Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề tài vấn đề trầm cảm ở sinh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.82 KB, 7 trang )

Mơn học: Con người và mơi trường

NHĨM 2

Khoa:Tốn – Tin học
Họ và Tên

MSSV

Lưu Quang Hải Sơn

1711019

Phạm Quốc Thắng

1711021

Trần Đình Duy

1711089

Nguyễn Minh Huy

1711125

VẤN ĐỀ TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN
Mục lục
I.

Mở đầu ............................................................................................... 2


II.

Định nghĩa ......................................................................................... 3

III. Ảnh hưởng của bệnh .......................................................................... 3
IV. Thực trạng .......................................................................................... 4
V.

Nguyên nhân ...................................................................................... 5

VI. Giải pháp............................................................................................ 5
VII. Kết luận.............................................................................................. 7
VIII. Tài liệu tham khảo ............................................................................. 7

Trang

1


I.

MỞ ĐẦU

Phần lớn khoảng thời gian năm đầu tiên đại học thường rất khó khăn cho những sinh viên
xa nhà, lần đầu tiên sống xa sự chăm sóc của gia đình, khoảng khắc luyến tiếc khi nhìn
người thân rời đi để mình ở lại trong một mơi trường mới, xa lạ. Đối mặt với môi trường
học tập mới ở đại học khác xa môi trường học ở phổ thông làm nhiều sinh viên bỡ ngỡ,
cùng với đó là áp lực từ các môn học làm các bạn hụt hẫng, chán nản và nguy hiểm là dẫn
đến trầm cảm – một căn bệnh phổ biến, đặc biệt là trong cộng đồng sinh viên hiện nay.
Một nghiên cứu gần đây dựa trên các thang đo sức khỏe tâm thần chuẩn đối với trên

2.000 sinh viên Y khoa ở tám trường Đại học Y Dược trên toàn quốc đã đưa ra một kết
luận quan trọng về dấu hiệu trầm cảm và ý nghĩ tự tử gia tăng ở khối sinh viên này. Mặc
dù hơn một nửa trong số 2.099 sinh viên được hỏi cho biết họ có chất lượng cuộc sống
tốt, nhưng trong năm sinh viên thì có từ hai đến ba người có những dấu hiệu trầm cảm và
khoảng 1/10 sinh viên đã có ý nghĩ tự tử trong năm qua. Đặc biệt, có khoảng 1/20 sinh
viên có cả hai dấu hiệu trầm cảm lẫn muốn tự tử.[6]Một ví dụ điển hình là gần đây một nữ
sinh ở Đại học Công Nghiệp TPHCM đã nhảy lầu tự tử. Trước đó, cơ đã có dấu hiệu bị
trầm cảm.
Bệnh trầm cảm gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho người bệnh và gia đình của họ
nếu khơng được phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt vì đây là một chứng bệnh tâm lí,
theo thói quen và quan điểm của người Việt Nam vốn chỉ để ý đến những bệnh về thể xác
mà cịn xem nhẹ, thậm chí là khơng biết, khơng quan tâm đến những căn bệnh gây tổn
thương về mặt tâm lý. Vì lí do đó nên nhóm chúng em chọn đề tài “Bệnh trầm cảm trong
sinh viên”, mục đích là giúp các bạn sinh viên hiểu được rõ căn bệnh này cũng như
những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết nhằm phát hiện kịp thời nếu bản thân gặp phải.
Cuối cùng bài báo cáo sẽ đưa ra những giải pháp giúp các bạn sinh viên vượt qua được
trầm cảm, lấy lại được cân bằng cho cuộc sống để thích nghi dần với cuộc sống đại học.

Trang

2


II.

ĐỊNH NGHĨA

Trầm cảm là một chứng rối loại tâm lý gây ra cho người bệnh cảm giác buồn chán, mất
hứng thú đối với những việc mình từng cho là thú vị, làm ảnh hưởng đến các sinh hoạt
hằng ngày, khả năng làm việc của họ và diễn ra trong ít nhất 2 tuần.[1]


III.

ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH

Tuy không trực tiếp gây ra tổn thương gì cho cơ thể, những biểu hiện, triệu chứng của
trầm cảm thường ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thường nhật của người bệnh. Các
biểu hiện này bao gồm:[7][8]
Mất ngủ: Khi bạn chán nản, có thể bạn sẽ cảm thấy khó ngủ do tâm trí bạn khơng
bình tĩnh, liên tục suy nghĩ. Giấc ngủ của bạn cũng dễ bị gián đoạn, dễ tỉnh giấc
giữa đêm và khó ngủ trở lại. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự
tỉnh táo của bạn, thậm chí cịn làm cho tình trạng căng thẳng tăng lên.
Mất đi cảm giác ngon miệng khi ăn: Khi bạn đang chán nản, trầm cảm hay căng
thẳng bạn sẽ có hai xu hướng ăn uống: ăn rất nhiều hoặc là không là khơng ăn gì
cả. Thay đổi trong thói quen ăn uống sẽ dẫn đến thay đổi về cơ chế trao đổi chất
và có ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn, từ đó có thể khiến bạn tăng hoặc giảm
cân nhanh chóng.
Ln có cảm giác thiếu năng lượng, mệt mỏi: Khi bạn đang chán nản, bạn có xu
hướng cảm thấy mệt mỏi và mất năng lượng nhanh hơn. Bạn sẽ không thể thực
hiện thậm chí các hoạt động đơn giản do khơng đủ năng lượng. Tuy nhiên, sự mệt
mỏi cũng có thể là do thiếu ngủ.
Gặp khó khăn trong suy nghĩ, tập trung hay đưa ra quyết định: Không thể tập trung
hay đưa ra quyết định sẽ làm giảm hiệu quả năng suất cơng việc và gây khó khăn
trong giao tiếp. Trong khi đó, người trầm cảm nặng gần như khơng thể tiếp tục
làm việc hay giao tiếp.
Có các suy nghĩ, hành động tiêu cực: Những người bị trầm cảm thường hay lo
lắng, kèm theo đó là cảm giác vơ dụng, tội lỗi đến từ việc gặp khó khăn trong cơng
việc hằng ngày. Từ sự tự ti mà họ cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người, là
người thừa thãi, khơng đáng lãng phí đồ ăn thức uống, khơng đáng được sống. Vì
ý nghĩ này nên nhiều người bệnh trầm cảm có những hành động tiêu cực mà họ

cho đó là hình phạt mà mình cần nhận để giảm tội lỗi và thoải mái trong tâm hồn
như tự hành xác, muốn tự sát hoặc tự sát,…

Trang

3


IV.

THỰC TRẠNG

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cótrung bình 800 000 người tự tử mỗi năm và trầm
cảm là một trong những nguyên do chính dẫn đến tự tử. Trầm cảm là một trong số những
căn bệnh phổ biến toàn cầu với hơn 300 triệu người mắc bệnh. Trầm cảm không được
chữa trị là lý do hàng đầu dẫn đến tàn tật.Tuy đã có nhiều phương pháp chữa trị hiệu quả
cho trầm cảm, hơn một nửa số người mắc bệnh không được nhận trị liệu cần thiết.[3]
Hiện nay trong nước, trầm cảm là một bệnh lý tương đối phổ biến trong độ tuổi sinh viên.
Số lượng sinh viên bị trầm cảm đang ngày một gia tăng nhưng ít được mọi người quan
tâm. Điển hình là hiện tượng tự tử gần đây ở một số sinh viên. Năm 2011 có khoảng 12
triệu người Việt Nam cần đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý, phần lớn là
các sinh viên đến từ các trường đại học.Theo Bệnh viện Tâm thần T.Ư, năm 2005, trong
gần 5.000 người có biểu hiện trầm cảm đến khám, tư vấn, thì 30% là HS, SV. Theo điều
tra của Bệnh viện Nhi Trung Ương tại một số trường học thì cũng có tới 20% HS lo lắng,
có biểu hiện của trẩm cảm.[9]
Theo số liệu được đưa ra từ trang suicide.org[2], số lượng người trẻ tự tử đã gia tăng đến
mức đáng báo động.
Cứ mỗi 100 phút, lại có một người trẻ tự tay chấm dứt cuộc đời mình.
Tự tử đứng thứ 3 trong số những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu khiến người
trẻ trong độ tuổi 15 - 26.

20% bạn trẻ tuổi teen đã bị trầm cảm ngay trước khi chạm đến tuổi trưởng thành.
10% - 15% trường hợp bị trầm cảm nặng, thể hiện qua nhiều hơn một triệu chứng.
Chỉ 30% những ca trầm cảm được chữa trị.

Trang

4


V.

NGUYÊN NHÂN

Trầm cảm ở sinh viên có thể do nhiều yếu tố tâm sinh lý gây ra
Về mặt tâm lý, nhiều sinh viên chưa sẵn sàng cho cuộc sống tự lập trên đại học dễ dẫn
đến sốc và sau đó là trầm cảm. Một số sinh viên học xa nhà khơng có cha mẹ quản lý dễ
đi vào con đường lạm dụng các chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cần sa,…) hay có
những hành vi mạo hiểm về giới tính (thủ dâm) dẫn đến cảm giác tội lỗi ở bản thân. Đồng
thời, do áp lực thành tích học tập trên lớp và các mối lo toan khác làm cho nhiều sinh
viên có lối sống khơng lành mạnh (thiếu ngủ, ăn ít, khơng tập thể dục thường xun,…)
từ đó tích tụ căng thẳng. Ngoài ra, sự tự ti, mặc cảm về ngoại hình (béo phì, mụn,…) hay
đặc biệt là vấn đề giới tính dẫn đến bị bạn bè cơ lập hoặc tự cơ lập mình. Các nghiên cứu
cho thấy nguy cơ bị trầm cảm xuất phát từ việc chia tay bao gồm những suy nghĩ bị làm
phiền, khó kiểm sốt cảm xúc, và khó ngủ do cảm giác bị bỏ mặt, bị phản bội.[7][8]
Về mặt sinh lý, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân phát sinh trầm cảm. Nếu trong gia
đình có người có tiền sử bị trầm cảm thì bản thân sẽ có khả năng bị bệnh này. Ngồi ra,
một số các bệnh khác cũng có thể dẫn đến trầm cảm như béo phì, bệnh tim mạch hoặc
Parkinson.[3]

VI.


GIẢI PHÁP

Để giảm thiểu nguy cơ bị trầm cảm bạn nên
Đi ra ngoài: Ngay cả khi bạn cảm thấy chản nản cũng nên ra ngoài, việc gặp gỡ
nhiều người hay tận hưởng khơng gian xung quanh cũng có thể giúp bạn cảm thấy
tốt hơn.
Có lối sống lành mạnh (ăn uống điều độ, vận động thường xuyên, ngủ đủ giấc,…):
sống lành mạnh sẽ giúp bạn tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn.
Tìm người tâm sự khi gặp khó khăn: Hãy tìm cho mình những người có thể lắng
nghe chia sẻ những phiền muộn với bạn. Việc này không những giúp giải tỏa căng
thẳng, phiền muộn vừa giúp bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn
Khi cảm thấy cơ thể mình có những dấu hiệu suy nhược, mệt mỏi hoặc nếu bạn
đang trải qua những cảm giác đau buồn, cô đơn, cảm thấy cuộc sống vơ
nghĩa,…thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để xem có phải bạn đang mắc chứng trầm
cảm hay khơng từ đó giúp có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

Trang

5


Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa trị và cải thiện tình trạng trầm cảm. Ngồi việc
tiếp nhận trị liệu ở các cơ sở y tế, vai trò của gia đình, bạn bè, cộng đồng và bản thân
người bệnh cũng rất quan trọng
- Bản thân người bị trầm cảm có thể:[5]
Viết nhật kí: có thể giúp bạn nói ra nỗi phiền mn của mình, việc này có thể giúp
bạn kiểm sốt cảm xúc bản thân hàng ngày, lúc đó khi mọi thứ được ghi ra giấy
giúp bạn dễ dàng nhận ra được những gì giúp bạn khơng vui cũng như những gì
khiến bạn phiền lịng. Đặc biệt nên ưu tiên viết vào buổi tối vì lúc đó bạn có thể

tổng kết lại những gì xảy ra trong ngày.
Từ bỏ những mối quan hệ không lành mạnh, hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến
bạn: nếu có một mối quan hệ với người nào đó khiến bạn phiền long thì nên nói
chuyện nghiêm túc với họ và tìm cách giải quyết hơn là giấu cảm xúc trong long.
Duy trì những mối quan hệ lành mạnh: dành nhiều thời gian cho gia đình, những
người thân yêu sẽ khiến bạn cảm thấy được yêu thương và chia sẻ. Đi chơi cùng
những người bạn mà bạn cảm thấy thực sự vui vẻ khi ở cùng họ.
Ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, không bỏ bữa, nên kết hợp với luyện tập thể thao.
- Nếu bạn nhận thấy bạn hoặc người thân của mình có dấu hiệu trầm cảm, hãy:[4]
Trị chuyện với họ, giải thích rằng trầm cảm là bệnh có thể chữa khỏi. Đồng thời
lắng nghe, thấu hiểu tâm lí của họ để kịp thời chia sẻ, giúp người bệnh giảm được
sự buồn rầu, lo lắng, hụt hẫng…
Khuyến khích họ theo đuổi một sở thích nào đó hoặc kể cho họ nghe về sở thích
của bạn và rủ họ cùng tham gia (đọc sách, chơi thê thao hoặc một loại nhạc cụ nào
đó…)
- Về phía nhà trường: Hiện nay đã có nhiều trường tổ chức tư vấn tâm lý cho học sinh,
sinh viên nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn do nhiều lí do như: công tác tuyên
truyền chưa đưa rộng rãi đến tất cả các học sinh; giáo viên chưa tạo được sự thân thiện,
gần gũi đủ để học sinh có thể chia sẻ hết những tâm tư tình cảm của bản thân; nhiều học
sinh chưa ý thức được hết tầm quan trọng của sức khỏe tâm lí cũng như những hậu quả
của nó. Vì lẽ đó, nhà trường nên:
Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền về tầm quan trọng của sức khỏe tâm lí thơng qua
các buổi seminar, các hoạt động ngoại khóa,….
Đào tạo cán bộ tư vấn một cách bài bản, chuyên nghiệp

Trang

6



VII.

KẾT LUẬN

Trầm cảm trong sinh viên hiện nay là một thực trạng rất đáng báo động và cần được cộng
đồng quan tâm nhiều hơn nữa nên mục đích của bài báo cáo là tìm hiểu về ảnh hưởng của
bệnh và một nguyên nhân dẫn đến trầm cảm để từ đó tìm ra giải pháp phù hợp để khắc
phục, giúp đỡ các bạn sinh viên khi vừa mới tiếp xúc với môi trường đại học-một bước
chuyển quan trọng của cuộc đời. Sau khi tìm hiểu và thảo luận, nhóm đã đưa ra nhiều
cách thức phòng ngừa trầm cảm lẫn biện pháp cải thiện tình trạng bệnh được cho là hiệu
quả.

VIII.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: />
should-know/en/
[2]: />[3]: />[4]: />
problems/Pages/Childhood-Depression-What-Parents-Can-Do-To-Help.aspx
[5]: />
tr%E1%BA%A7m-c%E1%BA%A3m
[6]: />[7]: />[8]: />[9]: />
Trang

7




×