Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.04 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC CÁN
BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Người thực hiện
Lớp

: NGUYỄN THỊ THU VÂN
: VMBA15

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2011


Tiểu luận Triết học

MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................3
B. NỘI DUNG CHÍNH.......................................................................................................4
Mục 1 : Một vài nét khái quát về đạo đức Nho giáo và đạo đức Nho giáo ở Việt
Nam.....................................................................................................................................4
1.1
: Nguồn gốc và một số nội dung cơ bản của Nho giáo Trung Quốc.........4
1.2
: Đạo đức Nho giáo ở Việt Nam................................................................5
Mục 2 : Anh hưởng đạo đức Nho giáo đối với đạo đức cán bộ, lãnh đạo, quản
lý..........................................................................................................................................6


2.1
: Khái niệm cán bộ lãnh đạo, quản lý.......................................................6
2.2
: Thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức cán bộ lãnh
đạo, quản lý ở nước ta hiện nay và một số vấn đề đặt ra.............................................7
Mục 3 : Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực,
hạn chế mặt tiêu cực của ảnh hưởng đạo đức Nho giáo đối với việc xây dựng đạo đức cán
bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay...........................................................................9
3.1
: Một số yêu cầu về đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước
ta...........................................................................................................................................9
3.2
: Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực
của ảnh hưởng đạo đức Nho giáo trong xây dựng đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở
nước ta hiện nay..............................................................................................................10
C. KẾT LUÂN...................................................................................................................12
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................13

Nguyễn Thị Thu Vân

2

VMBA 15


Tiểu luận Triết học

A. LỜI MỞ ĐẦU
Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vơ hình của mỗi doanh nghiệp. Văn hố
doanh nghiệp là tồn bộ các giá trị văn hố được gây dựng nên trong suốt q trình tồn tại

và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền
thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và
hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục
đích Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hoá doanh
nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng khơng ít khó khăn. Văn hóa DN được
xây dựng bởi đa số các cá nhân trong DN. Cho nên, chất lượng ban lãnh đạo DN và các
nhân viên chủ chốt đóng vai trị quan trọng nhất trong việc định hướng và quản lý các hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung và văn hóa DN nói riêng.
Hiện nay, chúng ta đã đạt được một số thành tựu to lớn trong quá trình hội nhập và
phát triển kinh tế, tuy nhiên ta phải đối mặt với hiện tượng nghiêm trọng đó là xuống cấp
đạo đức khơng những ở nhân dân mà còn tồn tại ở bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Lịch sử sản xuất, đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt đã hình thành
các giá trị đạo đức cho người Việt nhưng không thể phủ nhận vai trò của Nho giáo. Nếu sản
xuất và đấu tranh giữ nước là thực tiễn hình thành các giá trị đạo đức truyền thống của
người Việt thì Nho giáo chính là hệ thống lý luận làm cho các giá trị đạo đức đó được khái
quát lại, thâu tóm lại một cách sâu sắc, có tính "tự giác" và trở thành chuẩn mực cho các thế
hệ người Việt. Đặc biệt , trong bối cảnh hội nhập và sự thay đổi trong định hướng giá trị
nhân cách của người Việt Nam, việc phát triển con người Việt Nam bền vững cần có cơ sở
triết học vững chắc nhằm vừa đảm bảo, duy trì các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp mà
vẫn chứa đựng yếu tố năng động, hiện đại
Nhằm vận dụng những kiến thức đã tìm hiểu được em đã chọn đề tài : ‘A’nh hưởng
đạo đức Nho giáo đối với đạo đức lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp Việt Nam’’

Nguyễn Thị Thu Vân

3

VMBA 15



Tiểu luận Triết học

B. NỘI DUNG CHÍNH
Mục 1: MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC
NHO GIÁO Ở VIỆT NAM
1.1.
Nguồn gốc và một số nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo ở Trung Quốc
Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất trên thế giới
với hơn 4000 năm phát triển liên tục, với nhiều phát minh vĩ đại trong lịch sử trên nhiều
lĩnh vực khoa học. Có thể nói, văn minh Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn
minh nhân loại. Bên cạnh những phát minh, phát kiến về khoa học, văn minh Trung Hoa
còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu
Á cũng như toàn thế giới.
Trong số các học thuyết triết học lớn đó phải kể đến trường phái triết học Nho giáo. Trong
xã hội Trung Hoa cổ đại, “Nho” là một danh hiệu chỉ những người có học thức, biết lễ
nghi. Nho giáo là hệ thống giáo lý của các nhà Nho nhằm tổ chức xã hội có hiệu quả.
Những cơ sở của nó được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt là với sự đóng góp của Chu
Cơng Đán. Đến lượt mình, Khổng Tử phát triển tư tưởng của Chu Cơng, hệ thống hóa lại
và tích cực truyền bá, vì vậy ơng được xem là người sáng lập Nho giáo.
Trong Nho giáo rất chú trọng dạy đạo làm người. Đạo làm người của Khổng Tử dạy là đạo
làm người trong xã hội phong kiến. Trong xã hội có giai cấp thì những nguyên tắc để đánh
giá hành vi của con ngươì, phẩm hạnh của con người trong mối quan hệ với người khác và
trong mối quan hệ với nhà nước, Tổ quốc... đều mang tính giai cấp rõ rệt và có tính chất
lịch sử. Những quan niệm về đạo đức điều thiện, điều ác “thay đổi rất nhiều từ dân tộc này
tới dân tộc khác, từ thời đại này đến thời đại khác đến nỗi thường thường trái ngược hẳn
nhau” (Enghen).
Vấn đề đạo đức là vấn đề cơ bản nhất, bao quát nhất của Nho giáo, của học thuyết Khổng
Mạnh. Theo Khổng Tử, “đạo” của con người là 5 mối quan hệ trong xã hội - “Ngũ luân”,
trong đó có 3 quan hệ giường cột là “Tam cương”. Tam Cương: Tam là ba; Cương là
giềng mối; Tam Cương là ba mối quan hệ: Quân thần (vua tôi), Phụ tử (cha con), Phu thê

(chồng vợ). Ngũ Thường: Ngũ là năm; Thường là hằng có; Ngũ Thường là năm điều phải
hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Trong Luận ngữ, khái niệm "Nhân" được Khổng Tử nhắc tới nhiều lần và tùy từng đối
tượng, từng hoàn cảnh mà "Nhân" được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo nghĩa sâu
rộng nhất "nhân" là một nguyên tắc đạo đức trong triết học Khổng Tử. Nhân" được ông coi
là cái quy định bản tính con người thơng qua "lễ", "nghĩa", quy định quan hệ giữa người và
người từ trong gia tộc đến ngồi xã hội. "Nhân" có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù đạo
đức khác trong triết học Khổng Tử để làm nên một hệ thống triết lý nhất quán, chặt chẽ và
do vậy, đã có người cho rằng, nếu coi các phạm trù đạo đức trong triết học Khổng Tử như
những vịng trịn đồng tâm thì "Nhân" là tâm điểm, bởi nó đã chỉ ra cái bản chất nhất trong
bản tính con người. Theo quan điểm của Khổng Tử, “đạo” và “đức” gắn chặt với nhau. Bao
quát những quan hệ lớn nhất theo Nho giáo, Kinh Lễ nêu ra mười đức là: “cha từ, con hiếu,

Nguyễn Thị Thu Vân

4

VMBA 15


Tiểu luận Triết học
anh lành, em đễ, chồng có nghĩa, vợ vâng lời, trưởng có ân, ấu ngoan ngỗn, vua nhân, tơi
trung”.
1.2.
Đạo đức Nho giáo ở Việt Nam
Có nhiều yếu tố của Nho giáo khi vào Việt Nam đã bị biến đổi cho phù hợp với truyền
thống của văn hóa dân tộc. Chữ nghĩa có thể vẫn thế, nhưng cách hiểu đã khác đi nhiều.
Xã hội các quốc gia cổ đại vùng Trung Nguyên, với gốc gác du mục của mình ln đầy
biến động. Bởi vậy, Nho giáo muốn tạo nên một xã hội ổn địnhss. Tuy nhiên ở Trung Hoa,
các triều đại phong kiến chỉ dùng Nho giáo để giữ yên ngai vàng (giữ ổn định trong đối

nội), còn với bên ngồi thì ln chủ trương bành trướng (phát triển trong đối ngoại). Đối
với Việt Nam nông nghiệp, ước mong về một cuộc sống ổn định, không xáo trộn là một
truyền thống lâu đời. Ở Việt Nam, nhu cầu duy trì sự ổn định khơng chỉ có ở dân mà ở cả
triều đình, khơng chỉ trong đối nội mà cả trong đối ngoại. Các cuộc chiến tranh mà người
Việt Nam từng thực hiện đều mang tính tự vệ, với phong kiến Trung Hoa cũng thế mà đối
với người Chiêm Thành cũng thế.
Để duy trì sự ổn định, làng xã Việt Nam đã tạo nên sự lệ thuộc của cá nhân vào tập thể
cộng đồng bằng cách phân biệt dân chính cư – dân ngụ cư, cộng đồng hóa lĩnh vực hôn
nhân; sử dụng hữu hiệu bộ máy dư luận. Tương tự, muốn duy trì sự ổn định của quốc gia,
nhà nước Nho giáo đã tạo ra sự phụ thuộc của bộ máy quan lại vào nhà cầm quyền bằng
hai biện pháp:
a) Biện pháp kinh tế là “nhẹ lương nặng bổng”: Quan lại xưa sống không bằng lương mà
chủ yếu bằng bổng do dưới nộp lên và lộc do trên ban xuống – cuộc sống được bao cấp
theo lối ban ơn.
b) Biện pháp tinh thần là “trọng đức khinh tài”: Khai thác truyền thống trọng đức của văn
hóa nơng nghiệp (mà “đức” là khái niệm rất chủ quan, mập mờ), nhà nước Nho giáo buộc
quan lại không thể hành động mà khơng tính đến dư luận.
Yếu tố quan trọng thứ hai là việc trọng tình người. Vì trọng tình vốn là truyền thống lâu
đời của văn hóa phương Nam, cho nên khi tiếp nhận Nho giáo, người Việt Nam đã tâm đắc
với chữ “Nhân” hơn cả. Nhân là lòng thương người: Bán mình là hiếu, cứu người là
nhân (Truyện Kiều). “Nhân” gắn liền với “Nghĩa”: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”
(Nguyễn Trãi). Đối với người bình dân, “nhân đồng nghĩa với “Tình”. Các chữnhân tình,
nhân ngãi (biến âm của nhân nghĩa), nhân duyên trong tiếng Việt đã trở lại nói về tình u
trai gái.
Trong Nho giáo Việt Nam, việc trọng tình được bổ sung bằng truyền thống dân chủ của
văn hóa nơng nghiệp (vốn có trong Nho giáo ngun thủy, nhưng đến Hán Nho đã bị loại
trừ). Chính nhờ tính dân chủ ấy mà khi Nho giáo Trung Hoa thâm nhập vào Việt Nam nó
đã được “làm mềm” đi, không quá hà khắc. Nhờ truyền thống dân chủ ấy mà Nho giáo
Việt Nam, dù có giữ vị trí độc tôn nhưng cũng không dám loại trừ Phật giáo và hủy bỏ cái
gốc Việt Nam là đạo Mẫu. Tiếp thu chữ “hiếu” của Nho giáo, người Việt Nam đặt nó trong

mối quan hệ bình đẳng với cả cha và mẹ: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước
trong nguồn chảy ra, Một lịng thờ mẹ kính ca, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Nguyễn Thị Thu Vân

5

VMBA 15


Tiểu luận Triết học
Thứ ba là tư tưởng “Trung quân”. Nho giáo rất coi trọng tư tưởng “trung quân” còn tư
tưởng u nước thì khơng đề cập đến: quan lại Trung Hoa và võ sỹ Nhật Bản đều coi việc
trung thành với “minh quân”, “minh chúa”, “Thiên Hoàng” làm trọng, sẵn sàng xả thân vì
họ. Trong khi đó thì ở Việt Nam tiếp thu tư tưởng “trung quân” Nho giáo trên cơ sở tinh
thần yêu nước và tinh thần dân tộc sẵn có, khiến cho cái trung quân đó đã bị biến đổi và
gắn liền với ái quốc. Khi xuất hiện mâu thuẫn giữa vua và đất nước, dân tộc thì đất nước,
dân tộc là cái quyết định.
Thứ tư là xu hướng trọng văn. Chính vì chịu ảnh hưởng của văn hóa nơng nghiệp phương
Nam nên Nho giáo ngun thủy rất coi trọng văn, trọng kẻ sỹ. Tuy nhiên Trung Hoa có
trọng thì quan văn cũng chỉ ngang hàng với quan võ. Ở các nhà nước Đông Nam Á, chữ
Dũng vẫn được coi trọng nhưng ở những mức độ khác nhau: Trong quân đội Tưởng Giới
Thạch, 5 đức tính được đề cao là Trí-Tín-Nhân-Dũng-Trực; trong quân đội Triều Tiên thời
Silla thì đề cao Trung-Hiếu-Tín-Nhân-Dũng; cịn trong qn đội Nhật thì ca ngợi TrungLễ-Dũng-Tín-Kiêm. Thứ bậc “sỹ-nơng-cơng-thương”có ở cả Việt Nam và Nhật Bản,
nhưng trong khi “sỹ” ở Việt Nam là văn sỹ thì ở Nhật Bản lại là võ sỹ. Ở Việt Nam, văn
được coi trọng hơn hẳn võ: Tuy ln phải đối phó với chiến tranh, nhưng người Việt Nam
ít quan tâm đến các kỳ thi võ mà chỉ ham học chữ, thi văn: Một kho vàng không bằng một
nang chữ. Người Việt Nam nhìn thấy ở Nho giáo một cơng cụ văn hóa, một con đường làm
nên nghiệp lớn.
Thứ năm là thái độ đối với nghề buôn. Nho giáo Trung Hoa khuyến khích làm giàu nếu

nó khơng trái với lễ: “Phú q mà có thể cầu được thì dù làm kẻ cầm roi đánh xe hầu
người, ta cũng làm” (Luận ngữ). Làm giàu khơng chỉ nên, mà cịn là trách nhiệm của người
cai trị: Mạnh Tử từng bàn đến các vấn đề trao đổi hàng hóa, giá cả, chính sách thu thuế
chợ, thuế đường…; ơng nói: “người ta có hằng sản mới có hằng tâm”. Chính vì vậy mà ở
Trung Hoa, Nho giáo không hề cản trở nghề bn phát triển.
Trong khi đó thì ở Việt Nam với văn hóa nơng nghiệp đậm nét, với tính cộng đồng và tính
tự trị, lại có truyền thống khinh rẻ nghề bn. Nó đã bám rễ vào suy nghĩ và tình cảm mỗi
người, khiến cho nghề buôn trong lịch sử Việt Nam khơng thể phát triển được; nó cịn
được khái qt thành quan niệm mang tính chính thống: dĩ nơng vi bản, dĩ thương vi
mạt và đường lối trọng nông khinh thương. “Truyền thống” này khiến cho Việt Nam nông
nghiệp vốn đã âm tính lại càng duy trì được sự ổn định lâu dài, tránh mọi nguy cơ đồng
hóa.
Mục 2: ẢNH HƯỞNG ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ,
LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
2.1 Khái niệm cán bộ lãnh đạo, quản lý
Cán bộ quản lý bao gồm tất cả những người tham gia vào hệ thống quản lý và hình thành
chức năng nhất định. Đó là tất cả những người khơng tham gia trực tiếp vào qn trình sản
xuất. theo chức năng thì cán bộ quản lý chia làm 3 loại:
• Cán bộ lãnh đạo: chỉ huy trong bộ máy quản lý có một chức danh nhất định do nhà nước
cấp hoặc do cấp trên bổ nhiệm. Phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và cấp trên trong
việc chỉ đạo hoạt động của tổ chức do mình phụ trách. Hoạt động đặc trưng của họ là đề ra
các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý.

Nguyễn Thị Thu Vân

6

VMBA 15



Tiểu luận Triết học

• Các chuyên gia: là những người có trình độ chun mơn trong 1 lĩnh vực nào đó như kinh
tế, tốn học, kĩ sư,…Chức năng của họ là chuẩn bị các phương án cho người cán bộ lãnh
đạo ra quyết định . ngồi ra cịn được người cán bộ lãnh đạo giao cho nhiệm vụ theo dõi
kiểm tra một số cơng tác nào đó theo ngun tắc quản lý.
• Các nhân viên quản lý như: nhân viên kế tốn, thống kê, thư kí,… Chức năng của họ là
thu thập , chỉnh lý và truyền đạt những thông tin ban đầu. chuẩn bị và hình thành các loại
tư liệu cần thiết đảm bảo cho cán bộ lãnh đạo và chuyên gia điều hành sản xuất kinh doanh
của một tổ chức nào đó.
2.2 Thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức cán bộ lãnh đạo,
quản lý ở nước ta hiện nay và một số vấn đề đặt ra
2.2.1 Người cầm quyền cần có tài năng và đức độ, lấy mình làm tấm gương cảm hóa dân
chúng, tạo nên tơn ti trật tự xã hội
Khơng ai phủ nhận người lãnh đạo phải có tài, cái tài ấy không chỉ thể hiện trong việc cai
trị đất nước mà cịn ở cách thâu tóm lịng người về một mối. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của
tư tưởng Nho gia nhưng dân tộc ta mà sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng khéo
léo tư tưởng ấy chỉ ra yêu cầu đối với người lãnh đạo cách mạng trước hết phải vừa có
“đức” vừa có “tài” Rõ ràng, đức và tài ln gắn bó chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau
trong nhận thức tư tưởng, hoạt động thực tiễn. Mối quan hệ giữa đức và tài như sự ràng
buộc, đi liền nhau: Có cái này phải có cái kia và cái kia chứa đựng trong cái này. Giống
như hai mặt của một tờ giấy, đức và tài là hai mặt không thể thiếu của người cán bộ, nhất
là người lãnh đạo Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
hiện nay là nhằm tiếp tục bồi dưỡng cái gốc, để rèn luyện cho cán bộ, người lãnh đạo nhân
cách và bản lĩnh vững vàng trước mọi cám dỗ, thử thách Trong Luận ngữ, Khổng Tử răn
dạy các học trò của mình phải biết quan tâm tới những người dưới quyền.. Phát triển từ
quan điểm này, người lãnh đạo DN taị Việt Nam đã chú trọng hành động trên cơ sở đạo
đức, quan tâm tới lợi ích của cấp dưới. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số nhà lãnh đạo chỉ quan
tâm tới quyền lợi và sự giàu có của chính mình, thậm chí trong thời kỳ khủng hoảng họ
đều muốn bảo tồn vị trí của mình bằng mọi giá. Họ đặt cái lợi ích của mình lên trên hết và

sẵn sàng đạp đổ quyền lợi chính đáng của nhân viên cấp dưới. vì lợi ích cá nhân, vì bị cuốn
theo cơn lốc vũ bão của đồng tiền và danh vọng mà đi ngược lại với đạo đức cách mạng và
những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn xưa để lại. Hành động này hoàn toàn
trái ngược với những điều nhà lãnh đạo nên làm vì nhân viên và tổ chức của mình. Điển
hình 22 vụ tham nhũng đã được phanh phui ở Hà Nội trong năm 2011, gần 60 trường hợp
bị xử lý hình sự. Gần một nửa trong số này (10 vụ) liên quan cán bộ ngân hàng, mà người
đứng đầu trong các vụ bê bối ấy là chính những người lãnh đạo chủ chốt trong ngành. Đặc
biệt là vụ kế toán trưởng và giao dịch viên Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Mỹ Đức lập tài khoản ảo rút hơn 40 tỷ đồng của khách hàng đang là vấn đề gây
nhức nhối trong dư luận. Hay đầu năm 2010, ơng Đồn Tiến Dũng - Phó TGĐ Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bị bắt để điều tra về hành vi nhận hối lộ số tiền gần
1 tỷ đồng của một doanh nghiệp muốn vay vốn với lãi suất thấp tại ngân hàng này…
2.2.2 Biết lắng nghe những người dưới quyền
Nguyễn Thị Thu Vân

7

VMBA 15


Tiểu luận Triết học
Giao tiếp giữa nguời lãnh đạo và những người dưới quyền là một quá trình tác động tương
hỗ. Đó là một q trình mà cả người lãnh đạo và những người thừa hành đều là những chủ
thể tích cực. Có như vậy thì giao tiếp mới đạt hiệu quả cao. Điều đó có nghĩa là, khi nguời
lãnh đạo truyền đạt các chỉ thị, mệnh lệnh hay quyết định nào đó cho những người thừa
hành thì cần phải quan tâm đến thái độ, phản ứng và mức độ thực thi các chỉ thị, mệnh lệnh
đó của họ.
Tuy vậy ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến và Nho giáo, những người lãnh đạo thường
coi mình như những người bề trên, ban phát lợi ích cho nhân viên cấp dưới. Khi quyền lực
của người lãnh đạo càng lớn thì tư tưởng này thể hiện càng rõ. Điều này ở trong các doanh

nghiệp thể hiện rõ hơn các cơ quan hành chính sự nghiệp, vì ở các doanh nghiệp thu nhập
và việc làm của người lao động phụ thuộc trực tiếp vào quyền lực của người lãnh đạo. Cấp
trên giao chỉ tiêu, kế hoạch và cấp dưới có nhiệm vụ được thực hiện. Chính cách thức quản
lý này đã tạo nên một phong cách quản lý cho những người lãnh đạo – phong cách chỉ biết
ban hành, ra chỉ thị, mệnh lệnh xuống dưới mà ít quan tâm đến chiều ngược lại.
2.2.3 Lòng nhân ái và sự quan tâm đối với mọi nguời
Người lãnh đạo giỏi phải biết dùng cái tài của mình để huy động sức mạnh tập thể cùng
chèo chống đến thành công và dùng cái đức để tạo nên tinh thần đoàn kết quyết chiến
quyết thắng cho tập thể ấy. Muốn thế người lãnh đạo trước hết phải có: nhân. “Nhân” là
thật thà, thương u, hết lịng giúp đỡ Đối với mỗi chúng ta, lòng nhân ái là một phâm chất
không thể thiếu được. Đối với người lãnh đạo, yếu tố này lại càng có ý nghĩa. Trong một tổ
chức, khi người lãnh đạo có những mối quan hệ sâu sắc, nhân ái với mọi người thì sẽ tạo
nên sự hợp tác rộng rãi của các thành viên đối với mình. Khi người lãnh đạo có tình
thương đối với mọi người thì doanh nghiệp sẽ có sức mạnh – sức mạnh được tạo nên từ
phía những người thừa hành.
Lòng nhân ái của người lãnh đạo thường dễ thể hiện trong các nhóm nhỏ, trong phạm vi
hẹp. Đối với các doanh nghiệp có quy mơ càng lớn thì lịng nhân ái và tình yêu thương cấp
dưới của người lãnh đạo càng khó thể hiện, khó có điều kiện bộc lộ. Sẽ là đúng khi chúng
ta nói rằng, một người lãnh đạo tốt là người có tình u thương, có lòng nhân ái với mọi
người trong tổ chức do người đó quản lý. Tình u thương của người lãnh đạo không chỉ là
một cảm giác, không chỉ thể hiện trên lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm,
những hành động cụ thể.Trong ứng xử với cấp dưới, sự thể hiện lòng nhân ái, quan tâm
của người lãnh đạo phải dựa trên sự hiểu biết về hoàn cảnh, nguyện vọng, chứ khơng phải
mang tính tự phát. Người lãnh đạo nào hình thành được thói quen ứng xử mang tính nhân
ái và chân thành đối với cấp dưới thì người đó sẽ có được tình cảm sâu sắc. rộng lớn trong
quan hệ với các thành viên của tổ chức.
Có thể nói, người lãnh đạo cần sử dụng linh họat và có hiệu quả tình cảm của mình để tạo
nên những mối quan hệ có hiệu quả nhất với các thành viên.
Mục 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT
HUY MẶT TÍCH CỰC, HẠN CHẾ MẶT TIÊU CỰC CỦA ẢNH HƯỞNG ĐẠO


Nguyễn Thị Thu Vân

8

VMBA 15


Tiểu luận Triết học
ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ LÃNH ĐẠO,
QUẢN LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Một số yêu cầu về đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay
3.1.1 Yêu cầu về phẩm chất chính trị: thể hiện ở các điểm sau:
- Phải có quan điểm chính trị sâu rộng, có ý chí vững vàng, kiên định trong công việc, biết
đánh giá kết quả theo những tiêu chuẩn chính trị.
- Có khả năng tạo đc long tin của tập thể đối vs bản thân.
3.1.2 Yêu cầu về năng lực chun mơn:
- Phải có những kiến thưc về mặt kinh tế, hành chính, kĩ thuật, tương xứng vs giá trị của
mình để tổ chức cơng việc của hệ thống đạt hiệu quả mong muốn.
- Năng lực chuyên môn được thể hiện cụ thể ở các điểm sau:
+ Khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề như : phân tích tình huống, phát hiện
các cơ hội, thực thi các giải pháp để tận dungjcacs cơ hội có lợi, tập trung tiềm lực để giải
quyết các câu xung yếu nhất của hệ thống.
+ Khả năng xác định đúng đắn phương hướng phát triển của hệ thống do mình phụ
trách.
3.1.3 u cầu về năng lực tổ chức:
Đó là những yêu cầu về các kĩ năng khác nhau trong công việc tổ chức điều hành, công
việc của cán bộ quản lý thể hiện ở những điểm cụ thể sau:
- Tổ chức công việc của bản than bao gồm: các phương pháp, quá trình, quy trình làm việc
hằng ngày của cán bộ quản lý, khả năng kết hợp giữa công việc hằng ngày với công việc

chuẩn bị cho hướng phát triển tương lai của hệ thống.
- Khả năng làm việc với mọi người: thể hiện ở những năng lực hợp tác, năng lực tham gia
vào các công việc cụ thể, năng lưc tạo ra mơi trương trong đó con người cảm thấy an toàn
và dễ dàng phát biểu ý kiến của mình.
- Biết đánh giá và sử dụng đúng khả năng của từng người. có khả năng kiểm tra cơng viêc
và giữ vững kỉ luật lao động
- Khả năng thấy đc vấn đề tổng quát và vấn đề chi tiết, khả năng nhân được những nhân tố
chính trong những hồn cảnh, những mối quan hệ cơ bản, những phần tử.
3.1.4 Yêu cầu về đạo đức: thể hiện ở 4 khía cạnh sau:

Nguyễn Thị Thu Vân

9

VMBA 15


Tiểu luận Triết học
- Có ước muốn làm việc quản lý.
- Quan hệ đồng cảm với mọi người
- Chính trực và trung thực, cơng bằng và phân tâm, có văn hóa, biết tơn trọng con người,
có thiện chí con người, không làm điều ác với con người.
- Thường xuyên học hỏi để trau dồi trí tuệ.
3.2 . Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của ảnh
hưởng đạo đức Nho giáo trong xây dựng đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở
nước ta hiện nay
3.2.1 Tiếp thu những mặt tiến bộ của Nho giáo, Đảng và Nhà nước ta khuyến khích

chủ trương làm giàu chính đáng, cạnh tranh lành mạnh, hợp đạo để động viên nhân
dân ta trong công cuộc phát triển kinh tế xây dựng đất nước

Nho giáo không phải là học thuyết kinh tế, không tác động trực tiếp vào công việc
xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa bằng những chủ trương kinh tế. Nhưng bằng
những quan điểm về cách sống, về đạo đức, Nho giáo đưa ra chữ “nhân” với Doanh
nghiệp nói chung và với người quản lý, lãnh đạo nói riêng khi làm kinh tế , đó chính
là đạo đức kinh doanh - một phẩm chất vô cùng quan trọng của các doanh nhân trên
thương trường.
Ngày nay đạo đức kinh doanh được các doanh nghiệp Việt Nam thể hiện
thông qua việc sản xuất sản phẩm đúng chất lượng, tiêu chuẩn đặt ra, cạnh tranh
lành mạnh trên thị trường, không sử dụng những chất độc hại cho con người trong
sản phẩm… Đạo đức kinh doanh ngày nay còn thể hiện qua “trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp”. Đó chính là việc xem xét tới các yếu tối mơi trường và con
người trong q trình tạo ra sản phẩm của bộ phận quản lý. Việt Nam đã có bình
chọn cho giải thưởng “Top 100 doanh nghiệp vì sức khỏe cộng đồng năm 2009”.
Ngoài ra các doanh nhân Việt Nam cịn thể hiện tấm lịng nhân nghĩa của
mình bằng việc cấp học bổng cho học sinh nghèo, ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”,
giúp đỡ một số trường hợp hoạn nạn,… Đó chính là những biểu hiện phẩm chất tốt
đẹp của các doanh nghiệp Việt Nam, của những tấm gương lãnh đạo bởi họ không
chỉ biết lo làm giàu cho bản thân mình mà cịn quan tâm tới những mảnh đời khó
khăn trong xã hội.
3.2.2 Tạo điều kiện để các nhân viên bày tỏ và chia sẻ những ý kiến của mình.
Học thuyết Nho giáo chỉ coi trọng những bậc “quân tử”,những người có
chức có quyền mà xem nhẹ dân, không phát huy sức sáng tạo của dân, và duy tâm,
đôi khi cho là không tưởng. Nhưng ta đã biết vận dụng linh hoạt điểm yếu này. Một mặt,
coi trọng người lãnh đạo, song mặt khác luôn tiếp thu và áp dụng những ý tưởng của cấp

Nguyễn Thị Thu Vân

10

VMBA 15



Tiểu luận Triết học
dưới vào cơng việc chung , đó cũng cách để người lãnh đạo lắng nghe và tôn trọng sáng
kiến đồng nghiệp.
3.3.3 Coi trọng việc rèn luyện tri thức

Thể chế xã hội theo Nho giáo chỉ mở một con đường độc đáo để sống sung
sướng: kiếm danh bằng cách đi học, thi đậu và làm quan. Danh vị là phương tiện
kiếm sống: có vị thì có lộc. Người có vị khơng những có lợi, có quyền, có uy tín mà
cịn có tiếng thơm, khơng những bản thân mình hưởng mà chia phúc cho cả gia
đình, họ hàng, thậm chí cho cả làng xóm. Việc làm giàu khơng được coi là chính
đáng. Nho giáo khuyến khích một xã hội ham học nhưng chỉ với mục đích duy nhất
là cầu danh lợi, để làm quan.
Ngày nay người Việt Nam vẫn phát huy tinh thần ham học của Nho giáo,
song lại không bị ảnh hưởng của việc “học chỉ để làm quan” mà đã biết vận dụng và
phát huy tinh thần hiếu học một cách sáng tạo và phát triển quan điểm đó phù hợp
với xu hướng của thời đại. Người lãnh đạo phải luôn trau dồi kiến thức chuyên môn
để nắm bắt và chèo chống được một tập thể , để bắt kịp xu hướng phát triển của thời
kỳ hội nhập kinh tế. Hàng năm, hàng quý, rất nhiều doanh nghiệp mở các khóa học
huấn luyện chun mơn cho các doanh nhân, điển hình : CEO…

C. KẾT LUẬN
Đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay chịu sự tác động của nhiều yếu tố: các giá trị văn hóa truyền thống,

Nguyễn Thị Thu Vân

11


VMBA 15


Tiểu luận Triết học

sự du nhập các yếu tố văn hóa thế giới, các quan niệm đạo đức tơn giáo: Phật giáo,
Đạo giáo… mà cụ thể ở đề tài này là nghiên cứu tác động của đạo đức Nho giáo.
Việc xây dựng đạo đức cán bộ lãnh đạo, quản lý là nhu cầu và nhiệm vụ
quan trọng của công tác cán bộ. Đạo đức Nho giáo, bên cạnh một số yếu tố tích
cực, vẫn chứa đựng khơng ít yếu tố tiêu cực mà đến nay vẫn còn ảnh hưởng khá
nặng nề đến đời sống xã hội nói chung và trong mơi trường văn hóa doanh nghiệp
nói riêng. Vì vậy, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của Nho giáo để đạt
được mục tiêu trên là vấn đề mang tính cấp thiết trong mỗi doanh nghiệp Việt Nam.

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Thị Thu Vân

12

VMBA 15


Tiểu luận Triết học
- Tài liệu:
1. Giáo trình Triết Học .Nhà xuất bản Chính Trị - Hành Chính, 2010.
2. Lịch sự triết học Trung Quốc – Tiến sĩ Phùng Hữu Lan
- Website:





Nguyễn Thị Thu Vân

13

VMBA 15



×