Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bài tập nhóm vấn đề trầm cảm ở học sinh, sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.69 KB, 15 trang )

CON NGƯỜI VÀ MƠI TRƯỜNG

BÁO CÁO ĐỀ TÀI
NHĨM 19
Đề tài: Vấn đề trầm cảm trong học sinh, sinh viên hiện nay.

Khoa Công nghệ Thông tin
Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM


Con người và môi trường

Báo cáo đề tài

MỤC LỤC
1. Tổng quan ........................................................................................................ 3
Thơng tin nhóm .................................................................................................. 3
Thơng tin đề tài................................................................................................... 3
Tổ chức nhóm .................................................................................................... 3
2. Tiến độ thực hiện ............................................................................................ 4
3. Báo cáo chi tiết ................................................................................................ 5
A. Thực trạng về bệnh trầm cảm hiện nay ......................................................... 5
B. Trầm cảm là gì? ............................................................................................. 6
C. Nguyên nhân gây ra trầm cảm trong học sinh, sinh viên .............................. 6
D. Triệu chứng, dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh, sinh viên. ....................... 8
E. Những cách thoát khỏi bệnh trầm cảm........................................................ 11
4. Tư liệu tham khảo ......................................................................................... 15

2
ĐH Khoa học Tự nhiên – Khoa Công nghệ Thông tin



Báo cáo đề tài

Con người và môi trường

1
Tổng quan
Thông tin nhóm
Tên nhóm: Nhóm 19
STT

MSSV

Họ tên

Email

1

1612165

Ngũn Đào Vinh Hải



2

1612364

Nguyễn Hồng Lưu




3

1612382

Huỳnh Nguyễn Nhật Minh



4

1612446

Nguyễn Hữu Nguyên



Thông tin đề tài
Đề tài: Vấn đề trầm cảm trong học sinh, sinh viên hiện nay.

Tổ chức nhóm
Vai trị
Nhóm trưởng

Thành viên

Nhiệm vụ


- Dấu hiệu, triệu chứng của
Huỳnh Nguyễn Nhật Minh bệnh trầm cảm.
- Viết báo cáo.

Thành viên

Nguyễn Đào Vinh Hải

- Thực trạng và khái niệm của
bệnh trầm cảm.

Thành viên

Nguyễn Hoàng Lưu

- Nguyên nhân gây ra bệnh
trầm cảm.

Thành viên

Nguyễn Hữu Nguyên

- Những cách thoát khỏi trầm
cảm.

3
ĐH Khoa học Tự nhiên – Khoa Công nghệ Thông tin


Báo cáo đề tài


Con người và môi trường

2
Tiến độ thực hiện
Mốc thời gian

Cơng việc thực hiện

05/03/2018

Lập nhóm, trao đổi thơng tin liên lạc.

07/03/2018

Các thành viên cùng suy nghĩ, chọn ra đề tài.

11/07/2018
18/03/2018
23/03/2018
25/03/2018

Thống nhất đề tài, phân chia nội dung từng phần cụ
thể cho từng thành viên.
Các thành viên thực hiện phần cơng việc đã được
giao, sau đó gửi cho nhóm trưởng tổng hợp.
Nhóm trưởng gửi báo cáo cho các thành viên để
kiểm tra, bổ sung, sửa chữa.
Họp nhóm trực tiếp, suy nghĩ hình thức, soạn slide,
tìm thêm tư liệu để thuyết trình.


4
ĐH Khoa học Tự nhiên – Khoa Cơng nghệ Thông tin


Con người và môi trường

Báo cáo đề tài

3
Báo cáo chi tiết
A. Thực trạng về bệnh trầm cảm hiện nay
 Theo WHO, trầm cảm là một căn bệnh “rối loạn tâm thần” (mental disorder) vô
cùng phổ biến trên thế giới, với hơn 300 triệu người ở đủ lứa tuổi đã từng mắc
phải. Bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850.000 mạng người mỗi năm. Đến năm
2020, trầm cảm sẽ là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn
cầu.
 Điều đáng báo động là 48% những người trầm cảm có ý tưởng tự sát, và 24%
những người toan tự sát được báo cáo là không nhận được sự hỗ trợ điều trị
trước đó.
 Cũng theo WHO, ước tính năm 2015, Việt Nam có khoảng 3,6 triệu người bị rối
loạn trầm cảm, chiếm 4% dân số.
 Mỗi năm ở nước ta có khoảng 36.000 đến 40.000 người tự sát do trầm cảm Đây là số liệu được Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đưa ra tại một
hội thảo về bệnh trầm cảm tổ chức vào tháng 4/2017.
 Đề tài “Khảo sát tỉ lệ rối loạn trầm cảm ở học sinh THPT tại TPHCM” của hai
tác giả Phan Thanh Nhật Trang và Lý Trần A Khương (học sinh lớp 12 trường
THPT Lê Hồng Phong) đã chỉ ra có đến hơn 25% học sinh (khảo sát hơn 3.000
học sinh THPT tại TPHCM) có dấu hiệu trầm cảm với các biểu hiện như chán ghét
bản thân, cảm thấy buồn phiền, cảm giác thất bại, thất vọng, mất định hướng vào
tương lại, khơng hứng thú với mọi việc, có cảm giác tội lỗi.... Học sinh chuyên có

dấu hiệu trầm cảm cao gấp 3 lần so với học sinh khối thường. Đề tài đã đạt giải
ba lĩnh vực khoa học xã hội hành vi trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học
sinh trung học cấp quốc gia 2017.
 Kết quả nghiên cứu của BV Tâm thần Ban ngày (Hà Nội) với trên 1.200 học
sinh ở Hà Nội (bậc tiểu học và THCS), có gần 19,4% học sinh có vấn đề sức khỏe
tâm thần nói chung. Trong số các ca tự sát có 10% ở lứa tuổi từ 10 đến 17, nguyên
nhân chủ yếu là do áp lực học hành.

5
ĐH Khoa học Tự nhiên – Khoa Công nghệ Thông tin


Con người và môi trường

Báo cáo đề tài

B. Trầm cảm là gì?
“Trầm cảm khơng phải bạn thấy buồn vì mọi thứ khơng theo ý mình, mà thấy buồn
mặc cho mọi việc vẫn diễn biến tốt đẹp”.
Đó là định nghĩa của tác giả Thomas F. Oltmanns trong cuốn Abnormal
Psychology (tạm dịch: Tâm lý bất thường).

Trầm cảm là một căn bệnh về tâm lý rất phổ biến, ai cũng có thể mắc bệnh đặc
biệt là ở những người gặp quá nhiều stress, trải qua cú sốc tinh thần. Thống kê
cho thấy tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh trầm cảm nhiều gấp đôi đàn ông. Trầm cảm khiến
người bệnh luôn cảm thấy buồn, mất hứng thú về mọi thứ xung quanh. Tất cả
chúng ta đều đôi khi thấy buồn hay u ám trong phút chốc, và cũng là một điều rất
đỗi bình thường khi bạn đau khổ trước một tình huống buồn bực nào đó, chẳng
hạn như mất mát người thân trong gia đình, mất việc, hay li dị. Với hầu hết mọi
người, cảm giác buồn bã và chán nản giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu

những cảm giác kéo dài trên 2 tuần và bắt đầu cản trở đời sống thường nhật, có
thể điều gì đó nghiêm trọng hơn cảm giác chán đời thơng thường đã xảy ra. Đó là
dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Người trầm cảm có thể thấy tuyệt vọng, vơ dụng và tự đổ lỗi cho mình về những
cảm giác này. Họ có thể suy sụp tinh thần, không tham gia vào những hoạt động
thường ngày nữa, rút lui khỏi gia đình và bạn hữu, thậm chí có người còn nghĩ
đến cái chết hay tự sát.

C. Nguyên nhân gây ra trầm cảm trong học sinh, sinh viên.
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến một người bị trầm cảm: một biến cố xảy ra trong
cuộc đời, do di truyền, hay thậm chí có thể đơn giản là vì... thời tiết. Tuy nhiên, lý
do phổ biến nhất đối với giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên là do áp lực và
stress.

Áp lực từ việc học, gia đình, xã hội... đang khiến cho tỷ lệ học sinh, sinh viên mắc
bệnh về rối loạn tâm trí, rối loạn hành vi có chiều hướng gia tăng. Khối lượng kiến
thức khổng lồ, chương trình học nặng nề và đặc biệt là sự kỳ vọng quá lớn từ phụ
huynh có thể khiến các bạn luôn trong trạng thái căng thẳng và cảm thấy thất vọng,
sợ hãi, có suy nghĩ rất cực đoan khi kết quả không được như ý. Theo tiến sĩ
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Đại học Sư phạm TP.HCM), nhiều học sinh hiện tại đi

6
ĐH Khoa học Tự nhiên – Khoa Công nghệ Thông tin


Con người và môi trường

Báo cáo đề tài


học là để trả nợ, là ước mơ của cha mẹ, là để phục vụ nhu cầu thành tích của nhà
trường… chứ khơng phải để được vui vẻ, được phát triển một cách tự nhiên.

Ngoài ra, một bộ phận các bạn sinh viên còn lơ là cho việc chọn trường, chọn
ngành. Đối với những bạn có ước mơ, xác định được mình muốn gì, làm gì thì
việc chọn ngành là quá dễ dàng. Nhưng với những bạn khơng biết mình muốn gì,
khơng xác định được ước mơ để rồi buộc phải chọn đại một ngành để “học đại”.
Nếu ngành "chọn đại" ấy may mắn phù hợp thì thật may mắn, nhưng nếu khơng
phù hợp, các bạn sẽ chán nản, khơng có động lực để tiếp tục "lừa dối bản thân",
để rồi lâm vào tình trạng lạc lối, khơng tìm được lối thốt. Bên cạnh đó, đại học là
một mơi trường hồn tồn mới. Phần lớn các bạn sinh viên phải sống xa gia đình,
nhiều bạn cịn gặp khó khăn trong việc kết bạn, tìm người chia sẻ với mình. Những
điều đó có thể khiến các bạn cảm thấy cơ đơn, tự thu mình lại. Một nguyên nhân
nữa khiến sinh viên dễ bị trầm cảm đó là vấn đề tài chính. Cuộc sống địi hỏi phải
chi tiêu cho nhiều thứ thì sự túng thiếu đối với nhiều sinh viên là điều rất dễ xảy
ra, thậm chí trở thành nỗi lo sợ, ám ảnh đến từng giấc ngủ. Chính vì vậy ngày
càng nhiều sinh viên phải lao vào cuộc kiếm sống, làm thêm mọi công việc để có
thu nhập trang trải cuộc sống, chính vì vậy, thời gian học tập hạn chế, chất lượng
học sa sút. Từ những nguyên nhân đó, khiến học sinh trở nên chán nản cho việc
học, dẫn đến tình trạng nợ môn, thi lại, ngày càng cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng
trong việc học.

Điều quan trọng nhất, nhiều người trẻ còn thiếu kỹ năng quản lý cảm xúc. Họ dễ
bế tắc và chìm vào sự căng thẳng, trong khi cịn nhiều cách để giải quyết..Nếu
không biết tự giải tỏa và vượt qua áp lực, một khi để sự buồn bực chi phối, nó lấn
át lý trí và ý chí con người, làm họ yếu mềm, dẫn tới gục ngã. Cách học không
khoa học, mục tiêu thi cử quá cao cũng làm học sinh dễ bị khủng hoảng tinh thần.
Cuộc chạy đua trong xã hội ngày càng khốc liệt, trong khi mối liên kết ở nhiều gia
đình ngày càng lỏng lẻo, nhà trường ít quan tâm đến tâm lý học sinh, làm gia tăng
nguy cơ hụt hẫng trong tầng lớp thanh thiếu niên.


Có một nhận định chủ quan rằng trầm cảm thường chỉ phổ biến ở những đối tượng
có gia cảnh nghèo khó, thất bại trong học tập, cơng việc hoặc tình cảm… Những
đối tượng có cuộc sống thoạt trơng n ả và sự nghiệp vững chắc, thu nhập
tốt…những sinh viên học giỏi, đứng đầu lớp sẽ thường được mặc định miễn nhiễm
với trầm cảm hoặc được dán nhãn "ăn no rửng mỡ" nếu lỡ chia sẻ về những nỗi
niềm mắc phải. Chính điều này dẫn đến hệ lụy là những người bị trầm cảm rất khó

7
ĐH Khoa học Tự nhiên – Khoa Công nghệ Thông tin


Con người và mơi trường

Báo cáo đề tài

tìm được nơi chia sẻ. Họ phải tự mình đối mặt với vấn đề. Đến một lúc nào đó,
khi họ khơng thể chịu đựng được nữa, họ sẽ chọn cách tự giải thoát cho bản
thân mình – bằng cách tự tử.

D. Triệu chứng, dấu hiệu bệnh trầm cảm.
1. Dễ bị xúc động, hay cáu gắt
Những người trầm cảm thường dễ bị kích động hơn. Đây là một dấu hiệu thường
bị bỏ qua. Bạn sẽ dễ dàng nổi nóng, cáu giận, to tiếng với những người xung
quanh dù sự việc thực sự chẳng hề nghiêm trọng. Khi mắc những căn bệnh về
thể xác, chúng ta thường dễ tức giận và kích thích. Điều tương tự cũng xảy ra khi
mắc những bệnh về tinh thần, về tâm lí.

2. Cảm thấy vơ dụng hay vơ giá trị
Những người trầm cảm có xu hướng tự thất vọng về bản thân. Họ ln thấy mình

gặp khó khăn khi làm bất cứ điều gì. Và chính vì hồn thành công việc không tốt
nên họ càng trở nên thất vọng với chính bản thân.

3. Cảm thấy buồn mà khơng có lý do
Người bị trầm cảm luôn cảm thấy buồn chán, ủ dột. Cảm giác này diễn ra liên tục
và kéo dài khoảng vài tuần trở lên.

4. Thay đổi thói quen ngủ
Trầm cảm là một bệnh tâm thần, nhưng có thể ảnh hưởng đến cơ thể cũng như
tâm trí. Một dấu hiệu quan trọng của bệnh trầm cảm là sự thay đổi mạnh mẽ trong
kiểu ngủ và thói quen ngủ. Khó dỗ giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ thường gặp
ở những người trầm cảm. Tuy nhiên một số người bị trầm cảm có thể buồn ngủ
và ngủ quá nhiều.

8
ĐH Khoa học Tự nhiên – Khoa Công nghệ Thông tin


Con người và môi trường

Báo cáo đề tài

5. Rối loạn tiêu hóa
Não và hệ tiêu hóa của chúng ta liên kết chặt chẽ, đó là lý do tại sao nhiều người
bị đau dạ dày hoặc buồn nôn khi bị căng thẳng hoặc lo lắng. Trầm cảm có thể gây
ra triệu chứng buồn nơn, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón.
Ngồi ra, một số người mất cảm giác ngon miệng khi cảm thấy chán nản. Những
người khác lại ăn uống liên tục khi buồn, giúp họ giảm thất vọng hay đau khổ. Kết
quả có thể tăng hoặc giảm cân và thiếu năng lượng. Trầm cảm có liên quan đến
rối loạn ăn uống như chứng háu ăn, biếng ăn hoặc ăn uống chè chén say sưa.

Đặc biệt, có mối liên hệ giữa trầm cảm và chán ăn hoặc ăn vô độ ở phụ nữ.

6. Mất hứng thú trong cơng việc, sở thích
Vì ở trạng thái quá mệt mỏi nên người bị trầm cảm dường như không quan tâm
đến mọi thứ xung quanh. Phần cảm xúc ở họ thường xuyên bị tê liệt, họ thấy trống
rống và vô cảm với mọi thứ xung quanh. Họ sẽ khơng cịn hứng thú với những
điều họ từng thích bởi nó khơng cịn làm họ vui nữa. Căn bệnh này làm họ mất đi
khả năng tìm kiếm niềm vui từ những trải nghiệm, ngăn họ làm những việc giúp
tâm trạng tươi sáng hơn.

7. Luôn cảm thấy mệt mỏi
Nếu thấy kiệt sức và khơng có năng lượng cho công việc hằng ngày - ngay cả khi
bạn đã ngủ hoặc nghỉ ngơi rất nhiều, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang
bị trầm cảm. Trầm cảm và mệt mỏi có thể tương tác lẫn nhau, cùng có xu hướng
làm cả hai tình trạng này tồi tệ hơn.

8. Luôn cảm thấy cơ thể đau nhức
Không một loại thuốc nào có thể cứu bạn khỏi những cơn đau do trầm cảm. Khi
nội tâm ẩn chứa quá nhiều nỗi buồn thì những cơn đau vơ căn cũng là một cách
để "vết thương" nội tâm bộc lộ ra ngoài. Tất nhiên, không phải mọi sự cơn đau
nhức đều là triệu trứng trầm cảm nhưng nếu bạn đang gặp phải chứng đau mãn
tính, khơng có ngun nhân và khơng có hướng giải quyết, hãy gặp bác sỹ để
kiểm tra vì đó cũng có thể là dấu hiệu trầm cảm.

9
ĐH Khoa học Tự nhiên – Khoa Công nghệ Thông tin


Con người và môi trường


Báo cáo đề tài

Đau nhức cơ khớp
Đau và trầm cảm có liên quan chặt chẽ với nhau. Sống chung với đau mãn tính
có thể làm tăng nguy cơ bị trầm cảm. Và trầm cảm tự nó có thể gây đau vì hai tình
trạng này có cùng chất dẫn truyền hóa học đến não bộ.

Đau đầu
Người bị trầm cảm thường than phiền bị đau đầu mãn tính. Một nghiên cứu cho
thấy những người trầm cảm nặng có gấp ba lần khả năng bị chứng đau nửa đầu,
và những người có chứng đau nửa đầu có gấp năm lần khả năng bị trầm cảm.

Đau ngực
Đau ngực cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh tim hay phổi. Nếu bạn bị đau
ngực, nên đến bác sĩ khám để loại trừ các nguyên nhân nặng. Nhưng đôi khi đau
ngực có thể là một dấu hiệu của trầm cảm. Ngồi ra cịn có một mối liên hệ giữa
trầm cảm và bệnh tim. Trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim. Thêm vào đó,
những người đã có cơn đau tim nhiều khả năng bị trầm cảm.

Đau lưng
Đau lưng mãn tính có thể gây trầm cảm, ngược lại trầm cảm cũng có thể làm tăng
nguy cơ phát triển bệnh đau lưng. Những người đang chán nản tăng gấp bốn lần
khả năng phát triển đau lưng hay đau cổ dữ dội đến mức khơng thể cử động được.

9. Thích ở một mình và ngại giao tiếp với người khác
Mọi người nói chung đều rất thích được tơn trọng sự riêng tư. Nhưng nếu bạn chỉ
thích ở trong phịng một mình, khơng thích đến nơi đơng người, thậm chí khơng
muốn nói chuyện với ai thì đó là dấu hiệu của trầm cảm.

10. Không thể tập trung

Những suy nghĩ buồn bã cùng sự trống rỗng khiến người bị trầm cảm như ngã
vào màn sương mù dày đặc khơng tìm ra lối đi để rồi gây ảnh hưởng đến cơng
việc, trí nhớ và kĩ năng ra quyết định. Sự kém tập trung sẽ gây ra những quyết
định sai lầm hoặc là tiền đề cho những hành vi nguy hiểm, khơng thể kiểm sốt.

10
ĐH Khoa học Tự nhiên – Khoa Công nghệ Thông tin


Con người và môi trường

Báo cáo đề tài

11. Bị ám ảnh bởi việc tự tử hay cái chết
Luôn ở trong trạng thái tội lỗi với người thân và gia đình, thua kém mọi người xung
quanh, tự ti vì mình vơ dụng, không đáng để sống và luôn mong muốn được chết
để giải thoát là những suy nghĩ thường gặp ở người mắc chứng bệnh trầm cảm
này. Những suy nghĩ này sẽ trực tiếp đe doạ cuộc sống của bạn. Đây là dấu hiệu
nguy hiểm nhất của bệnh trầm cảm.

Những người bị trầm cảm thường có nhiều hơn một trong các triệu chứng kể
trên. Những triệu chứng này tác động lẫn nhau và càng làm trầm trọng thêm
bệnh trầm cảm ở người mắc phải. Một người bị trầm cảm sẽ luôn cảm thấy mệt
mỏi và khơng thể tập trung. Do đó, họ khơng thể làm được bất cứ việc gì và khơng
cịn cảm thấy hứng thú với những thứ xung quanh mình. Họ ln chán nản, cảm
thấy thật vơ dụng và ngày càng thu mình lại, khơng muốn tiếp xúc với những người
khác. Và bởi vì những người trầm cảm chỉ sống trong thế giới của riêng họ, họ sẽ
càng chìm sâu trong chán nản và tuyệt vọng. Họ đang chết dần nhưng khơng thể
kêu cứu. Từ đó, căn bệnh trầm cảm sẽ càng trở nên trầm trọng và rất khó cho
những người mắc phải có thể thốt ra.


E. Những cách thoát khỏi bệnh trầm cảm
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống bổ dưỡng và cân bằng cũng có thể giúp bạn hết trầm cảm.
Hãy nhớ đừng bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng, ăn ba bữa một ngày sẽ cung cấp
năng lượng bạn cần để bạn lạc quan và tập trung.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp cũng là một trong những yếu tố điều trị trầm cảm
mãn tính, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trái cây, các loại hạt, rau xanh, dầu oliu,
các loại thịt nạc giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Bên cạnh đó, bạn cần chú ý hạn chế ăn đồ ăn nhanh và các thực phẩm không
lành mạnh, đặc biệt là các loại đồ ăn đóng gói, đóng hộp, bữa ăn cần phải đảm
bảo đủ chất dinh dưỡng và tươi ngon, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm chứa
nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn sự gia tăng của các gốc tự do, có tác
dụng đẩy lùi lão hóa và trầm cảm. Hãy thêm rau bina, cam, cà chua, cà rốt, bơng
cải xanh...trong các bữa ăn của mình, một chế độ ăn uống lành mạnh là một yếu
tố quyết định để tránh xa bệnh trầm cảm.

11
ĐH Khoa học Tự nhiên – Khoa Công nghệ Thông tin


Con người và môi trường

Báo cáo đề tài

2. Tập luyện thể dục, thể thao
Tập thể dục cũng là một trong những chìa khóa chữa bệnh trầm cảm, giúp cải
thiện giấc ngủ. Tập thể dục không chỉ giúp bạn khỏe mạnh và giữ gìn vóc dáng
mà cịn giải phóng endorphin giúp bạn tươi tắn và hạnh phúc. Tuy nhiên, bạn cũng
không nên tập thể dục quá sức dẫn đến mệt mỏi. Đi bộ hoặc tập theo hướng dẫn

đều là những phương pháp hữu ích. Nếu bạn chưa quen với việc dậy sớm để đi
tập thể dục, hãy rủ thêm một ai đó đi cùng, bạn sẽ cảm thấy tinh thần tốt hơn rất
nhiều.

3. Thiền và nghe nhạc
Hãy chọn cho mình những bản nhạc nhẹ nhàng, đặc biệt là những giai điệu mà
bạn yêu thích, nghe và thư giãn mọi giác quan, phương pháp này giúp khắc phục
chứng trầm cảm. Bên cạnh đó, bạn có thể dành một chút thời gian trong ngày để
ngồi thiền, thả lỏng cơ thể và tận hưởng cuộc sống. Thiền định là một cách tuyệt
vời giúp bạn thư giãn và thoát khỏi nỗi sợ hãi. Khi thiền, hãy cố gắng không suy
nghĩ về những điều làm bạn cảm thấy chán nản. Điều này cho phép tâm trí của
bạn được thư giãn. Và khi bạn có ít hoặc khơng có lý do để chán nản, bạn sẽ cảm
thấy nhẹ nhõm và hạnh phúc hơn.

4. Tìm niềm vui từ những sở thích vốn có
Xem phim, đi dạo, nấu nướng là những hoạt động đơn giản bạn có thể thực hiện.
Hãy cố gắng lựa chọn một công việc bạn thật sự yêu thích, thậm chí là vừa làm
vừa hát theo một ca khúc bạn thích, điều này có tác động rất tốt giúp tâm lý vui vẻ
hơn rất nhiều. Hãy để tâm trí mình thốt khỏi sự lo lắng, chứng trầm cảm cũng sẽ
dần biến mất.

5. Tìm đến bạn bè, gia đình, người thân để chia sẻ
Hãy cố gắng tìm cho mình những người bạn tốt, ln lắng nghe bạn, luôn hiểu
bạn và sẵn sàng ở bên cạnh bạn khi cần. Hãy giữ một mối quan hệ gắn bó bằng
tình yêu thương với gia đình của mình, bạn nên nhớ, gia đình và bạn bè là những
người rất quan trọng trong cuộc sống của bạn. Những câu chuyện tán gẫu, tiếng
cười và một vài mối quan hệ sẽ là cách tuyệt vời và nhanh chóng giúp bạn thốt
khỏi trạng thái chán nản, buồn bã.

12

ĐH Khoa học Tự nhiên – Khoa Công nghệ Thông tin


Con người và môi trường

Báo cáo đề tài

Nếu trong trường hợp bạn khơng thể chia sẻ vấn đề của mình với bất cứ ai, hãy
tìm đến chuyên gia tư vấn để có lời khuyên tốt nhất.

6. Tránh sử dụng chất kích thích
Rượu là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Những người uống
nhiều rượu có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, khi có chuyện buồn,
người ta lại tìm đến rượu như một thói quen để quên đi hiện tại, đây là một thói
quen gây hại cho sức khỏe.

7. Đi du lịch
Theo một số nhà khoa học, trầm cảm là hiện tượng tương ứng với phản xạ ngủ
đông của con người, là dạng phản ứng mang tính bản năng của động vật có vú.
Vì thế khơng có gì ngạc nhiên khi nạn nhân trầm cảm trở nên chậm chạp và buồn
bã. Hãy dành chút thời gian để đi du lịch, thậm chí có thể đi một mình. Bởi khi đi
một mình, bạn có thể gặp gỡ những người mới, sẽ có nhiều điều để bạn học hỏi
và nói chuyện về những điều khơng làm bạn cảm thấy chán nản.

9. Viết ra những suy nghĩ của mình
Bạn cảm thấy khơng thể nói chuyện được với ai. Cách tốt nhất là hãy tự nói chuyện
với mình, bạn có thể viết hết những suy nghĩ của mình ra giấy hoặc trên máy tính.
Viết nhật ký có thể giúp bạn nói ra nỗi phiền muộn và cảm nghĩ của mình, giúp
bạn kiểm soát cảm xúc của bản thân từng ngày. Bạn có thể đặt mục tiêu viết nhật
ký ít nhất một lần một ngày, ưu tiên viết vào buổi tối vì lúc đó bạn có thể tổng kết

tất cả những gì xảy ra với bạn trong ngày. Nhật ký như một người bạn, lắng nghe
suy nghĩ của bạn, giúp bạn cảm thấy đỡ cô độc hơn và nhận ra những gì khiến
bạn vui vẻ cũng như những gì khiến bạn buồn lịng.Dần dần, bạn sẽ nhận ra điều
gì ln khiến suy nghĩ bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi và có thể tránh nó hoặc tìm
cách giải quyết tốt nhất. Viết nhật ký cũng giúp bạn tập trung và giúp tâm trí bạn
thốt khỏi những nhiệm vụ khiến bạn căng thẳng trong cuộc sống.

10. Cười thật nhiều
Tiếng cười là phương pháp giúp bạn đối phó với căng thẳng, giúp chúng ta cảm
thấy thoải mái hơn. Hãy nhớ rằng, để điều trị trầm cảm, bạn cần một khoảng thời
gian dài và làm từng bước một. Ai cũng sẽ phải trải qua những cú sốc của cuộc

13
ĐH Khoa học Tự nhiên – Khoa Công nghệ Thông tin


Con người và môi trường

Báo cáo đề tài

đời, ai cũng từng bị tổn thương. Nhưng chúng ta không nên lún sâu vào nỗi buồn,
điều đó khơng có ý nghĩa gì cả. hãy giữ cho mình một tinh thần mạnh mẽ và sống
một cách vui vẻ, lạc quan.

11. Suy nghĩ một cách tích cực
Suy nghĩ một cách tích cực giúp bạn nhìn cuộc sống và thế giới với ánh mắt tràn
trề hi vọng thay vì thất vọng. Suy nghĩ tích cực hơn, bạn sẽ học được cách nhận
ra những suy nghĩ tiêu cực và nhanh chóng loại bỏ chúng bằng những suy nghĩ
tích cực bất cứ khi nào. Để có được suy nghĩ tích cực, hãy tìm ít nhất năm điều
khiến bạn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc mỗi ngày.


Nếu bạn hành động tích cực, bạn sẽ suy nghĩ tích cực. Hãy nghĩ về những điều
tốt đẹp trong cuộc sống và dành thời gian làm những điều khiến bạn cảm thấy vui
vẻ. Nếu bạn dành nhiều thời gian hơn nghĩ về những điều khiến bạn mỉm cười và
ít thời gian hơn nghĩ về những điều khiến bạn bực mình hoặc những điều bạn
khơng thích, bạn sẽ thấy mình suy nghĩ tích cực hơn.

12. Thay đổi ngoại hình
Khơng vệ sinh cá nhân là một biểu hiện thường thấy của chứng trầm cảm. Mặc
dù bạn sẽ không thể hết trầm cảm bằng việc cải thiện ngoại hình của bạn, tuy vậy
nếu bạn dành thời gian chăm chút ngoại hình và vệ sinh cá nhân hàng ngày, bạn
sẽ cảm thấy tự tin hơn.
Ăn mặc chỉnh tề khi bạn gặp mọi người dù bạn đang cảm thấy tồi tệ thế nào. Điều
này sẽ giúp bạn tự tin và trân trọng bản thân hơn. Nếu bạn nghĩ béo phì là một
nguyên nhân khiến bạn trầm cảm, hãy đặt mục tiêu cải thiện cân nặng của bạn,
điều này sẽ cải thiện tâm trạng và ngoại hình của bạn.

14
ĐH Khoa học Tự nhiên – Khoa Công nghệ Thông tin


Con người và môi trường

Báo cáo đề tài

4
Tư liệu tham khảo
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />
15
ĐH Khoa học Tự nhiên – Khoa Công nghệ Thông tin




×