Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Trắc nghiệm lý sinh đầy đủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.6 KB, 37 trang )

LÝ SINH HỆ TUẦN HOÀN
1. Máu chảy trong tim theo một chiều nhất định là do
A. Sự co bóp của tim
B. Các valve trong buồng tim và trong lòng mạch máu

C. Lực hút của trái đất
D. Cả a,b đều đúng

2. Trong buồng tim máu chảy theo chiều từ:
A. Tâm nhĩ đến tâm thất
B. Tâm thất đến tâm nhĩ

C. Tuân theo định luật Bernoullie
D. Cả 3 đều đúng

3. Tim co bóp được nhờ các cơ tim được cấu tạo bởi:
A. Những sợi cơ liên kết nhau thành
mạng

B. Bó Hiss
C. Nhánh Purkin
D. Nút Tawara ( nút nhĩ thất)

4. Ở mỗi ngăn tâm thất ngăn cách với tâm nhĩ nhờ :
A. Nút Kelt Plack
B. Nút xoang nhĩ

C. Nút xoang thất
D. Valve tim

5. Các mạch máu nào dưới đây có đường kính lớn nhất


A. Động mạch chủ
B. Tĩnh mạch chủ

C. Mao mạch
D. Cả a,b

6. Hệ thống valve của động mạch làm cho máu chỉ chảy
A. Từ mạch máu lớn về mạch máu nhỏ
B. Từ tim đi các nơi

C. Từ các nơi về tim
D. Cả A,B

7. Hệ thống valve ở các Tĩnh mạch có tác dụng:
A. Làm cho máu chỉ chảy từ các TM nhỏ về TM lớn rồi về tim
B. Làm cho máu chỉ chảy từ các TM lớn về TM nhỏ
C. Làm cho máu chảy từ các TM nhỏ về TM lớn
D. Cả 3 câu đều sai
8. Thành phần chủ yếu của huyết tương là:
A. Albumin
B. Globulin

C. Một phần Fibrinogen
D. Cả 3 đều đúng


9. Áp suất keo được tạo ra do:
A. Protein máu
B. Nước


C. Hiện tượng siêu học
D. Nước tiểu

10. Trong lòng động mạch, áp suất thủy lực do:
A. Tim co bóp
B. TÍnh đàn hồi của thành mạch

C. Chuyển vận của nước
D. Cả A,B

11. Ở động mạch, nước có xu hướng khuếch tán từ trong lòng mạch ra tổ chức xung quanh bởi vì:
A. Áp suất thủy lực lớn hơn áp suất keo
B. Áp suất keo lớn hơn áp suất thủy lực

C. Áp suất keo bằng ÁP suất thủy lực
D. Cả B,C

12. Chiều di chuyển nước trong tĩnh mạch từ các dịch gian bào vào lòng mạch là do:
A. Áp suất thủy lực rất thấp và thường có giá trị nhỏ hơn áp suất keo
B. Áp suất thủy lực rất thấp và thường có giá trị lớn hơn áp suất keo
C. Áp suất keo rất thấp và thường có giá trị nhỏ hơn áp suất thủy lực
D. Áp suất thủy lực rất bé có thể bỏ qua
13. Hội chứng phù nề trong những tình trạng suy tim là do:
A. Áp suất thủy lực giảm
B. Lượng protein huyết tương giảm sút làm cho nước lưu lại ở tổ chức nhiều hơn bình thường mà
khuếch tán vào lịng mạch ít đi
C. Lượng protein huyết tương tăng đột ngột
D. Cả A,B
14. Protein giữ vai trò đáng kể trong việc
A. Chuyển hóa và phân bố nước trong cơ

thể
B. Chuyển hóa và phân bố muối trong cơ
thể

C. Chuyển hóa và phân bố Kali trong cơ
thể
D. Chuyển hóa và phân bố Oxi trong cơ
thể

15. Khi các cơ hoạt động mạnh ( lao động chân tay,…) nhu cầu năng lượng của nó tăng lên, do đó
A. Cơ thể đáp ứng bằng cách tăng tần số co bóp của tim
B. Tuần hoàn phải tăng cường hoạt động đáp ứng nhu cầu vật chất và năng lượng
C. Cơ thể đáp ứng bằng cách giảm tần số co bóp của tim
D. Cả A,B
16. Tốc độ máu ở mao mạch vào khoảng:
A. 1m/s

B. 250mm/s

C. 1000m/s

D. 5mm/s


17. Tùy theo nhu cầu năng lượng và oxy của cơ thể, lúc cơ hoạt động mạnh hơn ( lao động) thì số
lượng các mao mạch tham gia vận chuyển máu sẽ tăng lên. Cơ chế này thực hiện được là do:
A. Hoạt động cơ trơn nằm sau mao mạch đó
B. Hoạt động cơ trơn nằm ngay trên mao mạch đó
C. Hơ hấp
D. Trọng lượng

18. Thành mao mạch cũng giãn ra hay co vào là do ảnh hưởng của:
A. Áp suất dòng máu
B. Huyết tương

C. Tác dụng của nội tiết tố
D. Cả A,C

19. Khi tăng hoạt động của cơ, cũng tạo nên nhiều sản phẩm mới như:
A. Acid Adrenalic
B. Histamin

C. Acetylcholin
D. Cả A,B,C

20. Sự co rút cơ qua mức cơ thể làm cho sự vận chuyển máu tại cơ đó
A. Khó khăn

B. Nhẹ
nhàng

C. Dễ dàng
D. Thuận lợi

21. Acid adrenalic, histamine, acetylcholine … ảnh hưởng đến:
A. Tính giãn của mao mạch
B. Tính co giãn của thành mao mạch

C. Sự lưu thơng máu
D. Cả B,C


22. Nếu từ tư thế nằm chuyển sang tư thế đứng, nhịp tim sẽ:
A. Tăng lên để đảm bảo khối lượng máu được tim đẩy ra trong một đơn vị thời gian là giảm xuống
B. Bình thường để đảm bảo khối lượng máu được tim đẩy ra trong một đơn vị thời gian là giảm
xuống
C. Giảm xuống để đảm bảo khối lượng máu được tim đẩy ra trong một đơn vị thời gian là giảm
xuống
D. Tăng lên để đảm bảo khối lượng máu được tim đẩy ra trong một đơn vị thời gian là bình thường
23. Ở tư thế đứng, lượng máu do tim đẩy ra trong một lần co bóp ít hơn tư thế năm.Cơ chế q trình
này được giải thích:
A. Theo định Sterling
B. Sức đẩy của tim tùy thuộc vào độ giãn dài của sợi cơ tim
C. Sức đẩy của tim tùy thuộc vào sự rút lại của các sợi cơ tim
D. Cả A,B
24. Lượng máu từ các tĩnh mạch phía dưới tim chảy về tim đã bị giảm bớt phần nào là do:


A. Tác dụng của mơi trường
B. Tình trạng khơng trọng lực

C. Tác dụng của trọng lực
D. Cả 3 đều đúng

25. Trong tĩnh mạch của phần dưới cơ thể, máu chuyển động ngược chiều được với trong lực do:
A. Động mạch chủ
B. Mao mạch

C. Khí quản
D. Tác dụng của cơng tim co bóp và thành mạch đàn hồi

26. Áp suất máu giảm dần và thấp nhất ở:

A. Động mạch chủ
B. Mao mạch

C. Tĩnh mạch chủ
D. Cả A,B

27. Các yếu tố nào dưới đây góp phần làm cho máu chảy theo một chiều nhất định trong tĩnh mạch:
A. Các valve trong lòng mạch
B. Áp suất âm của lồng ngực

C. Các cơ chế điều khiển cơ thành mạch
D. Cả A,B,C

28. Khi con người ở trong những điều kiện về trường trọng lực thay đổi trong vũ trụ, hoạt động của hệ
tuần hoàn sẽ:
A. Rối loạn

B. Bình thường

C. Tốt hơn

D. Cả 3 đều sai

29. Một trong những cơ chế điều chỉnh thân nhiệt cơ thể là:
A. Giảm lưu lượng máu tới bề mặt da
B. Giảm nhiệt độ

C. Tăng lưu lượng máu tới bề mặt da
D. Uống rượu


30. Khi nhiệt độ xung quanh lên tới 45 độ C, lưu lượng máu tối đa tăng lên bao nhiêu lần so với lúc ở
nhiệt độ 20 độ C:
A. Tăng 20 lần
B. Không tăng

C. Không giảm
D. Tăng lên đến 6,7 lần

31. Về phương diện tuần hoàn các phủ tạng đã đóng một vài trị như những hồ chứa để làm gì ?
A. Điều chỉnh lưu lượng máu trong tồn thân thích hợp với nhu cầu cơ thể
B. Điều chỉnh lưu lượng protein trong tồn thân thích hợp với nhu cầu cơ thể
C. Điều chỉnh lưu lượng nước trong tồn thân thích hợp với nhu cầu cơ thể
D. Điều chỉnh lưu lượng máu trong tồn thân thích hợp với nhu cầu cơ thể
32. Khi cơ thể tăng cường hoạt động, nhu cầu máu tối đa tăng lên ( cơ quan tiêu hóa sau khi ăn, não khi
lao động trí óc) sẽ có ảnh hưởng đến:


A. Lưu lượng máu ở vùng khác trong cơ
thể
B. Hoạt động của chính bản thân tim,
mạch

C. Lưu lượng nước ở vùng khác trong cơ
thể
D. Cả A,B

33. Người ta có thể đánh giá hoạt động của tim thông qua các dấu hiệu về hiệu suất co bóp của tim
như :
A. Do huyết áp
B. Hít hoặc thở


C. Đo vận tốc máu
D. Cả A,C

34. Đánh giá hoạt động của cơ tim, valve tim bằng cách
A. Ghi điện tim
B. Ghi điện não

C. Ghi điện mắt
D. Cả A,B,C đều sai

35. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của tim, mạch và toàn bộ hệ tuần hoàn:
A. Nước
B. Huyết tương

C. Thể tích và cấu tạo của máu
D. Cả A,B

36. Các khả năng nào dưới đây có thể giúp theo dõi hoạt động của mach máu:
A. Các khả năng đàn hồi của nó
B. Tập thể dục thường xuyên
C. Phản ứng của thành mạch trước các tác nhân kích thích làm co hoặc làm giãn
D. Cả AC đúng
37. Những yếu tố nào sau đây cũng ảnh hưởng đến hoạt động của tim:
A. Hệ thần kinh trung ương
B. Các nội tiết tố

C. Các ion kim loại hiếm trong cơ thể
D. Cả A,B,C đều đúng


38. Tiết diện của các thành mạch có thể thay đổi nhờ vào:
A. Lớp cơ trơn
B. Các nội tiết tố

C. Hệ thần kinh thực vật
D. Cả A,B,C

39. Hãy cho biết vai trị của thành mạch máu:
A. Duy trì dịng máu chảy liên tục
B. Tăng thêm áp suất dòng chảy

C. Giảm áp suất dòng chảy
D. Cả A,B

40. Hãy cho biết cách xác định lượng máu tim đưa xuống mỗi lần tim co bóp:


A. Phương pháp pha loãng các chất máu
B. Máy đo huyết áp

C. Phương pháp đồng vị phóng xạ đánh
dấu
D. Cả A,C

41. Hãy cho biết khi nào lực làm cho các sợi cơ giãn dài ra đạt giá trị cực đại:
A. Máu về buồng tim tối đa
B. Máu về buồng tim ít nhất

C. Các mạch máu co lại tối đa
D. Các mạch máu giãn dài nhất

LÝ SINH THÍNH GIÁC

1. Tần số âm thanh nam phát ra thường trầm hơn là của phụ nữ bởi vì:
A. Chiều dài và khối lượng trên một đơn vị chiều dài thanh quản của nam là khá lớn so với của nữ
B. Chiều dài và khối lượng trên một đơn vị chiều dài thanh quản của nam là khá nhỏ so với của nữ
C. Chiều dài và khối lượng trên một đơn vị chiều dài thanh quản của nam là bằng so với của nữ
D. Tất cả câu trên đều sai
2. Thời gian thanh quản đáp ứng một kích thích thần kinh tạo ra âm thanh là:
A. 10-18 s
B. 10-29 s

C. 10-9 s

D. Rất
nhanh

3. Âm thanh do con người tạo ra còn chịu tác dụng của nhiều yếu tố khác nhau như:
A. Buồng cộng hưởng các hốc xương mắt
B. Sự ma sát qua kẽ răng

C. Ma sát giữa răng và lưỡi
D. Cả ABC đều đúng

4. Nhiệm vụ của xương búa, xương đe và xương bàn đạp là:
A. Truyền dao động của ốc tai đến cửa sổ bầu
dục
B. Truyền dao động của màng nhĩ vào tai trong

C. Truyền dao động dây TK thính
giác

D. Câu AB đúng

5. Các nguyên tố nào sau đây có mặt trong ngoại dịch:
A. H+

B. Cl-

C. Na+

D. Ag+

C. O2-

D. Uranium

6. Nội dịch có các nguyên tố nào sau đây
A. K+
7. Ống tai giữa chứa:
A. Chứa đầy nội dịch

B. Ca2+


B. Bộ máy phát âm
C. Bộ máy tiếp nhận âm
D. Cả AC đúng
8. Âm lan truyền trong môi trường đàn hồi có dạng:
A. Sóng ngang
B. Sóng đàn hồi


C. Sóng phẳng
D. Sóng dọc

9. Tai người có thể tiếp nhận sóng âm trong khoảng tần số:
A. 3 MHz – 20 MHz
B. 1 kHz – 20 kHz

C. 20 Hz – 20 kHz
D. Trên 20 kHz

10. Theo ống tai ngồi, sóng âm đập vào màng nhĩ và gây dao động với tần số dao động âm nhạy cảm
nhất ở tần số
A. 1 kHz
B. 10 kHz

C. 15 kHz
D. Cả 3 câu đều sai

11. Nguyên nhân làm màng nhĩ dao động là:
A. Tần số âm lớn
B. Biên độ âm lớn
C. Thay đổi âm sắc
D. Sự thay đổi sự áp suất khi sóng âm ( dao động âm) truyền đến tai ngoài
12. Chuyển động ngoại dịch ( perilympho) chứa trong ốc tai là do
A. Dao động của nội dịch
B. Dao động của các phân tử ở cửa sổ bầu dục

C. Xương bàn đạp
D. Cả 3 câu đều sai


13. Khi sóng âm có cường độ lớn có thể gây ra:
A. Chuyển động thành lớp
B. Những chuyển động xoáy ở ngoại dịch

C. Chuyển động thẳng
D. Chuyển động tròn

14. Trong q trình lan truyền sóng âm, hệ thống xương con có các tác dụng:
A. Khuếch đại áp lực âm thanh
B. Bảo vệ tai đối với những âm có cường độ
lớn

C. Chống hiện tượng phản xạ và hấp thu
D. Cả ba cầu đều đúng

15. Áo lực âm thanh tác dụng lên ca73 sổ bầu dục sẽ lớn hơn bao nhiêu lần so với áp lực âm thanh tác
dụng lên màng nhĩ


A. 34

B. 80

C. 12

D. 17

16. Âm trở của màng nhĩ có giá trị gần bằng:
A. 4.31 . 103


B. 4.31 . 103

C. 4.31 . 103

D. 6.218 . 103

17. Âm trở của cửa sổ bầu dục gần bằng âm trở của:
A. Dầu lửa
B. Xăng

C. Nước

D. Khơng
khí

18. Mỗi sóng âm với một tần số nhất định tác dụng vào:
A. Các vị trí khác nhau trên màng đát và kích thích những receptor nhất định ở thể Corty
B. Vị trí xác định trên màng đáy và kích thích những receptor nhất định ở thể corty
C. Tùy vào diện tích màng đáy
D. Cả BC đều đúng
19. Khi dao động âm truyền tới tai, các xung kích thích được mã hóa và truyền về một vị trí nhất định ở
vỏ não bởi:
A. Những sợi tơ thần kinh xác định
B. Ngoại dịch

C. Nội dịch
D. BC đều đúng

20. Ta có các cảm giác khác nhau về âm sắc là do:
A. Những âm phức hợp thì tạo ra sự kích thích ở nhiều điểm hơn

B. Những âm đơn giản tạo ra sự kích thích ở nhiều điểm hơn
C. Những âm phức hợp thì tạo ra sự kích thích ở ít điểm hơn
D. Cả ba cầu đều sai
21. Cường độ sóng âm ảnh hưởng đến:
A. Biên độ dao động của cửa sổ bầu dục
B. Vận tốc của chuyển động xoát của ngoại dịch perilympho
C. Vận tốc cảu động động xoáy của nội dịch perilympho
D. Cả AB đều đúng
22. Khi màng đáy bị kích thích sẽ xuất hiện những sự thay đổi về điện trở và tính nhẩm của màng tế
bào ở đây vì làm xuất hiện:
A. Điện thế ion
B. Điện thế khuếch tán

C. Điện thế hoạt động
D. Điện di

23. Mục đích của phép thử Rhiner nhằm xác định tổn thương ở vùng nào của cơ quan thính giác:
A. Tai ngồi hoạc não

B. Tai trong và tai giữa
C. Cả AB đều đúng


D. Khả năng bệnh
nhận có thể tiếp
nhận sóng siêu âm
24. Chứng điếc có dấu hiệu Rhiner dương chứng tỏ có một tổn thương:
A. Tai trong
B. Tai ngoài


C. Não
D. Cả AC đều đúng

25. Dấu hiệu Rhinner âm chứng tỏ:
A. Tổn thương ở tai ngoài và tai giữa
B. Tai trong

C. Não
D. Dây TK thị giác và thính giác

26. Khi vào phổi của một người bình thường, âm phát ra
A. Có tần số cao, âm sắc phong phú
B. Cường độ lớn, thời gian dư âm dài

C. Có tần số thấp, cường độ nhỏ
D. Cả AB đúng

27. Âm phát ra khi gõ những tạng đặc hoặc phổi bị vơi hóa, màng phổi tràn dịch … ?
A. Đục, cường độ nhỏ, thời gian dư âm
ngắn
B. Trong, thời gian dư âm dài, thánh thót

C. Cường độ nhỏ, thời gian dư âm dài,
trong
D. Đục, thời gian dư âm dài, cường độ
lớn

28. Âm phát ra ở tim biến đổi di nhiều yếu tố:
A. Tình trạng các valve tim
B. Vận tốc cảu máu độ nhớt của máu


C. Miệng của các valve ( tức là các lỗ
trong tim mà các valve đó đậy lại)
D. Cả ba câu đều đúng

LÝ SINH HƠ HẤP
1. Ở người bình thường, thể tích khơng khi được trao đổi sau mỗi lần hít thở thơng thường vào
khoảng:
A. 1500 ml
B. 3000 ml

C. 2000 ml
D. Cả ba câu đều sai

2. Hoạt động hô hấp được điều khiển bởi:
A. Khí quản

B. Khoang màng phổi


C. Cơ hồnh

D. Trung tâm hơ hấp của hệ thần kinh trung ương

3. Phát biểu nào sau đây đúng về mặt vật lý đối với hoạt động hô hấp
A. Áp suất khoang nhỏ hơn áp suất phế nang một giá trị bằng áp suất của phổi
B. Áp suất khoang nhỏ hơn áp suất cảu khí quyển một giá trị bằng sức căng của lồng ngực
C. Áp suất âm ở khoang làm cho lồng ngực có xu hướng co lại nghĩa là có xu hướng ngược lại sức
căng của phổi
D. Cả ABC đều đúng

4. Phát biểu nào sau đây nghiệm đúng định luật Boyle-Marriote
A. Thể tích lồng ngực tăng lên làm giảm áp suất khoang màng phổi. Do đó, phổi có thể giãn ra là
áp suất trong các phế nang giảm xuống
B. Thể tích lồng ngực tăng lên làm tăng áp suất khoang màng phổi. Do đó, phổi có thể giãn ra. Kết
quả là áp suất trong các phế nang giảm xuống
C. Thể tích lồng ngực tăng lên làm giảm áp suất khoang màng phổi. Do đó, phổi có thể giãn ra. Kết
quả là áp suất trong các phế nang tăng lên
D. Thể tích lồng ngực tăng lên làm giảm áp suất khoang màng phổi. Do đó, phổi có thể co lại. Kết
quả là áp suất trong các phế nang giảm xuống
5. Dịng khí di chuyển từ phổi ra ngồi là do:
A. Khơng khí từ phổi được đẩy ra ngồi là do thể tích lồng ngực bị giảm xuống
B. Áp lực khoang màng phổi tăng lên
C. Các phế nang co lại làm cho áp suất khơng khí trong phế nang tăng lên cao hơn áp suất khí
quyển
D. Cả ba câu đều đúng
6. Động tác thở ra là do góp phần của các yếu tố vật lý nào sau đây:
A. Các lực đàn hồi của lồng ngực
B. Thể tích lồng ngực giảm xuống
C. Trọng lượng lồng ngực
D. Cả ba câu đều đúng
7. Khi các lực đàn hồi của phổi cân bằng với áp suất khoang màng phổi thì động tác thở ra kết thúc
khi:
A. Khi các lực đàn hồi của phổi lớn hơn áp suất khoang màng phổi
B. Khi các lực đàn hồi của phổi cân bằng với áp suất khoang màng phổi
C. Khi các lực đàn hồi của phổi nhỏ hơn áp suất khoang màng phổi
D. Cả ba câu đều sai

8. Khơng khí di chuyển qua đường hơ hấp là do:
A. Sự dao động có chu kỳ của áp suất phế nang
B. Sự dao động có chu kỳ của áp suất khí quyển

C. Dao động cộng hưởng giữa áp suất phế nang và áp suất khí quyển
D. Giao thoa gây ra do dao động giữa áp suất phế nang và áp suất khí quyển


9. Công được thực hiện qua các cơ hô hấp để:
A. Thắng tất cả các lực cần khi thơng khí
B. Thắng lực ma sát nhớt do máu chảy trong phổi gây ra
C. Thắng được trong lực

D. Cả ba câu đều đúng

10. Ở trạng thái tỉnh, cơng hơ hấp có giá trị khoảng:
A. 0.98 + 4.9 J/p
B. -0.98 + 8.9 J/p

C. Khơng xác định được
D. 0

11. Sự tạo thành xốy khi vận tốc nhỏ thường xảy ra ở những phần ống bị xốp mơ do:
A. Có chất nhày
B. Dịch tiết các khối u

C. Dị vật
D. Cả ba đều đúng

12. Sức cản động học của khí có thể tăng lên từ 7-8 lần so với người bình thường trong các trường hợp:
A. Khi bị hen và bị giãn phổi ( khí phế thũng)
B. Tiểu đường

C. Cận thị

D. Cả AC đúng

13. Do tính đàn hồi, phổi bị xẹp lại nếu:
A. Lồng ngực bị thủng hoặc bị tràn khí màng phổi
B. Bệnh ho lao giai đoạn cuối

C. Cả AB đúng
D. Cả AB sai

14. Theo định luật Henry:
A. Lượng khí thâm nhập ( khuếch tán) được vào chất lỏng tỷ lệ nghịch với áp suất riêng phần của chất khí
đó trên bề mặt chất lỏng
B. Lượng khí thâm nhập được vào chất lỏng bằng với áp suất riêng phần của chất khi đó trên bề mặt chất
lỏng
C. Lượng khí khuếch tán được vào chất lỏng tỷ lệ với áp suất riêng phần của chất khi đó trên bề mặt chất
lỏng
D. Lượng khí thẩm thấu được vào chất lỏng bằng với áp suất riêng phần của chất khi đó trên bề mặt chất
lỏng
15. Thành phần chất khí trong khơng khí thường là:
A. N2 , O2 và CO2
B. N2, O2 , CO

C. O2 , CO2 , HNO3
D. N2 , O2 , CO2 , HCl

16. O2 được khuếch tán từ phế nang đến máu ở mao mạch và tĩnh mạch ở quanh đó là do:
A. Chênh lệch áp suất giữa mao mạch và tĩnh mạch
B. Chênh lệch vận tốc máu chuyển động giữa mao mạch và tĩnh mạch



C. Chênh lệch về khối lượng máu giữa mao mạch và tĩnh mạch
D. Cả 3 câu đều sai
17. CO2 khuếch tán từ dịch gian bào vào máu động mạch là do:
A. Phân áp của CO2 rất cao so với phân áp của nó tại dịch gian bào
B. Phân áp của CO2 rất thấp so với phân áp của nó tại dịch gian bào
C. Phân áp của CO2 bằng với phân áp của nó tại dịch gian bào
D. Cả ba câu đều sai
18. Áp suất khuếch tán p của các kh1i từ phế nang ra xung quanh còn tùy thuộc vào:
A. Lực căng mặt ngoài T của phế nang
B. Bộ nhớt của máu

C. Lực tâm thu của tim
D. Môi trường xung quanh

19. Trọng lực của cơ quan trong ổ bụng ( đặc biệt ở tư thế đứng) sẽ tác động lên cơ hồnh và có xu
hướng kéo xuống dưới tạo điều kiện thuận lợi cho:
A. Động tác hít vào
B. Động tác thở ra

C. Cả hai động tác hít và thở
D. Cả AB đúng

20. Ảnh hưởng cảu trường hấp dẫn lên quá trình hơ hấp có thể xac 1định được khi:
A. So sánh các chỉ số cơ học và thơng khí khi hô hấp ở các trạng thái nằm và đứng
B. So sánh các chỉ số nhiệt học và thơng khí khi hố hấp ở các trạng thái nằm và đứng
C. So sánh các chỉ số cơ học và thơng khí khi hơ hấp khí ở trên trái đất và mặt trăng
D. Không xác định được
21. Tất cả những súc vật nếu đặt trong những lồng tín chứa O2 với phân áp trên 2 atm sẽ:
A. Mập mạp hơn


B. Ốm hơn

C. Thoải mái

D. Chết

22. Phổi là tổ chức xốp chịu đựng được áp suất tác dụng lên thành ngực khoảng
A. 10 atm

B. 50 atm

C. 1 atm

D. 20 atm

23. Từ độ sâu khoảng 90 m nếu đột ngột ngoi lên cao mà không có biện pháp bảo vệ sẽ nguy hiểm đến
tính mạng là do:
A. Hiện tượng tạo các bọt khí trong tâm thất, nhất là các mạch máu nhỏ ở tim, não
B. Hiện tượng tạo các bọt khí trong tâm nhĩ, nhất là các mạch máu nhỏ ở tim, não
C. Hiện tượng tạo các bọt khí trong lịng mạch máu, nhất là các mạch máu nhỏ ở thận, phổi
D. Hiện tượng tạo các bọt khí trong lịng mạch máu, nhất là các mạch máu nhỏ ở tim, não
24. Khi bọt khí lọt vào mạch sẽ xuất hiện:
A. Áp suất phụ ở mặt thống cong giữa bóng hơi và máu có thể làm cho tắc mạch
B. Áp suất phụ khuếch tán lên hợp ở mặt thống cong giữa bóng hơi và máu có thể làm cho tắc
mạch
C. Áp suất phụ ở mặt thoáng con giữa bóng hơi và máu có thể làm cho mạch thông hơn
D. Cả ba đều sai
25. Khi xuống sâu 40m, có thể chịu áp suất là 5atm và do đó hàm lượng nitro khuếch tán sẽ tăng lên
gấp mấy lần ?
A. 0.2 lần


B. Không thay đổi

C. 2 lần

D. 5 lần


26. Chức năng hô hấp liên quan chặt chẽ với các chức năng khác và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các
điều kiện mơi trường ngồi. Vì vậy, tốc độ trao đổi khí trong cơ thể tùy thuộc các yếu tố vật lý nào
sau đây ?
A. Áp suất riêng phần của các khí trong khí quyển, trong máu và trong mơ
B. Tốc độ chuyển động của các phânt ử khí và điện tích trao đổi khí ( tổng diện tích của các phế
nang của mao mạch … )
C. Lưu lượng máu và tốc độ chảy của máu và khả năng hịa tan các khí vào máu và sự vận chuyển
của khí
D. Cả ba câu đều đúng
27. Chức năng hơ hấp liên quan chặt chẽ với các chức năng khác và chịu ảnh hưởng trực tiếp các điều
kiện ở môi trường bên ngồi. Vì vậy, tốc độ trao đổi khí trong cơ thể tùy thuộc của yếu tố sinh học
nào sau đây:
A. Các hoạt động chức năng và điều kiện sinh hóa của mơ,
tế bào
B. Hoạt động điều khiển của hệ thần kinh cao cấp
A.
B.
C.
D.

C. Cả AB đúng
D. Cả AB sai


28. Theo định luật Henry:
Lượng khí thâm nhập ( khuếch tán) được vào chất lỏng tỷ lệ nghịch với áp suất riêng phần của chất khí
đó trên bề mặt chất lỏng
Lượng khí thâm nhập được vào chất lỏng bằng với áp suất riêng phần của chất khi đó trên bề mặt chất
lỏng
Lượng khí khuếch tán được vào chất lỏng tỷ lệ với áp suất riêng phần của chất khi đó trên bề mặt chất
lỏng
Lượng khí thẩm thấu được vào chất lỏng bằng với áp suất riêng phần của chất khi đó trên bề mặt chất
lỏng
29. Hãy chọn phát biểu đúng của định luật Henry:
A. Trong trường hợp khí lý tưởng, tổng các áp suất thành phần của các chất khí riêng phần bằng áp
suất của cả hỗn hợp khí
B. Trong trường hợp chất lỏng, tổng các áp suất riêng phần của nó bằng áp suất cảu cả khối chất
lỏng
C. Trong trường hợp khí lý tưởng, tổng các áp suất riêng phần của các chất khí thành phần bằng áp
suất của cả hỗn hợp khí
D. Trong trường hợp khí lý tưởng, tổng các áp suất riêng phần của các chất khí thành phần nhỏ hơn
áp suất của cả hỗn hợp khí
30. Các chất khí thành phần O2 , CO2, N2 thâm nhập vào các nơi trong cơ thể sẽ như thế nào ?

A. Với các giá trị khác nhau
B. Với các giá trị giống nhau

C. Tùy thuộc vào hiện tượng khuếch tán đơn thuần và các hiện tượng
sinh học khác
D. Cả AC đúng

31. Các yếu tố bên ngoài nào sau đây ảnh hưởng đến q trình hơ hấp
A. Ảnh hưởng của trọng trường

B. Ảnh hưởng của tỷ lệ khí thành phần

C. Ảnh hưởng của áp suất khí quyển
D. Cả ba câu đều đúng


SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT QUA MÀNG
1. Tế bào về phương diện vật lý là:
A. Một hệ nhiệt động mở
B. Hệ kín

C. Ln ln trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường xung
quanh
D. Câu A và C đúng

2. Màng tế bào ở các mơ khác nhau có thuộc tính lý hóa và cấu trúc khác nhau nhưng đều có tính chất
chung:
A. Lưỡng chiết quang
B. Sức căng mặt ngồi nhỏ

C. Điện trở lớn và cấu trúc không đồng
nhất
D. Cả ba câu đều đúng

3. Để nghiên cúu sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào có thể dùng các phương pháp sau:
A. Thẩm thấu
B. Sử dụng các chất màu

C. Đồng vị phóng xạ
D. Cả ba câu đều đúng


4. Ưu điểm của phương pháp đồng vị phóng xạ:
A. Kết quả chính xác cao nhất về định lượng, đồng thời khơng gây những biến đổi bất thường cho
các đối tượng cần duy trì ở trạng thái sống
B. Phân tích được các dòng vật chất vào ra tế bào
C. Tách những chất độc và lạ
D. Cả ba câu đều đúng
5. Hãy cho biết phương thức nào sau đây vận chuyển vật chất qua màng tế bào:
A. Hòa tan vào các lipid ở màng tế bào
B. Xâm nhập vào tế bào qua ổ màng

C. Hòa tan vào các protein ở màng tế bào
D. Cả AB đúng

6. Sự vận chuyển thụ động là sự vận chuyển chất ln xảy ra:
A. Từ nơi có mức năng lượng cao đến nơi có mức năng lượng thấp hơn
B. Từ nơi có mức năng lượng thấp hơn đến nơi có mức năng lượng cao hơn
C. Theo hướng gradient tăng dần theo thời gian
D. Có sự tham gia của năng lượng thủy phân
7. Phát biểu nào sau đây là đúng đối với hiện tượng khuếch tán qua màng tế bào :
A. Khuếch tán là quá trình vật chất thâm nhập theo hướng từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng
độ cao hơn do kết quả chuyển động nhiệt của các phân tử
B. Khuếch tán là quá trình vật chất thâm nhập theo hướng từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ
thấp hơn do ảnh hưởng của trọng trường
C. Khuếch tán là quá trình vật chất thâm nhập theo hướng từ nơi có áp suất cao tới nơi có áp suất
thấp hơn do kết quả chuyển động nhiệt của các phân tử
D. Khuếch tán là quá trình vật chất thâm nhập theo hướng từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ
thấp hơn do kết quả chuyển động nhiệt của các phân tử
8. Khuếch tán đơn giản là khuếch tán mà chuyển động vật chất có tính chất:
A. Lớp


B. Xốy

C. Thành dịng

D. Theo chu kỳ


9. Hệ số thẩm thấu P được xác định bằng thực nghiệm và phụ thuộc vào các yếu tố sau:
A. Tác động qua lại của các phân tử và các ion cùng đi qua màng và tốc độ vận chuyển của dung
mơi qua màng
B. Có sự tham gia các phân tử và các ion vận chuyển vào các quá trình trao đổi chất trong tế bào
C. Độ linh động U* và U của các ion nếu chất khuếch tán là chất điện ly
D. Cả ba câu đều đúng
10. Yếu tố nào sau đây của khuếch tán liên hợp khác với khuếch tán đơn giản:
A. Quá trình vận chuyển vật chất qua màng theo gradient nồng độ
B. Các phân tử vật chất không thể lọt qua màng khi được gắn với các phânt ử khác gọi là chất
mang
C. Các phân tử vật chất chỉ lọt qua màng khi được gắn với các phân tử khác gọi là chất mang
D. Cả ba câu đều sai
11. Đặc điểm của khuếch tán liên hợp là:
A. Nhanh qua màng và khơng địi hỏi phải tiêu phí năng lượng
B. Tốc độ khuếch tán khơng phụ thuộc tuyến tính vào gradient nồng độ
C. Được gắn với các phân tử khác gọi là chất mang
D. Cả ba câu đều đúng
12. Khuếch tán trao đổi khác với khuếch tán liên hợp ở điểm:
A. Xảy ra khi có sự tham gia của chất mang
B. Các phân tử chất mang phải thực hiện một q trình vận
chuyển vịng


C. Khơng cần chất
mang
D. Cả ba câu đều đúng

13. Thẩm thấu là hiện tượng:
A. Chuyển động của các phân tử máu qua màng bán thấm theo hướng từ nơi có nồng độ chất tán ít
hơn tới nơi có nồng độ chất tan cao hơn
B. Chuyển động của các phân tử nước qua màng bán thấm theo hướng từ nơi có nồng độ chất tan ít
hơn tới nơi có nồng độ chất tan cao hơn
C. Chuyển động của các phân tử nước qua màng bán thấm theo hướng từ nơi có nồng độ chất tan
cao hơn tới nơi có nồng độ chất tan thấp hơn
D. Chuyển động của các phân tử máu qua màng bán thấm theo hướng từ nơi có nồng độ chất tan ít
hơn tới nơi có nồng độ chất tan cao hơn
14. Đối với chất điện phân, hệ số đẳng trương luôn luôn:
A. Lớn hơn 1
B. Phụ thuộc mức phân ly và vào lượt các phân tử chất tan
được tạo thành khi phân ly

C. Nhỏ hơn 1
D. Cả AB đúng

15. Sự vận chuyển nước xảy ra khi:
A. Tồn tại gradient áp suất thẩm thấu
B. Có cả gradient điện thế

C. Cả AB đúng
D. Cả AB sai

16. Trường hợp nào sau đây là thẩm thấu dị thương âm:
A. Gradient điện thế có giá trị tuyệt đối bằng với giá trị tuyệt đối của gradient áp suất thẩm thấu thì

nước sẽ được vận chuyển bằng gradient điện thế
B. Gradient điện thế có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn giá trị tuyệt đối của gradient áp suất thẩm thấu thì
nước sẽ được vận chuyển bằng gradient điện thế


C. Gradient điện thế có giá trị tuyệt đối lớn hơn giá trị tuyệt đối của gradient áp suất thẩm thấu thì
nước sẽ được vận chuyển bằng gradient điện thế
D. Cả ba câu trên đều sai
17. Hiện tượng siêu lọc là hiện tượng chất lỏng chuyển động qua lỗ niệu đạo của màng ngăn dưới tác
dụng của:
A. Áp suất thủy tĩnh
B. Sức đẩy Archiemedes`

C. Áp suất do co bóp của tim
D. Trọng trường

18. Tốc độ vận chuyển của dung dịch qua màng lọc phụ thuộc vào:
A. Hiệu áp suất giữa hai đầu lỗ
B. Độ nhớt của dung dịch, kích thước của lỗ

C. Số lỗ trong một đơn vị diện tích
D. Cả ba câu đều đúng

19. Áp suất thẩm thấu của máu người và động vật bậc cao có giá trị khoảng:
A. 1-2atm

B. 0.5-0.8 atm

C. 7.5-8atm


D. <0

20. Áp suất thẩm thấu keo được tạo bởi:
A. Các chất cao phân tử (protein)
B. Nước

C. Lipid
D. Glucose

21. Tại sao nếu tiếp cho người mất nhiều máu bằng dung dịch sinh lý thì sự cân bằng nước sẽ bị phá vỡ
và nước sẽ thoát rất mạng từ nước vào mô:
A. Do chất điện phân hoặc dung dịch sinh lý rất dễ thâm nhập qua thành mao mạch nên duy trì
được gradient áp suất thẩm thấu
B. Do chất điện phân hoặc dung dịch sinh lý rất khó thâm nhập qua thành mao mạch nên khơng
duy trì được gradient áp suất thẩm thấu
C. Do chất điện phân hoặc dung dịch sinh lý rất dễ thâm nhập qua thành mao mạch nên khơng duy
trì được gradient áp suất thẩm thấu
D. Cả 3 câu đều sai
22. Hiện tượng nào sau đây là đúng:
A. Ở cuối ĐM, áp suất thủy tĩnh lớn hơ áp suất thẩm htấu keo. Do đó nước sẽ được siêu lọc từ máu
vào bạch huyết và mô liên kết
B. Áp suất thủy tĩnh giảm nhỏ hơn áp suất thẩm thấu keo, ở cuối TM. Vì vậy, nước được thẩm thấu
từ mô liên kết và bạch huyết vào máu
C. Ở phần trung tâm của cơ thể, áp suất thủy tĩnh và áp suất thẩm th6áu keo cân bằng nhau
D. Cả ba câu đều đúng
23. Hiện tượng tăng áp suất thủy tĩnh thường xảy ra ở những bệnh nhân:
A. Cao huyết áp

B. Ho lao


C. Nhiễm HIV

D. Ung thư

24. Hiện tượng giảm áp suất thẩm thấu keo của huyết tương thường gặp trong các trường hợp:
A. Bệnh nhân mất nhiều máu và bị sốt
B. Bệnh nhân bị bỏng hoặc bị bệnh phóng xạ cấp

C. Bệnh nhân bị đói kéo dài
D. Cả ba câu đều đúng


25. Nếu áp suất thủy tĩnh tăng thì siêu lọc nước từ màu vào mô sẽ:
A. Không thay đổi

B. Giảm

C. Tăng

D. Cả AB đúng

26. Các đặc trưng nào sau đây là của vận chuyển tích cực:
A. Ln xảy ra theo chiều ngược với chiều gradient nồng độ hoặc ngược chiều gradient điện hóa
khi các chất là các ion
B. Khơng cần cung cấp năng lượng và có sự tham gia của các phân tử chất mang
C. Cần được cung cấp năng lượng từ sự phân ly glycogen hoặc do sự hô hấp hoặc từ thủy phân
adenosine triphosphate (A TP)
D. Cả AC đúng
27. Cơ chế vận chuyển tích cực bao gồm:
A. Chuyển dịch nhóm

B. Vận chuyển tích cực tiên phát

C. Vận chuyển tích cực thủ phát
D. Cả ba câu đều đúng

28. Quá trình vận chuyển tích cực Na+ và K+ ln xảy ra:
A. Không đồng thời với sự thủy phân ATP
B. Đồng thời với sự thủy phân ATP

C. Không cần sự thủy phân ATP
D. Cả ba câu đều đúng

29. Hãy cho biết mục đích của phương pháp sử dụng các chất màu ?
A. Khảo sát tốc độ thâm nhập của các chất màu
B. Khảo sát tốc độ của các chất màu

C. Khảo sát gia tốc thâm nhập của các chất màu
D. Khảo sát lực của các chất màu

30. Các hiện tượng khuếch tán nào sau đây là cơ sở hiện tượng vận chuyển vật chất thụ động qua màng
tế bào:
A. Đơn giản

B. Liên hợp

C. Trao đổi

D. Cả ba đều đúng

ĐIỆN SINH VẬT

1. Đối với dịng một chiều, những tính chất điện nào dưới đây đặc trưng cho cơ thể sống:
A. Điện trở suất vào khoảng 101 -107 cm
B. Các phân tử tải điện trong trường hợp này chủ yếu là các ion tự do
C. Các phần tử tải điện có thể chuyển động từ màng này tới màng khác
D. Cả ba câu đều đúng
2. Khi dòng một chiều đi qua sinh vật, trong bản thân sinh vật sẽ xuất hiện:
A. Sức điện động phân cực ngược chiều tăng dần tới một giới hạn nào đó
B. Sức điện động phân cực cùng chiều tăng dần tới một giới hạn nào đó
C. Sức điện động phân cực cùng chiều không xác định được
D. Sức điện động phân cực ngược chiều giảm dần tới một giới hạn nào đó
3. Trong trường hợp dịng điện xoay chiều, tính chất nào sau đây là đúng đối với điện trở của cơ thể
sống:
A. Ở vùng tần số thấp và tần số cao ( ω < ω1 và ω > ω2) , giá trị điện trở tương đối hằng định
B. Ở vùng tần số trung gian (ω1 < ω < ω2) giá trị điện trở giảm rất nhanh khi tần số tăng
C. Cả AB đúng
D. Cả AB sai
4. Nếu tế bào bị chết thì điện trở sẽ:


A. Phụ thuộc vào tần số
B. Khơng cịn phụ thuộc vào tần số nữa

C. Tăng lên vơ cùng
D. Có giá trị âm

5. Ở nhiệt độ càng cao và thời gian tác dụng càng dài sự phụ thuộc vào điện trở cơ thể sống sẽ vào tần
số sẽ:
A. Càng ít
B. Càng nhiều


C. Khơng cịn phụ thuộc vào tần số
D. Cả ba đều sai

6. Đường cong R = R(ω) như hình 5 mô tả trạng thái sinh lý tổ chức sống:
A. Trong điều kiện bình thường
B. Khi bị phỏng

C. Khi bị ung nhọt
D. Cả ba câu đều đúng

7. Khi tổ chức sống bị chết, K nhận giá trị:
A. ∞

B. Âm

C. 1

D. 0

8. Đối với cơ thể bình thường, hệ số K phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất của từng loại mô sẽ:
A. Không đổi đối với gan và lá lách và bé đối với các cơ
B. Nhỏ đối với gan và lá lách, lớn đối với các cơ N
C. Lớn đối với gan và lá lách, bé đối với các cơ
D. Lớn đối với gan và lá lách, không đổi đối với các cơ
9. Ở giai đoạn sau cảu quá trình viêm, cấu trúc tế bào sẽ:
A. Tế bào tăng độ thấm
B. Giảm điện dung

C. Giảm điện trở
D. Cả ba câu đều đúng


10. Để chẩn đốn các q trình viêm, các bác sĩ có thể căn cứ vào:
A. Sự thay đổi giá trị dung kháng và trở kháng của tế bào
B. Sự thay đổi giá trị cảm ứng từ và điện trở của tế bào
C. Sự thay đổi giá trị điện dung và điện trở của huyết tương
D. Sự thay đổi giá trị điên dung và điện trở của hồng cầu và bạch cầu
11. Các chuyên gia về nhãn khoa cá thể phát hiện một số bệnh về mắt từ những giai đoạn khởi phát nhờ
vào:
A. Xét độ chênh lệch điện trở giữa mắt trái và mắt phải
B. Xét độ chênh lệch điện trở giữa mắt phải và mắt trái
C. Xét độ chênh lệch điện trở giữa vọng mạc mắt trái và võng mạc mắt phải
D. Xét độ chênh lệch điện trở giữa tế bào que và tế bào nón
12. Thế khuếch tán xuất hiện trên ranh giới phân cách hai môi trường chất lỏng nhờ vào:
A. Nhờ vào chuyển động Brown
B. Q trình khuếch tán của các ion có nồng độ khác nhau
C. Quá trình khuếch tán của các ion có độ linh động khác nhau
D. Q trình khuếch tán của các ion chuyển động ngược chiều nhau
13. Nguyên nhân xuất hiện thế khuếch tán là do:
A. Sự khuếch tán các chất mang từ vùng tổn thương tới vùng không bị tổn thương
B. Sự khuếch tán các phân tử thuốc trụ sinh từ vùng tổn thương tới vùng không bị tổn thương
C. Sự khuếch tán ion từ vùng không tổn thương tới vùng bị tổn thương
D. Sự khuếch tán của các tế bào bạch cầu từ vùng tổn thương tới vùng không bị tổn thương


14. Hiệu điện thế khuếch tán đạt giá trị cực đại khi:
A. Tốc độ khuếch tán giữa hai loại ion khác nhau
B. Tốc độ khuếch tán giữa hai loại ion bằng không
C. Tốc độ khuếch tán giữa hai loại ion có nồng độ bằng nhau
D. Tốc độ khuếch tán giữa hai loại ion bằng nhau
15. Trong trạng thái nghỉ của tế bào, bào tương ln ln có điện thế như thế nào so với chất lỏng gian

bào ?
A. Dương

B. Âm

C. Bằng nhau

D. Cả ba đều sai

16. Tùy thuộc vào loại tế bào khác nhau, điện thế nghỉ có giá trị nằm trong khoảng:
A. 0 mV

B. 50-100 mV

C. 50-100 μV

D. 4 mV

17. Nguyên nhân xuất hiện điện thế nghỉ là do:
A. Sự phân bố bất đối xứng các ion Calci và Natri giữa trong và ngoài tế bào
B. Sự phân bố đối xứng các ion Kali và Calci giữa trong và ngoài tế bào
C. Sự phân bố bất đối xứng các ion Kali và Natri giữa trong và ngoài tế bào
D. Sự phân bố đối xứng các ion Kali và Natri giữa trong và ngoài tế bào
18. Điện thế nghỉ được xác định chủ yếu bởi gradient nồng độ:
A. Ion Natri

B. Ion Hydro

C. Ion Kali


D. Ion Clor

19. Tế bào sẽ chuyển sang trạng thái kích thích làm thay đổi trạng thái điện của màng tế bào khi:
A. Chịu tác động của các yếu tố kích thích khác nhau với cường độ nhỏ
B. Chịu tác động của các yếu tố kích thích như nhau với cường độ đủ lớn
C. Chịu tác động của các yếu tố kích thích khác nhau với cường độ đủ lớn
D. Cả ba cầu đều sai
20. Điện thế hoạt động xuất hiện khi:
A. Kích thích tế bào
B. Có sự thay đổi toàn phần hiệu điện thế giữa tế bào và môi trường

C. Khi thận hoạt động quá độ
D. Cả AB đều đúng

21. Nếu ngừng kích thích, điện thế hoạt động sẽ:
A. Giảm về không
B. Các tế bào của những mơ sẽ trở lại trạng thái nghỉ trước đó
C. Xảy ra hiện tượng thực bào

D. Cả AB Đúng

22. Nếu tế bào bị kích thích vừa đủ vượt ngưỡng, các hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra:
A. Độ thấm của màng đối với Natri tăng lên
B. Ion Natri sẽ đi vào trong tế bào và sinh ra một hiệu điện thế ngược chiều với hiệu điện thế tạo ra
bởi ion Kali
C. Điện thế bên trong tế bào tăng dần cho tới khi đạt giá trị +40mV so với chất lỏng gian bào
D. Cả ba câu đều đúng
23. Điện thế màng xuất hiện khi:
A. Tế bào bị kích thích vừa đủ ngưỡng
B. Tế bào bị kích thích q mạnh


C. Có giá trị khoảng +40mV so với chất
lỏng gian bào


D. Cả ba cầu đều đúng
24. Hãy chọn mệnh đề đúng khi nói về điện thế hoạt động ?
A. Điện thế hoạt động (E3) = điện thế nghỉ ( E1) – điện thế kích thích (E2)
B. Điện thế hoạt động (E3) = điện thế nghỉ ( E1) x điện thế kích thích (E2)
C. Điện thế hoạt động (E3) = điện thế nghỉ ( E1) + điện thế kích thích (E2)
D. Điện thế hoạt động (E3) = điện thế nghỉ ( E1) : điện thế kích thích (E2)
25. Nếu ngưng kích thích, tế bào phục hồi trạng thái ban đầu bởi vì:
A. Độ thẩm thấu của màng tế bào đối với ion Kali tăng lên
B. Dòng ion Kali ra khỏi tế bào lúc này tăng lên rất mạnh làm giảm điện thế màng
C. Sự giảm tính thấm của màng đối với ion Natri
D. Cả ba câu đều đúng
26. Trong quá trình dẫn truyền hưng phấn từ thần kinh xuống cơ ở synap xuất hiện:
A. Điện thế hoạt động
B. Điện thế synap

C. Điện thẩm
D. Cả AB đúng

27. Điện thế synap tồn tại ở vùng synap thần kinh-cơ trong khoảng thời gian
A. 2s

B. 10ms

C. 5μs


D. 1h

28. Các yếu tố nào dưới đây có thể đucợ dùng để kích thích cơ và thần kinh
A. Cơ, nhiệt

B. Điện, hóa

C. Cả AB sai

D. Cả AB đúng

29. Các thơng số nào đặc trưng cho các kích thích điện:
A. Cường độ và thời gian mà kích thích tồn tại
B. Cường độ điện trường

C. Cảm ứng từ
D. Cả AB đúng

30. Người ta gọi phản ứng tại chỗ là:
A. Phản ứng của cơ và thần kinh chỉ xuất hiện tại chỗ đặt điện cực kích thích
B. Biểu hiện bằng một xung thế hiệu có đặc tính là biên độ giảm dần theo cường độ của kích thích
C. Biểu hiện bằng một xung thế hiệu có đặc tính là biên độ tăng dần theo cường độ của kích thích
D. Cả AC đều đúng
31. Hãy chọn các biểu hiện khi cơ và thần kinh ở trạng thái hưng phấn:
A. Xuất hiện điện thế hoạt động có biên độ thay đổi C. Lan đi dọc theo các tổ chức dẫn truyền
B. Xuất hiện điện thế hoạt động có biên độ khơng
D. Cả BC đều đúng
đổi
32. Ngưỡng thời gian C là:
A. Khoảng thời gian ngắn nhất mà xung điện phải kéo dài để có thể gây nên hưng phấn trên tế bào

B. Khoảng thời gian dài nhất mà xung điện phải kéo dài để có thể gây nên hưng phấn trên tế bào
C. Khoảng thời gian không đổi mà xung điện phải kéo dài để có thể gây nên hưng phấn trên tế bào
D. Khoảng thời gian vài giây mà xung điện phải kéo dài để có thể gây nên hưng phấn trên tế bào
33. Tính chất nào sau đây là đúng đối với ngưỡng kích thích:


A. Cường độ nhỏ nhất mà xung kích thích phải đạt
được
B. Gây nên trạng thái hưng phấn trên cơ hay thần
kinh

A.
B.
C.
D.

C. Cường độ lớn nhất mà xung kích thích phải đạt
được
D. Cả AB đúng

34. Điểm nào dưới đây là cơ bản của định luật “tất cả hoặc không”
A. Điện thế hoạt động chỉ xuất hiện khi cường độ kích thích lớn hơn hoặc bằng ngưỡng kích thích
B. Biên độ của điện thế hoạt động xuất hiện do các kích thích với cường độ khác nhau gây nên đều
có cùng một giá trị
C. Điện thế hoạt động chỉ xuất hiện khi cường độ kích thích nhỏ hơn hoặc bằng ngưỡng kích thích
D. Cả AB đều đúng
35. Đặc tính của cơ và thần kinh khi bị kích thích là:
A. Khơng phản ứng ngay lập tức mà chỉ sau đó một thời gian
B. Phản ứng ngay lập tức
C. Không phản ứng ngay lập tức chỉ sau đó một thời gian chừng vài phút

D. Dễ bị co cứng
36. Thời gian ủ là:
Khoảng thời gian tính từ điểm nhận xung kích thích cho tới thời điểm bắt đầu xuất hiện điện thế hoạt
động
Khoảng thời gian tính từ điểm nhận xung kích thích cho tới thời điểm bắt đầu xuất hiện điện thế nghỉ
Khoảng thời gian tính từ điểm nhận xung kích thích cho tới thời điểm bắt đầu xuất hiện điện thế khuếch
tán
Cả 3 câu đều đúng
37. Giai đoạn trơ tương đối tồn tại khoảng:
A. 10-20μs
B. 10-20ms

C. 10-20s
D. Không xác định được

38. Các giai đoạn sau đây tương ứng với ngưỡng kích thích của điện thế hoạt động thí nghiệm trên thần
kinh hơng ếch ?
A. Giai đoạn trơ tuyết đối và giai đoạn trơ tương
đối
B. Giai đoạn siêu bình thường và giai đoạn gần
bình thường

C. Giai đoạn trơ tuyệt đối và giai đoạn bình
thường
D. Cả AB đúng

LÝ SINH THỊ GIÁC
1. Đồng tử có khả năng tự điều chỉnh thông lượng của ánh sáng tác dụng vào mắt là do:
A. Bán kinh của nó khơng đổi
B. Bán kính của nó có thể thay đổi được

C. Mật độ tế bào que tăng lên và ở vùng xa điểm vàng thì ở vọng mạc chỉ cịn tế bào que
D. Cả ba câu đều đúng
2. Ở vùng càng xa điểm vàng có đặc điểm nào sau đây:
A. Võng mạc chỉ còn tế bào que


B. Mật độ tế bào nón càng giảm
C. Mật độ tế bào que tăng lên và ở vùng xa điểm vàng thì ở vọng mạc chỉ cịn tế bào que
D. Cả ba câu đều đúng
3. Tế bào nón có tính chất:
A. Cảm thụ được ánh sáng có độ rọi lớn
B. Cảm thụ được ánh sáng có độ rọi nhỏ
C. Có khả năng phân biệt được hình thể sắc màu chi tiết các vật
D. Câu AC đúng
4. Những tính chất nào sau đây là của thủy tinh thể
A. Nó có khả năng thay đổi bán kính
cong mặt trước và sau giúp ta có thể
quan sát các vật ở xa hoặc gần

B. Chiết suất 1,43
C. Độ tụ khoảng 12-14 diopters
D. Cả 3 câu đều đúng

5. Áp suất của mắt được giữ không đổi ở giá trị 12-25 Tor bởi vì:
A. Các thể dịch của mắt luôn lưu thông
B. Các thể dịch của mắt chuyển động xoáy

C. Các thể dịch của mắt đứng yên
D. Cả ba câu đều sai


6. Áp suất phương diện quang hình, thì mắt được cấu tạo bởi:
A. Lưỡng chất cầu giác mạc
B. Lưỡng chất cầu thủy tinh thể trước

C. Lưỡng chất cầu thủy tinh thể sau
D. Cả ba câu đều đúng

7. Lưỡng cầu chất tổng hợp cả các tính chất:
A. Mặt cầu khúc xạ có mặt lồi quay ra phía trước, bán kính cong 5mm, đỉnh cách giác mạc 2mm
B. Quang tâm cách giác mạc 7mm và cách võng mạc 15mm
C. Chiết suất của hệ là 1,333 và tiêu cự khoảng 20mm
D. Cả ba câu đều đúng
8. Độ tụ D của giác mạc có các tính chất:
A. 45 diopters
B. Hầu như không thay đổi

C. 35 dioters
D. Cả AB đều đúng

9. Chọn câu đúng về các đặc điểm liên quan đến mắt:
A. Vị trí cách mắt 20 cm gọi là cận điểm
B. Điểm xa nhất khi mắt không điều tiết mà vẫn nhìn rõ vật gọi là viễn điểm
C. Với mắt bình thường thì cách xa 5m đối với mắt được xem như ở vô cực
D. Cả 3 câu đều đúng
10. Muốn phân ly được hai điểm A,B thì góc nhìn alpha phải thỏa điều kiện nào sau:
A. Lớn hơn hoặc bằng một góc nhìn giới hạn nào đó gọi là góc phân ly tối thiểu ký hiệu α
B. Nhỏ hơn hoặc bằng góc nhìn giới hạn nào đó là góc phân ly tối thiểu ký hiệu amin
C. amin càng nhỏ thì khả năng phân ly của mắt càng tốt
D. Cả AC đúng
11. Các phương pháp nào sau đây được dùng để đánh giá thị lực:

A. Cố định d, thay đổi l
B. Thay đổi d,l

C. Cố định l, thay đổi d
D. Cả AC đều đúng

12. Yếu tố nào sau đây liên quan đến khả năng phân ly của mắt:


A. Trạng thái sinh lý và bệnh lý
B. Tính chất của các tế bào thần kinh cảm thụ ánh sáng
của mắt

C. Độ rọi và bước sóng
của ánh sáng
D. Cả ba câu đều đúng

13. Góc phân ly tối thiếu amin phải có giá trị bao nhiêu đối với mắt bình thường ở điều kiện chiếu sáng
có bước sóng trung bình:
A. 1 phút

B. 10 phút

C. 0.2 giây

D. 1μs

14. Đặc điểm nào sau đây đúng với mắt bình thường khi nhìn một vật:
A. Ảnh của vật luôn luôn hiện đứng trên võng mạc
B. Ảnh của vật ln ln hiện diện phía trước vùng điểm vàng

C. Ảnh rõ nét và phản ánh đúng bản chất của vật về cả kích thước, sắc màu, tính chất
D. Cả AC đúng
15. Đặc điểm vật lý nào sau đây liên quan đến mắt cận thị:
A. Ở trạng thái nghỉ ( khơng điều tiết) mắt có mặt phẳng tiêu nằm trước võng mạc. Do đó khi nhìn
vật ở vơ cực ảnh của vật sẽ hiện ở trước võng mạc
B. Viễn và cận điểm của mắt gần hơn so với mắt bình thường
C. Trong khoảng từ viễn điểm đến cận điểm mắt cận cũng điều tiết như mắt bình thường. Đối với
vật ở sau cận điểm, mắt cận khơng cịn khả năng điều tiết
D. Cả ba câu đều đúng
16. Để sửa tật cận thị phải dùng dụng cụ quang học nào:
A. Mỏng phân kỳ

B. Mỏng hội tụ

C. Gương phẳng

D. Lăng kính

17. Thấu kính phân kỳ ghép đồng trục với mắt giúp:
A. Đưa ảnh của vật về đúng trên võng
mạc

B. Làm giảm độ tụ của mắt cận
C. Làm tăng độ tụ của mắt cận
D. Cả AB đúng

18. Đặc điểm vật lý nào sau đây liên quan đến mắt viễn thị
A. Ở trạng thái nghỉ khơng nhìn rõ vật ở xa cũng như gần
B. Mắt viễn nặng sẽ khơng nhìn rõ ở xa cũng như gần
C. Nếu tiêu điểm không ở xa võng mạc quá thì mắt tự điều tiết để làm tăng độ tụ sao cho ảnh của

vật vẫn hiện rõ nét trên võng mạc
D. Cả ABC đều đúng
19. Muốn sửa tật viễn thị phải dùng dụng cụ quang học nào
A. Lăng kính
B. Gương

C. Thấu kính mỏng hội tụ
D. Bản mặt song song

20. Những nguyên nhân nào sau đây gây ra tật cận và viễn thị:
A. Trục của mắt dài, ngắn hơn mắt bình thường
B. Bán kính cong của các lưỡng chất cầu lớn, nhỏ so với mắt bình thường
C. Sự thay đổi chiết suất của môi trường của mắt
D. Cả 3 câu đều đúng
21. Các đặc điểm nào sau đây liên quan đến mắt già:


A. Cận điểm xa hơn và không nhĩn rõ vật ở gần
B. Cận điểm gần hơn và khơng nhìn rõ vật ở gần

C. Cận điểm xa hơn và có thể nhìn rõ vật ở gần
D. Cận điểm xa hơn và khơng nhìn rõ vật ở xa

22. Để có thể đọc báo bình thường mắt già phải dùng dụng cụ quang học nào để hỗ trợ:
A. Một thấu kính có độ tụ lớn để nhìn gần
B. Mốt thấu kính có độ tụ nhỏ hơn để nhìn xa
C. Hai loại thấu kính có độ tụ khác nhau này được ghép trên một giá ( khung kính)
D. Cả ba câu đều đúng
23. Các tính chất vật lý nào sau đây liên quan đến mắt bệnh:
A. Các mặt cầu khúc xạ trong mắt không phải hồn tồn hình cầu

B. Độ tụ của mắt sẽ không đều theo mọi phương
C. Ảnh của vật hiện trên vùng võng mạc là ảnh nhòe
D. Cả ba câu đều đúng
24. Chứng bệnh loạn thị không đều là trường hợp:
A. Độ cong của các mặt cầu khúc xạ thay đổi bất kỳ theo mọi phương
B. Độ cong của các mặt cầu khúc xạ không thay đổi theo mọi phương
C. Trục của mắt dài hơn bình thường
D. Trục mắt ngắn hơn bình thường
25. Nguyên nhân của chứng loạn thì là do:
A. Giác mạc có sẹo bẩm sinh
B. Hậu quả cảu đau mắt hột

C. Bị chấnthương do dị vật bắn vào
D. Cả ba câu đều đúng

26. Tính chất vật lý nào sau đây liên quan đến chứng loạn thị đều theo quy tắc:
A. Độ tụ theo phương ngang lớn hơn độ tụ theo phương đứng
B. Môt chùm tia sáng song song sa khi qua mắt sẽ hội tụ trên hai đoạn thẳng ( đoạn nằm ngang ở phía
trước đoạn thẳng đứng)
C. Tùy theo vị trí của võng mạc mà mắt có thể nhĩn rõ một trong hai đoạn thẳng đó hoặc khơng nhìn thấy
cả hai
D. Cả ba câu đều đúng
27. Tính chất vật lý nào sau đây liên quan đến chứng loạn thị đều không theo quy tắc:
A. Một chùm tia sáng song song sau khi qua mắt sẽ hội tụ trên hai đoạn thẳng ( đoạn nằm ngang ở
phía trước đoạn thẳng đứng )
B. Tùy theo vị trí của võng mạc mà mắt có thể nhìn rõ một trong hai đoạn thẳng đó, hoặc khơng
nhìn thấy cả hai
C. Độ tụ theo phương đứng lớn hơn độ tụ theo phương ngang
D. Cả ba câu đều đúng
28. Để sửa loạn cận đơn theo quy tắc cần phải dùng dụng cụ quang học như thế nào:

A. Giảm độ tụ theo phương đứng để cho đoạn thẳng ngang lùi về võng mạc và đeo cho mắt một
thấu kính phân kỳ có trục nằm ngang
B. Giảm độ tụ theo phương ngang để cho đoạn thẳng ngang lùi về võng mạc và đeo cho mắt một
thấu kính phân kỳ có trục nằm ngang
C. Giảm độ tụ theo phương ngang để cho đoạn thẳng ngang lùi về võng mạc và đeo cho mắt một
thấu kính phân kỳ có trục nằm đứng
D. Tăng độ tụ theo phương ngang để cho đoạn thẳng ngang lùi về võng mạc và đeo cho mắt một
thấu kính phân kỳ có trục nằm ngang
29. Để sửa tật loạn hỗn hợp và loạn kép phải dùng dụng cụ quang học như thế nào


A. Dùng thấu kính cầu để đưa về loạn đơn
B. Dùng thấu kính trụ để sửa tiếp tật loạn đơn

C. Thấu kính cầu và trụ được ghép chung thành một
cái
D. Cả ba câu đều đúng

30. Lý do chỉ có những bức xạ điện từ có bước sóng trong khoảng (0.4-0.76)μm mới gây được cảm
giác:
A. Phổ hấp thụ của các sắc tố thị giác nằm trong vùng 0.4-0.76 μm
B. Phổ hấp thụ của các tế bào que nằm trong vùng 0.4-0.76 μm
C. Phổ hấp thụ của các tế bào nón nằm trong vùng 0.4-0.76 μm
D. Cả 3 câu đều sai
31. Hãy giải thích tại sao những bước sóng nhỏ hơn 0.4μm khơng đến được võng mạc:
A. Thủy tinh thể có cực đại hấp thụ rất rõ ở vùng lân cận 0.38μm
B. Giác mạc hấp thụ rất mạnh vùng bước sóng nhỏ hơn 0.38 μm
C. Võng mạc hấp thụ rất mạnh vùng bước sóng nhỏ hơn 0.38 μm
D. Cả AB đều đúng
32. Các giác mạc có tác dụng bảo vệ cho các bộ phận trong lòng nhãn cầu khỏi bị tác dụng xấu chủ yếu

của
A. Tia hồng ngoại

B. Tia X

C. Tia laser

D. Tia tử ngoại

33. Các phần tử nào của mắt hấp thụ mạnh các bước sóng lớn hơn 1,20 μm:
A. Thủy dịch
B. Thủy tinh dịch

C. Các phân tử nước trong giác mạc và thủy tinh
D. Cả ba câu đều đúng

34. Có thể giải thích cảm giác màu sắc bằng lý thuyết nào
A. Lý thuyết ba thành ohần của Young và
Helmholtz
B. Lý thuyết ba thành ohần của Young và
Enstein

C. Lý thuyết ba thành ohần của Young và
Coulomb
D. Lý thuyết ba thành ohần của Young và
Farehnheit

35. Các loại tế bào nào liên quan đến lý thuyết ba thành phần của Young và Helmholtz:
A. Tế bào đỏ có cực đại hấp thụ ở � = 0.6 μm
B. Tế bào đỏ có cực đại hấp thụ ở � = 0.6 μm


C. Tế bào xanh tím có cực đại hấp thụ ở � = 0.45
μm
D. Cả ba câu đều đúng

36. Tricromat là hiện tượng trong đó:
A. Võng mạc có đầy đủ ba loại tế bào đỏ, xanh lá cây và xanh tím. Do đó mắt có thể nhận biết
được sắc một cách bình thường
B. Võng mạc có đầy đủ ba loại tế bào đỏ, vàng và xanh tím. Do đó mắt có thể nhận biết được sắc
một cách bình thường
C. Võng mạc có đầy đủ ba loại tế bào đỏ, xanh da trời và xanh tím. Do đó mắt có thể nhận biết
được sắc một cách bình thường
D. Cả 3 câu đều đúng
37. Trường hợp rối loạn thị giác trong đó mắt chỉ nhận biết được hai màu cơ bản gọi là:
A. Dicromat

B. Tricromat

C. Monocromat

D. Protanop


×