Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

CHẤT LƯỢNG dân số ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.41 KB, 20 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN

BÀI THU HOẠCH
MÔN XÃ HỘI HỌC TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO,
QUẢN LÝ. LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Họ và tên:
Mã học viên:
Lớp:
Khóa học:

HÀ NỘI - 2021


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................3
1. Một số khái niệm về dân số và chất lượng dân số.............................................3
2. Thực trạng chất lượng dân số ở Việt Nam hiện nay..........................................4
3. Những vấn đề đặt ra trong công tác lãnh đạo, quản lý.........................................6
4. Liên hệ thực tiễn tại địa phương..........................................................................9
4.1. Kết quả đạt được..............................................................................................9
4.2. Tồn tại, hạn chế..............................................................................................12
5. Giải pháp nâng cao chất lượng dân số trong thời gian tới..................................14
KẾT LUẬN..........................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................17




MỞ ĐẦU
Dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu dùng, là một trong
những yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững, bao trùm của
đất nước. Trong suốt tiến trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, công tác
dân số luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nghị quyết số 04NQ/TW ngày 14/01/1993 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố VII về
chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình, đã xác định: “Cơng tác dân số và kế
hoạch hố gia đình là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất
nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta, là một
yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình
và của tồn xã hội”.
Năm 2001, khi mức sinh giảm thấp, mục tiêu “Mỗi gia đình có 2 con” đạt
được, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh vấn đề nâng cao chất
lượng dân số: “Chính sách dân số nhằm chủ động kiểm sốt quy mơ và tăng chất
lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội...”. Văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI, XII, XIII và Cương lĩnh xây dựng đất
nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đều đề
cập vấn đề nâng cao chất lượng dân số. Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã
ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 về “Cơng tác dân số trong
tình hình mới” u cầu: “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách từ dân số/ kế
hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Cơng tác dân số phải chú trọng
toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt
trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh
bảo đảm phát triển nhanh và bền vững”. Một trong những định hướng phát triển
đất nước giai đoạn 2021 - 2030 được ghi trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng là: “Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y
tế, chất lượng dân số, gắn dân số với phát triển”.



2
Nâng cao chất lượng dân số là bộ phận quan trọng, là “sợi chỉ đỏ” xuyên
suốt trong chính sách phát triển đất nước nhanh, bền vững nói chung và chính
sách dân số nói riêng của Đảng và Nhà nước. Kết thúc môn học: Xã hội học
trong lãnh đạo, quản lý, em lựa chọn chủ đề viết bài thu hoạch là “Chất lượng
dân số ở Việt Nam hiện nay: Những vấn đề đặt ra trong công tác lãnh đạo,
quản lý. Liên hệ thực tiễn tại địa phương”.


3

NỘI DUNG
1. Một số khái niệm về dân số và chất lượng dân số
Trong nghiên cứu về dân số có nhiều khái niệm, tuy nhiên khi quan tâm
tới vấn đề dân số và phát triển cần hiểu một số khái niệm như: dân số, quy mô
dân sổ, cơ cấu dân số và phân bố dân số.
Dân số là tập hợp người sống được đặc trưng bởi quy mô, cơ cấu, chất
lượng, sự biến động dân cư, mối quan hệ về kinh tế - xã hội và phân công lao
động xã hội trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.
Quy mô dân số là số người sống trên một vùng lãnh thổ tại thời điểm nhất
định. Quy mô dân số được xác định thông qua tổng điều tra dân số hoặc thống
kê dân số thường xuyên.
Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân chia theo giới tính, tuổi, dân tộc,
tơn giáo, học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân,...
Phân bổ dân số là sự phân chia tổng số dân theo địa bàn hành chính, khu
vực địa lý, khu vực kinh tế,...
Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh
thần của tồn bộ dân số, bao gồm cả trình độ giáo dục, cơ  cấu và trình độ  nghề
nghiệp ­ xã hội, tính năng động, mức sống, tình trạng sức khỏe; có quan hệ mật
thiết với trình độ phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước.

Chỉ số phát triển con người
Khái niệm phát triển con người được đề cập lần đầu tiên tại Báo cáo phát
triển con người năm 1990 của Chương trình phát triển của Liên hợp quốc UNDP: “Của cải đích thực của một quốc gia là con người ở quốc gia đó. Mục
đích của phát triển là để tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép con người
được hưởng thụ cuộc sống dài lâu, mạnh khỏe và sáng tạo”.
Sự phát triển con người là quá trình mở rộng sự lựa chọn của con người.
Những nhân tố chủ yếu của q trình này chính là dẫn tới một cuộc sống mạnh


4
khỏe, trường thọ, được giáo dục và hưởng thụ một cuộc sống đầy đủ. Những lựa
chọn khác bao gồm tự do chính trị, bảo đảm nhân quyền và có tự trọng. Quan
niệm về phát triển con người được điều chỉnh, bổ sung trong Báo cáo phát triển
con người của UNDP qua các năm để phù hợp với sự phát triển và quá trình hội
nhập quốc tế.
Phát triển con người được đo lường bằng chỉ số phát triển con người. Từ
năm 1990, UNDP lần đầu tiên đưa ra chỉ số phát triển con người (Human
Development Index - HDI) để đo lường mức độ phát triển con người của mỗi
quốc gia. HDI gồm ba yếu tố của phát triển con người: một cuộc sống trường thọ
và khỏe mạnh (đo bằng tuổi thọ tnmg bình), được giáo dục (trước năm 2010 được
đo bằng số người trưởng thành biết chữ và tỷ lệ nhập học hàng năm; sau năm
2010 được đo bằng số năm đi học liên tục hiện nay và số năm đi học liên tục kỳ
vọng) và có một mức sống thỏa đáng (đo bằng PPP: GDP/ đầu người theo sức
mua tương đương).
2. Thực trạng chất lượng dân số ở Việt Nam hiện nay
Trong những năm qua, chất lượng dân số ở Việt Nam tăng lên không ngừng
nhưng so với các nước trên thế giới thứ hạng chưa cao và có sự khác biệt lớn
giữa các khu vực, các vùng, các địa phương.
Chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta không ngừng tăng lên, từ
0,496 năm 1992 đã đạt 0,704 vào năm 2019 và lần đầu tiên được xếp vào nhóm

có HDI cao. Tuy nhiên, Việt Nam chưa bao giờ lọt vào tốp 100 nước có HDI cao
nhất và năm 2019 vẫn xếp hạng 117, trong tổng số 189 nước so sánh. Mặt khác,
HDI khu vực thành thị đã đạt mức cao: 0,832; cịn ở nơng thơn chỉ có: 0,647. So
với các vùng, Đơng Nam Bộ có HDI cao nhất: 0,810 cịn Trung du và miền núi
phía Bắc là 0,603; đối với cấp tỉnh: 13 tỉnh và thành phố có HDI vào loại cao;
trong đó, cao nhất là Thành phố Hồ Chí Minh: 0,855; Hà Nội: 0,836. Vẫn cịn
31 tỉnh HDI trung bình và 19 tỉnh HDI thấp; đặc biệt HDI của Cao Bằng là 0,39;
Điện Biên: 0,35; Hà Giang: 0,31. Kết quả này cho thấy chất lượng dân số nước
ta khác biệt rõ rệt theo khu vực thành thị - nông thôn; giữa các vùng và giữa các
tỉnh.


5
Việc tính tốn HDI, thoạt nhìn dường như chỉ liên quan đến người trưởng
thành (vì tính đến trình độ học vấn, năng suất lao động,...) nhưng thực ra lại liên
quan ngay từ giai đoạn đầu đời. Nếu trẻ sinh ra bị bệnh, tật bẩm sinh hoặc lớn
lên bị suy dinh dưỡng, sức khỏe khơng tốt sẽ hạn chế, thậm chí mất khả năng
học tập, lao động sau này.
Trên thế giới “Khoảng 7% tổng số trẻ khi sinh ra đã mắc bệnh, tật bẩm
sinh nghiêm trọng có thể gây tử vong hoặc dẫn đến tàn tật suốt đời”. Ở nước ta,
tỷ lệ này cũng khá cao, năm 2006 khoảng 5,5% số trẻ sinh sống. Tuy nhiên,
trong 10 năm (2001 - 2011), Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội), Trường
Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Từ Dũ (Tp. Hồ Chí Minh) đã tầm sốt trước
sinh cho 90.076 phụ nữ mang thai đã phát hiện 7.006 trường hợp thai nhi có bất
thường về nhiễm sắc thể, bệnh tật bẩm sinh, tỷ lệ tới 7,8%.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng, béo phì ở Việt Nam còn lớn. Năm 2018, trẻ dưới 5
tuổi thấp còi là 23,2%; nhẹ cân là 12,8%. Đặc biệt, các tỉnh miền núi, như: Kon
Tum các tỷ lệ nói trên là 36,9% và 22%; Lai Châu: 34,6% và 21,2%;... Ngược
lại, tình trạng béo phì cũng đáng báo động: Cả nước là 7,1%; Thành phố Hồ Chí
Minh, lên tới 11,16%. Suy dinh dưỡng hoặc béo phì thường kéo theo những

bệnh khác ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng học tập, lao động, cuộc sống sau
này của trẻ.
Không chỉ trẻ em, người lớn cũng có tình trạng suy dinh dưỡng. Chiều
cao trung bình của nam chỉ đạt 164,7 cm; nữ là 153,6 cm. Việt Nam trong số 15
quốc gia mà dân số trưởng thành thấp nhất thế giới. Năm 2014, tỷ lệ bà mẹ thiếu
năng lượng trường diễn nhóm tuổi (15 - 49) là 15,1%. Đối với phụ nữ mang
thai, nếu suy dinh dưỡng dễ sinh non, thai nhi yếu, dị tật, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến giống nòi.
Về tỷ lệ khuyết tật, thương tích cao, đầu những năm 2000, nước ta có
khoảng 5,3 triệu người khuyết tật, chiếm 6,3% tổng dân số. Trong đó 1,5 triệu
người được xếp vào loại khuyết tật nặng. Nguyên nhân khuyết tật trên 1/3 là do
bẩm sinh, 1/3 là do bệnh tật, 1/4 là do hậu quả chiến tranh. Theo Tổng điều tra
Dân số và Nhà ở năm 2009, 6,2% dân số từ 5 tuổi trở lên bị khuyết tật; năm


6
2019, tiêu chuẩn khuyết tật chặt chẽ hơn, tỷ lệ này là 3,7%, tức là vào khoảng
3,3 triệu người 5 tuổi trở lên bị khuyết tật.
Tuổi thọ của người Việt Nam được nâng cao và sức khoẻ của người cao
tuổi được cải thiện rõ rệt. Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam năm 1989 là
65,2 năm thì năm 2019 đạt tới 73,6 năm. Năm 1989, tỷ lệ người cao tuổi tự đánh
giá sức khỏe tốt chỉ có 3,7%; năm 2018 tăng lên 25,6%; còn người cao tuổi tự đánh
giá sức khỏe yếu đã giảm từ 30,1% xuống 26,6%.Tuy nhiên, tỷ lệ người cao tuổi
có sức khoẻ tốt cịn thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực, như:
Trung Quốc: 39%, Malaysia: 54% và Hàn Quốc: 59%. Mặt khác, tuổi thọ bình
quân của Việt Nam khá cao nhưng trung bình mỗi phụ nữ sống có bệnh tật khoảng
11 năm và nam giới khoảng 8 năm.
Số năm đi học trung bình của người dân Việt Nam khơng cao. Tỷ lệ lao
động được đào tạo thấp. Năm 2019, số năm đi học trung bình là 9,0 năm. Số
năm học kỳ vọng là 12,2 năm. Các con số này ở Đức tương ứng là 14,2 và 17

năm; Philippine là 9,4 và 13,1. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ chun
mơn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên ở cả nước là 21,3%. Đồng bằng sông Hồng có tỷ
lệ này cao nhất cũng mới đạt 31,8%; Đồng bằng sơng Cửu Long chỉ có 13,6%.
Đây là một yếu tố khiến năng suất lao động chưa cao.
Về sức khỏe tâm thần, năm 2018, tỷ lệ trẻ em và vị thành niên mắc các
vấn đề về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam từ 8% đến 29%. Sự khác biệt về tỷ lệ
tùy theo tỉnh, giới tính và đặc điểm của nhóm dân cư. Năm 2014, khảo sát 10
tỉnh/ thành phố cho thấy 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có vấn đề sức
khỏe tâm thần; cịn theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, khoảng 14,2% dân
số mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến. Đặc biệt, tỷ lệ tự sát năm 2015 là
5,87/100.000 dân; năm 2019 tăng lên 6,3/100.000, chiếm 1% trong số người
chết.
Năng suất lao động ở nước ta còn thấp. Năng suất lao động là một chỉ báo
quan trọng về chất lượng dân số. Năm 2019, theo sức mua tương đương, thu
nhập quốc dân bình quân đầu người của nước ta là 7.910 USD, xếp thứ 128
trong tổng số 192 nước so sánh.


7
3. Những vấn đề đặt ra trong công tác lãnh đạo, quản lý
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới giáo dục - đào tạo cả về quy mơ, loại hình,
chất lượng giáo dục - đào tạo bao gồm cả đào tạo nghề. Rà sốt hệ thống trường
cơng lập và ngồi cơng lập ở các bậc đào tạo để có quy mơ trường, lớp tương
ứng với quy mơ dân số và nhu cầu giáo dục - đào tạo.
Xác định rõ triết lý giáo dục và chiến lược giáo dục - đào tạo để tạo ra sản
phẩm giáo dục là những con người có đạo đức, có trình độ, năng động, sáng tạo
để xây dựng và phát triển bền vững đất nước.
Nâng cao chất lượng đào tạo các trường sư phạm, đặc biệt là chất lượng
đầu vào, để ngành sư phạm thu hút được những sinh viên có năng lực trí tuệ, có

khả năng sư phạm và tâm huyết với nghề nghiệp. Xây dựng đội ngũ giáo viên có
phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chun mơn và phương pháp giảng dạy hiện
đại, yêu nghề.
Ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, tránh hình thức, thành tích và lợi ích
nhóm trong giáo dục để giáo dục - đào tạo phát triển thực chất nhằm đáp ứng có
chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, nâng cao thu nhập và tích cực cải thiện đời sống.
GDP bình qn đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt mức 2.000 USD,
song vẫn chỉ tương đương với GDP bình quân của Malaysia năm 1988, Thái Lan
năm 1993, Indonesia năm 2010 và Hàn Quốc năm 1982. Như vậy, Việt Nam đi
sau Hàn Quốc khoảng 30 - 35 năm, sau Malaysia khoảng 25 năm, sau Thái Lan
khoảng 20 năm. Năm 2015, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 2.109
USD, năm 2016 là 2.215 USD, năm 2017 là 2.385 USD, năm 2018 là 2.567
USD, năm 2019 là 2.715 USD, năm 2020 là 2.779 USD.
Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016) đã đưa ra chỉ tiêu phấn đấu giai đoạn
2016-2020: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm. Đến
năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD”. GDP bình
quân đầu người năm 2020 đã không đạt mục tiêu đề ra, vấn đề tạo việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mặt khác, cần đẩy


8
mạnh chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động.
Đi đối với tăng thu nhập bình quân đầu người, chúng ta cần quan tâm đến
đời sống tinh thần, xã hội của người dân, đặc biệt đối với phụ nữ, trẻ em, người
cao tuổi nhằm góp phần cải thiện mạnh mẽ đời sống tinh thần của nhân dân.
Thứ ba, đảm bảo vệ sinh môi trường và an tồn lương thực, thực phẩm
góp phần đảm bảo sức khỏe cho con người.
Ơ nhiễm mơi trường (nước, đất, khơng khí) đã và tiếp tục bị ơ nhiễm,
thậm chí ngày càng nghiêm trọng. Lương thực, thực phẩm không đảm bảo an

toàn do sử dụng chất kháng sinh, chất bảo quản,... bị cấm hoặc quá giới hạn cho
phép đã và đang đe dọa đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của con người, làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số. Chính vì vậy, trong cơng tác
lãnh đạo, quản lý nên:
Xây dựng, hồn thiện luật, chính sách về bảo vệ mơi trường, đảm bảo an
tồn lương thực, thực phẩm trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.
Xây dựng các quy chuẩn hội nhập với tiêu chuẩn chung của thế giới về
mơi trường về an tồn lương thực, thực phẩm để quản lý.
Có chế tài phịng ngừa và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm
môi trường, gây mất an toàn lương thực, thực phẩm.
Tăng cường cơng tác truyền thơng, thúc đẩy sự tham gia có trách nhiệm
của người dân trong việc phịng, chống ơ nhiễm mơi trường, phịng ngừa, lên án,
tẩy chay những sản phẩm về lương thực, thực phẩm không đảm bảo chất lượng
làm ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của con người.
Thứ tư, quan tâm chăm sóc sức khỏe cho con người.
Trong thời gian tới, Việt Nam cần tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe
sinh sản góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dân số. Trong Chiến
lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đề ra mục
tiêu: Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 15% vào năm 2015 và
50% vào năm 2020. Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống
58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và xuống dưới 52/100.000 vào năm


9
2020. Giảm tỷ lệ nạo phá thai, cơ bản loại trừ phá thai khơng an tồn; giảm tỷ lệ
phá thai xuống 27/100 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và dưới 25/100 vào năm 2020.
Cải thiện sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên và thanh niên. Giảm
nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
Để thực hiện các mục tiêu đề ra trong Chiến lược và từ thực tiễn vấn đề

sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn ở Việt Nam, một số vấn đề đặt ra cần được
quan tâm trong công tác lãnh đạo, quản lý:
- Tiếp tục xây dựng và cải thiện hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản bao gồm cả khu vực công và khu vực tư để đảm bảo chất lượng. Nâng cao
chất lượng khám, phòng ngừa, điều trị những vấn đề về sinh sản, phòng ngừa dị
tật thai nhi, dị tật bẩm sinh, tử vong bà mẹ sau sinh có ý nghĩa quan trọng. Điều
trị vơ sinh cho cả nam và nữ cần tiếp tục được đẩy mạnh.
- Tăng cường dịch vụ cung ứng các phương tiện tránh thai phù hợp (bao
cao su, thuốc, vòng tránh thai,...) để hạn chế thấp nhất tình trạng mang thai
ngồi ý muốn và thúc đẩy hành vi tình dục an tồn để tránh các lây nhiễm HIV
và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, thay đổi hành vi nhằm nâng
cao nhận thức, sự quan tâm của cộng đồng, xã hội và thúc đẩy hành vi tích cực
chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực hiện hành vi tình dục an tồn.
- Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, truyền thơng thay đổi hành vi
cần đặc biệt chú ý tới: thanh niên, vị thành niên và các nhóm dân cư đặc thù
(người di cư, người khuyết tật, người nhiễm HIV, dân tộc ít người cịn gặp nhiều
khó khăn).
Thứ năm, tiến hành các cuộc điều tra nghiên cứu chuyên sâu định kỳ về
chất lượng dân số và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dân số Việt Nam.
Cần điều tra, đánh giá khách quan thực trạng chất lượng dân số Việt Nam,
trên cơ sở đó đề xuất các tác động can thiệp về mặt chính sách đối với Nhà
nuớc; cải thiện hệ thống dịch vụ xã hội phục vụ nhu cầu của dân số.
Tiến hành các cuộc điều tra xã hội học đánh giá thực trạng nhận thức, chỉ
đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với việc nâng cao chất luợng dân số. Đánh


10
giá nhận thức, thái độ, hành vi của người dân trong việc tham gia nâng cao chất
lượng dân số cho bản thân, gia đình và cộng đồng, trên cơ sở đó khuyến nghị

các tác động can thiệp phù hợp.
4. Liên hệ thực tiễn tại địa phương
4.1. Kết quả đạt được
Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên gần 6.889 km 2;
dân số trên 83 vạn người, với trên 30 dân tộc cùng sinh sống (dân tộc thiểu số
chiếm 56,24%); có 09 huyện, thị xã, thành phố (trong đó 02 huyện vùng cao
Trạm Tấu và Mù Cang Chải nằm trong 56 huyện nghèo đặc biệt khó khăn của cả
nước, đồng bào Mông chiếm trên 80% dân số); có 173 xã, phường, thị trấn (150
xã, 10 thị trấn, 13 phường; có 81 xã đặc biệt khó khăn).
Trong những năm qua, chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh Yên Bái từng
bước được cải thiện. Sự vào cuộc của tồn hệ thống chính trị đã góp phần đáng
kể trong việc nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, công tác
tuyên truyền, sự tham gia tích cực, hiệu quả của các già làng, trưởng bản, những
người có uy tín trong cộng đồng đã góp phần giảm thiểu đáng kể tình trạng tảo
hơn, hơn nhân cận huyết vốn trước kia khá phổ biến trong cộng đồng đồng bào
dân tộc thiểu số vùng cao. Chất lượng dân số được nâng cao đã thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội; kinh tế - xã hội phát triển là nhân tố quan trọng thúc đẩy
việc thay đổi nhận thức của người dân trong công tác nâng cao chất lượng dân
số. Các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi
sinh tiếp tục được triển khai lồng ghép thông qua các chiến dịch truyền thông,
các cuộc họp tại xã, thôn, bản đến các đối tượng là người sắp kết hôn, các cặp
vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, người có uy tín trong cộng đồng và đặc biệt chú
trọng đến đối tượng cặp vợ chồng đã có một hoặc hai con gái. Tuổi thọ trung
bình năm 2020 đạt khoảng 73,7 tuổi, tăng so với năm 2015 (73,3 tuổi). Các giải
pháp duy trì mức sinh thấp hợp lý tiếp tục được thực hiện, kiểm soát mất cân
bằng giới tính khi sinh; đã triển khai các giải pháp nhằm hạn chế tai biến sản
khoa, giảm tử vong bà mẹ và trẻ em. Duy trì tổng tỷ suất sinh ở mức thay thế,
năm 2020 là 2,09 con/ phụ nữ, giảm so với mức 2,1 con/ phụ nữ năm 2015.



11
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Quan
tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ y, bác sỹ và thực hiện
chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc lại các cơ sở
khám, chữa bệnh; đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế; mở rộng
hợp tác với các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện quốc tế; tăng cường đầu
tư, ứng dụng hiệu quả khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Thực hiện hiệu quả cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, làm tốt cơng tác
phịng, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỷ suất tử vong trẻ dưới 1
tuổi năm 2019 là 8,4‰ (giảm 6,2‰ so với 2016); Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi
năm 2019 là 13,9‰ (giảm 7,7‰ so với 2016); Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng (cân nặng theo tuổi) năm 2019 còn 17% (giảm 0,5% so với 2016). Tuổi
thọ trung bình năm 2020 đạt khoảng 73,7 tuổi, tăng so với năm 2015 (73,3 tuổi).
Số cặp vợ chồng thực hiện kế hoạch hóa gia đình ln tăng hàng năm. Quy mơ
gia đình có hai con được chấp nhận ngày càng rộng rãi tại các huyện vùng cao
vốn có quan niệm sinh nhiều con. Chất lượng cung cấp các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản đang từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu thực
hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản của người dân. Các vấn
đề về chất lượng dân số cả thể chất lẫn tinh thần đang từng bước được cải thiện
đã góp phần quan trọng thúc đẩy cơng tác xóa đói giảm nghèo.
Hỗ trợ người nghèo tham gia bảo hiểm y tế, hướng tới bảo hiểm y tế toàn
dân và tiếp cận các dịch vụ y tế ban đầu. Đến hết năm 2019, tỷ lệ dân số tham gia
bảo hiểm y tế đạt 96,7% (tăng 8% so với năm 2016), cao hơn mục tiêu Nghị quyết
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XII và Chính phủ giao (Đại hội Đảng tồn quốc lần
thứ XII là 80%, Chính phủ giao là 90,5%); năm 2020 đạt trên 96,5%.
Kiện toàn, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy các đơn vị ngành y tế từ cấp
tỉnh đến cơ sở, giảm từ 43 đầu mối xuống còn 21 đầu mối. Đối với tuyến tỉnh
hợp nhất 05 Trung tâm; đối với tuyến huyện thành lập một Trung tâm y tế tuyến
huyện đa chức năng gồm cả khám chữa bệnh, y tế dự phòng, dân số. Đối với
tuyến xã thực hiện sáp nhập 18 Trạm y tế vào Phòng khám Đa khoa khu vực trên

cùng địa bàn; giải thể 01 Phòng khám Đa khoa khu vực.


12
Đổi mới cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo
hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đến năm
2020, các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh và tuyến huyện đảm bảo tự chủ chi
hoạt động thường xun bình qn khoảng 85%, trong đó có 06/15 đơn vị tự
chủ 100% chi thường xuyên; mở rộng xã hội hóa cơng tác khám, chữa bệnh theo
hình thức liên doanh, liên kết đầu tư xây dựng các Trung tâm khám bệnh, điều
trị chất lượng cao, góp phần đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở,
Bệnh viện Đa khoa tỉnh với quy mô 500 giường bệnh đi vào hoạt động hiệu quả,
quan tâm đầu tư các bệnh viện chuyên khoa, các Trung tâm y tế tuyến huyện và
các trạm y tế xã. Đến hết năm 2019, đạt 30,5 giường bệnh công lập/ 10.000 dân
(tăng 1,74 giường bệnh công lập/ 10.000 dân so với năm 2016, vượt mục tiêu
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng). Tồn tỉnh, đã có 126 xã đạt tiêu chí quốc gia y
tế, chiếm 70% tổng số xã (tăng 46 xã so với năm 2016).
Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được triển khai rộng khắp với
nhiều nội dung đổi mới, hình thức phong phú và đa dạng. Kiểm soát tốt tỷ lệ gia
tăng dân số tự nhiên, năm 2019 đạt 1,05%; kiềm chế được tốc độ gia tăng tỷ số
giới tính khi sinh (Tỷ lệ giảm sinh giai đoạn 2011 - 2015 đạt 0,3‰, giai đoạn
2016 - 2019 đạt 0,2‰; tỷ số giới tính khi sinh năm 2010 là 120, năm 2018 đạt
mức 111,8); chất lượng dân số được nâng lên cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần;
tình trạng tảo hơn và hôn nhân cận huyết thống giảm. Năm 2020, tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên được kiểm soát đạt 1,04%.
Nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ và thực hiện các quyền của trẻ em,
phát triển mơ hình quản lý giáo dục trẻ em hư tại cộng đồng, mơ hình xã,
phường phịng chống xâm hại trẻ em. Duy trì hoạt động quản lý, tư vấn, can
thiệp, trợ giúp, chuyển tuyến cho các đối tượng trẻ em; bảo đảm chính sách

chăm sóc sức khỏe cho trẻ em dưới 6 tuổi; thường xuyên quan tâm, hỗ trợ, tổ
chức khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, khó khăn.
4.2. Tồn tại, hạn chế


13
Cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh Yên Bái đang phải đối mặt
với những khó khăn, thách thức: Mức sinh còn chênh lệch khá lớn giữa các
vùng, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên là 10,01%, trong đó cao nhất là huyện Trạm
Tấu 22,15%, Mù Cang Chải 15,43%. Tình trạng tảo hơn vẫn tồn tại và diễn ra
khá phổ biến tại vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là tại huyện
Trạm Tấu, Mù Cang Chải diễn biến phức tạp, khó kiểm sốt. Nam, nữ chưa
đăng ký kết hơn, chưa tổ chức đám cưới vì chưa đủ tuổi kết hơn nhưng vẫn qua
lại 2 bên gia đình, tiềm ẩn nguy cơ tảo hôn và mang thai ở tuổi vị thành niên gây
ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng dân số. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em đã
được kiểm soát, tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn giữa khu vực đơng đồng bào
dân tộc thiểu số và đồng bào dân tộc kinh. Tuổi thọ đã được cải thiện đáng kể,
tuy nhiên số năm sống khỏe và sức khỏe lao động của người già chưa được nâng
cao. Tỷ số giới tính khi sinh có chiều hướng gia tăng, nếu khơng có các giải
pháp kịp thời có thể đem lại những hệ quả xã hội lâu dài.
Bộ máy tổ chức ở cơ sở đang thực hiện sắp xếp đội ngũ. Tại cấp huyện,
do thực hiện sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vào Trung tâm
y tế nên Phịng Dân số hiện tại cịn gặp rất nhiều khó khăn thách thức. Tại cấp
xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) do thực hiện Nghị quyết 09/2018/NQHĐND ngày 02/8/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về ban hành một số
chính sách thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan đảng, chính quyền, đồn
thể các cấp,... Từ năm 2019 tại các xã khơng bố trí cán bộ chuyên trách thực
hiện riêng công tác dân số mà kiêm nhiệm các cơng việc khác. Hiện tại có
45/180 xã khơng có cán bộ làm cơng tác dân số mà do Trạm y tế đảm nhiệm;
88/180 xã nhiệm vụ dân số do một chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã
kiêm nhiệm thực hiện; 47/180 xã đang tiếp tục sắp xếp bố trí theo hướng kiêm

nhiệm.
Tại các tổ dân phố thuộc phường, thị trấn mạng lưới cộng tác viên dân số
khơng cịn. Tại các thơn bản thuộc các xã có 1.143 nhân viên y tế thơn bản kiêm
cộng tác viên dân số hoạt động với mức phụ cấp là 0,6 hệ số lương cơ
bản/người/tháng. Sau sáp nhập, còn 1.364 thơn bản, tổ dân phố, trong đó: 1.143


14
thơn bản có nhân viên y tế, 221 tổ dân phố khơng có nhân viên y tế. Mạng lưới
cộng tác viên dân số thôn bản bị thu hẹp từ 2.407 cộng tác viên dân số còn 1.143
nhân viên y tế thôn bản kiêm cộng tác viên dân số bằng 47,4% so với cộng tác
viên của giai đoạn trước.
Do thay đổi về tổ chức bộ máy làm ảnh hưởng đến triển khai hoạt động
công tác dân số tại cơ sở như khó khăn trong cơng tác thống kê báo cáo, các
thơng tin biến động chưa được cập nhật thường xuyên vào sổ A0; nhiều sổ A0
không cập nhật thông tin trong thời gian dài. Chất lượng kho dữ liệu không đảm
bảo các dữ liệu điện tử. Khó khăn về cung ứng dịch vụ như quản lý đối tượng
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; cấp phát phương tiện tránh thai phi lâm sàng; thiếu
thuốc và vật tư tiêu hao; tiếp thị xã hội, xã hội hóa phương tiện tránh thai theo
chủ trương chung khó triển khai. Cán bộ mới thay đổi chưa có điều kiện tập
huấn chun mơn, nghiệp vụ.
5. Giải pháp nâng cao chất lượng dân số trong thời gian tới
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối
với cơng tác dân số và phát triển. Xác định nâng cao chất lượng dân số không
chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà cịn là trách nhiệm của các cấp chính quyền
địa phương, của mỗi cá nhân, gia đình và tồn xã hội. Cần tiếp tục thực hiện các
chính sách hỗ trợ vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người dân tộc
thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người có cơng với cách mạng, người
khuyết tật để nâng cao chất lượng dân số.
Hai là, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số theo hướng

tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; củng cố mạng lưới và đổi mới phương thức
cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình để góp phần thực hiện tốt chính sách
dân số nhằm nâng cao chất lượng dân số trong tình hình mới.
Ba là, đẩy mạnh cơng tác truyền thơng, giáo dục với các hình thức phù
hợp đến tất cả các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức, hành động về dân
số và phát triển về các vấn đề duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh
lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; giảm thiểu tình trạng tảo hơn, hơn nhân
cận huyết thống; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ


15
cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững; thích ứng với già hóa dân số đẩy
mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tăng cường tuyên truyền tư vấn, hỗ trợ
nâng cao sức khỏe thể chất, trí tuệ và tinh thần cho các nhóm đối tượng đặc biệt;
triển khai các mơ hình cung cấp dịch vụ và vận động để tăng sự chấp nhận sàng
lọc sơ sinh tại cộng đồng.
Bốn là, xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế lồng ghép các yếu tố dân
số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
đẩy mạnh nghiên cứu về dân số và phát triển, trọng tâm là chất lượng và lồng
ghép yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực.
Năm là, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, thực
hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành phù hợp với yêu cầu
chuyển hướng chính sách dân số, từ tập trung vào kế hoạch hóa gia đình sang
giải quyết toàn diện các vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng
cao chất lượng dân số. Tăng cường phối hợp liên ngành nhằm chỉ đạo điều phối
có hiệu quả các hoạt động liên quan đến dân số và phát triển.
Sáu là, phối hợp chặt chẽ các ngành, các cấp để thực hiện các biện pháp
nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của con người, đặc biệt sự phối hợp tích cực
của hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, vị thành niên, người cao tuổi
và sự tham gia của ngành giáo dục. Đồng thời, xây dựng và nâng cao đời sống

văn hóa tinh thần cho nhân dân, tăng cường các dịch vụ xã hội chủ yếu có ảnh
hưởng tới chất lượng dân số; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng
phục vụ nâng cao chất lượng dân số.
Bảy là, tiếp tục triển khai thực hiện tốt các mơ hình, đề án nâng cao chất
lượng dân số như sàng lọc trước sinh và sơ sinh; mô hình tư vấn và khám sức
khỏe tiền hơn nhân; mơ hình giảm tỷ lệ tảo hơn, hơn nhân cận huyết thống và đề
án tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng.


16

KẾT LUẬN

Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là
sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
Dân số là mục tiêu, là động lực của sự phát triển, do đó, cơng tác dân số
ln là một trong những vấn đề rất được quan tâm của nhiều quốc gia trên thế
giới ở mọi thời đại bởi dân số và phát triển có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ và
thúc đẩy lẫn nhau. Muốn tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội phải dựa vào
yếu tố cơ bản là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực lại gắn liền với sự biến đổi
dân số về cả số lượng và chất lượng; đồng thời sự biến đổi dân số cịn thúc đẩy
q trình phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng dân số sẽ tạo nền tảng
cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển đất nước
nhanh, bền vững của mỗi quốc gia, địa phương.


17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình cao cấp lý
luận chính trị: Xã hội học trong lãnh đạo, quản lý, Nhà xuất bản Lý luận chính
trị, H.2018.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, IX, X, XI, XII, XIII của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật.
3. Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Nghị quyết số 21-NQ/TW
ngày 25/10/2017 về cơng tác dân số trong tình hình mới.
4. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019
phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
5. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh Dân số số 06/2003/PLUBTVQH11 ngày 09/01/2003.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Báo cáo kết quả phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu giai đoạn
2021 - 2025.
7. Đặng Thị Minh, Một số giải pháp nâng cao chất lượng dân số Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay, năm 2020.
8. Nguyễn Đình Cử, Hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng dân số,
năm 2021.


18



×