự ưu tiên (mẹ chồng buồng trái, con dâu buồng phải). Trên bàn
thờ chung nội ngoại thì bên nội ở bên trái, bên ngoại ở bên phải của bàn thờ). Do coi trọng số
lẻ, đặc biệt ngũ hành nên số gian nhà là 1, 3, và 5 (tối đa) Bậc thềm 3 bậc (tam cấp). Cổng nhà
có 1 hoặc 3 cái (tam quan). [1, 224]
Vấn đề chọn hướng nhà và đất xây nhà rất quan trọng, hướng thì tránh phía Tây và
Bắc, ưa thích Đơng Nam, đất thì “nhất cận thị, nhị cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận
điền”. Người Việt coi tính hợp lý gắn liền với ăn, ở, đi lại và cá giao tiếp thuận lợi. Vị trí ngơi
nhà chọn đặt nơi trung bình, khơng cao khơng thấp.

Sự thích ứng với mơi trường tự nhiên trong nếp ở còn được thể hiện rất rõ trong việc
lựa chọn vật liệu xây nhà. Mái nhà lợp bằng rơm, rạ, lá cọ, lá dừa… cho mát, nếu mái ngói thì
dùng ngói âm dương vừa mát vừa bền. Tường nhà đắp bằng đất nung. Nói chung, việc làm
nhà dựa theo nguyên lý hài hòa âm dương, thuận theo phong thủy. Đó là sự hài hịa giữa thế
đất, thế núi, nguồn nước... Điều này thể hiện rất rõ trong kiến trúc kinh thành như thành Thăng
Long, thành nhà Hồ, kinh thành Huế… hay trong thuyết tam tài của dân ta là “thiên – đại –
nhân”
1.4 Văn hóa giao thơng

Vì bản chất định cư nên con người khơng có nhiều nhu cầu di chuyển, hoạt động đi lại
của người dân nông nghiệp Việt Nam thường chỉ trong một phạm vi ngắn, từ nhà ra đồng, từ
đồng về nhà. Giao thơng đi lại có 2 hình thức đường bộ và đường thủy:

13


Giao thông đường bộ Việt Nam rất kém phát
triển. Giao thông đường bộ và vận chuyển chủ yếu dùng
sức người và súc vật. Chính vì vậy nên số lượng từ ngữ
(động từ) chỉ hoạt động vận chuyển bằng sức người rất
phong phú. Từ khái quát nhất là “mang” (tương ứng với
to carry, to take trong tiếng Anh). Bên cạnh đó cịn có:
cầm, xách, kéo, đội, khiêng, bê, bưng, ơm, bế, ẳm, bồng,
cõng, gánh, địu, gùi... Trên những con đường nhỏ, chỉ có
sức đơi chân (đi bộ, lội bộ) hiếm khi có xe trâu bị, ngựa,
voi. Quan lại, nhà giàu đi bằng kiệu, cáng, võng. Về sau
có xe tay, rồi đến xe đạp, xích lơ.
Nam Kỳ, 1935 – Xe "hộp quẹt" (Thổ Mộ) [2]

Nam Kỳ, 1935 – Bơm lại hơi cho bánh xe kéo [2]


Giao thông đường thủy phát triển mạnh hơn nhưng cũng chỉ có phương tiện thơ sơ trên
sơng ngịi chằng chịt, ít có tàu chạy biển. Việt Nam có điều kiện địa hình của mình là vùng
sơng nước. Trong cuốn Lĩnh Nam chích qi có chép rằng, người Việt cổ “lặn giỏi, bơi tài,
thạo thủy chiến, giỏi dùng thuyền”. Thời phong kiến thì giao thơng đi lại giữa Đại Việt, Chăm
Pa và Chân Lạp chủ yếu dựa vào đường biển, và cho đến trước thời kỳ Pháp thuộc thì người
Việt mình vẫn chưa có khả năng bắc được những cây cầu, cho đến khi Pháp đô hộ Đông
Dương thì nước mình mới có 3 cây cầu ở 3 miền. Cho nên phương tiện giao thơng của mình
chủ yếu trên sơng nước là chính.
Từ đó mình có một phương tiện đi lại là đò dọc (đi xuyên địa phương) và đò ngang (đi
hai bên bờ). Trong ca dao và trong các bài nhạc, hình ảnh các con đị được nhắc đến rất nhiều.
14


Các loại cầu qua sông
rạch cũng khá nhiều: cầu tre, cầu
cây (tươi sống), cầu ván, cầu
Chuyên khảo tranh vẽ về Đông Dương

Chuyên khảo tranh vẽ về Đông Dương

phao (ghép nhiều thuyền lại).
Nam Kỳ, Cầu Băng Ky, 1935Figure
– Cầu 1Nam
nhỏ bắc
Kỳ,qua
Sadec,
rạch1935
[2] – "Cầu khỉ" [2]


Giao thông đường thủy phổ biến với kỹ thuật đóng thuyền khá phổ biến. “Nam di chu,
Bắc di mã”. Trong khi ở Trung Hoa gốc du mục thì cái quyền quý của vua thể hiện ở các cỗ xe
thì ở phương Nam sơng nước thì thuyền rồng là biểu tượng cho vua chúa, giống như vua Lê
Lợi đã từng cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng để trả gươm thần cho Long Quân. “Chỗ
nào cũng có ghe thuyền, hoặc dùng thuyền làm nhà ở, hoặc để đi chợ, đi thăm người thân
thích, hoặc chở gạo củi di buôn báo rất tiện lợi. Ghe thuyền chật sông, ngày đêm đi lại không
ngớt”.

15


Ghe thuyền Việt Nam
rất nhiều chủng loại, chúng
được xem như linh hồn của
con người. Thuyền được vẽ
thêm đôi mắt như con người,
người dân tin rằng con mắt ấy
sẽ giúp cho thuyền tránh khỏi
bị thủy quái làm hại, giúp ngư
dân thấy được nơi nhiều cá...
Theo sách Tần Thư, thế kỉ 3
nước Việt đã có những con
thuyền đi biển chở được 600700 người. Nhà Lê có con
thuyền nặng tới 50 tấn, 50 mái chèo. Người Hà Lan ghi chép rằng thuyền chiến của chúa
Trịnh và chúa Nguyễn có thể đánh bại thuyền chiến lớn của Hà Lan đi biển như chủ nhân của
Ấn Độ Dương...) [1. 213]
Hình ảnh con thuyền và sơng nước in đậm dấu ấn trong đời sống tinh thần người Việt
Nam, vừa gần gũi thân thiết vừa lãng mạn bay bổng. Hàng trăm câu tục ngữ, ca dao, dân ca
truyện cổ gắn liền với sông nước, đôi bờ, đầu sơng, cuối sơng, đị ngang, đị dọc.... Những
sáng tác văn học - nghệ thuật dân tộc ưa thích đề tài, bối cảnh sông nước... Đặc biệt người

Nam bộ gọi cả việc đi bộ là “lội bộ”. Khi người chết, cũng theo tín ngưỡng dân gian, cịn đi
chuyến đị cuối cùng qua “chín suối”. Khi hát cầu kinh trong đám tang, các bà vãi hát bài
“chèo đò” đưa tiễn linh hồn. Khi dạy các bài học vỡ lịng cịn có “chớ thấy sóng cả mà rã tay
chèo”, “thầy cơ là người lái đị”. Cho đến những lời tình cảm nói với nhau chìm đắm, đắm
đuối, người đàn bà vượt cạn, ăn nói trơi chảy, ngay cả khi trên đường bộ, người Việt vẫn mang
theo thói quen miền sơng nước: lặn lội đi xa, quá giang một đoạn…
2. Văn hóa ứng xử tự nhiên của người Việt tại vùng văn hóa Trung Bộ

Tuy có những đặc điểm khá tương đồng như trên, nhưng đối với mỗi vùng đều có văn
hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên mang tính riêng biệt
Vùng văn hóa Trung Bộ có dải đất hẹp và dài dọc theo biển Đơng, từ tỉnh Quảng Bình
tới tỉnh Phan Thiết. Nói đến miền Trung, người ta thường chú ý đến các đặc điểm sau đây:
Nơi đây có địa hình gồm các cồn cát đồng bằng, ven biển eo hẹp, sông ngắn dốc và khí
hậu khắc nghiệt, đất đai khơ cằn, đất phù sa ít, chủ yếu là đất ferralit nên thích hợp trồng cây
lâm nghiệp và cây ăn quả. Như Chế Lan Viên từng than rằng:
Ơi gió Lào ơi. Ngươi đừng thổi nữa
Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ
16


Những đồi sim không đủ quả nuôi người [4]
Dân Việt từ đàng ngoài vào sinh sống chủ yếu bằng nghề biển. Con người chịu đựng
nhiều gian khổ, cần cù và hiếu học.
2.1 Văn hóa ẩm thực vùng văn hóa Trung Bộ
Miền Trung quanh năm khí hậu khắc
nghiệt, nóng đến hạn hán và mưa đến lũ lụt.
Cho nên ẩm thực miền Trung so với các vùng
miền khác thì có vị đậm hơn, nồng độ mạnh,
màu sắc hồng hào mộc mạc. Yếu tố biển
mang tính đậm đà thể hiện rõ ở các món ăn

nơi đây, do sự ảnh hưởng của khí hậu, nên vị
của các món ăn thường là cay và mặn.

Ẩm thực miền Trung, Bún chả cá [5]

Dân miền Trung sở dĩ ăn ớt (dương)
nhiều là vì thức ăn phổ biến của dải đất này là
các thứ hải sản mang tính hàn, bình (âm) và
con người thường phải ngâm mình trong nước
biển. 5

Lí giải về điều này, kinh tế khó khăn
nên phải ăn cho no mới có sức mà làm việc, ăn phải nhanh gọn lẹ, là “ăn để sống” chứ khơng
thưởng thức chậm rãi “sống để ăn”. Với cách nhìn của GS. Trần Ngọc Thêm thì người miền
Trung ăn cái gì cũng cay, ăn cái gì cũng nhiều muối, có tính đặc thù Dương tính, một phần để
cân bằng âm dương với các nguyên liệu biển, một phần át đi vị tanh hôi, một phần để ăn xén
ăn dè giúp tiêu thụ thức ăn ít nhưng ăn được nhiều cơm.
Đây là tính tiết kiệm, để dự trù cho các đợt bão lũ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Một trận
bão sẽ không thể ra biển, một trận lũ sẽ quét sạch toàn bộ tài sản mà người miền Trung có, cho
nên họ ln trong tâm thế tiết kiệm mọi thứ để cân bằng cuộc sống.
Người miền Trung cũng quen ăn mắm, thường dùng mắm thay thế muối khi nêm gia vị,
có rất nhiều loại mắm từ mắm cơm, mắm cua, mắm ruột, mắm ruốc, mắm tơm… vì sản lượng
thủy sản nhiều, lại cần tích trữ lâu ngày đẫn đến việc người dân thường phơi khô và ướp muối
để giữ thực phẩm ăn được lâu.

4 Chế Lan Viên, Điêu tàn - Tác phẩm và dư luận, NXB Văn học, 2002, trang 149.
5 Nhiều tác giả (2019). Miền Trung – Thực, NXB Kim Đồng.

17



Cho đến nay, các món ăn đặc trưng của miền Trung vang danh các miền vẫn luôn gắn
liền với yếu tố biển.
2.2

Ẩm thực miền Trung, Bún lá cá dầm [5]

Ẩm thực miền Trung, Cháo canh [5]

Văn hóa trang phục
Nam mặc áo cánh nâu xẻ ngực, xẻ tà, có 2 túi dưới, quần ống rộng. Người miền phụ nữ
Trung kỳ xưa có thói quen mặc áo dài và đội nón lá.

Trung Kỳ, Phan Thiết, 1935 – Cọc neo ghe [2]

18


Khác với miền Bắc có một mùa đơng lạnh và để đối phó với cái lạnh thì trong trang
phục là nhiều lớp áo, điển hình là áo tứ thân và nón quao thao. Khác với miền Nam điều kiện
thời tiết hai mùa mưa nắng rõ rệt, trang phục thường mát mẻ là áo bà ba cùng khăn rằn.

Bắc Kỳ, 1938 – Trang phục nữ giới Bắc Kỳ [2]

Nam Kỳ, 1935 – Những kiểu tóc và chồng khăn, nón của phụ nữ Nam Kỳ [2]

Mỗi vùng đều có cách trang trí cho đôi guốc rất độc đáo, như: Phú Yên đuôi guốc có
thể dùng vải se lại, mềm, êm, cho khỏi đau chân, guốc sản xuất ở Phú Yên không sơn, giữ
nguyên màu trắng của gỗ, thường là cây lòng mực; Huế đôi guốc được sơn màu (thường là
màu đen hoặc màu nâu), phía bàn chân là một hình tam giác màu nhạt hơn

Ngày nay, xã hội phát triển, đời sống con người được nâng lên. Từ nhu cầu mặc ấm đã
được nâng lên thành mặc đẹp. Màu sắc đa dạng hơn, nhiều kiểu cách hơn …. Dù vậy, chiếc áo
tứ thân (miền Bắc), chiếc áo bà ba, chiếc khăn rằn (miền Nam), chiếc áo chàm (Tây Bắc)
không hề mất đi bởi đó là biểu tượng đặc trưng riêng của người dân mỗi vùng – nhất là phụ
nữ. Và nó cũng là một biểu tượng của bản sắc văn hóa cần lưu giữ.
2.3 Văn hóa kiến trúc nhà cửa
Trung Bộ có cát trắng, đất sỏi, mưa nhiều, bão thường xuyên và có gió Lào nên mái
nhà thấp. Mái lợt dày, cột lớn, mộng mạng chắc chắn, nhà có thể khiêng đi nơi khác mà không
hư hỏng.
Ở mỗi ngôi nhà Việt ở làng quê các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế,
Quảng Trị… ở miền Trung thường được tổ chức không gian theo mơ hình quen thuộc. Đầu
tiên là cổng nhà, ngõ vào, tiếp đến là sân gạch, nếp nhà, (trước ngôi nhà ở những làng Bắc bộ
thường là cái ao) vườn trước và vườn sau theo mặc định trước cau sau chuối hoặc trồng cây ăn
trái.
19


Tại miền Trung, không gian nhà trên và nhà dưới thường được thiết kế vng góc với
nhau và hướng về sân trước nhà (người miền Trung gọi nhà chữ L). Đa số những người dân
miền Trung đều xây dựng với hình thức bốn mái có đầu hồi ở trước.
Tổng thể khơng gian diện tích của nhà ở Miền Trung lớn hơn nhiều so với miền Bắc.
Nhà ở trên thường được thiết kế xây dựng từ 5 đến 7 gian và nhà dưới thì từ 3 đến 5 gian.
Khơng nhà trên cũng được thiết kế kiến trúc bố cục đối xứng với nhau bao gồm có giản giữa
để thờ chúng tổ tiên và các gian buồng hai bên là chỗ ngũ hay nhà kho chứa đồ của gia đình.
Bên cạnh đó, nhà ở miền Trung chủ yếu được xây dựng bằng hệ thống kèo chống làm
trụ nhà. Cấu trúc của kèo có đặc trưng đó là các thanh kèo được nằm nghiêng thei chiều dốc
cố định cửa mái nhà được liên kết với các cột với nhau và đầu của thanh kèo nằm ở phía dưới
của đi kèo. Nét đặc trưng khác biệt này đã được thể hiện thơng qua chính tên gọi của nó là
nhà kèo.
Chưa hết, nhà ở truyền thống niềm Trung cịn có các loại nhà như: Nhà rọi hay nhà nọc

ngựa ứng với hình thức kiên trúc có một cột trụ nằm chính giữa chống nóc nhà. Nhờ kĩ thuật
này mà chiều rộng của bước cột và gian cạnh đang ngày càng được mở rộng. Từ đây có thể
thấy rằng, người Việt đã đem kĩ thuật mổ xẻ ở đầu cột – một kĩ thuật dân gian ở miền Trung
được xây dựng trên cả nước. Dần dần, các tấm gỗ có hình tam giác cũng đã được lược bỏ và
liên kết với nhau qua hai kèo ở nóc nhà, cũng như có cả địn đơng đã được lắp vào đầu cột.
Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người đã chuyển qua nhà gạch
và bê tơng cốt thép. Tuy nhiên thì người dân miền Trung vẫn ln trong tâm thế đề phịng lũ
lụt nên hầu như căn nhà nào cũng có tầng (cho người có kinh phí) và gác (ít kinh phí). Nếu
một người xây nhà thì cần phải tính tốn đến gác, đến tầng, nếu khơng đủ thì khơng xây nhà
vội. Đối với thềm nhà thì thường xây cao hơn mặt đường khá nhiều (ngoại trừ nhà phố) đề
phòng lụt nhỏ. Bởi vì lũ lụt xảy ra thường xun, thậm chí là hàng năm, đến đợt mùa mưa sẽ
có bão, dẫn đến xả đập và vỡ đập, lúc này bắt buộc người dân phải di chuyển đồ đạc lên nơi
cao hơn và tìm chỗ trú ẩn cao hơn để bảo tồn cả người lẫn của. Tuy nhiên đối với khu đất cao
thì khơng q chú trọng, chỉ cần xây nhà bình thường theo kiến trúc phổ thơng.
2.4 Văn hóa giao thơng
So với Bắc kỳ và Nam Kỳ, miền Trung càng có thêm lợi thế về sơng nước, với đường
bờ biển dài, có phía Đơng giáp với biển Đơng lại có hệ thống sơng ngịi, ao hồ chằng chịt,
người dân ở đây chủ yếu đi lại bằng ghe thuyền.
Đặc biệt, từ xưa với phương tiện ghe bầu, ngư dân Quảng Nam đã ra Bắc vào Nam,
“Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng” và lên miền ngược về miền xuôi để trao đổi hàng hóa.
20


KẾT LUẬN
Người phương Đông với truyền thống nông nghiệp trồng lúa nước nên cần nương nhờ
vào tự nhiên và từ đó có cách ứng xử hài hịa với tự nhiên. Ranh giới giữa tận dụng và ứng
phó khơng phải lúc nào cũng rạch rịi. Để ứng phó với thời tiết, khí hậu, con người đã tận
dụng các chất liệu do tự nhiên cung cấp để làm vải mặc, để dựng nhà, tận dụng vị trí tự nhiên
để đặt ngơi nhà sao cho có lợi nhất. Để ứng phó với khoảng cách, con người đã tận dụng tối đa
địa hình địa vật để chọn cho mình phương tiện giao thơng thuận tiện nhất đó là đường thủy.

Việc hiểu rõ và có nhận thức đúng về văn hóa nói chung và văn hóa ứng xử với mơi
trường tự nhiên nói riêng, Việt Nam nói chung và vùng Trung Bộ nói riêng là điều hết sức
thiết thực. Nó tránh chúng ta có những quan niệm sai lầm về cách ứng xử của người Việt với
mơi trường, ví dụ như tránh chúng ta hiểu nhầm việc ăn chung là mất vệ sinh, thay vào đó là
tính cộng động, san sẻ tình cảm.
Và, văn hóa của vùng miền nào cũng có nguồn gốc và ý nghĩa xa xơi, tạo nên bởi địa
hình, khí hậu và sinh thái của nước đó trong một thời gian dài. Cho nên, chúng ta cần biết rằng
đem đi so sánh dè bỉu nước mình so với các nước khác là một sự so sánh chơng chênh. Việc
có nền tảng văn hóa cũng giúp chúng ta phân biệt được với các nền văn hóa láng giềng và xa
xơi khác. Một, là giúp cho lời nói và kết quả của chúng ta trong q trình giao tiếp và làm việc
có cơ sở, có trau chuốt, có đặc trưng của văn hóa Việt. Hai, là giúp chúng ta bảo vệ văn hóa
trước những thế lực thù địch đang nhăm nhe nước nhà.
Với hình thức tiểu luận cuối học phần, bản thân em có thể đúc kết lại những kiến thức và kinh
nghiệm trong suốt quá trình học tập và nghe giảng. Tuy nhiên bài tiểu luận của em còn nhiều
hạn chế về kiến thức, quá trình tìm kiếm tài liệu cũng như hiểu biết thực tiễn của bản thân em
chưa cao nên có nhiều thiết sót trong bài thu hoạch. Em hi vọng sẽ nhận được lời phê bình
cũng như góp ý của cô. Em xin cảm ơn!

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trích dẫn:
1. Trần Ngọc Thêm (1999). Cơ sở văn hóa Việt Nam (Tái bản lần thứ 2), NXB Giáo dục, Hà
Nội.
2. Nhiều tác giả, trường Mỹ thuật Gia Định (1935). Monographie dessinée de l’Indochine:
Cochinchine. Tome 3: sites et gens, NXB Paul Geuthner.
3. Hải Thượng Lãn Ơng (1971). Nữ cơng thắng lãm (Phần chế biến món ăn cổ truyền), Lê Trần
Đức, Viện Nghiên cứu Đông ty biên dịch phiên âm và phụ giải, NXB Phụ Nữ
4. Chế Lan Viên, Điêu tàn - Tác phẩm và dư luận, NXB Văn học, 2002, trang 149.

5. Nhiều tác giả (2019). Miền Trung – Thực, NXB Kim Đồng.
Tài liệu tổng hợp:
1. Nhóm sinh viên trường Đại học Kiến trúc (2016). Ăn, Bài thuyết minh bộ mơn cơ sở văn hóa
Việt Nam
2. Trần Quốc Vượng (chủ biên). Cơ sở văn hóa Việt Nam (Tái bản lần thứ tám), NXB Giáo
Dục, Hà Nội.
3. Nhóm sinh viên trường Đại học Văn Hiến. Triết lý âm dương trong giao thông và cư trú của
người Việt.
4. Lê Chí Dũng (1997). Cơ sở văn hóa Việt Nam, Đại học Đà Lạt.
5. Lê Thúy An (2020). Văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên của người Khmer vùng Đồng
bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ văn hóa học, trường Đại học Trà Vinh.
6. Phùng Hồi Ngọc (2002). Cơ sở văn hóa Việt Nam, Đại học An Giang.



×