Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

BÁO CÁO NHÓM MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VỀ CÔNG TY MỸ PHẨM COCOON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.48 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
---------------

BÀI BÁO CÁO NHĨM

CHIẾN LƯỢC CƠNG TY
THE COCOON ORIGINAL VIETNAM
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC (MGT1109_A11)

Giáo viên hướng dẫn:

TS. Phạm Quốc Hải

Nhóm thực hiện:

Trần Hải Yến_195080046
Quách Thị Kim Oanh_195081350
Hà Bảo Ngọc_195080263
Phạm Thị Trà My_195180372
Lê Thị Thảo Nguyên_195082020

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7,tháng 11, năm 2021
1


-

MỤC LỤC
I.


GIỚI THIỆU SẢN PHẨM – LỢI THẾ CẠNH TRANH..............................................................................5
1.

Giới thiệu sản phẩm.................................................................................................................................5

2.

Lợi thế cạnh tranh....................................................................................................................................5
2.1.

Lợi thế về sản phẩm..........................................................................................................................5

2.2.

Lợi thế về nguồn lực (tài nguyên)....................................................................................................6

2.3.

Vị thế thị trường (Độ nhận diện và uy tín thương hiệu).................................................................6

II. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI.................................................................................................6
1.

2.

3.
III.
1.

Mơi trường vĩ mơ (PESTEL)...................................................................................................................6

1.1.

Mơi trường kinh tế:..........................................................................................................................6

1.1.

Mơi trường chính trị và pháp luật...................................................................................................8

1.2.

Mơi trường văn hóa xã hội...............................................................................................................8

1.3.

Môi trường dân số.............................................................................................................................9

1.4.

Môi trường tự nhiên.........................................................................................................................9

1.5.

Môi trường công nghệ....................................................................................................................10

Môi trường vi mô (Porter’s 5 forces)....................................................................................................11
2.1.

Nguy cơ xâm nhập của các đối thủ tiềm năng..............................................................................11

2.2.


Các đối thủ cạnh tranh hiện tại.....................................................................................................13

2.3.

Các sản phẩm thay thế...................................................................................................................15

2.4.

Người mua.......................................................................................................................................16

2.5.

Nhà cung cấp...................................................................................................................................17

Ma trận các yếu tố bên ngồi (EFE).....................................................................................................18
PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN TRONG..........................................................................................19
Phương pháp dây chuyền chuỗi giá trị.................................................................................................19
1.1.

Các hoạt động chính.......................................................................................................................19

1.2.

Các hoạt động hỗ trợ:.....................................................................................................................22

2.

Ma trận các yếu tố nội bộ (IFE)............................................................................................................23


3.

Ma trận vị thế cạnh tranh (CPM).........................................................................................................24

IV.

SỨ MỆNH – TẦM NHÌN – MỤC TIÊU.................................................................................................28

1.

Sứ mệnh...................................................................................................................................................28

2.

Tầm nhìn.................................................................................................................................................28

3.

Mục tiêu...................................................................................................................................................28

V.

CHIẾN LƯỢC CẤP CƠNG TY..................................................................................................................29
1.

Ma trận SWOT.......................................................................................................................................29
2


2.


Ma trận BCG..........................................................................................................................................31

3.

Ma trận GE.............................................................................................................................................31

4.

Ma trận lựa chọn chiến lược QSPM.....................................................................................................32

VI.

CHIẾN LƯỢC CẤP KINH DOANH......................................................................................................33

1.

Nền tảng của chiến lược kinh doanh....................................................................................................33

2.

Chiến lược cạnh tranh...........................................................................................................................34

3.

Nền tảng của chiến lược cấp kinh doanh với chiến lược tập trung dựa vào chi phí thấp...............34

4.

Chiến lược đầu tư cấp kinh doanh........................................................................................................34


VII.

CHIẾN LƯỢC CẤP CHỨC NĂNG........................................................................................................35

1.

Marketing................................................................................................................................................35

2.

R&D.........................................................................................................................................................37

3.

Vận hành.................................................................................................................................................37

4.

Nguồn nhân lực.......................................................................................................................................37

5.

Tài chính..................................................................................................................................................38

VIII. KẾT LUẬN..............................................................................................................................................38

I. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM – LỢI THẾ CẠNH TRANH

1.


Giới thiệu sản phẩm

COCOON là thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam trực thuộc Công ty Natural Story và ra đời năm 2014. Ý
nghĩa thương hiệu COCOON là “cái kén”, cái kén như là “ngôi nhà” để ủ ấp, nuôi dưỡng con sâu nhỏ để
đến một ngày sẽ hóa thành nàng bướm xinh đẹp và lộng lẫy. Từ ý nghĩa này, COCOON chính là “ngơi nhà”
để chăm sóc làn da, mái tóc của người Việt Nam, giúp cho họ trở nên xinh đẹp, hoàn thiện hơn và tỏa sáng
theo cách của chính họ. Cơng ty ra đời với một lý do đơn giản là làm đẹp cho người Việt từ chính những
nguồn nguyên liệu gần gũi, quen thuộc.
COCOON chuyên dùng những nguyên liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng từ các vùng miền Việt
Nam để tạo ra những sản phẩm mỹ phẩm an toàn và thân thiện với mơi trường. Do tạo hóa ban cho thiên
nhiên Việt Nam một thế giới thực vật vô cùng phong phú từ cây trái đến thảo dược. Nhận thấy lợi thế này
công ty chúng tôi đã tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu sẵn có và tuyệt vời này. Bằng cách tận dụng triệt
để các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa để tăng cường sức khỏe làn da, mái tóc cho phái đẹp.
Thành phần sản phẩm khơng chỉ 100% từ thiên nhiên mà q trình gia cơng sản phẩm cũng được thực hiện
tỉ mỉ từng công đoạn.
Hiện nay, COCOON có đa dạng các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da, tóc và cơ thể có nguồn 100%
thuần chay. Mỗi sản phẩm đều được các phân khúc khách hàng ưu thích. Đặc biệt, COCOON được đánh giá
cao với sản phẩm “Làm sạch da chết từ cà phê Đắk Lắk” và dòng sản phẩm này là “Best Seller” của hãng.
Sản phẩm này được phân ra các dịng đó là:


Cà phê Đắk Lắk làm sạch da chết cơ thể (200ml): 115.000 VND. Sản phẩm là
sự kết hợp giữa hạt cà phê Đắk Lắk nguyên chất xay nhuyễn, hòa quyện cùng bơ
cacao Tiền Giang giúp loại bỏ tế bào chết trên cơ thể hiệu quả, làm đều màu da,
mang lại năng lượng, giúp da trở nên mềm mại và rạng rỡ.
3





Cà phê Đắk Lắk làm sạch da chết mặt (150ml) : 145.000 VND. Những hạt cà phê Đắk Lắk xay
nhuyễn giàu cafeine hòa quyện với bơ cacao Tiền Giang giúp bạn loại bỏ lớp tế
bào chết già cỗi và xỉn màu, đánh thức làn da tươi mới đầy năng lượng cùng
cảm giác mượt mà và mềm mịn lan tỏa.


Cà phê Đắk Lắk làm sạch da chết môi
(5g): 75.000 VND. Những hạt cà phê li
ti được rang xay bằng tay hòa quyện vào
dầu mắc-ca và bơ hạt mỡ, sẽ nhẹ nhàng
làm bong những tế bào da chết ở môi,
đem lại làn mơi mềm và mịn màng.

Combo làm sạch da chết tồn diện từ Cà phê Đắk Lắk:
318.000 VND. Bao gồm 3 sản phẩm: Cà phê Đắk Lắk làm
sạch da chết môi, Cà phê Đắk Lắk làm sạch da chết mặt, Cà
phê Đắk Lắk làm sạch da chết cơ thể.


Đây chính là dòng sản phẩm nổi bật nhất của COCOON được khách hàng lựa chọn nhiều nhất cho
quá trình làm sạch da chết cho mặt, môi và cơ thể. Bởi cơ thể chúng ta hàng ngày vẫn đang đào thải hàng tỉ
tế bào chết, chúng được lưu lại trên da kết thành các mảng cùng bụi bẩn và gây bít tắc lỗ chân lông. Đây là
một trong những lý do làm cho da cơ thể bị bẩn và gây ra tình trạng mụn. Vì vậy việc loại bỏ các lớp da chết
là điều cần thiết trong q trình chăm sóc da.

2.

Lợi thế cạnh tranh
2.1.


Lợi thế về sản phẩm
a) Chất lượng

COCOON luôn tự hào về các sản phẩm đạt chất lượng tốt theo đánh giá của các bên kiểm định và cả
khách hàng. Với dòng sản phẩm “Làm sạch da chết từ cà phê Đắk Lắk” COCOON sử dụng các thành phần
chính tạo nên sự khác biệt đó là:
 Cà phê Đắk Lắk: Cà phê có tác dụng chống oxi hóa, Caffein trong bã cà phê có tác
dụng lưu thơng máu, ngăn chặn q trình lão hóa.
 Bơ cacao Tiền Giang: Có khả năng giữ ẩm tuyệt vời, chống những vết rạn, làm mềm da
khơ và chống nhăn da.
Bên cạnh đó, sản phẩm của COCOON có độ lành tính cao, khơng gây kích ứng cho người sử dụng.
Do cơng ty có chủ  trương  khơng sử  dụng các ngun liệu có nguồn gốc động vật thường thấy trong mỹ
phẩm như: sáp ong, mỡ lơng cừu, nhau thai cừu, dịch  ốc sên, dầu gan cá mập, tơ  tằm…, thay vào đó, chú
trọng việc vận dụng và phát huy tối đa khả năng của các hoạt chất, chiết xuất từ thực vật. Cơng ty cũng cam
kết 100% sản phẩm trước khi đưa ra thị trường đều phải trải qua q trình 12­24 tháng thử nghiệm bằng các
bài kiểm tra trong phịng thí nghiệm (in­Vitro test) hoặc trên các tình nguyện viên (in­Vivo test).

b) Giá cả
So với các hãng thương hiệu có sản phẩm từ thiên nhiên như: The body shop, Innisfree hay Cỏ mềm
Homelab, COCOON có lợi thế cạnh tranh hơn là vì giá thành rẻ phù hợp với thu nhập của người Việt Nam.
Cụ  thể, với các sản phẩm “ Làm sạch da chết từ cà phê Đắk Lắk” của thương hiệu COCOON có mức giá
dao động từ 75.000 VND - 145.000 VND, còn các sản phẩm cùng loại của các thương hiệu khác có các mức
giá cao hơn, điển hình như:
 The Body Shop: Olive Cream Body Scrub: 380.000 VND
 Innisfree: Tẩy tế bào chết tồn thân trà xanh 370.000 VND
4


 Cỏ mềm Homelab: Muối tắm cafe thiên nhiên: 190.000 VND


2.2.

Lợi thế về nguồn lực (tài nguyên)

COCOON không sử dụng những nguyên liệu nguồn gốc từ động vật, lý do là vì thiên nhiên Việt Nam
đã ban tặng cho chúng ta những nguồn nguyên liệu có chất lượng và phong phú với giá thành hợp lý hơn so
với nước ngồi. Nhờ đó, COCOON ln dễ dàng tìm kiếm được những nguồn cung nguyên liệu từ khắp các
tỉnh thành trên cả nước như các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Bắc Kạn, Đắk Lắk,…
Việc tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước khơng chỉ giúp ích phần nào cho những người nơng dân
Việt Nam, mà COCOON còn đem lại giá trị thiết thực cho trong cơng cuộc chăm sóc sắc đẹp của nhiều
khách hàng. Sản phẩm đa dạng từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên khác nhau đã giúp cho COCOON chiếm
được lòng khách hàng bởi sự thân thiên từ bao bì tới chất lượng , mỗi sản phẩm tới tay người tiêu dùng
COCOON đều đặt sự an tồn và lành tính lên hàng đầu.

2.3.

Vị thế thị trường (Độ nhận diện và uy tín thương hiệu)

Là thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam tiên phong cho xu hướng mỹ phẩm thuần chay, COCOON đã
chinh phục khách hàng nhờ những câu chuyện đẹp và đầy ý nghĩa đằng sau các quá trình tạo ra mỗi sản
phẩm. Nhờ các chiến lược truyền thông trên nhiều phương tiện đã giúp khách hàng ngày càng tiếp cận gần
hơn với thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên COCOON, bên cạnh đó với việc chú trọng đầu tư chất lượng của
từng sản phẩm đã gây được ấn tượng tốt và tạo dựng uy tín thương hiệu trong lịng khách hàng.

II. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI
1.

Mơi trường vĩ mơ (PESTEL)
1.1.


Mơi trường kinh tế:
Tổng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
8.00%
7.00%
6.24%
6.00%

5.25% 5.42%

5.98%

6.68%

6.21%

3000

6.81% 7.08% 7.02%

2500
2000

5.00%

1525

4.00%


2.91%

3.00%

1735

1887

2192
2030 2085

2366

2566

2715 2786

1500

1000

2.00%

500

1.00%
0.00%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam


0
2011 2012 2013

2014 2015

2016 2017 2018 2019 2020

GDP/ người ($)

Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam hầu như luôn ở mức cao trên 5%/ năm
(trừ năm 2020), với tốc độ tăng trưởng kinh tế này ta thấy được Việt Nam đang trong thời kì phát triển
khơng ngừng và nếu tình hình kinh tế tiếp tục khả quan trong tương lai sẽ giúp Việt Nam phát triển mạnh
hơn nữa. Bên cạnh đó số liệu thu nhập bình qn đầu người của Việt Nam cũng tăng qua từng năm (năm
2020 thu nhập bình quân đầu nười của Việt Nam là 2786$/năm), nó càng cho thấy mức sống của người dân
đang dần được cải thiện và ngày càng nâng cao. Từ đó, mối quan tâm và các nhu cầu của người Việt Nam
tăng cao.
Nền kinh tế phát triển kéo theo mọi ngành có cơ hội tăng trưởng vượt bậc. Bên cạnh các ngành lớn,
quan trọng như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển thì các ngành nhỏ cũng dần hưởng lợi từ sự
tăng trưởng này. Ngành mỹ phẩm cũng không ngoại lệ, theo Business Monitor International (BMI), ngành
5


hàng mỹ phẩm, làm đẹp tại Việt Nam đang duy trì mức tăng trưởng kép hàng năm là 10,9% cho giai đoạn
2017 - 2019, nhờ thu nhập cải thiện và xu hướng tiêu dùng sản phẩm thay đổi tích cực khiến cho nó trở nên
đầy tiềm năng trong tương lai. Lĩnh vực này đã duy trì mức tăng trưởng tốt cùng với tốc độ tăng trưởng
GDP tích cực trong giai đoạn 2016 - 2019. Số liệu của Tổng cục Thống kê những năm gần đây cho thấy, khi
tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức 6 - 7%, các lĩnh vực làm đẹp sẽ có mức tăng trưởng cao.
Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế của tồn thế giới khơng riêng gì
Việt Nam (điển hình tốc độ tăng trưởng năm 2020 đã bị giảm sút đáng kể từ 7.02%/năm cịn 2.91%/năm).

Có thể thấy đại dịch đẫ thúc đẩy việc mua sắm có kế hoạch, có chủ đích và chuyển sang tiêu dùng bền
vững, hợp lý. Xu hướng tiêu dùng hiện đại trong thời kì Covid-19 thấy rằng nền kinh tế vĩ mô đang suy yếu,
việc làm không ổn định và thu nhập hộ gia đình giảm khiến người tiêu dùng buộc phải đánh giá lại các giá
trị và ưu tiên của họ cũng như nắm bắt thói quen tiêu dùng mới. Niềm tin của người tiêu dùng giảm đi cùng
với tài chính khơng đầy đủ, dẫn đến việc phải tiết kiệm để chi tiêu cẩn thận hơn, dành riêng một khoản dự
trù phát sinh cho những điều không lường trước được. Vì vậy, sức mua các mặt hàng sản phẩm khơng thiết
yếu bị giảm sút đáng kể, trong đó sản phẩm mỹ phẩm cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Nền kinh tế năm
2021 vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh nên ngành mỹ phẩm nói chung đang đứng trước những
nguy cơ và thách thức lớn.
Thách thức
-

1.1.

Dịch Covid-19 làm giảm sức mua mỹ phẩm của khách hàng

Môi trường chính trị và pháp luật

Nhà nước quản lý các cơng ty mỹ phẩm thông qua việc ban hành các bộ luật, nghị định, thông tư, các
điều khoản. Những điều khoản đều tránh được những điều khơng tốt đẹp, có nguy cơ ảnh hưởng đến trật tự
an ninh xã hội, có ảnh hưởng không tốt đến người sử dụng, gây hại cho môi trường,… Đối với nhà nước,
luật liên quan mỹ phẩm như một công cụ, phương tiện để quản lý, kiểm sốt các doanh nghiệp. Chúng giữ
một vai trị vơ cùng quan trọng và cần thiết. Các doanh nghiệp cần phải nắm rõ để thực hiện một cách đầy
đủ và nghiêm túc những quy định của pháp luật. Chúng là những phương tiện giúp phát triển và làm cho thị
trường mỹ phẩm trở nên ổn định hơn. Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm. Trong luật
pháp về mỹ phẩm bao gồm các điều khoản quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp hoạt
động trong mọi lĩnh vực liên quan đến mỹ phẩm. Các doanh nghiệp cần phải thực hiện một cách có ý thức
và chấp hành nghiêm túc. Các quy định, điều khoản về mỹ phẩm khiến doanh nghiệp làm việc chuyên
nghiệp và có ý thức hơn. Họ cần phải chịu trách nhiệm hồn tồn cho những hành động của mình. Doanh
nghiệp thực hiện đúng pháp luật sẽ được vinh danh và nhận những quyền lợi vốn có của mình. Ngược lại,

nếu vi phạm phạm pháp luật, doanh nghiệp sẽ phải chịu những hình phạt thích đáng.
Chủ trương của nhà nước về khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển
kinh tế đất nước, tận dụng để phát triển doanh nghiệp. Ngày 5/6/2020, Bộ Chính trị đã ký ban hành Kết luận
số 77-KL/TW về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế
đất nước, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận: các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng
đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương nghiêm túc quán triệt, triển khai thực hiện các các định hướng, nhiệm
vụ, giải pháp theo kết luận của Bộ Chính trị; làm tốt cơng tác thông tin truyền thông, động viên nhân dân,
cộng đồng doanh nghiệp phát huy tinh thần yêu nước, trách nhiệm xã hội để khắc phục tác động của dịch
bệnh COVID-19, đẩy nhanh phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
6


Hiện nay, vì tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp nên nhà nước đã có các chủ trương,
chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khơi phục sản xuất nhằm đưa nền kinh tế quay trở lại tốc độ phát triển
ban đầu. Nhà nước thông qua cơ chế giãn, hoãn nộp các khoản thuế phát sinh đã giúp các doanh nghiệp, cá
nhân phần nào vượt qua khó khăn.
Thách thức
-

Nhà nước ban hành các quy định và luật về mỹ phẩm nghiêm khắc.

1.2.

Mơi trường văn hóa xã hội

Xu hướng làm đẹp đã xuất hiện từ xa xưa không chỉ ở Việt Nam và trên thế giới, con người biết tạo ra
các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu, mong muốn trở nên đẹp hơn. Ví dụ như các sản phẩm gội đầu từ bồ kết,
bưởi, xả,…Không chỉ dừng lại ở việc tận dụng nguyên liệu từ thiên nhiên, con người cịn biết tạo ra các chất
hóa học nhằm hỗ trợ cho việc sáng tạo các sản phẩm mới, hiệu quả nhanh hơn, giá thành rẻ hơn do nguyên
liệu thiên nhiên là tài nguyên hữu hạn. Những năm gần đây, cong người dần chuyển đổi hàng vi tiêu dùng

sang các mỹ phẩm thiên nhiên thay vì hóa mỹ phẩm. Lý do chính là tác hại mà háo mỹ phẩm đem lại, như
gây kích ứng, mài mịn da, ung thư da, gây hại cho mơi trường,… Bên cạnh đó, thói quen tiêu dùng của
người Việt Nam cũng dần thay đổi theo hướng tích cực. Những năm trước, người tiêu dùng thường ưu tiên
mua các sản phẩm giá rẻ, ít quan tâm đến thành phần do sự hiểu biết về mỹ phẩm không cao và chưa thực
sự quan tâm đến nhiều vấn đề như vấn đề môi trường, bảo vệ quyền lợi động vật. Tuy nhiên ngày nay, với
sự phát triển vượt bậc thì con người cũng dần nâng cao hiểu biết về mọi mặt, họ chú tâm tìm hiểu kỹ thơng
tin sản phẩm và biết cân nhắc đưa ra lựa chọn phù hợp cho sức khỏe, môi trường và các giá trị nhân văn.
Ngày nay khơng chỉ có phái nữ mà cả phái nam đều quan tâm, chăm chút cho vẻ ngồi hơn. Họ khơng
cịn giữ quan niệm là “Làm đẹp chỉ dành cho phụ nữ”, bây giờ mọi người đều bình đẳng về mọi mặt và nhu
cầu là như nhau. Hơn nữa, mơi trường sống đang ngày càng nhiều khói bụi, ô nhiễm, điều này ảnh hưởng
đến sức khỏe và sắc đẹp của con người. Thế nên, việc sử dụng mỹ phẩm để chăm sóc da ngày càng gia tăng.
Cơ hội
-

1.3.

Số lượng nam giới sử dụng mỹ phẩm ngày càng gia tăng.

Môi trường dân số

Hiện nay, dân số Việt Nam là hơn 98 triệu dân trong đó tỷ lệ dân số nam và nữ thì xấp xỉ gần bằng
nhau. Thị trường tiêu dùng Việt Nam với 20 triệu phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 39 tuổi, chiếm khoảng
40% dân số nữ là phân khúc vô cùng màu mỡ đầy tiềm năng, báo cáo về thị trường mỹ phẩm Việt Nam do
công ty Kantar Worldpanel vừa công bố cho biết 80% người tiêu dùng thành thị mua ít nhất một sản phẩm
chăm sóc sắc đẹp trong 1 năm, ¼ chi tiêu cho ngành hàng chăm sóc cá nhân được dành cho các sản phẩm
làm đẹp. Theo đó, dân số nước ta được dự báo tiếp tục gia tăng nhưng chậm lại do nhiều yêu tố tác động
(một trong số đó chính là ảnh hưởng của dịch Covid-19). Theo ơng Nguyễn Văn Tân - Nguyên Phó Tổng
cục trưởng, phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ hiện nay, bên cạnh chênh lệch mức sinh giữa các vùng thì mức
chênh lệch giới tính ngày càng tăng, dự báo tới năm 2050 thiếu 2,3 - 4,3 triệu phụ nữ.
Theo kết quả Tổng Điều tra cũng cho thấy, dân số Việt Nam đang già hóa với tốc độ nhanh chưa từng

thấy. Cả nước có 11,4 triệu người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, chiếm 11,86% tổng dân số, và chỉ số già hóa
7


tăng từ 35,9% vào năm 2009 lên 48,8% vào năm 2019. Với các số liệu này dự báo trong tương lai số người
người trẻ tuổi sẽ giảm đáng kể, mà đây là lực lượng tạo ra của cải và tiêu dùng chủ yếu cho xã hội. Vấn đề
già hóa sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội và tiêu dùng nói chung trong đó có lĩnh vực tiêu
dùng mỹ phẩm. Do những người trẻ là đối tượng khách hàng chính trong ngành mỹ phẩm bởi họ quan tâm
nhiều đến vẻ ngoài hơn so với những người lớn tuổi.
Trong tương lai những vấn đề này có thể được giải quyết nếu như Nhà nước có thể thực hiện các
chính sách, giải pháp phù hợp để đem lại hiệu quả cho chính sách dân số Việt Nam nói chung và cả nền kinh
tế nói riêng. Ngược lại nếu những vẫn đều này không được xử lý hiệu quả sẽ có thể tạo ra sức ép vơ cùng
lớn cho nền kinh tế không ngoại trừ ngành mỹ phẩm thiên nhiên.
Cơ hội
Tỷ lệ dân số Việt Nam đông, với phân khúc
khách hàng nữ tiềm năng chiếm khoảng 40% tổng
dân số nữ.

1.4.

Thách thức
-

Tỷ lệ già hóa dân số ngày càng gia tăng.

Môi trường tự nhiên

Việt Nam là đất nước nông nghiệp, có lợi thế về nguồn nguyên liệu (cà phê, bơ cacao và các nguyên
liệu khác). Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình ¾ là đồi núi và đất đỏ bazan tạo điều kiện thuận lợi cho
việc trồng trọt và tạo ra nguyên liệu có chất lượng tốt, giá thành hợp lý.

Địa hình kết nối các tỉnh thành trong nước bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không đều phát
triển mạnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho viêc vận chuyển sản phẩm, nguyên liệu từ nơi sản xuất đến nhà máy
sản xuất mỹ phẩm của COCOON. Ngoài ra, việc lưu thông, phân phối sản phẩm đi kháp các tỉnh thành trên
cả nước cũng nhờ mạng lưới giao thông phát triển mà trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Bên cạnh những thuận lợi trên, thì vẫn tồn tại những khó khăn khi Việt Nam mỗi năm đều phải trải
qua các trận lũ, bão, xói mịn, sạt lỡ đất. Điều này gây ra thiệt hại to lớn cho người nơng dân và cũng ảnh
hưởng đến q trình cung cấp nguyên liệu để tạo ra sản phẩm.
Cơ hội
Môi trường tự nhiên tạo điều kiện để phát triển
nguồn nguyên liệu.

1.5.

Thách thức
-

Thiên tai xảy ra thường xuyên.

Môi trường công nghệ

Ngày nay, sự tiến bộ khoa học cơng nghê đang dần giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của con người.
Xu hướng công nghệ không chỉ dừng dạng ở 4.0 mà vẫn sẽ tiếp tục pháp triển khơng ngừng trong tương lai.
Trong tình hình thế giới hiện tại đang phải đối mặt với Dịch Covid-19 thì cơng nghệ đã trở thành một phần
khơng thể thiếu của cuộc sống. Các cơng nghệ này có thể sử dụng nhằm đem lại hiệu quả cao hơn cho hầu
hết các lĩnh vực trong số đó có cả ngành làm đẹp-mỹ phẩm.
Trong những năm trở lại đây, đi đôi với sự bùng nổ trong mảng công nghệ, ngành mỹ phẩm cũng dần
dần thay đổi với những loại hình dịch vụ độc đáo. Các công ty dần chuyển sang sử dụng các công nghệ hiện
đại trong các nhà máy sản xuất, nghiên cứu và cả quá trình phục vụ khách hàng. Có thể kể đến cơng nghệ
8



AI (Trí tuệ nhân tạo), AR (Thực tế ảo),… mục đích áp dụng các cơng nghệ này nhằm đem đến trải nghiệm
cá nhân hóa cho người tiêu dùng.
Tuy các lợi ích của công nghệ hiện đại đem lại cho ngành mỹ phẩm rất nhiều, nhưng phải kể đến chi
phí để một doanh nghiệp có thể sở hữu và sử dụng công nghệ này là rất cao. Sự chuyển giao công nghệ giờ
đây đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, nhưng chi phí là một rào cản lớn ngăn cản việc chuyển giao này. Các
doanh nghiệp nhỏ không đủ tài chính để áp dụng cơng nghệ hiện đại vào ngành mỹ phẩm, cơ hội tiếp xúc
cũng ít hơn so với các doanh nghiệp lớn với nguồn tài chính vững mạnh.
Ngành công nghiệp mỹ phẩm dường như gắn chặt “mối quan hệ” với những ứng dụng cơng nghệ. Đó
là một xu hướng hứa hẹn mở đường cho những cơ hội trong tương lai cho các doanh nghiệp, từ đó đem đến
trải nghiệm mới mẻ và độc đáo nhất cho người dùng yêu thích làm đẹp. Tuy nhiên, sự xuất hiện các doanh
nghiệp đối thủ cạnh tranh khác với công nghệ tiên tiến hơn, địi hỏi doanh nghiệp hiện tại phải ln phát
triển và đổi mới công nghệ hiện hữu. Công nghệ hiện tại có nguy cơ lạc hậu, tạo nên nhiều thách thức cho
các doanh nghiệp. Điều này khiến các doanh nghiệp phải luôn thi đua, rút ngắn thời gian khấu hao của các
thiết bị.

Cơ hội

Thách thức

-

Công nghệ ngày càng phát triển mạnh.

2.

Mơi trường vi mơ (Porter’s 5 forces)
2.1.

-


Chi phí chuyển giao công nghệ cao

Nguy cơ xâm nhập của các đối thủ tiềm năng
a. Mức độ hấp dẫn của ngành

“Hấp dẫn – lợi nhuận cao – đa dạng sản phẩm” là những từ nói về thị trường mỹ phẩm thiên nhiên
đầy tiềm năng tại Việt Nam. Dự báo từ các chuyên gia kinh tế cho thấy đầu năm 2019, xu hướng sử dụng
các sản phẩm thuần tự nhiên hoặc có chiết xuất thiên nhiên được sản xuất tại Việt Nam, dần bắt đầu tạo nên
niềm tin đối với khách hàng trong nước. Tuy khơng quản bá mạnh mẽ như các dịng mỹ phẩm thiên nhiên
ngoại nhập, nhưng các thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên trong nước lại có hướng đi riêng, gần gũi hơn với
người tiêu dùng mang lại trải nghiệm đáng kinh ngạc.
Tăng trưởng thị trường: Tuy thị trường mỹ phẩm của Việt Nam có quy mơ tương đối nhỏ, nhưng
đang tăng trưởng nhanh. Theo Viện nghiên cứu Yano (Nhật Bản), năm 2018, thị trường mỹ phẩm Việt Nam
đạt giá trị 2,35 tỷ USD. Dự kiến, trong 10 năm tới, tốc độ tăng trưởng của thị trường mỹ phẩm dưỡng da và
trang điểm Việt Nam sẽ vào khoảng 15-20%/năm. Theo Nielsen, Việt Nam đang là một trong những quốc
gia tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á về ngành mỹ phẩm. Năm 2019 với sự phát triển thịnh vượng của
công nghệ 4.0 và trào lưu sử dụng mỹ phẩm thiên nhiên, ngành Mỹ phẩm Việt Nam đứng trước cơ hội phát
triển nhanh chóng. Theo số liệu của ngành Mỹ phẩm Việt Nam, mỹ phẩm thiên nhiên đang phát triển tốt với
lợi thế cơ cấu dân số trẻ, dân số đông hơn 90 triệu dân. Ngồi ra, Việt Nam cịn được đánh giá là thị trường
tiêu thụ mỹ phẩm lớn tại khu vực Đông Nam Á. Bằng chứng là quy mô thị trường tăng trưởng từ 500 triệu
USD năm 2011 đến 2016 đã lên đến 1,78 tỉ USD/năm, năm 2018 là 2,35 tỉ USD. (Nguồn: Mintel).
Hiệu quả kinh doanh: Kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm gắn liền với phụ nữ hiện đại, các doanh
nghiệp đang thu về mức sinh lời không tưởng hàng năm, biên lãi gộp đạt từ 30-80%: Điều này cũng lý giải
9


cho sự sôi động của thị trường. Hiện tại, thị trường Việt Nam rất đa dạng từ dòng nhập ngoại cho đến hàng
trong nước, mỹ phẩm handmade. Giá bán cũng đa dạng không kém, phần đông người mua thực tế không
tiếc tiền và sẵn sàng chi trả để sở hữu một bộ mỹ phẩm với chất lượng tốt, có thương hiệu uy tín. Hơn nữa,

khách hàng thường mua mỹ phẩm theo bộ, doanh nghiệp từ đó tối ưu được doanh số bán hàng. Lợi nhuận
mà mỹ phẩm thiên nhiên thu về khơng hề ít hơn các loại mỹ phẩm khác.

Từ những phân tích trên, có thể nhận định rằng ngành mỹ phẩm Việt Nam nói chung và mỹ phẩm
thiên nhiên nói riêng có mức độ hấp dẫn cao. Sức hấp dẫn của thị trường mỹ phẩm Việt Nam còn đến từ
những ưu đãi về thuế. Việt Nam đã tham gia hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) và nhờ đó, đã đưa
thuế nhập khẩu mặt hàng này xuống thấp. Riêng với Hàn Quốc, kể từ năm 2015, khi FTA Việt Nam - Hàn
Quốc có hiệu lực, thuế quan giữa hai nước đã cắt giảm xuống từ 0-5%, giúp cho mặt hàng này càng thuận
lợi hơn khi vào Việt Nam.57% số người sử dụng mỹ phẩm từng mua mỹ phẩm trực tuyến và 72% từng mua
mỹ phẩm qua mạng xã hội. Với mức hấp dẫn đó, sẽ thu hút các doanh nghiệp mới tham gia nhiều hơn cũng
như các doanh nghiệp hiện tại sẽ gia tăng quy mô kinh doanh. Từ đó, ta có kết luận rằng nguy cơ xâm nhập
ngành của các đối thủ tiềm năng cao.

b. Rào cản gia nhập ngành
Sự trung thành của khách hàng: Đây là một trong các yếu tố mà công ty mỹ phẩm nào cũng mong
muốn giải quyết. Với sự đa dạng của các loại mỹ phẩm khách hàng sẵn sàng trải nghiệm nó những nếu để
giữ chân khách hàng lâu dài thì rất khó. Khách hàng Việt Nam khá chịu chi trong khoản mua mỹ phẩm, họ
có thể mua các sản phẩm của nhiều thương hiệu để dùng thử nhưng số ít họ lại trung thành với một nhãn
hiệu hay một sản phẩm nhất định. Tuy nhiên, với dòng sản phẩm đến từ thương hiệu COCOON với những ý
nghĩa nhân văn và hiệu quả sử dụng được đánh giá tốt thì lòng trung thành của khách hàng được dự đáo sẽ
cao với các sản phẩm và thương hiệu COCOON. Đây sẽ là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp mới gia
nhập ngành mỹ phẩm thiên nhiên, thuần chay.
Các đòi hỏi về vốn: Vốn đòi hỏi ở các ngành mỹ phẩm thiên nhiên nghiên về phía cơng nghệ, do
muốn sản xuất được những sản phẩm chất lượng làm cho khách hàng an tâm thì nó địi hỏi các dây chuyền
sản xuất, công nghệ phải được đảm bảo. Sau khâu sản xuất thì phải nghiên cứu, thử nghiệm trước khi đưa ra
thị trường. Ở đây, rào cản nhập cuộc là không cao lắm, vì khả năng chuyển giao của đối thủ là khá cao. Một
trong những uy tín mà cơng ty dược phẩm tạo ra thực sự làm cho khách hàng yên tâm về chất lượng sản
phẩm. Khả năng chuyển giao công nghệ khá cao cho những cơng ty có khả năng xâm nhập ngành.
Sự khác biệt, bí quyết của sản phẩm: Một sản phẩm khác biệt, mang tính đặc thù sẽ tạo nên điểm
riêng thu hút khách hàng. Các sản phẩm của COCOON được điều chế sẽ khơng có các thành phần như

10


paraben, formaldehyde, phthalates, hydroquinone, triclosan,.. không sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc
từ động vật thường thấy trong mỹ phẩm như : mật ong, sáp ong, mỡ lông cừu, nhau thai cừu, dịch ốc sên,
dầu gan cá mập, tơ tằm,.. Thay vào đó vận dụng và phát huy tối đa khả năng của các hoạt chất, chiết xuất từ
thực vật mà không cần đến sự hỗ trợ của các ngun liệu có nguồn gốc từ động vật. Ngồi ra, với từng sản
phẩm COCOON luôn tận dụng dùng những nguyên liệu có nguồn gốc trong nước. Mỗi địa điểm trên dải đất
hình chữ S sẽ có những lồi thực vật tuyệt vời, COCOON lựa chọn nguyên liệu kỹ càng từ nhiều vùng miền
và dày công nghiên cứu, sản xuất ra các sản phẩm mang lại hiệu quả cao khi sử dụng, nhưng cũng an toàn
và thân thiện với làn da và mơi trường. Chúng tơi tự tin khi nói rằng từng sản phẩm COCOON đều mang
nét riêng của thiên nhiên Việt Nam.
Ngày nay, xu hướng tiêu dùng của khách hàng đang dần hướng tới sử dụng mỹ phẩm sạch những loại
sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên. Chính vì vậy mà các hàng mỹ phẩm lớn luôn luôn muốn thay đổi
và đưa các nguyên liệu thiên nhiên vào sản phẩm của mình. Để sản xuất được mỹ phẩm thiên nhiên địi hỏi
các cơng nghệ hiện đại, tiên tiến. Tuy nhiên, với sự chuyển giao cơng nghệ ngày nay thì việc một công ty
sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên trở nên dễ hơn nhưng nó địi hỏi nguồn tài chính đủ lớn mạnh mới có thể sở
hữu được cơng nghệ này. Mà các đối thủ tiềm năng hầu hết là những doanh nghiệp mới và nhỏ với nguồn
vốn không cao. Bên cạnh đó, các yêu cầu đáp ứng tiêu chuẩn của một mỹ phẩm thiên nhiên an toàn cũng là
một rào cản lớn. Để được chứng nhận là một sản phẩm thiên nhiên đạt chuẩn an toàn phải trải qua các q
trình kiểm định, thử nghiệm vơ cùng khắt khe. Từ đó, có thể đưa ra kết luận rào cản gia nhập ngành mỹ
phẩm thiên nhiên của đối thủ tiềm năng là khá cao.
Cơ hội
Đây là một ngành hấp dẫn và có mức tăng
trưởng thị trường cao.
Tồn tại những rào cản gia nhất định khi nhập
ngành của các đối thủ tiềm ẩn.

2.2.


Thách thức
Nguy cơ gia tăng đối thủ tiềm ẩn
trong tương lai do ngành hấp dẫn và dần
mở rộng.

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại

Cấu trúc cạnh tranh
-

Số lượng công ty: Tại Việt Nam, thị trường mỹ phẩm thiên nhiên đã xuất hiện nhiều thương hiệu
nước ngoài nổi tiếng như: The Body Shop, Kiehl’s, Yves Rocher, Innisfree, The Face Shop, Klair,
Sukin, The Ordinary,…Ngồi ra cịn có những doanh nghiệp mỹ phẩm thiên nhiên đến từ Việt Nam
như: Cỏ Mềm Homelab, Tharakao, Laco, Bio LAK, The Herbal Cup, Green Garden… Với số lượng
lớn công ty về mỹ phẩm thiên nhiên càng khiến cho thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn .

-

Mức độ chi phối thị trường: Có thể nói thị trường mỹ phẩm thiên nhiên là thị trường cạnh tranh hồn
hảo. Lý do là vì trong những năm gần đây, mọi người có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe
cũng như những vấn đề về môi trường. Mà các sản phẩm có nguồn gốc từ nhiên nhiên, Organic lại
đáp ứng đầy đủ mối quan tâm trên. Cùng với sự phát triển và tầm ảnh hưởng của các tổ chức bảo về
quyền lợi động vật, con người thêm nhận thức về những hành động ảnh hưởng đến động vật điển
hình như việc sản xuất mỹ phẩm nguồn gốc từ động vật hay thử nghiệm trên động vật. Các công ty
mỹ phẩm thuần chay như COCOON ra đời đáp ứng những xu hướng quan tâm trên của khách hàng.
Số lượng khách hàng ngày càng nhiều dẫn đến số lượng doanh nghiệp cũng tăng theo nhằm đáp ứng
các như cầu của từng phân khúc khách hàng. Mỗi doanh nghiệp sẽ định hướng cho mình những mục
tiêu và hướng pháp triển khác nhau để tạo sự khác biệt khiến khách hàng nhận dạng được thương
11



hiệu cũng như sản phẩm của từng công ty. Sau đây là 3 thương hiệu tiêu biểu cho ngành mỹ phẩm
thiên nhiên:

The Body Shop

Innisfree

Cỏ Mềm Homelab

Thương hiệu mỹ phẩm nổi
tiếng của Anh, chuyên cung cấp các
sản phẩm chỉ sử dụng các nguyên
liệu từ thiên nhiên.

Thương hiệu mỹ phẩm
chiết xuất từ tự nhiên thuộc
tập
đoàn
mỹ
phẩm
AmorePacific của Hàn Quốc.

Thương hiệu Mỹ phẩm
Thiên nhiên An tồn được tin
cậy tại Việt Nam.

Cung cấp các dịng sản phẩm
rất đa dạng và phù hợp với nhiều
đối tượng khách hàng khác nhau từ

các sản phẩm chăm sóc da, chăm
sóc cơ thể.

Chun sản xuất và
cung cấp các dịng sản phẩm
chăm sóc da cho cả nam và
nữ.

Bao bì được thiết kế vơ cùng
bắt mắt với những hình ảnh thiên
nhiên tươi mới. Tuy không quá cầu
kỳ nhưng lại thể hiện rõ nét hình
ảnh, màu sắc các nguyên liệu thiên
nhiên trên vỏ sản phẩm.

Thành phần sản phẩm
bằng nguyên liệu tự nhiên
Hãng sử dụng bao bì tái
chế cực kì thân thiện với mơi
trường và nguyên liệu được
lấy từ hòn đảo Jeju xinh đẹp
của Hàn Quốc.

Các dịng sản phẩm của hãng
đều khơng thử nghiệm trên động
vật

Chất liệu bao bì được
làm từ vật liệu tái chế, thân
thiện với mơi trường.


Mức giá khá cao do nó là một
sản phẩm lâu đời và có danh tiếng
với các nguyên liệu organic giúp
chăm sóc và điều trị da hiệu quả.
Tuy nhiên, giá thành sản phẩm của
hãng hoàn toàn xứng đáng với chất
lượng các sản phẩm mang lại.

Nhãn hàng này thuộc
phân khúc giá bình dân tại
Hàn. Sản phẩm có giá giao
động từ trên 100k tới trên
500k tùy vào sản phẩm.

Các dịng sản phẩm
chính bao gồm mỹ phẩm chăm
sóc da và tóc cho phụ nữ, mẹ
bầu, em nhỏ, người có da nhạy
cảm và cho cả gia đình.
Các thành phần nguyên
liệu đều có nguồn gốc từ thảo
mộc thuần Việt như Cafe, gạo
lứt, trà xanh, tinh dầu tràm, quế,
hương nhu, hạt mùi...không sử
dụng thêm bất kỳ loại hóa chất
độc hại nào khác.
Bao bì: có những vẽ cỏ
cây dược liệu, màu sắc hài hịa
nhã nhặn, mang sắc thái của

làng quê Việt Nam
Giá cả phù hợp phải
chăng khi so sánh với chất
lượng của sản phẩm.

Tăng, giảm về nhu cầu: Ngày nay, nhu cầu khách hàng mua và sử dụng mỹ phẩm ngày càng tăng.
Đặc biệt, những mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên càng thu hút được số lượng khách hàng đơng đảo, các
lợi ích mà loại mỹ phẩm này mang lại không chỉ hiệu quả cho khách hàng mà cịn thực hiện những thơng
điệp nhân văn như bảo vệ môi trương, bảo vệ động vật. Với những điều trên, càng làm tăng nhu cầu sử dụng
mỹ phẩm thiên nhiên của khách hàng. Tuy nhiên, khi nhu cầu của một loại sản phẩm tăng thì đồng nghĩa với
việc sẽ càng xuất hiện những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường đó hoặc sự mở rộng quy mô sản xuất,
kinh doanh của các doanh nghiệp đang hiện hữu trong ngành mỹ phẩm thiên nhiên. Thế nên, trong tương lai
sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ luôn gia tăng chứ không bao giờ giảm bớt.
Rào cản ra khỏi ngành: Khi một doanh nghiệp bất kì muốn rút khỏi ngành mỹ phẩm thiên nhiên họ
sẽ phải đối mặt với những vấn đề lớn như chi phí cho máy móc, dây chuyền sản xuất, hàng tồn kho. Ngồi
ra, vấn đề thu hồi vốn đã đầu tư ban đầu cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng đối với COCOON – một cơng
ty có quy mơ sản xuất vừa, vốn đầu tư cho các hoạt động kinh doanh không quá lớn. Vì vậy, nếu cái doanh
12


nghiệp khác hoạt động theo mơ hình của COCOON thì các khoản chi phí và vốn đầu tư sẽ khơng phải là
một rào cản lớn.
Cơ hội

Thách thức

- Khách hàng có nhu cầu sử dụng mỹ
phẩm thiên nhiên ngày càng cao.




- Các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài
chiếm phần lớn thị phần của ngành mỹ phẩm.

Mối liên hệ giữa rào cản xâm nhập và rút lui của ngành mỹ phẩm thiên nhiên

RÀO CẢN RÚT LUI
RÀO
CẢN
XÂM
NHẬP

THẤP

CAO

THẤP

Lợi nhuận thấp, ổn định

Lợi nhuận thấp, mạo hiểm

CAO

Lợi nhuận cao, ổn định

Lợi nhuận cao, mạo hiểm

Ngành mỹ phẩm thiên nhiên như đã phân tích ở trên, với rào cản xâm nhập ngành khá cao và rào càn
rút lui của ngành cũng khơng cao. Từ đó, cho thấy ngành mỹ phẩm thiên nhiên có lợi nhuận cao và ổn định.

COCOON gia nhập ngành này sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cao.

2.3.

Các sản phẩm thay thế
a) Sự sẵn có của sản phẩm thay thế

Trên thực tế sản phẩm thay thế của mỹ phẩm thuần chay là hóa mỹ phẩm. Phần lớn các thương hiệu
mỹ phẩm tại Việt Nam là Hóa mỹ phẩm. Các sản phẩm của dòng này rất đa dạng nên có nhiều cơng dụng
khác nhau, với cơ chế hoạt động chung là chăm sóc và làm sạch cho bề mặt của da, giúp cải thiện tình trang
da bên ngồi một cách tức thì. Theo báo cáo cung cấp về hành vi tiêu dùng và xu hướng thị trường mỹ phẩm
Việt Nam 2019, do Q&Me (tổ chức khảo sát thị trường) thực hiện thì có ít nhất 73% sử dụng mỹ phẩm
chăm sóc da ít nhất 1 lần/ 1 tuần hoặc là thường xuyên hơn. Và các loại sản phẩm chăm sóc da phổ biến như
sữa rửa mặt, kem chống nắng và mặt nạ dưỡng da mặt. Và theo nghiên cứu trên thì nhu cầu sử dụng cịn có
xu hướng tăng. Người tiêu dùng có thể tìm kiếm hóa mỹ phẩm tại Việt Nam thông qua Facebook, trên các
website như trang web của các hãng mỹ phẩm hay trên các trang tin dành cho phụ nữ, hay tại các siêu thị,
trung tâm thương mại, các chợ cũng là nơi có thể tìm kiếm những sản phẩm này.
b) Chi phí của người tiêu dùng khi chuyển đổi sang sản phẩm thay thế
Với mức độ phổ biến của hóa mỹ phẩm như hiện nay thì chắc chắn khi người tiêu dùng chuyển sang
dùng sản phẩm thay thế này thì họ sẽ tiết kiêm được một số tiền lớn. Mặc dù mỗi sản phẩm đều có cơng
thức khác nhau, nhưng hầu như các hóa mỹ phẩm chứa những thành phần chính là dầu khống, các chất hóa
học tổng hợp, chất tạo màu và tạo mùi tổng hợp, mùi hương và chất ổn định pH. Những nguyên liệu này
đều có thể bán sỉ với số lượng lớn nên chi phí giảm đi, giúp cho giá thành của những sản phẩm này càng rẻ
hơn.
Tuy nhiên, đi đơi với giá thành rẻ thì người tiêu dùng cần cân nhắc đến tác dụng của những thành
phần hóa học của sản phẩm thay thế. Bởi hóa mỹ phẩm có rất nhiều sút nên sẽ có nhiều bọt cho người dùng
13


cảm thấy sạch da khi sử dụng nhưng thực chất sẽ bào mòn, và làm da yếu đi. Hơn nữa hầu hết các hóa mỹ

phẩm có mùi thơm, rất dễ gây kích ứng đối với làn da nhạy cảm.
c) Mức độ cạnh tranh của sản phẩm thay thế
Xu hướng làm đẹp trong những năm gần đây đang thay đổi dần, từ việc chỉ quan tâm tới công dụng
của sản phẩm, người tiêu dùng còn hướng tới những sản phẩm thân thiện với mơi trường và khơng thí
nghiệm trên động vật. Từ đó, cộng đồng làm đẹp đã chuyển dần từ hóa mỹ phẩm sang dùng mỹ phẩm thuần
chay. Tại Việt Nam, mỹ phẩm thiên nhiên cũng đã và đang phát triển mạnh mẽ, có được sự quan tâm lớn từ
cộng đồng yêu làm đẹp. Hiện nay, không chỉ những thương hiệu nhỏ, đang đặt nền móng từ đầu với những
sản phẩm mỹ phẩm thuần chay mà ngay cả các thương hiệu lớn, cũng đang dần nhìn ra tiềm năng của thị
trường này cùng với những lợi ích bền vững mà nó mang lại. Điều này chứng tỏ rất nhiều thương hiệu đã
thực sự nghiêm túc đến mảng thị trường tiềm năng này và đây chắc chắn sẽ là một xu thế phát triển lâu dài
và bền vững.
Cơ hội

Thách thức

Mỹ phẩm thiên nhiên có độ lành tính cao
hơn so với sản phẩm thay thế.

Các sản phẩm thay thế phổ biến và dễ
dàng tìm kiếm ở mọi nơi.

Quy trình sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên
an tồn với mơi trường.

Hiệu quả tức thì của sản phẩm thay thế
nhanh hơn mỹ phẩm thiên nhiên.

2.4.

Người mua


COCOON nhắm tới phân khúc khách hàng đa dạng do những đăc tính mà sản phẩm mang lại như độ
lành tính cao, phù hợp cho mọi lứa tuổi sử dụng. Người mua mỹ phẩm thiên nhiên nói chung và mua sản
phẩm của COCOON nói riêng đều là những người có mối quan tâm đặc biệt đến môi trường và các vấn đề
nhân đạo. Bên cạnh việc các sản phẩm đem lại hiệu quả cho cơ thể, nó cịn truyền tải những thông điệp
nhân văn như: không thử nghiệm trên động vật, không sử dụng các nguồn nguyên liệu từ động vật, bao bì
sản phẩm thân thiện với mơi trường. Vì những lý do trên mà khách hàng tin tưởng lựa chọn COCOON.
Khách hàng sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm mỹ phẩm và mỹ phẩm thiên nhiên cũng không ngoại
lệ. Với các lợi ích mà mỹ phẩm thiên nhiên mang lại dễ dàng thyết phục được người mua. Khách hàng ln
có những sự trải nghiệm mới có thể chuyển đổi từ thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên này này sang thương
hiệu mỹ phẩm thiên nhiên khác. Tuy nhiên, với số lượng nhà cung cấp nhiều, khách hàng cũng có khả năng
tự cung cấp một vài sản phẩm thiên nhiên như dưỡng tóc, dưỡng mơi bằng dầu dừa, bơ,… Nhìn chung, khả
năng chi phối của người mua đến ngành là khá cao, nó phụ thuộc vào hai đặc thù của ngành là: Một là sản
phẩm của ngành cung cấp cho khách hàng khá là đa dạng. Các sản phẩm không dừng lại ở mức độ chức
năng mà còn phải đáp ứng các yêu cầu khá là khắt khe của khách hàng. Hai là chính sự cạnh tranh khơng
đồng đều trong ngành đã ảnh hưởng đến khả năng khách hàng chi phối ngành theo một xu hướng tiêu cực.
Ngày càng nhiều sản phẩm được tung ra chỉ nhằm thỏa mãn khách hàng tốt nhất kèm theo nhiều chương
trình marketing lớn mà không thực sự hiệu quả.
Khi đời sống phát triển và nhất là lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng, con người quan tâm tới sức
khoẻ và ưu tiên sử dụng những sản phẩm thuần chay. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các
trang thương mại điện tử, giới trẻ ưu tiên mua hàng tại các trang thương mại này. Và đây là đối tượng khách
hàng chính mà cơng ty đang hướng đến. Nhờ đó, mà COCOON đã và đang dẫn đầu xu hướng mỹ phẩm
thuần chay tại Việt Nam.
14


Tâm lý người mua hàng luôn là yếu tố rất quan trọng vì vậy nên COCOON ln chú trọng tới cảm
nhận trải nghiệm sản phẩm của người dùng để có thể cải thiện được chất lượng và dịch vụ tốt hơn, từ đó có
thể mở rộng để tăng trưởng và sinh lời.
Cơ hội

Phân khúc khách hàng ngày càng
được mở rộng về độ tuổi.

2.5.

Thách thức
Thế mặc cả của của mua trong
ngành mỹ phẩm thiên nhiên cao.

Nhà cung cấp

Ngành mỹ phẩm đang tìm kiếm nhà cung cấp đa dạng có nghĩa là nhà cung cấp của họ phải thực sự
cung cấp nhiều hơn một chủng loại sản phẩm họ cần để có được những nhà cung cấp trung thành.
Đầu tiên nói đến những nhà cung cấp bao bì. Thực sự để có thể truyền tải đúng thơng điệp cho khách
hàng thì bao bì sản phẩm thực sự phải tốt và thể hiện đúng thông điệp của sản phẩm. Những nhà cung cấp
bao bì tạo cho những cơng ty trong ngành những áp lực khác nhau về họ. Vì thường muốn đối tác của mình
có khả năng hơn trong việc cung cấp nhiều hơn những sản phẩm cho ngành nên địi hỏi đó đã tạo ra những
áp lực nhất định cho nhà cung cấp phải thực sự đa dạng nhiều hơn nữa. Vì vậy mà ngành đã tạo một thế
mạnh nhất định lên nhà cung cấp của mình để cùng hướng đến mục tiêu phát triển lâu dài.
COCOON dành sự quan tâm lớn cho các thiết kế hình thức với mục tiêu hướng đến mơi trường. Vì
vậy, tất cả bao bì COCOON đều được làm bằng giấy thân thiện, không cán màng nhựa, chai lọ đựng sản
phẩm có khả năng tái chế. Đây đều là những vật liệu dễ tìm kiếm và số lượng nhà cung cấp tại Việt Nam là
rất đông.
Đối với nhà cung cấp nguyên liệu cho đầu vào của sản phẩm thì khả năng thương lượng của họ khá
thấp. COCOON lấy lợi thế nguồn nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên Việt Nam như: bí đao, khổ qua, cà phê
Đắk Lắk, dầu dừa Bến Tre, hoa hồng Cao Bằng... Đây đều là những nguồn nguyên liệu dồi dào tại Việt
Nam, tất cả những nguyên liệu tự nhiên đều được COCOON thu mua trực tiếp từ người nông dân ngay tại
địa phương. Từ đó có thể kết luận khả năng ảnh hưởng của nhà cung cấp đến công ty là không cao.
Tuy nhiên với tình hình dịch Covid hiện nay, nhà cung cấp gặp nhiều khó khăn trong việc thuê nhân
viên và vận chuyển hàng hóa nên họ có thể tăng giá nguyên liệu.

Cơ hội
Do số lượng nhà cung cấp nguyên liệu
nhiều nên cơng ty có nhiều sự lựa chọn.

3.

TT

Thách thức
Thế mặc cả của người bán có thể cao
do dịch bệnh Covid-19.

Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)

Các nhân tố bên ngoài

Mức
quan
trọng

Phân
loại

Số
điểm
quan
trọng
15



1

Dịch Covid-19 làm giảm sức mua mỹ phẩm của khách hàng.

0.05

2

0.1

2

Nhà nước ban hành các quy định và luật về mỹ phẩm nghiêm khắc.

0.046

3

0.138

3

Số lượng nam giới sử dụng mỹ phẩm ngày càng gia tăng.

0.035

2

0.07


4

Tỷ lệ dân số Việt Nam đông, với phân khúc khách hàng nữ tiềm năng chiếm
khoảng 40% tổng dân số nữ.

0.05

3

0.15

5

Tỷ lệ già hóa dân số ngày càng gia tăng.

0.035

1

0.035

6

Môi trường tự nhiên tạo điều kiện để phát triển nguồn nguyên liệu.

0.051

4

0.204


7

Thiên tai xảy ra thường xun.

0.045

2

0.09

8

Cơng nghệ ngày càng phát triển mạnh.

0.046

2

0.092

9

Chi phí chuyển giao cơng nghệ cao.

0.045

2

0.09


10

Đây là một ngành hấp dẫn và có mức tăng trưởng thị trường cao.

0.047

3

0.141

11

Tồn tại những rào cản gia nhất định khi nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn.

0.041

3

0.123

12

Nguy cơ gia tăng đối thủ tiềm ẩn trong tương lai.

0.049

2

0.098


13

Khách hàng có nhu cầu sử dụng mỹ phẩm thiên nhiên ngày càng cao.

0.051

4

0.204

14

Các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài chiếm phần lớn thị phần của ngành mỹ
phẩm.

0.046

2

0.092

15

Mỹ phẩm thiên nhiên có độ lành tính cao hơn so với sản phẩm thay thế.

0.048

4


0.192

16

Quy trình sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên an tồn với mơi trường.

0.043

3

0.129

17

Các sản phẩm thay thế phổ biến và dễ dàng tìm kiếm ở mọi nơi.

0.048

2

0.096

18

Hiệu quả tức thì của sản phẩm thay thế nhanh hơn mỹ phẩm thiên nhiên.

0.046

2


0.092

19

Phân khúc khách hàng ngày càng được mở rộng về độ tuổi.

0.046

4

0.184

20

Thế mặc cả của của mua trong ngành mỹ phẩm thiên nhiên cao.

0.047

3

0.141

21

Do số lượng nhà cung cấp ngun liệu nhiều nên cơng ty có nhiều sự lựa chọn.

0.04

3


0.12

22

Thế mặc cả của người bán có thể cao do dịch bệnh Covid-19.

0.045

1

0.045

TỔNG SỐ

1

2.626
16


Tổng số điểm quan trọng của ma trận EFE đạt 2.626 trên mức trung bình. Điều này cho thấy khả năng
phản ứng với các yếu tố thuộc môi trường bên ngồi của COCOON khá tốt. So với một cơng ty có quy mơ
khơng lớn và hoạt động chưa lâu thì COCOON vẫn được xem một doanh nghiệp biết nắm bắt các cơ hội,
cũng như nhìn nhận được các thách thức từ đó cơng ty biết đề ra những chiến lược phù hợp nhằm đối phó
với những mối đe dọa từ bên ngồi.

III. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN TRONG
1.

Phương pháp dây chuyền chuỗi giá trị

1.1.

Các hoạt động chính
a)

Các hoạt động đầu vào:

- Quản lý vật tư/ nguyên liệu: Tất cả nguồn nguyên liệu trong các sản phẩm đều có nguồn gốc
xuất xứ từ các nhà cung cấp nguyên liệu trong và ngoài nước (Pháp, Đức, Nhật Bản). Nguồn nguyên
liệu chủ yếu là: Bí đao, khổ qua, cà phê Đăk Lăk, dầu dừa Bến Tre, hoa hồng Cao Bằng,…Nguồn
nguyên liệu làm bao bì sản phẩm có nguồn gốc từ giấy, chai nhựa có thể tái chế từ nguồn cung trong
nước. Các nguyên liệu được mua trước khoảng 1-2 tuần và bảo quản lạnh đối với nguyên liệu tươi (bí
đao, khổ qua, hoa hồng,…), bảo quan khô đối với các nguyên liệu như cà phê, dừa khơ, giấy, chai
lọ… Có thể mua các nguyên liệu khô trước một khoảng thời gian dài. Kho lưu sẽ được chia ra lưu trữ
nguyên liệu chính, sản phẩm đã hoàn tất, các nguyên liệu phụ khác (các hoạt chất, các loại vitamin, hệ
nền,…).
- Kiểm soát tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp FIFO để nhập xuất kho nhằm đảm bảo hạn
sử dụng cũng như chất lượng nguyên vật liệu được tốt nhất. Các nguyên liệu, sản phẩm được nhập
kho trước sẽ phải xuất kho trước, và tương tự với các nguyên liệu, sản phẩm nhập kho sau.
Điểm mạnh
- Nguồn nguyên liệu có giá thành rẻ và
được kiểm sốt chặt chẽ.

b)

Điểm yếu
- Chưa có cơng nghệ cao để bảo quản
nguyên liệu được lâu.

Sản xuất:


- Tất cả các sản phẩm mỹ phẩm trước khi được đưa ra thị trường đều được nghiên cứu từ 12
đến 24 tháng, được thử nghiệm để vượt qua các bài kiểm tra về vi sinh, pH, độ ổn định theo thời gian,
theo nhiệt độ, độ kích ứng (theo tiêu chuẩn của trung tâm DRC Nhật Bản có chi nhánh tại Thái Lan)
và phải đáp ứng đầy đủ các quy định và việc lưu thông trên thị trường theo quy định của Bộ Y tế Việt
Nam.
- Máy móc, thiết bị được vận hành bởi nhân viên có chun mơn. Quy trình sản xuất theo dây
chuyền, kỹ thuật hiện đại, khép kín và khơng bị nhiễm chéo ở các khâu sản xuất. Nó đáp ứng tiêu
chuẩn theo cGMP của Bộ Y Tế Việt Nam.
- Bao bì được đóng gói tại nhà máy, các thiết kế của sản phẩm ln hướng đến mơi trường.
Trong q trình đóng gói, tất cả bao bì đều được làm bằng giấy thân thiện, không cán màng nhựa, chai
lọ đựng sản phẩm cũng là nhựa có khả năng tái chế. Cơng ty chú trọng khâu sản xuất cũng như đóng
gói để đảm bảo các sản phẩm luôn thân thiện với người sử dụng, không gây ảnh hưởng đến môi
trường. Đặc biệt, COCOON cịn khéo léo đưa văn hóa tranh khắc gỗ Việt Nam vào logo của các
17


ngun liệu (bí đao, cà phê, sa-chi, bưởi,…). Ngồi ra, trên bao bì sản phẩm cũng ghi đầy đủ thơng tin
như sản phẩm 100% thuần chay, không thử nghiệm trên động vật, không paraben, không Sulfate (gel
rửa mặt), không cồn (toner, thạch dưỡng da), không hạt vi nhựa (tẩy da chết)…
- Q trình kiểm tra, bảo dưỡng máy móc được thực hiện thường xuyên. Nhằm duy trì hệ
thống sản xuất được diễn ra trơn tru nhất có thể, hạn chế các sự cố cũng như sai sót có thể xảy ra.
Điểm mạnh
-

Điểm yếu

Chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo.

- Sử dụng bao bì sản phẩm độc đáo, thân

thiện với mơi trường.

c)

-

Chưa tự động hóa q trình sản xuất

-

Chi phí bao bì sản phẩm cao.

- Mất thời gian dài để nghiên cứu và phát
triển sản phẩm mới.

Các hoạt động đầu ra:

- Tồn trữ: Sau khi sản phẩm được hoàn tất đóng gói, sẽ được đưa đến kho lưu trữ.
- Hệ thống phân phối rộng rãi hơn 1.000 hệ thống, cửa hàng mỹ phẩm lớn nhỏ trong cả nước
và có mặt trên nhiều diễn đàn làm đẹp. COCOON chủ yếu phân phối sản phẩm cho các nhà phân
phối, đại lý trên tồn quốc. Có thể kể đến các chuỗi của hàng bán lẻ lớn tại Việt Nam như Waston,
Guardian, Hasaki.vn, SammiShop,…
- Tuy công ty chuyên đảm nhận phân phối sản phẩm đến các đại lý và chuỗi cửa hàng bán lẻ
mỹ phẩm nhưng nhân viên vẫn luôn chú trọng quản lý chặt chẽ hệ thống các sản phẩm được sản xuất
và bán ra. Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng thơng qua doanh số hàng tháng, từ đó ra quyết định sản
xuất và dự trữ lượng sản phẩm phù hợp. Tránh tình trạng hàng tồn kho quá nhiều hay thiếu hụt sản
phẩm cung cấp cho thị trường.
Điểm mạnh
-


Có hệ thống phân phối rộng rãi.

d)

Điểm yếu
Số lượng cửa hàng chính của cơng ty
cịn hạn chế.

Marketing và bán hàng:

- Có các chiến dịch Marketing như “Đổi vỏ chai cũ nhận sản phẩm mới”, “Khám phá Việt
Nam” thu hút nhiều sự quan tâm và lượt tham gia của khách hàng. Sự dụng tiếp thị thông qua các
Influencers nổi tiếng (Giang ơi, Trinh Phạm, Đào Bá Lộc, Quách Ánh…) để khách hàng biết đến sản
phẩm rộng rãi hơn và tăng bán hàng trên các trang web, thương mại điện tử lớn và các cửa hàng bán lẻ
trên tồn quốc.
- Các phương tiện thơng tin đại chúng, thông tin xã hội mà COCOON sử dụng có thể kể đến
như: báo điện tử, website, mạng xã hội Facebook, Instagram, Twitter, Youtube,…Công ty sử dụng đa
kênh nhằm quảng cáo sản phẩm đạt hiệu quả cao. Khi kết hợp các phương tiện này sẽ làm tăng cơ hội
tiếp cận khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

18


Website

Facebook

Instagram

Hotline


https://COCOONvi
etnam.com/

/>COCOONVietnamOfficial

COCOON.vietnam

02838328228

https://myphamthu
anchay.com/

/>myphamthuanchay.vn/

Trang
thương mại
điện tử
Shopee, Tiki,


- Quy trình bán hàng: Khách hàng có thể mua các sản phẩm của COCOON thơng qua các
kênh phương tiện trên để được tư vấn và lựa chọn các sản phẩm phù hợp nhất. Các phương tiện trên
khách hàng có thể trực tiếp liên lạc với COCOON. Ngồi ra, các sản phẩm cịn được bán bởi các kênh
phân phối là hệ thống cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm như: Waston, Guardian, Hasaki.vn, SammiShop,…
Khi khách hàng mua hàng online có thể sử dụng hình thức thanh tốn bằng tiền mặt (COD) hoặc bằng
tài khoản ngân hàng, ví điện tử. COCOON lựa chọn hình thức giao hàng bởi các đơn vị như Giao
hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm,…
- Các sản phẩm của COCOON được bán trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau, với các
sản phẩm đơn lẻ/bộ sản phẩm mức giá có thể dao động từ 35.000 VND – 710.000 VND. Nhìn chung,

mức giá của COCOON là hợp lý với chất lượng sản phẩm được đánh giá cao, đáp ứng được đa số
mong muốn của khách hàng.


Sản phẩm “Cà phê Đắk Lắk làm sạch da chết cơ thể” có giá 115.000 VND.



Sản phẩm “Cà phê Đắk Lắk làm sạch da chết mặt” có giá 145.000 VND.



Sản phẩm “Cà phê Đắk Lắk làm sạch da chết mơi” có giá 75.000 VND.



“Combo làm sạch da chết toàn diện từ Cà phê Đắk Lắk” có giá 318.000 VND.
Điểm mạnh

- Có các chiến lược Marketing quảng bá sản
phẩm thành công.
- Sử dụng đa dạng các phương tiện thông tin.
- Giá sản phẩm rẻ, phù hợp với thu nhập của
nhiều người.

e)

Điểm yếu
- Tốn chi phí cao cho hoạt động
Marketing.

- Các chương trình khuyến mãi ưu đãi còn
hạn chế.

Dịch vụ khách hàng:

- Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng chu đáo, có trang web, hotline tư vấn cho khách
hàng về việc chọn lựa sản phẩm phù hợp. Nhân viên được đào tạo kỹ càng, đáp ứng tiêu
chuẩn phục vụ khách hàng với các tiêu chí “Nhiệt tình – Thân thiện – Chu đáo”.
- Trong thời gian làm việc bộ phận nhân viên bán hàng và chăm sóc khách hàng phải ln giữ
một thái độ niềm nở, nghiêm túc vơi công việc để đảm bảo rằng khơng có khách hàng nào
phải chờ đợi quá lâu hay cảm thấy khó chịu với cửa hàng.

19


Điểm mạnh
-

1.2.

Nhân viên chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo

Các hoạt động hỗ trợ:
a) Cấu trúc hạ tầng:

- Công ty chỉ mới đầu tư, phát triển cho hệ thống máy sản xuất, còn các cơ sở hạ tầng khác như trụ sở
cơng ty, cửa hàng chính cịn nhiều thiếu sót chưa được chú trọng đầu tư phát triển. Điển hình như
cơng ty mới mở một cửa hàng chính tại thành phố Hồ Chí Minh, trụ sở cơng ty có quy mô nhỏ.
- Hệ thống thông tin cung cấp cho khách hàng ln được cập nhập nhanh chóng và hiệu quả qua
Website, mạng xã hội (facebook, instagram, youtube,…). Các tin tức liên quan đến cơng ty, chương

trình khuyến mãi, xu hướng làm đẹp và các hoạt động nhân văn được cập nhật liên tục trên website,
fanpage,… Khách hàng nhờ đó nắm bắt kip thời các thông tin và tham gia các chương trình, hoạt
động thú vị và bổ ích cùng COCOON.
Điểm mạnh
- Hệ thống thông tin đa dạng, được cập
nhật liên tục.

Điểm yếu
- Cơ sở hạ tầng chưa phát triển toàn
diện.

b) Quản trị nguồn nhân lực:
- Nguồn nhân lực trong nước dồi dào, có độ tuổi trẻ và am hiểu nhiều về mỹ phẩm. Nhận ra xu
hướng tiêu dùng mỹ phẩm thiên nhiên ngày càng gia tăng nên công ty dần chú trọng đầu tư cho đội
ngũ R&D để có trình độ chun mơn cao đáp ứng tốt cho q trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm
mới.
- Cơng ty tuyển dụng nhân viên đòi hỏi kinh nghiệm làm việc và chun mơn cho từng vị trí
cơng việc phù hợp, ngoài ra nhân viên cũng phải đáp ứng các kĩ năng giao tiếp bán hàng cơ bản.
- Chế độ lương thưởng tại COCOON được đánh giá là phù hợp theo từng năng lực cá nhân.
Ngồi tiền lương cơ bản, cơng ty cũng duy trì những ưu đãi dựa vào năng suất làm việc và hiệu quả
kinh doanh của công ty.
Điểm mạnh

Điểm yếu

- Có chế độ lương thưởng hợp lý
và thu hút nhân viên.

Đa số nhân viên bán hàng chưa
chuyên môn sâu.


c) Phát triển Công nghệ:
- Hiện nay, sự bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện làm giảm sức lao
động của con người, giảm chi phí trong q trình sản xuất kinh doanh. Với những công ty thành công
áp dụng công nghệ kỹ thuật sẽ góp phần làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, COCOON
bước đầu chỉ mới áp dụng được một vài cơng nghệ trong q trình sản xuất, nghiên cứu sản phẩm
chưa ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật một cách triệt để ở mọi khâu từ bán hàng đến quản lý hoạt
động kinh doanh.
- Với những lợi ích từ việc áp dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh thì đa phần các doanh
nghiệp sẽ chấp nhận làm việc này. Tuy nhiên, cơng ty cũng gặp khó khăn trong việc huy động vốn để
20


đầu tư cho việc phát triển công nghệ, do chi phí cịn q cao mà năng lực tài chính của COCOON
chưa đáp ứng được. Vậy nên, công ty vẫn đang nỗ lực và cố gắng từng bước đẩy mạnh khả năng tài
chính cũng như phát triển ứng dụng cơng nghệ.
Điểm yếu
-

Ứng dụng cơng nghệ cịn hạn chế.

d) Phân tích tài chính:
- Cơng ty chỉ sử dụng nguồn vốn từ một chủ doanh nghiệp, không kêu gọi hỗ trợ vốn đầu tư
cũng như không hợp tác liên doanh với cá nhân hay doanh nghiệp nào khác.
- Nguồn vốn hiện tại của cơng ty cịn nhiều hạn chế do khơng có sự kết hợp góp vốn từ các
như bạn bè, cổ phiếu, trái phiếu hay ngân hàng. Khả năng huy động vốn thiếu sự linh hoạt và cịn bị
động dẫn đến khó khăn trong việc đầu tư, phát triển quy mô kinh doanh.
Điểm yếu
-


2.

STT

Khơng có sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài.

Ma trận các yếu tố nội bộ (IFE)

Các nhân tố bên trong

Mức
quan
trọng

Phân
loại

Số
điểm
quan
trọng

1

Nguồn nguyên liệu có giá thành rẻ và được kiểm sốt chặt chẽ.

0.053

3


0.159

2

Chưa có cơng nghệ cao để bảo quản nguyên liệu được lâu.

0.048

2

0.096

3

Chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo.

0.055

3

0.165

4

Sử dụng bao bì sản phẩm độc đáo, thân thiện với mơi trường.

0.054

4


0.216

5

Chưa tự động hóa q trình sản xuất.

0.03

1

0.03

6

Chi phí bao bì sản phẩm cao.

0.051

2

0.102

7

Mất thời gian dài để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

0.053

2


0.106

8

Có hệ thống phân phối rộng rãi.

0.055

4

0.22

9

Số lượng cửa hàng chính của cơng ty cịn hạn chế.

0.048

1

0.048

10

Có các chiến lược Marketing quảng bá sản phẩm thành công.

0.055

4


0.22

11

Sử dụng đa dạng các phương tiện thông tin.

0.045

4

0.18

12

Giá sản phẩm rẻ, phù hợp với thu nhập của nhiều người

0.054

4

0.216
21


13

Tốn chi phí cao cho hoạt động Marketing.

0.052


1

0.052

14

Các chương trình khuyến mãi ưu đãi cịn ít.

0.05

2

0.1

15

Nhân viên chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo.

0.051

3

0.153

16

Hệ thống thơng tin đa dạng, được cập nhật liên tục.

0.045


3

0.135

17

Cơ sở hạ tầng chưa phát triển tồn diện.

0.05

2

0.1

18

Có chế độ lương thưởng hợp lý và thu hút nhân viên.

0.052

3

0.156

19

Đa số nhân viên bán hàng chưa chun mơn sâu

0.049


2

0.098

20

Khơng có sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài.

0.05

1

0.05

TỔNG SỐ

1

2.602

Tổng số điểm quan trọng của ma trận IFE đạt 2.602 trên mức trung bình ngành. Điều này chứng tỏ nội
bộ COCOON cũng có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Nhìn chung, qua 7 năm hoạt động, công ty đã tạo dựng
được những nền tảng vững chắc (chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo, quản lý nguồn nguyên liệu, chiến lược
Marketing, dịch vụ chăm sóc khách hàng,…) đưa thương hiệu COCOON đến với số đông khách hàng. Bên
cạnh đó cơng ty vẫn cịn tồn tại những mặt yếu chưa thể khắc phục (áp dụng cơng nghệ cịn hạn chế, cơ sở
hạ tầng chưa toàn diện, giai đoạn nghiên cứu/phát triển sản phẩm mới mất nhiều thời gian,…)

3.

Ma trận vị thế cạnh tranh (CPM)


COCOON lựa chọn 4 đối thủ cạnh tranh để đưa vào ma trận phân tích, so sánh và đưa ra đánh giá
tổng quan về vị thế của COCOON ở hiện tại trong ngành mỹ phẩm thiên nhiên. Trong số 4 đối thủ cạnh
tranh, có 3 doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp The Body Shop, Innisfree, Cỏ mềm Homelab và đối thủ cạnh
tranh gián tiếp với sản phẩm thay thế (hóa mỹ phẩm) từ doanh nghiệp The Ordinary.

T
T

Doanh
nghiệp
COCOON

Các yếu tố thành công

Mức
độ
quan
trọng Phân
loại

Doanh
nghiệp The
Body Shop

Doanh
nghiệp
Innisfree

Doanh

nghiệp Cỏ
mềm
Homelab

Doanh
nghiệp The
Ordinary

Số
điểm
quan
trọng

Phân
loại

Số
điểm
quan
trọng

Phân
loại

Số
điểm
quan
trọng

Phân

loại

Số
điểm
quan
trọng

Phân
loại

Số
điểm
quan
trọng

1

Ảnh hưởng của dịch Covid19 đến sức mua mỹ phẩm của 0.027
khách hàng.

2

0.054

1

0.027

2


0.054

2

0.054

2

0.054

2

Những quy định và luật của
Nhà nước về ngành mỹ 0.023
phẩm.

3

0.069

4

0.092

4

0.092

3


0.069

4

0.092

22


3

Số lượng nam giới sử dụng
0.015
mỹ phẩm.

2

0.03

3

0.045

2

0.03

1

0.015


4

0.06

4

Phân khúc khách hàng nữ
0.026
tiềm năng.

3

0.078

4

0.104

4

0.104

3

0.078

4

0.104


5

Tỷ lệ già hóa dân số tại Việt
0.008
Nam.

1

0.008

2

0.016

2

0.016

1

0.008

2

0.016

6

Mơi trường tự nhiên ở Việt

Nam tạo điều kiện để phát 0.026
triển nguồn nguyên liệu.

4

0.104

1

0.026

1

0.026

4

0.104

1

0.026

7

Thiên tai xảy ra thường
0.024
xuyên tại Việt Nam.

2


0.048

3

0.072

3

0.072

2

0.048

3

0.072

8

Công nghệ ngày càng phát
0.023
triển mạnh.

2

0.046

4


0.092

3

0.069

2

0.046

4

0.092

9

Chi phí chuyển giao cơng
0.022
nghệ.

2

0.044

3

0.066

3


0.066

2

0.044

3

0.066

10

Mức độ hấp dẫn và sự tăng
trưởng thị trường ngành mỹ 0.024
phẩm thiên nhiên.

3

0.072

4

0.096

3

0.072

3


0.072

2

0.048

11

Những rào cản gia nhất định
khi nhập ngành của các đối 0.024
thủ tiềm ẩn.

3

0.072

3

0.072

3

0.072

2

0.048

4


0.096

12

Nguy cơ xâm nhập đối thủ
0.024
tiềm ẩn trong tương lai.

2

0.048

3

0.072

2

0.048

3

0.072

3

0.072

13


Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm
thiên nhiên của khách hàng.

0.03

4

0.12

3

0.09

4

0.12

3

0.09

1

0.03

14

Thị phần ngành mỹ phẩm
0.026

thiên nhiên.

2

0.052

4

0.104

3

0.078

1

0.026

1

0.026

15

Độ lành tính của mỹ phẩm
0.024
thiên nhiên.

4


0.096

3

0.072

3

0.072

4

0.096

1

0.024

16

Quy trình sản xuất an tồn
0.015
với mơi trường.

3

0.045

3


0.045

4

0.06

4

0.06

2

0.03

17

Sự phổ biến và dễ dàng tìm
kiếm của các sản phẩm thay 0.022
thế.

2

0.044

3

0.066

3


0.066

2

0.044

2

0.044

23


18

Hiệu quả tức thì của sản
0.023
phẩm thay thế nhanh.

2

0.046

1

0.023

2

0.046


2

0.046

4

0.092

19

Sự mở rộng phân khúc khách
0.025
hàng.

4

0.1

4

0.1

3

0.075

3

0.075


3

0.075

20

Ảnh hưởng của người mua.

0.028

3

0.084

2

0.056

3

0.084

3

0.084

3

0.084


21

Đa dạng, lựa chọn nhà cung
0.024
cấp.

3

0.072

3

0.072

2

0.048

3

0.072

3

0.072

22

Ảnh hưởng từ nhà cung cấp

0.026
do dịch bệnh Covid-19.

1

0.026

3

0.078

2

0.052

1

0.026

3

0.078

23

Quản lý, kiểm sốt nguồn
0.025
ngun liệu.

3


0.075

3

0.075

4

0.1

2

0.05

3

0.075

24

Cơng nghệ trong bảo quản
0.023
ngun liệu.

2

0.046

3


0.069

3

0.069

2

0.046

4

0.092

25

Chất lượng sản phẩm.

0.03

3

0.09

4

0.12

4


0.12

3

0.09

3

0.09

26

Bao bì sản phẩm độc đáo,
0.028
thân thiện với mơi trường.

4

0.112

3

0.084

3

0.084

4


0.112

3

0.084

27

Tự động hóa q trình sản
0.013
xuất.

1

0.013

2

0.026

2

0.026

1

0.013

3


0.039

28

Chi phí thiết kế bao bì sản
0.025
phẩm.

2

0.05

3

0.075

3

0.075

3

0.075

2

0.05

29


Nghiên cứu và phát triển sản
0.026
phẩm mới.

2

0.052

3

0.078

4

0.104

3

0.078

3

0.078

30

Hệ thống phân phối sản
0.027
phẩm.


4

0.108

4

0.108

3

0.081

2

0.054

3

0.081

31

Số lượng cửa hàng chính của
0.024
cơng ty.

1

0.024


3

0.072

4

0.096

3

0.072

1

0.024

32

Chiến lược Marketing quảng
0.028
bá sản phẩm.

4

0.112

2

0.056


4

0.112

2

0.056

1

0.028

33

Sử dụng đa dạng các phương
tiện thông tin.

0.02

4

0.08

4

0.08

3


0.06

3

0.06

1

0.02

34

Giá sản phẩm rẻ, phù hợp với
0.027
thu nhập của nhiều người.

4

0.108

1

0.027

3

0.081

4


0.108

2

0.054

24


35

Chi phí cao cho hoạt động
0.025
Marketing.

1

0.025

2

0.05

1

0.025

2

0.05


4

0.1

36

Các chương trình khuyến
0.027
mãi, ưu đãi.

2

0.054

4

0.108

3

0.081

3

0.081

3

0.081


37

Dịch vụ chăm sóc khách
0.026
hàng.

3

0.078

4

0.104

3

0.078

3

0.078

2

0.052

38

Hệ thống thơng tin đa dạng,

được cập nhật liên tục.

0.02

3

0.06

3

0.06

3

0.06

2

0.04

1

0.02

39

Cơ sở hạ tầng.

0.024


2

0.048

3

0.072

3

0.072

2

0.048

3

0.072

40

Chế độ lương thưởng nhân
0.024
viên.

3

0.072


3

0.072

3

0.072

3

0.072

2

0.048

41

Chun mơn của nhân viên
0.024
bán hàng.

2

0.048

3

0.072


3

0.072

2

0.048

2

0.048

42

Sự hỗ trợ tài chính từ bên
0.025
ngoài.

1

0.025

4

0.1

3

0.075


1

0.025

3

0.075

TỔNG SỐ ĐIỂM QUAN TRỌNG

1

2.638

2.994

2.965

2.533

2.564

Hiện tại, The Body Shop là doanh nghiệp đang chiếm ưu thế trong lĩnh vực mỹ phẩm thiên nhiên với
tổng số điểm là 2.994 bám sát phía sau nó là doanh nghiệp Innisfree với 2.965. Vị thế hiện tại của
COCOON đang ở vị trí thứ 3, xếp sau 2 doanh nghiệp nước ngoài lớn - có nhiều năm kinh nghiệm trong
ngành sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên. Tuy nhiên, doanh nghiệp COCOON với số điểm là 2.638 vẫn chiếm
nhiều ưu thế khi so sánh với doanh nghiệp Cỏ mềm Homelab và The Ordinary. Doanh nghiệp xếp cuối
trong ma trận CPM là doanh nghiệp Cỏ mềm Homelab với tổng số điểm 2.533 kém doanh nghiệp The
Ordinary kinh doanh hóa mỹ phẩm (đến từ Canada) với 2.564. Điều này cho thấy doanh nghiệp kinh doanh
mỹ phẩm thiên nhiên vẫn cạnh tranh không lại với doanh nghiệp kinh doanh hóa mỹ phẩm. Lý giải cho điều

này là bởi vì Cỏ mềm Homelab ra đời năm 2015 sau 2 năm so với The Ordinary, kinh nghiệm cũng như các
kỹ thuật công nghệ cũng kém xa so với một doanh nghiệp đến từ Canada nổi tiếng trong lĩnh vực kinh
doanh hóa mỹ phẩm. Các sản phẩm của The Ordinary cũng có cơng dụng hiệu quả tức thì giúp khách hàng
tin tưởng và sử dụng nhiều. COCOON chiếm ưu thế hơn so với doanh nghiệp hóa mỹ phẩm này do
COCOON đẩy mạnh hoạt động Marketing để quảng bá sản phẩm, nâng cao thương hiệu mỹ phẩm đến từ
Việt Nam, ngoài ra COCOON cũng nắm bắt được nhu cầu khách hàng trong nước và tận dụng lợi thế thiên
nhiên Việt Nam để tạo ra các sản phẩm thân thuộc, lành tính với khách hàng, đánh vào tâm lý ngày nay của
người tiêu dùng là ưu tiên sử dụng sản phẩm trong nước.
Khi so sánh vị thế cạnh tranh với 2 doanh nghiệp đối thủ (The Body Shop, Innisfree) thì dễ dàng nhận
thấy COCOON kém xa họ những lợi thế về sự hỗ trợ tài chính từ bên ngồi, ứng dụng cơng nghệ, chuyên
môn nhân viên, chế độ lương thưởng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, cơ sở hạ tầng, số lượng cửa hàng chính
của cơng ty, phân khúc khách hàng nữ tiềm năng,… Tuy nhiên, COCOON lại có những ưu điểm so với 2
doanh nghiệp lớn này đó là giá sản phẩm rẻ, phù hợp với thu nhập của nhiều người, độ lành tính của mỹ
phẩm thiên nhiên, tận dụng lợi thế nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên Việt Nam,…
25


×