SÁCH VÀ TÌNH TRẠNG ĐỌC SÁCH CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY
-
Luận điểm 1: Giải thích
+ Sách là gì: Bản in bằng giấy có nội dung phong phú.
+ Nguồn gốc: Xuất hiện khi lồi người có chữ viết. Con người lưu lại vào sách những
suy nghĩ tâm tư, tình cảm về cuộc sống hoặc những sự kiện lịch sự, sự phát triển của
một giống loài, v.v… mọi sự vận động và phát triển trên thế giới đều được lưu lại qua
ghi chép, chia sẻ đến nhiều người.
+ Ngôn ngữ: Sách được in với nhiều thứ tiếng, nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể
mang đến bất kì đâu trên thế giới.
+ Phân loại sách: theo lĩnh vực, theo độ tuổi, theo mục đích kiến thức, sở thích…tùy
vào nhu cầu của mỗi người
Lĩnh vực: thương mại, kinh doanh, du lịch, nấu ăn, y học, trồng cây,…
Độ tuổi: thiếu nhi, tuổi mới lớn,…
Giải trí: truyện tranh, tản văn, truyện ngắn
Rèn luyện tư duy: trinh thám, câu đố
Sách giáo khoa, sách bài tập,…
- Luận điểm 2: Phân tích lí giải + chứng minh
+ Tại sao sách lại cần thiết đối với đời sống con người?
Lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm, học hỏi thêm nhiều điều mới lạ (Sách là con
đường đưa ta đến gần hơn với tri thức. Sách cung cấp tri thức về mọi lĩnh vực
trong đời sống. Đọc sách, chúng ta dường như có thể đặt chân đến bất kì
đâu, lên rừng xuống biển, leo núi cao hay lặn đáy đại dương, khám phá
những chân trời mới, trở về quá khứ, hay chìm đắm ở tương lai – sách đều
cho ta những cảm xúc đó)
Trích: M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tơi những chân trời mới”
“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng
của học vấn.”
Sách là tấm gương phản chiếu lại một hiện thực, một thời kì, một đất nước,
dân tộc đã từng – như một bảo tàng ngôn ngữ, con người đọc sách để tìm về
lịch sử; nhưng đồng thời sách cũng là cỗ máy thời gian đưa đến tương lai.
(Thời gian sẽ lọc dần những tinh túy của cuộc sống hiện tại để đem đến
tương lai và bỏ lại những khoảnh khắc, những gì đã từng,… Sách là nơi cất giữ
kho báu bị thời gian vùi lấp.)
“Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột
mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.”
Phương tiện giao tiếp với thế giới thông qua những trang sách, tiếp cận với
những vùng đất mà ta chưa đặt chân đến
Giải trí, thư giãn đầu óc (rèn luyện tinh thần - là người bạn động viên tinh
thần, chia sẻ nỗi buồn, thấu hiểu tâm can).
Bồi dưỡng tâm hồn và trí óc của người đọc (một cuốn sách tốt), dạy ta lời hay
ý đẹp, bài học làm người qua những câu chuyện, nhân vật, hình thành tính
cách, thói quen tốt, hồn thiện những khiếm khuyết. Giúp con người lớn dần
trong nhận thức, chín chắn trong suy nghĩ và trưởng thành trong hành động.
Giảm nguy cơ trầm cảm, mất trí nhớ.
Ni dưỡng khát vọng, hồi bão về tương lai tốt đẹp, là động lực sống theo lý
tưởng cao đẹp, vươn đến ước mơ của bản thân
Rene Descartes từng nói: “Đọc sách hay cũng giống như trị chuyện với các bộ óc tuyệt vời
nhất của những thế kỷ đã trôi qua.”
Đỗ Phủ, nhà thơ được mệnh danh là Thánh thi của Trung Quốc từng quan niệm “Đọc nát vạn
quyển sách, hạ bút như có thần”. Sách có vai trị vơ cùng to lớn đến việc mở mang đầu óc,
trau dồi tình cảm của mỗi người, giúp cho người nghệ sĩ có thể sáng tạo ra những tác phẩm
bất hủ.
+ Phản biện: Nếu khơng có sách, khơng đọc sách, con người sẽ trở nên như thế nào?
Con người trở nên lạc hậu với những ý niệm cũ, không được trau dồi nhiều
kiến thức phù hợp với xã hội hiện tại
Ít đọc sách làm thiếu hụt lượng kiến thức lớn về cuộc sống, thành ra nhìn
nhận sự việc phiến diện hơn “ếch ngồi đáy giếng”
Không được bồi dưỡng về tâm hồn -> tâm hồn khô cứng, vô cảm hóa, chỉ
sống theo chủ nghĩa cá nhân, khơng quan tâm đến người khác
Khiến người ta quên cả lịch sử dân tộc, nguồn gốc, văn hố của nước mình,
nơi mình sinh ra
+ Nêu ví dụ (lí lẽ, dẫn chứng)
TỶ PHÚ WARREN BUFFETT: Ơng chủ của tập đồn Berkshire Hathaway đã đọc
hàng trăm trang sách mỗi ngày trong khoảng thời gian bắt đầu sự nghiệp.
Hiện tại, Buffett vẫn giữ thói quen dành hơn 80% thời gian bên cạnh những
quyển sách với châm ngôn: “Không cần biết bạn đang ở vị trí nào của cuộc
đời, chỉ cần khơng ngừng học hỏi, sự thành cơng sẽ tìm đến bạn”.
ELON MUSK: Thật bất ngờ khi vị tỷ phú công nghệ này đã học cách phát minh
ra tên lửa chỉ thông qua việc…đọc. Từng trải qua tuổi thơ bị bắt nạt khi còn ở
Châu Phi và những quyển sách phiêu lưu hay khoa học viễn tưởng trở thành
nơi trú ẩn thoải mái nhất. Có lẽ chính những quyển sách này đã cho Musk
quyết tâm biến những câu chuyện viễn tưởng trở thành sự thật.
BILL GATES: doanh nhân giàu nhất thế giới vẫn sống cuộc đời của một “mọt
sách”. Ông đọc hơn 50 đầu sách mỗi năm. Dù có chu du qua bao nhiêu vùng
đất hay gặp hàng ngàn người tài ba thì sách vẫn là một kho tàng kiến thức
quan trọng bậc nhất với Bill Gates. Thậm chí ơng cịn duy trì thói quen luôn
đọc sách một tiếng trước khi đi ngủ bất chấp công việc bận ra sao.
-
Luận điểm 3: Thực trạng của việc đọc sách trong thực tế
+ Mở rộng bàn bạc: Ưu điểm của sách so với các thiết bị tìm kiếm thơng tin, giải trí
khác
So với việc xem phim, coi ti vi:
Cải thiện kỹ năng tồn diện: xem ti vi, khơng làm gì ngồi việc nhìn
chằm chằm vào màn hình, trong khi đọc sách đưa đến cho
chúng cái nhìn tồn diện về những sự kiện xảy ra quanh cuộc
sống.
Nâng cao tập trung: chi tiết nhỏ
Ít gây hại cho mắt
-
Phát huy trí tưởng tượng: Từng sự kiện, nhân vật, diễn biến câu
chuyện của một bộ phim đều diễn ra ngay trước mắt, nhưng khi
đọc một cuốn sách, trẻ em cần phải nghĩ nhiều, tưởng tượng từ
những câu chữ.
So với việc đọc sách điện tử:
Sách truyền thống (sách giấy) mang đến trải nghiệm tốt hơn, cảm giác
như người bạn đồng hành ln hiện hữu, mang giá trị tình cảm
(những cuốn sách được lưu truyền lâu đời).
Dùng sách điện tử cảm giác như đang dùng một dịch vụ số nào đó.
Âm thanh lật sách, mùi giấy mới, cảm giác trên ngón tay khi mở một
trang sách.
Nhiều người tham gia cho biết trải nghiệm của họ khi dùng sách điện
tử giống như đang đi thuê sách hơn là đã mua, tiền bỏ ra ít hơn
nhưng các quyền lợi có thể khai thác cũng ít hơn.
Tình trạng đọc sách của giới trẻ hiện nay
1. Thực trạng
Mặt tích cực: đọc sách để lĩnh hội thêm kiến thức, học tập tốt hơn… đọc sách phù
hợp với mục đích học tập và giải trí của mình, có chọn lọc.
Chẳng hạn như những bạn học chun một mơn học nào đó, muốn đạt thành tích cao
trong kì thi, họ khơng chỉ nghiền ngẫm trong sách giáo khoa, sách bài tập thơng thường
mà thường xun tìm hiểu, nghiên cứu, chọn lựa các loại sách nâng cao phù hợp với kế
hoạch ơn tập của mình.
-
Mặt tiêu cực:
Lười đọc sách, chỉ lo chơi game và lướt các trang mạng xã hội
Đọc sách không chọn lọc, không phù hợp với lứa tuổi
Đọc sách không đúng cách không đem lại hiệu quả: chỉ đọc qua loa không rút
ra được gì, đọc nhiều nhưng khơng thấm thía được bao nhiêu. Chìm đắm
trong thế giới mơ mộng của sách mà xa rời thực tế, chỉ lý thuyết suông mà
không thực hành
2. Nguyên nhân
-
-
-
-
-
-
Lười đọc sách: sự xuất hiện của mạng Internet, muốn tìm kiếm thơng tin gì chỉ cần
lên google gõ vài từ là sẽ ra hàng loạt thông tin, phong phú, nhưng cũng khó để xác
thực. Ngồi ra, trong nhịp sống hiện đại này, văn hóa đọc đang bị văn hóa nghe nhìn
lấn át với nhiều phương tiện thơng tin đa dạng. Cộng với tâm lí ngại bỏ tiền ra để
mua một cuốn sách mà chỉ cần ngồi ở nhà mở internet là có tất cả. Xã hội: cha mẹ
khơng định hướng đọc sách từ nhỏ, nhà trường cịn ít hoạt động khuyến khích học
sinh đọc sách, mượn sách từ thư viện…
Đọc sách không chọn lọc: quá nhiều đầu sách, hoang mang, khơng biết nên tìm sách
gì phù hợp cho học tập lẫn giải trí
“Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu”
“Hai là, sách nhiều dễ khiến người ta đọc lạc hướng.” Không đọc những cuốn cơ bản,
quan trọng.
Đọc sách khơng đúng cách: chỉ nghe nói việc đọc sách mang lại lợi ích nhưng khơng
tìm hiểu kĩ cách đọc sách sao cho nhớ lâu nhớ kĩ
3. Hậu quả
Lười đọc sách:
Ít đọc sách cùng với cuộc sống áp lực khiến người trẻ (tính khí bốc đồng) dễ
gặp căng thẳng, càng nóng vội hơn trong giải quyết vấn đề, giảm kỹ năng tập
trung xử lí cơng việc. Khi chìm đắm trong một cuốn sách, bạn có cảm giác thời
gian như ngừng trơi, chỉ có riêng bạn vẫn đang giở từng trang sách mò mẫm,
từ tốn lắng nghe cảm xúc của nhân vật, của tác giả hay chậm rãi nghiên cứu
một vấn đề nào đó một cách tập trung.
Ít đọc sách làm người trẻ không tiếp thu được nhiều kinh nghiệm từ những
người đi trước, thiếu ý chí tiến bộ và dễ bỏ cuộc.
Học sinh: lười đọc sách lâu dần thành thói quen, việc học tập chỉ dựa vào
sách giáo khoa mà không tham khảo thêm các loại sách khác nâng cao kiến
thức phổ thông và chuyên môn, chẳng hạn như sách khám phá thế giới, lịch
sử đất nước -> thiếu hụt kiến thức quan trọng
Đọc sách không chọn lọc/đọc sách không đúng cách: tốn thời gian lẫn tiền của, lướt
qua rất nhiều nhưng đọng lại không bao nhiêu – việc đọc sách trở nên vơ ích.
4. Giải pháp (giải pháp chung (mang tính xã hội, cộng đồng))
Cách đọc sách đúng đắn:
+ Chọn sách phù hợp với yêu cầu học tập và tìm hiểu của bản thân
+ Nên phân loại sách cần đọc. Một loại lấy kiến thức phổ thông. Một loại cần cho học
vấn chuyên môn.
+ Đọc chậm rãi, đọc đi đọc lại nhiều lần để câu từ trong sách dần thấm sâu vào tư
tưởng
+ Không quan trọng đọc nhiều sách hay không, cốt yếu phải đọc cho thật đáng, thấu
hiểu hết giá trị của sách. Đọc ít mà đọc kĩ, nhớ lâu.
+ Tích cực tư duy, phản biện khi đọc sách để hiểu sâu sắc vấn đề
+ Ghi chép khoa học lại kiến thức đã tìm hiểu qua sách
+ Đọc từ sách cơ bản đến nâng cao để dần thích nghi với kiến thức (học tập), tránh
việc đọc sách nâng cao sớm sẽ dễ chán nản.
+ Vận dụng, thực hành những kiến thức từ sách vào thực tế’
-
-
“Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng ngẫm kĩ một mình hay”
Gia đình, nhà trường, xã hội nên có những cách thức khuyến khích việc đọc sách hiệu
quả hơn. Nếu là một người yêu thích sách, hãy mạnh dạn chia sẻ niềm đam mê của
mình với mọi người:
Book Box (Chiếc hộp sách) là tên một phong trào ý nghĩa do các bạn trẻ Việt
Nam tổ chức, những chiếc hộp sách sẽ được đặt ở nơi công cộng và mọi
người có thể đến đó đọc sách miễn phí,mọi người cũng có thể mang sách về
nhà với điều kiện để một cuốn sách khác vào thế chỗ đó. Hành động ý nghĩa,
thiết thực, mang sách đến mọi người, phát huy tinh thần nhân ái, sẻ chia của
cộng đồng.
Ơng Phạm Thế Cường (Gị Vấp, thành phố Hồ Chí Minh) là chủ thư viện tư
nhân phục vụ cộng đồng miễn phí. Là một người đam mê sách, ơng đã dày
cơng sưu tầm rất nhiều đầu sách bổ ích phục vụ mọi người, đặc biệt là các em
nhỏ. Ngoài ra, thư viện của ơng cịn tổ chức các chun đề văn học để những
người u thích văn chương có thể chia sẻ đam mê của mình.
Luận điểm 5: Bài học nhận thức và hành động (liên hệ cá nhân)
Nhận thức: + Khẳng định tầm quan trọng của sách, đặc biệt trong học tập
+ Chỉ ra ranh giới đúng/sai, nên/không nên của việc đọc sách
Hành động:
Bài làm
Đỗ Phủ, nhà thơ được mệnh danh là Thánh thi Trung Quốc từng quan niệm “Đọc nát vạn
quyển sách, hạ bút như có thần”. Với ông, sách là nguồn cảm hứng cho người nghệ sĩ có thể
sáng tạo ra những tác phẩm bất hủ. Khơng chỉ vậy, sách cịn có vai trị vơ cùng to lớn, là kho
tàng tri thức của nhân loại và là người bạn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của
chúng ta.
Sách là bản in bằng giấy chứa nội dung phong phú, kết hợp chữ viết và hình ảnh liên quan
đến một vấn đề, một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống. Sách xuất hiện từ khi lồi người có
chữ viết. Ngay cả khi chưa phát minh ra giấy bút, các loại máy in, máy đánh chữ, con người
đã hình thành nên những hình thức đầu tiên của sách. Họ cần sách để lưu lại những suy nghĩ
tâm tư, tình cảm cá nhân hoặc ghi chép những sự kiện lịch sử, văn hóa lâu đời, truyền bá
kinh nghiệm, chia sẻ những hiểu biết, khám phá về vũ trụ, thế giới xung quanh. Tất cả sự vận
động và phát triển trong đời sống đều được lưu lại qua những trang sách, có thể chia sẻ đến
mọi người và trao gửi cho thế hệ mai sau. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng,
vậy nên sách cũng được xuất bản với ngôn ngữ đa dạng, nhiều thứ tiếng khác. Bên cạnh đó,
sách cũng được phân thành nhiều loại, nhiều lĩnh vực phù hợp cho mục đích sử dụng của
mỗi người. Ví dụ, học sinh sẽ đọc sách giáo khoa, các loại sách bài tập; bác sĩ hay những
người làm ngành y nghiên cứu sách về thuốc, các phương pháp trị bệnh; doanh nhân sẽ tìm
hiểu các loại sách kinh tế, thị trường hay những người nội trợ sẽ yêu thích sách dạy nấu
nướng, chăm sóc gia đình, con cái và sức khỏe… Sách cũng có thể phân theo độ tuổi như
sách thiếu thi, sách dành cho tuổi mới lớn, hoặc để giải trí, rèn luyện tư duy thì các loại
truyện tranh, đố vui, truyện trinh thám cũng rất được ưa chuộng. Đặc biệt, những người trẻ
ngày nay không chỉ đọc sách để nghiên cứu công việc mà cịn thích dành thời gian đọc tản
văn, truyện ngắn, tiểu thuyết tình yêu, cuộc sống, gia đình – vừa rèn luyện cách sống vừa
trau dồi bản năng tinh thần.
Vậy, có bao giờ bạn đặt câu hỏi: Tại sao sách lại cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta?
Sách là con đường đưa ta đến gần hơn với thế giới tương lai, bởi sách cung cấp mọi hiểu
biết về các lĩnh vực trong đời sống. Đọc sách là cách tốt nhất để ta lĩnh hội tri thức, tích lũy
kinh nghiệm, học hỏi nhiều điều mới lạ ở xung quanh. Chu Quang Tiềm đã mở đầu bài Bàn
về đọc sách của mình bằng câu: “Học vấn khơng chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn
là một con đường quan trọng của học vấn.” – quả thật rất đúng. Ta khơng thể phủ nhận vai
trị của sách trong cơng cuộc tìm tịi, nghiên cứu tri thức mới. Đọc sách, ta cảm giác như có
thể đặt chân đến bất kì đâu: lên rừng, xuống biển, leo núi, lặn đáy đại dương, ngao du thiên
hạ vì sách ln mở ra trước mắt ta “những chân trời mới”, như M.Gorki đã nói. Đọc sách
chính là ngồi một chỗ nhưng cảm tưởng như đang khám phá thế giới, trải nghiệm chuyến du
hành trở về quá khứ, lao tới tương lai. Mặt khác, sách trở thành tấm gương phản chiếu một
hiện thực, một thời kì, một đất nước, dân tộc đã từng – như một bảo tàng ngơn ngữ, con
người đọc sách để tìm về lịch sử, ngồi trên cỗ máy thời gian lướt qua hồi ức oanh liệt của
dân tộc, cảm giác tự hào không sao tả nỗi. Thời gian sẽ lọc dần những tinh túy của cuộc sống
hiện tại để đem đến tương lai và bỏ lại những khoảnh khắc, những gì đã từng,…Sách chính
là nơi lưu trữ ký ức quý giá bị thời gian vùi lấp. Như Chu Quang Tiềm nhận xét, “Sách là kho
tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên
con đường tiến hóa học thuật của nhân loại”, con người tìm đến sách như một cách giao
tiếp với thế giới, tiếp cận nền văn hóa, nghệ thuật của các vùng đất chưa từng đặt chân đến.
Không chỉ phục vụ cho việc học tập, trau dồi kiến thức, sách là một người bạn luôn bên cạnh
chúng ta, thấu hiểu cảm xúc, vực dậy tinh thần uể oải và căng thẳng từ cuộc sống hằng ngày.
Đọc sách được khuyên là một cách hiệu quả để rèn luyện tinh thần, giải trí lành mạnh cho
mọi độ tuổi. Những câu chuyện cảm động, những bài học rút ra từ đó hình thành nên tâm
hồn cao đẹp, tính cách hịa hợp và thói quen sống tốt. Một cuốn sách hay sẽ làm cho người
đọc hiểu hơn về bản thân mình để hoàn thiện những khiếm khuyết cũng như lớn dần trong
nhận thức, chín chắn trong suy nghĩ và trưởng thành trong hành động. Khi chìm đắm trong
những trang sách, con người có thể lãng quên thực tại đau khổ, áp lực mà bước vào thế giới
mới. Trong thế giới đó, nhân vật chính dạy họ cách vượt qua thương tổn để vững lịng vươn
đến thành cơng, khơng bỏ cuộc. Nhân vật phụ nói họ phải kiên trì và có trách nhiệm với ước
mơ của mình. Và tác giả cũng cho họ biết rằng, chỉ cần mạnh mẽ sống theo lý tưởng cao
đẹp, một tương lai tươi sáng nhất, hạnh phúc nhất đang đợi họ chạm đến. Ngừng đọc sách,
thế giới đó biến mất, con người vẫn tiếp tục đương đầu với cuộc sống vội vã hiện tại, nhưng
đã dũng cảm hơn – vì được tiếp thêm động lực từ những trang sách.
Cuộc sống của chúng ta sẽ thật tồi tệ nếu không đọc sách. Con người trở nên lạc hậu với
những ý niệm cũ, không phù hợp với xã hội hiện tại. Thiếu hụt lượng kiến thức lớn về cuộc
sống, người ít đọc sách sẽ nhìn nhận sự việc phiến diện hơn, giống như “ếch ngồi đáy giếng”.
Ngoài ra, lười đọc sách cũng khiến chúng ta giảm thời gian rèn luyện cho tâm hồn. Có những
người khơng xây dựng thói quen đọc sách cho mình, lâu dần tâm hồn khơ cứng, vơ cảm hóa,
chỉ sống theo chủ nghĩa cá nhân, không quan tâm đến cảm nhận của người khác. Không đọc
sách cũng đồng nghĩa với việc lười tìm tịi, lĩnh hội kiến thức và kinh nghiệm. Thậm chí người
ta quên cả lịch sử dân tộc, nguồn gốc, văn hố nước mình, nơi mình sinh ra, chỉ vì không
chăm đọc sách lịch sử - đây là hiện tượng rất phổ biến, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên,
ngày càng lười học môn Sử, đọc sách Sử, ngay cả sách giáo khoa cũng chỉ đọc qua loa lấy lệ.
Ai đó từng hỏi rằng, một trong những bí quyết thành cơng của các tỷ phú là gì; câu trả lời
nhận lại chính là khơng ngừng tìm tịi, nghiên cứu qua việc đọc sách hằng ngày. Tỷ phú
Warren Buffett – ơng chủ tập đồn Berkshire Hathaway đã đọc hàng trăm trang sách mỗi
ngày trong khoảng thời gian bắt đầu sự nghiệp. Hiện tại, ơng vẫn giữ thói quen dành hơn
80% thời gian bên cạnh những quyển sách với châm ngơn: “Khơng cần biết bạn đang ở vị trí
nào của cuộc đời, chỉ cần không ngừng học hỏi, sự thành cơng sẽ tìm đến bạn”. Hay nhắc
đến Elon Musk, ai cũng bất ngờ khi vị tỷ phú công nghệ này đã học cách phát minh tên lửa
chỉ qua việc đọc. Từng trải qua tuổi thơ bị bắt nạt khi còn ở Châu Phi, những quyển sách
phiêu lưu hay khoa học viễn tưởng trở thành nơi trú ẩn thoải mái nhất của Elon Musk. Có lẽ
chính những quyển sách này đã cho ông quyết tâm biến những câu chuyện viễn tưởng trở
thành sự thật. Bill Gates – doanh nhân giàu nhất thế giới – đến bây giờ vẫn sống cuộc đời
của một “mọt sách”. Ông đọc hơn 50 đầu sách mỗi năm. Dù có chu du qua bao nhiêu vùng
đất hay gặp hàng ngàn người tài ba thì sách vẫn là một kho tàng kiến thức quan trọng bậc
nhất với Bill Gates. Thậm chí ơng cịn duy trì thói quen ln đọc sách một tiếng trước khi đi
ngủ bất chấp công việc bận ra sao. Thật tuyệt vời phải không?
Xã hội ngày càng phát triển, việc tìm hiểu thơng tin hay giải trí khơng chỉ gói gọn trong việc
đọc sách mà cịn lan rộng ở các phương tiện truyền thơng khác như ti vi, vi tính…Nhìn
chung, việc xem phim hay coi ti vi cũng có ưu điểm riêng của mình nhưng sách vẫn là lựa
chọn không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. So với việc xem phim, sử
dụng điện thoại hay các thiết bị điện tử, sách giúp chúng ta cải thiện kỹ năng toàn diện; nâng
cao tập trung, chú ý vào những chi tiết nhỏ; phát huy trí tưởng tượng phong phú. Khi xem
phim, từng sự kiện, nhân vật, diễn biến câu chuyện đều diễn ra ngay trước mắt,
nhưng khi đọc một cuốn sách, chúng ta cần phải nghĩ nhiều, tưởng tượng từ câu
chữ mới có thể hiểu được nội dung cần truyền tải. Sự phát triển của công nghệ
thông tin cũng đem đến sự thay đổi văn hóa đọc của mọi người. Khơng cần những
cuốn sách cồng kềnh bên mình, sách điện tử có thể mở ra đọc mọi lúc mọi nơi, chỉ
cần một chiếc điện thoại có kết nối mạng. Tuy nhiên, theo khảo sát, số đông người
trẻ yêu sách chọn sách giấy truyền thống thay vì sách điện tử. Họ chia sẻ rằng, sách
giấy mang đến trải nghiệm tốt hơn, họ có thể đồng hành với những cuốn sách của mình đến
bất kì đâu. Dùng sách điện tử đối với họ như đang dùng một dịch vụ số nào đó hoặc như
đang đi thuê sách hơn là đã mua, tiền bỏ ra ít nhưng các quyền lợi có thể khai thác cũng ít
hơn. Bên cạnh đó, những cuốn sách được lưu truyền lâu đời ln mang giá trị tình cảm sâu
sắc. Âm thanh lật sách, mùi giấy mới, cảm giác trên ngón tay khi mở một trang sách – điều
mà bất cứ “mọt sách” nào cũng cảm nhận được khi đọc sách giấy. Về phương diện sức khỏe,
đọc sách truyền thống được lựa chọn nhiều lẽ vì ít khả năng có hại cho mắt hơn các thiết bị
điện tử khác.
Ngày nay, việc đọc sách chia thành hai mặt trái ngược, đặc biệt với giới trẻ, tình trạng này
càng biểu hiện rõ ràng hơn. Ở khía cạnh tích cực, các bạn trẻ đọc sách để lĩnh hội thêm kiến
thức, giúp cho việc học tập trở nên hiệu quả. Họ luôn chọn lọc kỹ lưỡng những tựa sách phù
hợp với mục đích học tập và giải trí của mình. Chẳng hạn như những bạn chun một mơn
học nào đó, muốn đạt thành tích cao trong kì thi, họ khơng chỉ nghiền ngẫm trong sách giáo
khoa, sách bài tập thông thường mà thường xuyên tìm hiểu các loại sách nâng cao phù hợp
với kế hoạch ơn tập của mình. Những người trẻ tự tin khởi nghiệp và đã thành công chỉ với
việc nghiên cứu những trang sách bổ ích, đúc kết kinh nghiệm và “thực tế hóa” những lý
thuyết trong sách bằng quyết định của bản thân. Bên cạnh đó, không thể tránh được hiện
tượng tiêu cực như lười đọc sách, chỉ lo chơi game, lướt mạng xã hội, không chú tâm học
tập – đối với lứa tuổi đến trường; hoặc xu hướng người trẻ khơng có ý chí cầu tiến, an nhàn
với cuộc sống bình thường, khơng dám phấn đấu cho ước mơ của mình, ngại đọc sách, ngại
tìm tòi học hỏi thêm, thành ra chỉ ước mơ mà khơng đủ dũng cảm biến nó thành hiện thực.
Đọc sách “tiêu cực” cịn là việc đọc sách khơng chọn lọc, khơng phù hợp với lứa tuổi của
mình; đọc khơng đúng cách nên không đem lại hiệu quả, chỉ đọc qua loa khơng rút ra được
gì, đọc nhiều nhưng khơng thấm thía được bao nhiêu. Nghiêm trọng hơn, chìm đắm trong
thế giới mơ mộng của sách mà xa rời thực tế, chỉ lý thuyết suông mà không thực hành, khiến
việc đọc sách trở nên vô tác dụng.
Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu cực này là do sự xuất hiện của mạng
Internet. Khi muốn tìm kiếm thơng tin gì chỉ cần lên google gõ vài từ khóa là sẽ hiện ra hàng
loạt trang web với nội dung phong phú, nhưng cũng khó để xác thực đúng sai. Ngồi ra,
trong nhịp sống hiện đại ngày nay, văn hóa đọc đang bị văn hóa nghe nhìn lấn át với nhiều
phương tiện thơng tin đa dạng; cộng với tâm lí ngại bỏ tiền ra để mua một cuốn sách mà chỉ
cần ngồi ở nhà mở internet là có tất cả, những người trẻ vốn khơng có hứng thú mị mẫm
trong những trang sách, nay càng ngại việc đọc sách hơn. Xét theo lẽ khách quan, ở gia đình,
cha mẹ khơng khuyến khích việc đọc sách từ bé, khơng định hướng nên đọc sách gì, đọc như
thế nào; hoặc ở trường học, các hoạt động tuyên truyền về sách, khuyến khích đọc sách,
mượn sách từ thư viện cịn ít, chưa thực sự tác động đến tâm lý học sinh. Với vấn đề đọc
sách khơng chọn lọc, ngun nhân có thể là do trên thị trường có quá nhiều đầu sách, làm
cho người đọc hoang mang, khơng biết tìm sách gì cho phù hợp. Chu Quang Tiềm từng nói
đến vấn đề này trong “Bàn về đọc sách” với ý kiến “sách nhiều khiến người ta không chuyên
sâu” và “sách nhiều dễ khiến người ta đọc lạc hướng” – ngẫm nghĩ lại thấy rất đúng. Tâm lý
nóng vội của người trẻ, chỉ nghe nói việc đọc sách mang lại lợi ích nhưng khơng tìm hiểu rõ
cách đọc sách sao cho đúng, cho có hiệu quả mà đọc ồ ạt, không phân loại những cuốn nào
cơ bản, quan trọng cần đọc trước, những cuốn nào nâng cao đọc sau, cứ nghĩ sách sẽ khiến
mình trở nên tài giỏi hơn nhưng đâu biết rằng chỉ đọc sách khơng thơi sao có thể thành
cơng, phải dựa vào bản năng “hành động hóa” lý thuyết từ trong sách và quá trình ghi chép,
tư duy qua việc đọc sách nữa.
Khi chìm đắm trong thế giới sách, bạn có cảm giác thời gian như ngừng trơi, chỉ có riêng bạn
vẫn đang giở từng trang sách mò mẫm, từ tốn lắng nghe cảm xúc của nhân vật, của tác giả
hay chậm rãi nghiên cứu một vấn đề nào đó một cách tập trung. Ít đọc sách cùng với cuộc
sống áp lực khiến người trẻ dễ gặp căng thẳng, nóng vội hơn trong giải quyết vấn đề, giảm
kỹ năng tập trung xử lí cơng việc. Ít đọc sách cịn làm người trẻ không tiếp thu được nhiều
kinh nghiệm từ những người đi trước, thiếu ý chí tiến bộ và dễ bỏ cuộc. Với những bạn đang
còn ngồi trên ghế nhà trường, lười đọc sách lâu dần thành thói quen, việc học tập chỉ dựa
vào sách giáo khoa mà không tham khảo thêm các loại sách khác nâng cao kiến thức phổ
thông và chuyên môn, chẳng hạn như sách khám phá thế giới, lịch sử đất nước. Đó là sự
thiếu hụt kiến thức quan trọng, ảnh hưởng đến việc học tập lẫn công việc sau này. Mặt khác,
đọc sách không chọn lọc, không đúng cách làm tốn thời gian lẫn tiền của. Khi bạn “lướt qua”
rất nhiều cuốn sách nhưng “đọng lại” không bao nhiêu, việc đọc của bạn trở nên vơ ích.
Vì vậy, hãy bắt đầu xây dựng thói quen đọc sách một cách “đúng đắn” ngay từ bây giờ. Đọc
sách cũng cần có kế hoạch bài bản. Bắt đầu từ việc dành thời gian đọc sách mỗi ngày. Dù là
mục đích gì, trước khi đọc ta nên chọn sách phù hợp với nhu cầu học tập và giải trí của bản
thân. Hãy phân loại sách cần đọc, đặc biệt đối với sách học lấy kiến thức, điều này càng quan
trọng: một loại cần cho kiến thức phổ thông và một loại cần cho học vấn chuyên môn. Đọc
từ sách cơ bản đến nâng cao để dần thích nghi với mức độ kiến thức, tránh việc đọc sách
nâng cao sớm dễ gây chán nản. Bước tiếp theo: đọc chậm rãi, đọc đi đọc lại nhiều lần để câu
từ trong sách dần thấm sâu vào tư tưởng. Không quan trọng bạn đọc nhiều sách hay không,
cốt yếu bạn phải đọc cho thật đáng, thấu hiểu hết giá trị của sách. Đọc ít mà đọc kĩ, nhớ lâu.
Khi đã hiểu vấn đề được nêu ra, hãy tích cực tư duy, phản biện với vấn đề đó để hiểu sâu và
nhớ lâu hơn. Đừng quên ghi chép khoa học lại kiến thức đã tìm hiểu ở bước thứ ba. Đối với
sách truyện, hãy tự hỏi bản thân đã rút ra bài học gì từ những câu chuyện đã đọc. Cuối cùng,
vận dụng và thực hành những gì mình đã đọc từ sách vào thực tế. Có như vậy việc đọc sách
mới phát huy hết tác dụng vốn có của nó. Điều quan trọng là ln phải nhắc nhở bản thân
học được gì từ những trang sách. Nếu đọc một lần không hiểu, hãy đọc mười lần, đến khi
nào có thể hồn tồn thấu được nội dung sách viết mới thơi. Có người bảo đọc vậy sẽ rất
chán, việc đọc sách khơi nguồn từ lần đầu tiên mới có cảm hứng và muốn đọc tiếp. Nhưng
xin thưa rằng, hiểu hết giá trị một cuốn sách đem lại mới khơng làm phí phạm cơng sức của
người đọc, chán khơng vì phải đọc q nhiều lần mà chán là vì đọc mãi vẫn chưa hiểu, lại
muốn đọc thêm lần nữa. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lịng ngẫm kĩ một mình
hay”. Ngồi ra, gia đình, nhà trường, xã hội nên có những cách thức khuyến khích việc đọc
sách hiệu quả hơn. Hoặc nếu là một người yêu thích sách, bạn hãy mạnh dạn chia sẻ niềm
đam mê của mình với mọi người, giúp sách trở nên gần gũi với cộng đồng hơn. Bạn đã từng
nghe đến phong trào Book Box (Chiếc hộp sách) chưa? Được tổ chức bởi những người trẻ
Việt Nam yêu sách, những chiếc hộp sách được đặt ở nơi công cộng; mọi người đến đó đọc
sách miễn phí, cũng có thể mang sách về nhà với điều kiện để một cuốn sách khác vào thế
chỗ đó. Đây thực sự là một hành động ý nghĩa, thiết thực, mang sách đến gần hơn với mọi
người, phát huy tinh thần nhân ái, sẻ chia của cộng đồng. Ông Phạm Thế Cường, sống ở
thành phố Hồ Chí Minh, là chủ thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng miễn phí. Là một người
đam mê sách, ông đã dày công sưu tầm rất nhiều đầu sách bổ ích phục vụ mọi người, đặc
biệt là các em nhỏ. Ngồi ra, thư viện của ơng còn tổ chức các chuyên đề văn học để những
người u thích văn chương có thể chia sẻ đam mê của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc sách, cần phải dành thời gian trau dồi kiến
thức, tích luỹ kinh nghiệm học tập từ sách nhiều hơn. Nhất là khi chúng ta đang là học sinh,
ngồi trên ghế nhà trường và sắp sửa bước vào cánh cửa quan trọng của cuộc đời, việc học
tập nâng cao kiến thức khơng được chủ quan, xem thường. Ngồi giờ học ở lớp, ta nên chủ
động tự học ở nhà, tham khảo thêm nhiều cuốn sách bổ ích và đừng quên cách đọc sách sao
cho có hiệu quả nhất. Khi có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, ngoài việc lướt web, xem ti vi, chơi
game, hãy chọn sách là một thú tiêu khiển lành mạnh cho giờ giải lao của mình. Đọc sách
chính là một kiểu giao tiếp với thế giới vì sách là một người bạn đặc biệt được tạo hóa ban
tặng, giống như Rene Descartes từng nói: “Đọc sách hay cũng giống như trị chuyện với các
bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trơi qua.”
Ngồi việc học ở thực tế, từ mọi người xung quanh, sách là người bạn khơng thể thiếu của
con người. Đó là nguồn tri thức vô giá bất tận của nhân loại mà mỗi chúng ta cần phải tìm
tịi, học hỏi để ngày càng hồn thiện bản thân. M. Gorki từng nói rằng: “Mỗi cuốn sách đều
là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới
gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống.” Vì vậy, ta cần phải
yêu quý và trân trọng những cuốn sách, như trân trọng những người bạn đồng hành với ta
suốt cuộc đời vậy.