Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm dạy trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 31 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố ……..
Tên tơi là:

Ngày
Số
TT

Họ và tên

tháng

Nơi cơng

Chức

năm

tác

danh

sinh

Trình độ
chun
mơn


Tỷ lệ (%)
đóng góp
vào việc tạo
ra sáng kiến

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
“Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm non”
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
4. Mô tả bản chất của sáng kiến
4.1. Nội dung của sáng kiến
4.1.1. Thực trạng của vấn đề
Nước Việt Nam chúng ta rừng vàng biển bạc được thiên nhiên ưu đãi với
nhiều tài nguyên phong phú như: có những mỏ than, mỏ quặng, những bờ biển
1


dài nối liền đất nước, những mỏ dầu vô tận dưới lòng đại dương... Nhưng trên
thực tế do việc khai thác, chế biến sử dụng còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng
lãng phí và hao mịn tài ngun. Chính vì vậy, việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả cũng là vấn đề cấp bách của nước ta trong thời điểm hiện tại,
đồng thời cũng là biện pháp quan trọng góp phần giải quyết vấn đề tồn cầu mà
trước hết là vấn đề mơi trường. Xây dựng những thói quen hành vi cho trẻ về
việc phải tiết kiệm và sử dụng năng lượng một cách hợp lý ngay khi còn nhỏ là
một việc làm hết sức quan trọng. Khi trẻ đã hiểu và thực hiện theo đó như một
thói quen sẽ giúp trẻ sau này lớn lên có ý thức trách nhiệm với chính hành động
của mình hơn “Một hành động nhỏ - một ý nghĩa lớn”.
Giáo dục trẻ mầm non sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là cung cấp

cho trẻ những hiểu biết ban đầu ảnh hưởng của cạn kiệt năng lượng đối với môi
trường và cuộc sống xung quanh trẻ. Từ đó trẻ biết cách sống tích cực với mơi
trường, có kĩ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nhằm đảm bảo sự
phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.
Mặc dù chuyên đề “ Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” đã được đưa
vào chương trình giáo dục mầm non rất nhiều năm nhưng tôi nhận thấy một vài
năm gần đây nó đang dần bị sao nhãng, trong nội dung lồng ghép, tích hợp vào
các bài giảng của đa số giáo viên đang dần mờ nhạt nội dung này. Từ đó dẫn đến
ý thức của trẻ của trẻ đối với các nguồn năng lượng chưa tốt.
Qua thời gian công tác, được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường
giao cho tôi chủ nhiệm lớp 5 tuổi trong nhiều năm, tơi đã có điều kiện quan sát,
theo dõi, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của trẻ 5 tuổi. Từ đó tơi
muốn nghiên cứu và áp dụng đề tài để hình thành ý thức tự giác cho trẻ khi sử
dụng các nguồn năng lượng. Khi nghiên cứu đề tài tơi nhận thấy những thuận lợi
và khó khăn sau.
* Thuận lợi:

2


- Nhà trường có khn viên rộng rãi, thống mát, khu trải nghiệm cho trẻ
có nhiều đồ dùng đồ chơi để giáo viên có thể tổ chức các hoạt giúp trẻ thỏa sức
trải nghiệm về cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Trẻ lớp tơi có số lượng phù hợp với diện tích phịng, đa số các cháu đều
khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, khả năng tiếp thu bài tốt, chủ động tích cực trong giao
tiếp và tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Các bậc phụ huynh trong lớp nhiệt tình ủng hộ về cơ sở vật chất, ủng hộ
nguyên phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi, gần gũi chia sẻ các kinh nghiệm và
thống nhất phương pháp cùng dạy trẻ theo khoa học.
- Chị em giáo viên trong trường ln đồn kết, có ý thức học hỏi và chia

sẻ những ý tưởng và kinh nghiệm xây dựng lớp học cho nhau.
* Khó khăn:
- Bản thân đơi khi cịn lúng túng, chỉ có những nhận thức về năng lượng
đơn giản, chưa hiểu hết về tầm quan trọng của năng lượng nên chưa thiết kế
được nhiều hoạt động để giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
- Đại bộ phận phụ huynh làm nông nghiệp nên rất bận, đa số chưa dành
nhiều thời gian cho việc kèm trẻ học và giáo dục trẻ những hành vi sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Một số trẻ cịn nhút nhát, thụ động chưa tích cực tham gia vào các hoạt
động. Vốn hiểu biết của trẻ về mơi trường xung quanh cịn hạn chế, ý thức về
việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả còn chưa cao, kỹ năng giao tiếp với
mọi người, kỹ năng đặt và trả lời câu hỏi còn hạn chế.
- Nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường
mầm non khơng được xây dựng theo chương trình giáo dục riêng lẻ mà được
lồng ghép vào các nội dung của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh
đó, các tài liệu về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ mầm
non cịn ít nên giáo viên chúng tơi có ít tài liệu để tham khảo và học tập.
* Điều tra thực trạng:

3


Để có cơ sở đánh giá và so sánh kết quả thực hiện đề tài, nắm được kiến
thức về năng lượng và cách tiết kiệm năng lượng cũng như khả năng, thái độ của
trẻ khi sử dụng các nguồn năng lượng tôi tiến hành khảo sát một số kỹ năng của
trẻ trong lớp qua các giờ hoạt động vào đầu năm học ……..như sau:
Thời
gian

Nội dung


Số trẻ

Nhận biết các nguồn

37

năng lượng
Nhận thức
Thán
g9

về

môi

37

Tố
t
5
6

%
13,5
16,2

Kh
á
20


%

TB

%

54,

12

32,4

18

0
48,

13

35,1

trường và ô nhiễm môi
trường
Kĩ năng khi sử dụng các
nguồn năng lượng
Có ý thức tiết kiệm điện,
nước khi sử dụng
Có hành động cụ thể


6
37
37
37

4
4
3

trong việc tiết kiệm năng

10,8
10,8
8,1

21

56,

12

32,4

19

7
51,

14


37,8

18

4
48,

16

43,2

6

lượng
Qua kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy kiến thức về năng lượng và cách
tiết kiệm năng lượng cũng như khả năng, thái độ của trẻ khi sử dụng các nguồn
năng lượng đạt tốt và khá còn thấp, số trẻ đạt trung bình cịn cao.
Với những thuận lợi, khó khăn và kết quả điều tra thực trạng trên tơi đã
tích cực chủ động tìm tịi nghiên cứu để tìm ra “Một số biện pháp dạy trẻ Mẫu
giáo lớn (5-6 tuổi) sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường Mầm
non” với mong muốn cung cấp cho trẻ những kiến thức về năng lượng và môi
trường đồng thời rèn cho trẻ những kĩ năng cũng như ý thức sử dụng nguồn
năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
4.1.2. Một số biện pháp dạy trẻ Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường Mầm non
* Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức về năng lượng và sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả
4



Để trẻ có kiến thức và kĩ năng về sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả trước tiên tôi luôn xác định bản thân phải nắm vững kiến thức về năng
lượng để từ đó xây dựng các hoạt động dạy trẻ. Tôi cũng luôn xác định khi hiểu
về các nguồn năng lượng và tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống thì bản
thân sẽ biết phải làm gì và làm như thế nào, từ đó mới tìm ra những phương
pháp hay, sáng tạo và vận dụng linh hoạt để dạy trẻ. Chính vì vậy ngay từ trong
hè tơi đã tự lên kế hoạch bồi dưỡng cho mình về các nguồn năng lượng và cách
sử dụng các nguồn năng lượng như thế nào cho tiết kiệm, hiệu quả. Tôi đã tích
cực tìm kiếm trên sách báo, tạp chí, Internet những bài viết, tư liệu, băng hình có
liên quan đến năng lượng sưu tầm và tập hợp lại thành tài liệu để bồi dưỡng như:
Giáo dục trẻ mẫu giáo sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Tổ chức thực
hiện nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong gia đình;
MơĐun về thiết kế các hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung bảo vệ môi
trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả …
Để nắm chắc những kiến thức hơn sau khi nghiên cứu tài liệu và để kết
hợp cùng giáo viên trong lớp tự học và bồi dưỡng tôi đã nghiên cứu và sưu tầm
những bài tập thực hành, trắc nghiệm và cùng cô giáo trong lớp làm thực hành
hoặc sưu tầm những tình huống và tự đưa ra cách giải quyết :
Ví dụ: Bài trắc nghiệm tìm hiểu về các nguồn năng lượng và sử dụng các nguồn
năng lượng
1. Dạng năng lượng thiên nhiên đầu tiên được loài người sử dụng là:
A. Năng lượng mặt trời;
B. Năng lượng gió;
C. Năng lượng sinh khối;
D. Năng lượng thuỷ triều;
E. Năng lượng địa nhiệt.
2. Nguồn năng lượng được sử dụng nhiều nhất ở các nước đang phát triển là:
A. Năng lượng thuỷ điện;
B. Năng lượng sinh khối;
C. Năng lượng từ than;

5


D. Năng lượng từ dầu;
E. Năng lượng mặt trời.
3. Tác động tiêu cực tới mơi trường do q trình khai thác thuỷ điện: (tìm một ý
kiến sai):
A. Động đất cưỡng bức;
B. Thay đổi thời tiết khí hậu khu vực;
C. Thay đổi độ mặn của nước khu vực cửa sông vên biển;
D. Mất đất canh tác;
E. Ngăn chặn sự phát triển của quần xã thực vật.
4. Thế nào là sử dụng năng lượng điện tiết kiệm hiệu quả:
A: Là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, khơng dùng nữa thì tắt ngay
B. Là sử dụng một lượng điện năng ít nhất mà vẫn thỏa mãn nhu cầu sử dụng
điện hàng ngày
C: Cả 2 phương án trên
….
Ngồi ra tơi cũng cùng giáo viên trong lớp sưu tầm và sáng tác những bài
thơ, câu chuyện hay những bài vè về sử dụng năng lượng để dạy trẻ và cũng để
bản thân dễ nhớ, dễ thuộc hơn.
“BẬP BÊNH”

AN TOÀN – TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG

Bập bênh bập bênh
Công tắc học bài

Bạn ơi sử dụng điện năng
An tồn tiết kiệm lịng rằng quyết tâm


Ở ngay tay phải

Là mang lợi ích âm thầm

Ngồi vào bật sáng

Cho bản thân đẹp như tâm của mình

Học xong tắt liền

Mang niềm vui đến gia đình

Bập bênh ln nhắc

Đến cộng đồng, đến tâm tình quốc gia.

6


Em nhớ từng giờ.
Tiết kiệm từng giây
Chăm chỉ học hành
Bập bênh lại nhắc
Ánh sáng đèn học
Em luôn ghi nhớ.

Với việc tự học tập bằng nhiều kênh, nhiều cách khác nhau tơi nhận
thấy mình đã có những kiến thức cơ bản về năng lượng và sử dụng năng
lượng tiết kiệm hiệu quả để từ đó xây dựng thành những hoạt động để dạy trẻ

mang lại hiệu quả.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch
Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học đòi hỏi mỗi giáo viên phải có sự đầu
tư thời gian thật nghiêm túc để nghiên cứu nội dung các chủ đề của năm học mà
độ tuổi mình giảng dạy từ đó xây dựng cho lớp mình một kế hoạch cụ thể trong
từng chủ đề. Thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường, ngay từ gần cuối hè khi nhận
được sự phân công đứng lớp của nhà trường bản thân tôi đã tập trung nghiên
cứu, rà sốt lại chương trình giảng dạy năm cũ xem chủ đề có những sự thay đổi
gì, cần bổ sung những nội dung, đồ dùng nào và đưa nội dung nào vào dạy trẻ sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Từ đó tơi ghi lại để xây dựng kế hoạch
thực hiện, lựa chọn một số phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động cho
phù hợp để có kế hoạch bổ sung trong năm học.

7


Để nắm được mức độ nhận thức của trẻ về sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả, ngay từ đầu năm học (tháng 9) tôi đã tiến hành đánh giá chất lượng
học sinh đầu năm. Từ đó có cơ sở để xây dựng cho mình những kế hoạch cụ thể
để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp
nhất để lồng ghép tích hợp vấn đề giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả vào các nội dung của chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhằm bồi
dưỡng, giáo dục kịp thời cho những trẻ còn yếu kém.
Cách làm: Từ tuần thứ 2 tháng 9 năm học tôi và giáo viên cùng
lớp đã chia số trẻ trong lớp thành 4 nhóm, mỗi cô sẽ chịu trách nhiệm theo dõi,
đánh giá, khảo sát chất lượng của hai nhóm trẻ mà mình phụ trách. Để đánh giá
mức độ nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, tôi và
giáo viên cùng lớp đã xây dựng hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống,
tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trải nghiệm
cho trẻ tham gia. Thông qua kết quả của các hoạt động đó mà tơi và giáo viên

cùng lớp đã đánh giá được mức độ nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả. Kết quả đánh giá của trẻ được ghi vào bảng đánh giá
riêng của mỗi trẻ với các tiêu chí cần đạt cho trẻ mầm non. Từ việc khảo sát trẻ
dựa vào thực tế khả năng, nhận thức của trẻ lớp mình, điều kiện cụ thể của
trường, lớp, địa phương tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng chủ đề, từng
tuần. Bám sát vào phần thực hiện chương trình để đề ra những nội dung cụ thể
và thực hiện theo đúng kế hoạch.
Khi xây dựng kế hoạch tôi luôn ưu tiên nhiều đến vấn đề xây dựng nội
dung các hoạt động trải nghiệm để dạy trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả, tạo môi trường nhưng nội dung hoạt động đó phải gần gũi, phù hợp với khả
năng nhận thức của trẻ, dễ kiếm đồ dùng, an toàn với trẻ và trẻ được giao lưu
nhóm nhiều hơn là cá nhân trẻ hoạt động.
Ngồi ra tơi cũng xây dựng sẵn kế hoạch trang trí lớp, trang trí các góc
chơi, góc tun truyền sao cho sinh động mang đậm màu sắc để giáo dục trẻ sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với điều kiện lớp mình. Qua

8


bảng kế hoạch đó từng chủ đề tơi bám sát vào đó để thực hiện tránh trường hợp
lặp lại của nội dung hoạt động, đồ dùng đồ chơi gây sự nhàm chán cho trẻ.
Ví dụ: Bảng kế hoạch dạy trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả:
Hoạt động
Chơi,
Tên

Đón trẻ trị

chủ đề


chuyện

Hoạt

Chơi

Chơi,

động

ngồi

hoạt

học

trời

động góc

hoạt
Vệ sinh

động
theo ý

- Bé

- Nối


-Trị

thích
- Tơ tranh

mở cửa đón Ngơi

chăm sóc

hoặc dán

chuyện,

bảo vệ

nắng, gió

trường

bảo vệ

tranh vào

thực

mơi

vào lớp

xanh


cây xanh. mặt cười

hành về

trường,

- Trò

trong

- Cùng

(mặt

những

tiết kiệm

chuyện về

mắt bé

trải

mếu) với

hành vi

điện


những đồ

-Truyện nghiệm:

những

tiết kiệm - Xem

Lớp Na

Vì sao

hành vi

nước

video và

- Cùng cơ

Trường dùng sử

- Vẽ:

mầm

dụng điện

mất


khăn

tiết kiệm

uống,

trị

non

trong

điện…

khơ?

(Khơng

nước

chuyện

trường

- Chơi

tiết kiệm) sinh

về tác hại


mầm non.

với

năng

hoạt.

của việc

- Những

nước…

lượng.

- Khi rửa sử dụng

hành vi tiết

-Xây

tay và

lãng phí

kiệm điện,

dựng


sau khi

nguồn

nước…

ngơi

rửa tay

năng

trường

bé cần

lượng

xanh và

làm gì

- Cùng

tiết kiệm

để tiết

trải


năng

kiệm

nghiệm:

lượng

nước?

Lớp mình

9




- Bé

mất điện

dùng

thì sẽ như

nước

thế nào?


sạch như - Lớp
thế nào

khơng

cho đúng ánh sáng
-Trị

KPKH:

-

chuyện

Những

trải

những đồ

đồ dùng nghiệm

dùng sử

sử dụng gió

dụng điện

điện


từ đâu?

Gia

trong gia

trong

- Làm thì năng

đình

đình bé

gia đình nghiệm:

- Trị





chuyện về

- Xé

nước

ngơi nhà


- Trị

hóa đơn thu dán

khơng

tiết kiệm

chơi:

tiền điện,

ngơi

chảy?

năng

Phân loại

nước hàng

nhà tiết

- Tại sao lượng bé

hành vi

tháng tại


kiệm

những

nên,

gia đình.

năng

bàn chân - Tìm và

khơng

- Trị

lượng

in

nên

chuyện bé



sàn biến những

- Trị


mất

hành vi

chơi: Nối

lạnh như

tiết kiệm

nhiên liệu

thế nào là

năng

với các

đúng cách.

lượng

đồ dùng



trong gia

sử dụng


đình…

nhiên

sử dụng tủ

Cùng - Bán

cách?

- Bé tiết - Xem

những

kiệm

mặt hàng

nước khi trò

đến giúp tiết
kiệm
lượng

sao - Xây

mơ ước

trên nối


10

video và

tắm như chuyện
thế nào?

khi nhà



mất điện
bé làm
gì?


liệu …

…….
* Biện pháp 3: Dạy trẻ thông qua ngôn ngữ, kí hiệu
Trẻ mầm non là đối tượng đặc biệt vì trẻ chưa biết đọc, biết viết chính vì
vậy đối với trẻ ngôn ngữ truyền đạt chủ yếu được thể hiện qua những hình ảnh.
Để trẻ có thói quen sử dụng tiết kiệm năng lượng mọi lúc, mọi nơi mà không
cần người lớn nhắc nhở, tại lớp tôi đã dán ở tất cả các nơi có sử dụng các thiết
bị điện nước những hình ảnh khẩu hiệu nhắc nhở trẻ cũng như nhắc nhở chính
bản thân tiết kiệm điện, nước. Trẻ mầm non dễ nhớ lại dễ quên nên hàng ngày
được lặp đi lặp lại các hình ảnh đó sẽ ngấm dần vào trí nhớ của trẻ để đến khi
những hành vi trở thành một thói quen ăn sâu vào tiềm thức trẻ, trẻ sẽ thực
hiện nó một cách tự nguyện và cịn có thái độ và nhận thức với hành vi của
những người xung quanh mình. Chính vì vậy tại những bồn rửa mặt, rửa tay

của trẻ bên cạnh hình ảnh các thao tác vệ sinh tơi dán hình ảnh vịi nước chảy
nhỏ và dùng xong khóa vịi.

Khóa vịi nước sau khi sử dụng

Vặn nhỏ vòi nước khi sử dụng
11


Trẻ chưa biết chữ nhưng với những hình ảnh đơn giản dễ hiểu sẽ giúp
trẻ làm theo và ghi nhớ một cách từ từ. Tại dưới những ổ điện được lắp đặt an
tồn chỉ có cơng tắc tắt mở và được thiết kế hợp lý hay phía trên của tivi tơi
dán hình ảnh em bé đưa tay tắt điện khi ra khỏi phịng hay tắt điều khiển tivi
khi khơng sử dụng.

12


Bên cạnh cửa ra vào, cửa sổ để hình thành cho trẻ có ý thức tận dụng
nguyên liệu tự nhiên tơi dán hình ảnh mở cửa hay bên cạnh bình nước là hình
ảnh em bé rót nước vừa đủ khi uống…
Những ngày đầu dán những hình ảnh đó trẻ lớp tơi chưa quen nên có trẻ
vẫn cịn qn khi đó tôi luôn theo sát chú ý nhắc nhở trẻ và chỉ vào những biểu
13


tượng để trẻ nhớ hoặc dặn dò các bạn nên chú ý quan tâm để nhắc nhở nhau
cùng thực hiện.
Trẻ rất hứng thú với những hình ảnh đó và thường xun làm theo. Có
những trẻ chưa kịp hoặc khơng thực hiện sẽ bị bạn khác nhắc nhở. Hành động

được thực hiện hàng ngày dần trở thành một thói quen, nề nếp của trẻ và sẽ theo
trẻ cả về đến nhà.
Để trẻ ln có ý thức thực hiện trước tiên tơi và giáo viên trong lớp luôn
là người gương mẫu thực hiện để trẻ noi theo. Mỗi lần thực hiện tôi lại nhắc để
trẻ quan sát và làm theo cô hoặc có thể nhắc nhở cơ khi cơ chưa kịp thực hiện.
Ví dụ: Khi cho trẻ ra ngồi tơi cùng trẻ đến gần công tắc điện và hỏi trẻ
chúng ta phải làm gì trước khi ra khỏi lớp? Tơi chỉ lên biểu tượng cho trẻ nhắc
lại và tắt điện.
Hàng ngày trong giờ trị chuyện với trẻ tơi ln nhắc trẻ quan sát xem
hôm nay những bạn nào thực hiện tốt (hoặc chưa tốt) hành vi tiết kiệm năng
lượng để đến giờ nêu gương cô cho trẻ nêu tên và tuyên dương những trẻ thực
hiện tốt, nhắc nhở những trẻ chưa thực hiện tốt.
Bên cạnh đó tơi tích cực sưu tầm tranh ảnh có nội dung sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả làm thành sách truyện cho trẻ xem với tựa đề “Vì một
hành tinh khỏe mạnh”
Trong sách đó có những hình ảnh dạy trẻ kiến thức cơ bản về những hành
động tiết kiệm năng lượng hiệu quả trong việc sử dụng những đồ điện gia dụng
thơng thường tại gia đình và trong nhà trường. Đó là tắt các thiết bị như: quạt
gió, bóng đèn, tivi, máy điều hịa nhiệt độ…khi khơng cần thiết sử dụng. Đặc
biệt sách cịn có hình ảnh những sản phẩm tiết kiệm điện tốt nhất, sử dụng
phương tiện giao thông công cộng, tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên trong
sinh hoạt như: ánh sáng ban ngày, nước mưa để tưới cây và rửa sân, thường
xuyên mở cửa để khơng khí trong nhà được thơng thống thay vì dùng quạt gió
hoặc điều hịa…
Ngồi ra, sách cịn hướng dẫn trẻ biết cách sử dụng năng lượng một cách
hợp lý như: khơng lãng phí nước sinh hoạt, tiết kiệm giấy bằng cách dùng
14


lượng giấy vừa đủ khi gói đồ …Sách cịn hướng dẫn trẻ phân loại rác thải, giúp

người lớn tái chế các vật dụng đã qua sử dụng, chuyển từ sử dụng đồ dùng một
lần sang đồ dùng có thể sử dụng nhiều lần …Hay tôi sưu tầm những quyển
truyện tranh có nội dung về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và ảnh
hưởng của việc không sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đến môi trường,
trái đất như thế nào?

Sách, truyện hướng dẫn trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Tất cả những thơng điệp đó đều được gửi qua những bức ảnh sinh động,
đẹp mắt, hấp dẫn khiến trẻ rất thích thú, thường xuyên lấy ra xem, học tập và
làm theo. Khi trẻ xem tranh tôi thường cho trẻ tạo thành từng nhóm ngồi cùng
xem, cùng thảo luận điều này có tác dụng hơn rất nhiều khi trẻ xem cá nhân trẻ.
Những cuốn truyện tranh này đã phát huy tác dụng một cách hiệu quả hơn
cả những lời nhắc nhở, hướng dẫn hàng ngày của cô giáo. Từ những hành động
nhỏ giúp trẻ có ý thức chống lãng phí tài ngun, góp phần bảo vệ tài nguyên
trong cuộc sống hàng ngày. Qua việc xem tranh tôi cũng muốn trẻ lớp mình trở
thành những tuyên truyền viên tích cực trong việc tiết kiệm nguồn năng lượng.
Tơi đã nhắc nhở trẻ khơng những có ý thức sử dụng tiết kiệm hiệu quả mà nên
tuyên truyền cho mọi người xung quanh, cho những thành viên trong gia đình
15


mình cùng thực hiện. Tơi tin rằng một ơng bố sẽ nghe lời con trẻ hơn cả nghe lời
vợ hay báo đài nhắc nhở cần phải tiết kiệm các nguồn năng lượng vì bố mẹ nào
cũng muốn mình là tấm gương cho con mình noi theo. Trẻ em có sức lan tỏa vô
cùng rộng lớn và tác động được nhiều đến cộng đồng xã hội. Khơng một người
lớn nào có thể bỏ qua những câu nói vơ cùng ngộ nghĩnh và đáng yêu của các
con: “Bố ơi, bố tắt điện đi!” “Mẹ lại qn khơng khóa vịi nước kìa”…
Với biện pháp đơn giản như vậy nhưng trẻ lớp tôi đã rất thành thục và có
ý thức rất cao trong việc sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng. Ngoài ra tơi
cịn nhận được những phản hồi rất tích cực từ các bậc phụ huynh. Có rất nhiều

trẻ ngay cả khi về nhà cũng rất có ý thức tiết kiệm và nhắc nhở mọi người cùng
tiết kiệm. Có trẻ cịn u cầu mẹ dán kí hiệu lên các thiết bị sử dụng điện, nước
để không quên sử dụng tiết kiệm năng lượng giống như cô giáo làm ở lớp.
Trẻ nhỏ tuy chưa thể hiểu hết về năng lượng nhưng với ý thức và thái độ
của trẻ trước hai nguồn năng lượng thường xuyên được sử dụng trong cuộc sống
hàng ngày là điện và nước như vậy tôi tin rằng khi lớn lên trẻ sẽ có ý thức với tất
cả các nguồn năng lượng khác. Điểm mới của biện pháp này chính là dùng hình
ảnh để dạy trẻ và sau đó lại nhờ trẻ tác động đến những người xung quanh trẻ.
Tuy là việc làm hết sức đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả to lớn.
* Biện pháp 4: Tích hợp nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết
kiệm hiệu quả thơng qua các hoạt động trong ngày.
Vì dạy trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả không là nội dung cụ
thể của lĩnh vực phát triển nào nên tơi đã lồng ghép tích hợp vào tất cả các hoạt
động trong ngày. Tuy nhiên khi lồng ghép tôi ln chú ý đến hai yếu tố đó là
phù hợp, khơng có sự gị bó và nhẹ nhàng thoải mái.
Thời gian chủ yếu của trẻ trong một ngày là ở lớp chính vì vậy vai trị của
cơ giáo trong việc hướng dẫn giáo dục trẻ là rất quan trọng. Do đó tơi thường
xun lựa chọn nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả phù
hợp với điều kiện cuộc sống thực và chủ đề đang thực hiện để dạy trẻ. Tôi dựa
vào kế hoạch đã xây dựng từ đầu năm để đưa vào chủ đề nhẹ nhàng, phù hợp mà
không bị chồng chéo hay lặp lại nội dung.
16


* Hoạt động đón trẻ, trị chuyện thể dục sáng và trả trẻ:
Đây là hoạt động dành nhiều thời gian nhất trong ngày. Cơ giáo có thể
xây dựng nhiều nội dung để trò chuyện cùng trẻ về năng lượng cũng như cách
sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Dựa vào kế hoạch đã xây dựng ngồi
những nội dung trị chuyện về chủ đề, tơi lồng ghép trị chuyện và cho trẻ xem
tranh về những đồ dùng sử dụng điện trong lớp và trong gia đình. Xem tranh

phân biệt hành vi đúng, sai trong sử dụng năng lượng. Cho trẻ lựa chọn những
vật dụng sử dụng điện, xăng dầu, gas…trong đồ chơi gia đình. Khi cho trẻ ra sân
tập thể dục, tơi trị chuyện cho trẻ biết lợi ích của ánh nắng buổi sáng đối với
cơ thể…
* Hoạt động học:
Nếu như ở hoạt động trị chuyện, đón trả trẻ cơ giáo chỉ có thể lồng ghép
vào cùng với nội dung trị chuyện của chủ đề thì trong hoạt động học cơ giáo có
thể xây dựng hẳn một hoạt động dạy trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
như: KPKH: Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình bé. Khám phá tìm hiểu về
gió. Bé sử dụng nước sạch như thế nào? hay tạo hình: Vẽ ngơi nhà (Trường)
xanh trong mắt bé…Với những hoạt động này tôi xây dựng nội dung cho trẻ
quan sát, trải nghiệm tìm hiểu về các nguồn năng lượng và cách sử dụng các
nguồn năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Với hoạt động khám phá: “Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình bé” tơi
cho trẻ tìm hiểu về những đồ dùng sử dụng điện như ti vi, tủ lạnh, quạt, bóng
điện…và cách sử dụng các đồ dùng đó như thế nào để tiết kiệm điện bằng những
câu hỏi gợi mở hoặc những tình huống đưa ra để trẻ xử lý.
Ví dụ: Để tiết kiệm điện, khi sử dụng tủ lạnh cần lưu ý điều gì?
Hay: Bạn A đi ngủ qn khơng tắt ti vi thì điều gì sẽ xảy ra?...
Tơi đã làm một số mơ hình như tủ lạnh, tivi, bóng điện, quạt …để cho trẻ
trực tiếp trải nghiệm bằng những tình huống như: Ti vi đang chiếu phim hoạt
hình nhưng cơ bảo đến giờ đi ngủ rồi con lên giường thôi nào và cô cùng các trẻ
khác quan sát xem bạn sẽ làm như thế nào. Cô cho các trẻ khác nhận xét xem
bạn làm đã đúng chưa? Nếu là con con sẽ làm như thế nào? Qua đó giáo dục trẻ
17


luôn chú ý tắt tivi và các thiết bị điện khác khi khơng sử dụng để tiết kiệm điện.
Sau đó cho trẻ chơi trị chơi tìm và chỉ ra đâu là những hành vi tiết kiệm điện.
Với hoạt động cho trẻ khám phá: “Bé dùng nước sạch như thế nào?” Tơi

đã xây dựng cho trẻ khám phá bằng các trị chơi, những trải nghiệm thực tế khi
sử dụng nước như trị chơi: nước dùng để làm gì? Cho trẻ đi quanh chiếc bàn để
tranh khi có hiệu lệnh trẻ tìm thật nhanh bức tranh về tác dụng của nước. Hay
cho trẻ trải nghiệm với cách sử dụng nước đúng cách khi uống nước (Rót vừa đủ
uống), khi rửa rau, giặt khăn (Vặn nước vừa đủ không để nước tràn ra ngoài, tận
dụng nước rửa rau để tưới cây)…Cuối cùng cho trẻ củng cố kiến thức qua trò
chơi “chọn hành động đúng hoặc sai khi sử dụng nước”.

Trò chơi: “Chọn hành động đúng hoặc sai khi sử dụng năng lượng”
Qua những hoạt động tơi ln khắc sâu giáo dục trẻ có những hành động
thiết thực, vừa sức của trẻ để sử dụng điện, nước và các nguồn năng lượng khác
tiết kiệm góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên đang dần bị cạn kiệt. Giáo dục trẻ
có ý thức tiết kiệm năng lượng ở mọi lúc, mọi nơi. Nhắc nhở mọi người trong
gia đình và những người xung quanh cùng thực hiện.
* Chơi ngoài trời:
Đây là một hoạt động trẻ được gần gũi với thiên nhiên nhất và cũng rất
dễ để giáo viên xây dựng lồng ghép các hoạt động cho trẻ trải nghiệm. Với
18


mỗi hoạt động tôi luôn cố gắng xây dựng những yếu tố bất ngờ, tạo sự tò mò
khám phá của trẻ như cho trẻ làm thí nghiệm về tác dụng của nắng bằng cách
cho trẻ nhúng những bàn tay, bàn chân vào nước sau đó in lên sàn dưới trời
nắng. Cho trẻ dự đốn xem điều gì xảy ra? Cơ cùng trẻ quan sát và thấy được
bàn tay, bàn chân trên sàn dần mất đi. Cô hỏi bàn tay, bàn chân biến đâu mất?
Tại sao lại như vậy?

Trẻ trải nghiệm tìm hiểu tác dụng của nắng
Hay tơi cho trẻ làm thí nghiệm nhúng hai chiếc khăn vào nước tơi hỏi trẻ
làm thế nào để khăn khô? (Phơi nắng hoặc dùng bàn là để là khăn) Cô đem một

chiếc ra phơi nắng một chiếc cô dùng bàn là để là khô. Cơ hỏi trẻ dùng cách là
khơ thì phải có gì? (Bàn là, điện) Cịn cách thứ nhất có phải dùng đồ dùng gì
khơng? Cách nào tiết kiệm điện? Từ đó cho trẻ rút ra về tác dụng của ánh nắng.
Ngoài ra cô giáo mở rộng cho trẻ những hiểu biết về tác dụng của ánh nắng như
nắng buổi sáng giúp cung cấp vitamin D có lợi cho cơ thể, phịng tránh bệnh tật,
nắng giúp cho đồ đạc mau khô, thơm tho và sạch sẽ…giáo dục trẻ luôn tận dụng
ánh nắng tự nhiên để tiết kiệm điện.
Ngoài ra tùy từng chủ đề tôi xây dựng các hoạt động như: Chơi với nước

19


cùng cơ chăm sóc cây xanh, quan sát và trị chuyện những loại xe tiết kiệm năng
lượng, làm thí nghiệm về sức đẩy của nước qua hoạt động “Tại sao nước khơng
chảy” làm thí nghiệm về sức đẩy của gió hay dùng sỏi để xếp ngôi nhà hoặc
phương tiện giao thơng tiết kiệm năng lượng…

Cùng cơ chăm sóc cây xanh
Với những hoạt động này tôi thấy trẻ rất hứng thú, tham gia hoạt động rất
tích cực. Qua các hoạt động rất nhẹ nhàng thoải mái tôi đã cung cấp cho trẻ về
đặc điểm, ích lợi của một số nguồn năng lượng và điều quan trọng hơn là trẻ biết
cách sử dụng tiết kiệm hiệu quả các nguồn năng lượng đó.
*Chơi, hoạt động ở các góc
Nếu khéo léo thì mỗi góc chơi của trẻ cơ giáo đều có thể lồng ghép nội
dung dạy trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Góc phân vai: Trẻ thao tác vai chơi với những đồ dùng trong gia đình có sử
dụng điện, ga. Bán những đồ dùng tiết kiệm điện…
20



- Góc xây dựng: Xây dựng những cơng trình khơng sử dụng điện mà tận dụng
nguồn năng lượng mặt trời. Xây dựng ngôi nhà xanh của bé…

Xây dựng ngôi nhà xanh của bé
- Góc sách truyện: Xem tranh ảnh những hành vi sử dụng đúng và tiết
kiệm các nguồn năng lượng, phân loại những hình ảnh đúng sai về sử dụng năng
lượng. Xem sách truyện có nội dung sử dụng các nguồn năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả.

Trẻ xem tranh ảnh về năng lượng
- Góc thiên nhiên: Dạy trẻ chăm sóc cây, tưới cây, gieo hạt, nhặt cỏ cho
bồn cây, bảo vệ cây, làm các thí nghiệm về cây xanh với ánh sáng và nước, thí
21


nghiệm hiệu ứng nhà kính, thí nghiệm nước ơ nhiễm, làm sạch nước bẩn, thí
nghiệm với kính lúp…
- Góc tạo hình: Sáng chế ra các loại ơ tơ, phương tiện giao thơng, đồ gia dụng …
có sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sạch mà khơng
dùng xăng dầu. Vẽ, xé dán ngôi nhà đặc biệt (Ngôi nhà có nhiều cửa sổ). Dạy trẻ
dùng các nguyên vật liệu, phế thải, chai lọ đã qua sử dụng để làm thành sản
phẩm theo ý tưởng của trẻ. Dạy trẻ tiết kiệm các đồ dùng như: Keo dán, hồ ( bơi
hồ vừa đủ), giấy...
Qua những góc chơi trẻ được nhập vai chính là những người trực tiếp sử
dụng những những nguồn năng lượng và tạo ra những nguồn năng lượng một
cách chân thực nhất. Từ đó hình thành ý thức cho trẻ tiết kiệm năng lượng trong
cuộc sống hàng ngày ngay từ khi cịn nhỏ.
*Vệ sinh
Để hình thành cho trẻ ý thức tiết kiệm nước khi vệ sinh tôi phải thường
xuyên nhắc nhở trẻ và yêu cầu trẻ thực hiện tốt các kí hiệu cơ đã dán như vặn

vịi nước vừa phải khi sử dụng, khơng mở vịi nước liên tục trong q trình rửa
tay, đánh răng, khóa khi khơng sử dụng, rót lượng nước vừa đủ uống, khi đi vệ
sinh xả nước nhẹ bên nút nhỏ…

Trẻ vặn vòi nước nhỏ khi rửa tay và khóa vịi khi khơng sử dụng

22


*Chơi, hoạt động theo ý thích
Chơi, hoạt động theo ý thích là thời điểm cơ giáo có nhiều thời gian để trò
chuyện, giao lưu với trẻ. Bên cạnh việc giới thiệu và hướng dẫn trẻ sử dụng các
thiết bị điện, nước một cách tiết kiệm, tôi cho trẻ làm quen với những bài thơ,
câu chuyện, bài hát về giáo dục tiết kiệm năng lượng do tôi sưu tầm và sáng tác.
Tơi cịn sử dụng những bức tranh, những đồ dùng có nội dung về năng lượng và
tiết kiệm năng lượng để cho trẻ kể chuyện sáng tạo vừa phát triển tư duy, ngôn
từ cho trẻ vừa giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, những câu
chuyện được trẻ tự nghĩ ra, tự chắp nối lại trẻ sẽ nhớ rất lâu và tôi nhắc trẻ về
nhà sẽ kể lại câu chuyện này cho ông bà, bố mẹ, anh chị em của mình nghe.

Trẻ kể chuyện sáng tạo về chủ đề tiết kiệm năng lượng
Ngồi ra tơi cũng sưu tầm những video clip về các nguồn năng lượng và
hậu quả của việc không tiết kiệm năng lượng sẽ gây ảnh hưởng thế nào trong
tương lai, hoặc tô màu tranh ảnh, vẽ tranh về các nguồn năng lượng, cách sử
dụng, tranh bảo vệ môi trường…
Khi lồng ghép nội dung dạy trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả
vào tất cả các hoạt động trong ngày, tôi luôn chú ý với phương châm tích hợp
nhẹ nhàng, khơng nóng vội, khơng gị bó tạo cho trẻ sự thoải mái nhất và luôn
chú ý lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động trẻ được lĩnh hội kiến thức một
23



cách hết sức tự nhiên. Đặc biệt tôi luôn chú trọng tận dụng các yếu tố chơi một
cách tối đa để dạy trẻ vì trẻ mẫu giáo “Học bằng chơi, chơi mà học” qua các trò
chơi trẻ được tiếp thu kiến thức dễ dàng và thoải mái ví dụ như trị chơi: “Chọn
hình ảnh đúng sai” Trị chơi: “Nghe nhanh đốn giỏi”… Mỗi ngày đến trường cơ
giáo dạy trẻ thêm một điều mới sẽ giúp trẻ thêm trưởng thành, thêm hiểu biết về
thế giới xung quanh từ đó giúp trẻ thêm u trường, u lớp góp phần khơng
nhỏ trong việc hình thành thái độ, hành vi, ý thức của trẻ đối với các nguồn năng
lượng. Cũng qua việc lồng ghép khơng những dần hình thành kiến thức, kĩ năng
và thái độ tích cực cho trẻ, bản thân tơi cũng nhận thấy mình có thêm kĩ năng
thiết kế và tổ chức các hoạt động nói chung và các hoạt động dạy trẻ sử dụng tiết
kiệm hiệu quả năng lượng nói riêng, xây dựng được nhiều hoạt động mang yếu
tố trải nghiệm góp phần phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của trẻ qua
đó cũng góp phần thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ
làm trung tâm”.
* Biện pháp 5: Nêu cao vai trò trách nhiệm của trẻ trong việc xây dựng
nội quy của lớp
Bên cạnh việc sử dụng các hình thức khác nhau để dạy trẻ sử dụng năng
lượng tiết kiệm, tơi cịn kích thích khả năng sáng tạo của trẻ và nâng cao hơn
nữa tinh thần trách nhiệm của trẻ thông qua việc cô cùng trẻ xây dựng nội quy
sử dụng điện, nước tiết kiệm ở trường, lớp. Hoạt động này rất thú vị vì chính trẻ
là người cùng đưa ra ý tưởng với cơ giáo và khi ý tưởng đó được chấp nhận thì
chính bản thân trẻ cũng đã tự mình ghi nhớ nội qui đó và đương nhiên trẻ sẽ
thực hiện theo một cách tự nguyện mà không cảm thấy bị ép buộc. Những điều
ghi trong nội quy cũng chính là những điều được tôi bổ sung vào nội dung nêu
gương cuối ngày để các bạn nhận xét chính bản thân và các bạn của mình đã
thực hiện nội quy tốt chưa. Những bạn thực hiện tốt, tôi cùng cả lớp khen
thưởng và khuyến khích trẻ phát huy, các bạn khác học tập theo cịn những bạn
thực hiện chưa tốt tơi nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ cũng như các bạn khác rút kinh

nghiệm để lần sau không tái phạm. Với việc khen, chê rõ ràng nhưng cũng rất
24


nhẹ nhàng kịp thời khiến trẻ rất thích thú và thường rất chú ý làm nhiều việc tốt
để được khen, cịn những bạn chưa được khen thì cố gắng hơn để được khen
giống bạn vì tâm lý của trẻ là rất thích được mọi người xung quanh khen ngợi
mình, càng được khen trẻ càng hào hứng tích cực hơn. Khi xây dựng nội quy, tơi
chỉ là người gợi ý cịn chủ yếu để trẻ đưa ra ý kiến, tôi cho trẻ chia nhóm để trẻ
cùng thảo luận bàn bạc với nhau sau đó thống nhất chung.
Ví dụ:
NỘI QUY SỬ DỤNG ĐIỆN, NƯỚC CỦA LỚP A1
1. Luôn hỏi người lớn khi sử dụng các thiết bị có liên quan đến điện.
2. Luôn tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
3. Khơng bao giờ được đến gần nơi có ổ điện, khơng tự cắm, rút phích điện ra
khỏi ổ cắm.
4. Khơng để nước rơi vào các thiết bị có sử dụng điện.
5. Không bao giờ được chạm vào dây điện.
6. Khi ngửi thấy mùi khét trong lớp, trong gia đình phải gọi báo ngay cho
người lớn.
7. Nhắc nhở mọi người chưa tắt các thiết bị điện khi khơng dùng đến.
8. Rót đủ nước khi uống, khơng làm đổ nước ra ngồi.
9. Khơng vặn vịi nước chảy liên tục trong q trình rửa tay, rửa mặt, đánh
răng.
10. Khóa vịi nước khi sử dụng xong, nếu thấy vòi nước chảy liên tục báo
ngay cho người lớn.
Bạn nào thực hiện tốt nội quy trên sẽ được cô giáo và các bạn khen
thưởng và tặng một bông hoa. Hết tuần cô tổng kết bạn nào được nhiều
hoa nhất sẽ được nhận bé ngoan. Bạn nào vi phạm nội qui sẽ bị các bạn
phê bình và nhảy lò cò.


25


×