Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

THỎA THUẬN CỔ ĐÔNG, THỎA THUẬN THÀNH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 12 trang )

MỤC LỤC.
DJ:0 000006710157... ..‹dAgHpHHHH.......Ô Trang 3
1. Khái niệm về thỏa thuận cổ đông, thỏa thuận thành viên. .......................... Trang 3
2. Tính cần thiết của thỏa thuận cơ đơng, thỏa thuận thành viên..................... Trang 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU.........................--¿+ + + ++£+Eseeveereeeersrerere Trang 4

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................--..----:--:--: Trang 4

PHẢN 2. NỘI DUNG CÀN LƯU Ý ...........................---2---22¿©255+2225ccccvccecsez Trang 5
1. Về vốn góp và xử lý vốn góp.......................----:22+©2++++22++tErkxrsrkrrerrrrrrrrrrrrree Trang 5
2. Về tư cách cổ đông, thành viên và đại diện pháp luật ............................--..- Trang 8
3. Các thỏa thuận về bảo mật, chống cạnh tranh.......................----:--zzzc++ Trang 9
4. Giải quyết tranh chấp .....................----¿-©22+©22++22Ex+2EEEEEEEEEEEErtrrkrrrkrerrkrrrrke Trang 10
5. Các thỏa thuận khác....................................--- --- + 1k1 vn
ng g g rưy Trang 10

PHAN 3. KẾT LUẬN.......................-----22-©5222<‡2E2EEE211221211221
711221211112 re Trang 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................-2-2225 2S2+EE£2E£EEtEEESEEerkeerkrrrerrk Trang 13

Trang

2|13


PHAN 1.
MO DAU
1. Khái niệm về thỏa thuận cỗ đông, thỏa thuận thành viên.
Được xem như là một hợp đồng được thống nhất xác lập giữa các chủ sở hữu của

doanh nghiệp là cỗ đông (đối với công ty cổ phần) hoặc thành viên (đối với công ty


trách nhiệm hữu hạn/hợp danh) liên quan đến việc họ sẽ vận hành doanh nghiệp chung

như thế nào, quyền và nghĩa vụ của từng chủ sở hữu trong doanh nghiệp đó. Mục
đích của bản thỏa thuận nhằm tạo ra một mối quan hệ công bằng giữa các thành viên
hay cô đông, dù là thiểu số hay đa số, bảo vệ khoản đầu tư góp vốn và định hình,
hoạch định cho việc điều hành doanh nghiệp trong tương lai.

2. Tính cần thiết của thỏa thuận cỗ đông, thỏa thuận thành viên.
Theo số liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư), tính đến ngày 31/12/2019 cả nước có 758.610 doanh nghiệp đang hoạt động,
tăng 6,1% so với cùng thời điểm năm 2018!. Tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái
gia nhập thị trường trong 6 tháng đầu năm 2021 là 93.225 doanh nghiệp (tăng 6,9%
so với cùng kỳ 2020), bao gồm: 67.083 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 8,1%) và
26.142 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 3,9%). Trung bình mỗi tháng có
15.538 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường”.
Từ những số liệu thống kê cho thấy số lượng doanh nghiệp thành lập liên tục tăng
về số lượng mặc dù cuối năm 2020 và năm 2021 có nhiều trở ngại khách quan tác
động trực tiếp đến nền kinh tế. Có được như vậy một phần là từ cơ chế mở cửa, đơn

giản thủ tục hành chính đề thành lập doanh nghiệp, thúc đầy nền kinh tế và chính sách
thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo pháp luật hiện hành, quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký
doanh nghiệp, thủ tục thành lập doanh nghiệp đã được nhà nước đơn giản hóa, bản

Điều lệ của doanh nghiệp là thủ tục bắt buộc đề đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy

nhiên, thực tế mang tính hình thức (theo mẫu). Đồng thời, theo pháp luật về Doanh
nghiệp thì bản Điều lệ cơng ty được xem là văn bản pháp lý bắt buộc của công ty
ngồi ra khơng có quy định nào khác ghi nhận nội dung, thỏa thuận chi tiết nội bộ


mang tính đồng thuận, thống nhất ý chí của cơ đơng, thành viên trong suốt q trình
góp vốn, thành lập, điều hành và phân chia quyền và nghĩa vụ của các thành viên dẫn
đến những tranh chấp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp dưới các dạng tranh
chấp: cổ đông với cô đông hoặc cô đông với công ty do trong tổ chức khơng có các
thỏa thuận làm căn cứ để các bên tuân thủ thực hiện hoặc có sự rằng buộc nhất định.

! Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020 — Bộ Kế hoạch và dau tu, trang 25.
? />
Trang

3|13


Từ những lý do trên, việc xây dựng thỏa thuận cổ đông hay thỏa thuận thành viên
là việc hết sức quan trọng để chỉ ra quyền và nghĩa vụ của thành viên trong q trình
góp vốn thành lập, quản lý doanh nghiệp. Nhằm tạo sự thống nhất, minh bạch hợp
tac trong q trình góp vốn để kinh doanh giữa các thành viên, cô đông. Đồng thời
hạn chế các tranh chấp nội bộ phát sinh.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Bên cạnh điều lệ của công ty, thỏa thuận cơ đơng giữ vai trị rất quan trọng trong
việc cân bằng quyên lực, bảo vệ cổ đông thiểu số, thay đối phân phối cổ phần bằng
việc chuyên nhượng và ồn định hoạt động kinh doanh. Ngồi ra, nó cịn điều chỉnh

liên quan đến vốn điều lệ, quyền biểu quyết, việc tô chức và hoạt động của công ty.
Việc cân bằng quyền lực và bảo vệ thành viên, cổ đông thể hiện qua các quy định cụ

thé khi thông qua quyết định theo thỏa thuận. Một thỏa thuận cô đông hoặc thỏa thuận

thành viên có thể dự trù cách thức giải quyết tranh chấp trong tương lai, từ đó tranh

chấp có thê được giải quyết dé dang va nhanh chóng và hoạt động kinh
ôn định. Thỏa thuận cổ đông cũng là một cơng cụ giúp tránh các xung
dung hịa các lợi ích khác nhau của các cổ đơng với nhau và của các cơ
ty. Trên thực tế, vai trị của các quy chế quản lý nội bộ rất quan trọng

doanh sẽ được
đột bằng cách
đông với công
và thường quy

định chỉ tiết để áp dụng trong hoạt động hàng ngày của công ty.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu các các điều khoản, quy định pháp luật mà người vóp
vốn có thé gap rủi ro liên quan việc góp vốn thành lập, quan lý doanh nghiệp thường
xảy ra trong thực tiễn. Qua đó, lưu ý trong quá trình soạn thảo và thực hiện thỏa
thuận cổ đông hoặc thỏa thuận thành viên cho khách hàng dựa trên các quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành đề hạn chế các rủi ra, tranh chấp trong quá trình
quản lý doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến nhóm
doanh nghiệp là khách hàng cơng ty khi thành lập và điều hành của Luật sư tư vấn,
khơng q tìm hiểu đến các vấn đề thỏa thuận cô đông, thỏa thuận thành viên phát

sinh trong giao dịch M&A và cũng không phải thỏa thuận chung để điều hành các
hoạt động kinh doanh mà không thành lập pháp nhân như “hợp đồng hợp tác kinh
doanh”. Việc nghiên cứu đề tài trong phạm vi của quy định pháp luật Việt Nam hiện
hành đề áp dụng vào mục tiêu đích tư vấn cho khách hàng.

3 Số tay luật sư, tập 3 — Liên đoàn Luật sư Việt Nam, trang 120.

Trang


4|13


PHẢN 2.

NOI DUNG CAN LUU Y
Như quy định pháp luật và khái niệm, thỏa thuận cổ đông hay thỏa thuận thành
viên tuy không phải là thỏa thuận bắt buộc theo quy định pháp luật về doanh nghiệp.

Nhưng đây là thỏa thuận thê hiện tỉnh thần đồng thuận với nhau của các cơ đơng hay
thành viên, cùng nhau góp vốn để hình thành doanh nghiệp, quy định quyền và trách

nhiệm của cô đông, thành viên trong điều hành doanh nghiệp. Do đó, việc thê hiện
sự đồng thuận đó thành văn bản là điều cần thiết. Các điều khoản thỏa thuận phù hợp
theo từng loại hình doanh nghiệp, và tính riêng biệt với đặt thù từng ngành nghề kinh

doanh... đồng thời phải đảm bảo không trái qua định pháp luật. Với tư cách luật sư
tư vấn soạn thảo và thực hiện thỏa thuận cổ đông hay thỏa thuận thành viên, cần chú

ý đến các điểm sau:
1. Về vốn góp và xứ lý vốn góp.
a. Các thỏa thuận về vốn góp, nghĩa vụ nợ phần vốn góp.
-_ Khi tiến hành góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật về góp vốn
theo Luật Doanh nghiệp thì thực tế, đối với nhiều các đoanh nghiệp giá trị thực góp
tại thời điểm quy định không đúng là số vốn ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh

nghiệp. Thủ tục ghi nhận giá trị vốn góp chỉ mục đích hồn tắt hồ sơ. Các thành viên,
cổ đơng sẽ góp hoặc huy động khi tiến hành kinh doanh. Do đó, thỏa thuận cơ đơng
hoặc thỏa thuận thành viên phải thể hiện cụ thê về việc góp vốn, giá trị góp dé dam

bảo việc kinh doanh hoạt động của doanh nghiệp.
-_ Quy định về trách nhiệm tương ứng phần vốn góp cịn nợ của thành viên, cổ đơng
sau thời hạn góp vốn theo quy định.
-_ Trường hợp các thành viên, cổ đơng khơng hồn thành nghĩa vụ góp vốn như thỏa
thuận thì xác định đó là khoản nợ hay phương án xử lý cụ thể. Khi ghi nhận đó là
khoản nợ của thành viên góp vốn thì thỏa thuận cơ đơng hay thỏa thuận thành viên
cũng quy định chỉ tiết hơn về khoản lãi, thời hạn và hướng giải quyết nếu thành viên,
cô đông không thực hiện đúng cam kết.

b. Định giá tài sản góp vốn, chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn.
-_ Theo pháp luật về tài sản góp vốn tại khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 thi
tài sản góp vốn có thê Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyên đổi, vàng, quyền sử

dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định
giá được bằng Đồng Việt Nam.

-_ Các thành viên, cổ đơng góp vốn bằng tài sản phải định giá thì các bên phải thỏa
thuận về giá trị tài sản, thời gian chuyển quyền sở hữu tài sản, xử lý phần giá trị chênh
lệch khi thanh lý tài sản so với giá trị nguyên giá của tài sản.
Trang

5|13


Đồng thời, do có những quy định khác liên quan đến tài sản về giá trị, về thuế thu
doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, hoặc thỏa thuận khác mà việc chuyển quyền SỞ
hữu có thể các thành viên khơng thực hiện đúng theo khoản 2 Điều 34 của Luật Doanh

nghiệp. Do đó, việc chỉ tiết các nội dung trên trong thỏa thuận cổ đông hay thỏa thuận
thành viên cũng là một nội dung cần xem xét trong khi tiễn hành soạn thảo.

. Tỷ lệ và loại cỗ phần, quyền nắm giữ.
Việc định tỷ lệ tương ứng phần giá trị vốn góp đối với đoanh nghiệp là cơ sở liên
quan đến quyền và nghĩa vụ của cô đông, thành viên trong q trình điều hành, tính
chịu trách nhiệm cũng như phân chia lợi nhuận.
Đối với loại hình cơng ty cổ phần được quy định tại Chương V Công ty cổ phần của
Luật Doanh nghiệp năm 2020, do đặc điểm quy định cơng ty có nhiều loại cỗ phần:

ưu đãi cơ tức, ưu đãi biểu quyết, ưu đãi hoàn lại, cổ phân phơ thơng. Do đó, việc thỏa

thuận tỷ lệ nắm giữ, quyền lợi của cô đông nắm giữ cô phần ưu đãi, thời gian chuyển
đổi từng loại cỗ phần của mỗi cổ đông là yếu tố quan trọng đến các quyết định điều
hành của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với loại hình công ty hợp danh, theo quy định pháp luật tỷ lệ vốn góp chỉ
ảnh hưởng đến thỏa thuận phân chia lợi nhuận, quy định quyền quyết định của các
thành viên, khơng ảnh hưởng đến tính chịu trách nhiệm của các thành viên đối với
các khoản nợ của doanh nghiệp.
Với công ty TNHH thì tỷ lệ vốn góp ảnh hưởng đến quyền quyết định cũng như trách
nhiệm về nợ hay phân chia lợi nhuận của công ty.
. Phát hành thêm cỗ phiếu trong tương lai (tỷ lệ pha loãng).
Đây là thỏa thuận quan trọng đối với lọai hình cơng ty cơ phần hay công ty TNHH.
Việc tăng vốn thông qua kết nạp thành viên mới hoặc phát hành cổ phiếu của công ty
cổ phần làm giảm tỷ lệ nắm giữ vốn góp của thành viên, cổ đơng hiện hữu.
Do đó, cần có thỏa thuận quy định về quyền của thành viên, cơ đơng trong những lần
góp vốn của doanh nghiệp, cụ thé:
Quyền tham gia vào các vòng đàm phán tăng vốn trong tương lai trước khi cô phiếu
được bán cho người khác;

Có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị phải có sự chấp thuận của cô đông trước khi phát
hành cổ phiếu ra ngồi một số thơng số nhất định (ví dụ: có thể cần sự chấp thuận để


phát hành cỗ phiếu dưới một mức giá nhất định hoặc phát hành nhiều cỗ phiếu vượt
quá giới hạn đã thỏa thuận).
Quyền được ưu tiên tăng tỷ lệ năm giữ khi phát hành cổ phiếu đối với công ty cổ
phần.

Xác định giá trị thặng dư cô phần hoặc tỷ lệ điều chỉnh khi điều chỉnh vốn đối với
Trang

6|13


doanh nghiệp khi tiến hành bán cô phần.
Quyền mua trước cho phép các cơ đơng, thành viên có quyền mua cô phần của cỗ
đông khác trước khi chúng được bán cho nhà đầu tư khác.
Quyền của cổ đông nắm giữ trái phiếu trong trường hợp cô đông công ty cổ phần
hoặc thành viên của cơng ty TNHH có nắm giữ trái phiếu khi công ty chuyên đổi
thành công ty cổ phần tùy theo từng giai đoạn phát triển của công ty.
„ Điêu khoản về chuyên nhượng, rút vôn.
Đây là điều khoản quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho thành viên rút vốn và cũng

là rằng buộc để ôn định của doanh nghiệp.

Về ngun tắc, cổ đơng có quyền tự do chuyền nhượng cổ phần. Luật Doanh nghiệp
2020 quy định thừa nhận tính khả nhượng của cổ phần/phần vốn góp trong cơng ty.
Tuy nhiên, vì các lý do như muốn các thành viên cam kết gắn bó với cơng ty trong
thời gian dài nên có thể ký thỏa thuận hạn chế quyền chuyên nhượng cô phần trong
một thời gian nhất định; hoặc vì sợ mất quyền kiểm sốt cơng ty vào tay người ngồi
nên các cơ đơng cơng ty thỏa thuận nếu có cổ đơng, thành viên muốn bán cổ phần,
phần vốn góp thì phải ưu tiên bán cho các cô đông này trước mặc dù số cổ phần này
không rơi vào trường hợp bị hạn chế chuyền nhượng do luật định. Trên thực té, các


điều khoản thỏa thuận cổ đông về nội dung này thường được bắt gặp với những hình
thức sau:
Hạn chế chun nhượng cơ phần trong một khoảng thời gian nhất định;
Ưu tiên bán cổ phần cho các cổ đơng của cơng ty;
Các cổ đơng cịn lại phải mua cơ phần khi có cổ đơng muốn bán hoặc khi phát sinh
sự kiện theo thỏa thuận;

Yêu cầu cỗ đông phải bán cổ phần khi phát sinh sự kiện theo thỏa thuận; Yêu cầu
được cùng bán cô phần khi các cổ đông khác bán; Yêu cầu các cổ đông khác phải

cùng bán khi cổ đơng đó bán cỗ phần.
. Phân bỗ lợi nhuận và nghĩa vụ nợ.
Đối với loại hình cơng ty hợp danh, luật về doanh nghiệp đã quy định các thành viên
hợp danh chịu trách nhiệm liên đới đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Tuy

nhiên, thỏa thuận thành viên cũng có thể thỏa thuận nội bộ về trách nhiệm của thành

viên tương ứng với quyền quyết định của các thành viên đối với các giao địch trong
phạm vi hoặc cũng có thể chỉ thỏa thuận về phần lợi nhuận và phân chia, sử dụng

phần lợi nhuận của doanh nghiệp.
* Khoản 1d điều 115 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định:

“Tự do chuyển nhượng cổ phân của

mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điêu 120, khoản 1 Điều 127 của Luật này
và quy định khác của pháp luật có liên quan; 7

Trang


7|13


Đối với công ty TNHH, tỷ lệ lợi nhuận và nghĩa vụ nợ của công ty các thành viên
phải được thể hiện rõ ràng trên thỏa thuận này.

Đối với cô đông công ty cô phần, đối với từng loại cổ phần thì thỏa thuận cơ đơng
cần làm rõ quyền lợi của cổ đông nắm giữ.

. Về tư cách cỗ đông, thành viên và đại diện pháp luật.
. Người đại diện theo pháp luật.
Trong loại hình cơng ty Hợp danh mỗi thành viên hợp danh đều là người đại diện
theo pháp luật của công ty, quy đinh tại khoản 1 Điều 181 về quyền của thành viên
hợp danh. Trong đó, lưu ý tại điểm b. “Nhân danh công ty kinh doanh các ngành,
nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước
với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho cơng ty”. Ở
đây, luật quy định thành viên hợp danh được nhân danh công ty thực hiện giao dịch

mà thành viên cho đó là có lợi nhất cho công ty. Khái niệm này gây nên quan điểm
khác nhau giữa các thành viên về giao dịch nào là có lợi, giao dịch nào khơng có
lợi, hay giao dịch nào có lợi nhất (xét về uy tín doanh nghiệp, lợi nhuận trực tiếp
của giao dịch, hay xét đến những yếu tố khác...). Do đó, thỏa thuận thành viên cần
làm rõ khái niệm hoặc một sự đảm bảo hơn là quy định các giao dịch nào cần thông

qua Hội đồng thành viên. Hoặc giới hạn quyền theo khả năng chun mơn của mỗi
thành viên.
Đối với loại hình cơng ty TNHH và công ty cô phần. Luật Doanh nghiệp quy định tại

khoản 2 Điều 12 cơng ty có thể có nhiều người đại diện pháp luật. Luật cũng quy định

Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp

luật. Tuy nhiên, trong khi thỏa thuận thành viên hoặc thỏa thuận cổ đông cũng cần

chỉ tiết về giới hạn quyền của từng người đại diện trong điều hành, quản lý đoanh
nghiệp.

. Điều hành, quản lý doanh nhiệp.
Một trong những mục đích dé thúc đầy các cô đông tham gia một thỏa thuận cô đơng
chính là vấn đề quản lý cơng ty hay nói cách khác là quyền kiểm sốt, chi phối cơng
ty. Vì vậy, những điều khoản thường xuất hiện bao gồm:
Quyền chỉ định người vào các chức danh quản lý công ty;
Quyền quyết định hoặc phủ quyết những vấn đề quan trọng của công ty như sửa đổi,
bổ sung điều lệ công ty; tổ chức lại công ty; thực hiện các dự án đầu tư lớn; bán tài

sản lớn của công ty; ký các hợp đồng có khả năng ảnh hưởng tài sản công ty (vay,
bảo lãnh...). Rõ ràng với những điều khoản trên thì thỏa thuận cổ đơng đã trao cho
người tham gia thỏa thuận những quyền năng lớn hơn so với các cổ đơng cịn lại của
cơng ty.
Thực tế, một trong các điều khoản mà chúng ta thường gặp trong các thỏa thuận cô
Trang

8|13


đơng là chỉ định một người có chun mơn trở thành người quản lý. Cụ thể hơn là
các bên kí kết thỏa thuận cam kết sẽ sử dụng quyền hạn của mình trong bộ máy quản
ly để đạt được mục tiêu đề ra. Thỏa thuận sẽ không bổ nhiệm giám đốc/tơng giám
đốc nhưng quy định rằng các bên kí kết cam kết sẽ bầu người này vào vị trí giám
đốc/tổng giám đốc. Nhưng không loại trừ khả năng một thỏa thuận như vậy có thể có

rủi ro rằng người được bầu sẽ bị bãi nhiệm sau đó. Hay nói cách khác, các bên trong
thỏa thuận cam kết bầu một người vào vị trí giám đốc/tổng giám đốc và sau đó đo
quy đinh của pháp luật, người này có thể bị nội bộ doanh nghiệp bãi nhiệm. Lễ thơng

thường, nếu có trường hợp đó xảy ra, các bên làm trái thỏa thuận sẽ phải chịu trách
nhiệm trước các bên kí kết thỏa thuận khác, trừ khi anh ta chứng minh được rằng việc

bầu này là có lợi cho cơng ty. Lúc đó, theo phán quyết nêu trên, thỏa thuận là bất hợp
pháp và khơng có giá tr.
Do đó, cần có thỏa thuận cần chỉ tiết về quyền, trách nhiệm của người đại điện pháp

luật đối với các quyết định điều hành doanh nghiệp hoặc ký kết các hợp đồng với bên
thứ ba là người không biết được trách nhiệm quy định nội bộ của người đại điện ký
kết.
. Các thỏa thuận về bảo mật, chống cạnh tranh.
. Thỏa thuận bảo mật.
Trong mỗi doanh nghiệp, tính đặc thù kinh doanh hoặc bí mật kinh doanh là lợi thế
cạnh tranh. Bí mật kinh doanh được hình thành và là sở hữu của cơng ty hoặc cũng

có thể là sở hữu của thành viên, cỗ đơng góp vốn kinh doanh. Do đó, thỏa thuận về

tính bảo mật đối với mỗi doanh nghiệp tùy đặc thù riêng. Cụ thé, có thể là danh sách

khách hàng, bí mật thương mại, quy trình, phương pháp và thơng tin kỹ thuật.. là thỏa
thuận quan trọng để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, thành viên hoặc cổ đông.
Các bí mật về sở hữu trí tuệ mặc dù đã có quy định trong pháp luật về dân sự, luật về

sở hữu trí tuệŠ... thì các bên cũng phải được lưu ý trong thỏa thuận cô đông hoặc thỏa
thuận thành viên.
. Thỏa thuận cạnh tranh.


Đồng thời, thỏa thuận cỗ đông, thỏa thuận thành viên cũng quan tâm lưu ý đến các
quy định về chống cạnh tranh giữa các thành viên, cô đông chống lại hoạt động kinh
doanh ảnh hưởng sự phát triển của doanh nghiệp.
Việc thỏa thuận điều khoản cạnh tranh xét đến tính trực tiếp hoặc gián tiếp của thành
viên, cổ đông chống lại doanh nghiệp. Những người liên quan của thành viên, cổ
đơng cũng có thé thực hiện hành vi cạnh tranh dựa trên những lợi thế có được từ thành

viên, cơ đơng.
Š Luật sở hữu trí tuệ 2005.
Trang

9|13


4. Giải quyết tranh chấp.
a. Thỏa thuận phương thức giải quyết khi phát sinh tranh chấp nội bộ.
-

Theo quy định tại khoản

l1 Điều 37 Bộ luật Tế tụng dân sự 2015, những tranh

chấp nội bộ doanh nghiệp thuộc thắm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân
cấp tỉnh. Tuy nhiên, thủ tục Tịa án xét xử cơng khai, trừ những trường hợp
khác theo quy định của pháp luật nên đây là một điểm khá bất lợi cho các bên

tranh chấp khi những bí mật kinh doanh có khả năng bị tiết lộ, uy tín bị giảm
sút. Nên các bên cần xem xét đến tính chất đặc thù của doanh nghiệp để tiến
hành lựa chọn phương án giải quyết tối ưu nhất khi có xảy ra tranh chấp về nội

bộ doanh nghiệp.

-_ Khi hịa giải, thương lượng khơng thành thì các bên có thể chọn Trọng tai dé
giải quyết các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp nhằm tránh ảnh hưởng đến uy
tín của doanh nghiệp. Phán quyết của trọng tài có tính chung thâm, bắt buộc thi

hành với các bên nên nếu đã hết thời hạn thì hành mà có một trong các bên

khơng thực hiện thì bên cịn lại có quyền nộp đơn yêu cầu cơ quan thi hành án
dân sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài.
-_ Khi các bên có thỏa thuận chọn phương án giải quyết bằng trọng tài cần lưu ý
đến tính hiệu lực của thỏa thuận trọng tai: về Trung

tâm trọng tai, số lượng

trọng tài viên, ngôn ngữ, luật áp dụng.. đối với mỗi trường hợp, đặc thù của

doanh nghiệp để dự liệu phát sinh.

-_ Ngoài ra, cũng cần lưu ý về quy định ngôn ngữ và luật áp đụng trong quá trình
giải quyết các tranh chấp phát sinh khi doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi.
b. Trách nhiệm chỉ phí trong việc giải quyết tranh chấp.
-_ Thỏa thuận này chỉ rõ cho các bên về quy định bên nào sẽ phải chịu nghĩa vụ về chi
phí phát sinh khi xảy ra tranh chấp.

-_ Đồng thời có thé chi tiết các khoản chỉ phí dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho

các bên trong q trình giải quyết tranh chấp: chỉ phí hịa giải viên, chỉ phí trọng tài,
chi phi toa an, chi phí luật sư....
5. Các thỏa thuận khác.

a. Tiếp cận thông tin.
Thực tế quyền tiếp cận thơng tin của cơ đơng, thành viên cịn hạn chế. Dự thảo
Luật Doanh nghiệp 2020 đề xuất “Mở rộng mức độ và phạm vi quyên của cổ đông

nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cổ đông bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Giảm u
câu điều kiện về tỷ lệ sở hữu cổ phân từ 10% xuống 3% để cổ đông thực hiện quyên
quan trọng, như: tiếp cận thông tin về hoạt động công ty, triệu tập họp Đại hội đông

Trang

10|13


cổ đông.... ”5. Tuy nhiên, khi Luật Doanh nghiệp 2020 thơng qua thì đã quy định cổ
đơng phổ thơng nắm giữ 5% tổng số cổ phần phô thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác
nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ cơng ty cổ phần” và nhóm thành viên sở hữu từ

10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy địnhŠ

đối với công ty TNHH. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi nếu có thành viên, cổ đơng có
vốn góp hoặc cổ phần phổ thơng nắm giữ dưới tỷ lệ của luật thì cần có thỏa thuận về
tỷ lệ cụ thê để đảm bảo quyền lợi của cô đông, thành viên.

b. Sửa đối, bỗ sung các điều khoản thỏa thuận.
- Bat ctr stra déi nào với thỏa thuận cổ đông, thỏa thuận thành viên đều phải được tat
cả các bên ký kết chấp thuận. Vì ngược lại, điều lệ của cơng ty có thể bị sửa đơi nếu
nó được thông qua bởi đại hội đồng cô đông theo một tỷ lệ biểu quyết cụ thể ghi trong
điều lệ. Tức là, nếu một bên nắm được đa số vốn hoặc cổ phần họ có thể thay đổi điều

lệ theo hướng có lợi cho mình. Do đó, đây là điều khoản quan trọng đảm bảo quyền

lợi cho thành viên góp vốn hay cô đông nắm giữ tỷ lệ thấp.

5 Tờ trình số 534/TTr-CP Tờ trình (rút gọn) Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) ngày 28 tháng
7 Khoản 2 Điệu 115 Luật Doanh nghiệp 2020.
8 Khoản 2 Điêu 49 Luật Doanh nghiệp 2020.

10 năm 2019.

Trang

11[13


PHẢN 3.

KÉT LUẬN
Qua các nội dung phân tích ở trên, có thể đưa ra một số kết luận nghiên cứu như

Sau:
Do bản chất là một thỏa thuận nội bộ, thỏa thuận cổ đông, thỏa thuận thành viên
xử lý các mối quan hệ về nội bộ giữa các thành viên, cô đơng về các quyền và nghĩa
vụ mang tính riêng tư giữa họ (ví dụ như các điều khoản về quyền cùng được chuyển
nhượng vốn, quyền ưu tiên mua cô phần/phần vốn góp khi đối tác chào bán, chống
cạnh tranh, việc các bên bỏ phiếu...). Tính hiệu lực của thỏa thuận cổ đông chưa được

làm rõ trong luật, nhưng đối chiếu trong pháp luật dân sự thì có thể quy định rõ như
một sự hướng dẫn trực tiếp cho các cô đông trước khi soạn thảo, ký kết thỏa thuận.
Đây cũng là cơ sở pháp lý dé co quan tài phán có thể dựa vào giải quyết tranh chấp

một cách thống nhất, phù hợp hơn. Quy định thỏa thuận cô đông, thỏa thuận thành

viên các thỏa thuận cần đảm bảo các điều kiện cơ bản như sau:

-_ Thứ nhất, thỏa thuận cơ đơng là thỏa thuận bằng văn bản hoặc hình thức tương đương
văn bản đáp ứng quy định của pháp luật dân sự: chủ thể có năng lực pháp luật dân sự,
năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chủ thể tham gia
giao dịch dân sự hoản tồn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự
không vi phạm điều cắm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức của giao dịch
dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy

định”.
-_

Thứ hai, thỏa thuận giữa các cơ đơng có hiệu lực khi khơng trái với ngun tắc cơ
bản của pháp luật, không trái với điều lệ và không ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng
của cơng ty, của cô đông thiểu số, và quy định pháp luật khác như Luật Doanh nghiệp

2020, Luật đầu tư 2020.
-_

Thứ ba, trường hợp thỏa thuận cơ đơng có nội dung liên quan đến vấn đề quản lý
cơng ty thì chỉ có giá trị pháp lý khi được điều lệ công ty dẫn chiếu hoặc được thông
qua tại cuộc họp đại hội đồng cô đông hoặc được chấp thuận bởi tất cả các cổ đông

của công ty.
Trước sự hội nhập của nền kinh tế thông qua mở rộng kết nối, hợp tác đa quốc
gia để thu hút đầu tư nước ngồi thì các thỏa thuận mang tính quản lý doanh nghiệp
cần có sự điều chỉnh về khn khổ pháp luật dé có sự tương đồng trong quản lý như
các quốc

gia hợp tác. Thỏa thuận nội bộ của doanh nghiệp như thỏa thuận cô đông


hay thỏa thuận thành viên nên quy định cho phép có tính mở, phù hợp với ngun tắc
tự do thỏa thuận quy định trong pháp luật về dân sự của Việt Nam và tạo cơ sở pháp

lý để áp dụng thực tiễn.

® Điều 117 BLDS năm 2015.
Trang

12[|13


DANH MỤC TÀI LIỆU ÁP DỤNG, THAM KHẢO

Bộ luật Dân sự năm 2015

1.
NY

. Luật Doanh nghiệp năm 2020

W

. Luật Đầu tư 2020.

fF

. Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Dn


. Nghị định 01/2021 nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
. Sách trắng Việt Nam năm 2020 — Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

AN

. Số tay luật sư, tập 3 — Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

. Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp />
Co

. Tờ trình LDN rut_gon 534_TTr-CP.docx - dự thảo Luật Doanh nghiệp 2020
( />
gon

534

TTr

-CP.docx).

Trang

13[|13



×