Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

XHH trong lãnh đạo, quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.2 KB, 18 trang )

1
MỞ ĐẦU
Dư luận xã hội là một hiện tượng đặc biệt trong đời sống xã hội. Trên bình
diện chung, nó biểu thị những mối quan tâm, tâm tư, nguyện vọng, được thể
hiện dưới dạng ý kiến phán xét, đánh giá của đơng đảo người dân về một hiện
tượng, q trình, sự kiện nào đó xảy ra trong xã hội. Trong bất kỳ xã hội nào, dư
luận xã hội cũng có những ảnh hưởng nhất định, trên tất cả mọi lĩnh vực từ
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước, đến việc
lãnh đạo và quản lý người dân.
Đối với dư luận xã hội, truyền thơng đại chúng có vai trị đặc biệt quan
trọng trong việc hình thành và thể hiện. Trong xã hội hiện đại, truyền thơng đại
chúng có vai trị rất quan trọng đối với đời sống xã hội. Q trình truyền thơng
đại chúng khơng chỉ đơn giản là q trình truyền tin mà thơng qua các hoạt động
của nó, hệ thống chân lý, giá trị, chuẩn mực xã hội được xây dựng và duy trì.
Mối quan hệ giữa dư luận xã hội và truyền thơng đại chúng là mối quan
hệ có tính hai mặt: Dư luận xã hội là sản phẩm phẩm của truyền thông đại
chúng, mặt khác lại là nguồn cung cấp tư liệu cho truyền thơng đại chúng.
Để tìm hiểu rõ hơn các vấn đề này, đồng thời trên cơ sở kiến thức được
truyền thụ từ môn Xã hội học trong lãnh đạo quản lý trong chương trình hồn
thiện kiến thức về Cao cấp lý luận chính trị, tơi xin phép được lựa chọn nội dung
“Mối quan hệ giữa dư luận xã hội và truyền thông đại chúng ở nước ta hiện
nay” để làm bài thu hoạch của mình.


2
NỘI DUNG
1. Các khái niệm chung
1.1. Dư luận xã hội:
1.1.1. Khái niệm về Dư luận xã hội là sự phản xét, đánh giá thể hiện thái
độ và kỳ vọng của các nhóm xã hội đối với các vấn đề đang diễn ra trong xã hội
có liên quan đến lợi ích và giá trị của họ; dư luận xã hội được hình thành thơng


qua các cuộc trao đổi, thảo luận cơng khai.
1.1.2. Tính chất dư luận xã hội có một số tính chất cơ bản sau:
Thứ nhất, tính cơng chúng:
Dư luận xã hội ln là ý kiến của cơng chúng, có nghĩa là của nhiều
người, đông người, vô số người, thậm chí là của đại chúng. Dư luận xã hội có
thể xuất phát từ ý kiến của một cá nhân nhưng đó là ý kiến được nhiều người
nghe, chia sẻ, bày tỏ về những vấn đề chung.
Thứ hai, tính cơng khai
Nói tới hình thức biểu hiện của dư luận xã hội. Dư luận xã hội luôn là ý
kiến được phát biểu, bày tỏ dưới nhiều hình thức khác nhau cho nhiều người,
đơng người, cơng chúng cùng biết. Theo lý thuyết “Vịng xoáy của sự im lặng”
của Elisabeth Noelle - Neumann đưa ra năm 1972, dư luận xã hội có thể được
hiểu là ý kiến được nói cơng khai mà khơng sợ bị trừng phạt.
Thứ ba, tính trao đổi
Nói tới cơ chế nảy sinh, vận hành của dư luận xã hội. Thông qua sự tương
tác, trao đổi thơng tin, tình cảm mà dư luận xã hội được hình thành, biểu hiện và
thực hiện các chức năng của nó. Trao đổi là cho dư luận xã hội lan truyền từ
người này sang người khác từ nhóm này sang nhóm khác, tù nơi này sang nơi
khác. Trao đổi làm cho dư luận xã hội có thể bị biến đổi, bị thêm bớt, bị phân
hóa và có thể bị tan biến, lợi dụng.
Thứ tư, tính lợi ích
Tính chất này nói tới bản chất, nội dung và ý nghĩa của dư luận xã hội. Dư
luận xã hội chỉ hình thành khi vấn đề đó động chạm đến lợi ích được chia sẻ của
các nhóm lớn trong xã hội. Dư luận xã hội phản ánh lợi ích của cá nhân, nhóm
xã hội. Dư luận xã hội đồng thời là một hình thức, cách thức, hình thức, phương
tiện, cơng cụ để bảo vệ lợi ích của nhóm người trong xã hội. Lợi ích trong dư


3
luận xã hội được hiểu bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Lợi ích vật

chất được nhận thức rõ nét khi các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong đời sống xã
hội có mối liên quan chặt chẽ đến các hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống
của nhóm lớn trong xã hội. Lợi ích tinh thần được đề cập khi các vấn đề đang
diễn ra động chạm đến hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội, các phong tục,
tập quán, khuôn mẫu hành vi của cộng đồng, quốc gia.
Thứ năm, tính lan truyền
Quá trình hình thành dư luận bao giờ cũng bắt đầu từ ý kiến của một vài
cá nhân, lan truyền trong phạm vi nhóm nhỏ, rồi tiếp tục lan truyền trong nhóm
lớn. Vì vậy có thể hiểu, dư luận xã hội được coi như một biểu hiện của hành vi
tập thể, sự đánh giá, phán xét của nhóm lớn trong xã hội. Cơ sở của bất kỳ hành
vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng gây nên chuỗi kích thích,
hiệu ứng của nhóm lớn.
Thứ sáu, tính thống nhất và mâu thuẫn
Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến, các loại trạng thái và các xu
hướng hành động khác nhau, mâu thuẫn nhau hoặc đối lập nhau của các nhóm
xã hội. Ví dụ, có thể tìm thấy trong bất kỳ một dư luận xã hội nào các luồng ý
kiến đồng tình và phản đối, quan tâm và thờ ơ, yêu – ghét và giữa hai luồng ý
kiến mâu thuẫn này là luồng ý kiến trung gian, “ba phải”, trung dung.
Thứ bảy, các đặc điểm, tính chất khác
Dư luận xã hội có nhiều đặc điểm, tính chất khác như tính biến đổi, ví dụ
dư luận xã hội có thể nhanh chóng biến đổi từ chỗ đa số phản đối sang đa số ủng
hộ. Đồng thời, dư luận xã hội có tính ỳ rất lớn thể hiện ở chỗ chậm thay đổi, ví
dụ dư luận xã hội về vị thế của giới, vai trò của giới.
1.1.3. Chức năng của dư luận xã hội:
- Chức năng nhận thức:
Dư luận xã hội có chức năng phản ánh thực tại xã hội với các hiện tượng,
sự kiện, vấn đề, q trình xã hội. Xã hội có nhu cầu nhận biết và dư luận xã hội
có chức năng đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết về sự vật, hiện tượng xảy ra.
Nhờ chức năng này mà chỉ cần lắng nghe dư luận xã hội là có thể biết được
chuyện gì, vấn đề gì đang được xã hội quan quan tâm, chú ý, bàn luận. Các

nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra mức độ phổ biến cao của dư luận xã hội là sự


4
ủng hộ nhất trí của các thành viên đối với dư luận, việc các nhóm xã hội tự
nguyện chấp hành đều là những bằng chứng khi nói về chức năng nhận thức mà
dư luận xã hội mang lại đối với các nhóm xã hội. Tuy nhiên, cần lưu ý, sự phản
ánh thực tế xã hội của dư luận có đúng đến mấy thì dư luận xã hội cũng có
những hạn chế nhất định, vì vậy trong quá trình lãnh đạo, quản lý khơng nên
tuyệt đối hóa nhận thức của dư luận.
Chân lý của dư luận không phụ thuộc vào mức độ, tính chất phổ biến của
nó. Khơng phải trong trường hợp nào, dư luận của đại đa số cũng đúng hơn, có
lý hơn khi so sánh với dư luận của nhóm thiểu số.
- Chức năng định hướng và điều chỉnh hành vi:
Chức năng này gắn liền với chức năng kiểm soát hành vi của con người
trong xã hội. Dư luận xã hội khi đã hình thành là kết quả biểu thị thái độ của
nhóm lớn trong xã hội, là thể hiện quan điểm, ý chí tập thể (dấu ấn cá nhân
khơng cịn) nên nó có vai trị hết sức quan trọng trong định hướng và điều chỉnh
hành vi của các nhóm trong xã hội. Trong lịch sử phát triển xã hội của loài
người, ngay cả khi xã hội chưa được phân chia thành các giai cấp thì dư luận xã
hội đã thể hiện được vai trò điều chỉnh các hành vi cá nhân và nhóm. Dư luận xã
hội được các nhà quản lý dùng như một công cụ để quản lý cộng đồng từ buổi
bình minh của lịch sử lồi người.
Dư luận xã hội ln tìm cách hướng đến các cá nhân và nhóm thực hiện
những khn mẫu hành vi được phép và định hướng ngăn cản những hành vi sai
lệch chuẩn mực xã hội. Dư luận xã hội cổ vũ, khích lệ những hành vi phù hợp
với các giá trị chuẩn mực, đồng thời lên án, trừng phạt những hành vi vi phạm
chuẩn mực xã hội để từ đó hướng đến điều chỉn những hành vi của cá nhân và
nhóm sao cho phù hợp với các giá trị, chuẩn mực chung của xã hội. Mặt khác,
dư luận xã hội tác động tới việc xây dựng nhân cách của con người thơng qua

q trình xã hội hóa cá nhân. Sự đánh giá, phán xét của dư luận xã hội thường
dựa trên các giá trị, chuẩn mực hiện tồn. Chẳng hạn, dư luận xã hội kiểu trọng
nam, khinh nữ luôn đề cao giá trị con trai nên đã định hướng cho nhiều cặp vợ
chồng sinh con trai. Nhưng nhờ dư luận xã hội về trao quyền và bình đẳng giới,
định hướng giá trị coi con gái cũng như con trai nên đã điều chỉnh hành vi kế


5
hoạch hóa gia đình của các cặp vợ chồng, cụ thể là khơng lựa chọn thai nhi theo
giới tính.
- Chức năng giải tỏa tâm lý - xã hội:
Dư luận xã hội ln phản ánh tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của các cá
nhân trong cộng đồng. Dư luận xã hội là diễn đàn, là cơ hội để các cá nhân được
bày tỏ, chia sẻ quan điểm, ý kiến của mình trước các vấn đề chung của quốc gia.
Đồng thời cũng là cầu nối để bày tỏ tình cảm, giải tỏa tâm lý - xã hội giảm bớt
được các căng thẳng, xung đột trước các vấn đề xã hội.
- Chức năng tư vấn và giám sát:
Bản chất của dư luận xã hội bao hàm những lời khuyên cho các cơ quan
chức năng về cách thức, phương pháp giải quyết các vấn đề mà dư luận đề cập.
Thông qua dư luận xã hội, Đảng và Nhà nước lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện
vọng của công dân. Dư luận xã hội được nhìn nhận là cơ hội để cơng chúng thể
hiện những ý kiến của mình về những vấn đề chung của cộng đồng xã hội. Trên
thực tế, chúng ta thấy tâm trạng xã hội căng thẳng, bức xúc của các nhóm đều
khơng có lợi cho cơng tác điều hành, quản lý đất nước. Bởi vậy, Đảng, Chính
phủ ln tạo điều kiện để người dân góp ý vào các bản dự thảo Luật, Hiến pháp,
Văn kiện của Đảng... Dư luận xã hội được coi như một kênh tư vấ quan trọng từ
người dân đến với Chính phủ để góp phần hịan thiện, thực thi chính sách và
pháp luật. Tuy nhiên, việc chọn giải pháp nào hoàn toàn phụ thuộc vào các cơ
quan chức năng của Chính phủ chứ khơng phải của dư luận xã hội. Đối với
nhiều trường hợp cụ thể, việc hành động theo dư luận xã hội sẽ tạo cho họ cảm

giác an tồn, khơng bị cơ lập về xã hội, tạo được những đồng thuận cao trong xã
hội. Thông qua dư luận xã hội, họ phán xét đánh giá về các chủ trương, chính
sách lớn của đất nước và hoạt động cụ thể của bộ máy chính quyền. Đặc biệt,
thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, các nhóm hội chất vấn hoạt động của các cơ
quan cơng quyền. Dự luận xã hội học thực hiện chức năng kiểm sốt, kiểm tra
khơng chính thức bộ máy nhà nước và cán bộ lãnh đạo cao cấp, giám sát hoạt
động của họ có phù hợp với lợi ích tập thể hay không và phát hiện ra những vấn
đề để kịp thời tư vấn các cơ quan chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ.
1.1.4. Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn:


6
Về khái niệm, có nhiều cách hiểu khác nhau về tin đồn. Một số tác giả cho
rằng, tin đồn được hiểu là những thông tin được truyền từ người này qua người
khác chủ yếu bằng truyền miệng. Ngoài cách truyền tin bằng miệng là chủ yếu,
tin đồn còn lan truyền bằng thư, fax, tin nhắn, chát, mạng xã hội, điện thoại…
Tin đồn là hiện tượng tâm lý xã hội và là một hiện tượng rất dễ bị nhầm
lẫn với dư luận xã hội. Theo Allport và Postman, hai nhà tâm lý học xã hội
người Mỹ, thì tin đồn là “một sự khẳng định về một chủ đề được quan tâm mà
khơng có đủ bằng chứng đáng tin cậy được đưa ra”. Trong tin đồn thường có
một phần được cho là sự thật. Tin đồn có các đặc trưng sau:
- Nguồn gốc thơng tin thường khơng rõ ràng, rất khó xác định được điểm
xuất phát ban đầu của thông tin, tin đồn.
- Rất khó kiểm chứng mức độ sự thật của thông tin.
- Người nhận tin đồng thời cũng là người phát tin, truyền thông tin tiếp
tục đến những người khác. Vì vậy, tin đồn thường gắn với động cơ, mục đích
của người phát tin.
- Tin đồn thường mang tính giật gân, mới lạ, kích động. 
Một số tác giả khác cho rằng, tin đồn là “một sự khẳng định về một chủ
đề được quan tâm mà khơng có đủ bằng chứng tin cậy được đưa ra”. Dù tin đồn

được định nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản đó là luồng ý kiến được cộng đồng
quan tâm về vấn đề nào đó nhưng chưa được kiểm chứng tính xác thực.
* Một số kỹ năng
- Kỹ năng phân biệt dư luận xã hội và tin đồn: Lãnh đạo, quản lý có thể
chỉ cần nêu và tìm câu trả lời cho những câu hỏi như: Ý kiến này hay luồng tin
này là của ai? Nhằm mục đích gì? Tại sao lại xuất hiện vào thời điểm này mà
không phải thời điểm khác?
- Kỹ năng đối phó với tin đồn: Về nguyên tắc, khó có thể dập tắt tin đồn
bằng mệnh lệnh hành chính kiểu cấm phát ngôn hoặc bịt mồm người khác. Do
vậy, cách tốt nhất là lấy dư luận xã hội hay thông tin thực, thông tin đúng đắn để
kịp thời lấp tin đồn. Việc lãnh đạo, quản lý bưng bít thơng tin, trì hỗn thơng tin
có thể chỉ làm tăng sự lây lan của tin đồn. Việc người lãnh đạo, quản lý hoặc
người đại diện có trách nhiệm xuất hiện cơng khai để cung cấp thơng tin chính
thức là rất có hiệu quả nhằm dập tắt tin đồn. Tuy nhiên, muốn hoàn toàn loại bỏ


7
tin đồn thất thiệt thì biện pháp tốt nhất là bằng hành động thực tiễn: Ví dụ, tin
đồn tăng giá xăng nhưng trên thực tế khơng có biểu hiện nào là tăng giá xăng và
xăng vẫn được cung cấp bình thường như mọi ngày, thì tin đồn đó sẽ biến mất
nhanh chóng.
Một nguyên tắc khác là cần phải rèn luyện bản lĩnh chính trị và bản lĩnh
khoa học của người lãnh đạo, quản lý, đó là cần tự tin và kiên định theo đuổi
mục tiêu và quyết định đã được xác định một cách khoa học, rõ ràng, đúng đắn
để không dao động, không theo đuôi quần chúng, không “đẽo cày giữa đường”.
1.2. Truyền thông đại chúng. Quan hệ dư luận xã hội và truyền thông.
1.2.1. Khái niệm Truyền thông đại chúng:
Xã hội càng phát triển, càng tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng
nhu cầu, quy mơ, tăng cường tính đa dạng và hiệu quả của hoạt động truyền
thơng, Ngày càng có nhiều người tham gia vào các giao tiếp xã hội, vì vậy

truyền thơng trực tiếp giữa các cá nhân không thể đáp ứng được đầy đủ các nhu
cầu và đòi hỏi của xã hội. Con người tìm đến những q trình truyền thơng ở
quy mô lớn nhờ sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật thơng tin mới. Nói
cách khác, phương tiện truyền thơng đại chúng trở thành người điều khiển các
q trình giao tiếp mang tính xã hội rộng rãi. Như vậy, truyền thông đại chúng
là hoạt động giao tiếp xã hội một cách rộng rãi thông qua các phương tiện
truyền thông đại chúng.
1.2.2. Các phương tiện truyền thông đại chúng:
Truyền thông đại chúng ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của
xã hội con người và bị chi phối trực tiếp bởi hai yếu tố là nhu cầu thông tin giao tiếp và kỹ thuật - công nghệ thông tin. Truyền thông đại chúng chỉ phát
triển và thực hiện được khi loài người phát minh ra các phương tiện, kỹ thuật
thông tin như: in ấn, kỹ thuật truyền phát sóng tín hiệu, máy thu thanh, thu hình,
máy điện tử, cáp quang, vệ tinh nhân tạo...
Căn cứ vào tính chất kỹ thuật và phương thức thực hiện truyền thông đại
chúng, có thể phân loại các phương tiện truyền thơng đại chúng thành các loại
hình sau: sách, báo in, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, quảng cáo, băng, đĩa
hình và âm thanh...
2. Mối quan hệ truyền thông đại chúng và dư luận xã hội:


8
Truyền thơng đại chúng và dư luận xã hội có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Truyền thông đại chúng là quá trình giao tiếp đại chúng, mà thực chất là
truyền thơng xã hội, trong đó thơng tin được truyền từ nhóm xã hội này sang
nhóm xã hội khác, từ người này sang người khác, hoặc từ nhóm tới các cá nhân,
từ cá nhân tới nhóm và ngược lại.
Truyền thơng đại chúng và dư luận xã hội có mối quan hệ hai chiều.
Truyền thông đại chúng tác động tới dư luận xã hội thơng qua vai trị của mình
đối với công chúng như cung cấp thông tin; tạo diễn đàn công khai ngôn luận và
định hướng dư luận. Dư luận xa hội cũng không thụ động chịu tác động của

truyền thông đại chúng thông qua nội dung của dư luận và yêu cầu của chủ thể
dư luận.
Tác động của truyền thông đại chúng tới dư luận xã hội thông qua các
nội dung sau:
- Truyền thông đại chúng là kênh cung cấp thông tin cho chủ thể của dư
luận xã hội. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, truyền thông đại chúng ngày càng
đóng vai trị quan trọng trong đời sống xã hội. Nó truyền tải kịp thời, đầy đủ
thơng tin về mọi mặt của đời sống xã hội. Sự phát triển của truyền thông đại
chúng đã trở thành phương tiện cơ bản trong tiếp cận thông tin của công chúng.
- Truyền thông đại chúng tạo ra diễn đàn công khai ngôn luận. Truyền
thông đại chúng cũng tạo diễn đàn để các cá nhân trao đổi, tranh luận những ý
kiến liên quan tới các sự kiện, hiện tượng trong đời sống xã hội. Trên cơ sở đó,
hình thành nên các nhóm xã hội, cộng đồng chia sẻ những quan điểm, ý kiến về
vấn đề, sự kiện nào đó.
- Truyền thơng đại chúng là phương tiện để định hướng dư luận. Truyền
thông đại chúng có thể định hướng sự đánh giá của các nhóm xã hội thơng qua
hoạt động cung cấp thơng tin của mình. Truyền thơng đại chúng định hướng dư
luận xã hội thông qua một số cách sau: việc cung cấp thông tin trung thực, khách
quan và nghiêm túc. Thông qua việc nhấn mạnh, khuếch đại mặt này mà xem
nhẹ, bỏ qua mặt khác. Thông qua việc cưỡng bức thông tin như chỉ cung cấp
liên tục loại tin một chiều mà khơng có sự lựa chọn nào khác buộc cá nhân phải
nghe theo, tin theo. Thơng qua việc bóp méo, xun tạc nhằm đạt được mục đích
của mình.


9
Dư luận xã hội cũng không thụ động chịu tác động của truyền thơng đại
chúng, mà có sự tác động trở lại đối với các phương tiện truyền thông. Dư luận
xã hội là nguồn cung cấp sự kiện cho truyền thơng. Bên cạnh đó, trước áp lực
của dư luận xã hội, mà cụ thể là từ chủ thể của dư luận xã hội, đòi hỏi hoạt động

của các cơ quan truyền thông đại chúng phải thay đổi để phù hợp với u cầu,
địi hỏi của cơng chúng.
Truyền thơng xã hội:
Ngày nay với sự phát triển của khoa học - công nghệ, truyền thông xã hội
đang nổi lên và ngày càng có vai trị quan trọng trong xã hội. Có nhiều định
nghĩa khác nhau về truyền thông xã hội, tuy nhiên các tác giả đều thống nhất
chung ở một điểm, đó là, “truyền thông xã hội là các ứng dụng dựa trên nền tảng
Internet cho phép người sử dụng có thể tương tác và chia sẻ những thơng tin của
mình với những nhóm đối tượng nhất định”. Ở Việt Nam, đơi khi truyền thông
xã hội được sử dụng đan xen với khái niệm mạng xã hội. Tuy nhiên, khái niệm
truyền thông xã hội có nội hàm rộng hơn, bao gồm cả phương tiện truyền tải và
nội dung truyền tải thông tin, trong khi đó, mạng xã hội chỉ là nền tảng công
nghệ để truyền thông xã hội phát triển. Truyền thông xã hội có nhiều loại hình,
trong đó mạng xã hội là loại hình phổ biến nhất hiện nay.
Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới
các quan điểm của công chúng và thông tin mà công chúng tiếp nhận. Dư luận
xã hội cũng bị tác động mạnh trong thời đại truyền thông xã hội, đôi khi thông
qua truyền thông xã hội, các luồng ý kiến “giả dư luận” ngày càng nhiều.
- Sử dụng truyền thông xã hội ở Việt Nam:
Nghiên cứu người dùng mạng xã hội hiện cho thấy, tính đến tháng 82017, bốn mạng xã hội có số người dùng trên 1 tỷ người gồm Facebook
(2.047.000.000

người),

Youtube

(1.500.000.000

người),


WhatsApp

(1.200.000.000 người) và Facebook Messenger (1.200.000.000 người). Các
nghiên cứu cũng cho thấy, 70% người dùng Facebook vào mạng hàng ngày,
trong đó 45% vào mạng nhiều lần trong ngày. Trong số người dùng Facebook,
65% thường xuyên hoặc đôi khi chia sẻ, đăng thông tin hoặc gửi các phản hồi.
Tại Việt Nam, Internet và mạng xã hội được người dân sử dụng khá phổ
biến. Theo báo cáo của tổ chức Ecomobi, năm 2016, Viêt Nam có 48,2 triệu


10
người sử dụng Internet chiếm 52% dân số, là quốc gia đứng thứ 13 thế giới về số
người sử dụng Internet và số người sử dụng sẽ tăng lên khoảng trên 62 triệu vào
năm 2020. Tương tự số người dùng Internet di động cũng phổ biến và ngày càng
tăng lên, năm 2015 có 46,76 triệu người dùng, năm 2017 là 52,1 triệu và đến
2020 dự kiến là 64,24 triệu người dùng
Việc kết nối mạng và sử dụng hàng ngày trên Internet cũng phổ biến ở
Việt Nam. Nhiều hoạt động kết nối trực tuyến được sử dụng như: đọc báo, truy
cập thư điện tử (email), tham gia các diễn đàn, mạng xã hội, giải trí… là những
hoạt động chiếm tỷ lệ cao trong số những người dùng Internet. Kết quả báo cáo
về hoạt động hàng ngày trên Internet cho thấy, gần 90% người dùng đọc báo,
trên 70% đến gần 80% người dùng truy cập thư điện tử, tham gia diễn đàn,
mạng xã hội, giải trí. Theo báo cáo của Ecommobi, Việt Nam có tỷ lệ người
dùng mạng xã hội cao. Trong số 12 nền tảng mạng xã hội được báo cáo, có 4
nền tảng mạng xã hội có tỷ lệ người dùng cao gồm: Facebook và Youtube
(51%), tiếp đến là Facebook Messenger (37%), Google+ (32%); có 5 mạng xã
hội có tỷ lệ người dùng 20-30% là Zalo, Twitter, Insta, Skype và 4 mạng xã hội
có tỷ lệ người dùng trên 10% là Viber, Linkdin, Wechat, Line.
Phân tích về số người dùng Facebook ở Việt Nam cho thấy, nhóm tuổi 1824 và 25-34 chiếm tỷ lệ cao trong số người dùng (17), tiếp đến là nhóm tuổi 1317 (8%) và các nhóm tuổi khác thì ít hơn. Kết quả cũng cho thấy, khơng có sự
khác nhau về sử dụng Facebook theo giới tính.

- Mối quan hệ giữa truyền thơng xã hội và dư luận xã hội:
Truyền thơng xã hội ngày càng có vai trị quan trọng trong đời sống xã
hội, nó tác động tới nhiều khía cạnh trong đời sống của người dân. Các thông tin
trên truyền thông xã hội rất đa dạng và được cập nhật liên tục. Mối quan hệ giữa
truyền thông xã hội với dư luận xã hội được thể hiện gồm:
Một là, truyền thông xã hội cung cấp cho công chúng một lượng thông tin
đa dạng, nhiều chiều và cập nhật liên tục. Thông qua cập nhật thông tin về sự
kiện nhanh chóng, kịp thời, cơng chúng sẽ đưa ra những đánh giá, phán xét và
thậm chí tạo áp lực đòi hỏi cần phải giải quyết vấn đề.
Hai là, truyền thông xã hội tác động tới công chúng ở cả hai chiều cạnh
“tích cực” và “tiêu cực”. Ở khía cạnh tích cực, truyền thơng xã hội có thể cung


11
cấp thông tin đa dạng, kịp thời tới công chúng. Ở chiều cạnh tiêu cực, truyền
thông xã hội cũng là môi trường thuận lợi để phát tán “tin giả mạo” hay “tin
vịt”. Việc phát tán tin giả tác động tiêu cực tới nhận thức của công chúng.
Ba là, truyền thông xã hội và truyền thông đại chúng tạo ra sự kết nối trong
tiếp cận công chúng và truyền tải thông tin.
3. Ứng dụng dư luận xã hội trong lãnh đạo, quản lý:
3.1. Yêu cầu nắm bắt dư luận xã hội:
Đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý, việc nắm bắt được dư luận quần
chúng có ý nghĩa quan trọng. Kết quả nắm bắt dư luận xã hội là một trong
những cơ sở thực tiễn quan trọng để các nhà lãnh đạo, quản lý cân nhắc trước
khi ra các quyết định quản lý phù hợp và có hiệu quả. Nắm bắt được dư luận xã
hội không chỉ giúp cho các nhà lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình mà
cịn đem đến hiệu quả nhiều mặt về kinh tế - xã hội. Thông qua nắm bắt dư luận,
các nhà quản lý biết được phản ứng của người dân trước các quyết định của
mình; các nhà quản lỷ có thể dự đốn được phản ứng của người dân để có những
quyết sách phù hợp, cũng như giúp người dân nhận thức và thực hiện được

quyền làm chủ của mình. Kết quả điều tra dư luận xã hội dùng làm thông tin đầu
vào, phương tiện để định hướng dư luận xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng
và luôn luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của
Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi”.
Nắm bắt dư luận xã hội kịp thời được coi là phương pháp tiếp cận, tìm
hiểu, lắng nghe dư luận xã hội của quần chúng nhân dân và dư luận xã hội của
cán bộ, đảng viên. Trên thực tế, phương pháp nắm bắt dư luận xã hội có thể
được thực hiện thơng qua việc tiếp xúc, gặp gỡ và hỏi chuyện các cá nhân có
liên quan. Trong thời đại cơng nghệ thơng tin hiện nay, việc nắm bắt thơng tin có
thể được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả thơng qua việc tiếp cận các
phương tiện truyền thông đại chúng như: nghe đài, xem tivi, đọc báo chí và lướt
mạng, truy cập các trang tin và tìm thơng tin đại chúng. Tuy nhiên, phương pháp
này cũng khơng phải dễ dàng bởi có q nhiều thơng tin đại chúng để có thể tìm
chọn được thông tin cần thiết.
3.2. Phương pháp nắm bắt dư luận xã hội:


12
- Nguồn tin nội bộ:
Thông qua các cuộc họp, công tác tư tưởng, tiếp xúc quần chúng để nắm
bắt các vấn đề xã hội nảy sinh. Ưu điểm của nguồn thông tin nội bộ là phản ánh
nhanh, kịp thời những tâm tư, nguyện vọng và phản ứng của công chúng trước
các vấn đề có liên quan đến đời sống của họ và của quốc gia.
- Hệ thống mạng lưới cộng tác viên:
Nắm bắt dư luận xã hội thông qua mạng cộng tác viên là một hình thức
thu thập thơng tin dư luận xã hội chủ yếu của Ban tuyên giáo các địa phương để
nắm bắt kịp thời các vấn đề nóng mà người dân quan tâm. Nhiệm vụ chủ yếu
của mạng lưới cộng tác viên là nắm bắt và phản ánh nhanh, trung thực, đầy đủ
cho cơ quan đầu mối ý kiến của các tầng lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân

trước những vấn đề, sự kiện, hiện tượng đời sống xã hội mà họ quan tâm.
- Điều tra dư luận xã hội:
Điều tra xã hội học được áp dụng để thu thập, xử lý và phân tích các ý
kiến cá nhân nhằm làm rõ dư luận xã hội về những vấn đề nhất định cần phải
giải quyết. Phương pháp nghiên cứu, điều tra dư luận xã hội chủ yếu sử dụng
các phương pháp của ngành Xã hội học. Điều tra dư luận xã hội, thường có số
lượng mẫu đại diện không lớn và được tiến hành trong khoảng thòi gian nhất
định. Dữ liệu cũng cần được xử lý, phân tích và tổng hợp nhanh. Do vậy, thơng
tin thu được từ điều tra chọn mẫu có tính thời sự, cập nhật. Bên cạnh đó, vì điều
tra chọn mẫu nên tiết kiệm được thời gian, chi phí cũng như các nguồn lực khác.
Điều tra chọn mẫu do nghiên cứu số lượng ít nên chúng ta có thể tuyển chọn
được điều tra viên có trình độ chun mơn cao, có kinh nghiệm và kỹ năng thu
thập thông tin đảm bảo sự khách quan, chính xác. Việc chọn mẫu phải đảm bảo
tính ngẫu nhiên và tính đại diện, tránh việc chọn mẫu theo định hướng chủ quan
của người nghiên cứu.
Mặt khác, phương pháp điều tra dư luận xã hội đòi hỏi phải tính đến đặc
thù của mục tiêu và đối tượng điều tra về dư luận xã hội. Điều này thể hiện rõ
qua các loại câu hỏi được dùng để điều tra dư luận xã hội. Ví dụ, có thể đặt câu
hỏi xem người trả lời đồng ý hay không đồng ý, ủng hộ hay không ủng hộ đến
mức nào đối với một chính sách, một quyết định cụ thể nào đó.
3.3. Vai trò của dư luận xã hội trong lãnh đạo, quản lý.


13
- Dư luận xã hội là đối tượng của lãnh đạo, quản lý:
Lãnh đạo, quản lý là quá trình tương tác, trong đó nhóm lãnh đạo cùng
nhau xác định đúng tầm nhìn, động viên, khích lệ người khác cùng chung sức
thực hiện các tầm nhìn, các mục tiêu có ý nghĩa của tổ chức. Hoạt động lãnh
đạo, quản lý là hoạt động đặc thù địi hỏi nhiều tích hợp, nhiều năng lực ưu trội
để dẫn dắt tổ chức đạt được các mục tiêu đã xác định. Trong mối quan hệ với dư

luận xã hội, người lãnh đạo, quản lý luôn ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến
nhận thức, thái độ và ý kiến của người khác, tức là tác động tới “ý kiến” của cá
nhân và dư luận (ý kiến) xã hội. Thực tiễn cho thấy, trong quá trình lãnh đạo,
quản lý các chủ thể lãnh đạo, người đứng đầu các tổ chức thường xuyên phải đối
diện với các luồng dư luận xã hội đa dạng bên trong tổ chức cũng như bên ngoài
xã hội. Nhu cầu nắm bắt các luồng ý kiến một cách kịp thời để khuyến khích dư
luận xã hội tích cực vừa kiểm sốt, kiềm chế, ngăn chặn những luồn dư luận xã
hội tiêu cực, những tin đồn thất thiệt nhằm đảm bảo sự phát triển, ổn định của tổ
chức có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Trên thực tế, trong quá trình lãnh đạo và quản trị tổ chức đi đến các mục
tiêu đã xác lập, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý thường xuyên phải đối mặt với
các luồng ý kiến của các nhân viên dưới quyền và của những nhóm xã hội khác
nhau có tương tác về mặt lợi ích. Vì vậy, năng lực nắm bắt dư luận và có cách
ứng xử phù hợp với các loại ý kiến đó để đảm bảo hoàn thành tốt chức năng,
nhiệm vụ được giao cần được coi ừọng một cách thỏa đáng trong công tác lãnh
đạo, quản lý.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vĩ mô thường xuyên phải đối mặt với các
luồng ý kiến của các nhóm người từ các nhân viên dưới quyền và từ các giai
tầng xã hội khác nhau, các luồng ý kiến thậm chí đối lập nhau về mặt lợi ích,
quan điểm, thái độ... Do đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý này tất yếu cần nắm chắc
và có cách ứng xử phù hợp với các loại ý kiến, tức là nắm bắt, định hướng và
điều chỉnh dư luận xã hội nhằm đạt được mục đích đã đề ra.
Việc định hướng, điều chỉnh dư luận xã hội nhằm vào mục đích kép: vừa
khuyến khích dư luận xã hội tích cực, tiến bộ và vừa kiểm soát, kiềm chế, ngăn
chặn những luồng dư luận xã hội tiêu cực, những tin đồn thất thiệt có ảnh hưởng
tiêu cực và cản trở mục tiêu, lợi ích của tổ chức. Vì vậy vai trị của nhà lãnh đạo,


14
quản lý phải có cơ chế hợp lý để nắm bắt kịp thời những thông tin mà dư luận xã

hội phản ánh những hành vi tiêu cực trong đời sống xã hội, cũng như trong thực
thi pháp luật để lập thời xử lý. Tổ chức các cuộc họp định kỳ/bất thường khi có
vấn đề xã hội để người dân được thể hiện tâm tư nguyện vọng, phát biểu ý kiến
của mình. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo quản lý cần có những hình thức khuyến
khích đối với những dư luận xã hội tích cực trong việc phát hiện ra các sai
phạm, vi phạm pháp luật đồng thời có những biện pháp ngăn chặn kịp thời
những dư luận xã hội không đúng, kích động gây ra những hành vi vi phạm
pháp luật.
Vai trị, chức năng của dư luận đối với cơng tác lãnh đạo, quản lý là hết
sức to lớn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc kịp thời nắm bắt dư luận xã
hội, Đảng ta ngay từ khi mới thành lập đã coi việc nắm bắt lòng dân là một trong
những công việc quan trọng hàng đầu nhằm đề ra các chủ trương, đường lối
cách mạng phù hợp lòng dân. Luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân, coi trọng ý
kiến phản ánh của người dân một cách thỏa đáng. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viết: “Dân chúng đồng lịng, việc gì cũng làm được. Dân chúng khơng
ủng hộ, việc gì làm cũng khơng nên” .
Sử dụng dư luận xã hội làm công cụ quản lý ở đây có nghĩa là, sử dụng
các thành phần của dư luận xã hội: thành phần nhận thức, thành phần thái độ và
thành phần xu hướng hành động. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần cung cấp thơng
tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để nâng cao nhận thức cho các nhóm người tham
gia quản lý xã hội. Việc độc quyền thơng tin, bưng bít thơng tin là yếu tố kích
thích tin đồn xuất hiện và hạn chế các hành vi tham gia quản lý của các bên liên
quan.
Quá trình tiếp nhận và xử lý các luồng dư luận xã hội cần tạo ra thái độ
tích cực, bầu khơng khí cởi mở, thẳng thắn để tiếp nhận cái mới, ủng hộ cái mới,
có như vậy mới có thể thực hiện được hoạt động phù hợp.
Công cụ dư luận xã hội bao gồm cả yếu tố hành động: cần hướng dẫn
cách làm việc, cần tạo ra các thủ tục tham gia ý kiến, cần tạo ra cơ chế khuyến
khích hành động phù hợp.
- Dư luận xã hội là phương tiện, công cụ của lãnh đạo, quản lý:



15
Trên thế giới, dư luận xã hội thường xuyên được quan tâm, nghiên cứu thể
hiện qua các cuộc điều tra dư luận nhằm nắm bắt đời sống thực tiễn và các vấn
đề xã hội để đưa ra các dự báo soạn thảo, ban hành hoặc đổi mới đường lối, chủ
trương, chính sách phù họp với thực tiễn. Ở Việt Nam hiện nay đã có Luật Trưng
cầu dân ý, càng chứng tỏ xu hướng hội nhập thế giới và áp dụng khoa học về dư
luận xã hội trong lãnh đạo, quản lý.
Dư luận xã hội là công cụ để ra quyết định trong công tác lãnh đạo, quản
lý. Dựa vào các ý kiến khác nhau nêu ra trong dư luận xã hội để nhà lãnh đạo,
quản lý cân nhắc, lựa chọn ra quyết định đúng đắn được nhiều người ủng hộ, tán
đồng. Dư luận xã hội là công cụ để thực hiện quyết định: dựa vào sự hiểu biết,
sự nhất trí, đồng lòng và sự sẵn sàng hợp tác cùng chia sẻ để thực hiện quyết
định quản lý.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần nắm bắt thường xuyên, liên tục và kịp thời
dư luận xã hội, vì đó là cơng cụ để làm việc. Lãnh đạo, quản lý dư luận xã hội
cần tn theo ngun tắc: “Cung kính khơng bằng tn lệnh”, nghĩa là theo
nguyên tắc nhấn mạnh vào thực hành công việc, thực hiện các quyết định, đề
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động chứ không phải dựa vào lời nói
mang tính hình thức. Do đó, cần tạo ra những luồng dư luận xã hội tích cực và
ủng hộ việc thực hiện thành công các quyết định để lãnh đạo, quản lý xã hội.
Thông qua dư luận xã hội giúp người cán bộ, lãnh đạo, quản lý kịp thời phát
hiện những lỗ hổng trong quá trình ban hành và thực thi chính sách, pháp luật để
từ đó có các giải pháp, kiến nghị với các cơ quan chức năng sửa đổi, hồn thiện
chính sách phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, cần tạo ra dư luận xã hội nhằm thực
hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Dư luận
xã hội là nguồn thông tin công cộng rất cần cho việc phát hiện vấn đề và phương
án để giải quyết vấn đề. Tại Hội nghị tổng kết cộng tác viên năm 2017, đồng chí

Võ Văn Thưởng đã nhấn mạnh “Công tác dư luận xã hội phải bám sát các quan
điểm, chủ đường lối của Đảng và Nhà nước, theo sát các sự kiện chính trị, kinh
tế, văn hóa, an ninh, quốc phịng, đối ngoại quan trọng của đất nuớc. Đặc biệt,


16
công tác dư luận xã hội phải bám sát “hơi thở” của thực tiễn cuộc sống, kịp thời
tham mưu, đề xuất nội dung và phương thức định hướng dư luận xã hội”.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung phương thức hoạt
động công tác dư luận xã hội, đặc biệt coi trọng yêu cầu về măt khoa học, tính
chính xác, khách quan, tồn diện trong việc nắm bắt, phản ánh dư luận xã hội.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần có kỹ năng khai thác đồng thời cả hai loại khả
năng này, đặc biệt là khả năng kiến tạo xã hội của dư luận xã hội. Trong thời đại
bùng nổ thơng tin từ mạng Internet tồn cầu, vấn đề quản lý trong lĩnh vực thông
tin đại chúng ở Việt Nam đang được đặt ra một cách cấp bách nhìn từ tiếp cận xã
hội học dư luận xã hội. Truyền thông xã hội (Facebook, Zalo, Website, Blog...)
là một “kiểu” dư luận xã hội thời kỹ thuật số đang phát triển và trở thành một xu
thế không thể khác được.
Dư luận xã hội là một loại thiết chế xã hội đặc biệt với nghĩa là, dư luận
xã hội bao gồm cả các bộ máy tổ chức truyền thông đại chúng với các quy định
liên quan. Dư luận xã hội có khả năng tạo ra những hệ giá trị, những quy tắc và
những chuẩn mực có thể tạo dựng, kiến tạo, củng cố, duy trì, ủng hộ, phê phán,
xóa bỏ những hệ giá trị, quy tắc và chuẩn mực cũ lạc hậu lỗi thời.
Lãnh đạo, quản lý dư luận xã hội có nghĩa là biến ý kiến đúng đắn của
một cá nhân, của một số ít người, bao gồm cả ý kiến của bản thân và tập thể lãnh
đạo, quản lý thành dư luận xã hội của cả đơn vị, tổ chức để có thể thực hiện.
Muốn vậy, trước hết người lãnh đạo, quản lý phải có ý kiến đúng đắn, thái độ
tích cực và hành vi hợp lý.

KẾT LUẬN

Từ những vấn đề trên, có thể thấy dư luận xã hội và truyền thơng đại
chúng giữ vai trị rất quan trọng trong xã hội. Có thể khẳng định, truyền thông


17
đại chúng ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội con người và
bị chi phối trực tiếp bởi hai yếu tố là nhu cầu thông tin - giao tiếp và kỹ thuật công nghệ thông tin. Truyền thông đại chúng chỉ phát triển và thực hiện được
khi loài người phát minh ra các phương tiện, kỹ thuật thông tin như: in ấn, kỹ
thuật truyền phát sóng tín hiệu, máy thu thanh, thu hình, máy điện tử, cáp quang,
vệ tinh nhân tạo...
Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội là mối quan
hệ biện chứng. Đó là mối quan hệ của hai hoạt động không thể tách rời nhau mà
tác động lẫn nhau, cái này ảnh hưởng đến cái kia và ngược lại. Tác động của
truyền thông đại chúng đối với dư luận xã hội rất toàn diện. Dư luận xã hội là
một nguồn lực to lớn do kết hợp được các yếu tố nhận thức, thái độ và hành
động của vô số người thuộc các giai tầng, các thành phần trong xã hội trong
nước và quốc tế. Do đó, nếu biết cách tạo dựng, định hướng, điều chỉnh thì dư
luận xã hội là một loại nguồn lực, một loại sức mạnh, một loại quyền lực rất
quan trọng và cần thiết trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng khoa học –
công nghiệp 4.0 hiện nay đặc biệt là đối với công tác lãnh đạo, quản lý nhằm
bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đáp ứng u cầu
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.


18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Tập bài giảng cao cấp lý luận môn xã hội học trong lãnh đạo, quản lý
của Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
2- Nguyễn Quý Thanh, Xã hội học về dư luận xã hội, Nxb. Đại học quốc

gia Hà Nội, 2006, tr.198-224.
3- Lê Ngọc Hùng và cộng sự: xã hội học về lãnh đạo, quản lý- Nhà xuất
bản đại học quốc gia Hà Nội, 2010.



×